Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

TÌNH HÌNH tử VONG ở TRẺ EM và yếu tố ẢNH HƯỞNG đến tử VONG ở TRẺ EM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (839.1 KB, 36 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN VĂN CƯƠNG

T×NH H×NH Tö VONG ë TRÎ EM Vµ YÕU Tè ¶NH
H¦ëNG §ÕN Tö VONG ë TRÎ EM

CHUYÊN ĐỀ TIẾN SI

HÀ NỘI – 2015


B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

TRN VN CNG

TìNH HìNH Tử VONG ở TRẻ EM Và YếU Tố ảNH
HƯởNG ĐếN Tử VONG ở TRẻ EM
Cỏn b hng dn:
PGS.TS. Ngụ Vn Ton
Cho ti: Nghiờn cu thc trng v thc hin mt s gii phỏp gim t
l t vong bnh nhi trc 24 gi ti Bnh vin Sn Nhi Ngh An
Chuyờn ngnh: Nhi khoa


Mó s

: 62720135

CHUYấN ấ TIN SI

H NI 2015


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CSSKBĐ

Chăm sóc sức khoẻ ban đầu

CBYTCS

Cán bộ y tế cơ sở

ICD 10

Phân loại quốc tế bệnh tật lần thứ 10

NKHHC

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp

TCYTTG

Tổ chức y tế thế giới


TLTVSS

Tỉ lệ tử vong sơ sinh

TLTVTE

Tỉ lệ tử vong trẻ em

TN

Tai nạn

TT

Thương tích

UNICEF

Qũy nhi đồng liên hợp quốc


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................................................................1
1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU TỬ VONG Ở TRẺ EM...................................................................3
2. TÌNH HÌNH TỬ VONG TRẺ EM TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM.....................................................5

2.1. Tỉ lệ tử vong trẻ em trên thế giới..........................................................5
2.2. Tỉ lệ tử vong ở trẻ em dưới 1 tuổi, (Bao gồm tất cả những trường hợp
tử vong dưới 365 ngày sau khi sinh).................................................6
2.3. Tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi............................................................7

2.4. Nguyên nhân tử vong ở trẻ em.............................................................9
2.4.1. Nguyên nhân tử vong ở trẻ sơ sinh................................................................................................9
2.4.2. Nguyên nhân tử vong ở trẻ em dưới 1 tuổi.................................................................................10
2.4.3. Nguyên nhân tử vong ở trẻ em 1 đến dưới 5 tuổi........................................................................10
2.4.4. Nguyên nhân tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi.................................................................................11

2.5. Tình hình tử vong ở trẻ em Việt Nam................................................12
2.5.1. Tỉ lệ tử vong trẻ em Việt Nam trước và sau cách mạng (8 /1945)..............................................12
2.5.2. Nguyên nhân tử vong..................................................................................................................13
2.5.3. Những nghiên cứu về tử vong ở trẻ em trong nước:...................................................................14

2.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới tử vong trẻ em...........................................18
2.6.1. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): Theo Lê Nam Trà đây là yếu tố quyết định chính sức khỏe trẻ
em. Tuy nhiên ngay cả khi GDP thấp vẫn có thể hạ thấp tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi nhờ:
Thực hiện tốt việc tiêm chủng, phòng bệnh, tiếp cận tốt với hệ thống dịch vụ y tế................18
2.6.2. Mức độ dinh dưỡng.....................................................................................................................19
2.6.3 Cân nặng khi sinh: Theo Silva A.A.M, cân nặng khi sinh thấp là một yếu tố quyết định tới cả tỉ
lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 1 tuổi..........................................................................19
2.6.4. Tỉ lệ sinh......................................................................................................................................19
2.6.5. Bệnh tật........................................................................................................................................19
2.6.6. Yếu tố môi trường.......................................................................................................................20
2.6.7. Công tác Y tế và tiến bộ Y học...................................................................................................20
2.6.8. Sức khỏe, bệnh tật, kiến thức chăm sóc trẻ của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi...........................20
2.6.9. Các yếu tố khác như thiên tai, chiến tranh, tai nạn, tâm lý xã hội cũng góp phần làm tăng tỉ lệ tử
vong ở trẻ em. Theo điều tra của Unicef hợp tác với chính phủ Irắc, tỉ lệ tử vong trẻ em ở
miền Trung và Nam Irắc đã tăng gấp 2 lần so với 10 năm trước đây, tỉ lệ tử vong ở trẻ em
dưới 5 tuổi của khu vực này tăng từ 5,6‰ năm 1984 -1989 lên 13,1‰ năm 1994-1999, tỉ lệ
tử vong ở trẻ em dưới 1 tuổi tăng từ 4,7‰ lên tới 10,80‰. Ngược lại vùng tự trị miền Bắc



Irắc nơi được Liên Hợp Quốc viện trợ nhân đạo thì tỉ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi giảm
từ 8‰ năm 1984-1989 xuống 7,2‰ năm 1994-1999..............................................................22
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TỬ VONG TRẺ EM..........................................................................23

TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Tỉ lệ tử vong ở trẻ em Nga trong thời kỳ đế chế Nga............................................................................4
Bảng 2. Tỉ lệ tử vong ở trẻ em Nga trong thời kỳ Nga Xô viết...........................................................................4
Bảng 3. Dự báo về TLTVSS (‰) của thế giới và Đông Nam Á.........................................................................6
Bảng 4. Tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi (‰) năm 1995.....................................................................................6
Bảng 5. TLTVTE dưới 1 tuổi (‰) một số nước Châu Á Thái Bình Dương năm 1997......................................6
Bảng 6. Tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi (‰) của Campuchia............................................................................7
Bảng 7. Tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi (‰) của Lào 1958-1996......................................................................7
Bảng 8. Tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới năm 1995........................................................................7
Bảng 9. Tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi của một số nước Đông Nam Á năm 1993...........................................8
Bảng 10. Tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi của một số nước Châu Á- Thái Bình Dương năm 1997...................8
Bảng 11. Tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi (‰) của Việt nam 1970 -1980........................................................12
Bảng 12. Tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi (‰) của Việt nam...........................................................................12
1970 -1990.........................................................................................................................................................12
Bảng 13. Tỉ lệ tử vong trẻ em (‰) theo điều tra nhân khẩu học.......................................................................13
năm 1994..........................................................................................................................................................13
Bảng 14.Tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi (‰) của Việt Nam 1994-1998.........................................................13
Bảng 15. Tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi tại 3 xã huyện Thanh Trì Hà Nội....................................................16
Bảng 16. Tỉ lệ tử vong chu sinh và sơ sinh (%) tại các bệnh viện năm 1998-1999..........................................17
Bảng 17. Tỉ lệ tử vong trẻ em, GDP năm 1992 của các nước...........................................................................18
trong khu vực....................................................................................................................................................18
Bảng 18. Tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi (%) theo nguyên nhân tại Bangladesh 1988-1993..........................23



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc sức khoẻ trẻ em là vấn đề mà Đảng, Nhà nước ta đang rất
quan tâm. Trẻ em chiếm một tỉ lệ lớn trong dân số thế giới. Theo báo cáo của
TCYTTG năm 2014, dân số thế giới là 7,04 tỉ người, trong đó 1,83 tỉ trẻ em
dưới 15 tuổi (chiếm 26% tổng dân số), 774 triệu trẻ em dưới 5 tuổi. Cũng theo
thống kê của TCYTTG, hàng năm trên thế giới có khoảng 12,7 triệu trẻ em
dưới 5 tuổi tử vong vào năm 1990, khoảng 5,9 (5,6 – 6,4) triệu trẻ tử vong
trong năm 2015. Trong năm 2015, ước khoảng 16000 trẻ trên thế giới tử
vong/ngày, trong đó 83% nguyên nhân tử vong trẻ dưới 5 tuổi do các bệnh lí
nhiễm trùng, bệnh lí ở trẻ sơ sinh và các yếu tố dinh dưỡng.
Trong đó 95% số trẻ dưới 5 tuổi chết là ở các nước đang phát triển và
nguyên nhân chủ yếu là: viêm phổi, ỉa chảy, suy dinh dưỡng, sởi và sốt rét.
Về nguyên nhân tử vong trẻ em dưới 5 tuổi cũng rất khác nhau, tuỳ
theo từng địa dư, tuỳ thuộc vào tình hình kinh tế xã hội và y tế. Ở Việt Nam
từ năm 1990 trở lại đây nhờ sự tăng trưởng nhanh về kinh tế đã mang lại
nhiều tác động lớn cho sức khoẻ do cải thiện điều kiện sống, ăn, ở, mặc, học
hành. Cùng với việc thực hiện hàng loạt các chương trình y tế quốc gia, làm
tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, đặc biệt là trẻ em. Nhờ
đó sức khoẻ trẻ em đã từng bước được nâng cao, mô hình bệnh tật và tử vong
trẻ em đã có những thay đổi nhất định trong mấy năm gần đây, tử vong ở trẻ
em do các bệnh tiêu hoá và hô hấp đã giảm đi tuy nhiên tử vong trẻ sơ sinh và
trẻ dưới 1 tuổi chưa giảm đáng kể.
Trong những năm qua, cấp cứu nhi khoa có những bước chuyển biến rõ
rệt, đặc biệt tại các bệnh viện tuyến trung ương, nhân lực và trang thiết bị
ngày càng được chú trọng, góp phần giảm tỷ lệ tử vong trẻ em sau 24 giờ
nhập viện. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong trẻ em trước 24 giờ nhập viện, đặc biệt tử
vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi còn cao và hầu như thay đổi chưa
đáng kể.



2

Qua thống kê nghiên cứu tình hình bệnh tật và tử vong ở nước ta trong
2 thập kỷ qua có giảm. Tỷ lệ tử vong trẻ em Việt Nam dưới 1 tuổi năm 1996
là 82‰, năm 1999 là 36,7‰, năm 2003 là 21‰, tử vong trẻ dưới 5 tuổi năm
1999 là 42‰, năm 2003 là 32,8, năm 2014 là 23,3‰ (22,4 theo công báo của
tổng cục thống kê). Tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi là 1 trong 2 chỉ tiêu không
đạt trong số 18 chỉ tiêu Chính phủ giao cho ngành Y tế.
Đặc biệt, tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi đã có giảm nhưng tử vong ở sơ
sinh vẫn ở mức cao chiếm 23% so với trẻ 1 tuổi, 11% so với trẻ 5 tuổi. Tử vong
sơ sinh trong tuần đầu chiếm 56,6%, từ 7 đến 28 ngày tuổi chiếm 43,4%. Trong
đó tử vong trẻ em trước 24 giờ nhập viện chiếm tỷ lệ …
Đặc biệt tính chuẩn mực trong vận chuyển cấp cứu an toàn chưa được
áp dụng triệt để tại các cơ sở y tế, do đó tỷ lệ tử vong trong 24 giờ đầu còn
cao, theo nghiên cứu của Nguyễn Công Khanh (2005) tỷ lệ tử vong 24 giờ
đầu là 78,2% tại bệnh viện huyện, 63,1% tại bệnh viện tỉnh và 49,5% tại Bệnh
viện Nhi Trung Ương. Trong đó tỷ lệ tử vong ở nhóm trẻ sơ sinh cao nhất,
chiếm tỷ lệ 50,5%, trẻ 1 – 12 tháng tuổi là 19,7%, trẻ 13 tháng – 5 tuổi là
16,9%, trẻ từ 5 -10 tuổi là 7,1% và trẻ từ 10 – 15 tuổi chiếm tỷ lệ 5,8%. Như
vậy tỷ lệ tử vong trước 24 giờ ở trẻ < 5 tuổi chiếm tỷ lệ 87,1% so với tử vong
chung trước 24 giờ. Nghiên cứu cho thấy một số yếu tố ảnh hưởng nhiều đến
tử vong trong 24 giờ đầu nhập viện là: trẻ đến bệnh viện muộn, chưa được xử
trí ban đầu hoặc xử trí không thích hợp, trẻ được chuyển thẳng từ nhà đến
bệnh viện không qua cấp cứu ban đầu hoặc trẻ được vận chuyển bằng phương
tiện vận chuyển thô sơ, chuyển viện không có cán bộ y tế đi kèm, không có
trang thiết bị cấp cứu, thiếu thuốc và hạn chế chuyên môn của cán bộ y tế
tuyến y tế cơ sở về cấp cứu nhi khoa.



3

1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU TỬ VONG Ở TRẺ EM
Tỷ lệ tử vong ở trẻ em là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu trên thế
giới quan tâm từ rất lâu. Vào cuối thế kỷ thứ XIX, tử vong trẻ em của các
nước châu Âu còn rất cao và chênh lệch khác nhau giữa các nước, ở Na Uy và
Thụy Điển tỉ lệ tử vong ở trẻ em vào thời điểm bấy giờ là 100‰, trong khi đó
ở các nước như Áo, Đức, Nga … tỉ lệ này từ 200 - 250‰.
Tại hội nghị diễn ra từ ngày 7 – 9 tháng 4 năm 1992 ở Florence - Italia,
bốn nghiên cứu cộng đồng quốc tế về tử vong trẻ em được trình bày, nghiên
cứu thực hiện trong các khoảng thời gian dài.
Nghiên cứu ở Pháp kéo dài hơn 2 thế kỷ từ năm 1750 đến 1987, nghiên
cứu này áp dụng phương pháp tổ chức lại các gia đình theo các xứ đạo.
Nghiên cứu ở Anh được thực hiện từ giữa thế kỷ XVI, nghiên cứu được
thực hiện dựa trên những dữ liệu sinh sống do Tony Wrighey và Roger
Schofield bắt đầu thực hiện từ năm 1541.
Nghiên cứu ở Thụy Điển và Áo được dựa trên số liệu của việc đăng ký
nhân khẩu sống được áp dụng cho toàn bộ các địa hạt trong quốc gia từ năm
1750, tỉ lệ tử vong trẻ em ở nước này vào
Theo Brandstrom A. giảm tử vong trẻ em ở Thụy Điển bắt đầu từ rất
sớm, ngay trong 10 năm đầu của thế kỷ XIX, mức giảm tử vong ở trẻ em
diễn ra liên tục nhưng tương đối chậm. Tỉ lệ tử vong ở trẻ em từ khoảng
200‰ năm 1800 giảm xuống 150‰ sau 50 năm, rồi dưới 100‰ vào cuối
thế kỷ XIX.
Ở Anh, theo Carlo A. từ năm 1550 đến 1900 tỉ lệ tử vong trẻ em dao
động trong khoảng 150 đến 200‰. Tỉ lệ tử vong trẻ em ở Anh khác nhau giữa
các vùng địa lý vào thế kỷ 17, mức tử vong trẻ em tại các khu vực khác nhau
từ 90‰ ở vùng ngoại ô Hartland tới trên 222‰ ở những tỉnh buôn bán nhỏ
thuộc Gainsbough.



4

Theo Rollet C. tỉ lệ tử vong trẻ em ở Pháp vào đầu thế kỷ XVIII vẫn là
300‰, dấu hiệu giảm tử vong trẻ em được xác định vào giai đoạn 1795 1825. Tuy vậy, mức giảm tử vong ở trẻ em trong những năm kế tiếp theo
chậm, tỉ lệ tử vong trẻ em trong giai đoạn từ năm 1821 đến năm 1825 là
167‰. Tỉ lệ tử vong trẻ em cực kỳ cao ở các thành phố của Pháp trong giai
đoạn 1886 - 1892, mức tử vong cao nhất trong toàn quốc là ở Rouen lớn hơn
300‰, sau đó là ở Rheim 250‰ – 300‰. Việc giảm tỉ lệ tử vong trẻ em ở
Pháp trong những năm đầu thế kỷ XX là do những thay đổi chủ yếu trong
nguyên nhân gây tử vong.
Theo Kytir T. và cs tỉ lệ tử vong trẻ em ở Áo xấp xỉ 300‰ trong gần
suốt giai đoạn từ 1820 -1890, trong đó có một ít năm giảm xuống 250‰.
(1824 và 1860 là những năm gần như không có dịch bệnh xảy ra, đặc biệt là
bệnh tả). Tỉ lệ này có liên quan nhiều đến điều kiện kinh tế - xã hội. Từ năm
1873 đến năm 1919, tỉ lệ tử vong trẻ em giảm đi gần một nửa từ 298‰ xuống
156‰.
ở Nga, tỉ lệ tử vong ở trẻ em trong thời kỳ trong thời kỳ đế chế Nga
giao động từ 237 – 278‰, và trong thời kỳ Nga Xô viết giảm rõ rệt từ 182‰
vào năm 1928 xuống còn 22,9‰ vào năm 1971.
Bảng 1. Tỉ lệ tử vong ở trẻ em Nga trong thời kỳ đế chế Nga.
Năm

Tỉ lệ
tử vong

186
7


1871

1876

1881

1886

1891

1898

1905

1911

243

274

278

252

248

272

279


272

237

(‰)

Bảng 2. Tỉ lệ tử vong ở trẻ em Nga trong thời kỳ Nga Xô viết.


5

Năm
194
6

195
2

196
0

196
3

196
5

196
9


1971

182,5 181,7 174,1 181,5 85,9

74,8

35,3

30,9

27,2

25,8

22,9

1928

1934

1937

1940

Tỉ lệ
tử
von
g
(‰)


2. TÌNH HÌNH TỬ VONG TRẺ EM TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.1. Tỉ lệ tử vong trẻ em trên thế giới
Theo số liệu của TCYTTG năm 1995 toàn thế giới có hơn 5 triệu trẻ sơ
sinh tử vong, tính chung TLTVSS là 36‰. TLTVSS khác nhau rất lớn giữa các
khu vực trên thế giới, từ 53‰ ở những nước kém phát triển nhất cho tới 5‰
ở các nước kinh tế đã phát triển. TLTVSS chiếm 70% tổng số tử vong ở trẻ em
dưới 1 tuổi tại các nước kinh tế phát triển, trong khi đó tỉ lệ này là 50% tại
các nước kinh tế kém phát triển.
Tỉ lệ tử vong chu sinh trên toàn thế giới (chết trong giai đoạn cuối của
thời kỳ thai nghén và trong tuần lễ đầu của cuộc sống) là 53‰ trong năm
1995 và cũng khác nhau rất lớn giữa các khu vực, từ 83‰ ở các nước kinh tế
kém phát triển tới 8‰ tại các nước kinh tế phát triển. Tính chung ở các nước
đang phát triển năm 1995 tử vong chu sinh chiếm 30% tổng số trẻ chết trong
giai đoạn sơ sinh, riêng tử vong sơ sinh trong tuần lễ đầu chiếm khoảng 45%
trong số trẻ sơ sinh tử vong.


6

Bảng 3. Dự báo về TLTVSS (‰) của thế giới và Đông Nam Á
STT
1
2
3
4
5

Nước
Thế giới
Campuchia

Lào
Việt Nam
Đông Nam Á

1955 - 2000
57
102
86
37
46

2000 -2030
27
34
36
16
16

2030 - 2050
16
17
18
10
9

2.2. Tỉ lệ tử vong ở trẻ em dưới 1 tuổi, (Bao gồm tất cả những trường hợp
tử vong dưới 365 ngày sau khi sinh)
Tỉ lệ tử vong trẻ em (TLTVTE) dưới 1 tuổi trên thế giới giảm được
37‰ sau 25 năm, từ 97‰ năm 1970 xuống 60‰ năm 1995. Năm 1994, trên
toàn thế giới có 8,4 triệu trẻ dưới 1 tuổi chết. Năm 1995 có 24 nước có

TLTVTE dưới 1 tuổi cao hơn 100‰, trong số này có 17 nước ở châu Phi, cao
nhất là Sierra Leone 160‰, Afganistan159‰, Mali 154‰, Mozambipue
(143‰), Malawi (139‰)....
Bảng 4. Tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi (‰) năm 1995
STT
1
2
3
4

KHU VỰC
Toàn thế giới
Các nước đang phát triển
Các nước đang phát triển
Các nước kém phát triển

TLTVTE DƯỚI 1
TUỔI ‰
61
7
67
109

Theo Read P. TLTVTE dưới 1 tuổi ở các nước Asean có xu hướng
giảm trong giai đoạn 1980 -1990, Việt Nam có cùng xu hướng này nhưng ở
mức cao hơn các nước khác trong tất cả các giai đoạn từ 62‰ năm 1980
xuống còn 42‰ năm 1995 với mức giảm trung bình là 6‰ / năm.
Bảng 5. TLTVTE dưới 1 tuổi (‰) một số nước Châu Á Thái Bình Dương
năm 1997



7

Stt
1
2
3
4
5
6
7

TLTVTE dưới
Stt
Nước
1 tuổi (‰)
ÚC
5
8 Indonesia
Nhật Bản
4
9 Trung Quốc
Nam Triều Tiên
6
10 Philippines
Malaysia
10
11 Thái Lan
Singarpore
4

12 Việt Nam
Bangladesh
81
Ấn Độ
71

TLTVTE dưới
1 tuổi (‰)
45
38
32
31
32

Nước

Bảng 6. Tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi (‰) của Campuchia
Năm
Tỉ lệ tử vong ‰

1958
127

1962
120

1980
116

1992

110

1996
90

Bảng 7. Tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi (‰) của Lào 1958-1996
Năm
Tỉ lệ ‰

1973-1977
55

1978-1982
46

1983-1988
44

1989-1993
44

Tử vong ở trẻ em giảm đi có ý nghĩa trong giai đoạn từ năm 1970 đến
năm 1995. Mức giảm tử vong nhiều nhất là ở các nước kinh tế phát triển
(TLTVTE dưới 1 tuổi giảm được 66%), ngược lại mức tử vong giảm ít
nhất lại ở các nước kinh tế kém phát triển (TLTVTE dưới 1 tuổi mới giảm
được 30%).
2.3. Tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi
Theo TCYTTG, TLTVTE dưới 5 tuổi trên toàn thế giới năm 1995 là
81,7‰, tỉ lệ này chênh lệch rất lớn giữa các nước. TLTVTE dưới 5 tuổi tại
các nước kém phát triển cao gấp 18 lần so với các nước công nghiệp và ở các

nước nghèo nhất vẫn còn tồi tệ như 40 năm qua.
Bảng 8. Tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới năm 1995


8

STT

Khu vực

TLTVTED5T ‰

1

Toàn thế giới

90

2

Các nước công nghiệp

8

3

Các nước đang phát triển

99


4

Các nước kém phát triển

173

Theo báo cáo của TCYTTG, TLTVTE dưới 5 tuổi giảm đi có ý nghĩa
trong 25 năm qua mặc dù thực chất việc giảm tử vong trẻ em chưa đồng nhất
giữa các nhóm tuổi và ở các nước khác nhau. Theo Sander D. ở những nước
kém phát triển, tử vong tập trung chủ yếu ở trẻ em dưới 5 tuổi và có sự tương
quan với tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi so với tổng dân số.
Bảng 9. Tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi của một số nước Đông Nam Á
năm 1993
STT

Tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi

Nước

(‰)

1

Indonesia

83

2

Philippine


59

3

Thái Lan

45

4

Malaixia

17

Bảng 10. Tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi của một số nước Châu Á- Thái
Bình Dương năm 1997
STT
1

NƯỚC
Úc

TLTVTE
<5T (‰)
6

STT
7


NƯỚC
Pakistan

TLTVTE
<5T (‰)
136


9

2
3
4
5
6

Nhật Bản
Nam Triều Tiên
New Zealand
Singarpore
Malaysia

6
6
7
4
11

8
9

10
11
12
13
14
15

Bangladesh
Myanmar
Nepal
Indonesia
Trung Quốc
Philippines
Thái Lan
Việt Nam

109
114
104
68
47
41
38
43

2.4. Nguyên nhân tử vong ở trẻ em
2.4.1. Nguyên nhân tử vong ở trẻ sơ sinh
Theo Chu Văn Tường đẻ non là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ
em, chiếm gần 50% số trẻ chết trong thời kỳ chu sinh. Suy hô hấp, sang chấn
khi đẻ, dị tật bẩm sinh, nhiễm khuẩn ở các nước đang phát triển là những

nguyên nhân quan trọng gây tử vong ở trẻ sơ sinh.
Theo Santos Ocampo P.D., những nguyên nhân tử vong sau khi sinh ở các
nước phát triển (Úc, Hồng Công, Nhật, Singapo, Đài Loan) bao gồm:
. Các dị tật bẩm sinh.

. Ngạt/ thiếu oxy.

. Bất thường về nhiễm sắc thể.

. Nhiễm khuẩn sau đẻ.

. Hội chứng suy hô hấp.

. Chấn thương sọ não khi sinh.

. Suy giảm miễn dịch.

. Hội chứng hít nước ối.

Cũng trong nghiên cứu này cho biết nguyên nhân tử vong sơ sinh tại
các nước đang phát triển là:
. Đẻ non.

. Uốn ván.

. Chấn thương khi đẻ.

. NKHHC.

. Nhiễm khuẩn khác.


. Ỉa chảy.

. Dị tật bẩm sinh.
River’on Corteguera, nghiên cứu ở CuBa trong 23 năm (1970-1993) cho
thấy những nguyên nhân chủ yếu gây tử vong ở trẻ sơ sinh (0-27 ngày) là:


10

. Thiếu oxy, ngạt.

. Dị tật bẩm sinh.

. Các bệnh đường hô hấp dưới.

. Nhiễm khuẩn.

. Hội chứng xanh xám.

. Viêm ruột và bệnh ỉa chảy.

. Biến chứng của mẹ và các chấn thương khi sinh.
Sluker L. và cs nghiên cứu tử vong trẻ em dưới 2 tuổi ở ngoại ô Malawi
cho thấy nguyên nhân chủ yếu được xác định gây tử vong cho trẻ sơ sinh là:
Nhiễm khuẩn, uốn ván, sốt, đẻ non.
2.4.2. Nguyên nhân tử vong ở trẻ em dưới 1 tuổi
Sluker L. nghiên cứu 389 trường hợp tử vong ở trẻ bú mẹ tại Malawi
cho thấy: NKHHC chiếm 14,7%, bệnh tiêu hóa 39.6%, sởi 9.5%.
Baqui A.H. và cs nghiên cứu về nguyên nhân tử vong ở trẻ em tại

Bangladesh trong 5 năm 1989 -1994 cho thấy ở trẻ em dưới 1 tuổi, NKHHC
là nguyên nhân tử vong chiếm tỉ lệ cao nhất 30.10%, ỉa chảy mất nước và lỵ
13,1%, phối hợp ỉa chảy và NKHHC chiếm 8,6%, sởi chiếm 3,6%, TN chiếm
4,4%, trong đó TN chết đuối chiếm 3,10%.
Jeena P.M. và cs nghiên cứu tử vong trẻ em tại thủ đô Durban của Nam
Phi trong 12 năm (1985-1996) cho biết trong tổng số 19.037 trẻ nhập viện, sởi
chiếm tỉ lệ cao nhất 58%, thủy đậu 23%, không có trường hợp nào bị bại liệt,
bạch hầu hoặc tả. Thương hàn, quai bị, uốn ván và dịch hạch đã giảm nhưng
vẫn còn duy trì ở mức thấp. Từ năm 1994 đến năm 1996 có 1,00% số trẻ bị
sởi và 15,3% trẻ bị thủy đậu xảy ra ở trẻ bị nhiễm HIV và đã làm cho 56% trẻ
bị sởi và 75% trẻ bị thủy đậu này tử vong.
Kempe A. nghiên cứu ở Mỹ cho thấy nguyên nhân gây tử vong cao
nhất ở trẻ em dưới 1 tuổi là: Hội chứng đột tử chiếm 46,90%, đứng hàng thứ
hai là các dị tật bẩm sinh chiếm 20,00%, thứ ba là đẻ non 11.10%, nhiễm
khuẩn 6,5%, đẻ ngạt 0.80%, các nguyên nhân khác khoảng 6,00%.
2.4.3. Nguyên nhân tử vong ở trẻ em 1 đến dưới 5 tuổi


11

Theo Nguyễn Mong, ở những nước kinh tế phát triển từ sau năm 1950
tỉ lệ tử vong trẻ em do các bệnh nhiễm khuẩn giảm đi rất nhanh, đặc biệt là từ
năm 1960 trở lại đây nhiễm khuẩn không còn là nguyên nhân chủ yếu gây tử
vong ở lứa tuổi này nữa, đồng thời tỉ lệ tử vong do suy dinh dưỡng cũng giảm
đi rất nhanh, thay vào đó là tử vong do các nguyên nhân TN đang có xu
hướng ngày một gia tăng....
Tại các nước kinh tế đang phát triển: Các bệnh NKHHC, tiêu chảy, suy
dinh dưỡng, sởi vẫn là những nguyên nhân chủ yếu gây tử vong ở lứa tuổi 14 tuổi, tại một số nước đang phát triển, TN cũng là một trong những nguyên
nhân chủ gây tử vong ở trẻ em lứa tuổi này.
Theo tin BMJ ngày 10/7/1999 bộ Y tế Philipin cho biết hiện mỗi năm

có tới 12.500 trẻ em dưới 5 tuổi ở Philipin bị chết do ỉa chảy mất nước, ỉa
chảy là nguyên nhân đứng hàng thứ 4 gây tử vong ở trẻ em. Bisillo khẳng
định rằng: 90% trẻ em chết vì mất nước do ỉa chảy, nôn có thể cứu sống bằng
việc bù nước và chất điện giải.
Theo Myaux J., và cs nghiên cứu tử vong do đuối nước ở trẻ em 1 đến
4 tuổi tại Matlab thuộc Bangladesh trong 10 năm 1985 -1994 cho thấy chết
đuối là nguyên nhân quan trọng nhất gây tử vong ở trẻ em, chiếm 19.1% tổng
số tử vong của nhóm tuổi này.
Theo Witte M.K, chết đuối là một nguyên nhân quan trọng đứng hàng
thứ ba ở trẻ em 1 đến 14 tuổi. Mặc dù mức độ chính xác của thống kê về bằng
chứng tử vong đuối nước chưa được đầy đủ nhưng người ta tin tưởng rằng
đuối nước là một nguyên nhân chủ yếu gây tử vong và di chứng thần kinh kéo
dài ở trẻ em.
2.4.4. Nguyên nhân tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi
Theo ước tính của Unicef, năm 1987 có khoảng 14 triệu trẻ em dưới 5 tuổi
tử vong tại các nước đang phát triển, trong đó có 5 triệu trẻ chết vì suy dinh dưỡng


12

và ỉa chảy, 1,9 triệu trẻ chết vì sởi. Ở châu Mỹ La Tinh, nghiên cứu 35000 trẻ em
dưới 5 tuổi tử vong cho thấy tỉ lệ tử vong suy dinh dưỡng chiếm 57%.
Theo số liệu của TCYTTG, hàng năm trên thế giới có khoảng 4,5 triệu
trẻ em dưới 5 tuổi chết vì NKHHC ở các nước đang phát triển. Cho đến nay,
những nguyên nhân chủ yếu gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi tại các nước
đang phát triển vẫn là: NKHHC, ỉa chảy, suy dinh dưỡng, sốt rét, sởi và ở
nhiều nước TN cũng là nguyên nhân chủ yếu gây tử vong ở trẻ em dưới 5
tuổi.
2.5. Tình hình tử vong ở trẻ em Việt Nam
2.5.1. Tỉ lệ tử vong trẻ em Việt Nam trước và sau cách mạng (8 /1945).

2.5.1.1. Tình hình tử vong trẻ em dưới thời Pháp thuộc
Theo Nguyễn Trọng Nhân và cs, ở thời kỳ Pháp thống trị Đông Dương tỉ
lệ tử vong trẻ sơ sinh vì bệnh uốn ván rất cao, tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh ở nước ta
trong giai đoạn này từ 130‰ đến 200‰, có nghĩa là cứ 5 trẻ được sinh ra thì có
1 trẻ chết. Tỉ lệ tử vong ở trẻ em dưới 1 tuổi lên tới 500‰. Đến đầu thế kỷ XX, tỉ
lệ tử vong trẻ em Việt Nam còn rất cao. Theo Hoàng Đình Cầu tỉ lệ tử vong trẻ
em dưới 1 tuổi năm 1936 là 300 đến 400‰.
2.5.1.2. Tình hình tử vong ở trẻ em Việt Nam từ sau cách mạng tháng tám:
Theo Nguyễn Đình Hối và cs mặc dù các ước tính về tỉ lệ tử vong trẻ
em không thống nhất, nhưng người ta đều nhất trí rằng tỉ lệ tử vong trẻ em
Việt Nam giảm đáng kể trong những năm gần đây.
Bảng 11. Tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi (‰) của Việt nam 1970 -1980.
Năm
TLTVTED1T (‰)

1970
30.7

1975
32.6

1976
34.2

1977
34.2

1978
36.4


1979
36.0

1980
34.7

Bảng 12. Tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi (‰) của Việt nam
1970 -1990
Giai đoạn

Dưới 1 tuổi

1-4 tuổi

0-4 tuổi


13

1973 - 1977

55

21

75

1978 - 1982

46


24

69

1988 - 1989

44

12

55

Bảng 13. Tỉ lệ tử vong trẻ em (‰) theo điều tra nhân khẩu học
năm 1994
Giai đoạn

Dưới 1 tuổi

1-4 tuổi

0-4 tuổi

1989 - 1993

44.18

10.84

55.41


Bảng 14.Tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi (‰) của Việt Nam 1994-1998
Theo niên giám thống kê Bộ Y tế
Năm

Dưới 1 tuổi

1-4 tuổi

dưới 5 tuổi

1994

44.2

10.8

55.4

1996

43.3

50.60

1997

39.0

48.5


1998

37.0

Ngành Y tế nước ta đang phấn đấu đến năm 2020 đưa sức khỏe của
nhân dân ta đạt mức trung bình trong khu vực. Một trong những chỉ tiêu cơ
bản về sức khỏe của nhân dân ta đến năm 2020 là:
- TLTVTE dưới 1 tuổi hạ xuống còn 15‰ - 18‰ vào năm 2020.
- TLTVTE dưới 5 tuổi giảm xuống còn 20‰.
2.5.2. Nguyên nhân tử vong
Theo Lê Nam Trà nhìn chung mô hình bệnh tật của trẻ em nước ta chủ
yếu là mô hình bệnh tật của các nước đang phát triển, nghĩa là đứng đầu vẫn


14

là các bệnh nhiễm khuẩn và thiếu dinh dưỡng. Trong các bệnh nhiễm khuẩn
đứng hàng đầu vẫn là các bệnh NKHHC.
Theo niên giám thống kê Bộ Y tế năm 1995, thống kê tại bệnh bệnh
viện, 10 nguyên nhân có tỉ lệ tử vong cao nhất xếp theo thứ tự là:
1. Bệnh lý chu sinh.
2. TN, chấn thương và ngộ độc.
3. Bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng.
4. Bệnh hệ tuần hoàn.
5. Bệnh hệ hô hấp.
6. Bệnh hệ tiêu hóa.
7. Các hội chứng lâm sàng và xét nghiệm không xếp loại.
8. Khối u.
9. Bệnh hệ thần kinh.

10. Bệnh hệ tiết niệu, sinh dục.
2.5.3. Những nghiên cứu về tử vong ở trẻ em trong nước:
2.5.3.1. Những nghiên cứu về tử vong trẻ em tại các bệnh viện:
Trong những năm qua một số công trình nghiên cứu về tử vong trẻ em
tại các bệnh viện đã được thực hiện. Kết quả các công trình nghiên cứu này
đều cho thấy tỉ lệ tử vong trẻ em tại các bệnh viện đã giảm đi rõ rệt trong
những năm gần đây.
Theo Nguyễn Thu Nhạn tỉ lệ tử vong chung của viện Bảo vệ sức khỏe
trẻ em (VBVSKTEHN) đã giảm từ 16% tổng số bệnh nhân điều trị nội trú
năm 1980 giảm xuống còn 7,5% năm 1990 và trong 3 năm 1992, 1993, 1994
đã tiếp tục giảm xuống dưới 5%. Nhiều bệnh tỉ lệ tử vong đã giảm thấp như
suy dinh dưỡng nặng, thấp tim, uốn ván sơ sinh, ỉa chảy.


15

Theo Trần Đình Long phân bố nguyên nhân tử vong tại
(VBVSKTEHN) 1981 -1990 như sau: Nguyên nhân gây tử vong cao nhất là
các bệnh của hệ hô hấp (nhóm VIII) chiếm 33,37% tổng số bệnh nhân tử
vong. Đứng hàng thứ hai là các những bệnh mắc phải trong thời kỳ chu sinh
(nhóm XV) chiếm 22,17%, trong số này trẻ đẻ non chiếm 83,34%. Đứng hàng
thứ ba là các bệnh thuộc nhóm I: Nhiễm khuẩn mủ huyết, lao kê, lao màng
não, viêm não...
Nguyễn Tấn Viên và cs nghiên cứu trong 5 năm 1989 - 1993 tại khoa
Nhi Bệnh viện Trung ương Huế cho thấy tử vong ở trẻ em chiếm 66,15% tử
vong chung của toàn viện (1638/2476). Tỉ lệ tử vong trẻ em giảm dần qua các
năm từ 8,06% năm 1989 xuống 5,3% năm 1993. Về nguyên nhân tử vong:
Nhóm chu sinh (XV) chiếm tỉ lệ cao nhất 26,90%, nhóm thần kinh và giác
quan (VI) chiếm 16.90%, nhóm dị tật bẩm sinh chiếm 14,90%, suy dinh
dưỡng chiếm 14,85%, các nhóm bệnh khác gặp với tỉ lệ thấp hơn.

Theo Trần Đình Long nghiên cứu tại Viện Nhi khoa cho thấy tỉ lệ trẻ tử
vong và xin về ở giai đoạn cuối của bệnh uốn ván là 46,29%, lao 12,12% số
trẻ mắc những bệnh này điều trị nội trú tại viện. Trong các năm 1993 - 1996
số bệnh nhân mắc uốn ván vào điều trị tại viện trong 4 năm là 120 trẻ, chiếm
1,51% tổng số bệnh nhân điều trị nội trú, trong số này số trẻ chết là 26 trẻ
chiếm 21,7%, số trẻ gia đình xin về vì bệnh nặng giai đoạn cuối là 25 trẻ
chiếm 20,8%.
Đoàn Thanh Hương và cs nghiên cứu tại bệnh viện Phụ sản Hải Phòng
trong 5 năm 1988 - 1993 cho thấy nguyên nhân chủ yếu gây tử vong chu sinh
tại bệnh viện Phụ sản Hải Phòng là: Xuất huyết, phổi non, dị tật bẩm sinh.
Trong đó tử vong ở nhóm trẻ có cân nặng khi sinh thấp chiếm gần 70% tổng
số trẻ tử vong trong giai đoạn chu sinh.


16

Đánh giá chung kết quả của các công trình nghiên cứu tử vong trẻ em
tại các bệnh viện trong những năm qua cho thấy: TLTVTE tại các bệnh viện
đều giảm đi rõ rệt trong những năm gần đây. Về nguyên nhân tử vong trẻ em
tại các bệnh viện cho thấy xu thế các bệnh nhiễm khuẩn: NKHHC, ỉa chảy và
các bệnh được chương trình tiêm chủng quốc gia bảo vệ đã giảm đi rõ rệt,
trong khi đó tử vong sơ sinh, đặc biệt là trẻ đẻ non có xu hướng gia tăng.
2.5.3.2. Những nghiên cứu về tử vong trẻ em tại cộng đồng.
Châu Hữu Hầu và cs nghiên cứu tử vong trẻ em dưới 5 tuổi tại cộng
đồng tỉnh An Giang năm 1993 cho biết TLTVTE dưới 5 tuổi tại An Giang là
49,02‰, tỉ lệ tử vong ở nhóm trẻ dưới 1 tuổi là 36,56‰. Về nguyên nhân tử
vong: Viêm phổi chiếm tỉ lệ cao nhất (21%), đẻ non 11,6%, đẻ ngạt và sang
chấn sản khoa 11,6%, chết đuối 9,95%...
Trần Đình Long nghiên cứu tỉ lệ tử vong trẻ em tại 3 xã huyện Thanh Trì
Hà Nội năm 1993, kết quả như sau:

Bảng 15. Tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi tại 3 xã huyện Thanh Trì Hà Nội.

TLTVTED 1 T (‰)

Vạn Phúc
17,10

Vĩnh Quỳnh
16,17

Tam Hiệp
15,15

Theo Nguyễn Thu Nhạn và cs trong công trình khoa học công nghệ cấp
nhà nước KHCN 11-13 cho thấy mô hình bệnh tật của trẻ em Việt Nam vào
những năm cuối thế kỷ (1998-1999) cho thấy các bệnh lý suy dinh dưỡng chỉ
còn chiếm 9,8%, nhiễm khuẩn chiếm 7,5%, thay vào đó các bệnh lý sơ sinh,
dị tật bẩm sinh, các bệnh lý phân tử như rối loạn nội tiết, chuyển hoá, di
truyền đặc biệt là tai nạn ở trẻ em là một trong 10 nguyên nhân thường gặp ở
cộng đồng.
Theo Nguyễn Thu Nhạn tỉ lệ tử vong trẻ em nước ta trong 15 năm gần
đây đã được hạ thấp tốt và tương đối nhanh so với các nước có mức thu nhập
bình quân đầu người thấp như nước ta. Tỉ lệ tử vong trẻ em Việt Nam năm


17

1986 là 82‰ đến năm 1998 giảm xuống còn 40‰, (giảm được hơn 50%
trong vòng 15 năm). Kết quả của công trình KH- CN 11-13 cho thấy tỉ lệ tử
vong trẻ em tại các bệnh viện giảm đi rất nhiều trong những năm gần đây. Tại

Viện Nhi khoa tỉ lệ tử vong toàn viện trước năm 1980 là 15-16% đến năm
1998 còn 2,73% và năm 1999 còn 2,36%. Trong số trẻ em tử vong tại các
bệnh viện, tử vong chu sinh và tử vong sơ sinh chiếm tỉ lệ cao nhất.
Bảng 16. Tỉ lệ tử vong chu sinh và sơ sinh (%) tại các bệnh viện năm
1998-1999
STT
Địa phương
1
Viện Nhi: - Chết chu sinh
- Chết sơ sinh
2
Hải Phòng - Chết chu sinh
- Chết sơ sinh
3
Hà Nội - Chết sơ sinh
4
Huế
- Chết sơ sinh

1998
39,8
52,5
46,67
53,33
84,3
54,6

1999
42.3
59,0

54,30
63,44
85,2
65,9

Từ năm 1980 trở lại đây một số bệnh giảm tử vong rõ rệt như: ỉa chảy cấp
từ 20% trước năm 1970 nay chỉ còn dưới 1%, suy dinh dưỡng nặng từ 32%
trước năm 1980 nay hạ xuống còn dưới 3%, thấp tim từ 12,5% trước năm 1980
nay còn dưới 1%, viêm não từ 25% trước năm 1980 nay còn dưới 6%.
Theo Nguyễn Công Khanh, tỉ lệ bệnh nhi đến bệnh viện các tuyến nhi
khoa để điều trị trong tình trạng bệnh nặng cần phải cấp cứu, can thiệp ngay
chiếm tỉ lệ khá cao, từ 22 – 27% tùy theo tuyến bệnh viện, trung bình là 24%
bệnh nhi vào điều trị nội trú. Tử vong trong 24 giờ đầu nhập bệnh viện chiếm
tỉ lệ 57,3% tổng số tử vong tại bệnh viện, cao nhất tại Bệnh viện huyện là
78,2%, tiếp đến là Bệnh viện đa khoa tỉnh – 63,1%, sau đó là Bệnh viện chuyên
khoa nhi – 49,5%. Tử vong sớm trong 24 giờ đầu nhập viện cao phản ánh công
tác cấp cứu ban đầu, cấp cứu cơ bản ở các tuyến bệnh viện còn yếu kém, cần


18

được tăng cường. Trong đó 30,8% số tử vong trong 24 giờ đầu nhập viện có thể
cứu được nếu cấp cứu tốt. Biện pháp để giảm nhanh và vững chắc tử vong sớm
trong 24 giờ đầu là phải củng cố toàn diện hệ thống cấp cứu nhi khoa.
2.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới tử vong trẻ em
2.6.1. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): Theo Lê Nam Trà đây là yếu tố
quyết định chính sức khỏe trẻ em. Tuy nhiên ngay cả khi GDP thấp vẫn có thể
hạ thấp tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi nhờ: Thực hiện tốt việc tiêm chủng,
phòng bệnh, tiếp cận tốt với hệ thống dịch vụ y tế.
Theo Read P., ở Việt Nam năm 1995, mức sống trung bình của người

dân khoảng 220 USD trong 1 năm, đó là mức GNP thấp nhất trong các nước
Asean, nhưng tỉ lệ tử vong trẻ em Việt Nam dưới 1 tuổi năm 1995 là 40,00‰
chỉ hơi cao hơn mức trung bình của cả khối Asean là 35,3‰.
Bảng 17. Tỉ lệ tử vong trẻ em, GDP năm 1992 của các nước
trong khu vực
Nước
Trung Quốc
Philippin
Thái Lan
Malaysia

GDP (USD)
1950
2550
5950
7790

TLTVTED1T (‰)
44
44
37
13


19

2.6.2. Mức độ dinh dưỡng
Thiếu ăn dẫn đến suy dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân
quan trọng gây ra tử vong trẻ em ở nhiều nước đang phát triển. Theo ước tính
của TCYTTG, hàng năm trong số 12,9 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì

bệnh tật như viêm phổi, ỉa chảy, sởi, ho gà... trong đó suy dinh dưỡng dù là
nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp cũng chiếm 50%.
2.6.3 Cân nặng khi sinh: Theo Silva A.A.M, cân nặng khi sinh thấp là một
yếu tố quyết định tới cả tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 1 tuổi.
Theo Bloland P. và cs một trong những yếu tố nguy cơ có liên quan tới
tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh là: Cân nặng khi sinh thấp và rất thấp, đẻ non, mẹ có
thai ≥ 3 lần so với có thai lần đầu.
Đinh Phương Hòa nghiên cứu ở một số tỉnh thuộc miền Bắc Việt Nam
năm 1993 cho biết trong nhóm trẻ sơ sinh đủ tháng,TLTVSS sớm ở nhóm có
cân nặng <2500g cao gấp 9,7 lần trẻ sơ sinh có cân nặng >2500g. Trong
nhóm trẻ đẻ thiếu tháng trẻ đẻ thấp cân so với tuổi thai có nguy cơ tử vong
cao gấp 17,5 lần so với trẻ có cân nặng tương đương với tuổi thai.
2.6.4. Tỉ lệ sinh
Tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi có mối liên quan với tỉ lệ sinh, ở những
nước có tỉ lệ sinh cao thường có TLTVTE dưới 1 tuổi cao. Theo Sander D. ở
Trung Quốc năm 1940 tỉ lệ sinh là xấp xỉ 43‰ giảm xuống 32‰ năm 1970
và 19‰ năm 1975 thì tỉ lệ tử vong ở trẻ em dưới 1 tuổi cũng giảm từ những
năm 1930 là 200‰ xuống năm 1972 là 28‰.
2.6.5. Bệnh tật
Bệnh tật là nguyên nhân chính dẫn tới tử vong trẻ em tại các nước đang
phát triển. Nhiễm khuẩn, ký sinh trùng và suy dinh dưỡng nặng là các bệnh lý
chủ yếu và nguyên nhân tử vong trẻ em tại các nước này. Tại các nước đã


20

phát triển và một số nước đang phát triển thì tai nạn lại là nguyên nhân gây tử
vong chủ yếu cho trẻ em.
2.6.6. Yếu tố môi trường
Những người sống trong môi trường không thuận lợi, khí hậu khắc

nghiệt thường có tỉ lệ tử vong cao hơn các vùng khác. Ở Việt Nam các tỉnh
vùng miền núi, đầm lầy hoặc khí hậu rất xấu như Lai Châu, Cao Bằng, Lạng
Sơn, Gia lai - KonTum... có tỉ lệ tử vong trẻ em cao.
Ô nhiễm môi trường sống do phát triển công nghiệp không có kế hoạch
và đô thị hóa nhanh cũng đưa đến nhiều bệnh tật và tử vong ở cả những nước
phát triển cũng như những nước đang phát triển. Trần Đình Long và cs nghiên
cứu mô hình bệnh tật trẻ em tại khu công nghiệp Thượng Đình - Hà Nội năm
1994 cho thấy tỉ lệ mắc bệnh hô hấp, tiêu hoá ở trẻ em tại khu vực này cao
hơn rõ rệt so với vùng đối chứng không bị ô nhiễm nước và không khí.
2.6.7. Công tác Y tế và tiến bộ Y học
Công tác y tế như vệ sinh môi trường, y tế công cộng, cung cấp nước
sạch, mở rộng và tăng cường dịch vụ y tế, giáo dục sức khỏe cộng đồng. Tiến
bộ y học như sản xuất các loại vacxin phòng bệnh, các loại thuốc chữa bệnh,
phát triển các kỹ thuật miễn dịch, các phương tiện, máy móc giúp cho chẩn
đoán và điều trị bệnh cũng góp phần làm giảm tỉ lệ tử vong trẻ em.
2.6.8. Sức khỏe, bệnh tật, kiến thức chăm sóc trẻ của các bà mẹ có con
dưới 5 tuổi.
2.6.8.1. Tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ
Thiếu dinh dưỡng ở người mẹ dẫn tới tăng cân ít trong thời gian có thai
(<6kg), hậu quả là người mẹ sẽ sinh ra một đứa trẻ nhẹ cân. Những trẻ sinh nhẹ
cân sẽ có tỉ lệ tử vong cao gấp 30 lần so với trẻ đẻ ra có cân bình thường.


×