Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN mầm non đạt giải A cấp huyện: Một số biện pháp hướng dẫn trẻ 24 36 tháng tuổi làm quen với tác phẩm văn học thông qua hoạt động kể chuyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.66 MB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN TRẺ 24 – 36 THÁNG TUỔI
LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN

Người thực hiện: Hỏa Thị Hải
Chức vụ:

Giáo viên

Đơn vị công tác:

Trường mầm non Nga Trung

SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

THANH HÓA NĂM 2015

1


A. ĐẶT VẤN ĐỀ

Lúc sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã nói :
“Trẻ thơ như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”
Đúng như vậy, trẻ ở tuổi mầm non thật đáng yêu, tâm hồn trẻ thơ ngây, hồn


nhiên. Mọi hoạt động học tập và vui chơi trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ
ở trường mầm non đều đem lại cho trẻ những điều kì lạ, thần tiên.
Trong chương trình giáo dục trẻ nhà trẻ có rất nhiều môn học và các hoạt
động giúp trẻ phát triển toàn diện, một trong những môn học góp phần xây dựng
nền móng tri thức ban đầu cho trẻ đó là môn văn học.
Kể chuyện cho trẻ độ tuổi từ 24-36 tháng tuổi nghe là một hoạt động quan trọng
cần thiết góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ.
Thông qua các câu chuyện, các nhân vật, sự vật hiện tượng gần gũi xung quanh
trẻ giúp cho trẻ dễ dàng tiếp cận và nhận biết thế giới vạn vật xung quanh phát
triển óc tư duy sáng tạo,tính tò mò và thích khám phá từ đó nảy sinh cho trẻ
những nhận thức về tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ, yêu quý ông bà, cha

2


mẹ, thầy cô. Yêu quý các loài vật, yêu thiên nhiên cỏ cây, hoa lá. Làm cho tâm
hồn trẻ ngày thêm thơ ngây trong sáng.
Kể chuyện cho trẻ nghe còn giúp trẻ tích lũy và mở rộng vốn từ ngữ phong
phú đa dạng, giúp trẻ nói sõi, nói chuẩn tiếng việt, khả năng nói, diễn đạt ngôn
ngữ được mạch lạc rõ ràng hơn. Từ đó trẻ có thể diễn tả được những nhu cầu
của mình cho mọi người xung quanh.
Song qua thực tế tôi thấy, đặc điểm tâm sinh lí nhận thức của trẻ ở độ tuổi
này còn nhiều hạn chế do cơ quan và bộ máy phát âm của trẻ chưa được hoàn
thiện. Trẻ mới học nói, nói ngọng, nói chưa đúng, chưa đủ câu nên khả năng
diễn đạt ngôn ngữ, câu chưa được rõ ràng, mạch lạc, khả năng lĩnh hội thông tin
còn hạn chế.
Trẻ hiếu động không chịu ngồi yên, hay đùa nghịch, nói tự do không tặp
trung chú ý nghe cô kể chuyện. Nên tôi nghĩ việc tổ chức gây hứng thú thu hút
trẻ vào hoạt động kể chuyện ngay từ ban đầu là rất quan trọng và góp phần nâng
cao chất lượng kể chuyện cho trẻ nghe. Nhận thức rõ ý nghĩa và mục đích của

việc nâng cao chất lượng giờ dạy kể chyện cho trẻ từ 24 - 36 tháng tuổi.
Là giáo viên trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ ở lứa tuổi này tôi nắm bắt được đặc
điểm tâm sinh lí của trẻ cũng như nắm chắc phương pháp hữu ích phù hợp với
trình độ nhận thức: Tôi giành nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu, học hỏi áp
dụng những phương pháp phù hợp với tâm sinh lí của trẻ. Tôi cố gắng mọi lúc
mọi nơi, gần gũi với trẻ, cho trẻ xem băng hình có những hình ảnh, con vật
giống trong những câu chuyện, làm những nhân vật rối, khâu rối, chuẩn bị thật
tốt phục vụ tiết học sao cho phù hợp với thực tế và của nhóm trẻ từ 24-36 tháng
tuổi học tốt hơn môn kể chuyện.
Nhận thức được tầm quan trọng của môn văn học đối với việc phát triển
của trẻ nên tôi quyết chọn đề tài “Một số biện pháp hướng dẫn trẻ 24 - 36
tháng tuổi làm quen với tác phẩm văn học thông qua hoạt động kể chuyện”
để nghiên cứu với mong muốn nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với tác
phẩm văn học và được đồng nghiệp đóng góp ý kiến xây dựng để chọn ra hướng
giáo dục phù hợp nhất cho học sinh lứa tuổi nhà trẻ.

3


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Kể chuyện là môn học rất quan trọng đối với trẻ mầm non, là phương tiện
phát triển ngôn ngữ cho trẻ có đủ vốn từ để nói năng lưu loát, diễn đạt gãy gọn
biết sử dụng từ đúng lúc, đúng chỗ, không những thế mà việc dạy trẻ làm quen
với những từ ngữ nghệ thuật như từ tượng hình, từ tượng thanh giúp trẻ phát
triển trí tưởng tượng, óc quan sát khả năng tư duy độc lập trong suy nghĩ.
Thông qua nội dung các tác phẩm giáo dục trẻ biết yêu quý người hiền lành,
biết ơn và kính yêu ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, bạn bè và biết nhường nhịn em
nhỏ.
Kể chuyện là hoạt động nhằm dẫn dắt hướng dẫn trẻ cảm nhận những giá

trị, nội dung nghệ thuật phong phú trong tác phẩm, khơi ngợi ở trẻ sự rung động,
hứng thú đối với văn học, có ấn tượng về những hình tượng nghệ thuật, cái hay,
cái đẹp của tác phẩm và thể hiện sự cảm nhận đó qua các hoạt động mang tính
chất văn học nghệ thuật như chơi trò chơi đóng kịch, cao hơn là là tiến tới sáng
tạo ra những câu chuyện mang tưởng tượng của mình, góp phần hình thành và
phát triển nhân cách trẻ.
Kể chuyện nói về thế giới loài vật, cỏ, cây, hoa, lá, mọi hiện tượng thiên
nhiên, vũ trụ mà trẻ nhìn thấy được, cũng nói về những gì gần gũi trong môi
trường sống của trẻ như: làng quê, cánh đồng, dòng sông, phiên chợ, lớp học,
khu phố…Qua tác phẩm kể chuyện trẻ bắt đầu nhận ra trong xã hội có những
mối quan hệ, những tình cảm gia đình, tình bạn tình cô cháu…Trẻ cũng dần
nhận ra có một xã hội ràng buộc con người với nhau trong lịch sử đấu tranh cách
mạng, trong tình làng, nghĩa xóm. Chuyện kể có thể cần đề cập đến những lực
lượng siêu thiên nhiên như: thần linh, ông bụt, cô tiên, phù thủy, quỷ sứ và cả
những phép màu kì lạ.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
1. Thực trạng chung
Được sự quan tâm của Đảng Uỷ - Uỷ Ban Nhân Dân - Hội Đồng Nhân Dân xã
Nga Trung, nhà trường được công nhận chuẩn Quốc Gia mức độ 1 và đang
chuẩn bị các điều kiện để đón chuẩn mức độ 2.
4


Nhà trường đã xây dựng được khu cổ tích thật khang trang có nhiều mô
hình chuyện cho trẻ tham quan, hoạt động vui chơi khu vườn cổ tích như: Mô
hình chuyện Tấm Cám, chuyện Ông Gióng, chuyện Nàng Bạch Tuyết Và Bảy
Chú Lùn…cho trẻ quan sát và vui chơi trong khu vườn cổ tích để giúp trẻ ghi
nhớ sau mỗi lần cô kể chuyện cho trẻ nghe để trẻ nhớ lại những hình ảnh thân
thuộc quanh trẻ.
Phụ huynh cũng đã quan tâm và ủng hộ nhiệt tình về mọi mặt như: ủng hộ

nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học và vui chơi cho các cháu , nhất là đồ
dùng phục vụ cho hoạt động kể chuyện(đồ dùng trực quan như: tranh, ảnh minh
họa các câu chuyện…
2. Thùc tr¹ng cña gi¸o viªn
- Năm học 2014 – 2015 tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp 24 –
36 tháng tuổi với tổng số trẻ là 25 cháu. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy cháu
nên tôi nắm vững được khả năng tiếp thu của tầng cháu nhưng bản thân là giáo
viên trẻ nên tôi chưa có kinh nghiệm trong việc cho trẻ làm quen tác phẩm văn
học. Trong phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan vẫn chưa khoa học, chưa có
sáng tạo trong việc chuyển thể từ kịch bản sang sân khấu, chưa chủ động linh
hoạt trong việc tổ chức các hoạt động đóng kịch.
- Khả năng cảm nhận các tác phẩm văn thơ, chuyện còn hạn chế, giọng đọc
và cách phối hợp ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ minh họa chưa bộc lộ cảm xúc, hấp
dẫn cuốn hút trẻ.tuy vậy tôi luôn không ngừng học hỏi qua đồng nghiệp, tài liệu
và trên mạng Internet.
3. Thực trạng đối với học sinh.
- Với đặc điểm sinh lý của lứa tuổi ở giai đoạn phát triển lời nói đang phát
triển do đó khả năng giao tiếp về ngôn ngữ của trẻ gặp rất nhiều khó khăn.trẻ
đang sống trong môi trường gia đình, được ông bà, bố mẹ yêu thương chăm sóc.
khi đến trường là nơi hoàn toàn mới mẻ xa lạ với trẻ, do đó trẻ chưa quen với nề
nếp, thói quen của lớp, trẻ còn có tính rụt rè, nhút nhát, cá tính...còn nhiều ở trẻ.
Sự phát triển ngôn ngữ ở mỗi trẻ tuy cùng một độ tuổi nhưng lại phát triển khác
nhau gây khó khăn trong việc giảng dạy.
- Đa số trẻ là con em có bố mẹ làm nông nghiệp nên nhận thức về công
việc chăm sóc giáo dục và dạy con còn hạn chế họ không biết rằng kể chuyện,
5


đọc thơ cho con nghe là một cách giúp các cháu tiếp thu với ngôn ngữ nhanh
nhất. Các phụ huynh chỉ quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho các cháu mà

chưa thấy được cần phải giáo dục ngôn ngữ cho các cháu.
4. Khảo sát trẻ đầu năm.
Bước vào năm học mới tôi đã khảo sát trẻ đạt kết quả sau:

TT

1
2

3
4

Nội dung khảo sát

Trẻ chú ý lắng nghe cô
kể chuyện
Trẻ nhớ tên chuyện, tên
nhân vật, hiểu nội dung
chuyện.
Trẻ thể hiện diễn cảm
một vài cử chỉ, điệu bộ
của nhân vật trong
chuyện
Sự mạnh dạn tự tin.

Tổng
Số trẻ
được
khảo
sát

25

Kết quả
Đạt
Tốt

khá

TB

Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ
trẻ lệ% trẻ lệ% trẻ lệ% trẻ lệ%
3

12

3

12

7

28

12 48

2

8


4

16

9

36

10

40

2

8

4

16

8

32

11

44

2


8

3

12

10 40

10

40

25
25

25

Từ kết quả trên bản thân rất băn khoăn trăn trở phải làm gì và bằng biện
pháp như thế nào để trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động làm quen với văn học
được tốt hơn. Để giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu như tham hiểu biết trẻ hứng thú
tham gia vào hoạt động một cách tích cực nhất để đạt hiệu quả phát triển toàn
diện cho trẻ cao nhất. Vì vậy tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp để gây
hứng thú cho trẻ trong hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học thông
qua kể chuyện.
III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Giải pháp gây hứng thú, thu hút trẻ vào hoạt động thông qua đồ dùng,
đồ chơi.
Làm đồ dùng đồ chơi để tạo môi trường đồ dùng học tập, đồ chơi phong
phú là một yêu cầu cần thiết đối với giáo viên mầm non. Đồ dùng đồ chơi phong
phú sẽ góp phần quyết định hiệu quả tổ chức các hoạt động vui chơi học tập của

trẻ, đặc biệt là trẻ nhà trẻ - vì trẻ là lứa tuổi hoạt động với đồ vật là chủ đạo.
6


Qua thực tế giảng dạy và tìm hiểu tâm sinh lí, nhận thức của trẻ từ 24-36
tháng tuổi là lối tư duy trực quan hình tượng, nên tôi đã sáng tạo làm nhiều loại
đồ dùng đồ chơi phù hợp với tầng nội dung câu chuyện cần kể, để giới thiệu cho
trẻ, giúp cho trẻ có những cảm xúc và những ấn tượng tốt về đồ vật, sự vật.
Vì vậy tôi tích cực làm đồ dùng đồ chơi tự tạo từ nguyên vật liệu phế thải, để
làm đồ dùng học tập, đồ chơi cho các tiết dạy.
Ví dụ : khi kể chuyện “Con cáo”cho trẻ nghe tôi dùng bìa cứng, bút màu
vẽ thành những bức tranh có hình ảnh các nhân vật trong câu chuyện như: Mèo
hoa, chó cún, gà con, con cáo giống như những con vật trong chuyện kể để cho
học sinh vừa nghe cô kể vừa quan sát tranh.

Với câu chuyện “ thỏ ngoan” tôi dùng vải vụn, bông, hột hạt…khâu những
nhân vật rối như thỏ, cáo, bác gấu để diễn rối tay cho trẻ xem, trẻ rất thích thú
chỉ và gọi tên nhân vật đó, trẻ tưởng như các nhân vật đó từ trong tranh chuyện
bước ra thật gần gũi, ngộ nghĩnh và đáng yêu.
Cùng với đồ dùng tự tạo trên tôi chú ý đến việc sử dụng đưa ra giới thiệu
cho trẻ bằng nhiều cách khác nhau để dẫn dắt gây hứng thú vào bài. ngoài ra tôi
còn khéo léo cắt tỉa tạo thành những chiếc mũ xinh xắn có gắn những nhân vật
mà trẻ yêu thích, tận dụng vải vụn khâu thành những con thú nhồi bông ngộ
nghĩnh đẹp để làm phần thưởng khi trẻ hoạt động, vừa khuyến khích trẻ, vừa
giúp trẻ tham gia vào các trò chơi.
7


Ví dụ : Cô làm những chiếc mũ thỏ để thưởng cho trẻ chơi trò chơi vận
động : “trời nắng-trời mưa” sau khi học xong chuyện : “thỏ con không vâng

lời”.

Tôi còn khâu những chú Chó con, Mèo hoa, Gà con, Vịt con để làm phần
thưởng, quà tặng đồ chơi cho trẻ trong các tiết kể chuyện làm cho trẻ rất phấn
khởi hứng thú.

3. Gây hứng thú giúp trẻ học tốt môn “kể chuyện” qua các phương tiện
truyền thông, công nghệ thông tin.
Như chúng ta đã biết, để hoà nhịp với sự phát triển vượt bậc của công
nghệ thông tin thì việc sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt
8


động giáo dục là một điều tất yếu của tất cả các ngành học, bậc học. Mặc dù đối
với bậc học mầm non, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình
giảng dạy mới chỉ là bắt đầu, song cũng đã thực sự thu hút được trẻ rất nhiều và
có tác dụng rất lớn đối với trẻ khi trẻ được học những tiết học này. Tôi cảm thấy
trẻ rất thích thú như mình đang được xem những đoạn phim với hình ảnh sống
động. “Học mà chơi, chơi mà học” phải thoải mái, nhẹ nhàng tiếp thu kiến thức.
Ví dụ: Kể chuyện “Cây táo”. Tôi đã soạn 1 giáo án điện tử và trình chiếu trên
máy vi tính tôi sưu tầm các hình ảnh minh hoạ câu chuyện qua trang wed giáo
án điện tử của mình. Tôi trình chiếu cho trẻ xem các hình ảnh minh họa truyện
“Cây táo”..

Hình ảnh minh họa truyện “ Cây Táo”
Ví dụ : Tổ chức hoạt động học có chủ đích làm quen tác phẩm văn học :
chuyện “ Cây táo” chủ đề : Cây và những bông hoa đẹp.
NDHĐ

Hoạt động của cô


HĐ1: Gây

Cô cho trẻ xem hình ảnh về vườn cây.

hứng thú

Vườn có trồng rất nhiều loại cây ăn quả : Cây

Hoạt động của
trẻ
- Trẻ quan sát

cam, cây ổi, cây táo, cây quýt…
Cô giới thiệu có một số cây ăn quả-trong đó
9


cây táo có rất nhiều quả.
Có một câu chuyện cũng kể về cây táo đó là
truyện Cây táo.giờ cô sẽ kể cho các con nghe
HĐ2: Bài
mới

câu chuyện Cây táo
*cô kể chuyện
+ cô kể lần 1: Kể diễn cảm bằng lời.

Trẻ lắng nghe


+ Cô kể lần 2: kết hợp hình ảnh trên máy vi
tính.
Giảng nội dung câu chuyện trên máy chiếu
-Đàm thoại: Khi gợi mở cho trẻ trả lời câu hỏi
tôi thường bật hình ảnh trong máy tương ứng
với câu hỏi cho trẻ quan sát.
+ Ông đang làm gì? (hình ảnh ông đang trồng
cây);
+ Bé đang làm gì? (hình ảnh bé tưới nước cho
cây);
+ Trời mưa : đang tưới nước cho cây;
+ Mặt trời : đang sưởi nắng cho cây.
+ con gì xuất hiện ? (Gà trống)
+ Gà trống nói gì với cây? (cây ơi cây lớn
mau)

- Trẻ trả lời

+ Bướm nói gì với cây? (cây ơi cây lớn mau).
+ Ông , bé, gà, bướm mong cây thế nào?
(cây ơi cây lớn mau).
+ Nghe lời mọi người cây đã cho những trái
chín vàng, rơi đầy vào lòng bé.
+ Cô kể lần 3: Kết hợp sử dụng sa bàn cát
- Mưa phùn bay, hoa đào nở và các loài hoa
đang khoe sắc đón nắng xuân về.
- Ai đã trồng cây táo xuống đất (cô gắn nhân
vật ông và cây táo).
10



- Ai đã tưới nước cho cây (gắn em bé).
- Mưa tưới nước cho cây (cô kéo mảng mây
ra).
-Mặt trời sưởi nắng cho cây (kéo hình mặt
trời).
Đến tiếng nói gà trống cô gắn gà , tiếng nói
của bướm gắn bướm …
*Trò chơi : gieo hạt nảy mầm

- Trẻ trả
lời

Cô cho trẻ tự lấy mũ hình lá, hoa, quả, đội lên
đầu. Trẻ bắt chước động tác và làm theo.
+ cô kể lần 4: Vừa kể cô vừa cho trẻ gọi tên
nhân vật, cho trẻ lên lấy nhân vật cắm xuống
sa bàn cát theo tình tiết câu chuyện.
- Giáo dục trẻ : cây ra hoa, kết trái là nhờ có
đất, nước, ánh sáng và có sự chăm sóc của bàn

- Trẻ chơi

tay con người. muốn cây có nhiều quả chúng
ta phải biết bảo vệ và chăm sóc cây.Khi ăn táo
các con nhớ rửa sạch, bỏ hạt. các con nhớ ăn
nhiều táo để cung cấp vitamin.

HĐ3 : Kết
thúc


Cho trẻ xem lại nội dung, hình ảnh câu chuyện
để trẻ khắc sâu nội dung câu chuyện .

- Trẻ quan sát

Qua việc ứng dụng công nghệ thông tin tôi thấy trẻ rất hứng thú học và hoạt
động một cách tích cực.
4. Gây hứng thú thông qua các trò chơi.
Để tránh tình trạng trẻ bị nhàm chán, mệt mỏi khi nghe cô kể chuyện tôi
luôn tổ chức đan xen những trò chơi vận động để nhằm thay đổi trạng thái giữa
động và tĩnh . Từ nội dung của các mẩu chuyện tôi chuyển sang các trò chơi một
cách nhẹ nhàng để trẻ thông qua các trò chơi để “chơi mà học, học mà chơi”.
11


Ví dụ : Trong câu chuyện “quả trứng” tôi cho trẻ đội mũ Vịt vào chơi “chuyển
trứng vào ổ” sau khi chuyển hết trứng tôi nói “trời tối” rồi mời các chú vịt đi
ngủ thôi. Trẻ ngồi nhắm mắt và giả vờ ngủ. Cô giả vờ làm tiếng gà trống gáy ò ó
o…Cô nói “trời sáng” rồi các chú Vịt con mở mắt ra. Cô nói cho trẻ biết sau
một đêm số trứng của các con chuyển về đã nở ra những chú Vịt xinh xắn và
đáng yêu (Cô khâu Vịt bằng những mảnh vải vụn nhồi bông) đưa cho trẻ xem.
Sau đó cô tặng những con Vịt đó cho trẻ và cho trẻ cho trẻ chơi trò chơi khác
như nặn thức ăn cho Vịt hoặc dùng khối hộp để xây chồng cho Vịt con ở. Tôi
thấy trẻ rất thích thú và hăng hái tích cực tham gia vào các hoạt động mà ý nghĩa
giáo dục của câu chuyện được khắc sâu hơn vào trí óc trẻ.
Tôi cho trẻ đi dạo chơi ngoài trời và tổ chức cho trẻ chơi trò chơi trò chơi : tập
tầm vông, nu na nu nống, dung dăng dung dẻ, chi chi chành chành…
Giáo viên là người đọc và làm các động tác theo lời trò chơi. Sau đó tôi cho trẻ
cùng đọc theo cô để từ đó phát triển vốn từ cho trẻ. Từ đó trẻ nói rõ câu mạch

lạc, rõ ràng hơn để hứng thú lắng nghe cô chuyện và trả lời câu hỏi của cô

Hình ảnh cô và trẻ chơi trò chơi “Chi chi chành chành”
5. Gây hứng thú thu hút trẻ vào các hoạt động qua các thủ pháp nghệ
thuật.
12


* Thủ pháp cử chỉ điệu bộ
Biện pháp sử dụng thủ pháp nghệ thuật, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt
giọng kể để trẻ làm quen với các tác phẩm trong câu chuyện là rất cần thiết.
Ví dụ : Trong câu chuyện “thỏ ngoan” tôi dùng đầu đĩa, ti vi ghi âm tiếng
gõ cửa, tiếng cô giả giọng nói của bác Gấu, ghi âm tiếng mưa rơi, tiếng gió thổi
ào ào… Bật mở cho trẻ nghe để dẫn dắt vào câu chuyện, cho trẻ xem trẻ rất
thích thú và gọi tên những nhân vật đó.
Khi trẻ được xem băng đĩa tôi thấy trẻ rất hứng thú, chăm chú theo dõi các
nhân vật, thấy trẻ rất hiểu bài và tích cực trả lời các các câu hỏi đàm thoại của cô
đưa ra.
* Thủ pháp sử dụng đồ dùng trực quan.
Ngoài biện pháp sử dụng thủ pháp nghệ thuật cử chỉ, điệu bộ, nét mặt
giọng kể thì việc sử dụng trực quan cho trẻ trong tiết dạy có ý nghĩa vô cùng
quan trọng trong việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học thông qua kể
chuyện.
Ví dụ : Khi kể chuyện “ Đôi bạn tốt” tôi đã làm mô hình về gà và vịt cho
trẻ quan sát trẻ rất thích thú và gọi tên những nhân vật.
5. Gây hứng thú cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời và ở mọi lúc mọi
nơi.
Đối với môn văn học tôi luôn tận dụng thời gian, thời điểm thích hợp
trong mọi hoạt động của trẻ.
5.1 thông qua hoạt động ngoài trời.

Khi cho trẻ dạo chơi ngoài trời như thăm vườn cổ tích, vườn thiên nhiên,
vườn rau của bé, vườn cây ăn quả, trẻ được quan sát bằng những hình ảnh thực
tế, sinh động. Tôi đặt những câu hỏi gợi ý cho trẻ những hình ảnh có liên quan
những câu chuyện mà trẻ đã được nghe.
Ví dụ : khi cho trẻ quan sát cây thị cô hỏi:
- Đây là cây gì?
- Đây là gì của cây ?(quả thị)
- Quả thị có trong câu chuyện gì?...
Như vậy sẽ gợi cho trẻ nhớ về nội dung câu chuyện mà trẻ đã được nghe.

13


Hình ảnh cây thị trong câu chuyện “quả thị”
Hay khi dạo chơi thăm quan, quan sát ở ngoài trời nhìn thấy bạn chim, bạn
Bướm đang bay tung tăng tôi chỉ vào và giới thiệu luôn cho trẻ là bạn Bươm
Bướm có trong câu chuyện “Thỏ con không vâng lời” đang bay đến rủ các bạn
đi tắm nắng với bạn Bươm Bướm nào? Và cô cho trẻ đi tắm nắng kết hợp hát và
cho chơi trò chơi “Trời nắng trời mưa”.
Gắn củ cà rốt và bạn thỏ con trong câu chuyện “Thỏ con không vâng lời”.

Ảnh về thỏ và củ cà rốt
14


Khi kể chuyện “quả thị” tôi vẽ cây thị và gắn quả thị trên cây, bên dưới
gốc cây vẽ hình ảnh Bà đang đứng hứng thị.
Hay khi đọc bài thơ “Yêu mẹ” thì tôi vẽ ngôi nhà và gắn “Mẹ và con”
trước sân nhà .
Hay vẽ ao nước gắn cá và chim khi kể cho trẻ nghe câu chuyện “Chim và

cá”.
Cứ thế sau nhiều câu chuyện, bài thơ xâu chuỗi lại tôi có toàn cảnh bức
tranh khá sinh động về gia đình của bé có Ông, Bà, Bố, Mẹ, con. Có các đồ vật
đồ chơi gần gũi như chó, mèo, chim bướm, cỏ cây…Là nhân vật đồ vật trong
câu chuyện , bài thơ gợi cảm xúc tạo môi trường cho trẻ hoạt động đồng thời
giúp trẻ khắc sâu kiến thức, nội dung câu chuyện, giúp trẻ có nhiều hứng thú
làm cho hoạt động kể chuyện được tốt hơn.
5.2 Thông qua mọi lúc mọi nơi.
* Hoạt động đón trả trẻ:
Trong giờ đón và trả trẻ tôi tôi trò chuyện với trẻ về nội dung các câu
chuyện mà trẻ đã học. Dùng các câu hỏi như: cái gì, làm gì? Để làm gì? ở đâu?
Như thế nào?... để trò chuyện với trẻ, giúp trẻ tư duy về câu chuyện mà trẻ đã
được nghe kể.
Trò chuyện hỏi trẻ về một số nhân vật trong truyện mà trẻ đã được học,
tôi đã hướng dẫn trẻ cùng cô xếp tranh xem tranh và kể chuyện sáng tạo theo
tranh mà mình được xếp, hoặc trẻ dùng mô hình kể chuyện theo ý tưởng của
mình theo chủ đề mà trẻ đang được học.
Ngoài việc lồng ghép củng cố kiến thức kỹ năng cho trẻ, tôi còn đánh phô
tô về nội dung câu chuyện mà trẻ học treo ở góc trao đổi với phụ huynh; gửi bài
để phụ huynh phối hợp dạy trẻ ở nhà.
* Hoạt động chiều:
Hướng dẫn trẻ cùng cô tập đóng vai các nhân vật trong câu chuyện
“Cháu chào ông ạ” tập nói giọng của nhân vật, giọng nhẹ nhàng cáu gắt, hung
dữ, hiền lành.

15


Ở thời gian này tôi đã sưu tầm các loại đĩa CD về các câu chuyện cổ tích
và mở cho trẻ xem .Tùy vào từng chủ đề mà tôi lựa chọn nội dung câu chuyện

cho phù hợp
* Thông qua ngày hội ngày lễ
Một hình thức nữa mà tôi thực hiện có hiệu quả là cho trẻ làm quen với
tác phẩm văn học theo các chủ đề gắn liền với việc tổ chức ngày lễ. Tôi tổ chức
cho các cháu trong lớp liên hoan biểu diễn văn nghệ. Nó có tác dụng cổ vũ động
viên các cháu giỏi đồng thời cũng khuyến khích các cháu yếu nhút nhát tham gia
vào các hoạt động nghệ thuật. Trong các buổi biểu diễn văn nghệ của trường tôi
đăng ký cho các cháu giỏi lên tham gia đọc thơ kể chuyện đồng thời trong buổi
biểu diễn tôi cũng động viên các cháu nhút nhát lên tham gia nhằm khích lệ trẻ
và là niềm tin tưởng trước sự chứng kiến của phụ huynh.
IV. KIỂM NGHIỆM
Sau khi áp dụng các giải pháp trong sáng kiến thực tế tại nhóm lớp. tôi
nhận thấy các giải pháp đã thu được các kết quả đáng kể về hiệu quả cho trẻ làm
quen với tác phẩm văn học thông qua kể chuyện.
Để đánh giá lại kết quả mong đợi theo mục tiêu sáng kiến kinh nghiêm đặt
ra. Tôi tiến hành khảo sát lại kết quả sau nghiên cứu. Kết quả đạt được như sau:

TT

1
2

3
4

Nội dung khảo sát

Trẻ chú ý lắng nghe cô
kể chuyện
Trẻ nhớ tên chuyện, tên

nhân vật, hiểu nội dung
chuyện.
Trẻ thể hiện diễn cảm một
vài cử chỉ, điệu bộ của
nhân vật trong chuyện
Sự mạnh dạn tự tin.

Tổng
Số trẻ
được
khảo
sát
25

Kết quả
Đạt
Tốt

khá

TB

Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ Số Tỉ
trẻ lệ% trẻ lệ% trẻ lệ% trẻ lệ%
8

32

9


36

7

28

1

4

9

36

8

32

6

24

2

8

8

32


8

32

7

28

2

8

9

36

9

36

5

20

2

8

25


25

25

16


Kết quả cho thấy hiệu quả cho trẻ làm quen với văn học thông qua kể
chuyện được tăng lên rõ rệt. Như vậy khảng định các giải pháp có tính khả thi.
Thông qua các hoạt động của môn học kể chuyện tôi đã khắc phục được
đáng kể tình trạng nói ngọng, nói lắp ở trẻ, làm cho trẻ có khả năng diễn đạt
mạch lạc và trẻ tập kể cùng cô những câu chuyện ngắn đơn giản.
Cũng qua hoạt động kể chuyện mà nhân cách của trẻ được phát triển, trẻ biết
yêu quý cái đẹp, cái hay, biết trân trọng đức tính tốt bụng của các nhân vật
chính diện làm phát triển đời sống tình cảm cho trẻ, giúp cho trẻ biết ngoan
ngoãn hơn, biết vâng lời ông bà, bố mẹ, người lớn và cô giáo nhiều hơn.
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I. KẾT LUẬN:
- Trẻ em như một cây non, được chăm bón, vun tưới, giáo dục đầy đủ thì sẽ
phát triển thật tốt đẹp, ra nhiều quả ngọt cho đời và dạy tốt môn kể chuyên ở độ
tuổi 24- 36 tháng cũng góp phần vào việc phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ.
- Để chuyển tải một tác phẩm văn học đến với trẻ 24-36 tháng đặc biệt là tác
phẩm chuyện đạt hiệu quả tốt thì người giáo viên phải có đủ các yếu tố như phát
âm chuẩn, biết cách đọc, kể diễn cảm, biết thể hiện các hành động của nhân vật.
Đặc biệt là biết phối hợp, lồng ghép vào các môn học khác vào để tiết học thêm
phong phú.
- Cần phối hợp chặt chẽ giữa phụ huynh và giáo viên để trẻ không chỉ được
nghe chuyện kể ở lớp mà chuyện còn xuất hiện trước khi trẻ ngủ buổi tối ở nhà.
- Giáo viên phải sáng tạo làm nhiều đồ dùng, đồ chơi tự tạo đẹp, đảm bảo an
toàn khi trẻ tiếp xúc, đảm bảo tính trực quan thẩm mĩ để giới thiệu các thủ pháp

nghệ thuật như: đọc diện cảm, thể hiện đúng ngữ điệu, cử chỉ ánh mắt, lời nói
những động tác minh họa phù hợp với từng nhân vật.
- Tổ chức cho trẻ hoạt động thông qua các đồ dùng, đồ chơi mang tính sáng
tạo hoặc thay đổi hình thức giảng dạy song phải phù hợp với độ tuổi và khả năng
nhận thức của trẻ.
- Tạo môi trường hoạt động thông qua các trò và hoạt động ở mọi lúc mọi nơi
và hoạt động ngoài trời, đưa ra câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu để trẻ trả lời, khuyến

17


khích động viên trẻ kịp thời, biết khai thác khả năng của trẻ, kiên trì kèm cặp
những trẻ nhút nhát, chậm chạp.
- Tổ chức luyện và dạy trẻ mọi lúc, mọi nơi.
- Sưu tầm các băng đĩa có hình ảnh về môi trường vạn vật xung quanh như:
các con vật, hoa lá, cỏ cây, các phương tiện giao thông...để trẻ được quan sát
những hình ảnh động khích lệ trí tò mò của trẻ.
II. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
- Đề nghị Ban giám hiệu nhà trường tham mưu với các cấp, nghành , lãnh
đạo địa phương mua sắm thểm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho môn
học như: Đầu đĩa, các loại băng đĩa hình để trẻ nghe chuyện kể trong các giờ học
có chủ định; trang phục cho cô và cháu để có thể đóng vai các nhân vật kể lại
chuyện.
- Cần tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học tập các lớp chuyên đề phục vụ
cho môn học và được tham quan học hỏi các đơn vị bạn để học hỏi kinh nghiệm
- Trong quá trình thực hiện đề tài chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót.
Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp, Ban giám
hiệu nhà trường để đề tài của tôi có thêm kinh nghiệm trong quá trình dạy trẻ
được tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 4 năm 2015
CAM KẾT KHÔNG COPY
Tác giả

Nguyễn Thị Hoài

Hỏa Thị Hải

18



×