Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

Đánh giá tình trạng sử dụng và hiểu biết của bệnh nhân thoái hóa khớp về thuốc chống viêm không steroid

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.07 KB, 59 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trước kia, thoái hóa khớp (còn gọi là hư khớp) được coi là bệnh lý của
sụn khớp, song ngày nay, bệnh được định nghĩa là tình trạng tổn thương toàn
bộ khớp, bao gồm tổn thương sụn là chủ yếu, kèm theo tổn thương xương
dưới sụn, dây chằng, các cơ cạnh khớp, và màng hoạt dịch[1]. Nguyên nhân
chính của bệnh là quá trình lão hóa và tình trạng chịu áp lực quá tải, kéo dài
đối với sụn khớp. Bệnh gặp ở hầu hết mọi quốc gia, chủng tộc và vùng địa lý.
Phần lớn thống kê cho thấy, tỷ lệ thoái hóa khớp vào khoảng từ 0.5 đến 1%
dân số và 10% những người trên 60 tuổi. Bệnh thường gặp ở nữ giới, cao tuổi.
Tỷ lệ nữ/nam ước tính xấp xỉ 2,5:1[2].
Điều trị bệnh thoái hóa khớp phải phối hợp nhiều biện pháp bao gồm
các phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc. Điều trị ngoại khoa được
chỉ định trong trường hợp các biện pháp điều trị nội khoa và bảo tồn không có
hiệu quả, bệnh nhân đau nhiều và mất chức năng vận động nhiều. Các thuốc
được sủ dụng trong điều trị thoái hóa khớp bao gồm thuốc giảm đau
Paracetamol, thuốc chống viêm không steroid (CVKS), các thuốc chống thoái
hóa khớp tác dụng chậm (glucosamin, chondroietin và Diacerin),
corticosteroid tiêm nội khớp,… trong đó thuốc CVKS là loại thuốc chủ yếu
dùng có tác dụng chống viêm giảm đau trong thoái hóa khớp [2],[1].
Với một bệnh mạn tính như thoái hóa khớp , điều trị là một quá trình
lâu dài thì việc phối hợp giữa bác sĩ và bệnh nhân là rất quan trọng. Bác sĩ
khám, chẩn đoán đúng bệnh và kê đơn cho bệnh nhân, nhưng bệnh nhân
không hiểu rõ về thuốc , sử dụng không đúng chỉ định thì tình trạng bệnh
cũng không được cải thiện. Do đó hiểu biết của bệnh nhân là một yếu tố có
vai trò quyết định trong hiệu quả điều trị.Các nghiên cứu trước đây cho thấy,
hiểu biết của bệnh nhân khớp về thuốc CVKS còn thấp, dẫn đến việc bệnh
nhân sử dụng thuốc không đúng chỉ định như dùng quá liều, lạm dụng thuốc,



2

bỏ thuốc đột ngột… Việc này không những làm bệnh không cải thiện, mà còn
kéo theo các biến chứng nghiêm trọng của thuốc[3],[4],[5],[6].
Tại khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện Bạch Mai-bệnh viện tuyến cuối, đã có
những nghiên cứu về tình hình sử dụng thuốc của bệnh nhân trước khi vào điều trị
tại khoa nhưng chưa có nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ về tình trạng sử dụng và
hiểu biết của bệnh nhân thoái hóa khớp về thuốc CVKS. Chính vì thế, chúng tôi
thực hiện đề tài “Đánh giá tình trạng sử dụng và hiểu biết của bệnh nhân
thoái hóa khớp về thuốc chống viêm không steroid” với hai mục tiêu sau:
1.

Đánh giá tình trạng sử dụng thuốc chống viêm không steroid ở bệnh

2.

nhân thoái hóa khớp
Đánh giá hiểu biết của bệnh nhân thoái hóa khớp về thuốc chống
viêm không steroid


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Bệnh thoái hóa khớp
1.1.1. Định nghĩa
Thoái hóa khớp là tình trạng thoái triển của khớp, xảy ra chủ yếu ở
người nhiều tuổi và đặc trưng bởi tình trạng loét ở sụn khớp, quá sản tổ chức
xương ở bờ khớp tạo thành các gai xương, tình trạng xơ xương dưới sụn và

các biến đổi về hóa sinh và hình thái màng hoạt dịch và bao khớp[1],[2].
1.1.2. Dịch tễ
Bệnh gặp ở hầu hết mọi quốc gia, chủng tộc và vùng địa lí. Phần lớn
các thông kê cho thấy, tỷ lệ thoái hóa khớp vào khoảng 0,5 đến 1% dân số và
khoảng 10% những người trên 60 tuổi[2]. Ở pháp, tỷ lệ bệnh nhân thoái hóa
khớp chiếm 28,6 % tổng số bệnh nhân mắc bệnh xương khớp. số liệu thống
kê từ 1991 đến 2000, được công bố tại việt nam cho thấy tỷ lệ thoái hóa khớp
chiếm 4,66% số bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện bạch mai. Tỷ lệ bệnh
nhân thoái hóa khớp trong cộng đồng Việt Nam dựa trên điều tra tại một số
quần thể dân cư ở phía bắc năm 2002 là 5,7% ở nông thôn và 4,7% ở thành
thị [1],[2].
Bệnh thường gặp ở nữ giới, cao tuổi. tỷ lệ nữ/nam ước tính xấp xỉ 2,5:1 [2].
1.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Cho đến nay nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của thoái hóa khớp vẫn
còn có những vấn đề đang được bàn cãi. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng,
vấn đề tuổi tác và tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài là những yếu tố liên
quan chặt chẽ đến tình trạng thoái hoá khớp [1].
1.2.1. Cơ chế gây tổn thương sụn trong thoái hoá khớp
Có hai lý thuyết chính được nhiều tác giả ủng hộ.


4

Lý thuyết cơ học: dưới ảnh hưởng của các tấn công cơ học, các vi gẫy
xương do suy yếu các đám collagen dẫn đến việc hư hỏng các chất
Proteoglycan.
Lý thuyết tế bào: tế bào sụn bị cứng lại do tăng áp lực, giải phóng các
enzym tiêu protein, enzym này làm huỷ hoại dần dần các chất cơ bản.
1.2.2. Cơ chế giải thích quá trình viêm trong thoái hóa khớp
Mặc dù là quá trình thoái hóa, nhưng song trong thoái hóa khớp vẫn có

hiện tượng viêm diễn biến thành từng đợt, biểu hiện bằng đau và giảm chức
năng vận động của khớp tổn thương, tăng số lượng tế bào trong dịch khớp
kèm theo viêm màng hoạt dịch kín đáo về tổ chức học. Nguyên nhân có thể
do phản ứng của màng hoạt dịch với các sản phẩm thoái hóa sụn, các mạnh
sụn, hoặc xương bị bong ra.
1.3. Triệu chứng lâm sàng thoái hóa khớp và thoái hóa cột sống.
1.3.1. Triệu chứng thoái hóa khớp ngoại vi.
Mỗi khớp có các triệu chứng lâm sàng riêng biệt [1].
1.3.1.1. Vị trí tổn thương thường gặp.
Thường gặp ở các khớp chịu lực nhất là khớp gối và các khớp có chức
năng vận động cơ học nhiều như khớp bàn ngón cái và các khớp ngón xa.
Việt Nam ít gặp khớp háng.
1.3.1.2. Triệu chứng cơ năng.
- Đau tại khớp tổn thương: đau kiểu cơ học
- Dấu hiệu “phá rỉ khớp”: thường xuất hiện vào buổi sáng sau thời gian
ngừng vận động dài, kéo dài không quá 30 phút.
- Lục cục tại khớp: nghe được khi đi lại thường gặp ở khớp gối
- Dấu hiệu kẹt khớp: đang đi lại bình thường thì xuất hiện đau và khó
vận động khớp. Nguyên nhân do các dị vật tự do trong xuất hiện trong
ổ khớp nằm lọt vào khe khớp.


5

- Hạn chế vận động khớp tổn thương: sự khó khăn trong vận động sinh
hoạt hàng ngày liên quan trực tiếp tới khớp bị thoái hóa.
1.3.1.3. Triệu chứng thực thể tại khớp.
- Triệu chứng trong đợt tiến triển: Sưng do tràn dịch khớp hoặc mọc
chồi xương.
- Đau khớp khi thăm khám, vận động hoặc ấn vào quanh khớp

- Biến dạng khớp: giai đoạn muộn gây tình trạng lệch trục, ngắn chi. Các
tổ thương đặc trưng như hạt Heberden(khớp ngón xa) hoặc
Bouchard(khớp ngón gần)
- Có thể gặp teo cơ tùy hành do bệnh nhân đau, giảm vận động khớp.
1.3.2. Triệu chứng lâm sàng thoái hóa cột sống.
1.3.2.1. Triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng.
- Hẹp ống sống cột sống thắt lưng: thông thương không có biểu hiện
triệu chứng, hẹp nhiều có dấu hiệu đau cách hồi thần kinh thường đau
cả hai chân
- Bệnh lý rễ thần kinh do hẹp lỗ liên hợp: Đau kiểu dễ xuất hiện 1 bên
- Đau lưng cấp và mạn không kèm theo tổn thương rễ: cấp khi thời gian
dưới 3 tháng, mạn khi kéo dài trên 12 tuần
- Đau vùng thắt lưng kèm theo tổn thương dễ: chủ yếu do thoát vị địa
đệm. Các biểu hiện đau thần kinh tọa như dấu hiệu Lasegue (+), các
điểm đau Valleix.
1.3.2.2. Triệu chứng lâm sàng thoái hóa cột sống cổ.
- Đau phần sau của cột sống tùy thuộc vào vị trí của đốt sống hoặc đĩa
đệm bị tổn thương
- Dị cảm da kèm theo đau, xuất hiện ở bàn tay
- Trường hợp nặng: Chèn ép tủy cổ gây liệt nhẹ hoặc hoàn toàn 2 chi
dưới[2].


6

1.3.3. Triệu chứng toàn thân.
Chỉ được chẩn đoán các triệu chứng gây nên do thoái hóa khớp hoặc
thoái hóa cột sống khi không có biểu hiện toàn thân. Nếu có triệu chứng toàn
thân (sốt, gầy sút, thiếu máu…), dù hình ảnh X Quang rất điển hình cũng phải
tìm nguyên nhân[1],[2].

1.4. Triệu chứng cận lâm sàng
1.4.1. Xét nghiệm máu và dịch khớp
- Thoái hóa khớp đơn thuần không có thay đổi gì trên các xét nghiệm máu
- Xét nghiệm dịch khớp có lượng tế bào dưới 1000/ và không tìm thấy vi
tinh thể.
1.4.2. Xét nghiệm hình ảnh
Các hình ảnh phát hiện trên X-quang quy ước thường không phản ánh tình
trạng nặng nhẹ của thoái hóa khớp[1],[2].
Mức độ tổn thương trên X-quang quy ước được chia thành 5 giai đoạn
theo phân loại của Kellgren và Lawrence (1957)[2],[7]:





Giai đoạn 0 – không có thoái hóa: Không có dấu hiệu thoái hóa khớp.
Giai đoạn 1 – nghi ngờ: Nghi ngờ hẹp khe khớp và gai xương.
Giai đoạn 2 – Nhẹ: Có gai xương rõ, có thể hẹp khe khớp.
Giai đoạn 3 – trung bình: Có nhiều gai xương, hẹp khe khớp rõ, có các

điểm xơ xương dưới sụn, có thể có biến dạng đầu xương.
• Giai đoạn 4 – nặng: Có các gai xương lớn, hẹp khe khớp nặng, biến
dạng đầu xương rõ
- MRI ít được sử dụng trong thăm dò thoái hóa khớp ngoại vi vì không
có giá trị nhiều trong bổ xung chẩn đoán và giá thành chi phí cao. MRI
được sủ dụng chủ yếu trong thăm dò tổn thương thoái hóa cột sống
nhằm đánh giá các tổn thương của đĩa đệm và hẹp ống sống.
- Siêu âm khớp có giá trị trong phát hiện tràn dịch khớp,tình trạng tăng
sinh màng hoạt dịch và gai xương.
- Nội soi khớp: Đánh giá trực tiếp các tổn thương, là một phương pháp

điều trị tương đối hiệu quả thoái hóa khớp [2].


7

1.5. Chẩn đoán xác định
Một số tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp của Hội Thấp khớp học
Mỹ ACR [1].
• Thoái hóa khớp bàn ngón tay theo hôi thấp khớp học Mỹ ACR 1991
1. Đau và/hoặc cứng bàn tay trong các tháng trước đó
2. Kết đặc xương tối thiểu 2 trong 10 khớp đã được lựa chọn
3. Sưng tối thiểu 2 khớp bàn ngón
a- Kết đặc xương tối thiểu một khớp ngón xa hoặc
b- Biến dạng tối thiểu 1 trong 10 khớp
Chuẩn đoán xác định khi có yếu tố 1,2,3a hoặc b
• Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối của Hội Thấp khớp học Mỹ
ACR 1991:
Lâm sàng, X Quang và xét nghiệm
1.Đau khớp gối.
2.Gai xương ở rìa khớp (X Quang).
3.Dịch khớp là dịch thoái hóa.
4.Tuổi >= 40.
5.Cứng khớp dưới 30 phút.
6.Lạo xạo khi cử động.
Chẩn đoán xác định khi có yếu tố

Lâm sàng đơn thuần
1.Đau khớp.
2.Lạo xạo khi cử động.
3. Cứng khớp dưới 30 phút.

4.Tuổi >= 38.
5.Sờ thấy phì đại xương.
Chẩn đoán xác định khi có yếu tố
1,2,3,4 hoặc 1,2,5 hoặc 1,4,5.

1,2, hoặc 1,3,5,6 hoặc 1,4,5,6.

1.6. Điều trị thoái hóa khớp
Điều trị thoái hóa khớp đòi hỏi phải phối hợp nhiều biện pháp bao gồm
các phương pháp không dùng thuốc và phương pháp dùng thuốc [2].
1.6.1. Các biện pháp không dùng thuốc
Thay đổi các yếu tố cơ học, thay đổi tải trọng lên khớp tổn thương bao
gồm các biện pháp: Tránh hoạt động gây tăng tải trọng khớp; thực hiện các
bài tập tăng cơ lực; dùng các dụng cụ hỗ trợ như đeo đai, nẹp gậy nạng khi di
chuyển; giảm cân nặng và chỉnh trục với các khớp bị lệch trục [2]


8

1.6.2. Điều trị nội khoa
- Giảm đau: Paracetamol là thuốc giảm đau nên được lựa chọn đầu tiên
cho các bệnh nhân thoái hóa khớp. với liều dùng từ 1 -4g/ ngày có tác
dụng cải thiện đau ở hầu hết các trường hợp thoái hóa khớp.
- Thuốc chống viêm không steroid (CVKS) là nhóm chủ yếu để điều trị
đau trong thoái hóa khớp. Nên chỉ định các thuốc CVKS khi cần và với
liều thấp nhất trong thời gian ngắn nhất nhằm hạn chế tối đa các tác
dụng không mong muốn (TDKMM).
- Các thuốc chống thóa hóa khớp làm thay đổi tiến triển bệnh hay các
thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm: glucosamin, chondroietin
và diacerin.

- Tiêm nội khớp bằng corticosteroid
- Tiêm acid hyaluronic nội khớp chỉ định trong điều trị triệu chứng của
thoái hóa khớp gối và khớp háng. Tuy nhiên, đây là một thuốc tương
đối đắt và hiệu quả điều trị thực sự còn nhiều tranh cãi.
1.6.3. Điều trị ngoại khoa
- Phẫu thuật thay khớp được chỉ đinh trong trường hợp các biện pháp
điều trị nội khoa và bảo tồn không có hiệu quả, khi bệnh nhân đau
nhiều và mất chức năng vận động nhiều.
- Nội soi khớp là một biện pháp tương đối có hiệu quả trọng điều trị
thoái hóa khớp.
1.6.4. Các biện pháp điều trị mới
- Sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu và tế bào gốc để điều trị thoái hóa
khớp là một hướng đi nhiều triển vọng.
1.7. Thuốc chống viêm không steroid.
1.7.1. Đại cương
Thuốc chống viêm không steroid là một nhóm thuốc bao gồm các thuốc
có hoạt tính chống viêm và không chứa nhân steroid.


9

Các thuốc CVKS chỉ làm giảm các triệu chứng viêm mà không loại trừ
được các nguyên nhân gây viêm, không làm thay đổi tiến trình của quá trình
bệnh lý chính [1].
1.7.2. Tác dụng
Tác dụng của thuốc là chống viêm,giảm đau, hạ sốt và chống ngưng tập
tiểu cầu. Trong điều trị thoái hóa khớp thuốc chủ yếu có tác dụng giảm đau,
chống viêm.
1.7.2.1. Chống viêm
Cơ chế chính của các thuốc CVKS là ức chế enxyme cyclooxygenase

(COX), làm giảm tổng hợp các prostaglandin (PG) là những chất hóa học
trung gian có vai trò làm tăng và kéo dài đáp ứng viêm ở mô sau tổn thương.
Có hai loại COX là COX-1 và COX-2 [1].
- COX-1 có tác dụng duy trì các hoạt dộng sinh lý bình thường của tế
bào, tham gia sản xuất các PG có tác dụng bảo vệ.
- COX-2 có chức năng thúc đẩy quá trình viêm, có thể tăng cao tới 80
lần trong các mô viêm [8]
Thuốc CVKS không chọn lọc ức chế cả COX-1 và COX-2, nên ngoài tác
dụng chống viêm còn gây nên các TDKMM trên đường tiêu hóa và thận.
Thuốc ức chế chọn lọc COX-2 không những có tác dụng chống viêm mạnh
hơn mà còn hạn chế gây TDKMM nên được chỉ định cho những dối tượng có
nguy cơ cao, đặc biệt những bệnh nhân có tổn thương dạ dày tá tràng [8].
Một số cơ chế khác như: Làm bền vững màng lysosome ngăn cản giải
phóng các enzyme, đối kháng với chất trung gian hóa học của viêm…
1.7.2.2. Giảm đau
Chỉ có tác dụng với các chứng đau nhẹ, khu trú. Cơ chế giảm tính cảm
thụ của các ngọn dây thần kinh cảm giác với các chất gây đau của phản ứng
viêm như bradykinin, histamine, serotonin.


10

1.7.3. Các tác dụng không mong muốn
1.7.3.1. Trên đường tiêu hóa
Thường gặp nhất là các TDKMM nhẹ như buồn nôn, cảm giác chán ăn,
đau thượng vị, ỉa chảy, táo bón. Có thể gặp các biến chứng nặng nề như loét
dạ dày – tá tràng, thủng đường tiêu hóa. Một số cơ địa dễ bị biến chứng
đường tiêu hóa hơn: tiền sử loét cũ, người nghiện rượu, người có tuổi, bệnh
nhân dùng thuốc chống đông [9],[10]. Tổn thương trên dạ dày - tá tràng là
thường gặp nhất [11],[12]. Thuốc sử dụng càng kéo dài, liều càng cao thì tỷ lệ

tổn thương và loét dạ dày – tá tràng càng cao [13],[14].
1.7.3.2. Đối với tim mạch
Có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, suy tim, đặc biệt trên bệnh
nhân đã có tiền sử bệnh tim mạch [15],[16],[17].
1.7.3.3. Trên da – niêm mạc
Nổi ban mẩn ngứa và nặng là hội chứng lyell (bọng nước thượng bì do
nhiễm độc nặng) [18],[19], có thể gặp khi dùng oxycam song hiếm.
1.7.3.4. Các tác dụng không mong muốn khác
Rối loạn đông máu, viêm thận kẽ, ảnh hưởng thần kinh, tăng men gan
gây phù, cơn hen giả…
1.7.4. Nguyên tắc sử dụng thuốc CVKS
- Dùng liều tối thiểu có hiệu quả, không vượt liều tối đa.
- Uống sau bữa ăn để tránh kích ứng dạ dày.
- Thận trọng với các bệnh nhân có tiền sử dạ dày, dị ứng, suy gan, suy
thận, người già, phụ nữ có thai.
- Phải theo dõi các tai biến: dạ dày, gan, thận, máu, dị ứng.
- Không kết hợp các thuốc chống viêm không steroid với nhau, và lưu ý
tương tác của thuốc CVKS với các thuốc khác như corticoid vì sẽ làm
tăng nguy cơ TDKMM.


11

1.8. Tình hình sử dụng và hiểu biết của bệnh nhân về thuốc chống viêm
không steroid trên thế giới và trong nước hiện nay
1.8.1. Tình trạng sử dụng thuốc CVKS ở bệnh nhân thoái hóa khớp
Thuốc chống viêm không steroid (CVKS) đang được sử dụng rộng rãi
trên toàn thế giới, ước tính mỗi ngày có khoảng 30 triệu người sử dụng thuốc
CVKS [20]. Số lượng đơn thuốc CVKS được kê hàng năm ở Mỹ là 100 triệu, úc
là 11 triệu đơn [21]. Lượng thuốc CVKS được sử dụng ngày càng tang: tỷ lệ

dung thuốc CVKS tăng 3% ở nhật, 20% ở Hàn Quốc. Thuốc được sử dụng trong
điều trị nhiều bệnh nhưng đặc biệt phổ biến ở các bệnh khớp như thoái hóa
khớp, viêm khớp, nhằm giảm đau và cải thiện chức năng vận động, đó là một
phần quan trọng của liệu pháp điều trị [22]. Thuốc được sử dụng ngày càng phổ
biến dẫn đến tỷ lệ các biến chứng do thuốc CVKS ngày càng gia tăng.
Trên thế giới thuốc có thể bán theo đơn hoặc không kê đơn, bệnh nhân
có thể mua thuốc dễ dàng mà không cần bác sỹ chỉ định. Tình trạng sử dụng
thuốc chống viêm không steroid ở nước ta cũng rất phức tạp và khó quản lý.
Trong các bệnh xương khớp, cụ thể là bệnh thoái hóa khớp, thời gian
trước thường được kê các loại thuốc CVKS cổ điển, ức chế không chọn lọc
như Diclofemac, Indomethacin, Aspirin, Ibuprofen…, đã gây ra nhiều
TDKMM và biến chứng, đặc biệt trên dạ dày [23], gần đây nhiều loại thuốc
mới (ức chế chọn lọc COX-2) như Meloxicam, Celocoxib, Etoricoxib,
Parecoxib…, được đưa vào sử dụng làm hạn chế TDKMM trên dạ dày cho
bệnh nhân. Thuốc CVKS là thuốc giảm triệu chứng nên thường chỉ được chỉ
định trong các đợt đau khớp, không nên dùng kéo dài để hạn chế TDKMM,
liều được kê là liều thấp nhất có hiệu quả [24].
Trong thoái hóa khớp luôn có hiện tượng viêm màng hoạt dịch kèm
theo là nguyên nhân gây đau vì vậy các bệnh nhân thoái sẽ có rất nhiều đợt sử
dụng các thuốc chống viêm giảm đau, trong đó thuốc CVKS là thuốc được sử
dụng chủ yếu để giảm đau [1]. Do đó, việc tư vấn, huấn luyện, cung cấp các


12

hiểu biết và thông tin về tình trạng bệnh cũng như các loại thuốc giảm đau
chống viêm, cách sử dụng, liều lượng, TDKMM… cho bệnh nhân trở nên vô
cùng cần thiết và hữu ích đối với sự tiến triển bệnh tật cũng như cải thiện chất
lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Và bản thân mỗi bệnh nhân thoái hóa khớp
cũng cần có thái độ tích cực, chủ động trong tìm hiểu bệnh và các phương

pháp điều trị, phối hợp cùng thầy thuốc nhằm cải thiện bệnh và giảm các biến
chứng có thể xảy ra do bệnh hay do sử dụng thuốc.
Các nghiên cứu trên thế giới
Theo nghiên cứ đánh giá việc dụng thuốc CVKS để điều trị trong các
khoa lâm sàng khác nhau ở Ấn Độ của Paul và Chauhan năm 2005. Trong tất
cả 1916 bác sỹ kê đơn thuốc CVKS từ 1 đến 15 đơn mỗi ngày. Họ chỉ kê 2
đến 5 loại CVKS quen thuộc. Hầu hết các bác sỹ đơn nhận thấy rằng CVKS
liên quan đến những biến chứng nhẹ trên dạ dày ruột. Các loại CVKS được
lựa chọn đầu tiên ở các chuyên khoa là Ibuprofen, Aspirin, Diclofenac,
Piroxicam [25].
Theo nghiên cứu của Albsoul Younes và cộng sự về tỉ lệ biến chứng
của thuốc CVKS ở bệnh nhân người Jordany và nhận thức của họ về thuốc
vào năm 2002. Thuốc CVKS được sử dụng ở 69% bệnh nhân trong một năm
và thuốc phổ biến nhất là Diclofenac. Hầu hết bệnh nhân (58%) xuất hiện tác
dụng sau khi dùng thuốc CVKS, trong đó biến chứng trên dạ dày ruột là
thường gặp nhất [26].
Năm 2008, Ornbierg đã làm nghiên cứu đánh giá về sự quan tâm của
bệnh nhân khớp đến thuốc CVKS trên 170 bệnh nhân cho thầy 87% bệnh
nhân dùng thuốc giảm đau trong 2 tuần trước nghiên cứu cả kê đơn, 70% có
thể kể lại tên thuốc, trong đó 36% dùng thuốc CVKS, 34% dùng thuốc giảm
đau loại khác. Chỉ có số ít bệnh nhân dùng quá liều được kê, 79% bệnh nhân
không bao giờ dùng quá liều [5].
Các nghiên cứu ở việt nam


13

Từ năm 1999 đã có một số tác giả nghiên cứu về thuốc CVKS trong
điều trị bệnh khớp. Năm 1999, Nguyễn Duy Thắng và cộng sự nghiên cứu tổn
thương niêm mạc dạ dày tá tràng sau dùng thuốc CVKS [27]. Năm 2002 Trần

Ngọc Ân và cộng sự đã nghiên cứu về tổn thương nội soi dạ dày-tá tràng ở
133 bệnh nhân mắc bệnh khớp dùng thuốc CVKS [28]. Năm 2003, Nguyễn
Thị Ngọc Lan nghiên cứu tổn thương dạ dày tá tràng ở bệnh nhân mắc bệnh
khớp điều trị thuốc CVKS, thấy trong số 262 bệnh nhân bị khớp, có 178 bệnh
nhân sử dụng thuốc CVKS chiếm 67,9%. Trong số 178 bệnh nhân sử dụng
thuốc có 18% đã sử dụng hơn 12 tháng, có khá nhiều bệnh nhân dùng đồng
thời, kết hợp 2 nhóm CVKS(55,1%), có 51,1% bệnh nhân dùng thuốc liều
cao. Các loại thuốc được dùng: phổ biến nhất là Piroxicam(71,3%),
Diclofenac(66,3%), Idomethacin (37,6%)và các thuốc khác như Tenoxicam,
Ibuprofen, Aspirin. Nghiên cứu còn cho rằng thời gian sử dụng càng dài thì tỷ
lệ tổn thương và loét dạ dày-tá tràng càng cao, dùng liều cao thì mức độ tổn
thương càng cao [14].
1.8.2. Hiểu biết của bệnh nhân về thuốc CVKS
Mặc dù thuốc CVKS ngày càng được phổ biến rộng rãi, nhưng hiểu
biết của bệnh nhân nói chung và bệnh nhân thoái khóakhớp nói riêng vẫn còn
ở mức trung bình thấp [29], [4]. Bệnh nhân thường không hiểu rõ về bệnh,
thuốc chữa bệnh, tác dụng chính, TDKMM và biến chứng, các yếu tố làm
tăng nguy cơ TDKMM [30], dẫn đến tình trạng sử dụng thuốc không đúng chỉ
định, lạm dụng thuốc. Tỷ lệ bệnh nhân biết về TDKMM, biến chứng khá thấp
[29],[4],[10],[31], nên bệnh nhân không biết cách hạn chế và phòng tránh,
làm tỷ lệ biến chứng trên bệnh nhân tăng lên.
Tình trạng thiếu kiến thức về thuốc CVKS của bệnh nhân xuất phát từ
hai phía: do nhân viên y tế không cung cấp đầy đủ thông tin cho bệnh nhân


14

[30] và do bệnh nhân không có ý thức đi khám lại để nghe hướng dẫn hay
không chủ động tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.
Nguồn thông tin chủ yếu mà bệnh nhân nhận được là từ nhân viên y tế

(bác sĩ, y sĩ, y tá, điều dưỡng) và tờ hướng dẫn sử dụng [29], [10], [5], [31].
Một số ít biết được từ dược sỹ, người thân, bạn bè. Nhân viên y tế là nguồn
cung cấp thông tin chính cho bệnh nhân [30]. Do đó thầy thuốc cần có trách
nhiệm công cấp thông tin đầy đủ và rõ ràng cho bệnh nhân. Việc cung cấp
thông tin đầy đủ cho bệnh nhân làm bệnh nhân cảm thấy hài lòng, tin tưởng
và tuân thủ điều trị hơn [29], từ đó sẽ làm giảm tỷ lệ biến chứng. Điều này có
ý nghĩa rất quan trọng trong điều trị thoái hóa khớp.
Hiểu biết của bệnh nhân về thuốc CVKS có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều
yếu tố như thời gian bị bệnh, trình độ văn hóa, nơi sinh sống, tuyến y tế điều
trị, kiến thức y khoa, tình trạng sức khỏe [4],[31],[32].
Các nghiên cứu trên thế giới
Một nghiên cứu của Albsoul-Younnes và cộng sự (2002) đánh giá về
mức độ hiểu biết và các biểu hiện TDKMM của thuốc CVKS trên 212 bệnh
nhân Jordan. Kết quả cho thấy có 69% bệnh nhân đã sử dụng thuốc CVKS,
trong đó Diclofenac là phổ biến nhất, 58% bệnh nhân xuất hiện các TDKMM,
gặp nhiều nhất chính là các TDKMM trên dạ dày [26]. Kết quả nghiên cứu
cũng chỉ ra mức hiểu biết thấp của bệnh nhân về thuốc CVKS và vai trò của
dược sĩ trong việc căn dặn bệnh nhân là không thỏa đáng .
Theo một nghiên cứu khác thực hiện trên bệnh nhân xương khớp của
Thổ Nhĩ Kì (2005), các tác giả đã phỏng vấn 3755 bệnh nhân. Kết quả thu
được như sau: Tỷ lệ nam: nữ là 1:3, có 5% bệnh nhân trên 65 tuổi. Trong số
bệnh nhân nghiên cứu chỉ có 35,5% bệnh nhân có nhận thức về các TDKMM
của thuốc CVKS, trong đó, 85,4% bệnh nhân biết vềTDKMM của thuốc
CVKS trên dạ dày nhưng chỉ có 11,5% bệnh nhân biết về các TDKMM khác
của nhóm thuốc này. 51% bệnh nhân thu được kiến thức về thuốc từ bác sĩ,
19,8% các thông tin là từ tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, 21,3% bệnh nhân đã


15


trải qua các TDKMM này, 10% bệnh nhân có được kiến thức từ các bệnh
nhân khác và 0,8% là từ dược sĩ [4]. Như vậy,theo nghiên cứu này thì hiểu
biết của bệnh nhân về TDKMM của thuốc CVKS là ở mức trung bình. Các
yếu tố ảnh hưởng đến hiểu biết của bệnh nhân là vùng miền sinh sống, trình
độ học vấn và giới tính.
Theo nghiên cứu năm 2012 của Sulaiman đánh giá hiểu biết về thuốc
CVKS của 120 bệnh nhân khớp ở Malaysia, có 54,2% biết về TDKMM của
thuốc, phụ nữ biết nhiều hơn đàn ông, mức hiểu biết của các chủng tộc cũng
khác nhau, các yếu tố có thể bị ảnh hưởng là ngôn ngữ, kinh tế xã hội. Nguồn
thông tin bệnh nhân lấy chủ yếu từ nhân viên ý tế (75,2%), 15,4% nhận từ
internet, và 9,2% tìm thông tin từ báo trí [5].
Các nghiên cứu ở việt nam
Tại Việt Nam gần như chưa có nghiên cứu nào đánh giá về hiểu biết,
kiến thức của bệnh nhân về thuốc CVKS đơn thuần, chỉ có một vài nghiên
cứu về hiểu biết về thuốc khớp nói chung.
Theo nghiên cứu của Hà Ngọc Anh (2009) thực hiện trên 100 bệnh
nhân tại khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện Bạch Mai, trong đó có 67 bệnh
nhân viêm khớp dạng thấp và 33 bệnh nhân gút. Kết quả thu được như sau:
tuổi trung bình của bệnh nhân gút là 59,7±11,47 và toàn bộ bệnh nhân gút là
nam giới, 66,67% bệnh nhân gút có bệnh mắc kèm theo chủ yếu là suy thận,
xuất huyết tiêu hóa, THA, ĐTĐ… Có tới 30/33 bệnh nhân (90,9%) đã sử
dụng thuốc CVKS trước khi vào khoa, 36,67% bệnh nhân không nhớ được
liều dùng và thời điểm dùng thuốc. Hiểu biết của bệnh nhân gút vềTDKMM
của thuốc CVKS vẫn tập trung chủ yếu ởTDKMM trên đường tiêu hóa
(33,33%). Tỉ lệ bệnh nhân biết về các TDKMM khác như chán ăn, mệt mỏi,
dị ứng ở mức thấp vàcó tới 56,67% bệnh nhân gút không biết về các
TDKMM của thuốc CVKS. Theo nghiên cứu này, đa số các thông tin bệnh
nhân thu được là tìm trên tờ hướng dẫn sử dụng (72,73%), 24,24% là từ nhân
viên y tế [3].



16

Theo nghiên cứu của Lê Xuân Ngọc năm 2015 trên 83 bệnh nhân bị viêm
khớp dạng thấp tại khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện Bạch Mai. Kết quả thu được
như sau: Tỷ lệ bệnh nhân biết thuốc CVKS là 54,2% 43,4% bệnh nhân biết tác
dụng phụ của thuốc CVKS, hầu hết bệnh nhân nhận được thông tin từ nhân viên
y tế (chiếm 88,9%) và tờ hướng dẫn sử dụng (chiếm 60%) [33].{Lê Xuân Ngọc,
2015 #47}{Lê Xuân Ngọc, 2015 #47}{Lê Xuân Ngọc, 2015 #47}
Nghiên cứu của Đặng Thị Kim Giang 2015 trên 60 bệnh nhân bị gút tại
khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện Bạch Mai. Kết quả thu được như sau: tỷ lệ
bệnh nhân biết về TDKMM của thuốc là 36,67% chủ yếu là tác dụng không
mong muốn trên đường tiêu hóa. Trình độ hiểu biết của bệnh nhân về thuốc
CVKS phụ thuộc vào nơi ở và trình độ văn hóa [34].
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 56 bệnh nhân được chẩn đoán thoái hóa khớp trong đó có 10 bệnh
nhân điều trị nội trú tại khoa cơ xương khớp, bệnh viện Bạch Mai và 46 bệnh
nhân điệu trị ngoại trú từ tháng 11/2015 đến tháng 4/2016.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
- Được chẩn đoán xác định là :
+ Thoái hóa khớp gối theo ACR 1991.
+ Thoái hoác khớp bàn ngón tay theo ACR 1991.
+ Thoái hóa cột sống cổ và cột sống thắt lưng.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân
- Không đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Có bệnh tâm thần.

- Không có khả năng giao tiếp, trả lời câu hỏi.


17

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Khoa cơ xương khớp và phòng khám cơ xương
khớp tại khoa khám bệnh, bệnh viện Bạch Mai
- Thời gian: từ tháng 11/2015 đến 4/2016
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp mô tả cắt ngang.
2.3.2. Cỡ mẫu
Sử dụng cỡ mẫu thuận tiện với n=56 bệnh nhân.
2.3.3. Nội dung nghiên cứu
Mỗi đối tượng nghiên cứu đều được hỏi bệnh, thăm khám và khai thác
thông tin theo một bệnh án thống nhất.
Quy trình cụ thể như sau:
2.3.3.1. Hỏi bệnh
- Thông tin cá nhân: Họ tên, tuổi, giới, nghề nghiệp, dân tộc, nơi ở,
người liên lạc, trình độ văn hóa, ngày vào viện
- Thời gian mắc bệnh: Tính từ thời điểm bắt đầu có triệu chứng hoặc thời
điểm tình cờ phát hiện ra thoái hóa khớp đến thời điểm nghiên cứu.
- Đau khớp kiểu cơ học: Đau tăng lên khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi.
- Dấu hiệu phá rỉ khớp: thời gian phá rỉ khớp tính bằng phút thông
thường kéo dài không quá 30 phút.
- Dấu hiệu kẹt khớp: Đang hoạt động bình thường thì xuất hiện đau và
khó vận động khớp.
- Lục cục tại khớp khi cử động.
- Các bệnh lý kết hợp: Đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì, rối loạn

mỡ máu, viêm loét dạ dày-tá tràng, loãng xương các bệnh cơ xương
khớp và các bệnh lí nội khoa khác
- Tiền sử gia đình: có người bị thoái hóa khớp hay không.


18

2.3.3.2. Khám bệnh
- Xác định BMI: đo chiều cao cân nặng của bệnh nhân và tính BMI theo
công thức BMI = (cân nặng)/(chiều cao)2 (kg/m2)





<18,5: Gầy
18,5-22,9: bình thường
23-24,9: thừa cân
>25: béo phì

- Đánh giá mức độ đau của bệnh nhân thời điểm vào viện và hiện tại theo
thang điểm VAS (Visual Alanog Scale)
- Thang điểm VAS dùng để đánh giá mức độ đau theo chủ quan của
bệnh nhân tại thời điểm nghiên cứu. Cho bệnh nhân nhìn vào hình ảnh
các biểu hiện nét mặt tương ứng với thang điểm VAS, bệnh nhân ước
lượng mức độ đau của mình lúc vào viện và hiện tại.

Hình 2.1 Thang điểm đánh giá mức độ đau VAS
- Bệnh nhân tự ước lượng mức độ đau của mình, và từ đó tính điểm và
chia thành mức độ: đau ít (1-3 điểm), đau vừa (4-6 điểm), đau nhiều

(7-10 điểm).
- Biến dạng khớp: Lệch trục, ngắn chi.
- Dấu hiệu bào gỗ: Do cọ sát các diện sụn với nhau trong thoái hóa khớp gối.
- Dấu hiệu chèn ép rễ thần kinh: dấu hiệu Lasegue (+), các điểm đau
Valleix
- Đánh giá biến chứng teo cơ do thoái hóa khớp.
- Thu thập kết quả cận lâm sàng trong bệnh án: X quang khớp


19

2.3.3.3. Khai thác thông tin về tình trạng sử dụng.
- Những loại thuốc điều trị giảm đau mà bệnh nhân đã từng dùng:
Paracetamol, paracetamol + codein, corticoid, thuốc đông y,… và các
loại thuốc CVKS cụ thể mà bệnh nhân đã dùng.
- Thời gian sử dụng thuốc CVKS ( chia làm 2 khoảng < 2 năm và ≥ 2
năm), nguồn thuốc được sử dụng.
- Tình trạng sử dụng quá liều được kê khi bệnh nhân đỡ đau hoặc đau
tăng lên
- Tình trạng dùng phối hợp với corticoid hoặc các loại thuốc CVKS khác.
- Tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ dạ dày kèm theo khi sử dụng thuốc CVKS.
- Các biểu hiện về TDKMM của thuốc xảy ra trên bệnh nhân thoái hóa khớp.
2.3.3.4. Đánh giá nhận thức và hiểu biết của bệnh nhân thóa khóa khớp về
thuốc CVKS.
-

Tác dụng chính của thuốc CVKS trong điều trị thoái hóa khớp.
Tên một số loại thuốc CVKS thường dùng trong bệnh thoái hóa khớp
Hiểu biết của bệnh nhân về thời điểm dùng thuốc.
Hiểu biết của bệnh nhân về những TDKMM, biến chứng thường gặp


khi dùng thuốc CVKS.
- Hiểu biết của bệnh nhân về các trường hợp cần thận trọng khi dùng thuốc.
- Ý thức của bệnh nhân trong việc tìm hiểu thuốc, và nguồn gốc thông tin
bệnh nhân có được về thuốc CVKS..
- Hiểu biết của bệnh nhân về những yếu tố làm tăng nguy cơ bị TDKMM
của thuốc.
- Ý thức của bệnh nhân trong việc tái khám theo hẹn của bệnh nhân.
2.3.3.5. Chấm điểm hiểu biết của bệnh nhân: Các câu hỏi ở bộ câu hỏi
( Phần phụ lục, cho điểm từ câu 2 đến câu 8)
Tổng điểm cao nhất bệnh nhân có thể có được là 20 điểm. Đánh giá:
-

Mức độ hiểu biết rất thấp: 1 – 5 điểm.
Mức độ hiểu biết thấp: 6 - 10 điểm.
Mức độ hiểu biết trung bình: 11-15 điểm.
Mức độ hiểu biết cao: 16-20 điểm


20

2.3.4. Sơ đồ nghiên cứu
56 bệnh nhân thoái hóa khớp được chẩn đoán thoái hóa khớp gối và khớp bàn ngón theo tiêu chuẩn
ACR 1991
thoái hóa cột sống cổ, cột sống thắt lưng

Khảo sát các chỉ tiêu nghiên cứu:
Tình trạng sử dụng thuốc CVKS
Hiểu biết về thuốc CVKS


Mô tả tình trạng sử dụng thuốc CVKS: Loại thuốc, thời gian dùng, nguồn gốc, tác dụng phụ gặp phải,..
Đánh giá hiểu biết của bệnh nhân: biết thuốc, thời điểm dùng thuốc, tác dụng phụ, biến chứng, nguồn thông tin
Các yếu tố ảnh hưởng tới hiểu biết

Kết luận

2.4. Xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 23.

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua nghiên cứu 56 bệnh nhân thoái hóa khớp tại khoa cơ xương khớp
bệnh viện Bạch Mai, chúng tôi thu được các kết quả sau:


21

3.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm chung
3.1.1.1. Tuổi
Độ tuổi trung bình của bệnh nhân tại thời điểm nghiên cứu là: 57,73 ±
10,65 (từ 38 đến 84 tuổi)
Biểu đồ 3.1 Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi
Nhận xét: Độ tuổi hay gặp nhất là từ 40 đến 60 tuổi chiếm 60,7% chỉ có
1,8% bệnh nhân thoái hóa khớp có tuổi dưới 40.
3.1.1.2. Giới
Biểu đồ 3.2 Phân loại bệnh nhân theo giới
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân nữ gặp nhiều hơn nam (chiếm 67,9 %)
3.1.1.3. Đặc điểm BMI
BMI trung bình của bệnh nhân là 22,55 ± 3,4 (kg/m2) nhỏ nhất là 17,6

(kg/m2) lớn nhất là 27,5 (kg/m2).
Bảng 3.1 Đặc điểm BMI của bệnh nhân
Giá trị BMI
<18,5
18,5-22,9
23-24,9
≥25
Tổng

Số bệnh nhân
2
32
12
10
56

Tỷ lệ (%)
3,6
57,1
21,4
17,9
100,0

Nhận xét: Bệnh nhân thừa cân và béo phì chiếm tỷ lệ cao (39,3%).


22

3.1.1.4. Phân loại bệnh nhân theo nghề nghiệp
Bảng 3.2 Phân loại bệnh nhân theo nghề nghiệp

Nghề nghiệp

Tần số

Tỷ Lệ (%)

Công nhân, nông dân

46

82.1

Cán bộ, nhân viên văn phòng và nghề khác.

10

17.9

Tổng số

56

100.0

Nhận xét: Nghề nông dân, công nhân chiếm đa số (82,1%)
3.1.1.5. Phân loại theo trình độ học vấn

Biểu đồ 3.3 Phân loại theo trình độ học vấn
Nhận xét: Phần lớn bệnh nhân có trình độ học vấn cấp 2 (chiếm 39,3%)
và cấp 3 (chiếm 44,6%)



23

3.1.1.6. Phân loại bệnh nhân theo nơi ở
Bảng 3.3 Phân loại bệnh nhân theo nơi ở
Nơi ở

Tần suất

Tỷ lệ (%)

Thành phố,thị xã

19

33.9

Nông thôn

37

66.1

Tổng số

56

100.0


Nhận xét: Số bệnh nhân ở nông thôn chiếm tỉ lệ cao 66,1%.
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
3.1.2.1. Thời gian mắc bệnh
Thời gian mắc bệnh trung bình là 4,5 ± 4,2 (năm), ngắn nhất là 1 tháng
và dài nhất là 20 năm.
Bảng 3.4 Phân nhóm bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh
Thời gian

Số lượng

Tỷ lệ (%)

< 2 năm

12

21.4

≥ 2 năm

44

78,6%

Tổng số

56

100.0


Nhận xét: Phần lớn bệnh nhân có thời gian mặc bệnh trên 2 năm
(chiếm 78,6%).
3.1.2.2. Bệnh kết hợp
Bảng 3.5 Bệnh kết hợp gặp ở các bệnh nhân
Bệnh lý kết hợp
Đái tháo đường
Tăng huyết áp

Tần suất
6
13

Tỷ lệ (%)
10.7
23.2


24

Béo phì
11
19.6
Rối loạn mỡ máu
13
23.2
Viêm dạ dày - tá tràng
26
46.4
Loãng xương
19

33.9
(Ghi chú: Một bệnh nhân có thể có nhiều bệnh lý phối hợp)
Nhận xét: Viêm dạ dày - tá tràng là bệnh phối hợp thường gặp nhất với
tỷ lệ 46,4%, sau đó là loãng xương với tỷ lệ 33,9%.
3.1.2.3. Triệu chứng đau khớp và đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS
Trong nghiên cứu của chúng tôi 100 % bệnh nhân có dấu hiệu đau
khớp kiểu cơ học.
Đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS, điểm VAS trung bình là
5,54 ± 1,56. Thấp nhất là 2 điểm và cao nhất 9 điểm.
Bảng 3.6 Đánh giá mức độ đau theo VAS
Điểm VAS
1 - 3 điểm
4 - 6 điểm
7 -10 điểm
Tổng

Tần suất
4
40
12
56

Tỷ lệ (%)
7.1
71.4
21.4
100.0

Nhận xét: Đa số bệnh nhân nghiên cứu đều có điểm đau VAS ở mức độ
trung bình, chiếm 71,4%.

3.1.2.4. Dấu hiệu phá rỉ khớp
Trong 56 bệnh nhân tham gia nghiên cứu ghi nhận được 29 bệnh nhân
có dấu hiệu phá rỉ khớp chiếm 51,8%. Thời gian phá rỉ khớp trung bình là 7,3
± 2,6 (phút) ngắn nhất là 5 phút dài nhất là 15 phút.
3.2. Tình trạng sử dụng thuốc CVKS ở bệnh nhân thoái hóa khớp
3.2.1. Tỷ lệ bệnh nhân dùng thuốc chống viêm không steroid.
Bảng 3.7 Tỷ lệ bệnh nhân dùng thuốc chống viêm không steroid
Sử dụng
Có dùng
Không dùng

CVKS
Số lượng
49
3

Tỷ lệ (%)
87,5
5,4


25

Không rõ dùng
Tổng số

4
56

7,1

100

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng thuốc CVKS là 87,5%.
3.2.2. Các loại thuốc chống viêm không steroid được sử dụng
Biểu đồ 3.4 Các loại thuốc CVKS được sử dụng
Ghi chú: Một bệnh nhân có thể dùng nhiều loại thuốc
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng thuốc Meloxicam là cao nhất chiếm
71,4% sau đó là thuốc etorocoxib chiếm 26,8%.
3.2.3. Thời gian sử dụng thuốc chống viêm không steroid
Bảng 3.8 Thời gian sử dụng thuốc CVKS
Thời gian (năm)
Tần suất
Tỷ lệ (%)
< 2 năm
32
65,3
≥ 2 năm
17
34,7
Tổng số
49
100.0
Nhận xét: Phần lớn bệnh nhân có thời gian sử dụng thuốc dưới 2 năm,
chiếm tỷ lệ 65,3%
3.2.4. Nguồn thuốc chống viêm không steroid bệnh nhân sử dụng
Biểu đồ 3.5 Nguồn thuốc chống viêm không steroid được sử dụng
(Ghi chú: Một bệnh nhân có thể sử dụng thuốc từ nhiều nguồn khác nhau)
Nhận xét: Nguồn thuốc CVKS chủ yếu từ bác sĩ kê đơn với tỷ lệ
79,6%, trong khi đó tỷ lệ bệnh nhân tự mua thuốc theo đơn cũ và mua thuốc
từ dược sỹ không có đơn còn cao với tỷ lệ lần lượt là 36,7% và 32,7%.

3.2.5. Tình trạng sử sụng thuốc sai chỉ định
3.2.5.1. Tình trạng sử dụng thuốc quá liều được kê
Bảng 3.9 Tình trạng sử dụng thuốc quá liều được kê
Tần suất dùng quá
liều

Tần suất

Tỷ lệ (%)


×