Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tư tưởng hồ chí minh về xây dựng đội ngũ trí thức và việc vận dụng xây dựng đội ngũ trí thức trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (596.76 KB, 10 trang )

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ trí
thức và việc vận dụng xây dựng đội ngũ trí
thức trong giai đoạn hiện nay
Trần Thị Lệ Hằng
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Khoa học chính trị: 60 31 02 04
Người hướng dẫn : PGS.TS. Võ Văn Lộc
Năm bảo vệ: 2013
108 tr .
Abstract. Luận văn góp phần hệ thống hóa và làm rõ những nội dung lý luận trong tư
tưởng Hồ Chí Minh về đội ngũ trí thức và công tác xây dựng đội ngũ trí thức.Phân
tích, làm rõ thực trạng và đề xuất một số giải pháp về xây dựng đội ngũ trí thức trong
giai đoạn hiện nay.
Keywords.Tư tưởng Hồ Chí Minh; Trí thức; Chính trị

Content.
1. Lý do chọn đề tài
Thời đại ngày nay, hầu hết các quốc gia đều rất coi trọng việc xây dựng nền kinh
tế tri thức, một nền kinh tế mà hàm lượng trí tuệ được đưa vào nhiều nhất, trực tiếp
nhất trong quá trình sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Có thể nói, xây dựng
và phát huy trí tuệ của đội ngũ trí thức là chiến lược mang tính thời đại.
Trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam và đặc
biệt là trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước, trí thức nước ta- một nguồn lực tiêu
biểu cho nguồn trí tuệ của dân tộc, đã luôn gắn bó với sự nghiệp cách mạng, chịu đựng
gian khổ, hy sinh, rèn luyện và trưởng thành cả về số lượng cũng như chất lượng, đã có
những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng chung của cả dân tộc.


Từ việc nhận thức sâu sắc vai trò của trí thức trong xã hội nói chung và sự nghiệp
cách mạng nói riêng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên cả một hệ thống quan điểm về
việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ trí thức nhằm đáp ứng với yêu


cầu trong từng thời kì cách mạng.
Đất nước ta đang trong thời kì đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp.
Để thực hiện được mục tiêu đó thì yếu tố con người đóng vai trò hết sức quan trọng,
đặc biệt là đội ngũ trí thức. Đúng như Đảng ta đã khẳng định: không có trí thức,
không thể xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, nhằm góp phần đáp ứng đòi
hỏi của thực tiễn cách mạng, đánh giá đúng vị trí, vai trò, đặc điểm của đội ngũ trí
thức, từ đó đề ra phương hướng, giải pháp cơ bản xây dựng đội ngũ trí thức đáp ứng
công cuộc đổi mới trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, tôi chọn
đề tài: “ Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ trí thức và việc vận dụng xây
dựng đội ngũ trí thức trong giai đoạn hiện nay ” làm luận văn tốt nghiệp.
2.Tình hình nghiên cứu đề tài
Xây dựng và sử dụng đội ngũ trí thức là một trong những nội dung lớn, có tầm
quan trọng trong tư tưởng của Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam, thu hút sự quan
tâm của nhiều nhà lãnh đạo, cơ quan và nhà nghiên cứu.
Có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập tới vấn đề này với những phân tích sâu
sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam để luận giải những
vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra ở nhiều góc độ khác nhau:
* Về ấn phẩm có:
- Đỗ Mười, 1995: Trí thức Việt nam trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước,
Nxb. Chính trị quốc gia. Hà Nội.


- Thẩm Vinh Hoa, 1997: Tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài- kế lớn trăm năm
chấn hưng đất nước, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Viện Khoa học giáo dục Việt nam, 2010: Kinh nghiệm của một số nước về
phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ gắn với xây dựng đội ngũ trí thức,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Nguyễn Văn Sơn, 2004: Trí thức giáo dục đại học Việt Nam thời kì đẩy mạnh

công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Trần Văn Tùng, 2005: Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài
năng: kinh nghiệm của thế giới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
* Về đề tài nghiên cứu:
- “Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 ”, Chương trình
khoa học và trọng điểm cấp nhà nước do GS.TS Nguyễn Duy Quý làm chủ nhiệm.
- “ Đặc điểm và vai trò đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới của đất nước
hiện nay” – Tác giả Nguyễn Thanh Tuấn, Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác- Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh.
- “ Phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước”. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, tác giả Nguyễn Tiến Lương.
Đại học Đà Nẵng.
* Về các bài báo đã công bố:
- “Đồng chí Lê Duẩn đã hết lòng phát huy trí thức”, tác giả Trần Việt PhươngBáo Việt Nam nét, ngày 22/7/2012.
- “Phát triển kinh tế trí thức ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp”, tác giả
Nguyễn Trọng Tuấn- Báo Lao động xã hội, ngày 5/5/2012.
-“Trí thức và một vài đặc điểm của trí thức”, tác giả Nguyễn Minh Thuyết –
Báo Tia Sáng. Bộ Khoa học và Công nghệ , ngày 23/7/2010.


Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu đã được công bố và
những tài liệu là nguồn tư liệu quý báu làm định hướng cho việc nghiên cứu đề tài nói
trên.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Nâng cao nhận thức và góp phần làm sáng tỏ thêm tư tưởng Hồ Chí Minh về
đội ngũ trí thức Việt Nam.
- Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và những cống hiến của đội
ngũ trí thức Việt Nam.Từ đó vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh đề xuất một số phương
hướng, giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ

trí thức ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu và hệ thống hóa nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ
trí thức và sự vận dụng của Đảng và Nhà nước về đội ngũ trí thức ở Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp phát huy vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ trí thức và việc vận dụng xây dựng
đội ngũ trí thức Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt lý luận: Luận văn tập trung nghiên cứu một số tư tưởng trọng tâm của
Chủ tịch Hồ Chí Minh về đội ngũ trí thức và công tác xây dựng đội ngũ trí thức Việt
Nam.


- Về mặt thực tiễn: Công tác xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
- Một số quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về trí thức.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về đội ngũ trí thức và công tác xây dựng đội ngũ trí
thức Viêt Nam.
5.2. Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lo gic
- Phương pháp lịch sử cụ thể
- Phương pháp phân tích tổng hợp
6. Đóng góp của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần nhằm nâng cao nhận thức về tư tưởng
Hồ Chí Minh đối với đội ngũ trí thức và vận dụng tư tưởng của Người vào công tác

đánh giá, xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn chia làm 3
chương:
Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đội ngũ trí thức và công tác xây dựng đội
ngũ trí thức.
Chương 2: Thực trạng về vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức từ cách mạng tháng
tám đến nay.


Chương 3: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xây dựng đội ngũ
trí thức trong giai đoạn hiện nay.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo Sài Gòn giải phóng, ngày 23/10/2004.
2. Chính sách của Đảng Lao động Việt Nam đối với trí thức- Báo Nhân dân, số 1269,
ngày 29/8/1957.
3. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991)
Nxb. Sự thật, Hà Nội.
4. Đỗ Minh Cường, Nguyễn Thị Doan (2001): Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại
học Việt Nam, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002): Niên giám năm 2001,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Trường Chinh (1948): Kháng chiến nhất định thắng lợi. Nxb Sự Thật, Hà Nội.
7. “Chỉ thị gửi Đảng bộ miền Nam”, Theo Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, ngày 59-1954 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng.
8. GS.TS Phạm Tất Dong (chủ biên) (2001): Định hướng phát triển đội ngũ trí thức
Việt Nam trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. GS.TS Phạm Tất Dong (chủ biên) (1995): Trí thức Việt Nam thực trạng và triển
vọng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Trần Đương (2005): Bác Hồ với nhân sĩ, trí thức, Nxb Thông tấn.
11. Đỗ Mười (1995): Trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước,

Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Hồ Chí Minh toàn tập (2002), Nxb. Chính trị quốc gia, tập 1.
13. Hồ Chí Minh toàn tập (2002), Nxb. Chính trị quốc gia, tập 2.
14. Hồ Chí Minh toàn tập (2002), Nxb. Chính trị quốc gia, tập 3.
15. Hồ Chí Minh toàn tập (2002), Nxb. Chính trị quốc gia, tập 4.
16. Hồ Chí Minh toàn tập (2002), Nxb. Chính trị quốc gia, tập 5.
17. Hồ Chí Minh toàn tập (2002), Nxb. Chính trị quốc gia, tập 6.
18. Hồ Chí Minh toàn tập (2002), Nxb. Chính trị quốc gia, tập 7.


19. Hồ Chí Minh toàn tập (2002), Nxb. Chính trị quốc gia, tập 8.
20. Hồ Chí Minh toàn tập (2002), Nxb. Chính trị quốc gia, tập 9.
21. Hồ Chí Minh toàn tập (2002), Nxb. Chính trị quốc gia, tập 10.
22. Hồ Chí Minh toàn tập (2002), Nxb. Chính trị quốc gia, tập 11.
23. Hồ Chí Minh toàn tập (2002), Nxb. Chính trị quốc gia, tập 12.
24. Hồ Chí Minh với văn nghệ sĩ trí thức (2007), Nxb Thanh niên.
25. Hồ Chí Minh với trí thức (2005), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. Hồ Hữu Nhựt (2002): Trí thức Sài Gòn- Gia Định 1945- 1975, Nxb Chính trị.
27. Nghị quyết số 27/- NQTW Hội nghị lần thứ bảy của Ban Chấp hành TW khóa X:
“Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
28. Vai trò của gia đình, nhà trường, xã hội đối với quản lý giáo dục trong học sinh,
Tổ Giáo Dục Công Dân- Trường PTTH chuyên Lê Hồng Phong.
29. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh (2012), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Thẩm Vinh Hoa (1997): Tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài- kế lớn trăm năm
chấn hưng đất nước, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Vương Thị Hanh: Công tác cán bộ nữ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, Tạp chí Cộng sản, số-1997, tr.17.
32. Vũ Đình Hòe (1999): Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh, Nxb Văn hóa thông
tin.
33. Hồ Chí Minh về vấn đề trí thức và cách mạng Việt Nam (1976). Nxb Sự Thật, Hà

Nội.
34. Nguyễn Đắc Hưng (2005): Trí thức Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước.
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
35. GS. TS Nguyễn Văn Khánh (chủ biên) (2010): Xây dựng và phát huy nguồn lực trí
tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36. GS. TS Nguyễn Văn Khánh (chủ biên) (2004). Trí thức với Đảng, Đảng với trí
thức trong sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước. Nxb Thông Tấn, Hà Nội.
37. GS.TS Nguyễn Văn Khánh (1985): Thanh niên trí thức và phong trào cộng sản
Việt Nam trước 1930. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, tr.67, 75.


38. Vũ Khiêu (1987): Người trí thức Việt Nam qua các chặng đường lịch sử, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
39. V.L.Lênin toàn tập (1978), Tiếng Việt, Nxb Tiến bộ, Matxcova, tập 8.
40. Trần Huy Liệu (1986): Trí thức Việt Nam trong quá trình đấu tranh giải phóng
dân tộc. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, (số 1).
41. Lịch sử biên niên Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương cục miền Nam (19541975),(2002), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
42. Lịch sử Đảng cộng sản Viêt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập2, tr.
452,454.
43. Luật sư Nguyễn Hữu Thọ cả nước tôn vinh anh (1995). Nxb Văn học, Hà Nội.
44. Một số văn kiện của Trung ương Đảng và Chính phủ về công tác khoa giáo
(1979), Nxb Sự thật, Hà Nội.
45. Nguyễn Dy Niên: Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đang hướng về tổ
quốc, Tạp chí cộng sản, số 9-1997.
46. Nguyễn Văn Sơn (2004): Trí thức giáo dục đại học Việt Nam thời kì đẩy mạnh
công nghiệp hóa- hiện đại hóa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
47. Trần Văn Tùng (2005): Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng:
kinh nghiệm của thế giới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
48. PGS Nguyễn Thanh Tuấn (1998): Một số vấn đề về trí thức Việt Nam. Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội.

49. Thư riêng của Bác Hồ (2007), Nxb Trẻ.
50. Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thắng lợi và bài học, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
51. Văn kiện Đảng cộng sản Việt Nam (1999), tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
52. Văn kiện Đảng cộng sản Việt Nam (2005), tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
53. Đảng cộng sản Việt Nam; Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự
thật, Hà Nội, 1987.
54. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
55. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1991), Nxb Sự thật, Hà Nội.


56. Đảng cộng sản Việt Nam (2001): Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
57. Viện khoa học giáo dục Việt Nam (2010): Kinh nghiệm của một số nước về phát
triển giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ với xây dựng đội ngũ trí thức, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
58. Theo Báo Nhân dân, số 17458, ngày 14-5-2003, tr.1.
59. Tổng cục Thống kê (2002): Niên giám thống kê 2001, Nxb Thống kê, Hà Nội,
tr.446.
60. Theo báo cáo kết quả điều tra lao động - việc làm, 01/07/2005 – Bộ Lao động Thương binh và xã hội. Hà Nội tháng 11/2005.
61. Phạm Văn Thanh (2001): Xây dựng đội ngũ trí thức khoa học Mác -Lênin trong
các trường đại học ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ, tr.8.
62. Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII (1998), Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
63. Trích bài nói tại Hội nghị cán bộ Đảng trong ngành giáo dục tháng 6/ 1957.
64. TS. Nguyễn Toàn Thắng: Vận dụng quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin trong
việc vận dụng xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay,
(Viện Văn hóa và phát triển. Học viện Chính trị- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh)
Tạp chí cộng sản, ngày 23/8/2012.
65. PGS-TS Nghiêm Đình Vỳ: “Một số quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo

trong thời kì đổi mới.” Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 2/12/2011.
66. Nguyễn Minh Thuyết: Trí thức và một vài đặc điểm của trí thức. Báo Tia Sáng, Bộ
khoa học và Công nghệ, ngày 23/7/2010.
67. Th.s Lê Anh Tân: Quan niệm về nền giáo dục mới trong tư tưởng của Hồ Chí
Minh. (Trường Chính trị Lê Duẩn, Khoa Mác Lênin- Tư tưởng Hồ Chí Minh).


68. Hồ Chí Minh Về vấn đề trí thức và cách mạng (1976). Nxb Sự thật, Hà Nội.
69. Gabrien CônCô (H.1991): Giải phẫu cho một cuộc chiến tranh, Pantheon Books,
New York 1985. Nxb Quân đội nhân dân, tr.275.
70. ng tin nhóm đại biểu Quốc hội nữ Việt Nam.
71. http://www.tạp chi congsan.org.vn.
72. .



×