Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

Đánh giá hiện trạng chất lượng nước ngầm dùng trong sinh hoạt và sản xuất tại Quận Bắc Từ Liêm – thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.46 KB, 55 trang )

Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Bùi Thị Thư
MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG

1


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Bùi Thị Thư
DANH MỤC HÌNH

2


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Bùi Thị Thư
LỜI CẢM ƠN

Với lòng biết ơn sâu sắc em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo
khoa, các thầy cô quản lý phòng thí nghiệm- Trường Đại học Tài Nguyên và Môi
trường Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất để em được học tập, nghiên cứu trong suốt
thời gian làm đồ án tốt nghiệp.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Th.S Bùi Thị Thư – giảng viên
Trường Đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội đã tận tình giúp đỡ, động viên,
chia sẻ, hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện đồ án.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô khoa môi trường đã cho em những ý kiến,


những góp ý, những lời động viên cho em trong suốt thời gian qua.
Em cũng xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến bạn bè đã có những ý kiến đóng góp cho
em trong thời gian làm đồ án.
Vì thời gian thực hiện có hạn nên đề tài đồ án tốt nghiệp của em còn nhiều thiếu
xót, em mong các thầy cô trong khoa đóng góp ý kiến để bài báo cáo được hoàn
thiện hơn.

SV: Vũ Trọng Nam

Lớp: ĐH1KM


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Bùi Thị Thư
MỞ ĐẦU

Nước dưới đất là một hợp phần quan trọng của tài nguyên nước, là nguồn
cung cấp nước rất quan trọng cho sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp. Bên cạnh
đó sự phát triển kinh tế, ở các lĩnh vực công nghiệp,nông nghiệp cũng như quá trình
đô thị hóa, đã khiến môi trường nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là môi
trường nước ngầm. Đó là lý do khiến “ô nhiễm nước ngầm” trở thành một vấn đề
thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học, các tổ chức môi trường trên
thế giới cũng như từng quốc gia.
Bắc Từ Liêm là một quận thuộc Thành phố Hà Nội, nằm dọc phía bờ Nam
của sông Hồng. Đông giáp quận Tây Hồ, Đông Nam giáp quận Cầu Giấy, Tây
giáp huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Nam giáp quận Nam Từ Liêm, Bắc giáp sông
Hồng bởi vậy có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển kinh tế trên tất cả các lĩnh vực
công nghiệp, nông nghiệp dịch vụ, cùng với sự phát triển nhanh cũng như thiếu
bền vững trữ lượng, chất lượng nước ngầm của khu vực đang bị suy giảm nhanh

chóng và nghiêm trọng, ảnh hưởng không chỉ tới cấu tạo địa chất mà còn tới các
vấn đề khác liên quan đến sức khỏe con người.
Từ quan điểm trên, cho thấy sự cần thiết và cấp bách phải tiến hành quan
trắc, đánh giá các chỉ tiêu chất lượng nước ngầm ở khu vực Bắc Từ Liêm để: “
Đánh giá hiện trạng chất lượng nước ngầm dùng trong sinh hoạt và sản xuất
tại Quận Bắc Từ Liêm – thành phố Hà Nội ”từ đó đưa đề xuất một số biện pháp
bảo vệ và quản lý thích hợp.

SV: Vũ Trọng Nam

4

Lớp: ĐH1KM


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Bùi Thị Thư
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan về nước ngầm và các dạng ô nhiễm nước ngầm.
Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích
bở rời như cặn, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang caxtơ dưới bề mặt Trái đất,
có thể khai thác cho các hoạt động sống của con người.
Theo độ sâu phân bố, có thể chia nước ngầm thành nước ngầm tầng mặt và
nước ngầm tầng sâu. Đặc điểm chung của nước ngầm là khả năng di chuyển nhanh
trong các lớp đất xốp, tạo thành dòng chảy ngầm theo địa hình.
Nước ngầm tầng mặt thường không có lớp ngăn cách với địa hình bề mặt.
Do vậy, thành phần và mực nước biến đổi nhiều, phụ thuộc vào trạng thái của nước
mặt. Loại nước ngầm tầng mặt rất dễ bị ô nhiễm.

Nước ngầm tầng sâu thường nằm trong lớp đất đá xốp được ngăn cách bên
trên và phía dưới bởi các lớp không thấm nước. Theo không gian phân bố, một lớp
nước ngầm tầng sâu thường có ba vùng chức năng: Vùng thu nhận nước, vùng
chuyển tải nước và vùng khai thác nước có áp. Khoảng cách giữa vùng thu nhận và
vùng khai thác nước thường khá xa, từ vài chục đến vài trăm km. Các lỗ khoan
nước ở vùng khai thác thường có áp lực. Đây là loại nước ngầm có chất lượng tốt và
lưu lượng ổn định.
Trong các khu vực phát triển đá cacbonat thường tồn tại loại nước ngầm
caxtơ di chuyển theo các khe nứt caxtơ. Trong các dải cồn cát vùng ven biển thường
có các thấu kính nước ngọt nằm trên mực nước biển.
Nước ngầm là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu ở nhiều quốc gia và
vùng dân cư trên thế giới. Do vậy, ô nhiễm nước ngầm có ảnh hưởng rất lớn đến
chất lượng môi trường sống của con người.
Các tác nhân gây ô nhiễm và suy thoái nước ngầm bao gồm:
- Các tác nhân tự nhiên như nhiễm mặn, nhiễm phèn, hàm lượng Fe, Mn và
một số kim loại khác.
- Các tác nhân nhân tạo như nồng độ

SV: Vũ Trọng Nam

5

Lớp: ĐH1KM


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Bùi Thị Thư

Kim loại nặng cao, hàm lượng NO 3-, NO2-, NH4+, PO43- ... vượt tiêu chuẩn

cho phép, ô nhiễm bởi vi sinh vật.
Suy thoái trữ lượng nước ngầm biểu hiện bởi giảm công suất khai thác, hạ
thấp mực nước ngầm, lún đất.
Ngày nay, tình trạng ô nhiễm và suy thoái nước ngầm đang phổ biến ở các
khu vực đô thị và các thành phố lớn trên thế giới. Để hạn chế tác động ô nhiễm và
suy thoái nước ngầm cần phải tiến hành đồng bộ các công tác điều tra, thăm dò trữ
lượng và chất lượng nguồn nước ngầm, xử lý nước thải và chống ô nhiễm các
nguồn nước mặt, quan trắc thường xuyên trữ lượng và chất lượng nước ngầm.
Nước bị ô nhiễm kim loại nặng: Kim loại nặng có Hg, Cd, Pb, As, Sb, Cr,
Cu, Zn, Mn, v.v... thường không tham gia hoặc ít tham gia vào quá trình sinh hóa
của các thể sinh vật và thường tích lũy trong cơ thể chúng. Vì vậy, chúng là các
nguyên tố độc hại với sinh vật. Hiện tượng nước bị ô nhiễm kim loại nặng thường
gặp trong các lưu vực nước gần các khu công nghiệp, các thành phố lớn và khu vực
khai thác khoáng sản. Ô nhiễm kim loại nặng biểu hiện ở nồng độ cao của các kim
loại nặng trong nước. Trong một số trường hợp, xuất hiện hiện tượng cá và thuỷ
sinh vật chết hàng loạt.
Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm kim loại nặng là quá trình đổ vào môi
trường nước nước thải công nghiệp và nước thải độc hại không xử lý hoặc xử lý
không đạt yêu cầu. Ô nhiễm nước bởi kim loại nặng có tác động tiêu cực tới môi
trường sống của sinh vật và con người. Kim loại nặng tích lũy theo chuỗi thức ăn
thâm nhập và cơ thể người. Nước mặt bị ô nhiễm sẽ lan truyền các chất ô nhiễm vào
nước ngầm, vào đất và các thành phần môi trường liên quan khác.
Để hạn chế ô nhiễm nước, cần phải tăng cường biện pháp xử lý nước thải
công nghiệp, quản lý tốt vật nuôi trong môi trường có nguy cơ bị ô nhiễm như nuôi
cá, trồng rau bằng nguồn nước thải.
Nước bị ô nhiễm vi sinh vật:
Sinh vật có mặt trong môi trường nước ở nhiều dạng khác nhau. Bên cạnh
các sinh vật có ích, có nhiều nhóm sinh vật gây bệnh hoặc truyền bệnh cho người và

SV: Vũ Trọng Nam


6

Lớp: ĐH1KM


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Bùi Thị Thư

sinh vật. Trong số này, đáng chú ý là các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn và ký sinh
trùng gây bệnh như các loại ký sinh trùng bệnh tả, lỵ, thương hàn, sốt rét, siêu vi
khuẩn viêm gan B, siêu vi khuẩn viêm não Nhật Bản, giun đỏ, trứng giun v.v...
Nguồn gây ô nhiễm sinh học cho môi trường nước chủ yếu là phân rác, nước
thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước thải các bệnh viện v.v... Để đánh giá chất
lượng nước dưới góc độ ô nhiễm tác nhân sinh học, người ta thường dùng chỉ số
coliform. Đây là chỉ số phản ánh số lượng trong nước vi khuẩn coliform, thường
không gây bệnh cho người và sinh vật, nhưng biểu hiện sự ô nhiễm nước bởi các tác
nhân sinh học. Để xác định chỉ số coliform người ta nuôi cấy mẫu trong các dung
dịch đặc biệt và đếm số lượng chúng sau một thời gian nhất định. Ô nhiễm nước
được xác định theo các giá trị tiêu chuẩn môi trường.
Để hạn chế tác động tiêu cực của ô nhiễm vi sinh vật nguồn nước mặt, cần
nghiên cứu các biện pháp xử lý nước thải, cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường
sống của dân cư, tổ chức tốt hoạt động y tế và dịch vụ công cộng
Nước bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học:
Trong quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học tại các
vùng nông nghiệp thâm canh, một lượng đáng kể thuốc và phân không được cây
trồng tiếp nhận. Chúng sẽ lan truyền và tích lũy trong đất, nước và các sản phẩm
nông nghiệp dưới dạng dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
Tác động tiêu cực khác của sự ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật và phân bón là

làm suy thoái chất lượng môi trường khu vực canh tác nông nghiệp như phú dưỡng
đất, nước, ô nhiễm đất, nước, giảm tính đa dạng sinh học của khu vực nông thôn,
suy giảm các loài thiên địch, tăng khả năng chống chịu của sâu bệnh đối với thuốc
bảo vệ thực vật.
1.2. Tổng quan tài nguyên nước ngầm ở Việt Nam
Việt Nam có nguồn nước ngầm chất lượng tốt với trữ lượng lớn nhưng đang
bị sụt giảm và ô nhiễm nghiêm trọng ở nhiều nơi.

SV: Vũ Trọng Nam

7

Lớp: ĐH1KM


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Bùi Thị Thư

Sụt giảm nguồn nước ngầm [4].
Trước hết, sụt giảm nguồn nước ngầm hay còn được gọi là suy thoái trữ
lượng nước ngầm được biểu hiện bởi việc giảm công suất khai thác, hạ thấp mực
nước, và lún đất.
Theo một kết quả nghiên cứu gần đây của Trung tâm quan trắc và dự báo tài
nguyên nước, Bộ Tài Nguyên - Môi trường, thì trong mười năm, nước ngầm tại một
số nơi ở Hà Nội giảm đến 6m tại thành phố Hồ Chí Minh có nơi giảm đến 10m.
Đào giếng khoan không có nước, đôi khi lại vô ý không lấp, nước bẩn tràn
vào, ngấm xuống tại chỗ đó làm cho nó ô nhiễm.
Ông Huỳnh Lê Khoa, phó phòng quản lý tài nguyên nước và khoáng sản
thuộc sở tài nguyên môi trường thành phố Hồ Chí Minh cảnh báo là nếu không có

kế hoạch sử dụng hợp lý, không chú ý đến công tác bổ cập thì nguồn nước ngầm có
khả năng chỉ khai thác được trong 30 năm nữa.
Theo ông Lâm Minh Triết, Viện trưởng viện nước và công nghệ môi trường,
thì vấn đề quản lý khai thác nước ngầm ở thành phố Hồ Chí Minh đã vượt ra quá
tầm kiểm soát của chính quyền và tình trạng khan hiếm nước ngầm đã thể hiện rõ
rệt ở nhiều nơi. Ông nói:“Nước ngầm của mình thì không kiểm soát nổi, tư nhân rồi
công ty khai thác, nên mực nước tụt khá lớn. Vấn đề khai thác và sau khai thác, ví
dụ như là bảo vệ giếng sau khai thác thế nào thì không được quan tâm đáng kể, rồi
khai thác nhiều ở các tầng sâu khác nhau.Việc khai thác nguồn nước đã làm suy
thoái nghiêm trọng tài nguyên nước. AFP photo. Đặc biệt ở các thành phố lớn,
người ta làm giếng đóng, rồi giếng khoan ở các độ sâu khác nhau, ví dụ như thành
phố Hồ Chí Minh thì mức cho phép là dưới 500,000 m 3 một ngày đêm, nhưng thực
tế khai thác chừng 300 đến 400 là đã thiếu rồi.”
Việc khai thác nước ngầm quá mức được lý giải là do gia tăng dân số, tốc độ
đô thị hoá nhanh và sản xuất phát triển. Theo thống kê hiện thành phố Hồ Chí Minh
có trên 300,000 giếng khoan.
Việc sụt giảm nguồn nước ngầm không chỉ gây thiếu nước sinh hoạt, lún đất
mà còn khiến cho nước giếng ở một số nơi nhiễm mặn không thể dùng được nữa.

SV: Vũ Trọng Nam

8

Lớp: ĐH1KM


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Bùi Thị Thư


Ô nhiễm nguồn nước ngầm
Bên cạnh vấn đề sụt giảm trữ lượng nước ngầm, Việt nam cũng phải đối mặt
với tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Theo Chi cục Bảo vệ môi trường thành phố Hồ Chí Minh, kết quả quan trắc
độ pH nuớc ngầm của thành phố trong năm 2008 thấp dưới mức tiêu chuẩn. Kết quả
quan trắc cũng cho thấy số lượng nhiều hoá chất độc hại trong nước ngầm như
nitrat, amoniac và asen đã tăng đáng kể.
Ở Hà Nội, mức độ nhiễm amoniac ở một số nơi đã vượt mức cho phép 20
đến 30 lần. Nhiều nơi ô nhiễm asen cao hơn 40 lần cho phép.
Nguyên nhân của việc ô nhiễm nước ngầm là do việc khoan xây dựng quá
nhiều, cùng với việc khoan giếng và bảo vệ giếng nước không hợp lý sau khi
khoan.
1.3. Tổng quan về xử lý nước ngầm ở Việt Nam

 Các phương pháp xử lý nước ngầm ô nhiễm [5]
- Xử lý nước ngầm bằng phương pháp cơ học
Nước từ nguồn được bơm cấp 1 phun qua giàn mưa thành những tia nhỏ để
ôxy của không khí tác dụng với Fe2+ thành Fe3+. Nước dàn mưa được dẫn đi lắng lọc
ở các bể lọc chứa chất lọc (cát, đá, than hoạt tính…)
- Xử lý nước ngầm bằng phương pháp hóa học
Là phương pháp dùng hóa chất, các phản ứng hóa học trong quá trình xử lý
nước.
Nếu nước có độ đục lớn chứng tỏ chứa nhiều chất hữu cơ và sinh vật phù du
thì dùng phèn và chất tạo keo tụ để ngưng tạp chất.
Nước chứa nhiều ion kim loại (độ cứng lớn) xử lý bằng vôi, sôđa hoặc dùng
phương pháp trao đổi ion. Nước chứa nhiều độc tố H 2S xử lý bằng phương pháp
oxy hóa, clo hóa, phèn.
Nước chứa nhiều vi khuẩn thì phải khử trùng bằng các hợp chất chứa clo,
ozon.


SV: Vũ Trọng Nam

9

Lớp: ĐH1KM


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Bùi Thị Thư

Nước chứa Fe thì oxy hóa Fe2+ bằng oxy không khí (làm thoáng giàn mưa)
hoặc dùng chất oxy hóa để xử lý…
Độ kiềm của nước nhỏ làm cho quá trình keo tụ khó khăn, nước có mùi vị thì
phải kiềm hóa bằng amoniac (NH 3). Sau khi cacbon hóa, clo hóa sơ bộ rồi thêm
KMnO4.
Nước có nhiều oxy hòa tan thì phải xử lý bằng cách dùng các chất khử để
liên kết oxy. Đó là hydrazin, natrithisunfat…
Nhìn chung các phương pháp xử lý hóa học thường đạt năng suất và có hiệu
quả cao.
- Xử lý nước ngầm bằng phương pháp vi sinh
Trên thế giới hiện nay phương pháp xử lý nước bằng vi sinh đang được
nghiên cứu và có một số nơi đã áp dụng. Trong phương pháp này một số chủng loại
vi sinh đặc biệt đã được nuôi cấy và được đưa vào trong quá trìng xử lý nước với
liều lượng rất nhỏ nhưng đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên cho đến nay những kết quả
nghiên cứu của phương pháp này chưa được công bố rộng rãi.
Tùy thuộc vào nguồn nước làm nguyên liệu cho các lãnh vực khác nhau mà
ngườt ta đã sử dung cac phương pháp khác nhau để xử lý nước cấp cho lãnnh vực
đó. Thông thường thì người ta kết hợp cả 2 phương pháp cơ học và hóa học để xử lý
nước.


 Kỹ thuật và công nghệ xử lý nước ngầm
- Các công trình thu nước ngầm
a. Giếng khoan
Giếng khoan là công trình thu nước ngầm mạch sâu với công suất trung bình
và lớn, có độ sâu vài chục đến vài trăm mét và đường kính giếng phụ thuộc vào lưu
lượng cần khai thác. Giếng khoan gồm có: giếng khoan hoàn chỉnh (khoan tới lớp
cách nước) và giếng khoan không hoàn chỉnh (khoan lưng chừng đến lớp đất chứa
nước) giếng khoan có áp và không áp. Khi cần khai thác một lượng nước lớn, người
ta có thể dùng một nhóm giếng khoan, tuy nhiên trong trường hợp này các giếng sẽ
bị ảnh hưởng lẫn nhau khi làm việc đồng thời.

SV: Vũ Trọng Nam

10

Lớp: ĐH1KM


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Bùi Thị Thư

b. Hệ thống thu nước ngầm tầng nông
Đây là loại công trình dùng để thu nước ngầm mạch nông ở những nơi nước
ngầm sâu bị nhiễm mặn, việc đào giếng khó khăn.
Đường ống thu nước bao gồm một hệ thống ống thu nước đặt nằm ngang
dạng đục lỗ hoặc dạng xẻ rãnh ở đường ống, đặt trong lớp đất có chứa nước, có độ
dốc để nước tự chảy về giếng tập trung, từ đây có thể dùng gào múc hoặc máy bơm
để lấy nước. Để ngăn không cho cát chui vào bên trong ống thu nước, người ta

thường xếp đá dăm, cuội, sỏi xung quanh ống.
Trên đường ống đưa nước về giếng tập trung, cứ khoảng 25-30m phải bố trí
một giếng thăm để kiểm tra nước, lấy cặn và thông hơi.
c. Phương tiện lấy nước từ giếng lên
Để lấy nước từ giếng lên người ta thường sử dụng gầu múc nước bằng tay
(với các giếng đào khơi) hoặc các loại bơm giếng khác nhau.
Một trong những bơm giếng phổ biến nhất ở vùng nông thôn là giếng bơm
tay theo mô hình của UNICEF. Để bơm nước từ các giếng khoan qui mô nhỏ, người
ta thường sử dụng các loại bơm ly tâm hoặc máy nén khí. Đối với các giếng khoan
qui mô công nghiệp, người ta thường sử dụng bơm hỏa tiễn.
Tính toán thủy lực giếng lấy nước ngầm có thể chia ra: giếng đơn chiếc
(không chịu ảnh hưởng của các giềng bơm khác), và nhóm giếng bơm, với sơ đồ bố
trí có quan hệ thủy lực với nhau.
- Công trình xử lý sắt, mangan
Các phương pháp khử sắt, mangan trong nước ngầm
a. Khử sắt, mangan bằng phương pháp làm thoáng
Sắt, Mangan trong nước thường tồn tại ở dạng Fe 2+, Mn2+ vì vậy muốn loại
chúng ra khỏi nước cần oxy hóa chúng thành muối Fe 3+, Mn4+ ở dạng ít tan rối dùng
phương pháp lắng, lọc dể giữ chúng lại và loại chúng ra khỏi nước. Muốn oxy hóa
Fe2+ thành Fe3+, Mn2+ thành Mn4+ người ta thường sử dụng phương pháp làm thoáng
tự nhiên hay cưỡng bức (các dàn mưa hay quạt gió). Thực chất của phương pháp
làm thoáng là làm giàu oxy cho nước, tạo điều kiện cho Fe 2+ oxy hoá thành Fe3+ sau

SV: Vũ Trọng Nam

11

Lớp: ĐH1KM



Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Bùi Thị Thư

đó Fe3+ thực hiện quá trình thủy phân để tạo thành hợp chất ít tan Fe(OH) 3,Mn2+
thành MnO2 rồi dùng bể lọc để giữ lại.
b. Khử sắt,mangan bằng phương pháp dùng hóa chất
Khử sắt,mangan bằng chất oxy hóa mạnh
- Các chất oxy mạnh thường dùng để khử sắt là: Cl 2, KMnO4, O3…So sánh
với phương pháp khử sắt bằng làm thoáng ta thấy, dùng chất oxy hóa mạnh phản
ứng xảy ra nhanh hơn, pH môi trường thấp hơn
c. Các phương pháp khác để khử sắt và mangan
Khử sắt,mangan bằng phương pháp trao đổi ion
Việc sử dụng phương pháp trao đổi ion khử sắt và mangan cũng tương đối
thông dụng. Do hai nguyên tố này có hóa trị hai nên dễ dàng bị hấp phụ bởi các vật
liệu trao đổi ion.
Khó khăn của phương pháp này là nếu sắt và mangan bị oxy hóa bởi oxy thì
nó sẽ bám lên các vật liệu trao đổi ion và mất tác dụng của chúng.
Vì vậy việc kiểm soát hàm lượng oxy hòa tan trong nước vào hệ thống trao
đối ion là rất quan trọng.
Khử sắt bằng phương pháp điện phân
Dùng các cực âm bằng sắt, nhôm cùng cac cực dương bằng đồng mạ niken
và dùng điện cực hình ống trụ hay hình sợi thay cho tấm điện cực phẳng.
Phương pháp dùng muối polyphotphat
Polyphotphat có thể tạo nên các kết tủa sắt và mangan rất nhanh và hiệu quả.
Polyphotphat được hòa trộn với liều lượng khoảng gấp 2 lần nồng độ của sắt và
mangan. Tuy nhiên phương pháp dùng muối polyphotphat sẽ không thích hợp cho
các nguồn nước có hàm lượng sắt và mangan vượt quá 1 mg/l.
- Các phương pháp làm mềm nước
Quá trình làm mềm nước (khử độ cứng) có thể thực hiện bằng cách tạo kết

tủa không tan hoặc bằng phương pháp trao đổi ion. Quá trình làm mềm nước cũng
có thể kết hợp với quá trình khử khoáng bằng cách sử dụng màng bán thấm. Màng
lọc bán thấm áp suất thấp có thể được dùng cho việc làm mềm nước có TDS thấp.

SV: Vũ Trọng Nam

12

Lớp: ĐH1KM


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Bùi Thị Thư

+ Phương pháp làm mềm bằng kết tủa
Tác nhân làm mềm nước thường sử dụng là vôi hoặc soda. Sự lựa chọn tác
nhân này hay tác nhân kia là phụ thuộc vào chất lượng nguồn nước và tính toán
kinh tế. Khi độ kiềm cacbonat chiếm ưu thế, quá trình làm mềm có thể thực hiện
bằng cách tăng pH và cả CaCO 3 , Mg(OH)2 đều kết tủa. Khi độ kiềm cacbonat quá
thấp, hàm lượng cacbonat phải được bổ sung bằng bột soda.
+) Quá trình làm mềm nước bằng vôi – soda
Khi độ kiềm cacbonat không đủ để phản ứng với vôi thì cần phải cung cấp từ
nguồn bên ngoài, thông thường sử dung soda bột Na2CO3.
+ Quá trình làm mềm bằng xút
Xút cũng được sử dụng khi độ cứng cacbonat không đủ để phản ứng với vôi.
Sự lựa chọn giữa soda bột và xút không chỉ phụ thuộc vào lý do kinh tế mà còn phụ
thuộc vào các yếu tố như vận hành dễ dàng hệ thống xử lý và hàm lượng magiê
trong nguồn nước.


SV: Vũ Trọng Nam

13

Lớp: ĐH1KM


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Bùi Thị Thư

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Mẫu nước giếng khoan được các hộ đang sử dụng
làm nước sinh hoạt và sản xuất tại quận Bắc Từ Liêm - Tp Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về chất lượng nước giếng khoan tại quận
Bắc Từ Liêm - TP Hà Nội.
- Thời gian thực hiện: Đồ án được thực hiện từ ngày 16 tháng 03 đến ngày 10
tháng 6 năm 2015.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu.
- Đánh giá chất lượng nước ngầm( nước giếng khoan) dùng trong sinh hoạt
và sản xuất của người dân quận Bắc Từ Liêm – TP Hà Nội.
2.3. Nội dung nghiên cứu.
-Thu thập tài liệu liên quan đến đồ án
-Tiến hành quan trắc nước ngầm ở khu vực Quận Bắc Từ Liêm
+Số vị trí quan trắc: 3 vị trí
+Số lần quan trắc : 2 lần
+Thông số quan trắc: pH, TSS, độ cứng tổng , COD, tổng Fe, Cl-, NH4+,
NO2-,NO3-,PO43-, Mn.

+Đánh giá chất lượng nước ngầm tại khu vực nghiên cứu qua các thông số
như: độ pH, độ đục, độ cứng, Cl-, COD, NO3-,NO2-, NH4+, PO43-Fe, Mn.
2.4. Phương pháp thực hiện.
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Thu thập tổng hợp tài liệu về phương pháp phân tích, các luận văn, đồ án
liên quan đến việc đánh giá chất lượng nước ngầm.
2.4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
- Tổng hợp các tài liệu, số liệu, kết quả trong quá trình phân tích được xử lý
thông qua phần mềm excel, word.

SV: Vũ Trọng Nam

14

Lớp: ĐH1KM


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Bùi Thị Thư

2.4.3. Phương pháp thực nghiệm.
2.4.3.1. phương pháp lấy mẫu.
Phương pháp lấy mẫu tuân thủ đúng theo hướng dẫn của tiêu chuẩn hiện
hành:
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6663-11:2011 về Chất lượng nước – Lấy mẫu- Phần
11: Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm.
Để đánh giá chất lượng nước ngầm quận Bắc Từ Liêm, tôi đã thực hiện lấy
mẫu tại 3 vị trí: Làng hoa Tây tựu, xã Đông ngạc, phường Phú Diễn cạnh sông
Nhuệ. Các vị trí lấy mẫu được thể hiện trên sơ đồ sau:


Hình 2.1. Vị trí tọa độ các điểm lấy mẫu

SV: Vũ Trọng Nam

15

Lớp: ĐH1KM


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Bùi Thị Thư

Nhật ký lấy mẫu được thể hiện ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Vị trí lấy mẫu
STT

Kí hiệu
mẫu

Địa điểm lấy mẫu

Ghi chú
(loại giếng)

1

VT1


Số nhà 183 phường Tây Tựu – quận Bắc
Từ Liêm – TP Hà Nội

Giếng khoan

2

VT2

Số nhà 318 phường Đông Ngạc – quận
Bắc Từ Liêm

Giếng khoan

3

VT3

Số nhà 279 đường K1B thị trấn Cầu Diễn
quận Bắc Từ Liêm

Giếng khoan

- Tiến hành bơm mẫu để làm sạch đường ống trước khi lấy mẫu ít nhất 10 phút
- Mẫu được lấy vào bình chứa có dung tích thích hợp được dán nhãn và ghi
tên đầy đủ, tiến hành tráng rửa ít nhất 3 lần bằng chính nguồn nước trước khi lấy
mẫu sau đó lấy nước đầy bình và đậy kín nắp.
2.4.3.2. Bảo quản mẫu [3].
Mẫu sau khi lấy được bảo quản theo TCVN 6663 – 3: 2008 theo bảng 2.2
Bảng 2.2. Các kỹ thuật thích hợp để bảo quản mẫu.

Thông số nghiên cứu
Hàm lượng chất rắn toàn phần
Độ cứng tổng
Tổng hàm lượng sắt hòa tan
Hàm lượng ClHàm lượng NO2Hàm lượng NO3Hàm lượng PO43Hàm lượng NH4+
Hàm lương Mn

Phương pháp bảo quản
Axit hóa mẫu bằng HNO3 (pH<2)
Bảo quản lạnh từ 20C- 50C
Axit hóa mẫu bằng HNO3 (pH<2)
Bảo quản lạnh từ 10C- 50C
Bảo quản lạnh từ 10C- 50C
Bảo quản lạnh từ 10C- 50C
Bảo quản lạnh từ 10C- 50C
Axit hóa mẫu bằng H2SO4 (pH<2)
Axit hóa mẫu bằng HNO3 (pH<2)

2.4.3.3. Các phương pháp xác định [1]
A. Xác định pH, nhiệt độ, độ đục, độ dẫn.
Xác định bằng máy đo nhanh đa thông số TOA.

SV: Vũ Trọng Nam

16

Lớp: ĐH1KM


Đồ Án Tốt Nghiệp


GVHD: Th.S Bùi Thị Thư

B. Xác định chất rắn toàn phần – TS ( Theo TCVN 4560 – 88).
Tiến hành
Lấy bát sứ dung tích 250 ml sấy ở nhiệt độ 1050C trong 8 giờ, để nguội trong
bình hút ẩm , đem cân được khối lượng m1.
Lấy 50 ml mẫu nước cho vào bát sứ, đặt lên nồi cách thủy đến khô kiệt nước.
Bát sứ chứa cặn cho vào tủ sấy ở nhiệt độ 100 – 1500 C đến khối lượng không đổi.
Để nguội ở bình hút ẩm. Cân ngay sau khi nguội , càng sớm càng tốt ( ghi khối
lượng cân được là m2).
Tính kết quả.
Chất rắn toàn phần (TS) tính theo công thức:
TS (mg/l) =
Trong đó:
m2 - khối lượng bát có cặn mg.
m1 - khối lượng bát không có cặn mg.
C. Phương pháp xác định tổng độ cứng (TCVN 6226-1996).
Nguyên tắc
Chuẩn độ tạo phức ion Canxi và ion Magie với dung dich EDTA ở pH=10.
Dùng ETOO làm chất chỉ thị. Tại cuối điểm chuẩn độ dung dịch chuyển từ màu
hồng sang màu xanh.
Các yếu tố ảnh hưởng
Các ion nhôm, chì, sắt, coban, đồng, mangan, thiếc, kẽm cản trở việc xác
định bởi chúng hoặc cùng bị chuẩn độ với canxi và magie hoặc chúng cản trở sự
chuyển màu của chỉ thị ở điểm cuối. Để loại bỏ sự cản trở của các ion này thì cho
thêm vài giọt dung dịch Na 2S 10% và KCN 5% (Chú ý: Trước khi cho các dung
dịch này vào phải kiềm hóa mẫu).
Hóa chất
- EDTA 0,02N: Pha từ muối Na2EDTA (C10H14N2O2Na2.2H2O) đã được sấy ở

80oC trong 2 giờ

SV: Vũ Trọng Nam

17

Lớp: ĐH1KM


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Bùi Thị Thư

- Đệm amoni có pH = 10: Pha từ NH 4Cl khan và dung dịch NH3 ( C% = 25%,
d = 0,91g/ml)
- Chỉ thị ETOO: Trộn 0,05g ETOO vào 10g NaOH đã sấy khô rồi nghiền mịn
- Dung dịch Na2S 10%
- Dung dịch KCN 5%
Cách tiến hành
- Hút chính xác 50ml dung dịch mẫu cho vào bình nón dung tích 250ml
- Thêm vào bình nón 4ml dung dịch đệm amoni, ½ hạt gạo chỉ thị ETOO, 5
giọt dung dịch Na2S 10% và 5 giọt dung dịch KCN 5%. Dung dịch phải có pH=10

±

0,1 và phải có màu đỏ hoặc tím.
- Chuẩn độ ngay bằng dung dịch EDTA 0,02N từ buret. Chuẩn độ nhanh lúc

đầu và chậm dần khi gần đến cuối. Tiếp tục thêm dung dịch EDTA khi màu của
dung dịch bắt đầu chuyển từ màu đỏ hoặc tím sang màu xanh. Điểm cuối chuẩn độ

là lúc ánh đỏ cuối cùng cũng biến mất. Sắc thái dung dịch không thay đổi nếu thêm
một giọt EDTA nữa.
- Ghi thể tích EDTA tiêu tốn
Lưu ý:
- Nếu thể tích EDTA tiêu tốn trong chuẩn độ nhỏ hơn 4,5ml thì cần tăng
thêm thể tích phần mẫu và tăng thể tích dung dịch đệm tương đương.
- Nếu thể tích EDTA tiêu tốn trong chuẩn độ lớn hơn 20ml thì giảm thể tích
mẫu và thêm nước cho đủ 50ml.
Tính kết quả
Độ cứng tổng (tính theo milimol Ca2++ Mg2+/l) được tính theo công thức:
(mmol Ca2++ Mg2+/l)
Độ cứng tổng (tính theo mgCaCO3/l) được tính theo công thức:
(mg Ca2++ Mg2+/l)

Trong đó:

SV: Vũ Trọng Nam

18

Lớp: ĐH1KM


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Bùi Thị Thư

V

thể tích mẫu đem chuẩn độ(ml)


V1

thể tích dung dịch EDTA tiêu tốn (ml)

N

nồng độ đương lượng của dung dịch EDTA (N)

D. Phương pháp xác định hàm lượng ion clorua theo TCVN 6194 : 1996.
Nguyên tắc
Chuẩn độ mẫu bằng dung dịch AgNO3 dùng K2CrO4 làm chỉ thị. Khi kết thúc
chuẩn độ dung dịch có màu đỏ gạch. Độ pH của mẫu được duy trì từ 5 – 9.5 trong
suốt quá trình chuẩn độ.
Yếu tố cả trở
- Các chất tạo nên hợp chất bạc không tan như bromua, iotdua, sunfit,
xianua, hecxaxyano sắt (II) và hecxaxyano sắt (III). Khi cần ion bromua và iodua
phải được xác định riêng rẽ, và kết quả xác định ion clorua được hiệu chỉnh theo.
- Các hợp chất tạo phức chất với ion bạc như ion amoni và ion thiosunfat.
- Các chất gây nhiễu trên làm cho kết quả hàm lượng ion clorua cao.
- Các dung dịch đục hoặc có màu đậm có thể làm thay đổi điểm kết thúc
chuẩn độ.
Hóa chất
- Dung dịch AgNO3 0.02 N: Cân 0.340 g AgNO 3, hòa tan bằng nước cất để
thu được 100 ml dung dịch.
- Chất chỉ thị K2CrO4, dung dịch 5%: Cân 5.000 g K2CrO4 khan, hòa vào 100
ml nước cất định mức tới vạch.
- HNO3 0.1 M: hút 0.83 ml dung dịch HNO 3 63% (d = 1.18 g/ml) pha thành
100 ml dung dịch.
- NaOH 0.1 M: Cân 0.400 g NaOH khan, hòa tan vào nước cất để thu được

100 ml dung dịch.
Quy trình tiến hành
- Dùng pipet lấy 100 ml phần mẫu thử, hoặc một thể tích mẫu nhỏ hơn đã
được pha loãng đến 100 ml cho vào bình tam giác ( ghi thể tích mẫu V ml).

SV: Vũ Trọng Nam

19

Lớp: ĐH1KM


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Bùi Thị Thư

- Chỉnh pH của mẫu trong khoảng 5 – 9.5 bằng dung dịch HNO 3 0.1M hoặc
NaOH 0.1M .
- Thêm 1ml dung dịch K2CrO4, dung dịch có màu vàng chanh.
- Chuẩn độ dung dịch bằng cách thêm từng giọt dung dịch chuẩn AgNO 3,
cho đến khi dung dịch chuyển từ màu vàng chanh sang màu nâu hơi đỏ khi kết thúc
quá trình chuẩn độ ghi thể tích AgNO3 tiêu tốn trong quá trình chuẩn độ ( V1 ml).
- Kiểm tra sai số của chuẩn độ bằng cách: thêm vào dung dịch chuẩn độ 1 – 2
giọt NaCl 0.02 M, lắc đều. Phép chuẩn độ chính xác khi màu nâu biến mất.
- Mẫu trắng tiến hành tương tự như mẫu môi trường nhưng thay 100 ml mẫu
bằng 100 ml nước cất. Tính thể tích AgNO 3 tiêu tốn trong quá trình chuẩn độ mẫu
trắng (V0 ml).
Tính kết quả
Hàm lương clorua trong mẫu được tính theo công thức:
CCl (mg/l).

Trong đó:
V -là thể tích mẫu đem đi chuẩn độ (ml)
V1- là thể tích AgNO3 tiêu tốn để chuẩn độ mẫu môi trường ( ml)
V0 - là thể tích AgNO3 tiêu tốn để chuẩn độ mẫu trắng ( ml)
N - nồng độ đương lượng của dung dịch AgNO3 (N)
E. Xác định hàm lượng COD bằng phương pháp Pemanganat(theo TCVN 4565
-88)
Nguên tắc
Dựa trên việc oxy hóa các chất hữu cơ có mặt trong nước bằng dung dịch
kali pemangant 0.1N trong môi trường axit ở nhiệt độ sôi. Lượng dư kali
pemanganat được chuẩn độ bằng dung dịch axit oxalic 0.1N.
Yếu tố cản trở
- Clorua nồng độ lớn hơn 300 mg/l loại bỏ bằng các thêm 4 ml HgSO 4
Amoniac có nồng độ cao cũng gây cản trở. Loại bỏ bằng cách đun sôi cho cạn bằng
2/3 thể tích ban đầu.

SV: Vũ Trọng Nam

20

Lớp: ĐH1KM


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Bùi Thị Thư

Dụng cụ hóa chất
Dụng cụ
- Bếp điện

- Các dụng cụ thí nghiệm thông thường dùng trong phương pháp phân tích
Hóa chất
- Dung dịch H2C2O4 0.1N: Pha từ H2C2O4.2H2O
- Axit sunfuric đặc
- Dung dịch KMnO4 0.1N: Pha từ KMnO4 rắn.
Tiến hành
Với mẫu môi trường:
- Lấy 100 ml mẫu cho vào bình nón dung tích 250 ml, cho thêm vài viên bi
thủy tinh
-Thêm vào đó 2 ml H2SO4 đặc, 10 ml kali pemanganat 0.1N.
-Đun sôi trên bếp điện và để sôi 10 phút.
Lấy bình ra khỏi bếp điện nhanh chóng thêm vào đó chính xác 10 ml axit
oxalic 0.1N . Lắc đều chuẩn độ ngược lượng axit dư bằng kali pemanganat 0.1N
cho đến khi màu của dung dịch chớm có màu hồng tím. Ghi thể tích KMnO 4 đã
dùng ( V1 ml).
Mẫu trắng:
Làm tương tự như đối với mẫu môi trường nhưng thay 100 ml mẫu bằng 100
ml nước cất. Ghi thể tích dugn dịch KMnO 4 tiêu tốn đã dùng để chuẩn độ lượng
C2H2O4 dư (V1 ml).
Tính kết quả
COD = (mg/l)
Trong đó:
N- Nồng độ đương lượng của dung dich KMnO4 dùng chuẩn độ (N)
V1 - Thể tích dung dịch KMnO4 dùng chuẩn độ mẫu môi trường (ml)
V2 - Thể tích dung dịch KMnO4 dùng chuẩn độ mẫu trắng (ml)
V - Thể tích mẫu lấy để phân tích (ml).

SV: Vũ Trọng Nam

21


Lớp: ĐH1KM


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Bùi Thị Thư

F. Xác định tổng sắt trong nước bằng phương pháp trắc quang dùng thuốc thử
1.10- phenantrolin (TCVN 6177: 1996).
Nguyên tắc
Chuyển toàn bộ các dạng sắt không tan về sắt tan (Fe2+ và Fe3+)
Khử toàn bộ Fe3+ về Fe2.+
Trong môi trường axit (pH=2,5-9) Fe2+ tác dụng với thuốc thử 1,10
-phenalthrolin tạo thành phức màu da cam-đỏ, cường độ màu tỷ lệ thuận với hàm
lượng Fe2+ trong mẫu. Độ hấp thụ quang được đo ở bước sóng

λ = 510nm .

Hóa chất, dụng cụ
Hóa chất:
Dung dịch thuốc thử 1,10-phenalthrolin 0.1%: cân 0.1g 1.10-phenalthrolin
(C12H8N2.H2O) hòa tan trong 100ml (nếu khó tan thì đun nóng, chú ý không đun
sôi). Dung dịch này ổn định trong 1 tuần nếu được bảo quản trong bóng tối.
Dung dịch đệm axetat CH3COONH4: hòa tan 40g CH3COONH4 và 50ml
CH3COOH và pha loãng bằng nước tới 100ml.
Dung dịch hydroxyl - amoniclorua: hòa tan 10g hydroxyl – amoniclorua
(NH2OH.HCl) trong nước. Thêm nước đến 100ml. Dung dịch này ổn định trong 1
tuần nếu được bảo quản trong bình màu nâu.
Dung dịch Fe2+ chuẩn gốc 200mg/l: hòa tan 1,404g Fe(NH 4)2(SO4)2.6H2O

vào bình định mức 100ml, thêm 2ml H2SO4 đặc rồi định mức đến vạch.
Dung dịch Fe2+ chuẩn làm việc 5mg/l: pha loãng dung dịch chuẩn gốc 40 lần
H2SO4 đặc.
K2S2O8 dung dịch 40g/l: hòa tan 40h K 2S2O8 trong nước và pha loãng tới
100ml. Dung dịch này ổn định trong vài tuần với điều kiện cất giữ trong bình sẫm
màu ở nhiệt độ phòng.
Dụng cụ:
Các dụng cụ thí nghiệm thông thường của phòng thí ngiệm
Máy trắc quang

SV: Vũ Trọng Nam

22

Lớp: ĐH1KM


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Bùi Thị Thư

Quy trình tiến hành:
Xây dựng đường chuẩn
Chuẩn bị 11 ống nghiệm có đánh số từ 1 đến 11
Tiến hành xây dựng đường chuẩn theo thứ tự như bảng sau.
Bảng 2.3. Các bước tiến hành xây dựng đường chuẩn Fe
STT

1


DD chuẩn Fe2+

0

=5ppm
H2O
Dung dịch hydroxyl
- amoniclorua
Dung dịch đệm

2

3

4

5

0.01 0.05 0.1 0.4

6

7

8

9

10


11

0.8

1

1.6

2

3

4

10

10

10

10

10

10

10

10


10

10

10

0.5

0.5

0.5

0.5 0.5

0.5

0.5 0.5

0.5

0.5

0.5

2

2

2


2

2

2

axetat
Thuốc thử 1,10-

2

2

2

2

2

1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1

phenalthrolin (ml)
Định mức đến vạch bằng nước cất, để yên 15 phút đem đo Abs ở bước sóng 510nm
Lập phương trình đường chuẩn Abs=aC + b
Số liệu lập đường chuẩn xác định hàm lượng Fe
Phân tích mẫu môi trường Axit hóa mẫu ngay đến pH=1 sau khi lấy mẫu
(dùng 1ml H2SO4 đậm đặc là đủ cho 100ml mẫu)
Lấy 50ml mẫu đã axit hóa
Thêm 5ml K2S2O8 và đun sôi nhẹ trong 40 phút, đảm bảo thể tích không cạn
quá 20ml. Làm nguội và chuyển vào bình định mức 100ml rồi thêm nước tới vạch.
Hút 20ml dung dịch trên cho vào bình định mức 25ml, thêm 0,5ml dung dịch
hydroxyl - amoniclorua, 1ml dung dịch đệm axetat, 1ml dung dịch thuốc thử 1.10phenalthrolin 0.1%.
Để phát triển màu 15 phút rồi đem đo dộ hấp thụ quang.
Tính kết quả
Từ Abs mẫu môi trường đo được tính Cđo:
Cđo = (mg Fe/l)
Cđo chính là nồng độ của dung dịch Fe2+ làm việc trong mẫu môi trường.

SV: Vũ Trọng Nam

23

Lớp: ĐH1KM


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Bùi Thị Thư

Nếu có sự pha loãng mẫu thì nồng độ dung dịch Fe2+ làm việctrong mẫu môi
trường bằng Cđo nhân hệ số pha loãng f.

G. Phương pháp xác định hàm lượng NO2- (phương pháp Griss)
Nguyên tắc
Trong môi trường pH = 2-2,5, ion NO 2- kết hợp với thuốc thử axit sunfanilic
tạo ra muối diazoni, sau đó muối diazoni này kết hợp với

α

-Naphthylamin tạo

phức naphthyl azo sunfanilic có màu hồng. Độ hấp thụ quang của dung dịch được
đo ở bước sóng 540nm.
Yếu tố cản trở
- Các ion Ca2+, Mg2+ : Dùng EDTA để che
- Độ đục: Nếu mẫu đục phải lọc mẫu trước khi phân tích. Có thể xử lý bằng
phèn nhôm hoặc dung dịch ZnSO 4 10% và NaOH (100ml mẫu + 1ml ZnSO 4 10% +
0,5 NaOH 1N, khuấy đều rồi lọc lấy phần trong).
Dụng cụ,hóa chất:
Hóa chất:
- Dung dịch axit sunfanilic (griess A): Hòa tan 0,6g axit sunfanilic trong
70ml nước cất nóng rồi để nguội, thêm 20ml HCl đặc rồi định mức bằng nước cất
đến 100ml.
- Dung dịch

α

-Naphthylamin (griess B): Hòa tan 0,6g

α

-Naphthylamin vào


nước cất, thêm 1ml HCl đặc rồi định mức lên 100ml bằng nước cất.
- Dung dịch EDTA: 0,5g/100ml nước cất
- Dung dịch CH3COONa: Hòa tan 27,2g CH3COONa.3H 2O trong 100ml
nước cất.
- Dung dịch NO2- gốc 100mg N/l: pha từ NaNO 2 được sấy khô ở 105oC trong
ít nhất 2h
- Dung dịch NO2- 2mg N/l: Pha loãng dung dịch NO2- 100mg N/l ra 50 lần
Dụng cụ:
- Các dụng cụ thủy tinh thông thường ở phòng thí nghiệm

SV: Vũ Trọng Nam

24

Lớp: ĐH1KM


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Bùi Thị Thư

- Máy trắc quang
Cách tiến hành
Xây dựng đường chuẩn
- Chuẩn bị 6 bình định mức 25ml có đánh số từ 0-5
Tiến hành xây dựng đường chuẩn theo thứ tự như bảng.
Bảng 2.4. Các bước tiến hành xây dựng đường chuẩn nitrit
0
1

2
3
4
5
Dung dịch NO 2mg N/l (ml)
0
0,25 0,5
0,75
1
1,25
Dung dịch EDTA (ml)
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Dung dịch Griess A (ml)
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Dung dịch Griess B (ml)
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5

0,5
Dung dịch CH3COONa (ml)
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Định mức bằng nước đề ion đến 25ml, để tạo màu ổn định sau 10 phút rồi đem
2

đo Abs ở 540nm
Lập phương trình đường chuẩn Abs= aC + b (C là nồng độ NO 2- (mg N/l)
trong 20ml).
Phân tích mẫu môi trường:
Tiến hành các bước tương tự như đối với đường chuẩn, thay 20ml dung dịch
chuẩn bằng 20ml mẫu môi trường.
Đo Abs của mẫu môi trường
Nếu mẫu môi trường nằm ngoài khoảng của đường chuẩn phải pha loãng
hoặc cô đặc mẫu môi trường.
Tính kết quả
Từ Abs mẫu môi trường đo được tính Cđo:
Cđo = (mgN/l)
Cđo chính là nồng độ của dung dịch NO2- làm việc trong mẫu môi trường.
Nếu có sự pha loãng mẫu thì nồng độ dung dịch làm việcNO2- trong mẫu môi
trường bằng Cđo nhân hệ số pha loãng f.
H. Phương pháp xác định hàm lượng NO3- ( theo TCVN 6180 : 1996 ).
Nguyên tắc

SV: Vũ Trọng Nam


25

Lớp: ĐH1KM


×