Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của người dân huyện quốc oai, hà nội năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.07 KB, 64 trang )

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Y Hà Nội,
Ban Lãnh đạo Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng, Phòng quản
lý đào tạo Trường Đại học Y Hà Nội, Phòng Đào tạo Viện đào tạo Y học dự
phòng và Y tế công cộng, Bộ môn Kinh tế y tế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
và giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu để em có thể hoàn thành
khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn sự hợp tác, tạo điều kiện của Trung tâm y tế
huyện Quốc Oai và sự tham gia nhiệt tình, trách nhiệm của nhóm điều tra
viên là các cộng tác viên y tế và nhân viên y tế huyện Quốc Oai.
Với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc của người học trò, em xin
bày tỏ lòng biết ơn tới PGS. Hoàng Văn Minh – người Thầy kính mến đã dạy
dỗ, tận tình chỉ bảo, định hướng và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị nhân viên của Trung tâm nghiên
cứu Sức khỏe cộng đồng trường đại học Y tế Công cộng đã giúp đỡ em rất
nhiều trong quá trình hoàn thành khóa luận này.
Và cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với gia đình, bạn
bè đã luôn bên cạnh dành cho em mọi sự động viên, khích lệ và hỗ trợ để em
vượt qua mọi khó khăn trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Hà nội, ngày 6 tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Ngô Thị Tâm


LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
• Phòng Quản lý Đào tạo đại học trường Đại học Y Hà Nội
• Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng
• Phòng Đào tạo, Nghiên cứu khoa học Viện Đào tạo Y học dự phòng và
Y tế công cộng


• Bộ môn Kinh tế y tế Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng.
• Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu,
cách xử lý, phân tích số liệu là hoàn toàn trung thực và khách quan. Các kết
quả nghiên cứu này chưa được công bố ở trong bất kỳ tài liệu nào.
Nếu có sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà nội, ngày 06 tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Ngô Thị Tâm


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CSSK:
CSYT:
DVYT:
KCB:
TTYT:
WHO:
THCS
THPT
TC/CĐ/ĐH

Chăm sóc sức khỏe
Cơ sở y tế
Dịch vụ y tế
Khám chữa bệnh
Trung tâm y tế
Tổ chức y tế thế giới

Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Trung cấp/ cao đẳng/ đại học


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


6

ĐẶT VẤN ĐỀ
Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở nước ta đã và đang
đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những bất cập và
yếu kém. Hệ thống y tế còn chậm đổi mới; chất lượng dịch vụ y tế vẫn chưa
đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của nhân dân; điều kiện chăm sóc y tế
cho người nghèo, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn…[1]. Cải thiện hiệu
quả của các chính sách y tế là mấu chốt của việc giải quyết những thách thức
trên. Tuy nhiên, quá trình xây dựng chính sách hiện nay còn chưa đảm bảo
đầy đủ thông tin và bằng chứng khoa học chắc chắn; tác động của các chính
sách đổi mới trong y tế đối với công bằng trong khám chữa bệnh, sự thay đổi
hành vi của người cung ứng dịch vụ y tế và người sử dụng dịch vụ y tế, chất
lượng dịch vụ y tế cũng chưa được dự báo, nghiên cứu đầy đủ. Chúng ta vẫn
còn thiếu sự phối hợp cần thiết giữa những nhà nghiên cứu và nhà xây dựng
chính sách [2].
Ngày nay, nhu cầu dịch vụ y tế hiện tăng lên đáng kể không chỉ do già

hóa dân số, các bệnh không truyền nhiễm và tai nạn, mà còn do dân trí được
cải thiện, điều kiện sống tốt hơn đòi hỏi dịch vụ y tế tốt hơn và tiện nghi hơn
[3]. Năm 2010 Việt Nam có khoảng 800 phòng khám đa khoa, 10700 trạm y
tế phường xã và 35000 phòng khám tư nhân; trong đó 1110 bệnh viện công
và 110 bệnh viện tư nhân. Tỷ lệ giường bệnh công trên một vạn dân là 20,
công suất sử dụng lên tới 120% [3]. Trong 10 năm từ 2002 tới 2012, tỷ lệ sử
dụng các dịch vụ y tế tăng từ 18,9% lên tới 39,2% [4]. Mặc dù vậy, tự điều trị
khi có bệnh tật hay thương tích vẫn là một hành vi khá phổ biến ở nước ta.
Một nghiên cứu chỉ ra có tới 37,5% người dân Hà Nội tự điều trị bệnh tật ở
nhà mà không qua thăm khám bởi cán bộ y tế [5]. Một nghiên cứu khác lại
cho thấy, bệnh viện tuyến trên (tuyến trung ương và tuyến tỉnh/thành phố)


7

được người dân ưu tiên lựa chọn khi điều trị nội trú, và họ chủ yếu đến cơ sở
y tế tư nhân để điều trị ngoại trú [6].
Huyện Quốc Oai nằm ở phía Tây cách trung tâm thành phố Hà Nội
khoảng 20km, bao gồm 1 thị trấn và 20 xã. Huyện Quốc Oai nằm trong vùng
tiếp giáp giữa miền núi và đồng bằng, tính tới năm 2015 dân số ở đây đạt trên
một triệu tám trăm người với đặc điểm dân cư đại diện cho cả vùng đồng
bằng và miền núi. Năm 2015, trường Đại học Y tế Công cộng và Đại học Y
dược thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng Đại học Quốc gia Seoul Hàn
Quốc lên kế hoạch dự án can thiệp 5 năm tại Quốc Oai, Hà Nội. Các số liệu
khảo sát đầu vào được thu thập nhằm phục vụ cho thiết kế can thiệp. Trên cơ
sở nguồn số liệu này, nhằm cung cấp các thông tin về sử dụng dịch vụ y tế
phục vụ quá trình quản lý và hoạch định chính sách y tế đáp ứng nhu cầu
trong tình hình hiện tại của Quốc Oai nói riêng và Việt Nam nói chung, chúng
tôi thực hiện nghiên cứu: “Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của người dân
huyện Quốc Oai, Hà nội năm 2016”, với các mục tiêu sau:

1. Mô tả thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của người dân huyện Quốc Oai,
Hà nội năm 2016.
2. Phân tích mối liên quan giữa sử dụng dịch vụ y tế và một số đặc điểm
kinh tế văn hóa xã hội của đối tượng nghiên cứu.


8

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
I.1. Định nghĩa
I.1.1. Dịch vụ y tế
Dịch vụ y tế là toàn bộ các hoạt động chăm sóc sức khỏe (CSSK) cho
cộng đồng, cho con người mà kết quả là tạo ra các sản phẩm hàng hóa không
tồn tại dưới dạng hình thái vật chất cụ thể, nhằm thỏa mãn kịp thời thuận tiện
và có hiệu quả hơn các nhu cầu ngày càng tăng của cá nhân và cộng đồng về
CSSK [7], [8], [9].
Theo WHO: DVYT bao gồm tất cả các dịch vụ về chẩn đoán, điều trị
bệnh tật và các hoạt động chăm sóc, phục hồi sức khoẻ. Chúng bao gồm các
dịch vụ y tế cá nhân và các dịch vụ y tế công cộng [10].
I.1.2. Loại hình dịch vụ y tế
Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau về DVYT đã được phát biểu
dưới những góc độ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung DVYT là một loại hàng
hóa dịch vụ công đặc thù, đáp ứng những nhu cầu cơ bản của người dân và
cộng đồng bao gồm hai nhóm dịch vụ thuộc khu vực công mở rộng: Nhóm
dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu (mang tính chất hàng hóa tư nhiều hơn
có thể áp dụng cơ chế cạnh tranh trong thị trường này) và nhóm dịch vụ y tế
công cộng như phòng chống dịch bệnh (mang tính chất hàng hóa công nhiều
hơn) do Nhà nước hoặc tư nhân đảm nhiệm [11].
Là một loại hình dịch vụ, DVYT cũng có các đặc điểm cơ bản như:
− Tính chất vô hình của dịch vụ: Dịch vụ xuất hiện đa dạng nhưng không tồn tại

hiện hữu.
− Tính đồng nhất (không tách rời): Dịch vụ không tổn tại độc lập, bị phụ thuộc
bời người tạo ra dịch vụ. Nói cách khác nó xuất hiện đồng thời về không gian
và thời gian giữa sản xuất dịch vụ và tiêu dùng dịch vụ.


9

− Tính không xác định (không ổn định, không đồng nhất): Dịch vụ không giống
nhau giữa các lần phục vụ khác nhau cho dù cùng một nhà sản xuất hay một
loại hình phục vụ. Chất lượng dịch vụ phụ thuôc nhiều yếu tố: không gian,
thời gian, trạng thái tâm lý hay hoàn cảnh của các bên tham gia.
− Tính chất đúng thời điểm và không thể dự trữ: Dịch vụ chỉ tồn tại ở thời gian
nó được cung cấp; do vậy, dịch vụ không thể sản xuất hàng loạt để lưu kho dự
trữ.
− Tính không chuyển quyền sở hữu được: Khác với khi mua hàng hóa, khách
hàng được là chủ sở hữu hàng hóa mình mua, khi mua một dịch vụ, khách
hàng chỉ được quyền sử dụng dịch vụ, hưởng lợi ích dịch vụ mang lại trong
một khoảng thời gian nhất định.
Ngoài những tính chất của một loại hình dịch vụ nói chung, có những
đặc thù riêng của một ngành dịch vụ đặc biệt:
− Nguy cơ mắc bệnh và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của mỗi người dân khác
nhau. Bệnh tật có thể đến bất ngờ, không báo trước, do đó không thể sự đoán
trước thời điểm mắc bệnh cũng như việc mắc bệnh. Về phía người dân, đây là
lý dó đôi khi không sẵn sàng tài chính để chi trả cho các dịch vụ. DVYT là
loại hàng hóa gắn liền với sức khỏe, tính mạng con người, nên không giống
như các nhu cầu khác, khi bị ốm, mặc dù không có tiền, người dân vẫn phải
sử dụng dịch vụ (khám, chữa bệnh).
− Đôi khi, DVYT không bình đẳng trong các mối quan hệ, trong việc cung cấp
dịch vụ y tế, giá dịch vụ không dựa trên sự thỏa thuận tự nguyện giữa người

mua và người bán, giá dịch vụ do bên cung cấp quyết định; đặc biệt khi trong
tình trạng cấp cứu: không thể chờ đợi và phải chấp nhận dịch vụ bằng mọi
giá.
− Bất đối xứng thông tin giữa bên cung cấp và bên sử dụng dịch vụ. Hầu như
người sử dụng dịch vụ (người bệnh) có rất ít thông tin về bệnh tật cũng như


10

các chỉ định điều trị, bởi vậy có thể nói, DVYT là một loại hàng hóa đặc biệt
mà người sử dụng (người bệnh) thường không thể tự mình lựa chọn loại dịch
vụ theo ý muốn mà phụ thuộc rất nhiều vào bên cung ứng (cơ sở y tế). Nói
một cách khác, ngược với quy luật cầu quyết định cung thì trong DVYT, cung
lại quyết định cầu. Cụ thể, người bệnh có nhu cầu khám chữa bệnh nhưng
điều trị bằng phương pháp nào, thời gian bao lâu lại do bác sĩ quyết định. Như
vậy, người bệnh chỉ có thể lựa chọn nơi điều trị hoặc bác sĩ điều trị (ở một
chừng mực nhất định) chứ không được chủ động lựa chọn phương pháp điều
trị.
− Dịch vụ y tế là một ngành dịch vụ có điều kiện, nhà cung cấp dịch vụ có thể là một
tổ chức hay một cá nhân, tuy nhiên yêu cầu cần phải đảm bảo điều kiện nhất định
về cơ sở vật chất và phải có giấy phép hành nghề của nhà nước.
I.2. Hình thức sử dụng dịch vụ y tế
Sử dụng DVYT là nhu cầu của mỗi người nhằm bảo vệ và nâng cao sức
khỏe của bản thân, mục đích có thể là phòng bệnh hoặc điều trị bệnh. Các
dịch vụ CSSK được sử dụng như: tự điều trị, mua thuốc tại các hiệu thuốc,
khám, điều trị hoặc sử dụng các DVYT khác tại các CSYT công hoặc tư ở các
tuyến y tế [12].
Khi bị ốm hay có vấn đề về sức khỏe, tùy thuộc vào độ nặng nhẹ của
bệnh và các điều kiện liên quan như mức sống, thu nhập, trình độ văn hóa, tập
quán,…mà người dân có khả năng lựa chọn các cách xử lý như sau: Không

điều trị gì, tự điều trị và đi khám chữa bệnh. Tỷ lệ sử dụng các DVYT như
khám và điều trị nội trú, ngoại trú và tự mua thuốc về chữa phản ánh khả năng
tiếp cận, tài chính, văn hóa của xã hội đó:
− Không điều trị là khi người dân có những vấn đề sức khỏe hay những đợt ốm,
chấn thương mà không đến CSYT khám và chữa bệnh hoặc mua thuốc về
điều trị hay sử dụng bất cứ phương thuốc có sẵn nào. Nguyên nhân của những


11

đợt không điều trị này là do bệnh nhẹ, có thể tự khỏi, nhưng cũng có thể do
người ốm không có khả năng tiếp cận với y tế do khoảng cách, điều kiện kinh
tế… Theo báo cáo kết quả điều tra y tế quốc gia năm 2001 – 2002 của Bộ y tế, tỷ
lệ không điều trị ở người dân tộc thiểu số lên tới 22%, của người dân tộc Kinh là
3,4%. Tỷ lệ này trong nhóm nghèo nhất là 6,1% và chỉ 2,3% ở nhóm giàu nhất.
Chỉ 3% những người mắc bệnh cấp tính hoặc tai nạn thương tích không điều trị
và có tới 6% người bị bệnh mãn tính không điều trị [13].
− Tự mua thuốc về chữa được coi là một hiện tượng khá phổ biến ở Việt Nam,
Đây là hành vi người bệnh tự đi mua thuốc uống không qua khám. Điều tra y
tế quốc gia 2001 – 2002 cho thấy trên cả nước có 73% trong số trường hợp có
sử dụng DVYT khi gặp vấn đề sức khỏe họ tới các điểm bán thuốc mua thuốc
về nhà tự uống [13]. Mặc dù tự điều trị nếu không có hiểu biết chuyên môn
thì dễ dàng gặp các nguy cơ có hại như sai sót trong chẩn đoán và điều trị, thiếu
hiểu biết về cách điều trị khác, lạm dụng thuốc, sử dụng sai thuốc, sai liều, nguy
cơ tương tác thuốc, dị ứng thuốc… khá cao; tuy nhiên hành vi này vẫn rất phổ
biến. Nguyên nhân có thể kể đến như do tính thuận tiện, không mất thời gian và
tiền bạc cho việc đi khám và điều trị; bên cạnh đó là vấn đề quản lý chặt chẽ
thuốc và kê đơn bán thuốc. Có khoảng 1% số người giàu bị ốm tự mua thuốc về
điều trị, trong khi đó tỷ lệ này ở người nghèo cao gấp 17 lần, chiếm 17% [13].
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng đưa ra lý do của việc người dân ưa thích tự

đi mua thuốc điều trị là do thuận tiện về khoảng cách, thời gian, dễ tiếp cận và
giúp giảm chi phí KCB [14], [15], [16], [17].
− Trong cả 3 cách xử lý khi bị bệnh, đi khám chữa bệnh là biện pháp tích cực
nhất. Người dân có nhiều lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh, từ y tế thôn bản lên
tới CSYT trung ương. Khi đi khám chữa bệnh, tùy thuộc bệnh và yêu cầu về
chuyên môn mà người dân sẽ được sử dụng DVYT nội trú hay DVYT ngoại
trú:


12

+

Điều trị nội trú là việc người bệnh phải ở tại CSYT để theo dõi,

+

điều trị ít nhất 24 giờ.
Điều trị ngoại trú là những trường hợp không phải nằm viện, tới
khám, điều trị hoặc được cho chỉ thị điều trị về nhà.

Đối với người tới các CSYT để khám chữa bệnh, nghiên cứu này quan
tâm tới các vấn đề sau:
− Cơ sở DVYT được sử dụng: TYT, TTYT huyện, Bệnh viện huyện, TTYT
tỉnh/TP, bệnh viện tỉnh/TP, bệnh viện trung ương, bệnh viện tư nhân, phòng
khám tự nhân, bác sĩ khám tại nhà, lang y, khác…
− Lý do: Nguyên nhân phải tới CSYT khám chữa bệnh hoặc tự điều trị như tiêm
phòng; khám thai, nạo/hút thai, kế hoạch hóa gia đình, sinh đẻ; khám kiểm tra
tổng quát sức khỏe và tư vấn hay khám chữa bệnh.
− Vấn đề sức khỏe cần sử dụng dịch vụ: Bệnh lý cấp tính, bệnh lý mãn tính, tai

nạn thương tích, phục hồi chức năng.
I.3. Thực trạng sử dụng dịch vụ tế
I.3.1. Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế trên thế giới
Nghiên cứu của Liu, Zhang và cộng sự (2007) tại Trung Quốc cho thấy,
gần một nửa người dân (47,0%) tự điều trị khi bị ốm đau, 32,9% đến gặp bác
sĩ tư nhân khi ốm, 10,1% vừa tự điều trị, vừa đến khám bác sĩ tư nhân và
10,0% người dân không điều trị gì khi ốm đau. Kết quả cũng cho thấy, tỷ lệ
nhập viện trong 1 năm là 11,1% [18].
Nghiên cứu về tình hình sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người
sống ở khu ổ chuột ở Dhaka (Bangladesh) của Khan và cộng sự (2012) cho
thấy hai loại hình sử dụng DVYT được các đối tượng sử dụng phổ biến là các
hiệu thuốc (42,6%) để tự điều trị cũng như phòng khám/ bệnh viện của nhà
nước (13,5%) [19].
Zaidi và cộng sự (2006) nghiên cứu về việc sử dụng dịch vụ y tế của
người dân ở 4 khu ổ chuột vùng Karachi, Pakistan trong việc điều trị tiêu


13

chảy và cảm cúm. Nghiên cứu cho thấy, phần lớn các trường hợp đều đi khám
bác sĩ tư (>50%). Có 31% người dân tự điều trị tại nhà trong khi chỉ có 11%
và 13% điều trị tại các bệnh viện và trạm y tế xã phường [20].
Salinas và cộng sự (2010) trong nghiên cứu về sự phân chia sử dụng
dịch vụ y tế ở thành thị và nông thôn đã nhận định người Mexico lớn tuổi ở
khu vụ nông thôn đi khám bác sĩ và nhập viện ít hơn đáng kể so với ở thành
thị (p< 0,0001) mà nguyên nhân chủ yếu là do rào cản như không có bảo hiểm
y tế hơn là do có sức khỏe tốt hơn[21].
Nghiên cứu tổng quan hệ thống trên 162 bài báo của Ford và cộng sự
về tiếp cận chăm sóc sức khỏe ở người cao tuổi ở khu vực nông thôn cho thấy
những người già ở khu vực nông thôn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn

gặp nhiều rào cản trong tiếp cận và sử dụng các DVYT [22].
Một nghiên cứu khác về ảnh hưởng của các tình trạng kinh tế xã hội như
tuổi và giới trong việc xác định hành vi sức khỏe ở vùng nông thôn của
Bangladesh cho thấy trung bình khoảng 35% (405/1169) những người bị bệnh
trong 15 ngày trước đó ở cả nhóm người trẻ và già đều chọn tự mua thuốc điều trị
hoặc điều tị ở một bác sĩ nghiệp dư ở làng. Tình trạng nghèo đói của hộ gia đình
được xem như một yếu tố quyết định hành vi lựa chọn DVYT. Nghiên cứu cho
thấy, khi tình trạng đói nghèo của một hộ gia đình được kiểm soát, không có sự
khác biệt về tuổi tác hay giới tính trong lựa chọn dịch vụ CSSK [23].
I.3.2. Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế ở Việt Nam
Theo cuộc điều tra đánh giá hộ nghèo ở đô thị do Tổng cục Thống kê
thực hiện tại 2 thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh năm 2009 cho thấy, 99,2%
người dân ở 2 thành phố này có sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh trong 12
tháng qua, bao gồm 62,7% đi khám bác sĩ và 36,5% tự điều trị bằng cách tự
mua thuốc. Chỉ có 0,8% người dân không đi khám hay tự điều trị do bệnh nhẹ
hoặc không có tiền. Báo cáo này cũng chỉ ra tại Hà Nội, có 61,6% người dân


14

đến khám bác sĩ khi có bệnh tật hay thương tích, trong đó 16,7% đến thường
xuyên và 41,9% thi thoảng mới đến. Mặt khác, có tới 37,5% người dân tự
điều trị tại nhà khi có bệnh tật hay thương tích. Xu hướng tương tự cũng được
nhìn nhận ở thành phố Hồ Chí Minh, khi có 63,4% người dân đến khám bác
sĩ khi có bệnh tật hoặc thương tích. Tỷ lệ người đến khám bác sĩ thường
xuyên ở thành phố Hồ Chí Minh (24,1%) cao hơn Hà Nội và tỷ lệ người dân
tự điều trị thấp hơn (36,0%). Theo nghiên cứu này, tỷ lệ nữ giới ở hai thành
phố có hành vi tìm kiếm sử dụng dịch vụ y tế cao hơn nam giới (66,7% so với
59,1%). Tỷ lệ trẻ em từ 0-4 tuổi và người già trên 60 tuổi sử dụng dịch vụ
cũng cao hơn so với các nhóm tuổi khác; thấp nhất là nhóm tuổi 15 đến 19

tuổi. Người dân thường trú ở hai thành phố có tỷ lệ đi khám sức khỏe gấp đôi
những người di cư từ các vùng khác (23,4% so với 11,4%). Có 58% những
người thuộc hộ nghèo đi khám chữa bệnh khi bị ốm đau. Đáng chú ý là,
những người thuộc hộ nghèo có tỷ lệ tự mua thuốc để điều trị cao hơn so với
những hộ giàu (41,5% so với 30,1%). Cũng theo nghiên cứu này, nhìn chung
người dân ở hai thành phố này thường đến khám tại bệnh viện công. Trong
đó, người dân Hà Nội chủ yếu khám ở bệnh viện tuyến trung ương (35%) và
tuyến thành phố (33,8%); trong khi người dân thành phố Hồ Chí Minh chủ
yếu khám ở bệnh viện tuyến thành phố (48,9%) và tuyến quận (42,8%) [5].
Theo điều tra của Tổng cục thống kê, tỷ lệ sử dụng các DVYT nói
chung tăng đáng kể từ năm 2002 tới năm 2012; từ chỉ 18,9% số người dân
phải khám chữa bệnh vào năm 2002 lên 39,2% vào năm 2012. Tỷ lệ sử dụng
các dịch vụ nội trú khá ổn định, chiếm khoảng 7% trong dân số và đạt 7,3%
vào năm 2012. Trong khi đó tỷ lệ sử dụng các DVYT ngoại trú tăng mạnh từ
14,2% lên 36,0% trong 10 năm. Tỷ lệ có khám chữa bệnh khác nhau đáng kể
trong các nhóm đối tượng khác nhau. Năm 2012, có 40,2% người dân thành
thị và 38,7% người dân nông thôn có sử dụng các DVYT. Về giới tính, chỉ có


15

34,6% nam giới trong khi tỷ lệ khám chữa bệnh ở nữ giới là 43,6%. Tỷ lệ
người già trên 60 tuổi và trẻ em dưới 5 tuổi sử dụng DVYT cao nhất trong các
nhóm tuổi. Khi chia dân số thành 5 nhóm bằng nhau tăng dần về điều kiện
kinh tế, tỷ lệ sử dụng DVYT cũng tăng dần [4].
Nghiên cứu của Đoàn Thị Thu Huyền và cộng sự (2012) về sử dụng
dịch vụ y tế và chi phí cho y tế ở nhóm lao động phi chính thức (xe ôm, thợ
cắt tóc, thợ may, buôn bán...) tại Hà Nội. Kết quả cho thấy, số lần khám chữa
bệnh nội trú trung bình của nhóm lao động này trong một năm là 1,0 ± 0 lần,
số lần khám ngoại trú là 1,8 ± 3,7 lần và số lần tự mua thuốc điều trị là 2,2 ±

1,4 lần. Kết quả cũng cho thấy, bệnh viện tuyến trên (tuyến trung ương và
tuyến tỉnh/thành phố) được các đối tượng lựa chọn để điều trị nội trú, trong
khi họ chủ yếu đến cơ sở y tế tư nhân để điều trị ngoại trú [6].
Một nghiên cứu chất lượng các dịch vụ y tế cộng đồng và những quyết
định của gia đình về CSSK ở Quảng Ninh, Trương Việt Dũng và cộng sự cho
thấy cách xử lý của các gia đình khi có trường hợp ốm đau: 43% có đi khám
chữa bệnh, trong đó 22% đến cơ sở y tế cộng đồng, 12% đến thầy thuốc tư,
9% đến bệnh viện tuyến trên; 35% mua thuốc tự chữa, và 22% tự chữa lấy
không mua thuốc [24].
Nghiên cứu của Nguyễn Đình Dự về khả năng tiếp cận và sử dụng dịch
vụ KCB của người dân huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang năm 2007 mô tả có
phân tích trên 682 HGĐ cho thấy rằng: tỷ lệ người dân đến khám chữa bệnh
tại trạm y tế xã là 53,5%, bệnh viện huyện 23,2%, bệnh viện tỉnh 14,5%,
không chữa gì 2,8%, mua thuốc về tự chữa 0,8%. Khoảng cách và thời gian là
một trở ngại rất lớn trong tiếp cận và sử dụng DVYT đặc biệt tại các nhóm có
điều kiện kinh tế nghèo. Nhóm thu thập kinh tế thấp sử dụng DVYT tại trạm
y tế xã là cao nhất, đạt 85,1%. Nhóm hộ nghèo ít có cơ hội tiếp cận với
DVYT có chất lượng cao hơn so với nhóm giàu, tiếp cận bệnh viện huyện cao


16

nhất ở nhóm giàu (40,8%), thấp nhất nhóm nghèo (3%). Tiếp cận bệnh viện
tỉnh/trung ương cao nhất nhóm giàu (22,4%), thấp nhất nhóm nghèo (7,5%).
Các HGĐ có mức thu nhập kinh tế khá và giàu thì dễ dàng tiếp cận với thông
tin về giáo dục sức khỏe hơn nhóm trung bình và nghèo. Tiếp cận thông tin về
GDSK cao nhất nhóm giàu (95,9%), thấp nhất nhóm nghèo (21,2%), phương
tiện tiếp cận chủ động hơn, thời gian tiếp cận ngắn hơn nhóm nghèo và đặc
biệt là nhu cầu về sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh và khả năng đáp ứng để
chi trả DVYT có chất lượng cao của nhóm khá và giàu dễ dàng hơn so với

nhóm trung bình và nghèo [25].
Điều tra tình hình sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh ở 3 xã Ia Khươi, Ia
Phí, Hòa Phú huyện Chưpăh tỉnh Gia Lai cho thấy: tỷ lệ người dân tới trạm y
tế xã là 37,7%, 175 tới bệnh viện công, 26,8% tới y tế tư nhân và có tới
18,5% dân số không đi khám chữa bệnh. Tỷ lệ không đi khám chữa bệnh cao
nhất trong số người mù chữ, chiếm 27,96%, và trong số những người có trình
độ trung học phổ thông trở lên chiếm 16,67%. Tỷ lệ này cũng cao nhất ở
nhóm đối tượng là nông dân, chiếm 23,4%. Những người có BHYT có tỷ lệ
không khám chữa bệnh thấp hơn đáng kể những người không được BHYT
thành toán (14,34% so với 35,2%). 25,71% số người nghèo không sử dụng
DVYT trong khi chỉ có 15,73% những người đủ ăn, kinh tế khá không đi
chữa bệnh. Các lý do không đi khám chữa bệnh chủ yếu được đưa ra do bệnh
nhẹ (57,39%) [9].
Nghiên cứu tại thị xã Tây Ninh của Phạm Đình Luyến và Nguyễn Ngọc
Tất cho kết quả gần 40% người dân tự mua thuốc điều trị khi có bất kỳ triệu
chứng bệnh nào không thông qua thăm khám bởi bác sĩ, gần 80% không xem
cơ sở y tế tuyến xã là sự lựa chọn đầu tiên khi muốn được khám bệnh. Gần
15% người dân không biết gì về kháng sinh, và 2/3 dân số sử dụng kháng sinh
không đúng cách [26].


17

Một nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan sử dụng dịch vụ
khám chữa bệnh tại các trạm y tế xã ở Hải Phòng cho thấy tỷ lệ người ốm tới
trạm y tế chỉ là 12,3%, tới các bệnh viện huyện là 35,6%, bệnh viện tuyến trên
là 15,5% và cơ sở y tế tư nhân là 18,3%. Kết quả cho thấy, những người có
học vấn thấp hơn, có thẻ BHYT thì sử dụng DVYT tuyến xã nhiều hơn [27].
Khi nghiên cứu về thực trạng lựa chọn mua thuốc của người dân huyện
Từ Sơn, tác giả Phạm Văn Khanh cho thấy khi bị ốm, người dân đến trạm y tế

xã là 20,79%, nhà thuốc tư nhân là 4,03%, hiệu thuốc nhà nước là 2,96% với
lý do tin tưởng vào chất lượng thuốc ở trạm y tế xã và hiệu thuốc nhà nước
hơn cả, ngoài ra có các lý do như trạm y tế đủ thuốc hơn hay hiệu thuốc gần
nhà hơn…[28].
Nghiên cứu của Phùng Thị Thu Hà mô tả nhu cầu khám chữa bệnh và
việc sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân huyện Ba Vì tỉnh Hà
Tây năm 2003 cho thấy nhu cầu khám chữa bệnh của người nghèo cao hơn
nhóm không nghèo gấp 1,5 lần, sử dụng dịch vụ y tế của người nghèo chủ yếu
ở tuyến huyện, tuyến xã, trong khi nhóm không nghèo sử dụng dịch vụ y tế ở
tuyến huyện và tuyến tỉnh. Nhóm giàu sử dụng dịch vụ điều trị nội trú tại
bệnh viện nhiều hơn nhóm nghèo 1,3 lần và có sử dụng nhiều các dịch vụ y tế
kỹ thuật cao, đắt tiền. Nghiên cứu thấy sự khác nhau trong nhu cầu và sử
dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân trong bối cảnh nền kinh tế phát
triển phân hóa giàu nghèo ngày càng mạnh; thể hiện sự thiệt thòi trong việc
tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của các đối tượng dễ bị tổn
thương, người nghèo [29].

I.4. Một số yếu tố liên quan tới việc sử dụng dịch vụ Y tế
I.4.1. Yếu tố từ nhà cung cấp dịch vụ
I.4.1.1. Yếu tố giá cả


18

Hiện nay nguồn tài chính công (mà chủ yếu ở đây là ngân sách nhà
nước và bảo hiểm y tế) chiếm tỷ trọng nhỏ so với nguồn tài chính tư (chi trả
trực tiếp từ tiền túi của người bệnh) trong công tác khám chữa bệnh. Theo
Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2013, ở nước ta, chi phí từ tiền túi
của hộ gia đình chiếm khoảng 92,7% chi tư cho y tế và trên 50% tổng chi của
toàn xã hội cho y tế. Nếu chi phí từ tiền túi của hộ gia đình bằng hoặc lớn hơn

40% khả năng chi trả của hộ gia đình (là phần thu nhập còn lại của hộ gia
đình sau khi đã chi cho lương thực, thực phẩm) thì đó là chi phí y tế thảm
họa. Chi phí từ tiền túi của hộ gia đình cũng có thể gây ra tình trạng nghèo
hóa, khi chi trả trực tiếp cho y tế làm cho khả năng chi cho các khoản thiết
yếu của hộ gia đình bị giảm xuống dưới ngưỡng nghèo đói [30]. Năm 2007,
tỷ lệ này ở Việt Nam cao hơn đáng kể so với mức trung bình của thế giới
(54,8% so với 17,7%). Còn so với các nước thu nhập trung bình thấp, tỷ lệ
này ở nước ta vẫn cao hơn 2,7% (54,8% so với 52,1%) [30]. Như vậy, có thể
thấy tỷ lệ chi phí từ tiền túi của hộ gia đình so với tổng chi cho y tế là khá lớn,
trong khi thu nhập của người dân thấp, đây là lí do người nghèo gặp nhiều
khó khăn trong việc tiếp cận với các dịch vụ y tế.
Mặc dù như đã nói ở trên, DVYT có đặc trưng không bình đẳng trong
các mối quan hệ, hầu như người sử dụng dịch vụ phải chấp nhận sử dụng dịch
vụ khi có vấn đề về sức khỏe, đặc biệt trong các trường hợp cấp cứu nghiêm
trọng hay ảnh hưởng tới tính mạng; lúc này việc lựa chọn DVYT không phụ
thuộc vào giá dịch vụ. Dù nghèo khó họ vẫn sẵn sàng bán cả nhà cửa, tài
sản… Tuy nhiên, trong các trường hợp bệnh nhẹ và vừa thì vấn đề giá cả dịch
vụ có những ảnh hưởng trực tiếp tới việc lựa chọn và sử dụng DVYT.
I.4.1.2. Khoảng cách tới cơ sở y tế
Khoảng cách từ nơi ở đến các cơ sở khám chữa bệnh có ảnh hưởng đến
cơ hội tiếp cận với dịch vụ y tế và CSSK của người dân, đặc biệt là người


19

nghèo. Phần lớn người nghèo sống ở nơi có vị trí địa lý khó khăn, dân số sống
thưa thớt nên việc đi lại thường khó khăn và việc đi từ nơi ở đến cơ sở khám
chữa bệnh cũng xa hơn. Do đó, khoảng cách giữa nơi ở và cơ sở khám chữa
bệnh xa cũng là rào cản lớn đối với việc tiếp cận DVYT và CSSK của người
nghèo. Mặc dù tính đến năm 2007, 98,2% số xã phường có trạm y tế; 100%

xã phường có cán bộ y tế hoạt động; 69,4% số xã có bác sĩ; 93,7% số xã có
nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi; 84,5% số thôn bản có cán bộ y tế hoạt động [31],
nhưng việc tiếp cận với các cơ sở khám chữa bệnh của người dân ở những
vùng khó khăn và người nghèo vẫn còn khá xa, nhất là đối với các cơ sở y tế
tuyến trên. Nhờ chương trình 135 (xây dựng cơ sở hạ tầng cho những xã
nghèo) nên trong những năm gần đây, tỷ lệ các xã có trạm y tế xã đã tăng lên,
nhờ đó khoảng cách từ các hộ gia đình ở những xã này đến trạm y tế đã ngắn
hơn nhiều. Năm 2008, từ nơi ở đến trạm y tế xã gần nhất là 7,9 km, đến năm
2010 chỉ còn 1,6 km. Tuy nhiên, khoảng cách tới các cơ sở y tế khác như
phòng khám đa khoa khu vực, bệnh viện/trung tâm y tế huyện, bệnh viện tỉnh
thì vẫn còn khá xa, khoảng cách này có xu hướng tăng theo tuyến y tế cao
hơn (phòng khám khu vực, bệnh viện/trung tâm y tế huyện và bệnh viện tỉnh
[32].
I.4.1.3. Yếu tố dịch vụ y tế
Do tính không xác định của loại hình dịch vụ, DVYT cũng bị phụ
thuộc bởi nhiều yếu tố nên khó có thang đo đánh giá chất lượng dịch vụ này.
Việc đo lường thường dựa trên y kiến, nguyện vọng, nhu cầu và mong muốn
của người sử dụng dịch vụ đối với CSYT. Yếu tố DVYT thường được xem
xét trên các khía cạnh: trình độ chuyên môn và trang thiết bị vật liệu y tế.
Người dân thường sẽ quan tâm tới việc chọn CSYT có DVYT tốt hơn trong
khả năng tài chính của bản thân và gia đình.
Hiện nay ở Việt Nam, phần lớn các cơ sở khám chữa bệnh có cơ sở vật


20

chất tốt và đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn cao tập trung ở tuyến
trung ương, các thành phố lớn và các khu vực thành thị (số cán bộ y tế ở đô
thị chiếm 51,3% trong khi dân số đô thị chỉ chiếm 28,1% dân số cả nước).
Trong khi đó phần đông người nghèo ở nước ta lại sống ở các vùng nông

thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa,... vì vậy, việc tiếp cận với các dịch vụ y tế
và CSSK có chất lượng của người nghèo ở những vùng này là khá khó khăn.
Bên cạnh đó cơ cấu nhân lực cũng chênh lệch giữa các tuyến và các địa
phương. Tỷ lệ bác sĩ cao ở tuyến tỉnh trở lên trong khi tuyến huyện điều
dưỡng và hộ sinh chiếm tỷ lệ cao nhất, tuyến xã chủ yếu chỉ có y sỹ. Cụ thể,
nhân lực y tế trình độ cao (trên đại học) tập trung ở tuyến trung ương chiếm
54,2%, 41,1% thuộc tuyến tỉnh; ở tuyến huyện và xã nhân lực y tế chủ yếu chỉ
có trình độ cao đẳng và trung học. Điều này cho thấy chênh lệch rõ rệt về
trình độ chuyên môn giữa các tuyến [32].
I.4.2. Yếu tố từ người sử dụng dịch vụ
I.4.2.1. Yếu tố bệnh
Mức độ bệnh ảnh hưởng rất nhiều tới lựa chọn phương thức khám chữa
bệnh của người dân. Ở Việt Nam, thông thường với những khó chịu nhẹ như
cảm cúm, nhức đầu,… người dân thường tự giải quyết bằng kinh nghiệm. Họ
sử dụng các bài thuốc dân gian, thuốc lá, thuốc nước hoặc đi mua thuốc tự
chữa mà không cần đến sự can thiệp của thầy thuốc. Họ chỉ tới các CSYT khi
bệnh không khỏi hay có tiến triển nặng hơn.
I.4.2.2. Điều kiện kinh tế
Điều kiện kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến nhiều các lĩnh vực đời sống,
kinh tế, chính trị, xã hội, trong đó có chăm sóc sức khoẻ. Yếu tố tài chính cho
y tế, trong đó bao gồm cả chi phí khám chữa bệnh gián tiếp là một vấn đề lớn
được đề cập tới khi nói về các yếu tố cản trở việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ
y tế trong nhiều nghiên cứu. Khó khăn về kinh tế luôn là nguyên nhân hàng


21

đầu cho việc không sử dụng DVYT nào khi có vấn đề sức khỏe của người
nghèo [33]. Theo điều tra y tế quốc gia 2001–2002, lý do khó khăn về kinh tế
chiếm khoảng 53% trong số người nghèo không chữa bệnh [34]. Khi người

dân có thu nhập cao thì họ cũng sẽ có khả năng sử dụng nhiều DVYT hơn và
có điều kiện sử dụng dịch vụ với giá cả cao hơn, chất lượng DVYT tốt hơn…
Một hộ gia đình có thu nhập cao sẽ dễ dàng quyết định đi khám chữa bệnh;
ngược lại, những người nghèo thường có xu hướng tự chữa ở nhà hoặc đến
thầy thuốc gần nhà hỏi, khám, mua thuốc để giảm bớt các khoản chi cho đi
lại, ăn, uống, người chăm sóc; họ sẽ hạn chế đến CSYT có chất lượng cao, thu
phí cao [35, 36]. Đây chính là những ảnh hưởng của điều kiện kinh tế gia
đình, hay cụ thể là khả năng chi trả cho DVYT của người dân tới việc sử dụng
các DVYT.
I.4.2.3. Bảo hiểm y tế
Ở Việt Nam, năm 1992 điều lệ bảo hiểm y tế đầu tiên được ban hành,
trong đó đã quy định 02 loại hình bảo hiểm y tế là Bảo hiểm y tế bắt buộc và
bảo hiểm y tế tự nguyện [3]. Theo Luật Bảo hiểm Y tế định nghĩa: Bảo hiểm
Y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực CSSK, không vì mục
đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện. Bản chất của bảo hiểm y tế
dựa trên nguyên lý tập hợp và chia sẻ rủi ro về sức khỏe, bệnh tật. Nước ra
đang hướng tới thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, nhằm giúp người dân được
tăng cường tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh và CSSK, người dân
có thẻ bảo hiểm y tế tránh được các rủi ro bị đói nghèo do không có khả năng
chi trả DVYT. Theo Trần Đăng Khoa (2013) việc sử dụng các dịch vụ khám
chữa bệnh ngoài có liên quan đến yếu tố điều kiện kinh tế hộ gia đình còn bị
ảnh hưởng bởi tình trạng có hay không có bảo hiểm xã hội (p<0,01). Nghiên
cứu của tác giả này cho biết có 45,2% người bệnh không đến cơ sở y tế trả lời
do không có bảo hiểm y tế; kết quả phân tích hồi quy đa biến cũng cho thấy


22

người có thẻ bảo hiểm y tế tiếp cận với bệnh viện huyện cao gấp 2 lần so với
không có thẻ (95 CI: 1,04 – 3,4) [37].

I.4.2.4. Yếu tố đặc trưng cá nhân
a, Tuổi:
Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế bị ảnh hưởng bởi tình trạng sức khỏe
(yếu tố bệnh) và nhu cầu CSSK của đối tượng. Trên thực tế, nguy cơ mắc
bệnh và nhu cầu của các đối tượng ở độ tuổi khác nhau là không giống nhau.
Ví dụ, tiêm phòng là dịch vụ chủ yếu được thực hiện trên một số đối tượng
như trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, trong độ tuổi sinh đẻ. Trẻ em là một
trong những đối tượng dành được nhiều ưu tiên quan tâm của gia đình cũng
như xã hội; không những thế, đây cũng là đối tượng dễ cảm nhiễm với bệnh
tật, do đó nhu cầu sử dụng DVYT của nhóm đối tượng này khá cao. Ngoài ra,
do đặc tính suy thoái về thể chất, người già thường có nhiều nguy cơ mắc
bệnh hơn so với lứa tuổi trẻ hơn, do vậy mà nhu cầu CSSK ở nhóm tuổi này
có thể cao hơn. Theo tác giả Lương Huy Dương khi nghiên cứu tình hình sức
khỏe của người già ở một vùng nông thôn thì có tới 70,7% số người già sử
dụng DVYT trong khi tỷ lệ này nói chung ở mọi lứa tuổi chỉ là 45 – 60%
[38]. Điều tra mức sống dân cư năm 2012 cũng cho kết quả tỷ lệ sử dụng
DVYT cao nhất ở người trên 60 tuổi, chiếm 64,8% và trong các nhóm 0-4
tuổi, 5 – 14 tuổi, 15-24 tuổi, 25 – 39 tuổi, 40 – 59 tuổi lần lượt là 59,7%;
33,7%; 21,9%; 32,4% và 43,0% [4].
b, Giới tính:
Nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau đáng kể theo giới tính vì những
đặc điểm cả về về sinh học cơ thể và thói quen sinh hoạt, lao động. Do đó, tỷ
lệ sử dụng DVYT cũng có sự khác nhau ở nam và nữ giới. Theo Trần Thị
Kim Lý, phụ nữ có nhiều gánh nặng công việc gia đình cũng như tiếp xúc các
yếu tố bất lợi cho sức khỏe nhiều hơn dẫn đến khả năng mắc bệnh cao hơn


23

đàn ông [9]. Ngoài ra, người sử dụng các DVYT không nhất thiết là người có

vấn đề về sức khỏe như ốm đau bệnh tật, chấn thương; họ có thể là người đi
kiểm tra sức khỏe định kì, hoặc phụ nữ đi khám thai, nạo thai, đặt vòng, đẻ,
tiêm phòng… Các cuộc điều tra mức sống dân cư gần đây cũng cho những
kết quả về tỷ lệ sử dụng DVYT cao hơn ở nữ giới; cụ thể, tỷ lệ này lần lượt
qua các năm 2008, 2010, 2012 là 37,1%; 45,1%; 43,6%, trong khi tỷ lệ tương
ứng ở nam giới chỉ là 30,6%; 36,6% và 34,6% [4].
c, Trình độ học vấn:
Trình độ học vấn thể hiện kiến thức, hiểu biết nói chung của người dân
trong xã hội. Trình độ học vấn là một trong những yếu tố quan trọng tác động
đến sức khỏe con người. Những cộng đồng, khu dân cư có trình độ học vấn
cao thường có tình trạng sức khỏe tốt và tuổi thọ cao. Dân trí cao hơn cũng là
nguyên nhân người dân quan tâm sức khỏe hơn và có xu hướng sử dụng các
dịch vụ CSSK nhiều hơn.
d, Nghề nghiệp:
Nhiều nghề do đặc trưng ngành dẫn tới người lao động có nguy cơ cao
bị mắc một số bệnh, gọi là bệnh nghề nghiệp. Như vậy, tỷ lệ sử dụng DVYT
có thể không như nhau trong các nhóm nghề khác nhau.
e, Dân tộc:
Người dân tộc thiểu số sử dụng DVYT thường thấp hơn đáng kể do hạn
chế về khả năng tiếp cận y tế cũng như khó khăn về kinh tế. Một nghiên cứu
cho thấy, khoảng cách là một trong số những rào cản ảnh hưởng tới sử dụng
DVYT của người nghèo và dân tộc thiểu số. Mặc dù được cấp thẻ bảo hiểm y
tế nhưng hầu hết trong số họ sống ở khu vực hẻo lánh, khó khăn trong đi lại,
nhiều nơi vùng núi, người dân phải đi bộ rất xa từ nhà tới CSYT gần nhất
(trạm y tế xã) trong điều kiện đường đi rất xấu [39]. Điều tra của Tổng cục
thống kê cho thấy tỷ lệ sử dụng các DVYT cao hơn rõ rệt ở người dân tộc


24


Kinh do với các nhóm khác; tỷ lệ này lần lượt là 40,7%; 35,0%; 26,9%;
27,6% và 38,6% ở người Kinh, Tày, Thái, Hoa, Khơ-me năm 2012 [4].
I.5. Giới thiệu về nghiên cứu gốc
Đại học Y tế Công cộng và Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh
phối hợp với Đại học Quốc gia Seoul Hàn Quốc lên kế hoạch cho dự án can
thiệp cộng đồng trong 5 năm tại huyện Quốc Oai, Hà Nội. Để thu thập các số
liệu ban đầu về kinh tế - xã hội và y tế phục vụ cho việc thiết kế can thiệp,
nghiên cứu khảo sát đầu vào được tiến hành trong thời gian từ tháng 12/2015
tới tháng 04/2016 với các mục tiêu chính:
1. Mô tả các điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường cơ bản ở huyện Quốc Oai
năm 2015
2. Mô tả tình trạng sức khỏe, các vấn đề sức khỏe, hành vi sức khỏe, sức khỏe
liên quan đến chất lượng cuộc sống của người dân tại Quốc Oai.
3. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành, thực trạng bao phủ dịch vụ chăm sóc sức
khỏe và chi phí chi trả dịch vụ của người dân địa phương.
4. Xác định mối liên quan giữa tình trạng sức khỏe và các yếu tố xã hội có liên
quan của người dân tại Quốc Oai.
Với thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, nghiên cứu thực hiện trên
2400 hộ gia đình bằng cách chọn mẫu nhiều giai đoạn, dựa trên 3 tầng đồng
bằng, trung du, miền núi lập danh sách các cụm và chọn ngẫu nhiên 30 cụm
bằng phần mềm PPS, mỗi cụm chọn ra 80 hộ gia đình bằng phương pháp
chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Bộ công cụ phỏng vấn gồm 2 bộ câu hỏi: bộ
câu hỏi hộ gia đình hỏi chủ hộ - là người nắm rõ nhất thông tin về các thành
viên cũng như tình hình chi tiêu trong gia đình; gồm các phần: Phần A là
thông tin chung về hộ gia đình, phần B là thông tin về các thành viên trong
hộ, phần C là thông tin về tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế, phần D về điều
kiện sống hộ gia đình, phần E là tài sản cố định và đồ dùng lâu bền, phần F
gồm thu nhập và chi tiêu hộ gia đình. Và bộ câu hỏi cá nhân dành cho đối



25

tượng từ 15 – 60 tuổi và trên 60 tuổi được lựa chọn ngẫu nhiên bằng phương
pháp KISH; bộ câu hỏi này gồm các phần: Phần A thông tin chung, phần B
tình trạng sức khỏe, phần C kiến thức và một số hành vi nguy cơ của bệnh
không lây nhiễm, phần D tiếp cận truyền thông về yếu tố nguy cơ của bệnh
không lây nhiễm, phần E về chăm sóc sức khỏe răng miệng, phần F về vốn xã
hội, phần G dành riêng cho đối tượng là phụ nữ có con dưới 1 tuổi và phần H
đánh giá chức năng dành cho đối tượng từ 60 tuổi trở lên.
I.6. Khung lý thuyết nghiên cứu

Dịch vụ ngoại trú
Yếu tố từ người sử dụng dịch vụ: BHYT, thu nhập.

Hành vi sử dụng dịch vụ y tế

ặc trưng cá nhân đối tượng: Tuổi, giới, nghề, trình độ, tình trạng hôn nhân, dân tộc, nơi sống.

Dịch vụ nội trú

Tự điều trị


×