Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

CHẨN đoán và điều TRỊ ĐAU THẦN KINH HÔNG TO THEO y học HIỆN đại và y học cổ TRUYỀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 49 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

VŨ THÁI SƠN

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
ĐAU THẦN KINH HÔNG TO
THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI VÀ
Y HỌC CỔ TRUYỀN

CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ

HÀ NỘI – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
VŨ THÁI SƠN

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
ĐAU THẦN KINH HÔNG TO
THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI VÀ
Y HỌC CỔ TRUYỀN
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Bá Quang
Cho đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm huyệt Ủy trung


và ảnh hưởng của điện châm huyệt này đối với bệnh nhân
Yêu cước thống thể thận hư “.
Chuyên ngành: Y học cổ truyền
Mã số: 62720201
CHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ

HÀ NỘI – 2016


MỤC LỤC
1. ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................1
2. TỔNG QUAN VỀ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐAU THẦN KINH
HÔNG TO.........................................................................................................2
2.1. Đau dây thần kinh hông to theo quan niệm yhhđ...................................2
2.1.1. Khái niệm chung về bệnh đau dây thần kinh hông to.....................2
2.1.2. Đặc điểm giải phẫu của dây thần kinh hông to và các cấu trúc liên
quan...........................................................................................................2
2.1.2.1. Đặc điểm của đĩa đệm thắt lưng:..............................................5
2.1.2.2. Đặc điểm lỗ liên đốt.................................................................6
2.1.2.3. Đặc điểm các khớp đốt sống....................................................6
2.1.2.4. Các dây chằng cột sống thắt lưng.............................................6
2.1.2.5. Đặc điểm của ống sống thắt lưng:............................................7
2.1.3. Nguyên nhân gây đau thần kinh hông to ........................................7
2.1.3.1. Đau thần kinh hông to do thốt vị đĩa đệm: ...........................7
2.1.3.2. Đau thần kinh hơng to do các nguyên nhân khác: ..................7
2.1.4. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của đau thần kinh hông to
.................................................................................................................12
2.1.4.1. Triệu chứng cơ năng...............................................................12
2.1.4.2. Triệu chứng thực thể .............................................................12
2.1.4.3. Cận lâm sàng..........................................................................18

2.1.5. Chẩn đốn đau thần kinh hơng......................................................22
2.1.5.1. Chẩn đốn xác định: Dựa vào các triệu chứng cơ năng và thực
thể........................................................................................................22


2.1.5.2. Chẩn đoán nguyên nhân bằng cận lâm sàng...........................22
2.1.5.3. Chẩn đoán phân biệt: Phân biệt với các trường hợp sau:.......22
2.1.6. Điều trị đau dây thần kinh hông to................................................23
2.1.6.1. Điều trị nội khoa.....................................................................23
2.1.6.2. Điều trị phẫu thuật .................................................................26
2.2. ĐAU THẦN KINH HÔNG TO THEO QUAN NIỆM CỦA YHCT...27
2.2.1. Bệnh danh đau thần kinh hông to..................................................27
2.2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh.................................................27
2.2.3. Các thể lâm sàng:..........................................................................28
2.2.4. Phương pháp điều trị.....................................................................30
3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐAU THẦN
KINH HÔNG TO TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI............................32
3.1. Các nghiên cứu điều trị bằng Y học hiện đại.......................................32
3.1.1. Tại Việt Nam.................................................................................32
3.1.2. Trên thế giới..................................................................................33
3.2. Các nghiên cứu điều trị bằng Y học cổ truyền.....................................34
3.2.1. Một số nghiên cứu điều trị hội chứng thắt lưng hông bằng thuốc Y
học cổ truyền...........................................................................................34
3.2.2. Một số nghiên cứu điều trị hội chứng đau thần kinh hông to bằng
phương pháp không dùng thuốc của Y học cổ truyền.............................35
4. KẾT LUẬN.................................................................................................38


DANH MỤC HÌNH


Hình 2.1. Đám rối thần kinh thắt lưng [50]...................................3
Hình 2.2. Đường đi và chi phối cảm giác của thần kinh hơng to
[50]................................................................................................4
Hình 2.3. Các ngun nhân thường gặp gây Đau thần kinh hông
to....................................................................................................8
Hinh 2.4. Đau thần kinh hông to do chèn ép sản khoa...............11
Hình 2.5. Các nguyên nhân khác gây đau thần kinh tọa. .........11
Hình 2.6. Đau thần kinh hông to do khối u vùng chậu chèn ép. .12
Hình 2.7. Khám dấu Schober......................................................13
Hình 2.8. Nghiệm pháp Lasèque.................................................14
Hình 2.9. Nghiệm pháp Bragard.................................................15
Hình 2.10. Nghiệm pháp Bonnet................................................15
Hình 2.11. Nghiệm pháp Nerri...................................................16
Hình 2.12. Rối loạn cảm giác và phản xạ gân xương..................17
Hình 2.13. Hình ảnh X-Quang thối hóa cột sống thắt lưng.......18
Hình 2.14. Hình ảnh X-Quang Viêm cột sống dính khớp...........18
Hình 2.15. Hình ảnh X-Quang Trượt đốt sống...........................19
Hình 2.16. MRI Thốt vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.................22


1

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đau dây thần kinh hông to là một hội chứng bệnh lý rất thường gặp
trên lâm sàng. Bệnh không ảnh hưởng tới sinh mạng nhưng làm suy giảm khả
năng lao động và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Ở Mỹ, đau thần kinh hông to chiếm 5% số người trưởng thành, và
trong một năm có khoảng 2 triệu người phải nghỉ việc vì bệnh này [10].
Tại Việt Nam theo thống kê điều tra của Trần Ngọc Ân và cộng sự, đau
thần kinh hông to là một hội chứng bệnh lý thường gặp ở nước ta. Bệnh

chiếm 2% dân số, 17% số người trên 60 tuổi và chiếm tới 11,42% bệnh nhân
vào điều trị tại khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện Bạch Mai trong 10 năm
(1991- 2000), đứng thứ hai sau viêm khớp dạng thấp [3].
Việc điều trị hội chứng đau thần kinh hơng to, nhằm mục đích giúp
người bệnh trở lại sinh hoạt và làm việc bình thường. Y học hiện đại có nhiều
phương pháp như dùng thuốc chống viêm giảm đau, thuốc giãn cơ, Vitamin
nhóm B liều cao, dùng hỗn dịch Corticoid tiêm ngoài màng cứng - tiêm cạnh
sống, vật lý trị liệu, kéo giãn cột sống. Khi các phương pháp trên chỉ định
đúng mà không đạt hiệu quả thì trong một số trường hợp phải dùng phương
pháp phẫu thuật, phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật cao, tốn kém, đơi khi có
tai biến nặng nề [5].
Y học cổ truyền đã mô tả hội chứng đau thần kinh hông to từ lâu dưới
cái tên gọi Tọa cốt phong, Yêu cước thống, Yêu thoái thống . . . . cùng nhiều
phương pháp điều trị bao gồm phương pháp dùng thuốc uống và phương pháp
không dùng thuốc (như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt).
Để khái quát và nâng cao kiến thức trong việc chẩn đoán và điều trị
bệnh lý đau thần kinh hông to đồng thời hỗ trợ cho luận án, nghiên cứu sinh


2

đã tiến hành chuyên đề: “Chẩn đoán và điều trị đau thần kinh hông to
theo y học hiện đại và y học cổ truyền”.
2. TỔNG QUAN VỀ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐAU THẦN KINH
HÔNG TO
2.1. Đau dây thần kinh hông to theo quan niệm yhhđ
2.1.1. Khái niệm chung về bệnh đau dây thần kinh hông to
Đau dây thần kinh hông to (dây thần kinh toạ, dây thần kinh ngồi) là một
hội chứng đau rễ thần kinh thắt lưng V và cùng I, có đặc tính: lan theo đường đi
của dây thần kinh hông to (từ thắt lưng xuống hông), dọc theo mặt sau đùi xuống

cẳng chân, lan ra ngón cái hoặc ngón út (tuỳ theo rễ bị đau) [8], [19].
2.1.2. Đặc điểm giải phẫu của dây thần kinh hông to và các cấu trúc liên quan.
Dây thần kinh hông to là một dây thần kinh to và dài nhất trong cơ thể,
nó được tạo thành bởi đám rối thắt lưng cùng gồm rễ thắt lưng L4-L5 và S1S2-S3. Sau khi các rễ hợp lại thành dây thần kinh hông to để đi ra ngoài ống
sống, phải đi qua một khe hẹp gọi là khe gian đốt-đĩa đệm- dây chằng. Khe
này có cấu tạo phía trước là thân đốt sống, đĩa đệm, phía bên là cuống giới
hạn bởi lỗ liên hợp, phía sau là dây chằng. Các thành phần trên bị tổn thương
đều có thể gây đau thần kinh hơng to do chèn ép hoặc dày dính. Ra khỏi ống
xương sống, dây thần kinh hơng to đi phía trước khớp cùng chậu, sau đó chui
qua lỗ mẻ hơng to đi ra phía sau mơng, nằm giữa hai lớp cơ mơng. Ở mông,
dây thần kinh hông to nằm giữa ụ ngồi và mấu chuyển lớn xương đùi. Tiếp đó
dây thần kinh hông to đi dọc theo mặt sau đùi xuống giữa nếp khoeo. Đến
đỉnh trám kheo thì chia làm 2 nhánh là nhánh thần kinh hông kheo trong
(thần kinh chày) và nhánh thần kinh hơng kheo ngồi (thần kinh mác chung).
Dây hông khoeo trong chứa các sợi thuộc rễ S1, đi tới mắt cá trong,
chui xuống gan bàn chân và kết thúc ở ngón chân út. Dây hơng khoeo ngồi
chứa các sợi thuộc rễ L5, đi xuống mu chân và kết thúc ở ngón chân cái [19].


3

Hình 2.1. Đám rối thần kinh thắt lưng [50]
Thần kinh hông to chi phối vận động các cơ mông, cơ ở phần sau của
đùi, cơ cẳng chân và các cơ ở bàn chân. Rễ L5 (nhánh hơng khoeo ngồi) chi
phối vận động các cơ ở cẳng chân trước ngoài, thực hiện các động tác như
gấp bàn chân, duỗi các ngón chân, đi trên gót chân và chi phối cảm giác một
phần mặt sau đùi, mặt trước ngồi cẳng chân, ngón chân cái và các ngón lân
cận. Rễ S1 (nhánh hơng khoeo trong) chi phối vận động các cơ cẳng chân sau,
thực hiện các động tác như duỗi bàn chân, gấp các ngón chân, đi trên đầu các
ngón chân và chi phối cảm giác mặt sau đùi, mặt sau cẳng chân, bờ ngoài bàn

chân và 2/3 gan chân [19], [42].


4

Hình 2.2. Đường đi và chi phối cảm giác của thần kinh hông to [50]
Các cấu trúc giải phẫu liên quan đến dây thần kinh hông to:
Người ta chia cột sống thành những đọan khác nhau: đoạn cột sống cổ,
đoạn lưng, đoạn cột sống thắt lưng, đoạn cùng cụt.
Đoạn cột sống thắt lưng có 5 đốt sống, bốn đĩa đệm, hai đĩa đệm chuyển
đoạn (thuộc thắt lưng ngực và thắt lưng cùng). Như các đoạn cột sống khác, cột


5

sống thắt lưng gồm nhiều đơn vị chức năng gọi là đoạn vận động. Đoạn vận
động gồm một đĩa đệm, hai thân đốt sống trên và dưới, một ống sống.
Do thường xuyên phải chịu áp lực lớn theo trục dọc của cơ thể nên cấu
trúc đốt sống ở đoạn này có những điểm khác biệt so với các đoạn khác như
thân đốt sống chiều ngang rộng hơn chiều trước sau, chân cung to, mỏm gai
dài, mảnh,...
2.1.2.1. Đặc điểm của đĩa đệm thắt lưng:
Cột sống thắt lưng có 4 đĩa đệm và hai đĩa đệm chuyển tiếp. Các đĩa
đệm thắt lưng chiếm 33% chiều dài đĩa đệm cột sống, kích thước các đĩa đệm
càng ở dưới càng to. Đĩa đệm cấu trúc không xương nằm trong các khoang
gian đốt bao gồm:
- Mâm sụn: là thành phần cấu trúc thuộc về thân đốt sống nhưng có liên
quan trực tiếp đến đĩa đệm, bao phủ mặt trên và mặt dưới thân đốt sống và
tham gia vào sự trao đổi chất lỏng giữa đĩa đệm và thân đốt sống.
- Vòng sợi đĩa đệm: được cấu tạo bởi vòng sợi rất chắc và đàn hồi, các

sợi xếp đan xen hoặc ngoặc lấy nhau theo kiểu xoắn ốc, giữa các lớp có vách
ngăn được gọi là yếu tố đàn hồi, tạo thành hàng loạt vòng sợi bám vào hai thân
đốt sống trên và dưới. Có thể nói vịng sợi được cấu trúc rất bền chắc nhưng
đặc biệt ở cột sống thắt lưng, phần sau và sau bên của vòng sợi lại được cấu tạo
bởi một số ít các bó sợi mảnh nên ở đây bề dày của vòng sợi mảnh hơn các chỗ
khác. Đây là điểm yếu nhất của vòng sợi, nên dễ bị tổn thương.
- Nhân nhày nằm ở khoảng nối 1/3 giữa và 1/3 sau của đĩa đệm, chiếm
40% bề mặt cắt ngang của đĩa đệm. Nhân nhày được cấu tạo bởi một lưới liên
kết, trong chứa chất cơ bản nhày lỏng, nhiều nước, tỷ lệ nước giảm dần theo
tuổi già. Ở người trẻ, nhân nhày và vịng sợi có ranh giới rõ, trái lại ở người
già do tổ chức đĩa đệm mất tính thuần nhất ban đầu nên khó xác định.


6

2.1.2.2. Đặc điểm lỗ liên đốt
Các lỗ liên đốt đoạn cột sống thắt lưng được giới hạn ở phía trước bởi
một phần của hai thân đốt sống kế tiếp và đĩa đệm trên dưới bởi các cuống
cung của hai đốt sống kế tiếp nhau tạo thành cạnh trên và cạnh dưới của lỗ,
phía sau là diện khớp của các khớp nhỏ đốt sống.
Đường kính của lỗ liên đốt to gấp 5 – 6 lần đường kính của đoạn dây
thần kinh xuyên qua lỗ. Khi đĩa đệm bị lồi hoặc bị thoát về phái sau bên sẽ
làm hẹp lỗ liên đốt, chèn ép rễ thần kinh gây đau.
2.1.2.3. Đặc điểm các khớp đốt sống
Các khớp đốt sống là các diện khớp ở sát sau các lỗ liên đốt. Những
thay đổi của diện khớp cũng gây hẹp các lỗ liên đốt.
Ngoài ra, các yếu tố khác như bất thường về chu vi đĩa đệm, di lệch cột
sống cũng ảnh hưởng đến rễ thần kinh qua lỗ, gây đau thần kinh hông.
2.1.2.4. Các dây chằng cột sống thắt lưng
Các dây chằng có nhiệm vụ bảo vệ, tăng độ vững chắc của cột sống

đảm bảo chức năng vận động.
Các dây chằng chính là dây chằng dọc trước, dọc sau, bao khớp, dây
chằng vàng.
- Dây chằng dọc sau nằm ở mặt sau thân đốt sống L2 đến xương cùng.
Dây chằng này dính chặt vào bờ thân xương, khi tới thân đốt sống thắt lưng
dây chằng này chỉ cịn là một dải nhỏ khơng phủ kín giới hạn sau của đĩa
đệm. Do đó, phần sau bên của đĩa đệm được tự do nên thoát vị đĩa đệm
thường xảy ra nhiều nhất ở vùng này.
- Dây chằng vàng ở phần sau của ống sống, góp phần gia cố cho ống
sống và các rễ thần kinh. Vì thế, sự phì đại của dây chằng vàng cũng gây đau
rễ thắt lưng.


7

2.1.2.5. Đặc điểm của ống sống thắt lưng:
Ống sống thắt lưng được giới hạn phía trước bởi thân đốt sống và các
đĩa đệm, phía sau bởi dây chằng vàng và các cung đốt sống, bên cạnh là các
cuống vòng cung và lỗ liên đốt.
Trong ống sống thắt lưng có bao màng cứng, rễ thần kinh và tổ chức
quanh màng cứng, vì vậy, các rễ thần kinh khơng bị chèn ép bởi các thành
xương của ống sống cả khi vận động cột sống thắt lưng với biên độ lớn.
Đường kính ngang của ống sống thắt lưng trung bình là 21mm, đường
kính trước sau trung bình là 19mm.
Sự thay đổi độ rộng của ống sống thắt lưng có ý nghĩa lớn trong cơ chế
phát sinh chúng đau thần kinh hông do hẹp ống sống thắt lưng (bẩm sinh hoặc
mắc phải).
2.1.3. Nguyên nhân gây đau thần kinh hơng to
Có nhiều ngun nhân gây đau TKHT, nhưng chủ yếu do tổn thương ở
cột sống thắt lưng gây nên như:

2.1.3.1. Đau thần kinh hông to do thoát vị đĩa đệm:
Là nguyên nhân hay gặp nhất chiếm 60-90% các trường hợp theo nhiều
tác giả,75% theo CastaigneP [19].
2.1.3.2. Đau thần kinh hông to do các nguyên nhân khác:
- Dị dạng bẩm sinh của cột sống thắt lưng [19]:
+ Cùng hoá L5: đốt sống L5 biến thành đốt S1, trên phim X- Quang
còn 4 đốt sống thắt lưng.
+ Thắt lưng hoá S1: đốt S1 trở thành đốt sống L5, trên phim X- quang
thấy 6 đốt sống thắt lưng.


8

+ Gai đôi đốt sống L5 hoặc S1, hẹp ống sống thắt lưng. Chẩn đốn dựa
vào đo đường kính ống sống qua chụp bao rễ bơm hơi cắt lớp
- Bệnh lý mắc phải của cột sống thắt lưng [19]:
+ Thoái hố cột sống: Các gai xương kích thích vào rễ thần kinh
+ Trượt đốt sống L5 ra trước
+ Ung thư đốt sống tiên phát hoặc di căn
+ Lao đốt sống
+ Chấn thương đốt sống
+ Viêm đốt sống do tụ cầu, liên cầu
+ Viêm cột sống dính khớp

Hình 2.3. Các ngun nhân thường gặp gây Đau thần kinh hông to.
- Bệnh rối loạn chuyển hoá: Đái tháo đường, viêm dây thần kinh ngoại
vi [42]


9


- U tuỷ và màng tuỷ chèn ép vào rễ thần kinh hông, viêm màng nhện
tuỷ khu trú, áp xe ngoài màng cứng vùng thắt lưng
- Trong những năm gần đây người ta đã nghiên cứu được yếu tố gen có
liên quan đến bệnh đau thần kinh hơng to [34].
* Các nguyên nhân không phải cột sống
- Khớp háng và phụ khoa, gồm đau thần kinh tọa chu kỳ do lạc nội mạc
tử cung
- Hội chứng cơ hình quả lê và đau thần kinh tọa túi quần sau (backpocket sciatica)
- Phụ nữ có thai, sinh đẻ, phẫu thuật lấy sỏi tiết niệu kéo dài
- Do tiêm mông
- Viêm nhiễm tại đám rối thắt lưng
- Tác động tới mạch máu nuôi thần kinh tọa (giả phình động mạch
mơng dưới)
- Tụ máu, rách, căng cơ nhị đầu đùi
- Nguyên nhân tự phát ở người trẻ
- Hội chứng cơ hình quả lê và đau thần kinh tọa túi quần sau [1]:
Hội chứng cơ hình quả lê được cho là ép vào dây thần kinh tọa ở dưới
cơ hình quả lê, một cơ giúp cố định và đóng vai trị như một trục xoay ngoài
của khớp háng. Mặc dù bản chất và tần suất của hội chứng này còn chưa rõ
ràng, đặc điểm đặc trưng nhất, có được từ một tổng quan có hệ thống
(Systemic Review) là đau cục bộ ở giữa mông, tương ứng chỗ dây thần kinh
chui qua khuyết ngồi lớn, đau tăng khi ngồi và làm các nghiệm pháp gây căng
cơ hình quả lê như xoay ngồi khớp háng. Đau khi làm nghiệm pháp Laségue


10

đã được báo cáo trong một phân tích gộp (meta-analysis), gặp ở khoảng 50%
số ca. Người ta cho rằng tổn thương cơ hình quả lê, đơi khi do chạy, co kéo,

hay bị đâm, sẽ ép vào dây thần kinh tọa, nhưng sinh bệnh học chưa rõ ràng.
Điện cơ và chẩn đốn hình ảnh nhìn chung là bình thường.
Vào giữa thế kỷ XX, khi ví tiền của mỗi người dày lên, đau thần kinh
tọa (viêm thẻ tín dụng – credit-carditis) được giải quyết khi khơng để ví tiền
ở túi sau nữa, và câu chuyện này đã trở thành một giai thoại.Các đồ vật, điện
thoại, quả bóng golf ở túi sau, và ngồi lâu trên nền cứng, gồm cả ngồi ô tô, có
thể gây đau thần kinh tọa.
- Zoster Sine Herpete
Vài ngày đầu trước khi khởi phát bệnh Zona ở thắt lưng hoặc vùng da
trên xương cùng, Herpes Zoster biểu hiện đau thần kinh tọa như thốt vị đĩa
đệm.Chẩn đốn là khó trong những ngày ủ bệnh và đặc biệt trong những
trường hợp mà mụn nước không bao giờ xuất hiện.
- Tổn thương thần kinh tọa do chấn thương
Chấn thương thần kinh tọa xảy ra khi gãy xương chậu hoặc sau tổn
thương vùng hố khoeo với việc dây thần kinh bị căng quá mức.Tụ máu trong
cơ hoặc tổn thương gân có thể gây đau thần kinh tọa nặng.
Trật khớp háng hoặc gãy xương đùi ảnh hưởng đến dây thần kinh.Đau
thần kinh tọa cũng có thể xảy ra khi chỉnh lại khớp háng. Tổn thương thần
kinh tọa do tiêm mơng là khơng có gì để giải thích nữa, nhưng ít gặp.
- Các ngun nhân phụ khoa và hậu sản [1].
Lắng đọng mô lạc nội mạc tử cung ở đầu gần dây thần kinh có thể gây
đau thần kinh tọa theo chu kỳ kinh nguyệt, thường ở bên phải hơn bên trái.
Các nang lớn ở buồn trứng và tử cung to lên ở cuối thời kỳ mang thai có thể


11

ép vào dây thần kinh ở giữa đầu thai nhi và đường tận cùng xương chậu (Hình
1). Phụ nữ sau đẻ bị đau thần kinh tọa một bên hay hai bên khơng phải là ít
gặp, cho dù có sử dụng forcep trong lúc đẻ hay không; đau thần kinh tọa có

thể gặp ở phụ nữ sau khi trải qua một cuộc mổ lấy sỏi tiết niệu kéo dài (do tư
thế nằm trong lúc mổ làm căng dây thần kinh tọa)

Hinh 2.4. Đau thần kinh hông to do chèn ép sản khoa.

Hình 2.5. Các nguyên nhân khác gây đau thần kinh tọa.


12

Hình 2.6. Đau thần kinh hơng to do khối u vùng chậu chèn ép
2.1.4. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của đau thần kinh hông to
2.1.4.1. Triệu chứng cơ năng.
- Đau lan theo đường đi của dây thần kinh hông: Đau từ vùng thắt lưng
xuống mặt bên đùi, mặt trước ngồi cẳng chân, mu chân, ngón cái (tổn
thương kích thích rễ L5), Đau từ vùng thắt lưng lan xuống mặt sau đùi, mặt
sau cẳng chân, xuống gót chân tận cùng ở ngón út (tổn thương kích thích rễ
S1). Đau xuất hiện tự nhiên hoặc sau vận động quá mức cột sống, đau âm ỉ
hoặc dữ dội, đau tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi
- Ngoài ra, bệnh nhân có cảm giác tê bì, kim châm dọc theo đường đi
của dây thần kinh hông [8],[19].
2.1.4.2. Triệu chứng thực thể
* Hội chứng cột sống:
- Biến dạng cột sống: do tư thế chống đau, mất đường cong sinh lý,
vẹo, gù [4], [43].


13

- Co cứng cơ cạnh sống: Bệnh nhân đứng thẳng, quan sát từ phía sau

xem khối cơ cạnh sống hai bên có cân đối khơng, sau đó nắn xem trương lực
hai khối cơ đó có đều nhau khơng, trường hợp tăng trương lực cơ thì nói là có
co cứng cơ cạnh sống [6],[40].
- Dấu hiệu nghẽn của Desèze: Bệnh nhân đứng nghiêng người sang
trái, sang phải, phía khơng có tư thế chống đau là phía bị nghẽn (cịn gọi là
dấu hiệu gãy khúc đường gai sống.
- Dấu hiệu bấm chuông: Thầy thuốc dùng ngón tay cái ấn mạnh vào
cạnh đốt sống L5 hoặc cùng I , bệnh nhân thấy đau nhói truyền xuống chân
theo đường đi của dây thần kinh hông.
- Giảm tầm hoạt động của cột sống thắt lưng:Các động tác cúi, ngửa,
nghiêng, xoay đều bị hạn chế
- Nghiệm pháp Schober: Độ dãn cột sống thắt lưng (CSTL) giảm:
Bệnh nhân đứng thẳng nghiêm, hai gót sát nhau, hai bàn chân mở một góc
60°, Đánh dấu mỏm gai đốt sống L5, đo lên trên 10cm và đánh dấu ở đó. Cho
bệnh nhân cúi tối đa, đo lại khoảng cách giữa hai điểm đã đánh dấu. Độ dãn
CSTL là hiệu số giữa độ dài đo được sau cúi và độ dài ban đầu. Bình thường
khoảng cách này thường dãn thêm 4-5cm .

Hình 2.7. Khám dấu Schober.


14

* Hội chứng rễ thần kinh [8],[19]:
Các dấu hiệu đau khi làm căng dây thần kinh hông
- Dấu hiệu Lasègue: Bệnh nhân nằm ngửa duỗi thẳng chân, thầy thuốc
nâng cổ chân và giữ gối cho thẳng, từ từ nâng chân bệnh nhân lên khỏi
giường đến mức nào đó xuất hiện đau dọc theo đường đi của dây thần kinh
hông to thì dừng lại tính góc tạo thành giữa đùi và mặt giường. Bình thường ≥
70o. Nếu chân bệnh nhân ở 45° thấy đau ta có Lasègue (+) 45°. Đây là dấu

hiệu quan trọng và thường có, dấu hiệu này cịn được sử dụng để theo dõi
hiệu quả điều trị .

Hình 2.8. Nghiệm pháp Lasèque.
- Dấu Lasègue chéo
Nâng chân bên lành, bệnh nhân đau thắt lưng hoặc mông, đùi, chân bên
bệnh. Dấu Lasègue chéo có độ nhạy cảm 29%, độ đặc hiệu 88%.
- Dấu Braggard, dấu Sicard
Nâng thẳng chân như dấu Lasègue đến vị trí bệnh nhân thấy đau, sau
đó người khám tiếp tục gấp mu chân, bệnh nhân sẽ thấy đau, ta có dấu
Braggard dương tính. Nếu gấp ngón chân cái bệnh nhân thấy đau ta có dấu
Sicard dương tính.


15

Hình 2.9. Nghiệm pháp Bragard.
- Dấu hiệu Bonnet: Bệnh nhân nằm ngửa, gấp cẳng chân vào đùi, vừa ấn
đùi vào bụng vừa xoay vào trong. Bệnh nhân thấy đau ở mơng là Bonnet (+)

Hình 2.10. Nghiệm pháp Bonnet
- Dấu hiệu Neri: Bệnh nhân ngồi trên giường hai chân duỗi thẳng, cúi
xuống, hai ngón tay trỏ sờ vào hai ngón chân, bệnh nhân cảm thấy đau ở lưng,
mông phải gập gối lại mới sờ được ngón chân (Neri dương tính ).


16

Hình 2.11. Nghiệm pháp Nerri.
(Ba dấu hiệu trên bổ xung cho nhau, có chung mục đích là

làm căng dây thần kinh hông to, đặc trưng của đau do rễ).
- Điểm Valleix dương tính:
Valleix 1: Chính giữa ụ ngồi và mấu chuyển lớn xương đùi
Valleix 2: Chính giữa nếp lằn mơng
Valleix 3: Chính giữa mặt sau đùi
Valleix 4: Chính giữa kheo
Valleix 5: Chính giữa cẳng chân sau
(Chỉ cần một điểm đau là có thể chẩn đốn xác định).
- Rối loạn cảm giác (RLCG):
+ Tổn thương rễ L5: Giảm cảm giác mặt ngồi đùi, mặt trước ngồi
cẳng chân, mu chân, ngón chân (còn gọi là đau TKHT kiểu L5)
+ Tổn thương S1: Giảm cảm giác mặt sau đùi, mặt sau cẳng chân, bờ
ngồi bàn chân (cịn gọi là đau TKHT kiểu S1)
- Rối loạn phản xạ gân xương (RLPXGX):
+ Tổn thương L5: phản xạ gân gối giảm, phản xạ gân gót bình thường.
+ Tổn thương S1: phản xạ gân gót giảm hoặc mất, phản xạ gân gối bình thường.


17

- Rối loạn vận động (RLVĐ):
+ Tổn thương rễ L5: gây yếu các cơ duỗi chân và các cơ xoay bàn chân
ra ngoài làm bàn chân rũ xuống và xoay trong. Bệnh nhân khơng đi được
bằng gót chân.
+ Tổn thương rễ S1: gây yếu cơ gấp bàn chân và các cơ xoay bàn chân
vào trong làm cho bàn chân có hình “bàn chân lõm”. Bệnh nhân khơng đi
được bằng mũi chân.

Hình 2.12. Rối loạn cảm giác và phản xạ gân xương.
- Trương lực cơ: giảm trương lực cơ và teo cơ ở vùng bị tổn thương

+ Cơ mơng: nhìn xệ, nhẽo, nếp lằn mông mất.
+ Cơ sau đùi, khối cơ cẳng chân trước, cẳng chân sau: nhẽo và mất độ
săn chắc.
- Có thể gặp rối loạn thần kinh thực vật: Rối loạn bài tiết mồ hôi, nhiệt
độ da giảm, phản xạ bài tiết vùng thần kinh hông kém, da, cơ loạn dưỡng, teo.


18

2.1.4.3. Cận lâm sàng
- Chụp X-Quang thường:
Chụp X-Quang cột sống thắt lưng thông thường ở tư thế thẳng, nghiêng,
chếch 3/4 cho phép hướng tới một số nguyên nhân gây chèn ép rễ thần kinh
hông to như: dấu hiệu mất đường cong sinh lý, hình ảnh thối hố cột sống:
trượt đốt sống, mỏm gai, cầu xuơng, hẹp khe liên đốt sống [4], [43], [40].

Hình 2.13. Hình ảnh X-Quang thối hóa cột sống thắt lưng

Hình 2.14. Hình ảnh X-Quang Viêm cột sống dính khớp.


19

Hình 2.15. Hình ảnh X-Quang Trượt đốt sống
- Chụp cản quang:
+ Chụp đĩa đệm: theo kỹ thuật Lindblom 1948 ngày nay ít được dùng để
chẩn đốn. Dùng phối hợp trong phương pháp điều trị tiêu nhân bằng hóa chất.
+ Chụp bao rễ: đây là một kỹ thuật đơn giản, trước giai đoạn có CTscan và MRI, nó là phương pháp tốt để chẩn đoán.
Ngày nay chủ yếu dùng với thuốc cản quang tan trong nước khơng ion hóa
(Amipaque, Omnipaque, Iopamirone). Trên phim ta có thể phát hiện dễ dàng:

+ Hình ảnh thốt vị đĩa đệm: có thể thốt vị trung tâm hoặc thốt vị bên.
+ Hình ảnh chèn ép do tổn thương xương.
+ Hình ảnh hẹp ống sống.
+ Hình ảnh viêm dày dính hoặc các chèn ép khác.[4], [43], [40].
- Chụp cắt lớp vi tính cột sống và đĩa đệm (CT- scaner):
Thông thường không cần bơm cản quang nhưng nếu bơm cản quang sẽ
thấy hình ảnh rõ hơn.


20

+ Hình ảnh thốt vị đĩa đệm: thốt vị trung tâm, thoát vị sau bên, thoát
vị trong lỗ liên hợp, thốt vị ngồi lỗ liên hợp.
+ Hình ảnh hẹp ống sống do thối hóa.
+ Hình ảnh phì đại dây chằng vàng.
+ Tổn thương thân đốt sống và các tổn thương khác.
Tuy nhiên, phương pháp này có hạn chế là khó tái tạo rõ hình ảnh theo
chiều dọc.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI- Magnetic resonnance imaging)
Cộng hưởng từ (Magnetic resonnance imaging – MRI) được Bloch và
Purcell phát hiện năm 1945, đến thời gian 1976 – 1980 các tác giả Mansfeild,
Damnadia và Hawkes mới ghi được những hình ảnh đầu tiên trên người.
Chụp MRI là phương pháp tạo ảnh bằng cách khai thác từ tính của các
hạt nhân nguyên tử trong cơ thể người. Nguyên lý tạo ảnh của phương pháp
MRI có thể mô tả khái quát là khi cơ thể người được đặt trong một từ trường
mạnh đồng nhất và được phát ra một xung radio phù hợp sẽ tạo ra hiện tượng
cộng hưởng từ. Chính hiện tượng cộng hưởng từ của các hạt nhân nguyên tử
trong cơ thể người là mấu chốt căn bản trong nguyên lý tạo ảnh. Nhờ hiện
tượng cộng hưởng từ sẽ tạo ra các tín hiệu, thơng qua hệ thống máy tính phân
tích và ứng dụng thuật tốn Frourier các tín hiệu này sẽ được xử lý và tạo ra

ảnh MRI.
Hình ảnh cột sống trên phim MRI:
+ Hình ảnh các đốt sống: thường chứa hai phần chính, vỏ xương của
thân đốt là viền ngồi giảm tín hiệu trên ảnh T1, phần tủy xương có tín hiệu
cao hơn và đồng nhất do có nhiều phân tử mỡ (T2). Các thân đốt sống xắp
xếp cân đối và mềm mại theo đường cong sinh lý.


×