Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (539.94 KB, 13 trang )

Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ
MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC THĂNG LONG (GIAI ĐOẠN 1)
Ngô Thị Thu Hiền, Dương Hoàng Ân, Hà Minh Trang
Bộ môn Y tế công cộng, Trường Đại học Thăng Long
Email:
Tóm tắt: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 156 sinh viên năm thứ nhất
Khoa Khoa học sức khỏe, Trường Đại học Thăng Long năm 2014 với mục tiêu mô tả kiến
thức về môi trường và sức khỏe đã được học ở bậc phổ thông, thực trạng kiến thức của sinh
viên và xác định các yếu tố liên quan. Tất cả sinh viên tình nguyện tham gia nghiên cứu đã
được phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 1 - Sinh viên đã được
học và tiếp cận các khái niệm từ đơn giản đến các thuật ngữ sâu, các vấn đề liên quan đến
môi trường và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe cộng đồng ở bậc phổ thông. 2 - Mức độ hiểu
biết của sinh viên về môi trường và sức khỏe còn thấp và chưa đầy đủ: 62,8% xếp loại kiến
thức yếu, 30,1% xếp loại kiến thức trung bình và 7,1% xếp loại kiến thức khá. Sinh viên đã có
thái độ quan tâm tới các vấn đề môi trường và bảo vệ sức khỏe, tỷ lệ đạt thực hành chung của
sinh viên tương đối cao, 69,2%. 3- Nữ sinh viên có khả năng đạt thực hành cao gấp 2,58 lần
nam sinh viên. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về xếp loại thực hành giữa nam và nữ.
Sinh viên nông thôn có khả năng đạt thực hành cao gấp 2,07 lần sinh viên thành thị. Nhóm
sinh viên có kiến thức yếu có khả năng không đạt thực hành cao gấp 6,57 lần nhóm có kiến
thức trung bình. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về xếp loại thực hành giữa hai nhóm
kiến thức yếu và trung bình.- Chưa có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về xếp loại kiến thức
theo giới và theo khu vực, về xếp loại thực hành giữa sinh viên thành thị và sinh viên nông
thôn.
Từ khóa: môi trường, sức khỏe môi trường, kiến thức, thực hành.
1. Đặt vấn đề
Sức khỏe con người là kết quả của sự cân bằng phức tạp giữa nhiều yếu tố, trong đó
môi trường giữ vai trò trọng yếu. Nghiên cứu về sức khỏe môi trường tập trung hướng đến
việc đánh giá các nguy cơ từ môi trường, các tác động của các hoạt động phát triển đến chất


lượng các thành phần môi trường tự nhiên và xã hội, các ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng,
đưa ra được các giải pháp chiến lược cho việc phòng ngừa, xử lý và cải thiện chất lượng môi
trường, đảm bảo sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống con người.Ở Việt Nam, do hậu
quả của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, sự gia tăng dân số nhanh, các hoạt động phát
triển không bền vững đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ô nhiễm không khí đô thị, ô
nhiễm đất, nước, gia tăng chất thải rắn nguy hại, cùng với các thảm họa đang ảnh hưởng xấu
tới sức khỏe cộng đồng và chất lượng cuộc sống con người.Một trong những định hướng hết
sức quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường là việc nâng cao nhận thức cộng đồng về
môi trường, sức khỏe và các vấn đề liên quan.
Giáo dục nâng cao nhận thức sẽ góp phần thay đổi thái độ, hành vi ứng xử của con
người trước những nguy cơ từ môi trường, nâng cao trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường
sống và sức khỏe cộng đồng. Giáo dục môi trường trong nhà trường cũng là một phương thức
hiệu quả đã được triển khai thực hiện ở nước ta trong những năm gần đây. Tại Trường Đại
Trường Đại học Thăng Long

199


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

học Thăng Long, nội dung giáo dục môi trường đã được tích hợp, lồng ghép, liên hệ trong các
môn học đại cương và cơ sở ngành cho tất cả sinh viên. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có các
nghiên cứu về kiến thức, thái độ, hành vi của sinh viên về các vấn đề môi trường và sức khoẻ
cũng như các chương trình/hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức về vấn đề này.
Với những lý do như trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Thực trạng kiến thức, thái độ,
thực hành vềmôi trường và sức khỏe của sinh viên Trường Đại học Thăng Long, năm 2014”
nhằm góp phần nâng cao hiểu biết của sinh viên về môi trường và sức khỏe đồng thời giúp
cho giảng viên có các cơ sở khoa học và thực tiễn để cải tiến chương trình dạy/học về sức
khỏe môi trường hiệu quả hơn, thích hợp hơn.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

1. Mô tả những kiến thức đã được học về môi trường và sức khỏe của sinh viên ở bậc
phổ thông.
2. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về môi trường và sức khỏe của sinh
viên năm thứ nhất Khoa Khoa học sức khỏe, Trường Đại học Thăng Long năm 2014.
3. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về môi trường và sức
khỏe của đối tượng nghiên cứu.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên156 sinh viên năm thứ nhất Khoa
Khoa học sức khỏe, Trường Đại học Thăng Long từ tháng 3/2014 đến tháng 3/2015. Tất cả
sinh viên tình nguyện tham gia nghiên cứu đã được phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi, tập
trung vào các nhóm nội dung sau: thông tin chung, câu hỏi về kiến thức về môi trường và sức
khỏe, câu hỏi về thái độ, thực hành về bảo vệ môi trường và sức khỏe. Trong quá trình xây
dựng công cụ thu thập thông tin, nhóm nghiên cứu có tham vấn ý kiến chuyên gia nhằm mục
đích xin các góp ý hoàn chỉnh bộ công cụ điều tra, giúp cho việc thực hiện nghiên cứu một
cách hiệu quả hơn. Việc tổ chức thu thập thông tin được thực hiện nghiêm túc, tuân thủ chặt
chẽ theo 4 bước: xây dựng, thử nghiệm và hoàn thiện công cụ nghiên cứu, tập huấn công cụ
nghiên cứu, tiến hành điều tra và thu thập phiếu điều tra. Các số liệu sau khi thu thập, được
nhập liệu bằng phần mềm Excel và tổng hợp, xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0.
Nghiên cứu có những hạn chế của một nghiên cứu mô tả cắt ngang, thông tin thu thập
được chủ yếu là dựa vào bộ câu hỏi phỏng vấn do vậy phụ thuộc vào nhiều yếu tố cá nhân
người trả lời nên có thể có sai số.Mẫu nghiên cứu nhỏ cũng là hạn chế của đề tài nghiên cứu.
Nghiên cứu tuân thủ các quy định về đạo đức nghiên cứu của Bộ Y tế. Các số liệu thu
thập được chỉ nhằm mục đích phục vụ cho nghiên cứu, kết quả nghiên cứu được sử dụng vào
mục đích nâng cao hiểu biết của sinh viên để thực hành phù hợp, ứng xử tốt với môi trường,
không sử dụng cho các mục đích khác.

Trường Đại học Thăng Long

200



Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Biểu đồ 1. Phân bố giới tính của đối tượng
nghiên cứu (n = 156)

Biểu đồ 2. Phân bố khu vực sinh sống của
ĐTNC (n = 156)

Thông tin về giới:có sự chênh lệch khá cao về giới trong đó, tỷ lệ nữ chiếm 70,5%
và nam chỉ chiếm 29,5%. Điều này cho thấy đặc thù về giới của các ngành liên quan đến
chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Thông tin về khu vực sinh sống: sự phân bố về khu vực sinh sống của đối tượng
nghiên cứu là không đồng đều, trong đó phần lớn sinh viên đến từ vùng thành thị chiếm
68,5%, còn lại 31,5% đến từ các khu vực nông thôn trong cả nước. Kết quả này cũng tương
đồng với tỷ lệ phân bố chung của sinh viên toàn trường.

Biểu đồ 3. Các nguồn cung cấp thông
tin về MT và SK (n = 156)

Biểu đồ 4. Cấp học có giảng dạy về
môi trường và sức khỏe (n = 156)

Các nguồn tiếp cận thông tin chính về môi trường và sức khỏe: khá đa dạng, đặc biệt
cao nhất là từ mạng Internet với tỷ lệ 84,6%, từ trường học 71,2%, từ các phương tiện khác
như tivi, radio (49,4%), từ tạp chí/báo 23,1%, từ sách chiếm tỷ lệ ít hơn với 21,8%.
Các cấp học có giảng dạy về môi trường và sức khỏe: kết quả khảo sát cho thấy,

có83,3% sinh viên cho rằng họ đã được học các vấn đề liên quan đến môi trường và sức khỏe
ở bậc trung học phổ thông, tiếp đến là trung học cơ sở (80,1%).Bên cạnh đó, cũng có tới

Trường Đại học Thăng Long

201


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

58,3% sinh viên nhớ là có được học ở Tiểu học và chỉ có rất ít sinh viên không nhớ đã từng
học các môn học này ở bậc phổ thông.
Các môn học liên quan đến môi trường và sức khỏe ở bậc phổ thông: 60,3% sinh viên
nhớ đã học trong môn Sinh học, chỉ có khoảng 25,6% sinh viên nhớ đã học trong môn Địa lý,
24,4% sinh viên nhớ là đã được học các kiến thức này qua môn học Khoa học và Tự nhiên xã
hội (16,7%). Trong khi đó, có tới 36,5% sinh viên nhớ đã học qua các môn học khác như: Sức
khỏe, Giáo dục công dân, Văn học, Đạo đức, Sinh hoạt cuối tuần, Ngoại khóa,… Chỉ có 4,5%
sinh viên không nhớ đã từng học ở môn học nào.

3.2. Kiến thức sinh viên đã được học về môi trường và sức khỏe ở bậc phổ thông
Kết quả tầm soát các kiến thức mà sinh viên đã được học trong những cấp học trước
cho thấy sinh viên đã được trang bị các kiến thức từ đơn giản đến các vấn đề chuyên sâu về
môi trường và mối quan hệ với sức khỏe, đời sống con người. Các kiến thức này được thiết kế
phù hợp với trình độ và sự nhận thức của đối tượng theo các cấp học từ thấp đến cao.
Bảng 1. Mô tả kiến thức đã học về môi trường và sức khỏe ở bậc phổ thông
Cấp học/ Môn học

Bậc tiểu học
(Tự nhiên xã hội và Khoa học)


Bậc trung học cơ sở
(Sinh học và Địa lý)

Bậc trung học phổ thông
(Sinh học và Địa lý)

Trường Đại học Thăng Long

Nội dung kiến thức
Sinh viên đã được tiếp cận đến một số kiến thức cơ bản và gần
gũi như: các hoạt động giữ gìn môi trường xung quanh (trường
học, nhà ở) sạch sẽ, lợi ích của việc bảo vệ môi trường xung
quanh; vai trò của không khí, các nguyên nhân gây nhiễm bẩn
môi trường không khí, tác hại của việc hít thở môi trường
không khí có nhiều khói, bụi; tác hại của việc xả rác bừa bãi và
các cách thức xử lý rác ở địa phương; vai trò của nước đối với
con người, sinh vật và các hoạt động sản xuất, đặc điểm của
nước sạch và nước bị ô nhiễm, nước thải được phát sinh từ đâu
và tác hại của nó đối với sinh vật và sức khỏe con người,…[4,
5]
Sinh viên đã được trang bị những kiến thức sâu rộng và bao
quát hơn về các vấn đề môi trường, trong đó đặc biệt quan tâm
đến các vấn đề: ô nhiễm môi trường (nguyên nhân, tác động và
biện pháp phòng chống); vấn đề sử dụng tài nguyên thiên
nhiên; các văn bản pháp luật về môi trường,… [1]
Ở bậc trung học cơ sở, Đến bậc trung học phổ thông, một lần
nữa sinh viên được tiếp cận với các vấn đề môi trường sống ở
mức độ sâu hơn, các thuật ngữ mới được giới thiệu đến sinh
viên như phát triển bền vững, giúp sinh viên hiểu được ở mức
độ cơ bản mối liên quan giữa sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ

môi trường và phát triển bền vững. Bên cạnh đó, sinh viên
cũng đã được tham gia vào nhiều hoạt động thực tế, giúp gắn
kết lý thuyết và thực hành, góp phần tăng hiệu quả hiểu biết
cho sinh viên về các vấn đề môi trường và sức khỏe, giúp sinh
viên bước đầu nâng cao nhận thức, trách nhiệm của bản thân
trong việc bảo vệ môi trường xung quanh. [2, 6]

202


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

3.3. Kiến thức về môi trường và sức khỏe của sinh viên
Bảng 2. Hiểu biết của sinh viên về các khái niệm cơ bản của môi trường
Nội dung kiến thức

Tỷ lệ kiến thức đúng
(%)

Hiểu biết về khái niệm môi trường

60,9

Hiểu biết về các chức năng của môi trường

12,8

Hiểu biết các tiêu chí nước sạch

20,5


Hiểu biết các tiêu chí thực phẩm sạch và an toàn

39,7

Hiểu biết về khái niệm ô nhiễm môi trường

23,7

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ hiểu biết đúng khái niệm cơ bản về môi trường của
sinh viên chưa cao, 60,9%. Tỷ lệ hiểu biết đúng vè các chức năng của môi trường, tiêu chí
nước sạch, tiêu chí thực phẩm sạch và an toàn và khái niệm ô nhiễm môi trường cũng rất thấp,
lần lượt là 12,8%, 20,5%, 39,7% và 23,7% (Bảng 2). Mặc dù, sinh viên đã được học các kiến
thức này ở bậc phổ thông nhưng phần lớn sinh viên không nhớ, do vậy ở bậc đại học giảng
viên cần trang bị kỹ các kiến thức liên quan đến vấn đề này cho sinh viên.
Bảng 3. Hiểu biết của sinh viên về ô nhiễm môi trường đất
Nội dung kiến thức
Hiểu biết về nguyên nhân gây ô nhiễm đất
Hiểu biết về ảnh hưởng của ô nhiễm đất
Hiểu biết về các biện pháp kiểm soát ô nhiễm đất

Tỷ lệ kiến thức đúng (%)
40,4 (22,4 - 70,5)
28 (9 - 46,8)
31,9 (9,6 - 50)

Bảng 3 cho thấy, 40,4% sinh viên trả lời đúng các nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường đất, 28% sinh viên biết đến các ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đất và 31,9% sinh
viên biết đến các biện pháp kiểm soát ô nhiễm đất. Kết quả này chỉ ra rằng sinh viên chưa có
hiểu biết đầy đủ về vấn đề này.

Bảng 4. Hiểu biết của sinh viên về ô nhiễm môi trường nước
Nội dung kiến thức

Tỷ lệ kiến thức đúng (%)

Hiểu biết về nguyên nhân gây ô nhiễm nước

33,1 (5,8 – 78,8)

Hiểu biết về ảnh hưởng của ô nhiễm nước

26,6 (0,6 – 73,7)

Hiểu biết về các biện pháp kiểm soát ô nhiễm nước

27,6 (9,6 – 73,7)

Kết quả nêu ở Bảng 4 cho thấytỷ lệ hiểu biết của sinh viên về ô nhiễm môi trường
nước rất thấp. Chỉ có 33,1% sinh viên trả lời đúng các nguyên nhân gây ô nhiễm nước, 26,6%
Trường Đại học Thăng Long

203


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

sinh viên biết đến các ảnh hưởng của ô nhiễm nước và chỉ có 27,6 sinh viên biết đến các biện
pháp kiểm soát ô nhiễm nước. Như vậy, kiến thức về vấn đề này cũng cần được giảng viên
trang bị lại cho sinh viên.
Bảng 5. Hiểu biết của sinh viên về ô nhiễm môi trường không khí

Nội dung kiến thức
Hiểu biết về nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

Tỷ lệ kiến thức đúng (%)
35,6 (9 – 83,3)

Hiểu biết về ảnh hưởng của ô nhiễm không khí

23,8 (3,2 – 92,9)

Hiểu biết về các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí

25,7 (7,1 – 61,5)

Về vấn đề ô nhiễm môi trường không khí, tỷ lệ sinh viên có kiến thức đúng cũng thấp,
35,6% sinh viên biết đến các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, 23,8% sinh viên trả lời
đúng các ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe và 25,7% sinh viên biết đến các
biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí (Bảng 5).
Bảng 6. Hiểu biết về hiện tượng suy giảm tầng ôzôn
Nội dung

Tỷ lệ kiến thức đúng (%)

Tỷ lệ đã từng nghe đến hiện tương suy giảm tầng ôzôn

92,3

Hiểu biết về nguyên nhân gây suy giảm tầng ôzôn

77,1


Hiểu biết về các tác động của suy giảm tầng ôzôn

36,6 (4,9 - 66)

Kếtquả khảo sát cho thấy, hầu hết sinh viên (92,3%) đã từng nghe đến hiện tượng suy
giảm tầng ôzôn. Điều này có thể dễ thấy vì hiện nay sinh viên có điều kiện thuận lợi trong
việc tiếp xúc với các phương tiện truyền thông, đặc biệt là internet. Do vậy, tỷ lệ sinh viên
hiểu đúng nguyên nhân gây suy giảm tầng ôzôn tương đối cao (77,1%). Tuy nhiên, tỷ lệ sinh
viên biết đến các tác động của suy giảm tầng ôzôn không cao, 36,6% (Bảng 6).
Bảng 7. Hiểu biết về hiện tượng hiệu ứng nhà kính
Nội dung kiến thức

Tỷ lệ kiến thức đúng (%)

Tỷ lệ đã từng nghe đến hiện tương hiệu ứng nhà kính

94,9

Hiểu biết về nguyên nhân gây gia tăng hiệu ứng nhà kính

5,5

Hiểu biết về các tác động của hiệu ứng nhà kính

23,7 (8,8 – 52)

Hiệu ứng nhà kính cũng là một trong những vấn đề nóng hiện nay trên thế giới cho
nên các thông tin về vấn đề này được cập nhật thường xuyên, liên tục trên các phương tiện
thông tin đại chúng. Nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ sinh viên đã từng nghe đến hiện tượng này

cũng rất cao, 94,9%.Tuy nhiên, tỷ lệ sinh viên hiểu đúng về các nguyên nhân gây gia tăng
hiệu ứng nhà kính lại rất thấp (5,5%). Đây là một dấu hiệu bước đầu cho thấy rằng kiến thức
nền của sinh viên về hiện tượng này chưa đầy đủ, cần được trang bị thêm trong quá trình học
Trường Đại học Thăng Long

204


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

tập tại trường. Bên cạnh đó, quá trình khảo sát cũng chỉ ra kết quả tương ứng rằng tỷ lệ sinh
viên biết đến các tác động của hiện tượng này rất thấp (23,7%) (Bảng 7).
Bảng 8. Hiểu biết của sinh viên về hiện tượng mưa axit
Nội dung kiến thức

Tỷ lệ kiến thức đúng (%)

Tỷ lệ đã từng nghe đến hiện tương mưa axit

92,9

Hiểu biết về nguyên nhân gây mưa axit

64,8

Hiểu biết về các tác động của mưa axit

28,9 (21,2 – 51,4)

Tương tự với hai hiện tượng trên, hầu hết sinh viên đã từng nghe đến hiện tượng mưa

axit (92,9%). Đa số sinh viên (64,8%) đã biết đến nguyên nhân gây mưa axit. Tuy nhiên, tỷ lệ
sinh viên hiểu biết đúng và đầy đủ về các ảnh hưởng của mưa axit là không cao, thể hiện rõ
qua các tỷ lệ lựa chọn thấp ở các đáp án đúng sinh viên lựa chọn (28,9%). Nhìn chung, các
kiến thức liên quan đến hiện tượng này cần được trang bị lại một cách hệ thống và đầy đủ cho
sinh viên.
Bảng 9. Hiểu biết về thảm họa môi trường
Nội dung kiến thức
Tác động của thảm họa môi trường
Các biện pháp ưu tiên trong phòng chống sau thảm họa

Tỷ lệ kiến thức đúng (%)
47,2 (26,3 – 66,7)
26 (16 – 42,9)

Thảm họa môi trường cũng là một khái niệm gần gũi và quen thuộc trong cuộc sống
hàng ngày. Các thông tin về hiện tượng này cũng được quan tâm bởi cộng đồng bởi vì những
tác động to lớn mà nó gây ra đối với đời sống và sức khỏe con người. Khi được hỏi về ảnh
hưởng của các thảm họa (bão, lũ lụt, hạn hán) đến môi trường và sức khỏe, 47,2% sinh viên
biết được những tác động chính của vấn đề này như gây ô nhiễm môi trường, gây thiệt hại
tính mạng con người, gây dịch bệnh.Tuy nhiên, phần lớn sinh viên chưa định hình được các
biện pháp ưu tiên nhất trong phòng chống sau thảm họa (74%) (Bảng 9). Nhìn chung, bước
đầu sinh viên cũng đã có những kiến thức cơ bản về tác động của thiên tai/hiểm họa nhưng
cần phải cập nhật thêm một số vấn đề liên quan khác để hoàn thiện hiểu biết của bản thân.
Bảng 10. Hiểu biết về tác động của hoạt động phát triển đến môi trường và sức khỏe
Nội dung kiến thức

Tỷ lệ kiến thức đúng (%)

Tác động của sự bùng nổ dân số


25 (9,6 - 59)

Tác động của quá trình đô thị hóa

25,8 (4,5 - 74,4)

Tác động của phát triển thủy điện

14,6 (3,2 - 26,3)

Kết quả khảo sát cho thấy, sự hiểu biết của sinh viên về vấn đề tác động của sự bùng
nổ dân số còn thấp và chưa đầy đủ, thể hiện rõ qua tỷ lệ lựa chọn thấp các đáp án đúng (25%).
Trường Đại học Thăng Long

205


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

Tương tự như vậy, chỉ có 25,8% sinh viên biết đúng các tác động của của quá trình đô thị hóa
đến môi trường và sức khỏe. Bên cạnh đó, chỉ có 14,6% sinh viên biết đến các tác động của
phát triển thủy điện (Bảng 10). Điều này có thể lý giải rằng sinh viên chưa quan tâm đến hoạt
động này đồng thời các nghiên cứu về tác động của phát triển thủy điện chưa được đề cập
nhiều trong trường học cũng như trên các phương tiện truyền thông,… Do vậy, kiến thức về
mối quan hệ của các hoạt động phát triển và môi trường, sức khỏe con người rất cần thiết
được trang bị, cung cấp cho sinh viên ở bậc đại học.
Bảng 11. Hiểu biết về nguyên tắc trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
Nội dung kiến thức

Tỷ lệ kiến thức đúng (%)


Hiểu biết về nguyên tắc trong bảo vệ môi trường

42,9

Tỷ lệ đã từng nghe đến phát triển bền vững

47,4

Hiểu biết về khái niệm phát triển bền vững

32,4

Khi được hỏi về nguyên tắc ưu tiên trong hoạt động bảo vệ môi trường, chỉ có 42,9%
sinh viên biết đến vấn đề này. Có thể thấy, nguyên tắc phòng ngừa luôn được ưu tiên hàng
đầu. Thực hiện tốt công tác phòng ngừa sẽ hạn chế được những tác động xấu tới môi trường,
tiết kiệm chi phí xử lý ô nhiễm khi xảy ra, góp phần giảm thiểu các thiệt hại về kinh tế.
Phát triển bền vững được nhắc đến nhiều trên các phương tiện truyền thông
báo/đài/internet, đồng thời sinh viên cũng đã được tiếp cận đến thuật ngữ này trong môn Sinh
học ở bậc trung học phổ thông, tuy nhiên kết quả cho thấy, đa số sinh viên không nhớ và chưa
thực sự quan tâm đến vấn đề này thể hiện qua tỷ lệ đã từng nghe đến thuật ngữ này thấp
(47,4%) và tỷ lệ hiểu biết đúng thấp về khái niệm (32,4%) (Bảng 11).

3.4. Thái độ, thực hành của sinh viên về các vấn đề môi trường và sức khỏe
Bảng 12. Thực hành của sinh viên về môi trường và sức khỏe
Nội dung thực hành
Tham gia các hoạt động/chương trình về môi trường
Thái độ khi thấy người khác bỏ rác bừa bãi nơi công cộng

Tỷ lệ thực hành (%)

51,7 (19,2 – 90,4)
64,1% (56,5 – 71,7)

Hành động xử lý rác khi đang đi trên đường

63,5 (36,5 – 90,4)

Thực hành các biện pháp xử lý nước sử dụng trong gia đình

26,5 (6,4 – 73,7)

Thường xuyên sử dụng khẩu trang khi ra đường
Các biện pháp nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường

87,2
24,2 (6,4 - 92,3)

Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ tham gia các hoạt động/chương trình về môi
trường cũng tương đối tốt (51,7%),sinh viên thường tham gia nhiều các hoạt động như: tham
quan dã ngoại quét dọn vệ sinh đường phố, trường học,các cuộc thi về môi trường.Vẫn còn
Trường Đại học Thăng Long

206


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

một tỷ lệ nhỏ sinh viên (5,1%) chưa từng tham gia vào bất kỳ hoạt động nào liên quan đến
môi trường.
Sinh viên có thái độ tương đối tốt khi khi thấy người khác bỏ rác bừa bãi nơi công

cộng,sinh viên hoặc là nhắc nhở hoặc tự nhặt rác bỏ vào thùng với tỷ lệ lần lượt là 71,2% và
59% (Bảng 12). Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với nghiên cứu của Millie Naquin và cs năm 2011
(34% và 37%)[3, 8]. Tuy nhiên, kết quả này cũng chưa phản ánh hết được thái độ và hành
động thực tế của sinh viên trước các tình huống tương tự trong cuộc sống hàng ngày.
Phần lớn sinh viên (63,5%) đã có ý thức trong việc xử lý rác thải khi đang đi trên
đường hoặc phải bỏ vào thùng rác công cộng hoặc bỏ vào túi đem về thùng rác ở nhà.
Nhìn chung, tỷ lệ sinh viên thực hành đúng về các biện pháp xử lý nước dùng trong
gia đình rất thấp (26,5%). Có thể lý giải điều này là trong thực tế, nhiều gia đình vẫn sử dụng
trực tiếp nước mưa hoặc nước giếng khoan, nước máy cho các mục đích ăn uống hàng ngày.
Tỷ lệ sinh viên sử dụng khẩu trang thường xuyên khi ra đường cao, 87,2%. Trong đó
53,2%sinh viên sử dụng loại khẩu trang tái sử dụng,33,3% sử dụng khẩu trang hoạt tính, và
chỉ có 13,5% sinh viên sử dụng khẩu trang dùng một lần. Kết quả này bước đầu cho thấy sinh
viên đã quan tâm đến việc bảo vệ sức khỏe của mình, đã sử dụng khẩu trang thường xuyên
khi ra đường và tỷ lệ sử dụng khẩu trang tái sử dụng là phù hợp vì lý do thuận tiện và kinh tế.
Tuy nhiên, nếu sinh viên sử dụng khẩu trang một lần hoặc khẩu trang hoạt tính nhiều hơn thì
sẽ tốt hơn nữa cho sức khỏe.
Hầu hết sinh viên (98,1%) đều cho rằng rất cần thiết phải phải nâng cao nhận thức
cộng đồng về bảo vệ môi trường.Tuy nhiên, chỉ có 24,2% sinh viên liệt kê ra được các hoạt
động/chương trình phù hợp, trong đó sinh viên đặc biệt quan tâm đến biện pháp tuyên truyền.
Điều này cho thấy, hiện nay sự phổ biến của các phương tiện truyền thông cũng giúp cộng
đồng có thể tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn thông tin về môi trường và sức khỏe đặc biệt
ở lứa tuổi sinh viên rất nhanh nhạy trong các vấn đề này.
3.5. Phân loại kiến thức, thực hành của sinh viên về môi trường-sức khỏe các yếu
tố liên quan
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi phân loại kiến thức, thực hành của
sinh viên đồng thời xem xét các mối liên quan giữa kiến thức và thực hành theo giới và khu
vực sinh sống.
Bảng 13. Phân loại kiến thức của sinh viên theo giới tính
Xếp loại


Nam

Nữ

Chung

(n = 46)

(n = 110)

(n = 156)

kiến thức
Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Yếu

24

52,2


74

67,3

98

62,8

Trung bình

20

43,5

27

24,5

47

30,1

Khá

2

4,3

9


8,2

11

7,1

Trường Đại học Thăng Long

207


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

(Tổng điểm kiến thức là 119 điểm. Trong đó, kiến thức yếu (0 - 49 điểm), kiến thức
trung bình (50 - 64 điểm) và kiến thức khá (65 - 119 điểm))
Bảng 13 cho thấy62,8% sinh viên nằm trong nhóm kiến thức yếu (nam chiếm 52,2%,
nữ chiếm 67,3%), 30,1% được xếp loại có kiến thức trung bình (nam chiếm 43,5%, nữ chiếm
24,5%) và một tỷ lệ nhỏ sinh viên(7,1%)được xếp loại có kiến thức khá. Tuy nhiênchưa có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê về xếp loại kiến thức theo giới tính.
Kết quả này bước đầu cho thấy mức độ hiểu biết của sinh viên về môi trường và sức
khỏe còn thấp và chưa đầy đủ.
Bảng 14. Phân loại kiến thức của sinh viên theo khu vực sinh sống
Thành thị

Nông thôn

Chung

(n = 96)


(n = 60)

(n = 156)

Xếp loại
kiến thức

Số lượng

Tỷ lệ
(%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

61,5

39

65

98

62,8

33

34,4


14

23,3

47

30,1

4

4,1

7

11,7

11

7,1

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Yếu

59

Trung bình

Khá

Theo khu vực sinh sống, mức độ hiểu biết của sinh viên cũng có sự chênh lệch khá rõ.
Chỉ có 4/96(4,1%) sinh viên ở thành thị xếp loại kiến kháso với 7/60(11,7%) sinh viên ở nông
thôn; 34,4%sinh viên ở thành thị xếp loại kiến thức trung bình so với 23,3% sinh viên ở nông
thôn.Đáng chú ý là tỷ lệ sinh viên xếp loại kiến thức yếu còn khá cao và không có sự khác
nhau nhiều giữa thành thị và nông thôn (61,5% và 65%) (Bảng 14). Tuy nhiên sự khác nhau
nàychưa có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Bảng 15. Xếp loại thực hành của sinh viên theo giới tính

Xếp loại
thực hành

Nữ

Nam

Chung

(n = 110)

(n = 46)

(n = 156)

Số
lượng

Tỷ lệ
(%)


Số
lượng

Tỷ lệ
(%)

Số
lượng

Tỷ lệ (%)

Đạt

83

75,5

25

54,3

108

69,2

Không đạt

27


24,5

21

45,7

48

30,8

OR

p

2,58

0,009

(Tổng điểm thực hành 39. Điểm thực hành từ 19 trở lên được coi là đạt)
Kết quả nêu ở Bảng 15 cho thấynam sinh viên có thực hành tốt đạt tỷ lệ thấp hơnso
với nữ sinh viên (54,3%và75,7%). Tỷ lệ đạt thực hành chung của sinh viên trongnghiên cứu
tương đối cao, 69,2%.Theo kết quả phân tích, với OR= 2,58 có thể thấy ở nữ giới có thực
hành đạt cao hơn so với nam giới 2,58 lần, với p < 0,05.
Trường Đại học Thăng Long

208


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II


Bảng 16. Xếp loại thực hànhcủa sinh viên theo khu vực sinh sống

Xếp loại
thực hành

Nông thôn

Thành thị

(n = 60)

(n = 96)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Đạt

47

78,3

61

63,5


Không đạt

13

21,7

35

36,5

OR

p

2,07

0,051

Tỷ lệ đạt về thực hành của sinh viên ở thành thị thấp hơn so với sinh viên nông thôn
(63,5% so với 78,3%). Kết quả phân tích cho thấy với OR = 2,07 sinh viên nông thôn có khả
năng đạt thực hành cao gấp 2,07 lần so với sinh viên thành thị. Tuy nhiên, sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 17. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành về môi trường - sức khỏe
Kiến thức

Yếu

Trung bình


Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Không đạt

43

89,6

5

10,4

Đạt

55

56,7

42

43,3

Thực hành


OR

p

6,57

0,02

Theo kết quả phân tích, với giá trị OR = 6,57 cho thấy nhóm có kiến thức yếu có khả
năng thực hành không đạt cao gấp 6,57 lần so với nhóm có kiến thức trung bình, sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê. Như vậy có mối liên quan giữa kiến thức và thực hành của sinh viên
thuộcnhóm đối tượng nhiên cứu. Sinh viên có kiến thức tốt hơn sẽ có khả năng đạt thực hành
cao hơn, do vậy việc trang bị cho sinh viên những kiến thức cần thiết về môi trường và sức
khỏe sẽ rất quan trọng để giúp sinh viên có khả năng phát hiện những vấn đề môi trường, ứng
xử tốt, hành động tốt vì môi trường và bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như cộng đồng.

4. Kết luận
1. Về kiến thức đã được học về môi trường và sức khỏe: sinh viên đã được học và tiếp
cận đến các khái niệm từ đơn giản đến các thuật ngữ sâu, các vấn đề liên quan đến môi trường
và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe cộng đồng. Bên cạnh đó, sinh viên cũng được tham gia
vào các hoạt động thực hành trên lớp, các hoạt động ngoại khóa, thực tếvề môi trường tại
trường và ở địa phương.
2. Kiến thức, thái độ và thực hành về môi trường và sức khỏe của sinh viên
2.1. Mức độ hiểu biết của sinh viên về môi trường và sức khỏe còn thấp và chưa đầy
đủ.
- 62,8% xếp loại kiến thức yếu trong đónam thấp hơn nữ (52,2% so với 67,3%),
thành thị thấp hơn nông thôn (61,5% so với 65%).

Trường Đại học Thăng Long


209


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

- 30,1% xếp loại kiến thức trung bình trong đó nam cao hơn nữ (43,5% so với
24,5%), thành thị cao hơn nông thôn (34,4% so với 23,3%).
- 7,1% xếp loại kiến thức khá trong đónam thấp hơn nữ (4,3% so với 8,2%), thành thị
thấp hơn nông thôn (4,1% so với11,7%).
2.2. Sinh viên có thái độ quan tâm tới các vấn đề môi trường và bảo vệ sức khỏe, tỷ lệ
đạt thực hành chung của sinh viên tương đối cao với 69,2%.
- Tỷ lệ đạt thực hành của nam sinh viên thấp hơnnữ (54,3% so với 75,7%).
- Tỷ lệ đạt thực hành của sinh viên thành thị thấp hơn sinh viên nông thôn (63,5% so
với 78,3%).
3. Các yếu tố liên quan
- Nữ sinh viên có khả năng đạt thực hành cao gấp 2,58 lần nam sinh viên. Có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê về xếp loại thực hành giữa nam và nữ.
- Sinh viên nông thôn có khả năng đạt thực hành cao gấp 2,07 lần sinh viên thành thị.
Nhóm sinh viên có kiến thức yếu có khả năng không đạt thực hành cao gấp 6,57 lần nhóm có
kiến thức trung bình. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về xếp loại thực hành giữa hai
nhóm kiến thức yếu và trung bình.
- Chưa có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về xếp loại kiến thức giữa nam và nữ,
giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn, về xếp loại thực hành giữa sinh viên thành thị
và sinh viên nông thôn.

5. Kiến nghị
1. Hoàn thiện chương trình đào tạo các học phần liên quan đến môi trường và sức
khỏe để phù hợp hơn với trình độ của sinh viên năm thứ nhất. Trong đó, tập trung bổ khuyết
các kiến thức còn thiếu sót và chưa đầy đủ, kết hợp cung cấp các nguồn thông tin mới và toàn
diện giúp sinh viên có cái nhìn tổng quát, sự hiểu biết sâu rộng hơn về các vấn đề sức khỏe

môi trường. Nghiên cứu xây dựng giáo trình Sức khỏe môi trường cho sinh viên chuyên
ngành Y tế công cộng nói riêng và sinh viên Khoa Khoa học sức khỏe nói chung.
2. Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường và sức khỏe trong các môn học kháckết hợp
với các hoạt động truyền thông, ngoại khóa, thực tế môi trườngcũng là một giải pháp cần thiết
và khả thi, góp phần cung cấp kiến thức, thông tin bổ ích và thực tiễn cho sinh viên trong quá
trình học tập tại trường.

6. Tài liệu tham khảo
[1]. Nguyễn Dược và cs, 2013, Địa lý 6, 7, 8. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
[2]. Nguyễn Thành Đạt và cs, 2013, Sinh học 12, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
[3]. Đỗ Thu Hiền, 2012, Thực trạng, nhà ở, vệ sinh môi trường hộ gia đình và nhận
thức, thực hành của người dân tại ba xã vùng nông thôn tỉnh Hải Dương, Luận văn thạc sỹ y
tế công cộng
[4]. Bùi Phương Nga và cs, 2013, Tự nhiên và xã hội 1, 2,3. Nhà xuất bản Giáo dục
Việt Nam.
[5]. Bùi Phương Nga và cs, 2013, Khoa học 4, 5. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
[6]. Lê Thông và cs, 2013, Địa lý 10, 12. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
[7]. Nguyễn Quang Vinh và cs, 2013, Sinh học 9. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Trường Đại học Thăng Long

210


Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II

[8]. Millie Naquin, Diane Cole, Ashley Bowers and Ed Walkwitz, Environmental
Health Knowledge, attitudes and practices of Students in Grades Four through Eight,
Environmental Health reseach. ICHPER-SD Journal of Research, v6 n2 p45-50 Fall-Win
2011.
KNOWLEDGE, ATTITUDE AND PRACTICE ON ENVIRONMENT AND HEALTH

OF STUDENT IN THANG LONG UNIVERSITY (STAGE 1)
Ngo Thi Thu Hien*, Duong Hoang An, Ha Minh Trang
Public Health Division, Thang Long University
Email:
Abstract: The cross-sectional study was conducted on 156 first year students in
Faculty of Health Sciences, Thang Long University in 2014 with the aimto describe
knowledge on environment and health learned at high school, tdescribe the current
knowledge, attitude and practice of student on environment and health and related factors. All
volunteering students were directly interviewed uquestionnaire. The study results revealed: 1Students have learned and approached to the concept on environment from the simple to the
specialized terms, the problems related to environment and its impact on community health at
high school. 2- The level of student’sknowledge on environment and health was low and
inadequate.In particular, 62.8% of students graded weak knowledge, 30.1% had average
knowledge andonly 7.1% expressedgood knowledge. Almost students were interested in
environmental issues and health protection, expressed in high rate of practice (69.2%). 3-The
female students are likely to have good practice in 2.58 times higher than male students. In
addition, there wasstatistically significant difference in practice between girls and boys.
Rural students were likely to have good practice2.07 times higher than rural
students.Thegroup with weak knowledge were likely to practice6.57 times betterthan
groupwith average knowledge. There wasstatistically significant difference in practice
between weak and averageknowledgegroups.There was no statistically significant difference
inknowledge level between male and female students, between urban and rural areas between
the practice of urban students and rural students
Keywords: environment, environmental health, knowledge, practice.

Trường Đại học Thăng Long

211




×