Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

(g i khánh) cây chè trên t tân l p

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.73 KB, 2 trang )

Cây chè trên đất Tân Lập
Xã Tân Lập huyện
Mộc Châu vào vụ thu
hoạch chè, xa xa trên
nương chè ngút ngàn,
xanh mơn mởn bà con
đang hối hả thu hái chè.
Nông dân đang tấp nập
làm cỏ, chăm sóc chè mới
trồng. Tất cả tạo nên nhịp
điệu lao động khẩn
trương, sôi động, niềm
vui được mùa, được giá
hiện rõ trên từng khuôn mặt của những hộ trồng chè. Nếu ai đã từng thưởng thức
tách trà xanh nơi đây sẽ cảm nhận được mùi hương thơm đặc biệt, vị chát dịu
khi mới uống và vị ngọt lắng sâu rất khó quên. Cây chè đã gắn bó từ lâu và đã
trở thành cây công nghiệp chủ lực, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời
sống cho nhiều hộ dân, trong đó có đồng bào tái định cư, giúp họ từng bước
vươn lên ổn định cuộc sống tại nơi ở mới.
Ông Lò Văn Đôn, bản tái định cư Nà Tân, xã Tân Lập là một trong những
hộ tái định cư cho thu nhập cao từ trồng chè. Nhớ lại những ngày đầu khi
chuyển đến nơi ở mới, gia đình được giao cho 0,5ha chè Kim tuyên, thật khó
khăn khi phải thay đổi tập quán canh tác sản xuất với cây trồng mới lạ này. Sau
vài năm chăm sóc, hiện nay diện tích chè đang cho thu hoạch. Cứ 40 - 45 ngày
thu hoạch 1 lứa chính, do áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nên mỗi lứa gia đình
thu hái được từ 2,6 - 2,8 tấn chè búp tươi thu nhập từ 18 - 20 triệu đồng. Hiện
nay Công ty Cổ phần Chè Cờ đỏ đang thu mua với giá 7.500đ/kg (cao hơn năm
ngoái 500 - 1.000đ/kg), với 0,5 ha mỗi năm cũng cho thu nhập trên 100 triệu
đồng. Ông Lèo Văn Tươi, trưởng bản Nà Tân cho biết, cây chè dễ trồng, chăm
sóc đơn giản, trồng 1 lần mà cho thu nhập nhiều năm. Nhiều hộ trong bản cũng
cho thu nhập cao từ cây chè như hộ ông: Lò Văn Yên, Lò Văn Quỳnh… Hàng


năm, Công ty đầu tư phân bón, phun thuốc Bảo vệ thực vật khi cần thiết, hỗ trợ
kỹ thuật cho nông dân chăm sóc cây chè có hiệu quả; doanh nghiệp bao tiêu toàn
bộ sản phẩm, nông dân chỉ việc làm cỏ và thu hái búp. Góp phần tạo dựng mối
liên kết gắn bó giữa người dân với doanh nghiệp, từng bước xây dựng thương
hiệu chè chất lượng cao có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên
thị trường trong nước và trên thế giới. Đây cũng chính là động lực để bà con gắn
bó với cây chè, đưa cây chè trở thành cây trồng chủ lực ở địa phương.
Chúng tôi đi thăm vùng chè của bản Hoa 1, bản Nà Tân của xã, ngắm
nhìn những đồi chè trổ búp non xanh, ông Lèo Văn Pấng, Phó Chủ tịch Ủy ban
nhân dân xã Tân Lập cho biết: Chè Tân Lập được trồng từ năm 2002, giống chè
ở đây có 3 loại: Kim Tuyên, Bát Tiên và chè Shan tuyết. Toàn xã hiện có tổng
diện tích trên 300ha chè kinh doanh, do được chăm sóc và thâm canh tốt, sản
lượng chè tăng dần qua từng năm. Năng suất chè búp tươi đạt từ 9 - 10


tấn/ha/năm, sản lượng chè búp tươi năm 2013 đạt hơn 2.000 tấn, mỗi ha chè
mang lại nguồn thu từ 60 - 80 triệu đồng/năm. Toàn bộ sản phẩm được chế biến
và xuất khẩu sang Đài Loan và tiêu thụ trong nước, nhiều hộ nhờ trồng chè mà
đã xóa được nghèo, nâng cao thu nhập.
Trong những năm qua, cây chè ngày càng khẳng định vai trò quan trọng
trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn xã Tân
Lập. Ông Vũ Hoàng Khánh, cán bộ khuyến nông xã chia sẻ: Cây chè phù hợp
với tập quán canh tác và điều kiện tự nhiên của xã, cây chè vừa tăng thu nhập,
cải thiện cuộc sống, vừa có tác dụng chống xói mòn, là mô hình canh tác bền
vững trên đất dốc. Việc phát triển diện tích chè được xã Tân Lập rất quan tâm.
Vụ trồng chè năm 2014, xã Tân Lập trồng mới gần 50 ha chè tập trung. Để đảm
bảo tỷ lệ sống, trồng và chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật. Dự án Qseap đã
cung cấp trên 11ha cây giống, tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc chè
theo tiêu chuẩn VietGAP cho các hộ nông dân, cử cán bộ kỹ thuật chỉ đạo,
hướng dẫn người dân trồng chè trong khung thời vụ tốt nhất. Năm 2014, các hộ

trồng chè phấn khởi vì chè vừa được mùa, được giá. Các doanh nghiệp đã tạo
điều kiện tốt nhất trong khâu thu mua sản phẩm cho người dân.
Tuy đã đạt được một số kết quả nhất định, nhưng qua thực tiễn phát triển
cây chè ở Tân Lập cũng gặp phải một số khó khăn; cụ thể là giá trị sản phẩm
trên đơn vị diện tích canh tác hiện tại còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng.
Khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư phân bón,
thâm canh cây chè của người dân còn hạn chế, do vậy, nhìn chung năng suất chè
của các hộ đạt chưa cao. Mặt khác, hiện chỉ có diện tích chè do các doanh
nghiệp đầu tư xây dựng mới giám sát được chất lượng, diện tích chè nhỏ lẻ trong
nhân dân chất lượng không đồng đều và rất khó quản lý. Vì thế vấn đề đặt ra cho
các nhà sản xuất cần phải chú ý đến công nghệ và kỹ thuật chế biến nhằm tạo ra
sản phẩm chè có chất lượng cao, an toàn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
người tiêu dùng.
Trong thời gian tới, các đơn vị ngành chức năng tiếp tục tăng cường tuyên
truyền, tập huấn kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến nhằm nâng
cao năng suất và chất lượng chè thành phẩm; khuyến khích các hộ, các tổ chức
đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật trong thâm canh, cơ giới hóa trong khâu
chăm sóc, thu hoạch sản phẩm; các doanh nghiệp, cơ sở chế biến tiếp tục tăng
cường đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ mới để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Cây chè được người dân đưa vào trồng ngày càng nhiều bởi nhận thấy lợi
ích bền vững của nó. Ngoài mở rộng diện tích trồng chè thì việc nâng cao năng
suất, chất lượng và tính bền vững cho cây chè cần được quan tâm, chú trọng. Sự
liên kết chặt chẽ của chính quyền địa phương, doanh nghiệp, các cơ quan quản
lý nhà nước, đơn vị chuyển giao khoa học kỹ thuật và người trồng chè sẽ giữ vai
trò quyết định trong việc nâng cao năng suất, chất lượng chè. Đó cũng là cơ sở
để người dân có cơ hội nâng cao thu nhập, thực hiện công cuộc xóa đói giảm
nghèo bền vững./.




×