ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
------------
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Tên đề tài:
HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA HOẠT ĐỘNG TRỒNG LÚA
TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG HƯƠNG CHỮ, THỊ XÃ
HƯƠNG TRÀ,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Giáo Viên Hướng Dẫn : TS. Phùng Thị Hồng Hà
Sinh Viên Thực Hiện : Hà Trương Quỳnh Thi
Lớp
: K46B-KTNN
MSV
: 1240110420
1
Huế, 5/2016
2
MỤC LỤC
3
DANH MỤC
4
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Phùng Thị Hồng Hà
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Thế giới hiện nay đang khơng ngừng phát triển, hịa mình vào đó, mỗi quốc gia
đều có những chiến lược phát triển của đất nước mình, hầu hết mọi quốc gia đều đi
theo con đường cơng nghiệp hóa, tăng tỷ trọng đóng góp của ngành cơng nghiệp và
dịch vụ, giảm tỷ trọng đóng góp của ngành nơng nghiệp vào thu nhập của nền kinh tế
quốc dân. Tuy nhiên, khơng vì thế mà vai trị của ngành nơng nghiệp lại khơng cịn
quan trọng như trước đây.
Là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội, giữ vị trí hết sứ
quan trọng, nông nghiệp sản xuất ra những sản phẩm nuôi sống con người mà không
một ngành sản xuất nào khác có thể thay thế được. Đặc biệt trong sản xuất nơng
nghiệp ngành sản xuất lương thực chiếm vị trí quan trọng quyết định sự thành bại, no
ấm hay phồn vinh của nông nghiệp và nông thôn, đôi khi là của toàn bộ nền kinh tế xã
hội của quốc gia. Vì vậy phát triền sản xuất lương thực là việc làm khơng những quan
trọng mà cịn là chỗ dựa vững chắc để tạo đà phát triển cho các ngành sản xuất khác
trong nền kinh tế quốc dân. Ngoài ra lương thực còn là nguồn dự trữ để nhà nước thực
hiện chính sách xã hội. Từ những ý nghĩa cực kỳ to lớn như vậy Đảng và Nhà nước ta
đã lấy sản xuất nông nghiệp làm trong tâm cho các thời kỳ phát triển đất nước.
Đối với nước ta, cây lúa có vị trí rất quan trọng trong sản xuất nơng nghiệp và là
một bộ phận quan trọng trong cơ cấu nơng sản hàng hố. Tính đến nay, Việt Nam đã
trở thành một nước xuất khẩu lúa gạo đứng thứ hai trên thế giới. Chúng ta có những
lợi thế về sản xuất lúa như: truyền thống trồng lúa nước có từ lâu đời, đất đai màu mở,
thời tiết, khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới và cận xích đạo thuận lợi cho quá trình sinh
trưởng và phát triển của cây lúa. Bên cạnh đó, góp phần tạo nên thành tựu ấy chính là
nhờ nỗ lực sản xuất nơng nghiệp ở các Tỉnh, địa phương, trong đó có tỉnh Thừa Thiên
Huế. Tuy nằm ở miền Trung có thời tiết khắc nghiệt nhưng sản xuất nông nghiệp ở
Tỉnh vẫn đạt được những thành tựu lớn. Phường Hương Chữ thuộc thị xã Hương Trà
cũng nằm trong xu thế chung đó. Người dân nơi đây đã gắn bó và có truyền thống
nơng nghiệp từ lâu đời. Sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ trên 70% giá trị sản xuất của
5
SVTH: Hà Trương Quỳnh Thi
MSV: 1240110420
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Phùng Thị Hồng Hà
toàn phường, đời sống của nhân dân vẫn phụ thuộc chủ yếu vào cây lúa. Sản lượng lúa
người dân ở Phường sản xuất ra chiếm một phần không nhỏ vào sản lượng lúa toàn
Tỉnh đồng thời mang lại thu nhập đáng kể cho người dân, góp phần nâng cao đời sống
cả về vật chất lẫn tinh thần.
Tuy nhiên, năng suất lúa trên địa bàn phường có khuynh hướng tăng giảm khơng
đồng đều. Sản xuất lúa nói riêng, sản xuất nơng nghiệp nói chung vẫn cịn gặp một số
khó khăn nhất định. Bên cạnh chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện tự nhiên, giá vật tư
biến động, giá lúa không ổn định và có xu hướng giảm, vốn sản xuất cịn thiếu, trình
độ lao động nơng nghiệp vẫn cịn hạn chế… là những thách thức lớn mà người dân
phải đối mặt. Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở địa phương diễn ra khá nhanh và mạnh mẽ. Vấn đề đặt ra trong điều kiện khan
hiếm đất sản xuất hiện nay là làm thế nào để tăng sản lượng cây trồng mà khơng phải
tăng diện tích sản xuất. Xuất phát từ vấn đề đó tơi đã chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả
kỹ thuật sản xuất lúa trên địa bàn phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh
Thừa Thiên Huế” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
-
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả kỹ thuật hoạt động trồng lúa của địa phương.
Đưa ra giải pháp và kiến nghị giúp phát triển ngành trồng lúa của địa phương.
Mục tiêu cụ thể
Tổng hợp vấn đề thực tiễn hoạt động trồng lúa.
Phân tích năng lực trồng lúa của các hộ.
Phân tích kết quả và hiệu quả của các hộ được phỏng vấn.
Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật trông lúa ở phường.
Đưa ra kết luận và kiến nghị.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Những yếu tố đầu vào, đầu ra của hoạt động trồng lúa hay những vấn đề khác
liên quan đến hiệu quả kỹ thuật của hoạt động trồng lúa trên địa bàn phường Hương
Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
6
SVTH: Hà Trương Quỳnh Thi
MSV: 1240110420
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Phùng Thị Hồng Hà
Phạm vi nghiên cứu
• Về khơng gian: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số nông hộ trên địa bàn phường
Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
• Về thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất lúa trên địa bàn phường
Hương Chữ, thị xã Hương Trà ở hai vụ đông xuân và hè thu năm 2015.
• Thời gian nghiên cứu đề tài: 23/2/2016 – 15/5/2016
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập thơng tin thứ cấp
Tìm kiếm thơng tin từ các trang web, mạng xã hội, đài báo, sách vở…
Thông tin từ các báo cáo kết quả kinh tế, đề tài nghiên cứu có liên quan, các tài
liệu kỹ thuật liên quan
Số liệu từ trạm khuyến nông lâm ngư thị xã Hương Trà và UBND phường Hương
Chữ.
- Phương pháp chọn mẫu
Dựa trên thông tin tổng số hộ và diện tích trồng lúa từng hộ của phường mà tơi
dự tính sẽ tiến hành chọn khảo sát 30 hộ theo hướng phân tổ thống kê tiêu thức là diện
tích trồng.
- Thu thập thông tin sơ cấp
Điều tra phỏng vấn ngẫu nhiên không lặp trực tiếp các hộ nông dân trồng lúa.
Phương pháp chuyên gia chuyên khảo
Trong quá trình nghiên cứu để hiểu sâu hơn về những đặc điểm kỹ thuật quan
trọng, những đặc trưng đặc điểm riêng của vùng địa phương trong hoạt động trồng lúa,
tôi tiến hành tham khảo ý kiến của những người am hiểu trên địa bàn nghiên cứu như
khuyến nơng viên hay cán bộ phịng nông nghiệp xã hay trưởng thôn, hợp tác xã…
Phương pháp xử lý số liệu
- Xử lý số liệu thứ cấp
Tổng hợp, chọn lọc thơng tin có liên quan phục vụ cho vấn đề nghiên cứu
- Xử lý số liệu sơ cấp
Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng các chỉ tiêu thống kê để phân tích biến động và xu hướng sự thay đổi về
các nguồn lực đầu vào về kết quả, hiệu quả trong hoạt động trồng lúa theo các tiêu
-
thức phân tổ khác nhau.
Phương pháp so sánh
7
SVTH: Hà Trương Quỳnh Thi
MSV: 1240110420
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Phùng Thị Hồng Hà
Phương pháp này dùng để so sánh tình hình, kết quả, hiệu quả trong sản xuất và
tiêu thụ lúa. Đặc biệt là so sánh các nhóm hộ có quy mơ, hình thức tổ chức, kinh
nghiệm trồng lúa khác nhau. Trên cơ sở đó có những nhận định, đánh giá về tình hình,
hoạt động trồng lúa trên địa bàn.
5. Một số hạn chế của đề tài
• Do phường Hương Chữ có số lượng hộ làm nơng lớn, do đó tơi chỉ lựa chọn ngẫu
nhiên 30 hộ sản xuất lúa điều tra, vì thế chúng là khá nhỏ so với tổng thể nên tính đại
diện của mẫu điều tra là chưa cao, trong quá trình làm có thể làm giảm ý nghĩa của mơ
hình hoặc có thể kết quả có sai lệch.
• Việc điều tra gặp khó khăn vì số liệu của các hộ gia đình thường khơng ghi chép lại
mà chỉ mang tính gợi nhớ, có thể dẫn đến thiếu sót hoặc nhầm lẫn.
6. Kết cấu của đề tài
• Chương 1: Cơ sở khoa học về vấn đề nghiên cứu
• Chương 2: Hiệu quả kỹ thuật của hoạt động trồng lúa tại địa bàn nghiên cứu.
• Chương 3: Định hướng và giải pháp.
8
SVTH: Hà Trương Quỳnh Thi
MSV: 1240110420
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Phùng Thị Hồng Hà
PHẦN II.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm hiệu quả kỹ thuật
Farrel (1957) là người đầu tiên đề cập đến khái niệm hiệu quả và hiệu quả kỹ
thuật. Ông giải thích hiệu quả kỹ thuật là khả năng đạt đến mức sản lượng tối đa từ
một tập hợp nhất định các yếu tố đầu vào cho trước. Như vậy hiệu quả kỹ thuật thuộc
về những người thực hành giỏi nhất (best practice). Ông sử dụng khái niệm đường
đồng lượng đơn vị để giải thích. Một vị trí đạt được hiệu quả kỹ thuật xem là đạt được
khi đạt được đầu ra tối đa có thể khi cho trước một tập đầu vào X. Định nghĩa chính
thức được Koopman đưa vào năm 1951: Một nhà sản xuất được xem là có hiệu quả kỹ
thuật nếu một sự gia tăng trong bất kì đầu ra địi hỏi một sự giảm xuống của ít nhất
một đầu ra khác hoặc một sự gia tăng của ít nhất một đầu vào. Hay hiệu quả kỹ thuật
là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử
dụng chi phí đầu vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ
áp dụng. Hiệu quả kỹ thuật được xác định bởi phương pháp và mức độ sử dụng các
yếu tố đầu vào. Việc lựa chọn các cách thức sử dụng các yếu tố đầu vào khác nhau sẽ
ảnh hưởng đến mức sản lượng đầu ra. Như vậy, hiệu quả kỹ thuật liên quan đến
phương diện vật chất của sản xuất, nó chỉ ra rằng, một đơn vị nguồn lực dùng vào sản
xuất có khả năng đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
Ở hình 1.1, giả sử có một hộ sản xuất sử dụng hai yếu tố đầu vào biến đổi là X1
và X2 để sản xuất yếu tố đầu ra Y. Mức sử dụng hai yếu tố đầu vào tối ưu về mặt kỹ
thuật nằm trên đường cong đồng lượng đơn vị SS’ tương ứng với điểm Q. Tức tại
điểm này việc kết hợp hai yếu tố đầu vào sẽ cho đầu ra tối đa, khi đó hộ sản xuất đạt
hiệu quả kỹ thuật hoàn toàn. Tuy nhiên thực tế hộ sản xuất thương hay lãng phí các
yếu tố đầu vào, tức điểm sản xuất của hộ đó nằm ngồi đường đồng lượng SS’, chảng
hạn hộ sản xuất với mức kết hợp đầu vào tại điểm P. Khi đó hiệu quả kỹ thuật là mức
9
SVTH: Hà Trương Quỳnh Thi
MSV: 1240110420
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Phùng Thị Hồng Hà
sản lượng tối đa mà hộ đạt được khi kết hợp mức yếu tố đầu vào nhất định, được xác
định theo định nghĩa của Farrel là:
A
P
R
Q
A'
O
Hình 1.1: Mối quan hệ giữa đầu vào và đầu vào
Và phi hiệu quả kỹ thuật TIE (Technical Inefficiency), cho biết phần trăm khối
lượng đầu vào bị thâm dụng trong sản xuất, hay nói cách khác, là phần trăm chi phí
đầu vào có thể tiết kiệm được để sản xuất mức sản lượng hiện tại.
Như vậy, hiệu quả kỹ thuật phản ánh trình độ sử dụng yếu tố vật chất của đầu
vào trong quá trình sản xuất. Theo cách định nghĩa này, hiệu quả kỹ thuật cho biết một
trang trại có thể tiết kiệm bao nhiêu phần trăm chi phí vật chất cho một mức sản lượng
nhât định. Chúng ta cũng có thể dùng đồ thị diễn tả mối quan hệ giữa đầu vào và đầu
ra (hình 12) của quá trình sản xuất để minh họa cho khái niệm hiệu quả kỹ thuật, ở đây
là đường sản xuất biên của trang trại.
Đường sản xuất biên của trang trại PPF (Production Possibility Frontier) diễn tả
mối quan hệ giữa khối lượng đầu ra tối đa có thể sản xuất được từ một tập hợp nhất
định các yếu tố đầu vào cho trước. Như vậy nó có liên quan đến hoạt động của một
hàm sản xuất tối ưu.
10
SVTH: Hà Trương Quỳnh Thi
MSV: 1240110420
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Phùng Thị Hồng Hà
11
SVTH: Hà Trương Quỳnh Thi
MSV: 1240110420
Y
0
X1
X1
Chuyên đề tốt nghiệp
X
GVHD: TS. Phùng Thị Hồng Hà
Y3
Y2
Hình 1.2. Mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra
Giả sử người sản xuất người sản xuất sử dụng một khối lượng đầu vào tại X1 và
sản xuất ra một khối lượng sản phẩm tại M, tức Y1. Tuy nhiên, khối lượng sản phẩm
tối đa mà người sản xuất có thể đạt được tại mức đầu vào đó với trình độ công nghệ
Y1
hiện tại là Y2. Như vậy hiệu quả kỹ thuật được xác định là:
Và khi đó phi hiệu quả kỹ thuật sẽ được xác định như sau:
N
Từ hai mô hình minh họa về hiệu quả kỹ thuật, chúng ta thấy rằng hiệu quả kỹ
thuật là chỉ số đo lường hiệu quả sử dụng yếu tố vật chất của các đầu vào, cho biết
phần trăm khối lượng đầu vào mà người nơng dân có thể tiết kiệm được mà khơng cần
phải giảm sản lượng, hoặc phần trăm khối lượng sản phẩm có thể có thêm được mà
khơng cần đầu tư thêm chi phí.
M
Dựa trên những nghiên cứu của Debreu và Kopman, Farrel cũng là người đầu
tiên đưa ra định nghĩa về đo hiệu quả kinh tế của mọt đơn vị sản xuất có tính đến nhiều
12
SVTH: Hà Trương Quỳnh Thi
OLS
MSV: 1240110420
PX/PY
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Phùng Thị Hồng Hà
yếu tố đầu vào. Ông cho rằng hiệu quả của một đơn vị sản xuất gồm hai thành phần:
hiệu quả kỹ thuật (Technical Efficiency – TE) – khả năng đạt đến mức sản lượng tối
đa từ một tập hợp nhất định các yếu tố đầu vào cho trước và hiệu quả phân bổ
(Allocative Efficiency – AE) – phản ánh khả năng của một đơn vị sản xuất sử dụng
các yếu tố đầu vào theo tỷ lệ tối ưu, khi giá cả tương ứng của chúng ta đã biết. Khi kết
hợp hai giá trị này cho ta đo lường hiệu quả kinh tế (Economics Efficiency – EE).
PPF
Hiệu quả phân bổ ( Allocative Efficiency: AE): là một bộ phận khác của hiệu quả kinh
tế. Hiệu quả kỹ thuật không thể so sánh trực tiếp các đầu ra được sản xuất bởi các tập
đầu vào khác nhau, khi một tập đầu vào có thể sản xuất một mức đầu ra giống nhau
(hoặc tốt hơn) với ít hơn (hoặc nhiều hơn) một đầu vào này và nhiều hơn đầu vào
khác. Do đó, hiệu quả phân bổ đề cập đến khả năng đạt được lợi nhuận tối đa ở một
mức giá cho trước với những đầu ra và đầu vào cho trước.
Hay hiểu theo một cách khác, hiệu quả phân bổ là chi tiêu đánh giá hiệu quả
trong mối quan hệ với giá của sản phẩm đầu ra và giá đầu vào được sử dụng. Nó phản
ánh giá trị sản phầm thu thêm trên một đồng chi phí thềm về đầu vào hay nguồn lực.
Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá của
yếu tố đầu vào và giá của đầu ra. Hay nói cách khác, khi nắm được giá của các yếu tố
đầu vào người ta sẽ sử dụng các yếu tố đầu vào theo tỷ lệ nhất định để đạt được lợi
nhuận tối đa. Việc xác định hiệu quả này giống như xác định các điều kiện về lý thuyết
biên để tối đa hóa lợi nhuận. Điều đó có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải bằng
giá trị biên của nguồn lực sử dụng vào sản xuất. Chúng ta sử dụng hình 1.1 để minh
họa cho khái niệm này.
Theo hình 1.1, để sản xuất được một đơn vị sản lượng với mức chi phí tối thiểu
thì điểm kết hợp các yếu tố đầu vào của hộ phải nằm trên đường đồng phí. Chẳng hạn
một hộ nơng dân sản xuất được một đơn vị sản lượng với điểm kết hợp các yếu tố đầu
vào tại Q. Tại điểm này, việc kết hợp các yếu tố đầu vào cho sản lượng đầu ra đạt tối
đa, như vậy hộ này đã đạt hiệu quả kỹ thuật. Tuy nhiên, tại điểm Q, chi phí đầu vào
cho sự kết hợp đó chưa phải là thấp nhất nên hộ này chưa đạt hiệu quả về giá. Muốn
đạt được hiệu quả về giá thì hộ phải sản xuất tại điểm R vì chi phí để tạo ra một đơn vị
sản lượng tại điểm này là thấp nhất. Như vậy hiệu quả phân phối được định nghĩa là :
13
SVTH: Hà Trương Quỳnh Thi
MSV: 1240110420
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Phùng Thị Hồng Hà
AE=
Hiệu quả kinh tế (Economic Efficiency): khái niệm này không chỉ quan tâm đến hiệu
quả khi sử dụng đầu vào để sản xuất đầu ra, mà còn hiệu quả kỹ thuật của quá trình
sản xuất. Để đạt được hiệu quả kinh tế cần đạt được hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả
phân phối.
Như vậy, hiệu quả kinh tế được đo lường theo định nghĩa của Farrel là tích số
giữa hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả về giá. Nó là mối quan hệ so sánh giữa cái thực tế
đạt được với cái tối đa có thể đạt được. Theo hình 1.1, để đạt được hiệu quả kinh tế
hay đạt được đồng thời hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì hộ nơng dân phải sản
xuất với mức kết hợp các yếu tố đầu vào ở điểm Q’. Tại điểm này, mức sản lượng đầu
ra là tối đa và chi phí cho các yếu tố đầu vào là thấp nhất. vậy hiệu quả kinh tế được
xác định như sau:
EE=TE x AE=
Hiệu quả kinh tế là thước đo đúng đắn nhất dễ đánh giá hiệu quả hoạt động của
một hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, khó khăn đối với xác định hiệu quả kinh tế là khó
xác định được đường sản xuất biên. Ngồi ra, các thơng tin về giá cũng thường bị bóp
méo, do đó việc xác định chính xác hiệu quả kinh tế là vấn đề khó khăn.
1.2. Đặc điểm kỹ thuật và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật sản
xuất lúa
1.2.1. Đặc điểm kỹ thuật của cây lúa
Cây lúa có thời gian sinh trưởng và phát triển tính từ khi nảy mầm đến khi chín
thay đổi từ 90 đến 180 ngày, tùy theo giống và điều kiện ngoại cảnh. Ở nước ta, các
giống lúa ngắn ngày có thời gian sinh trưởng từ 90 – 120 ngày, các giống lúa dài ngày
có thời gian sinh trưởng từ 140 – 160 ngày. Quá trình sinh trưởng và phát triền của cây
-
lúa có thể chia thành các thời kỳ sau:
Thời kỳ sinh trưởng: thời kỳ này bắt đầu từ lúc gieo đến lúc làm đồng. Trong thời kỳ
này, cây lúa chủ yếu hình thành và phát triền các cơ quan dinh dưỡng như lá, phát
triển rễ, đẻ nhánh. Quá trình phát triển cây lúa trong thời kỳ này trải qua 3 giai đoạn:
giai đoạn mạ (từ đầu đến khi mạ có 5 lá thật), giai đoạn đẻ nhánh (bắt đầu từ khi cây
lúa có nhánh đến khi đạt được số nhánh tối đa) và giai đoạn vươn đốt. Thời kỳ này dài
ngắn khác nhau phụ thuộc vào giống lúa và đặc điểm ngoại cảnh.
14
SVTH: Hà Trương Quỳnh Thi
MSV: 1240110420
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Phùng Thị Hồng Hà
- Thời kỳ sinh trưởng, là thời kỳ phân hóa, hình thành cơ quan sinh sản, cây lúa hình
thành hoa, tập hợp thành bơng lúa bao gồm các q trình làm đồng, trổ bơng và hình
thành hạt. Thời kỳ này kéo dài khoảng 35 ngày. Đây là thời kỳ quyết định số hoa trên
bông lúa. Trong thời kỳ này, nhiệt độ ôn hòa, độ ẩm vừa phải, đủ nước, trời nắng là
điều kiện thuận lợi cho tích lũy tinh bột, lúa chín đều hạt mẩy.
Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành số
bơng. Cịn thời kỳ sinh trưởng sinh thực quyết định hình thành số hạt trên bông, tỷ lệ
hạt chắc và trọng lượng 1000 hạt. Thời kỳ trổ bơng đến chín là thời kỳ ảnh hưởng trực
tiếp đến năng suất lúa.
Quá trình sinh trưởng của cây lúa được chia làm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn
phát triển của cây lúa đòi hỏi về dinh dưỡng cũng như các yếu tố khác về môi trường
nước, thời tiết khác nhau. Nắm bắt được mối quan hệ này chúng ta mới có cơ sở để
xây dựng kế hoạch trồng và chăm sóc hợp lý nhằm sử dụng triệt để các lợi thế của
điều kiện tự nhiên và phát huy được khả năng sinh học của cây lúa nhằm thu được
năng suất cao nhất.
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa
Đất đai: Trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt, đất đai vừa là tư liệu sản
xuất vừa là đối tượng lao động không thiếu được. Đất cung cấp chất dinh dưỡng cần
thiết cho q trình sinh lý hóa của cây trồng, giúp cây sinh trưởng và phát triển. Đối
với cây lúa, do đặc tính thích ẩm, cần nhiều nước nên phải trồng trên các đồng ruộng
luôn cung cấp đủ nước nhất định và có độ màu mỡ tốt khi đó cây lúa mới cho năng
suất cao. Mỗi vùng khác nhau thì đất có độ màu mỡ khác nhau, vì vậy cần chú ý đến
chế độ canh tác cây trồng cho phù hợp với từng loại cây nhằm nâng cao năng suất cây
trồng.
Giống: Là yếu tố quan trọng quyết định năng suất và chất lượng. Mỗi loại giống sẽ cho
năng suất và sản lượng khác nhau, và tùy vào điều kiện tự nhiên từng vùng để chọn
giống sản xuất thích hợp nhằm hạn chế tối đa sâu bệnh và phù hợp với điều kiện sản
xuất từng vùng, từng hộ nơng dân.
Phân bón: Sử dụng phân bón hợp lý, đúng lượng, đúng quy trình sẽ đảm bảo cung cấp
đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng vào mọi thời kỳ sinh trưởng, phát triển, tạo điều kiện
15
SVTH: Hà Trương Quỳnh Thi
MSV: 1240110420
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Phùng Thị Hồng Hà
cho cây phát triển, tăng khả năng chống chịu với sâu bệnh, cho năng suất cao. Ngược
lại, nếu bón phân khơng cân đối , không kịp thời, không hợp lý sẽ dẫn đến sự sinh
trưởng, phát triển kém, sâu bệnh phát triển gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất và
chất lượng cây là điều khó tránh khỏi.
Bảo vệ thực vật: Lúa là loại cây trồng lâu đời nên trong quá trình sản xuất người nơng
dân cũng sẽ gặp nhiều loại sâu bệnh. Do đó việc dùng thuốc BVTV để hạn chế sâu
bệnh, tăng sức đề kháng cho cây là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, việc sử dụng như
thế nào cho hợp lý vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo sạch bệnh cho cây là điều quan
trọng.
Thủy lợi: Tất cả cây trồng nói chung và lúa nước nói riêng thì nước là một yếu tố
khơng thể thiếu. Do đó việc đảm bảo đủ nước trong q trình sản xuất là tất yếu. Nếu
thiếu nước cây chậm phát triển, năng suất và chất lượng kém, nhưng nếu bị ngập úng
kéo dài, rễ cây sẽ bị thối, lá vàng úa và cây sẽ chết. Vì thế, cần phải tưới đủ nước vào
mùa nóng và tiêu nước vào mùa mưa một cách kịp thời.
Lao động: Lao động là yếu tố rất cần thiết, không thể thiếu được trong bất cứ ngành
sản xuất nào. Quy mô của một ngành lớn hay nhỏ được biểu hiện một phần bởi số
lượng và tỷ lệ lao động tham gia sản xuất trong ngành đó. Tuy nhiên, chất lượng lao
động ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và hiệu quả của ngành sản xuất đó. Ở nước ta
lực lượng lao động rất đơng nhưng trình độ lao động cịn thấp, lao động chủ yếu là thủ
công đơn giản, đặc biệt là lao động nông nghiệp nên đã ảnh hưởng rất lớn đến việc sử
dụng các yếu tố đầu vào, đầu tư thâm canh sản xuất.
Trình độ học vấn người sản xuất
Trình độ học vấn thể hiện bằng chỉ tiêu số năm học chính thức của người sản
xuất. Trình độ học vấn càng cao, khả năng nhận thức về các mối quan hệ kinh tế, xã
hội càng cao và việc ứng dụng các kiến thức vào sản xuất càng thành thạo. Người có
trình độ học vấn cao thơng thường là nhóm đối tượng chấp nhận đổi mới trong sản
xuất. Trong các nghiên cứu về hiệu quả kỹ thuật của Tim Coelli, Tunar Alendar được
thực hiện ở Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ, nhân tố trình độ học vấn có ảnh hưởng tích cực đến
hiệu quả kỹ thuật, thể hiện bằng dấu dương của các hệ số hồi quy.
Tuổi chủ hộ
16
SVTH: Hà Trương Quỳnh Thi
MSV: 1240110420
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Phùng Thị Hồng Hà
Tuổi tác của người sản xuất có liên quan đến kinh nghiệm và kỹ năng sản xuất.
Do đó nó có ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của sản xuất. Tuy nhiên, tác động của
yếu tố tuổi tác đến hiệu quả kỹ thuật vẫn còn nhiều điểm chưa thực sự rõ ràng. Trong
nghiên cứu về hiệu quả kỹ thuật của nông dân Ấn Độ, T. Coelli và G. Battese đã phát
hiện ra rằng, hai trong ba vùng nghiên cứu, tuổi tác có tác động tích cực đến hiệu quả
kỹ thuật. Khi tuổi tác tăng lên, kinh nghiệm sản xuất tăng và sự thành thạo của người
sản xuất tăng. Do đó, hiệu quả kỹ thuật tăng. Đối với những vùng còn lại, nhân tố tuổi
tác có tác động ngược chiều đối với hiệu quả kỹ thuật. Nguyên nhân của tình trạng này
được giải thích là khi tuổi tác tăng lên, người sản xuất càng trở nên có xu hướng bảo
thủ hơn, chậm tiếp thu các đổi mới hơn và do đó hiệu quả kỹ thuật của người lao động
càng nhiều tuổi càng thấp. Đây cũng là phát hiện của Tunar Alemdar và Hilal Isik
trong nghiên cứu hiệu quả kỹ thuật sản xuất lạc ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Số lao động trong gia đình
Hiện nay, chưa có cơng trình nghiên cứu về hiệu quả kỹ thuật nào đề cập đến tác
động của biến số lao động trong gia đình đến hiệu quả kỹ thuật. Tuy nhiên, chúng ta
có thể nhận thấy rằng, nếu hộ có nhiều lao động, việc sử dụng lao động vào các cơng
đoạn của q trình sản xuất càng kịp thời hơn và do đó góp phần thúc đẩy năng suất,
sản lượng.
Số thửa đất của mỗi gia đình
Là tổng số thửa đất được sử dụng vào mục đích sản xuất, đây là biến số thể hiện
tính chất manh mún của đất đai và có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất. Tính manh
mún của đất đai có cả lợi ích và chi phí. Thực tế sản xuất nông nghiệp ở nước ta cho
thấy, mỗi hộ thường có nhiều thửa đất ở các vị trí khác nhau. Điều này là hệ quả của
chế độ phân phối bình quân. Đặc điểm này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản
xuất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất đai. Nếu hộ có nhiều thửa đất, càng khó áp
dụng các cải tiến kỹ thuật. Hơn nữa, việc phải thường xuyên di chuyển tới các thửa đất
khác nhau có thể làm chậm trễ việc bón phân và chăm sóc cây trồng ở những cơng
đoạn nhạy cảm. Do đó, biến số này có ảnh hưởng tiêu cưc đến hiệu quả kỹ thuật. trong
nghiên cứu của Phạm Văn Hùng và cộng sự, biến số số thửa đất là nhân tố có ảnh
hưởng tiêu cực đến năng suất lúa quy đổi. Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả trên
17
SVTH: Hà Trương Quỳnh Thi
MSV: 1240110420
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Phùng Thị Hồng Hà
còn chỉ ra rằng, việc mỗi gia đình có nhiều thửa đất sẽ làm tăng chi phí lao động gia
đình và các khoản chi phí bằng tiền khác.
Tập quán sản xuất
Tập qn sản xuất của nơng hộ phản ánh thói quen trong sản xuất như thời vụ, về
các loại đầu vào sử dụng, về chế độ chăm sóc cây trồng... được hình thành từ lâu trong
q khứ. Do đó, tập qn sản xuất thường khó thay đổi. Điều này đặc biệt thể hiện rõ ở
người sản xuất lớn tuổi. Do tập quán sản xuất, họ thường có xu hướng bảo thủ trong
sản xuất và chúng ta có thể giải thích vì sao hiệu quả kỹ thuật của lao động trẻ Thổ
Nhĩ kỳ có mực độ hiểu quả kỹ thuật cao hơn trong nghiên cứu của Tunnar và Hilai.
Khuyến nông
Hoạt động khuyến nông của địa phương thường hướng vào mục tiêu nâng cap
thu nhập cho người ân, nâng cáo hiệu quả sử dụng đất đai thông qua công tác tập huấn
và giới thiệu các mơ hình sản xuất. Đặc điểm sản xuất nông hộ thường là yếu tố kinh
nghiệm sản xuất sau nhiều chu kỳ. Nhờ vào công tác khuyến nông, năng suất, sản
lượng cây trồng thường tăng lên. Điều này càng đặc biệt trở nên quan trọng đối với các
loại giống mới và đối với các lao động trẻ chưa có kinh nghiệm sản xuất. Trong một
nghiên cứu của mình về tác động của giáo dục và khuyến nông đến sản xuất nông
nghiệp ở vùng Tamil Nadu – Nam Ấn, P. Daraisamy đã phát hiện rằng, khuyến nơng
có ảnh hưởng tích cực đến năng suất, sản lượng và giá trị sản xuất của các nông hộ.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, các nơng dân có tiếp cận với khuyến nơng có mức
năng suất cao hơn 6% và giá trị sản xuất sao hơn trung bình 10% so với nhóm nông
dân không tiếp cận dịch vụ khuyến nông. Trong nghiên cứu về hiệu quả kỹ thuật sản
xuất lúa ở ngoại thành Hà Nội, Nguyễn Văn Song phát hiện ra mối quan hệ tích cực
giữa việc tiếp cận kiến thức khuyến nông đến hiệu quả kỹ thuật ở mức ý nghĩa cao.
18
SVTH: Hà Trương Quỳnh Thi
MSV: 1240110420
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Phùng Thị Hồng Hà
1.3. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả
Tổng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích (GO): là tồn bộ của cải vật chất và
dịch vụ hữu ích, trực tiếp do lao động sáng tạo ra trong thời kì nhất định thường là một
năm. GO được tính theo cơng thức:
GO = Qi x Pi
Trong đó:
Qi: là khối lượng sản phẩm i
Pi: là giá sản phẩm i
i: là số loại sản phẩm(i=1,n)
Chi phí trung gian trên một đơn vị diện tích (IC): bao gồm những khoản chi phí
vật chất và dịch vụ được sử dụng trong q trình sản xuất nơng nghiệp.
Giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích (VA): là kết quả cuối cùng thu được sau
khi trừ chi phí trung gian của một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó.
VA = GO - IC
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất lúa
- Giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất (VA/GO): Chỉ tiêu này cho biết một đồng giá trị
sản xuất tạo ra bao nhiêu đồng gá trị gia tăng.
- Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC): Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi
phí trun gian bỏ ra thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam
Là một đất nước gắn liền với nền văn minh lúa nước, người dân Việt Nam đã gắn
bó với cây lúa qua hằng thế kỷ. Tuy đang trong q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại
hóa đất nước, Việt Nam vẫn tiến hành sản xuất nơng nghiệp một cách có hiệu quả, tình
trạng thiếu lương thực đã khơng cịn tồn tại mà thay vào đó Việt Nam đã trở thành một
trong những nước sản xuất gạo lớn nhất thế giới.
19
SVTH: Hà Trương Quỳnh Thi
MSV: 1240110420
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Phùng Thị Hồng Hà
Bảng 1.1. Kết quả sản xuất lúa của Việt Nam giai đoạn 2013-2014
(Nguồn: niên giám thống kê Việt Nam các năm)
Hiện nay, lực lượng lao động sản xuất nơng nghiệp vẫn cịn tương đối cao nên
nông nghiệp vẫn được nhà nước ta quan tâm đầu tư, đặc biệt là sản xuất lúa vì đây vẫn
là cây trồng chủ lực trong sản xuất nơng nghiệp ở nước ta. Nhà nước đã có sự khuyến
khích nơng hộ khai hoang, phục hóa đất đai ở vùng gị đồi và ven gị đồi, khơng để đất
lãng phí ở những vùng có chuyển đổi mục đích sử dụng.
Dựa vào bảng 1.1 về tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam giai đoạn 2013 - 2015,
nhìn chung ta có thể thấy được sản lượng và năng suất lúa có xu hướng tăng qua các
năm; diện tích lúa tăng giảm khơng đều (giảm năm 2014 sau đó lại tăng nhẹ vào năm
2015). Năm 2015, diện tích lúa giảm 66,3 nghìn ha so với năm 2013, nhưng nhờ năng
suất tăng lên 2 tạ/ ha so với năm 2013 dẫn đến sản lượng lúa đạt được hơn 45,2 triệu
tấn, cao hơn sản lượng lúa năm 2013 là 1.175,9 (nghìn tấn).
Nhìn chung ngành sản xuất nơng nghiệp Việt Nam có được kết quả như vậy là
nhờ việc thực hiện các chủ trương chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước, thực
hiện việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mà đặc biệt là khoa học về di truyền
giống lúa có vai trị rất to lớn. Bộ giống lúa thường xuyên được chọn lọc lai tạo, giữ
gìn và bổ sung, thay thế nhằm để bảo tồn những giống quý, có năng suất cao, phẩm
chất tốt và phù hợp với từng điều kiện tự nhiên khác nhau bởi những giống lúa khác
nhau, loại bỏ những giống kém chất lượng, hiệu quả kinh tế thấp, đồng thời tích lũy và
tái tạo, phát triền những bộ giống có năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu được
với từng điều kiện bất lợi cuat mơi trường. Trên cơ sở đó dự báo Việt Nam có khả
năng xuất khẩu đến 4,5 triệu tấn gạo năm 2020.
20
SVTH: Hà Trương Quỳnh Thi
MSV: 1240110420
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Phùng Thị Hồng Hà
2.2. Tình hình sản xuất lúa trên địa bàn Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế là một Tỉnh nằm ở duyên dải miền Trung, tuy phải chịu nhiều
trận lũ lụt, hạn hán nhưng sản xuất nơng nghiệp trên địa bàn Tỉnh khơng vì thế mà
giảm đi, sản xuất nông nghiệp vẫn được chú trọng dù đang tiến hành q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với đất nước.
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn
năm 2013-2015
Chỉ tiêu
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
Năm
(Ha)
(Tạ/Ha)
(Tấn)
2013
53.660
53,20
287.300
2014
53.717
59,03
317.091
2015
54.607
58,60
320.000
(Nguồn: Các báo cáo tổng kết của sở NN & PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế)
Dựa vào bảng số liệu, nhìn chung diện tích lúa của tỉnh từ năm 2013 đến năm
2015 đã tăng lên gần 1 nghìn ha (từ 53660 ha lên 54607 ha). Năng suất lúa bình quân
tăng lên 5,4 tạ/ha, từ 53,20 tạ/ha lên 58,60 tạ/ha. Sản lượng lúa của tỉnh tăng lên 32,7
nghìn tấn (từ 273,3 nghìn tấn lên 320 nghìn tấn). Năm 2014 là năm bội thu, đạt được
năng suất cao nhất từ trước đến giờ với 59,03 tạ/ha.
Có được kết quả này là bởi người dân Thừa Thiên Huế đã áp dụng những giống
lúa mới có năng suất và chất lượng cao, chú ý đến kỹ thuật bón phân và sử dụng thuốc
bảo về thực vật, áp dụng những biện pháp thâm canh, tiến hành cơ khí hóa và sản xuất
nơng nghiệp, xây dựng và hồn thiện hệ thống thủy lợi, áp dụng đồng bộ những tiến
bộ khoa học kỹ thuật...
Tuy mỗi năm phải chịu nhiều trận lũ lụt, nhưng người dân Thừa Thiên Huế đã
biết vượt qua khó khăn, tìm tịi các biện pháp khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao sản
lượng và chất lượng lúa gạo sản xuất ra. Bên cạnh Nhà nước mà sản xuất lúa của tỉnh
Thừa Thiên Huế có được kết quả như hiện nay.
3. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về hiệu quả kỹ thuật trồng lúa
Hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu về hiệu quả kỹ thuật trồng lúa cả trong và
ngoài nước như:
o Các nghiên cứu nước ngoài
21
SVTH: Hà Trương Quỳnh Thi
MSV: 1240110420
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Phùng Thị Hồng Hà
(1) Analysis of the technical efficiency of rice farms in Ijesha Land of Osun
State, Nigeria (Phân tích hiệu quả kỹ thuật của việc trồng lúa ở Bang Osun).
Mục đích của bài nghiên cứu này nhằm ước tính hiệu quả kỹ thuật của việc trồng
lúa ở bang Osun, Nigeria và xác định một số yếu tố kinh tế xã hội có ảnh hưởng tới
hiệu quả sản xuất, trong đó hiệu quả sản xuất được ước lượng bằng cách sử dụng các
chức năng của mơ hình sản xuất biên ngẫu nhiên. Một bảng khảo sát gồm 50 hộ nông
dân tham gia sản xuất lúa được lựa chọn ngẫu nhiên về đặc điểm kinh tế - xã hội, các
giá trị đầu vào gồm khu vực canh tác, giá trị phân bón, lao động, giá trị đầu ra chính là
sản lượng lúa thu hoạch nhằm đáp ứng mục đích của bài nghiên cứu. Kết quả nghiên
cứu cho thấy mức độ hiệu quả kỹ thuật dao động tử 29,4% - 98,2% với mức trung bình
là 86,6%. Điều đó chứng tỏ rằng sản lượng lúa bình qn giảm 13,4% về mức độ tối
đa có thể. Vì vậy, trong ngắn hạn có thể nâng cao hiệu quả kỹ thuật trồng lúa trong
khu vực nghiên cứu. Nghiên cứu cũng cho thấy những hiệu quả tích cực và đáng kể
tương quan với các ứng dụng của các phương pháp chuẩn bị truyền thống và với thu
nhập phi nông nghiệp.
(2) Wirat Krasachat (2004), Measurement of technical in Thai agricultural
production (Đo lường hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp ở Thái Lan).
Mục đích của bài nghiên cứu này nhằm đo lường hiệu quả kỹ thuật ở cấp độ tổng
hợp trong nông nghiệp ở Thái Lan. Để ước tích hiệu quả kỹ thuật, tác giả đã sử dụng
phương pháp phân tích màng bao dữ liệu DEA, được áp dụng cho dữ liệu bảng điều
gồm dữ liệu của 23 năm (1972 - 1994) trên 4 khu vực ở Thái Lan. Kết quả nghiên cứu
thực nghiệm cho thấy răng có nhiều khả năng để tăng mức độ hiệu quả bằng cách tăng
quy mô trang trại. Ngoài ra, các yếu tố như đất, sự đa dạng của khí hậu, tài ngun
thiên nhiên,... có thể đã có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả kỹ thuật tong sản xuất
nông nghiệp ở Thái Lan. Bài nghiên cứu được chia làm 5 phần, phần 1 và 2 liên quan
đến việc giới thiệu và phân tích khung nghiên cứu, phần tiếp theo mô tả về nguồn và
dữ liệu, hai phần còn lại bao gồm các kết quả thực nghiệm từ nghiên cứu, từ kết quả
nghiên cứu tiến hành đề xuất giải pháp để nghiên cứu tiếp tục. Kết quả cho thấy nhìn
chung lợi thế về quy mơ của trang trại ngày càng tăng trong ngành nông nghiệp ở Thái
22
SVTH: Hà Trương Quỳnh Thi
MSV: 1240110420
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Phùng Thị Hồng Hà
Lan. Tuy nhiên, các dịch vụ khuyến nông nên được tăng cường sử dụng để tăng hiệu
quả kỹ thuật cho một vài trang trại nông nghiệp hoạt động không hiệu quả.
(3) K. Bradley Watkins, Tatjana Hristovska, Ralph Mazzanti and Charles E.
Wilson, Jr (2013). Measuring Technical, Allocative, and Economic Efficiency of Rice
Production in Arkansas using Data Envelopment Analysis (Đo lường hiệu quả kỹ
thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lúa gạo ở
Arkansas bằng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu DEA).
Nghiên cứu này sử dụng cơng cụ phân tích màng bao dữ liệu để tính tốn hiệu
quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lúa
gạo ở Arkansas bằng cách sử dụng các dữ liệu từ 137 lĩnh vực ghi danh tại trường đại
học Arkansas, nghiên cứu lúa gạo chương trình xác minh (RRVP) cho giai đoạn năm
2005 đến năm 2011. Điểm hiệu quả kỹ thuật cho các trường RRVP được so sánh với
kết quả thư được từ những nghiên cứu lúa gạo ở các nước đang phát triển. Hiệu quả
kinh tế cũng được so sánh với RRVP bằng cách sử dụng biện pháp quản lý thay thế.
Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn các trường đại học trong RRVP có điểm số cao
với TE trung bình đạt 0,899. Trong đó hơn một nửa đạt hiệu quả kỹ thuật tối đa với số
điểm bằng 1. Điều này có nghĩa là Arkansas sản xuất lúa gạo đạt hiệu quả cao hơn so
với các nước đang phát triển đối với việc sử dụng khả thi các yếu tố đầu vào để đạt
được mức sản lượng lúa gạo nhất định. Trong khi đó, AE và EE đạt thấp hơn với số
điểm lần lượt là AE = 0696; EE = 0625 tương đương với các nước có nền kinh tế sản
xuất lúa đang phát triển.
o Các nghiên cứu trong nước
(1) Bài Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Đặng, hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của hộ trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam
trong giai đoạn 2008 - 2011.
Bài viết tập trung nghiên cứu sự thay đổi của hiệu quả kỹ thuật của hộ trong lúa ở
ĐBSCL trong giai đoạn 2008-2011 dựa vào bộ dữ liệu bảng (panel data) thu thập ở 2
năm (năm 2008 và 2011) từ 155 hộ trồng lúa ở 4 tỉnh ĐBSCL, bao gồm An Giang,
Đồng Tháp, Trà Vinh và Sóc Trăng. Hàm sản xuất biên Cobb – Douglas kết hợp với
23
SVTH: Hà Trương Quỳnh Thi
MSV: 1240110420
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Phùng Thị Hồng Hà
hàm hiệu quả phi kỹ thuật (technical inefficiency model) được sử dụng để phân tích
bằng chương trình FRONTIER 4.1. Kết quả phân tích cho thấy, hiệu quả kỹ thuật
trung bình của các hộ sản xuất lúa tại địa bàn nghiên cứu ở ĐBSCL trong giai đoạn
2008-2011 là 88,96%. Với các nguồn lực hiện có và các kỹ thuật phù hợp thì sản
lượng của hộ trồng lúa cịn có khả năng tăng thêm 11,04%. Tuy nhiên, hiệu quả kỹ
thuật đang có xu hướng giảm, từ 89,2% vào năm 2008 giảm xuống còn 88,7% vào
năm 2011. Các yếu tố đầu vào như đất đai, lao động, loại giống và việc điều chỉnh
giảm lượng phân đạm, tăng phân lân đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng sản lượng
của hộ trong giai đoạn trên. Bên cạnh đó, tập huấn kỹ thuật, tham gia hiệp hội, tín
dụng nơng nghiệp đã đóng góp tích cực vào cải thiện hiệu quả kỹ thuật của hộ. Ngược
lại, thâm niên kinh nghiệm của chủ hộ, tỷ lệ đất thuê là các yếu tố làm hạn chế khả
năng cải thiện hiệu quả kỹ thuật.
(2) Bùi Dũng Thể và Tôn Nữ Hải Âu (2010), hiệu quả kỹ thuật của mơ hình ni
xen tơm sú - cá kình ở phá Tam Giang.
Để có cái nhìn tổng quan chính xác và khoa học của đề tài, tác giả đã tiến hành
tổng hợp các nguồn dữ liệu cả sơ cấp và thứ cấp. Số liệu thứ cấp được tổng hợp từ
phòng Thống kê và phòng Nông ngiệp của hai huyện Quảng Điền và Hương Trà, đối
với số liệu sơ cấp, tác giả đã tiến hành thu thập trực tiếp thông qua bảng hỏi phỏng vấn
với 44 hộ điều tra, trong đó có 17 hộ ở xã Quảng An, 10 hộ xã Quảng Thành và 17 hộ
ở xã Hương Phong. Mẫu chọn điều tra được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu
ngẫu nhiên. Trong mẫu điều tra có 10 hộ ni xen tơm sú - cá kình trong khu vực đã
được quy hoạch và 34 hộ cịn lại ni ở địa bàn chưa được quy hoạch. Trong bài
nghiên cứu này, tác giả đã chọn phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA).
Phương pháp này được Charnes, Cooper và Rhodes phát triển vào năm 1978, dựa trên
nghiên cứu của Farrel (1957) để ước lượng và phân tích hiệu quả kỹ thuật sử dụng các
yếu tố đầu vào của các hộ nuôi xen tôm sú - cá kình ở phá Tam Giang. Kết quả cho
thấy chỉ số hiệu quả kỹ thuật đạt được là khá cao, bình quân là 0,91; kết quả này tương
đương với kết quả hoạt động nuôi trồng thủy sản ở các nước khác như Nigeria (88 89%), Thái Lan (72 - 91%), Đài Loan (84%). Tuy nhiên kết quả này lại có phần cao
24
SVTH: Hà Trương Quỳnh Thi
MSV: 1240110420
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Phùng Thị Hồng Hà
hơn so với kết quả nghiên cứu khác về hiệu quả kỹ thuật của hoạt động nuôi trồng thủy
sản ở Việt Nam như tác giả Den (2007) với tên đề tài nghiên cứu có liên quan đến mơ
hình ni tơm sú độc canh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hoặc của Dey (2005)
với mơ hình xen canh cá nước ngọt của các nước Châu Á. Mặc khác, kết quả cũng chỉ
ra nguyên nhân chính của phi hiệu quả kỹ thuật là do quy mơ khơng hợp lý. Nhóm hộ
ni trồng trong vùng quy hoạch sản xuất có hiệu quả hơn nhóm hộ ni ngồi vùng
quy hoạch.
(3) Huỳnh Trường Huy (2006), Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến
hiệu quả sản xuất lúa tại Cần Thơ và Sóc Trăng.
Nghiên cứu này mô tả thực trạng áp dụng khoa học kỹ thuật và các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa của 261 hộ nông dân tại Cần Thơ và Sóc Trăng. Kết
quả phân tích cho thấy, nơng dân đã và đang áp dụng một số mơ hình cả tiến như:
giống mới, IPM, sạ hàng, ba giảm - ba tăng, lúa - thủy sản, lúa - màu. Trong đó, việc
sử dụng giống mới được nông dân áp dụng phổ biến nhất. Đồng thời, nông dân tiếp
cận thông tin khoa học kỹ thuật chủ yếu từ các phương tiện thông tin đại chúng và cán
bộ khuyến nông địa phương. Hơn nữa, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hiệu quả sản xuất
của các mơ hình canh tác lúa cải tiến cao hơn so với mơ hình canh tác lúa truyền
thống, cụ thể là thu nhập tăng 13,5% và lợi nhuận tăng 42%. Trong đó, trình độ học
vấn, giống, phân bón, lao động, chuẩn bị đất, thủy lợi là các yếu tố ảnh hưởng đến thu
nhập của nông hộ trên đơn vị đất canh tác lúa có áp dụng khoa học kỹ thuật.
(4) Lê Thị Minh Châu (2004) với bài luận văn "Các yếu tố ảnh hưởng đến năng
suất và hiệu quả sản xuất lúa tại tỉnh Hà Tây.
Bài nghiên cứu tập trung đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của việc
sản xuất lúa, từ đó đề xuất biện pháp nhằm tăng năng suất cho các hộ nông dân của
hai huyện Phú Xuyên và Quốc Oai địa diện cho những nơng hộ khác trên tồn tỉnh
Hà Tây. Để cung cấp số liệu cho bài nghiên cứu, tác giả đã tiến hành phỏng vấn trực
tiếp từ 100 hộ nông dân đại diện cho tồn địa bàn tỉnh Hà Tây. Thơng qua phương
pháp phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa, tác giả đã sử dụng hàm giới
hạn sản xuất nhằm biểu thị giới hạn tiềm năng người sản xuất có được khi họ sử
25
SVTH: Hà Trương Quỳnh Thi
MSV: 1240110420