Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

LÀM THẾ nào để đối PHÓ với NHỮNG NGƯỜI TIÊU cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.51 KB, 4 trang )

LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỐI PHÓ VỚI NHỮNG
NGƯỜI TIÊU CỰC?
Có những người phê bình chúng ta từ cái nhìn của kẻ chìm trong buồn bã và
đau khổ, từ chối mọi điều tốt đẹp trên đời.
Chắc hẳn trong cuộc đời bạn đã chạm mặt rất nhiều người “chẳng thể ưa nổi”.
Ai trong chũng ta cũng thế, thường xuyên bị những kẻ này làm cuộc sống u ám,
tối tăm. Họ là nhũng kẻ cướp đi sinh lực, niềm tin và sự tự do của tâm hồn. Vì
thế nếu bạn biết cách đối phó với nhứng kẻ này, bạn sẽ có cuộc sống dễ thở hơn
rất nhiều.
Dưới đây là ba loại người tiêu cực mà bạn thường xuyên gặp và cách để đối
phó với họ.
Kẻ phê bình
Đây là người mà cận bên chúng ta mỗi ngày. Từ bạn bè, đồng nghiệp hay chính
cha mẹ các bạn. Nhiều khi bạn cảm thấy quá bất công, khi làm việc tốt không ai
công nhận, khi lỡ phạm sai làm thì bị chỉ trích nặng nề. Nhưng bạn biết không,
để ứng phó với điều này, người mà bạn thật sự đối mặt chính là bản thân mình.
Chính bạn mới hiểu rõ điều mình làm.
Thế nhưng hầu hết khi chúng ta bị chỉ trích đều cảm thấy tồi tệ. Chúng ta
thường xuyên tự trách bản thân theo cách nhìn của người khác. Trên thực tế, dù
một người hoàn hảo đến đâu vẫn không thể làm hài lòng hết mọi người. Và
người thông minh không bao giờ làm điều đó.
Cho nên tại sao ta phải tự trách bản thân kia chứ? Chúng ta sợ phải khiến mình
thất vọng, điều đó ngăn trở chúng ta thử những điều mới mẻ. Sự phê bình nằm
trong suy nghĩ của bạn. Khi chúng ta ngưng nghĩ về những gì kẻ khác nghĩ vể
mình, chúng ta sẽ thấy tự do để nghĩ xa hơn và theo đuổi mơ ước của bản
thân. Điều quan trọng nhất là không ai hạ nhục được ý chí của bạn trừ khi bạn
cho phép điều đó.
Nhưng vẫn có những người phê bình chúng ta từ cái nhìn của kẻ chìm trong
buồn bã và đau khổ, từ chối mọi điều tốt đẹp trên đời. Những kẻ đó chẳng thêm
được chút gì giá trị hay mang tính xây dựng vào cuộc sống này mà chỉ muốn
gây rối hòng được chú ý. Có một quyển sách nổi tiếng về vấn đề này, đó là


“How full is your bucket?” của Tom Rath và Tiến sĩ quá cố Donald Clifton. Đại
ý quyển sách là chúng ta luôn mang theo một chiếc giỏ vô hình, đong đầy cảm
xúc tích cực của những lời nói đẹp, hành động tốt, và nhiều hơn nữa. Những
người có chiếc giỏ rỗng luôn cố khiến mình cảm thấy tốt hơn bằng cách làm
người khác cảm thấy tồi tệ (bằng cách cướp đi những gì có trong giỏ của họ),
cuối cùng thì họ khiến tâm trạng đôi bên tồi tệ như nhau. Bạn cần tập trung là
điểm quan trọng là liệu người thường hay chỉ trích bạn có phải đến từ một xuất
phát điểm thấp, với một chiếc giỏ rỗng không (họ có thiếu tự tin, hay ganh ghét,


thiếu tự trọng không), và sau đó thì nhìn nhận hành động của họ qua lăng kính
đó để quyết định xem liệu quan điểm của họ quan trọng với bạn như thế nào.
Cách đối phó với những lời chỉ trích
-Đừng tin vào tất cả những điều người khác nói về bạn.
-Không ai được phép hạ thấp mình trừ bản thân bạn.
-Hãy nhìn bức tranh một cách tổng thể và biết mình là ai trong đó.
Kẻ không ưa bạn.
Chúng ta có thể tự tin rằng mình yêu quý tất cả mọi người, nhưng người không
yêu quý bạn lại đầy rẫy ra đó. Hắn thường xuyên nói xấu bạn sau lưng, hắn chú
ý từng sai lầm nhỏ của bạn để bơi móc. Có một câu hỏi đặt ra là: “Nếu thực sự
ghét một người, tại sao phải tốn từng áy thời gian và năng lương theo chân anh
ta đi khắp nơi vậy?” Thường thì đây là câu trả lời không có lời đáp.
Thực sự ra, những người không ưa bạn thường xuyên phê phán chỉ trích bạn
nhưng lại không vì mục đích tốt. Hắn chỉ muốn bạn xấu hổ, tự ti, công việc sa
sút để hắn có thể ngồi chễm chệ từ xa cười vào mặt bạn thôi.
“Ghét bỏ” có thể là một công việc đấy. Khi tôi tiếp tục đạt được nhiều thành
tựu hơn, tôi bắt đầu để ý những người ghét tôi trong chính gia đình mình.
Những người đó liên tục tặng cho tôi hoặc thì thầm sau lưng tôi những lời phán
xét đầy tổn thương về tham vọng của tôi, nhưng vẫn muốn theo dõi từng bước
tiến của tôi. Không may là bạn chẳng thể lựa chọn gia đình mình sinh ra. Tôi

không thể dứt bỏ được người thân của mình, nhưng tôi vẫn có thể lựa chọn
không để tâm đến lời họ nói. “Không gì người khác làm cho bạn là vì bạn, họ
làm vì chính họ” (Miguel Ruiz – The Four Agreements). Chính vì điều này, tôi
học cách thật lòng ước cho những người phải chịu đựng những khó khăn trong
cuộc sống có thể nghe thấy những điều tích cực từ những người khác, để tìm ra
cách hàn gắn tổn thương của mình.
Nhưng với những kẻ không phải là thành viên trong gia đình? “Tôi thường giải
quyết mọi việc với riêng những kẻ đó, nhưng điều đó thật không xứng đáng,
cũng chẳng khiến tôi sáng suốt hơn để mà làm việc với người khác khi tôi bị kéo
vào cùng tâm trạng với những kẻ đó. Giờ thì tôi xem nó như là những góp ý cho
mình, một số sẽ giúp tôi tốt hơn, số khác thì cứ xem rồi quên nó đi”
Chìa khóa để bật nút tắt cho những người ghét bạn rất đơn giản. Dù bạn có là
người trình diễn, nhà văn, doanh nhân khởi nghiệp, huấn luyện viên định
hướng, hãy nhấn mạnh vào giá trị mà bạn đóng góp cho thế giới thông qua tài
năng của bạn, thay vì bảo vệ chính mình khỏi những lời chỉ trích cay nghiệt.
Tuy nhiên, những nhân vật truyền cảm hứng !), như Arianna Huffington, Tim
Ferriss, Jim Kwik, Jack Canfield, Marie Forleo, Keith Ferrazzi, và Tony
Robbins khi được hỏi về vấn đề này thường trả lời rằng ta có thể khiến kẻ ghét
mình thành người ủng hộ ta bằng cách mỉm cười và biết ơn những ý kiến của họ
và để họ biết bạn công nhận những phê bình của họ.


Để đối phó hữu hiệu với những kẻ ghét bạn, hãy áp dụng những quy tắc sau:
-Hãy phớt lờ họ, bỏ qua những câu nói mỉa mai hay hành động xúc phạm. Sau
vài lần, tự họ sẽ bỏ cuộc.
-Thay vì chú ý đến kẻ không ưa bạn, hãy tập trung vào giá trị của bản thân mình
và những đóng góp xứng đáng chi cuộc sống. Chứng minh rằng lời chỉ trích
của họ là sai bằng những hành động cụ thể của mình.
-Biến kẻ thù thành bạn. Công nhận những lời nhận xét và mỉm cười cám ơn
người đó. Có thể sau một thời gian họ sẽ không còn ghét bạn nữa mà trở nên

yêu quý bạn.
Đối thủ của mình
Ồ, những đối thủ. Dường như họ có ở khắp nơi. Khi nhắc đến đối thủ, hành
động và phản ứng của bạn cần khác với những kẻ phê bình và những kẻ ghét
bạn. Doanh nhân khởi nghiệp và cựu cầu thủ Lewis Howes có chung một suy
nghĩ đối với việc cạnh tranh: “Nếu chỉ một người thắng và người kia thua, bạn
đã mất cả 2, điều quan trọng là hãy tạo ra trải nghiệm cho tất cà mọi người.
Vậy nên tôi luôn đứng ở lập trường sao cho tất cả các bên đều có lợi và có điều
mình muốn, sau cùng tự họ sẽ đưa ra quyết định dựa trên điều đó”.
Khi quá chú ý vào đối thủ, cố gắng chạy đua theo họ nhằm tiến lên phía trên.
Đó không bao giờ là một việc tốt. Tôi theo chân đối thủ mình để học hỏi, nhưng
dự định của tôi là đi con đường của riêng mình và tiến đến mục tiêu mà tôi đã
đặt ra cho bản thân và công việc.
Trong kinh doanh, hãy xác định đối thủ chính của bạn, dù là trong quảng bá
hay cạnh tranh tìm đối tác. Sau đó, chọn một lĩnh vực họ làm tốt hơn bạn, hoặc
một lĩnh vực vượt trội nhất của họ và góp ý về nó. Nếu điều này là không dễ với
bạn, hãy thử góp ý với người làm chung nhóm hoặc đồng nghiệp. Trong buổi
họp mặt, hãy ngợi khen đối thủ và chúc mừng thành công họ đạt được nếu có.
Đây là một phần của việc đổi mới cả xã hội – xây dựng nên một tương lai mà
thế hệ tiếp sau có thể sáng tạo, chấp nhận, và phát triển những ý tưởng mới.
Hãy biết ơn cơ hội được cạnh tranh – để thắng hoặc thua – vì dù nằm ở vị thế
nào, mỗi bài học rút ra là vô giá.
Đừng bao giờ quá cạnh tranh hay ghen tỵ với đối thủ của mình. Cố gắng hợp
tác để tạo kết quả tốt đẹp cho hai bên. Hãy tạo thói quen tôn trọng đối thủ, điều
đó sẽ giúp bạn dung hòa các mối quan hệ nhằm đạt được lợi ích cả hai bên.
Khi bạn không đối xử với đối thủ bằng lòng tốt, bạn có thể biến mình thành kẻ
chỉ trích hoặc một kẻ ghét bỏ họ, và điều này chẳng tốt cho ai cả.
Ứng phó với đối thủ của mình, bạn hãy:
-Đứng bên lề và cổ vũ cho sự cố gắng của họ.
-Hãy dẫn dắt họ hoặc góp phần tạo nên những giá trị có lợi cả họ và bạn.

-Theo dõi đối thủ của bạn, học hỏi từ họ và đừng quên mục đích thực sự của
mình chứ không phải mãi là kẻ theo đuôi người khác.


HÃY CHẤP NHẬN BẢN THÂN BẠN.
Nếu không có những người phê bình, người ghét bạn, đối thủ, xã hội này sẽ phát
triển như thế nào đây? Mọi người sẽ sống trong cái vòng an toàn của mình. Tôi
không bao giờ để nỗi sợ hãi cản đường mình cả. Tôi tin tưởng bản thân mình.
Việc quan trọng là phải tự mình viết nên câu chuyện đời mới mẻ, để cổ vũ và
truyền cảm hứng cho những người khác, thậm chí là kẻ phê bình, ghét bỏ ta hay
đối thủ cạnh tranh của ta. Nếu điều tôi dạy và chia sẻ bị đánh cắp, tôi vẫn sẽ ổn
thôi. Bởi lý tưởng của tôi là truyền cảm hứng và thắp lên ánh lửa trong mỗi
người để họ có thể vươn xa hơn. Những gì ta làm hôm nay sẽ định hình nên thế
hệ mai sau. Vậy nên tôi sẽ khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích lối
cạnh tranh mà mọi người cùng thắng, khuyến khích mọi người hãy kể vể câu
chuyện đời mình mà không sợ hãi trước lời phán xét của người khác.
Họ nói rằng “Bắt chước là một hình thức hâm mộ thật lòng” và tôi muốn kết lại
bởi một câu nói của Howes: “Luôn có ai đó hoặc lý tưởng nào đó cho ta theo
đuổi. Chìa khóa để có được điều bạn muốn theo đuổi nó nhưng đừng đánh mất
bản thân” Hãy là chính mình và tất cả những kẻ phán xét, nói xấu hoặc đối thủ
trong đời bạn sẽ chìm vào cái nền mờ nhạt đằng sau.



×