Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN mầm non đạt giải A cấp huyện: “Giúp trẻ làm quen với hoạt động âm nhạc lứa tuổi 18-24 tháng tuổi”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.54 MB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ LÀM QUEN VỚI
HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC LỨA TUỔI 18-24 THÁNG TUỔI
TẠI TRƯỜNG MẦM NON NGA BẠCH

Người thực hiện: Lê Thị Dung
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Nga Bạch
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

THANH HÓA, NĂM 2015


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
“Chẳng ngôn ngữ nào êm dịu và trầm lắng cho bằng ngôn ngữ của thi ca.
Chẳng âm điệu nào thiết tha cho bằng cung thanh trầm bổng của khúc nhạc” và
“Phải có âm nhạc để bớt đi sự căng thẳng. Trong âm nhạc có những âm thanh
tuyệt vời của cuộc sống”.
Vậy âm nhạc có vai trò rất to lớn đối với con người nói chung và trẻ mầm
non nói riêng.
Như chúng ta đã biết mục đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm
đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ. Giáo dục âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên
nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người. Không chỉ vậy, giáo dục âm nhạc
còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát
triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi. Quá trình trẻ
tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như học hát nghe hát, vận động theo nhạc , chơi
trò chơi âm nhạc sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển


toàn diện, hài hòa, là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực. Chính
vì vậy, giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
Âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu của mỗi con người, là món ăn tinh
thần tuyệt diệu. Âm nhạc làm cho con người xích lại gần nhau yêu thương nhau,
chia sẻ vui buồn cùng nhau không phân biệt tôn giáo, màu da, sắc tộc. Đối với
trẻ mầm non thì âm nhạc lại có một sứ mệnh thiêng liêng hơn vì thông qua âm
nhạc giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức, góp phần phát triển trí tuệ, tâm sinh
lý của trẻ.
Âm nhạc vốn đã rất gần gũi với trẻ em nhưng ở những năm đầu đời của
trẻ, những phản ứng vui vẻ, thích thú khi nghe âm nhạc vẫn còn mơ hồ, nhiều
khi còn lẫn lộn giữa âm nhạc với các âm thanh khác nhau ở xung quanh. Từ khi
lọt lòng mẹ những dòng sữa ngọt ngào nuôi lớn trẻ thơ thì chính âm nhạc góp
phần nuôi lớn tâm hồn thơ bé. Âm nhạc giúp trẻ thêm yêu cuộc sống xung
quanh. Từ những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà vui tươi, trong
trẻo trong các bài hát ru, dân ca giúp trẻ hoàn thiện hơn nhân cách của mình.
Vì vậy là một giáo viên mầm non, rất tâm huyết với nghề dạy trẻ. Tôi luôn
mong muốn mình phải làm thế nào để giúp trẻ làm quen với âm nhạc một cách
hiệu quả nhất. Để việc trẻ đến với âm nhạc thật tự nhiên với niềm đam mê và trẻ
2


tự tin thể hiện bản thân mình qua các giai điệu âm nhạc. Cho nên tôi đã đề cập
đến vấn đề: “Giúp trẻ làm quen với hoạt động âm nhạc lứa tuổi 18-24 tháng
tuổi”.
B. GIẢI QUYÊT VẤN ĐỀ:
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Âm nhạc luôn đem đến cho mỗi người cảm giác vui tươi, thoải mái, nhẹ
nhàng. Tuy nhiên đối với trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ 18-24
tháng nói riêng thì khả năng cảm thụ âm nhạc vẫn còn nhiều hạn chế. Ở lứa tuổi
này nhiều trẻ vẫn còn mơ hồ giữa âm nhạc với các âm thanh khác nhau ở xung

quanh. Lòng yêu thích âm nhạc ở các cháu ở nhiều mức độ khác nhau, có cháu
yêu âm nhạc đến độ say mê, khi nghe tiếng nhạc cất lên nhưng có cháu lại tỏ ra
thờ ơ.
Ở lứa tuổi 18-24 tháng tuổi sự cảm nhận âm nhạc còn mang tính thụ động.
Những cảm nhận về âm nhạc còn mơ hồ, chưa rõ nét, chủ yếu là nghe hát, hát và
vận động đơn giản theo nhạc. Đặc điểm lứa tuổi này là trẻ chưa biết nói hoặc
mới đang tập nói, chưa hoàn chỉnh phát âm, tay chân còn yếu ớt, do đó đối với
hoạt động âm nhạc thì chủ yếu cho trẻ nghe nhạc, nghe hát, việc dạy trẻ hát thực
chất chủ yếu là luyện phát âm cho trẻ và cho trẻ làm quen với âm nhạc là chính.
Vì thế:
Để trẻ đến với hoạt động âm nhạc với niềm say mê, yêu thích âm nhạc
thật sự thì, “Học mà chơi, chơi mà học” đạt được hiệu quả mong muốn, thì việc
tổ chức lồng ghép hoạt động âm nhạc với các hoạt động trong ngày, các phương
pháp phải thật phù hợp với trẻ, với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ trong độ tuổi
này để đưa trẻ đến gần hơn với âm nhạc.
Thế giới âm nhạc diệu kỳ góp phần giáo dục thẩm mỹ, giáo dục tâm sinh
lý, giáo dục thể chất, trí tuệ cho trẻ một cách toàn diện nhất. Vì thế đưa trẻ đến
với âm nhạc là nhiệm vụ thật sự quan trọng.

3


II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
1. Thuận lợi:
Là một giáo viên được phân công phụ trách nhóm trẻ 18-24 tháng tuổi.
Các cháu ngoan, sạch sẽ, bản thân tôi không ngừng học hỏi, trong đó có được sự
quan tâm giúp đỡ của bạn bè đồng nghiệp, cùng Ban giám hiệu nhà trường.
Được phụ huynh quan tâm góp phần mua trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và
học của nhà trường. Vì vậy tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp giúp trẻ
18-24 tháng tuổi làm quen với hoạt động âm nhạc.

2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi thì cũng không ít khó khăn trong công tác giảng
dạy, phần lớn trẻ mới bắt đầu đến lớp, môi trường thay đổi nên tất cả còn rất
mới mẻ đối với trẻ. Để đưa trẻ vào nề nếp cũng cần phải có nhiều thời gian. Mặt
khác có rất nhiều trẻ phát âm còn chưa rõ ràng hay nói chưa rõ nên việc dạy cho
trẻ cũng có nhiều khó khăn.
Mặt khác do điều kiện của địa phương còn khó khăn về kinh tế nên chưa
có điều kiện đầu tư về cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho hoạt động âm
nhạc như phòng âm nhạc, các dụng cụ âm nhạc, phòng học còn nhỏ hẹp, đồ
dùng đồ chơi còn thiếu thốn nên ảnh hưởng tới các hoạt động của trẻ.
Tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng trên trẻ:
Cụ thể là:
Tổng số trẻ

Trẻ thích hát Trẻ thích nghe Trẻ thích chơi Trẻ có khả
và vận động hát và hứng trò chơi âm năng cảm thụ

17

theo nhạc.

thú hát theo nhạc.

âm nhạc.

3/17 = 18%

cô.
2/17 = 12%


1/17 = 6%

2/17 = 12%

III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tổ chức xây dựng môi trường giáo dục phát triển hoạt động âm
nhạc cho trẻ.
Môi trường cho trẻ hoạt động là nơi có nguồn thông tin phong phú,
khuyến khích tính độc lập và hoạt động tích cực cho trẻ. Để cung cấp nguồn
4


thông tin tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ hết khả năng, năng lực của mình, việc đầu tiên
giáo viên phải xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động. Khi xây dựng
môi trường cho trẻ hoạt động phải đảm bảo theo các nguyên tắc, quy trình xây
dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non. Tôi đã thực hiện trong quá
trình hoạt động của trẻ.
*.Trang trí tranh ảnh theo chủ đề:
Nhằm kích thích tính tò mò ham hiểu biết của trẻ, tôi đã tận dụng các mảng
tường trống để trang trí các hình ảnh xung quanh lớp phù hợp với chủ đề.
Ví dụ: Chủ đề: Bé và gia đình thân yêu của bé.
Để trẻ hiểu biết thêm về gia đình và các thành viên trong gia đình. Thêm
yêu quý gia đình, thích hát những bài hát về gia đình, tôi đã trang trí xung quanh
lớp các mảng tường trống hình ảnh về gia đình.
- Hình ảnh các thành viên trong gia đình.
- Hình ảnh các hoạt động trong gia đình
- Hình ảnh các đồ dùng trong gia đình.
Tôi cho trẻ khám phá các bức tranh ở mọi lúc, mọi nơi. Tôi cùng trẻ trò
chuyện về các bức tranh, ảnh xung quanh lớp.
- Bức tranh vẽ ai đây?

(Trẻ trả lời: Ông, bà, bố mẹ, và bé.)
- Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
- Bạn nhỏ trong tranh đang khoanh tay chào ông bà và bố mẹ.
Có một bạn nhỏ cũng rất ngoan, khi đi biết hỏi, khi về biết chào nên được
mọi người yêu mến đấy. Đó là em bé trong bài hát: “Con cò bé bé” đấy.
Chúng mình cùng hát thật hay nào.
Cô lồng ghép giáo dục trẻ hiếu kính, lễ phép với ông bà cha mẹ và những
người lớn tuổi, biết yêu thương những người xung quanh.
Tương tự: Ở những chủ đề khác, tôi cũng trang trí tranh ảnh phù hợp với
chủ đề đó cho trẻ được làm quen, được trò chuyện về những bức tranh, để trẻ
thêm hiểu biết và hướng trẻ đến những bài hát mà trẻ thích thú khi biễu diễn.

5


Hình ảnh: Khám phá môi trường trong lớp.
Ví dụ: Với chủ đề: Bé có thể đi khắp nơi bằng các phương tiện giao thông
Tôi đã treo ở xung quanh lớp các bức tranh về phương tiện giao thông
như xe đạp, xe máy, ô tô… và những bức tranh có phương tiện giao thông đang
hoạt động. Tôi trò chuyện cùng trẻ về những bức tranh để trẻ nói tên, đặc điểm
môi trường hoạt đông của các phương tiện giao thông đó.
Tôi hỏi trẻ: Tranh của cô có gì? (xe ô tô)
Xe ô tô chạy ở đâu? (Ở trên đường)
Xe ô tô là phương tiện giao thông đường gì? (Đường bộ)
Khi ngồi trong xe ô tô chúng mình ngồi như thế nào?
À. Có một bài hát nói về xe ô tô đấy.
Chúng mình có biết đó là bài hát gì không?
Bài hát em tập lái ô tô. Giờ chúng mình cùng hát thật hay bài hát “em tập
lái ô tô” nhé
Khi trẻ trả lời cô động viên khuyến khích trẻ và giúp đỡ khi trẻ gặp khó

khăn.Từ đó cô giới thiệu về chủ đề đang thực hiện, cung cấp kiến thức, bổ sung
kiến thức, kinh nghiệm hoạt động cho trẻ và đặc biệt là cung cấp và phát triển
vốn từ cho trẻ.
Các hình ảnh tôi trang trí có nội dung rõ ràng, màu sắc đẹp và hình ảnh
sống động, các hình ảnh này đều mang tính thẫm mỹ và tính giáo dục cao.
Tôi trang trí và dán tranh vừa tầm mắt của trẻ, giúp trẻ quan sát, trò
chuyện cùng cô dễ dàng hơn.
6


* Môi trường ngoài lớp :
Trên các mảng tường ngoài lớp tôi trang trí bằng cách vẽ hình các con vật
khóm hoa, cây xanh, các hình ảnh thể hiện nội dung các câu chuyện, bài thơ phù
hợp với lứa tuổi để khi cho trẻ đi dạo, đi chơi cô trò chuyện với trẻ về các bức vẽ
trên tường kích thích trẻ trả lời, tạo hứng thú để trẻ làm quen với những nhac cụ
âm nhạc.
Ví dụ: Bức tranh cô giáo cùng bạn nhỏ đang đánh đàn. Cô hỏi trẻ:
Bức tranh vẽ gì đây? (Cô giáo ạ).
Cô giáo đang làm gì? (Cô giáo đang đánh đàn).
Cô giáo đang đánh đàn, còn bạn nhỏ thì đang múa hát rất vui đấy. Chúng
mình có thích hát múa giống các bạn không nhỉ? Vậy chúng mình cùng hát múa
thật vui nào.
Tương tự ở các mảng tường cô đặt ra các câu hỏi, khuyến khích trẻ trả lời,
cô định hướng, nhắc nhở, giúp đỡ khi trẻ không tự trả lời được. Cô cho nhiều trẻ
được trả lời và sau mỗi câu trả lời cho trẻ được nhắc lại.

Hình ảnh: Khám phá môi trường ngoài lớp.
Kết quả: 15/17 cháu = 88% trẻ có thái độ tích cực hứng thú với môi
trường trong lớp và ngoài lớp từ đó trẻ tham gia các hoạt động âm nhạc cô đưa
ra một cách sôi nổi.


7


2. Giáo dục âm nhạc cho trẻ 18-24 tháng tuổi ở các hoạt động trong ngày:
Ở lứa tuổi này trẻ còn rất bỡ ngỡ với môi trường lớp học, các hoạt động
còn rất mới mẻ đối với trẻ. Vì vậy để giúp trẻ làm quen được với các hoạt động
đòi hỏi cô phải kiên trì rèn luyện cho trẻ trong đó có hoạt động âm nhạc.
*. Đối với giờ đón trẻ:
- Lần đầu tiên bước vào lớp học với một môi trường hoạt động còn xa lạ,
lúc này trẻ không cởi mở nói chuyện cùng cô hay chơi chung với bạn. Nên để
tạo không khí gần gũi thì cô có thể mở đĩa nhạc cho trẻ nghe hoặc cô hát cho trẻ
nghe một số bài hát quen thuộc như: Em đi mẫu giáo, Cháu đi mẫu giáo, Mẹ yêu
không nào…
Từ những bài hát đó với giai điệu vui vẻ phấn khởi không những đưa trẻ
gần gũi cô hơn, và trẻ gần gũi trẻ hơn mà còn giúp trẻ quen dần với giai điệu với
ca từ của bài hát, trẻ sẽ thích thú và có lòng say mê âm nhạc. Trẻ được chơi với
các đồ dùng đồ chơi âm nhạc.
*. Trong giờ thể dục sáng:
Để đưa trẻ vào hoạt động thể dục sáng với sự hứng thú thì việc lồng ghép
các bài hát vào bài tập thể dục sáng là một hoạt động mang tính sáng tạo. Tuỳ
vào từng chủ đề mà giáo viên áp dụng một cách nhẹ nhàng, không miễn cưỡng
mang đến cho trẻ cảm giác thoải mái.
VD: Với chủ đề: Bé có thể đi khắp nơi bằng các phương tiện giao thông.
Cô cho trẻ hát và vận động theo lời bài hát: Đoàn tàu nhỏ xíu
Với chủ đề: Những con vật đáng yêu.
Cô cho trẻ hát và vận động theo nhạc bài hát: Con cào cào

Hình ảnh: Trẻ trong giờ thể dục sáng
8



* Dạo chơi ngoài trời:
Để bài hát dễ dàng đi sâu vào trí nhớ của trẻ cô thường xuyên cho trẻ
nghe các bài hát một cách nhẹ nhàng tự nhiên. Sau mỗi buổi dạo chơi cô có thể
gợi mở cho trẻ hát bài hát mà cô đã dạy cho trẻ hoặc tổ chức dưới hình thức cho
trẻ thi hát với nhau hay dưới dạng trò chơi vận động
VD như bài hát: Trời nắng trời mưa.
Cho trẻ làm những chú thỏ con đi chơi, đi tắm nắng theo nhịp điệu lời hát.
Khi có hiệu lệnh của cô thì chạy về nhà. Đa số trẻ thích thú hát và vận động theo
lời của bài hát.
Tương tự như vậy với một số bài hát khác như: bài hát “Con cào cào” hay
bài “Lái ô tô”. Làm như vậy trẻ nhanh thuộc các bài hát, qua đó trẻ cũng bộc lộ
được năng khiếu của mình.
*. Giờ ngủ: Trong giờ ngủ trưa của trẻ tôi thường mở những đĩa nhạc có
những bài hát với giai điệu du dương, nhẹ nhàng để đưa trẻ vào giấc ngủ.
*. Trả trẻ:
Trong khi chờ bố mẹ đến đón cô nên động viên khuyến khích trẻ để trẻ
vừa hát vừa làm các động tác theo khả năng của trẻ. Cô có thể cho trẻ nghe băng
đĩa nhạc mà trẻ yêu thích. Trẻ có thể hát tự do một mình hoặc hát cùng với bạn.
Sau mỗi lần trẻ hát cô nên khen ngợi trẻ, cô cũng có thể hỏi trẻ xem trẻ vừa hát
bài gì? Cô làm thế để giúp trẻ nhớ được tên của bài hát. Cô dặn trẻ về nhà con
hãy hát và múa cho ông bà, bố mẹ xem để trẻ nhớ bài hát và đây cũng là một
hình thức ôn bài ở nhà của trẻ.
Thông qua việc sử dụng nhạc làm nền, làm hiệu lệnh hay trẻ múa, hát
trong những thời gian thích hợp để giúp trẻ vừa chơi, vừa ôn luyện lại những bài
hát trò chơi đã được học. Mở đĩa cho trẻ nghe những bản nhạc nhẹ nhàng với âm
lượng nhỏ để làm nền khi trẻ ăn, đi ngủ trưa hoặc trong khi cô và trẻ kể chuyện,
đọc thơ. Mở những đoạn nhạc làm hiệu lệnh khi tập trung cả lớp, giờ ăn, giờ ngủ
và giờ chuẩn bị ra về. Mở những đoạn nhạc vui nhộn nhịp đi cho trẻ vận động

tập thể dục.Tại góc âm nhạc trẻ có thể biểu diễn tuỳ ý trong thời gian hoạt động
góc hoặc chơi tự do buổi chiều. Tôi thấy trẻ lớp tôi rất thích thú với âm nhạc.
Sau khi áp dụng hoạt động âm nhạc vào các hoạt động trong ngày tôi thấy
hiệu quả đã tăng lên rõ rệt.

9


Kết quả 16/17 cháu = 94% trẻ đã thuộc bài hát và bộc lộ được năng khiếu
của mình.
3. Tổ chức trong hoạt động âm nhạc:
Để tiết học âm nhạc đầy hứng khởi, vui tươi nhẹ nhàng mang sắc thái tình
cảm, thì cô cần phải dùng thủ thuật để lôi cuốn trẻ vào các hoạt động âm nhạc và
gây hứng thú cho trẻ.
Ví dụ. Dạy bài hát: Chiếc khăn tay:
Cô đưa ra hộp quà và giới thiệu là hộp mẹ gửi tặng lớp mình vì lớp mình
học ngoan.
- Cô cho một trẻ lên tự tay mở hộp và và lấy ra.
- Cô hỏi trẻ mẹ tặng chúng mình cái gì vậy? Cái khăn ạ.
- Cái khăn của mẹ có thêu những gì? Cành hoa, con chim ạ.
Sau đó cô giới thiệu tên bài hát và nội dung bài hát.
Ví dụ: Dạy bài hát: Một con vịt.
- Cho một trẻ mặc trang phục con vịt đi ra:
- Cô hỏi trẻ: Hôm nay có ai đến thăm lớp mình vậy nhỉ? Bạn vịt.
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về con vịt trước khi vào nội dung bài dạy.
Ví dụ: Dạy hát bài: Lời chào buổi sáng. (Nguyễn Thị Nhung)
Trước hết cô cho trẻ quan sát bức tranh vẽ một em bé đang chào bố mẹ.
+ Cô hỏi trẻ: Ai đây? (Bạn nhỏ).
+ Bạn đang làm gì? (Chào bố mẹ để đi học).
Cô có một bài hát nói về một bạn nhỏ rất là ngoan. Buổi sáng trước khi đi

học em bé lại khoanh tay chào bố mẹ rồi mới đi học đấy, các con nghe cô dạy
bài hát “Lời chào buổi sáng nhé”.

Hình ảnh: Hoạt động xem tranh
10


- Muốn cho trẻ có hứng thú với hoạt động âm nhạc trước hết cô phải là
người có khả năng cảm thụ âm nhạc tốt, đó là việc cô phải hát đúng giai điệu
của bài hát, hát rõ lời và truyền thụ vốn âm nhạc đó đến cho trẻ.
Trong bài dạy trẻ cô hát hoặc cho trẻ nghe đĩa nhạc ca sỹ hát, nghe ca sỹ
chỉ là phụ thôi chủ yếu là cô hát. Cô hát thì dùng nhạc đệm để tạo cảm giác hưng
phấn hơn cho trẻ. Cô tạo không khí vui tươi nhẹ nhàng theo giai điệu của bài
hát. Cho trẻ được vận động, hay nhún nhảy, vỗ tay, lắc lư theo giai điệu bài hát,
trẻ có thể tự vận động theo ngẫu hứng của trẻ mà không mang tính chất gò ép
trẻ.
Như vậy việc dạy trẻ hoạt động âm nhạc thông qua hoạt động học sẽ cung
cấp thêm vốn hiểu biết về âm nhạc cho trẻ. Qua hoạt động này trẻ sẽ được củng
cố và khắc sâu hơn các bài hát vào trí nhớ của trẻ, từ đó kích thích khả năng cảm
thụ âm nhạc cho trẻ.
Kết quả 15/17 cháu = 88 % trẻ tích cực tham gia vào hoạt động âm nhạc.
4. Lồng ghép tích hợp các môn học.
Để khắc sâu kiến thức âm nhạc cô không chỉ dạy trong hoạt động âm nhạc
mà cần phải lồng ghép tích hợp vào các môn học khác cô có thể hát cho trẻ nghe
hát cho trẻ nghe đĩa nhạc để tạo không khí, gây hứng thú cho trẻ trước khi vào
bài, cô lồng ghép vào các chủ đề như.
VD: Đối với chủ đề: Bé và gia đình thân yêu.
Hoạt động: NBTN: Đề tài: Những người thân trong gia đình bé.
Trước khi vào bài cô có thể hát cho trẻ nghe bài hát: Cả nhà thương nhau.
Sau đó giới thiệu về nội dung bài hát để trẻ biết được trong gia đình có

những ai. Cô cũng có thể mở rộng thêm: Ngoài ba mẹ , còn có ông bà, anh, chị,
em…
- Đối với chủ đề: Những con vật đáng yêu:
Hoạt động NBTN: Đề tài: Những con vật trong gia đình.
Cô cho trẻ nghe bài hát: Gà trống, mèo con và cún con.
Cô đàm thoại cùng trẻ: Trong bài có tên những con vật gì? Cho trẻ kể.
Cô khuyến khích cho trẻ kể tên các con vật khác.
- Đối với chủ đề: Cây, rau, quả và những bông hoa đẹp.
Hoạt động: HĐVĐV: Đề tài: Chọn các bông hoa màu đỏ, màu vàng xâu
lại với nhau.
11


Cô cho trẻ hát bài: Màu hoa. Sau đó hỏi trẻ:
Trong bài hát có những màu hoa gì? (trẻ kể)
Vậy hôm nay cô cùng các con sẽ chọn các bông hoa màu đỏ, màu vàng
xâu lại với nhau nhé…
Hoạt động ở góc: Ví dụ: Ở góc đóng vai. Trò chơi bế em, cô nhập vai làm
mẹ búp bê cho búp bê ăn, hát ru những bài ru cho em búp bê ngủ, trẻ bắt chước
cô hát ru búp bê những câu đơn giản như: “Con cò mà đi ăn đêm , đậu phải cành
mềm lộn cổ xuống ao” hay “Cái cò, cái vạc, cái nông” …
Cô khuyến khích trẻ bằng những lời khen ngợi động viên trẻ như: Con
ngoan quá. Biết hát ru “à ơi” ru cho em bé ngủ. Và như vậy vốn từ của trẻ cũng
được phát triển theo.

Hình ảnh: Hoạt động chơi với đồ vật ở các góc.
Như vậy ở rất nhiều môn học, ở các đề tài, chủ đề khác nhau ta đều có thể
lồng ghép tích hợp môn học âm nhạc vào đó. Như vậy giúp trẻ khắc sâu hơn vốn
kiến thức âm nhạc và tiết học cũng sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn, sinh động hơn.
5. Hướng dẫn trẻ làm quen với âm nhạc thông qua một số trò chơi:

- Đối với trẻ thơ, được hoạt động với âm nhạc thông qua các trò chơi là
một biện pháp hữu hiệu nhất. Trò chơi đã trở thành phương tiện để đem đến cho
trẻ các yếu tố diễn tả của nghệ thuật sinh động, nó có tác dụng mạnh mẽ nhưng
lại đến với trẻ một cách nhẹ nhàng thoải mái. Nó có vai trò quan trọng giúp trẻ
luyện tai nghe nhạc, củng cố ca hát, tạo cảm giác nhịp điệu phát triển năng khiếu
12


âm nhạc. Mỗi loại trò chơi đều có ý nghĩa giúp trẻ phát triển trí tuệ, tạo cho trẻ
có những phản xạ nhanh nhạy có tác dụng trong việc củng cố và tiếp thu những
nội dung giáo dục. Đặc biệt trò chơi âm nhạccòn rèn luyện cho trẻ có những kỹ
năng thông qua tai nghe âm nhạc. Vì vậy tôi đã thường xuyên cho trẻ chơi một
số trò chơi nhằm làm tăng thêm sự phong phú âm nhạc cho trẻ.
a. Trò chơi: Tai ai thính:
Trò chơi tạo cho trẻ sự tập trung chú ý lắng nghe âm thanh của các nhạc
cụ khác nhau và trẻ hứng thú được khám phá, trải nhgiệm các nhạc cụ.
- Chuẩn bị: Trống, Phách tre, song loan.
- Cách chơi: Trẻ nghe và phân biệt âm thanh của các nhạc cụ.
Cô giới thiệu cho trẻ biết từng loại nhạc cụ và âm thanh của các loại nhạc
cụ.
+> Cô gõ trống và giới thiệu: Đây là trống đấy.
+> Cô gõ phách tre và giới thiệu: Đây là phách tre.
+> Cô gõ song loan và giới thiệu: Đây là song loan.
Sau khi cô giới thiệu hết các loại nhạc cụ cô lần lượt gõ trống, gõ phách
tre, gõ song loan để trẻ nghe và hỏi trẻ xem đó là âm thanh của nhạc cụ gì? Khi
trẻ đã quen cô cho trẻ ngồi không nhìn thấy nhạc cụ sau đó cô gõ một nhạc cụ và
hỏi trẻ xem đó là tiếng của nhạc cụ gì? Sau đó cô có thể cho một trẻ lên gõ và để
các bạn khác cùng đoán.
Cô có thể nâng cao trò chơi lên: Cho trẻ nhắm mắt lại cô gõ 1 dụng cụ âm
nhạc rồi cho trẻ đoán tên dụng cụ và lên lấy dụng cụ đó rồi gõ lại cho cả lớp

nghe xem có đúng là tiếng dụng cụ cô vừa gõ không?
b. Trò chơi: Ai hát.
Trò chơi này nhằm giúp trẻ phát triển tai nghe, phản ứng nhanh nhạy với
những động tác bên ngoài và ghi nhớ có chủ đích.
- Chuẩn bị: Mũ chóp kín.(hoặc khăn bịp mắt).
- Cách chơi: Cho trẻ cầm tay nhau đứng thành vòng tròn.
Chọn 1 bạn đứng giữa, đầu đội mũ chóp kín (bịt mắt).
Cho 1 bạn lên hát một bài hát quen thuộc, sau đó bạn về chỗ ngồi.
- Cô bỏ mũ chóp (hay khăn bịt mắt) cho trẻ và cho trẻ đoán xem bạn nào
vừa hát. Bạn hát bài gì?

13


Khi trẻ chơi thành thạo cô cho trẻ và nâng dần số bạn hát. Sau đó cô cho
trẻ đoán xem có 1 bạn hát hay nhiều bạn hát.

Hình ảnh: Trẻ chơi trò chơi.
Kết quả 17/17 cháu = 100% trẻ tích cực tự tin tham gia vào các trò chơi
6. Hướng dẫn trẻ hoạt động với âm nhạc ở góc nghệ thuật:
Hiện nay hoạt động góc cũng là một hoạt động quan trọng song song với
hoạt động có chủ đích. Tuy nhiên hoạt động với âm nhạc ở góc nghệ thuật thì
mỗi ngày trẻ đều được thực hiện vì vậy việc hướng dẫn cho trẻ được hoạt động
với âm nhạc ở hoạt động góc cũng là biện pháp rất cần thiết. Qua hoạt động âm
nhạc ở góc nghệ thuật trẻ được thể hiện theo ý thích của mình. Được thoả sức
sáng tạo và vận động theo cảm nhận của riêng mình.
Tôi hướng dẫn khuyến khích trẻ vận động dưới nhiều hình thức như:
- Hát kết hợp với sử dụng dụng cụ âm nhạc.
Trẻ sử dụng những dụng cụ âm nhạc mà trẻ thích, biểu diễn những bài hát
có nội dung phù hợp theo gợi ý của cô.

- Hát kết hợp vỗ tay đệm theo giai điệu của bài hát.
- Hát kết hợp với lắc lư, nhún nhảy…
- Hát kết hợp với một số động tác đơn giản vẫy tay, cuộn cổ tay…
- Hát và múa minh hoạ theo lời của bài hát.
Để gây hứng thú tạo không khí thoải mái cho trẻ hoạt động thì tôi bắt nhịp
cho trẻ hát và cùng vận động theo giai điệu bài hát hay vỗ tay nhịp nhàng để trẻ
vỗ theo. Những bài hát có thể múa minh hoạ thì cô múa minh họa cho trẻ hưởng
ứng theo.
14


Hình ảnh: Trẻ chơi với dụng cụ âm nhạc ở hoạt động góc.
*Góc mở âm nhạc: Cô để lô tô phù hợp với chủ đề cho trẻ lên chọn lô tô
mình thích.
Ví dụ: Ở chủ đề những con vật đáng yêu.Trẻ chọn lô tô có hình con gà
trống:
- Cô hỏi trẻ: Con lấy được hình con gì đấy? Con gà trống.
- Vậy con hát bài có con gà trống cho cô và các bạn cùng nghe nào.
Ví dụ: Chủ đề: Bé có thể đi khắp nơi bằng các phương tiện giao thông, trẻ
chọn lô tô cái ô tô.
- Cô yêu cầu trẻ hát bài có cái ô tô.
Tương tự như vậy cô cho trẻ được chọn và được hát những bài hát mình
yêu thích.
Kết quả 15/17 cháu = 88 % trẻ tích cực tham gia vào hoạt động âm nhạc ở
góc nghệ thuật.
7. Giúp trẻ làm quen với âm nhạc thông qua tuần lễ âm nhạc.
Cứ đến tuần cuối của chủ đề tôi lại tổ chức cho trẻ hoạt động ở tuần lễ âm
nhạc nhằm củng cố thêm về vốn kiến thức và kỹ năng âm nhạc cho trẻ.
Ví dụ: Ở chủ đề: Bé và gia đình thân yêu của bé.
Tôi tổ chức cho trẻ hát các bài hát về những người thân trong gia đình, đồ

dùng của bé. Bên cạnh đó trẻ được nghe cô hát những bài hát về gia đình và các
trò chơi về gia đình như những bài hát: Mẹ yêu không nào, cháu yêu bà, Đôi dép
xinh…
Ở chủ đề: Những con vật đáng yêu cũng vậy. Trẻ được trải nghiệm qua các
bài hát nói về các con vật. Trẻ được hát và vận động mô phỏng động tác, điệu bộ
15


của những con vật mà bé thích như: Một con vịt, Gà trống mèo con và cún con,
Con gà trống.
Tôi tổ chức tuần lễ âm nhạc cho trẻ tương tự như vậy ở các chủ đề: Bé có
thể đi khắp nơi bằng các phương tiện giao thông. Và chủ đề: Cây rau quả và
những bông hoa đẹp.

Hình ảnh: Trẻ hoạt động âm nhạc
Từ việc cho trẻ được hoạt động ở tuần lễ âm nhạc đã giúp trẻ củng cố thêm
những kiến thức về âm nhạc cũng như sự nhanh nhạy trong các hoạt động âm
nhạc. Từ đó kích thích sự phát triển về tai nghe và khả năng cảm thụ âm nhạc và
sự phát triển năng khiếu âm nhạc cho trẻ sau này.
Kết quả 17/17 cháu =100% tích cực hứng thú tham gia vào tuần lễ âm
nhạc.
8. Sử dụng đa dạng các loại nhạc cụ.
Muốn có các loại nhạc cụ đa dạng để cho trẻ sủ dụng tôi đã tăng cường sưu
tầm và làm các dụng cụ âm nhạc.
Để việc cho trẻ làm quen với hoạt động âm nhạc đạt hiệu quả cao tôi đã
tăng cường sưu tầm và làm đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho hoạt động. Tôi đã
trao đổi vận động các phụ huynh ủng hộ các nguyên vật liệu, cùng làm các dụng
cụ âm nhạc để phục vụ cho trẻ.
Từ những mảnh vải vụn, len vụn tôi đã làm những chiếc áo yếm, những
chiếc khăn đội đầu. Từ những thanh tre, thanh nứa làm nên những bộ phách, đó

16


là những dụng cụ âm nhạc thân thiết với trẻ. Từ những tờ lịch cũ và xốp, keo
dán tôi đã làm cho trẻ những chiếc mũ múa xinh xắn đội trên đầu của trẻ. Từ
những mảnh xốp vụn tôi cũng tận dụng và làm nên những chiếc nơ xinh xắn cài
tóc cho trẻ hay những bông hoa nhỏ đeo vào tay cho trẻ mỗi khi trẻ vận động âm
nhạc. Ngoài ra cô còn làm một số dụng cụ âm nhạc để xung quanh lớp như quạt,
ô, trống, hoa…làm như vậy kích thích lòng yêu âm nhạc của trẻ.
Khai thác hiệu quả đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu sẵn có.
Có thể hiểu là việc tổ chức hoạt động âm nhạc trong giáo dục mầm non
cho trẻ làm quen và “chơi” với các hoạt động ca hát. Việc sử dụng các đồ dùng,
đồ chơi, nguyên vật liệu sẵn có, quen thuộc, gần gũi với trẻ sẽ tạo cho trẻ thêm
phần hứng thú tham gia hoạt động bởi các đồ dùng, đồ chơi đố được khai thác
trong các trò chơi âm nhạc cụ chể sẽ tạo ra các hiệu ứng mới lạ và có thể gây bất
ngờ cho trẻ, lấp đầy được những khoảng trống khi thiếu vắng các phương tiện,
âm thanh, hình ảnh hiện đại.
Rất nhiều đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu quen thuộc có thể sử dụng vào
các trò chơi âm nhạc như: Các đồ dùng, đồ chơi trong danh mục tối thiểu: tre,
lứa, hộp nhựa, sắt tây, thậm chí cả thìa, đũa, vung, xoong, nồi chảo và các
nguyên vật liệu sẵn có của địa phương.

Hình ảnh: Dụng cụ âm nhạc
Nhạc cụ có thể làm một cách rất đơn giản như ống tre nứa được cưa dài
ngắn khác nhau, hoặc chai lọ (lưu ý: dùng vỏ chai dày, khó vỡ). Thậm chí dùng
các hộp các tông, sắt tây đựng bánh kẹo cũng đã tạo nên tiếng kêu sinh động

17



trong các hoạt động âm nhạc rồi. Có thể dùng các vật dụng khác để tạo ra các
loại nhạc cụ sinh động:
Xúc xắc: Từ một chai nhựa (vỏ chai nước khoáng...) cắt lấy một nửa, có
thể lấy một đoạn que bằng tre hoặc bằng gỗ xuyên vào giữa hoặc không cần
cũng được, đổ các viên bi, hoặc cát hay sỏi...vào với một lượng nhất định, dùng
mảnh vải màu trùm lên, buộc lại và thắt nơ phía đáy chai cho đẹp. Cầm lắc lên
sẽ tạo ra tiếng kêu mà sau này có thể dùng chơi nhiều trò khác nhau.
Sắp xếp khu vực hoạt động âm nhạc một cách hài hoà, nhẹ nhàng mà vẫn
tạo cho trẻ có một không gian thuận lợi, khuyến khích và tạo cơ hội cho trẻ
được hoạt động tích cực, trải nghiệm những cảm xúc tích cực, vui tươi qua các
giai điệu, lời ca, trò chơi âm nhạc, cũng như giúp trẻ mạnh dạn, tự tin nói năng
ứng xử lưu loát hơn.
Kết quả: 15/17 cháu = 88% biết sử dụng các loại dụng cụ âm nhạc
9. Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động âm nhạc.
Tôi nhận thấy rằng việc áp dụng công nghệ thông tin trong quá trình
giảng dạy nhất là hoạt động âm nhạc sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với khả năng
âm nhạc của trẻ.
VD: Đối với chủ đề: “Những con vật đáng yêu” khi dạy bài hát “Con gà
trống” tôi đã chuẩn bị 1 đoạn video có hình ảnh động về con gà: Gà đang gáy,
có con lại đang kiếm ăn. Kết hợp cùng với bài hát. Khi mở cho trẻ xem tôi cho
trẻ bắt chước tiếng kêu, làm động tác của các con vật, trẻ sẽ nhanh thuộc bài hát
hơn và tiết học cũng sinh động hơn.

Hình ảnh: Trẻ đang xem Power Proint
Những con vật trong gia đình cô cho trẻ xem các hình ảnh động về các con
vật cùng với lời hát. Cho trẻ bắt chước tiếng kêu hoặc làm động tác giống các
18


con vật trẻ sẽ dễ thuộc lời hát hát đúng giai điệu hơn và tiết học cũng vui nhộn

và sinh động hơn.
Với chủ đề: Bé có thể đi khắp mọi nơi bằng các phương tiện giao thông.
Bài hát: Đoàn tàu nhỏ xíu
Tôi cho trẻ xem hình ảnh tàu hoả có kèm theo âm thanh tiếng động cơ và
tiếng còi. Các con nhìn thấy gì đây? (tàu hoả)
- Tiếng còi tàu kêu như thế nào? Tu tu.
- Tiếng tàu kêu làm sao? Xình xịch.
Hôm nay cô sẽ dạy chúng mình bài hát: Đoàn tàu nhỏ xíu.
Tương tự như vậy tôi cho trẻ được trải nghiệm nghe âm thanh, nhìn thấy
hình ảnh, sống động hoạt động sinh động hơn, trẻ hứng thú hơn trong các hoạt
động tiếp theo.
10. Phối kết hợp với phụ huynh giúp trẻ làm quen với âm nhạc.
Muốn cho trẻ hoạt động đạt hiệu quả cao trong môn học âm nhạc cô cần
phải phối kết hợp tốt với phụ huynh trong việc rèn luyện cho yêu thích môn học.
Hằng ngày khi trẻ đến lớp cô cần trao đổi với phụ huynh những gì trẻ đã làm
được và những gì trẻ chưa làm được trên lớp. Và cô phải nắm được tình hình ở
nhà của trẻ từ đó cùng nhau đưa ra biện pháp giáo dục trẻ một cách phù hợp.
Ngoài ra, cô cần treo các thông tin ở góc trao đổi với phụ huynh để phụ
huynh nắm được khả năng của con em mình khi ở lớp. Cô cung cấp những bài
hát cho phụ huynh hát cho trẻ nghe ở nhà hay đề nghị phụ huynh yêu cầu trẻ hát
lại hoặc ở nhà mở băng đĩa nhạc thiếu nhi cho trẻ nghe.

Hình ảnh: Bé hát cùng với gia đình

19


Như vậy, từ việc làm tốt công tác phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh
đã giúp cô giáo nắm vững hơn khả năng của trẻ, từ đó có kế hoạch cụ thể và
biện pháp phù hợp đối với từng trẻ, nhằm nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc.

Kết quả: 17/17 phụ huynh =100% nắm được các kiến thức cơ bản về giáo
dục âm nhạc cho trẻ từ đó phụ huynh có biện pháp giáo dục âm nhạc cho trẻ khi
ở nhà đạt hiệu quả tốt nhất.
IV. KIỂM NGHIỆM:
- Qua một thời gian áp dụng một số biện pháp cho trẻ làm quen với môn
học âm nhạc tôi thấy ở trẻ đã có sự thay đổi rõ rệt. Trẻ rất hứng thú với môn học
âm nhạc, trẻ thuộc rất nhanh các bài hát và hứng thú tích cực khi tham gia vào
các trò chơi. Mỗi khi các giai điệu âm nhạc vang lên trẻ lại đung đưa người hoặc
nhún nhảy theo giai điệu. Qua đó trẻ thể hiện rõ khả năng cảm thụ âm nhạc của
trẻ.
Kết quả :
Tổng số trẻ Trẻ thích hát Trẻ thích nghe Trẻ thích chơi Trẻ có khả
và vận động hát và hứng thú trò chơi âm năng cảm thụ
theo nhạc.
hát theo cô.
nhạc.
âm nhạc.
17
17/17=100%
17/17=100%
17/17=100%
15/17=88%

C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT:
I. KẾT LUẬN
- Để đạt được kết quả trên không phải trong một ngày một buổi mà có
được. Cô phải linh hoạt chủ động lựa chọn nội dung phương pháp truyền đạt đến
trẻ. Cô phải tận dụng mọi lúc mọi nơi,trong các hoạt động đón trả trẻ, dạo chơi
ngoài trời, trong buổi sinh hoạt chiều, lồng ghép tích hợp trong các hoạt động
khác. Làm như vậy kiến thức âm nhạc ngày càng được củng cố và khắc sâu hơn,

trẻ thích được hoạt động âm nhạc và các hoạt động trong ngày càng tích cực
hơn.
Cô giáo phải thực sự là tấm gương sáng cho trẻ noi theo, cô phải có
chuyên môn vững vàng chuẩn bị tất cả các nội dung cho trẻ hoạt động một cách
tích cực và đạt hiệu quả.
Cô cũng cần thường xuyên trao đổi với phụ huynh những gì trẻ làm được
và chưa làm được để cùng nhau chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả tốt hơn.
20


Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân được áp dụng cho trẻ 18-24
tháng tuổi. Tôi rất mong Ban giám hiệu, cán bộ chuyên môn phòng giáo dục và
bạn bè đồng nghiệp góp ý xây dựng thêm để tôi có được bài học kinh nghiệm để
áp dụng trong quá trình công tác của bản thân và đặc biệt là việc nâng cao chất
lượng trong việc cho trẻ làm quen với âm nhạc của trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ
ở độ tuổi 18-24 tháng nói riêng.
II. Ý KIỀN ĐỀ XUẤT :
Để cho trẻ làm quen với hoạt động âm nhạc một cách hiệu quả, ngoài các
biện pháp như tôi đã nêu ở trên thì tôi có một số đề xuất như sau:
* Đối với trường :
- Đầu tư thêm kinh phí, vận động phụ huynh đóng góp mua thêm trang
thiết bị phục vụ hoạt động âm nhạc như: Trang phục biểu diễn, đàn ocgan...
- BGH, GV nhà trường tham mưu với UBND Xã xây dựng thêm phòng
tập đa năng cho trẻ hoạt động có hiệu quả hơn.
- Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn, học tập, tham
quan ở các đơn vị bạn để học hỏi trao đổi kinh nghiệm.
*Đối với Phòng giáo dục:
- Cung cấp thêm các tư liệu tiến bộ để giáo viên học tập như băng hình,
đĩa hình.
-Tăng cường, mở rộng các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng ca hát, dạy

múa, dạy đàn.
Tôi xin chân thành cảm ơn

XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nga Bạch, ngày 20 tháng 3 năm 2015
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, không sao chép
nội dung của người khác.
Người viết

Lê Thị Dung

21



×