Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.56 KB, 25 trang )

1

1

THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
MÔI TRƯỜNG
1.
-













Câu 1: phân tích sự giống và khác nhau giữa thiết kế cơ sở, thiết kế kĩ
thuật, thiết kế bản vẽ thi công:
Thiết kế cơ sở
Khái niệm: Thiết kế cơ sở là thiết kế được thực hiện trong giai đoạn lập Dự án
đầu tư xây dựng công trình trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn, bảo
đảm thể hiện được các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với các quy chuẩn,
tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo
Nội dung thiết kế cơ sở bao gồm phần thuyết minh và phần bản vẽ.
Hồ sơ thiết kế cơ sở gồm:
Bản vẽ thiết kế xây dựng: thể hiện các giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng, kiến


trúc công trình, kết cấu, hệ thống kỹ thuật chính, hạ tầng ... với kích thước và
khối lượng chính, các mốc định vị, tọa độ và cao độ xây dựng theo hệ tọa độ
quốc gia VN-2000, bản vẽ kết nối với hạ tầng khu vực.
Bản vẽ hệ thống phòng cháy và chữa cháy.
Thuyết minh thiết kế cơ sở: tóm tắt địa điểm, phương án thiết kế tổng mặt bằng,
quy mô công trình, giải pháp kết nối hạ tầng; giải pháp kiến trúc, kết cấu, kỹ
thuật và hạ tầng kỹ thuật, công nghệ; giải pháp bảo vệ môi trường; giải pháp
phòng chống cháy nổ; danh mục các quy chuẩn và tiêu chuẩn áp dụng.
Tờ trình thẩm định dự án.
Các tài liệu pháp lý có liên quan.
Nội dung hồ sơ:
Phần thuyết minh thiết kế cơ sở bao gồm các nội dung:
a) Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, phương án thiết kế; tổng mặt bằng
công trình, hoặc phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo
tuyến; vị trí, quy mô xây dựng các hạng mục công trình; việc kết nối giữa các
hạng mục công trình thuộc dự án và với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;
b) Phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu
công nghệ;
c) Phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;
d) Phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của
công trình;
đ) Phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của
pháp luật;
e) Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng.
Phần bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm:
a) Bản vẽ tổng mặt bằng công trình hoặc bản vẽ bình đồ phương án tuyến công
trình đối với công trình xây dựng theo tuyến;
1

1



2

2

• b) Sơ đồ công nghệ, bản vẽ dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu


2.
-









3.
-






công nghệ;
c) Bản vẽ phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;

d) Bản vẽ phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu
của công trình, kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực.
Thiết kế kĩ thuật
Khái niệm : Thiết kế kỹ thuật là thiết kế được thực hiện trên cơ sở thiết kế cơ sở
trong dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt, bảo đảm thể hiện được
đầy đủ các thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng phù hợp với các quy chuẩn,
tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai bước thiết kế bản vẽ thi công
Hồ sơ thiết kế kĩ thuật gồm:
Bản vẽ thiết kế kỹ thuật - thi công: thể hiện rõ chi tiết các kích thước xây dựng,
các thông số kỹ thuật, các vật liệu sử dụng đảm bảo việc lập bản vẽ chi tiết thi
công và lập dự toán thi công.
Thuyết minh thiết kế kỹ thuật: thể hiện rõ các tính toán lựa chọn phương án kỹ
thuật, dây chuyền công nghệ, tính chất vật liệu; làm rõ các thông số mà bản vẽ
không thể hiện hết, các chỉ dẫn kỹ thuật xây dựng, các quy chuẩn và tiêu chẩn
áp dụng; quy trình bảo trì công trình.
Dự toán xây dựng công trình.
Căn cứ để lập thiết kế kỹ thuật:
Nhiệm vụ của thiết kế, thiết kế cơ sở trong dự án đầu tư xd công trình được phê
duyệt
Báo cáo kết quả khảo sát xd các bước thiết kế cơ sở, các số liệu bổ sung về
khảo sát xd và các điều kiện khác tại địa điểm xd phục vụ bước thiết kế kĩ thuật
Các quy chuẩn, tiêu chuẩn xd được áp dụng
Các yêu càu khác của chủ đầu tư
Thiết kế bản vẽ thi công
Khái niệm: Thiết kế bản vẽ thi công là thiết kế bảo đảm thể hiện được đầy đủ
các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với các quy
chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, đảm bảo đủ điều kiện để triển khai thi công
xây dựng công trình.
Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công bao gồm:
Thuyết minh phải giải thích đầy đủ các nội dung mà bản vẽ không thể hiện

được để người trực tiếp thi công xây dựng thực hiện theo đúng thiết kế
Bản vẽ phải thể hiện chi tiết tất cả các bộ phận của công trình, các cấu tạo với
đầy đủ kích thước, vật lệu và thông số kĩ thuật để thi công chính xác và đủ điều
kiện để lập dự toán thi công xd công trình
Dự toán thi công xd công trình
Căn cứ để lập thiết kế bản vẽ thi công:
2

2


3

3

• Nhiệm vụ thiết kế do chủ đầu tư phê duyệt đối với trường hợp thiết kế 1 bước,



1.
-

-

-

thiết kế cơ sở được phê duyệt đối với trường hợp thiết kế 2 bước, thiết kế kỹ
thuật được phê duyệt đối với trường hợp thiết kế 3 bước
Các tiêu chuẩn xd và chỉ dẫn kỹ thuật được áp dụng
Các yêu cầu khác của chủ đầu tư

Câu 2:Trình bày các yêu cầu cơ bản và nhiệm vụ thiết kế các công trình xử
lý môi trường.
Các yêu cầu cơ bản khi thiết kế các công trình môi trường:
Thích dụng:
+ Là các giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng và thiết kế công trình phải phù hợp
với các QC, TC hiện hành và các quy định kiểm soát phát triển, các quy định về
môi trường của khu vực, phù hợp đến mức cao nhất dây truyền công nghệ và
nhu cầu không gian.
+ Là khu đất xây dựng cần được phân thành các khu vực chức năng theo đặc
điểm công nghệ và vệ sinh công nghiệp, đặc điểm cháy nổ, khối lượng và
phương tiên vận chuyển, mật độ lao động,khối lượng và phương tiện vận
chuyển…để thuận tiện cho việc xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng.
Đảm bảo các yêu cầu phát triển bền vững
+ Giảm san lấp mặt bằng ( tránh can thiệp vào hệ sinh thái tự nhiên)
+ Sử dụng hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm các nguồn tài nguyên, đất, nước, vật
liệu, điện nhiệt.
+ Hạn chế phát sinh các loại chất thải, nhất là các loại chất thải độc hại và
không tái sử dụng được. Cố gắng tái sử dụng tối đa các loại chất thải.
+ Mặt bằng và hình khối của tòa nhà, các công trình cần đơn giản, dễ xây dựng
và bảo dưỡng, hợp khối tối đa các tòa nhà và công trình (tiết kiệm đất, đường
dây, đường ống kĩ thuật)
+ Mặt bằng và hình khối của các tòa nhà, các công trình cần linh hoạt để đáp
ứng sự thay đổi cảu công nghệ và nhu cầu.
+ Tận dụng tối đa điều kiện tự nhiên và khí hậu như hướng nhà và công trình
cần đảm bảo chiếu sáng và thông gió tự nhiên ở mức cao nhất.
+ Dành tối đa diện tích cho cây xanh và cảnh quan, các diện tích đất không xây
dựng và diện tích cách li cũng cần phải trồng cây xanh.
+ Đảm bảo sự hòa nhập tổng thể của công trình với môi trường tự nhiên và
nhân tạo xung quanh.
+ Đảm bảo khả năng phất triển và mở rộng trong tương lai.

Độ bền vững
+ Phù hợp với các công trình.
+ Phù hợp với các tác động điều kiện tự nhiên kể cả các dạng thiên tai bất
thường.
3

3


4

4

+ Phù hợp vơi đặc điểm công nghệ của nhà máy và công trình, tải trọng và hoạt
động của máy móc, thiết bị, cũng như chịu các tác động xâm thực của hơi nước,
nhiệt độ, chất ăn mòn.
- Thẩm mỹ
+ Đảm bảo yêu cầu thẩm mtx của từng tòa nhà, từng công trình cũng như tổng
thể toàn khu đất.
+ Công trình phải hòa nhập, đóng góp cho cảnh quan, kiến trúc khu vực.
+ Là hình thức kiến trúc cần biểu đạt rõ ý đồ, tư tưởng của công trình, phù hợp
với công năng, công nghệ công trình, phù hợp với các xu hướng phát triển kiến
trúc của thế giới.
- Kinh tế
+ Cần tính toán để đảm bảo chi phí cho toàn bộ vòng đời ( thiết kế, xây dựng,
vận hành, bảo dưỡng, phá dỡ) là thấp nhất và phù hợp với khả năng đầu tư theo
từng giai đoạn,
+ Sử dụng tối đa các cẩu kiện, tiền chế cúc vật liệu tái chế để tiết kiện chi phí
và rút gắn thời gian thi công công trình.
2. Nhiệm vụ thiết kế các công trình xử lý môi trường.

- Thiết kế tổng mặt bằng công trình











+ Xem xét tổng quan vị trí
+ Chọn vị trí đặt cho phù hợp: chức năng, cảnh quan, an toàn, khoảng
cách ly, hạ tầng kĩ thuật( điện, nước sạch, đường gt…)
Nhiệm vụ của thiết kế tổng mặt bằng công trình:
Xác định công nghệ xử lý, dây truyền công nghệ và các đặc điểm, thông số kĩ
thuật, kích thước,…của từng tòa nhà, thiết bị và modul thiết bị và các chỉ định
khác theo nhà thầu cung cấp.
Phân khu chức năng và bố trí các nhóm bộ phận chức năng theo mức độ vệ sinh
môi trường, dòng vật liệu và nhân lực.
Xác định kích thước, phạm vi bảo vệ từng công trình và bố trí hoặc đề xuất vị
trí các công trình theo dây truyền công nghệ và các trục chức năng.
Bố trí hệ thống đường giao thông cho vận chuyển hàng hóa, người lao động,
sân bãi vận chuyển bốc dỡ và các điểm đỗ xe.
Bố trí hệ thống các tuyến đường dây, đường ống kĩ thuật chính bao gồm cả hệ
thống nổi và ngầm.
Bố trí hệ thống cây xanh, cảnh quan các công trình tiện ích phục vụ người lao
động, nhà ăn,…
Xác định quỹ đất phát triển mở rộng trong tương lai

Tính toán các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật như diện tích các bộ phận chức năng, diện
tích xây dựng, mật độ xây dựng..
Đánh giá tác động môi trường của quy hoạch tổng mặt bằng.
4

4


5

5

- Nhiệm vụ của thiết kế công trình, nhóm công trình chính
• Xác định các kích thước mặt bằng cơ bản, bao gồm lưới kết cấu mặt bằng cơ










bản, trục định vị ngang và dọc nhà, khe biến dạng, mặt bằng bố trí các bộ phận
chức năng và trang thiết bị máy móc theo dây truyền công nghệ, tổ chức các
tuyến giao thông, thoát hiểm cho người trong nhà.
Xác định giải pháp kết cấu chịu lực và kết cấu bao che, dự kiến các loại cấu
kiện và vật liệu sử dụng.
Xác định các giải pháp kiến trúc cho hệ thống kĩ thuật cảu công trình gồm hệ

thống điều hòa không khí, chiếu sáng, hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thoát
nước thải.
Xác định giải pháp tổ hơp hình khối kiến trúc, chất liệu.
Xác định giải pháp bố trí chi tiết kiến trúc, tính toán các chỉ tiêu kinh tế, như
diện tích xây dựng, diện tích sàn, diện tích sử dụng, khối tích các công trình.
Câu 3: trình bày nguyên tắc bố trí thiết kế các bộ phận chức năng trong xử
lí nước thải, xử lí CTR:
Xử lí nước cấp:
1. Khu vực trước nhà máy
- Là nơi bố trí cổng ra vào, các công trình hành chính, quản lý, dịch vụ công
cộng: nhà ăn,thể thao, chỗ để xecho người lao động, khách vãng lai.
- Kết hợp với cây xanh cảnh quan (bộ mặt nhà máy)
- Bố trí đầu hướng gió chủ đạo, tiếp cận thuận tiện với giao thông nhà máy
2. Khu vực sản xuất, xử lý
- Khu vực xử lý nước
+ Công trình xử lý nước: gồm bể trộn, bể lọc, bể phản ứng, giàn mưa. Việc xác
định các hạ mục trong công trình, quy mô và bố trí hoàn toàn phụ thuộc vào dây
truyền công nghệ
NM > 30000m3/ngđ tối thiểu 2 công trình đơn vị đảm bảo cấp nước lien tục, có
hệ thống thu hồi cặn nước xả bể lắng và nước rửa bể lọc. Các bể xử lý thô được
xây theo kiểu nửa ngầm, nổi, có hành lang xây dựng ở trên, có lan can >0,8m.
Bể có thể có hoặc không có mái che
+ Bộ phận điều khiển: là điều khiển, rà soát toàn bộ quy trình xử lý nước bao
gồm các phòng điều khiển, kiểm tra, kiểm soát, phòng chuyên môn. Đối với
dây chuyền công nghệ tự động hóa cao có thể được bố trí trong nàh hành chính
+ Bộ phận thí nghiệm: phân tích các mẫu nước, thí nghiệm các mẫu nước để
đưa ra các yêu cầu quy định, quy trình cho bộ phận điều khiển. Buồng phòng
thí nghiệm, phân tích, lưu mẫu nước (bố trí chung hoặc riêng).
+ Kho:
kho chứa hóa chất, vật liệu có nhiệm vụ phục vụ quy trình xử lý nước. Có thể

được bố trí tách rời hoặc gắn với các công trình xử lý nước. Mặt bằng và kết
cấu kho đơn giản, dễ xây dựng,phải đảm bảo an toàn khi chứa hóa chất theo
5

5


6

6

TCXD 61:1991. Trong trường hợp nhà máy cấp nước có nhiều mô đun thì bộ
phận kho có thể bố trí phân tán theo từng mô đun hay theo từng nhóm 2-3 mô
đun để vận hành theo từng giai đoạn hoặc để chung.
• Các loại vật liệu: cát, sỏi, hóa chất thông thường (phân, vôi..) có thể đựng trong
bao, trở đến kho bằng xe thường.
• Riêng clo lỏng chứa trong bình áp lực và vận chuyển bằng xe chuyên dụng.
Việc vận chuyển ,lưu trữ và sử dụng clo phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn an
toàn
Kho bảo quản clo phải là công trình biệt lập, 1 tầng, không có trần, kho phải có
công trình thông gió, miệng hút phải đặt sát sàn, miệng xả phải được nhấn chìm
trong bình trung hòa
Nhiệt độ trong kho không vượt quá 35oC, khoảng cách nhỏ nhất cho phép từ
kho hoặc nơi dử dụng cho đến nhà xưởng hoặc nhà ở là
Sức chứa của kho (T) 1
1-2
2-5
5-25
25-50 50-75
K/c tối thiểu cho phép 12

25
50
150
250
300
Trong kho clo hóa chỉ được sử dụng đền phòng nổ, trong vòng 10m tránh vật
liệu cháy
Vào kho có biện pháp phòng cháy và ngộ độc
+ Khu vực phục vụ người lao động: phòng nghỉ của CX, phòng thay quần áo,
vệ sinh được bố trí rời hay gắn với các công trình khác
Các công trình chính (XLNC) phải làm bê tông cốt thép tuổi thọ 100 năm, phải
ưu tiên diện tích để bố tríCNXL theo hướng tự chảy CT đầu tiên đến bể chứa
nước sạch
- Khu vực bể chứa:
+ Bể chứa nước sạch (điều hào Q) là bể tiếp xúc phải đặt hệ thống vách ngăn,
làm nhiệm vụ cấp nước rửa lọc. Khi Q>3000m3/ngđ bố trí làm themclo để
tiết kiệm hóa chất
+ Bể chứa thường có dạng HCN và đặt nửa chìm trong TH
Q ≤2000 m3 tròn (khó xd hơn)
Q < 100 m3 gạch
Q >2000 m3 HCN (dễ xd hơn)
Q > 100 m3 bê tông
Bể tròn chịu áp lực tốt hơn
Bể nổi: áp lực lên thành bể lớn  xây thành dày  giảm chiều cao công trình
Bể chứa: chịu áp lực của đất, lực đẩy aximet của nước ngầm
+ Có 3 dạng bể: nổi, chìm, nửa chìm
- TBC2: bơm nước từ bể chứa tới mạng lưới cấp nước cơ bản: sinh hoạt, chữa
cháy, mồi, dự phòng, bơm rửa-lọc, máy nén khí
Thường được xây dựng theo hình chữ nhật
6


6


7

7

3. Khu vực cung cấp và đảm bảo kỹ thuật
- Trạm biến áp: nhà máy câpnc phải có trạm biến áp riêng và nguồn cấp
điệnhoạt động 24/24h trong trường hợp có bể lắng cần bố trí thêm máy phát
điện dự phòng (chỉ được thiết kế ở khu vực có lưu lượng lớn. Trước khi hoạt
động phải khởi động bể nếu mất điện  gián đoạn  ảnh hưởng đến KT)
- Khu vực xử lý nước rửa lọc: là nơi thu gom làm khô bùn thải từ nước rửa bể
lắng và bể lắng và bể lọc bùn sau khi xử lý sẽ được v/c đến khu vực xử lý. CTR
không được xả trực tiếp ra môi trường xung quanh
- Trạm cơ khí, sửa chữa, bảo dưỡng: sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị máy móc
bảo dưỡng, ở khu vực này bố trí các ko chứa, nguyên vật liệu, phụ tùng sửa
chữa thay thế
- Gara xe chuyên dụng: là nơi để sửa chữa, bảo vệ các loại xe chở nước, xe chở
bùn, xe chở hóa chất
4. Khu vực cây xanh, mặt nước:
Các vườn hoa, cảnh quan, cây xanh cách ly, vùng đệm, tận dụng tối đa đất
trồng, đất dự trữ cho cây xanh, diện tích cây xanh ≥10% tổng diện tích.
5. Giao thông, sân bãi
- Vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc luồng hàng  vận chuyển
bùn khô  luồng thải.
- Đảm bảo sự liên hệ giữa các bộ phận chức năng  luồng người.
- Trong hệ thống nhà nước CN  vận chuyển không lớn lắm
Đường chính: 5,5 – 6,5m

Vỉa hè >1,5m
Đường phụ ≥ 3,5m
Đường cho người đi bộ, xe đạp: 1,5 – 2,5m
• Xử lí nước thải:
- Khu vực trước nhà máy:
+) Đây là nơi bố trí cổng ra vào, các công trình hành chính quản lí, dịch vụ
công cộng ( nhà ăn, thể thao…), chỗ để xecho người lđ và khách đến giao dịch,
kết hợp với hệ thống cây xanh cảnh quan. Bộ phận kiểm tra, xét nghiệm, thí
nghiệm, lưu mẫu nước…. cũng có thể được bố trí chung
+) Khu vực này được tổ hợp về không gian kiến trúc với vai trò là bộ mặt của
nhà máy, mang tính đối ngoại va đóng góp vào cảnh quan chung của khu vực,
thường được bố trí ở đầu hướng gió chủ đạo và tiếp cận thuận tiện với giao
thông đường bộ bên ngoài nhà máy
- Khu vực xử lí:
+) Khu vực xử lí: bao gồm các khối xử lí sắp xếp theo dây chuyền công nghệ:
khối xử lí cơ học ( lý học), khối xử lí hóa học, khối xử lí sinh học, khối khử
trùng. Chiếm diện tích lớn nhất trong khu vực này là bể điều hòa và XLNT theo
7

7


8

8

chiều ngang hay chiều đứng, kiểu nửa ngầm hay nổi, có hành lang công tác bên
trên với lan can cao 0.8 m, hầu hết không có mái che
+) Bộ phận điều khiển, kiểm soát: đây là bộ phận điều khiển và kiểm soát toàn
bộ phận quá trình XLNT, bao gồm các phòng điều khiển, kiểm tra kiểm soát và

phòng chuyên môn gắn liền với các khối xử lí. Đối với những dây chuyền công
nghệ có mức tự động hóa cao, bộ phận này có thể được bố trí tập trung riêng
hay bố trí trong nhà hành chính, quản lí
+) Bộ phận thí nghiệm: đây là bộ phận xét nghiệm, thí nghiệm các mẫu nước
nhằm đưa ra các yêu cầu, quy định hay quy trình cho bộ phận điều khiển và
XLNT, bao gồm các phòng xét nghiệm, thí nghiệm, các phòng chuyên môn
nghiệp vụ, kỹ thuật công nghệ, lưu mẫu nước… bộ phận này có thể được bố trí
cùng với bộ phận điều khiển hay trong nhà hành chính, quản lí
+) Các kho hóa chất, vật liệu… phục vụ cho XLNT được bố trí tách rời hay gần
với công trình xử lí để thuận tiện cho việc sử dụng.Mặt bằng và kết cấu kho
thường đơn giản, dễ xd nhưng phải đảm bảo an toàn khi chứa các hóa chất
- Khu vực cung cấp và đảm bảo kĩ thuật:
+) Trạm biến thế: nhà máy XLNT cần có trạm biến thế riêng, nguồn cấp điện
ưu tiên phải đảm bảo liên tục 24/24h. Trường hợp nhà máy XLNT có quy mô
lớn thì phải có máy phát điện dự phòng
+) Khu vực xử lí bùn, cát ra từ quá trình XLNT: đây là nơi thu gom, làm khô
bùn thải, bùn cặn, cát từ bể xử lí lắng, lọc… sau đó bùn khô được chuyên chở
tới nơi chôn lấp hợp vệ sinh hoặc tái sd. Không được phép xả bùn cặn trực tiếp
ra khỏi mt xung quanh
+) Trạm khí nén: chỉ có khi dây chuyền công nghệ nhà máy sd khí nén. Các
trạm này thường bố trí gần hay gắn kiền với các công trình xử lí
+) Trạm cơ khí sửa chữa, bảo dưỡng: đây là nơi sửa chữa, bảo dưỡng các máy
móc, thiết bị của NM XLNT. Có thể bố trí các kho nguyên vật liệu, phụ tùng
sửa chữa, thay thế…. Cùng trong trạm này
+) Garaxe chuyên dụng: cho các loại xe bồn chở nước, xe chở bùn cặn hay hóa
chất XLNT… gara được bố trí tại các vị trí thuận tiện cho việc chuyên chở, lưu
thông trong và ngoài nhà máy, gắn liền với hệ thống đường giao thông và sân
bãi
- Khu vực cây xanh, mặt nước: đây là khu vực không thể thiếu trong nhà máy
XLNT. Bao gồm các vườn hoa, hồ nước cảnh quan ( kết hợp với các tiểu cảnh),

cây xanh cách ly, đệm. Bố trí các sân thể thao kết hợp trong khu vực này
+) Cần tận dụng tối đa các khu đất trống, đất dự trữ phát triển để trồng cây
xanh. Tận dụng triệt để các loại hồ sinh học, cánh đồng tưới và địa hình, cảnh
quan tự nhiên để tăng cường cảnh quan sinh thái trong nhà máy XLNT. Diện
tích cây xanh tối thiểu trong khu đất là 10%. Đảm bảo khoảng cách an toàn giữa
8

8


9

-


-

-

9

cây xanh với các bể ngầm, nửa ngầm và các tuyến ống kỹ thuật ngầm theo quy
định hiện hành
Đường giao thông, sân bãi: đường giao thông, sân bãi nhằm đảm bảo việc
chuyển nguyên vật liệu, thiết bị máy móc và liên hệ giữa các bộ phận chức năng
trong nhà máy XLNT. Đường giao thông có mặt cắt nhỏ do khối lượng vận
chuyển không lớn. Đường chính có lòng rộng 6 – 7 m, đường phụ có lòng
đường rộng 3.5m. Các lối đi bộ hay xe đạp liên hệ giữa các công trình rộng 1.5
– 2.5m. Có thể không có vỉa hè dọc tuyến giao thông phụ. Các tuyến đường cụt
phải bố trí chỗ quay xe. Bố trí cây xanh bóng mát và cảnh quan hợp lí dọc các

tuyến giao thông và xung quanh các sân bãi
Xử lí CTR:
Khu vực trước nhà máy: đầu hướng gió chủ đạo
Khu vực xử lí chất thải:
+) Nơi tiếp nhận và lưu giữ CTR: ngăn tiếp nhận ( Bunke – hầm) là nơi nhận
rác từ các xe thu gom trước khi đưa đi xử lí. Khu vực này có thể có mái che
hoặc xây kín để tránh mưa, có hệ thống thu khí để đưa đi xử lí ở phía dưới đáy
ở ngăn phải có hệ thống thu nước rác và nước rửa sàn đưa tới hệ thống xử lí
nước thải chung của nhà máy, có thể làm bằng bê tong, gạch xây chìm, nổi hoặc
nửa nổi nửa chìm
+) Lò đốt: bộ phận chính: lò, còn có bộ phận cung cấp nguyên liệu, cung cấp
năng lượng, bộ phận điều khiển của lò
Bộ phận sx điện: thu nhiệt, nồi hơi, tuabin và các hệ thống phòng điều khiển,
các khu vực kĩ thuật điện
Xử lí khói bụi, xử lí tro, bùn xỉ
+) Nhà ủ sinh học hiếu khí:
Khu vực ủ thô: hệ thống cấp khí: cưỡng bức dùng máy nén khí, đảo trộn
Khu vực ủ tinh: từ không khí tự nhiên dùng đảo trộn bố trí hệ thống cấp nước
nhằm cân bằng hệ thống cấp độ ẩm
+) Nhà ủ sinh học kị khí ( bể metan): có hệ thống cấp độ ẩm có hệ thống thu hồi
khí gas, đảo trộn bùn chin và bùn tươi
+) Khu vực bãi chôn lấp
Khu vực cung cấp và đảm bảo kĩ thuật:
+) Cung cấp nhiên liệu: khí, điện
+) Trạm biến áp
+) Trạm cơ khí sửa chữa, bảo dưỡng
+) Gara xe chuyên dụng
+) Trạm cân: bắt buộc phải có trong trạm XL CTR có nhiệm vụ cân rác thải
trước khi đến nơi tiếp nhận nhằm xđ, khảo sát khối lượng chất thải vào. Trạm
cân thường đặt ở gần cổng ( theo đường rác vào)

+) Kho chứa phế thải tái chế
9

9


10

10

- Hệ thống giao thông sân bãi: giống như nước cấp. Đường giao thông vận

chuyển CTR từ cổng đến nơi tiếp nhận rác cần phải thẳng và ngắn nhất, đảm
bảo bán kính quay xe thuận tiện cho các xe chuyên dụng chở rác
Câu 4: nêu và phân tích các bước thực hiện dự án đầu tư công trình môi
trường và việc thẩm định dự án đầu tư công trình môi trường do cơ quan
nào đảm nhiệm và gồm những nội dung nào
* Các bước lập dự án quy định trong điều 53, 54, 55 Mục 2, Chương III Luật
Xây Dựng Số: 50/2014/QH13:
+ Bước 1: (Điều 53) Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng (Quy
định thêm tại Điều 5 Nghị định 12/2009/NĐ-CP)
1. Sự cần thiết đầu tư và các điều kiện để thực hiện đầu tư xây dựng.
2. Dự kiến mục tiêu, quy mô, địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng.
3. Nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên.
4. Phương án thiết kế sơ bộ về xây dựng, thuyết minh, công nghệ, kỹ thuật và
thiết bị phù hợp.
5. Dự kiến thời gian thực hiện dự án.
6. Sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn; khả năng hoàn vốn, trả nợ
vốn vay (nếu có); xác định sơ bộ hiệu quả kinh tế - xã hội và đánh giá tác động
của dự án.

+ Bước 2: (Điều 54) Lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng (Quy định
thêm tại Điều 6 Nghị định 12/2009/NĐ-CP)
1. Thiết kế cơ sở được lập để đạt được mục tiêu của dự án, phù hợp với công
trình xây dựng thuộc dự án, bảo đảm sự đồng bộ giữa các công trình khi đưa
vào khai thác, sử dụng. Thiết kế cơ sở gồm thuyết minh và các bản vẽ
2. Các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng gồm:
a) Sự cần thiết và chủ trương đầu tư, mục tiêu đầu tư xây dựng, địa điểmxây
dựng và diện tích sử dụng đất, quy mô công suất và hình thức đầu tư xây dựng;
b) Khả năng bảo đảm các yếu tố để thực hiện dự án như sử dụng tài nguyên, lựa
chọn công nghệ thiết bị, sử dụng lao động, hạ tầng kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm,
yêu cầu trong khai thác sử dụng, thời gian thực hiện, phương án giải phóng mặt
bằng xây dựng, tái định cư (nếu có), giải pháp tổ chức quản lý thực hiện dự án,
vận hành, sử dụng công trình và bảo vệ môi trường;
c) Đánh giá tác động của dự án liên quan đến việc thu hồi đất, giải phóng mặt
bằng, tái định cư; bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái, an toàn trong xây
dựng, phòng, chống cháy, nổ và các nội dung cần thiết khác;
d) Tổng mức đầu tư và huy động vốn, phân tích tài chính, rủi ro, chi phí khai
thác sử dụng công trình, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; kiến nghị
cơ chế phối hợp, chính sách ưu đãi, hỗ trợ thực hiện dự án;
đ) Các nội dung khác có liên quan.
10

10


11

11

* Theo nghị định 12/2009/NĐ-CP: Điểm 3, Điều 6: Nội dung dự án bao gồm:

Phần thuyết minh theo quy định tại Điều 7 và phần thiết kế cơ sở theo quy định
tại Điều 8 Nghị định này.
Điều 7: Nội dung phần thuyết minh của Dự án đầu tư xây dựng công trình
1. Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư; đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản
phẩm đối với dự án sản xuất, kinh doanh; tính cạnh tranh của sản phẩm; tác
động xã hội đối với địa phương, khu vực (nếu có); hình thức đầu tư xây dựng
công trình; địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất; điều kiện cung cấp nguyên
liệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác.
2. Mô tả về quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình
thuộc dự án; phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất.
3. Các giải pháp thực hiện bao gồm:
a) Phương án chung về giải phóng mặt bằng, tái định cư và phương án hỗ trợ
xây dựng hạ tầng kỹ thuật nếu có;
b) Các phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình trong đô thị và công trình
có yêu cầu kiến trúc;
b) Các phương án khai thác dự án và sử dụng lao động
d) Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án.
4. Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng cháy, chữa cháy và các
yêu cầu về an ninh, quốc phòng.
5. Tổng mức đầu tư của dự án; khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả năng
cấp vốn theo tiến độ; phương án hoàn trả vốn đối với dự án có yêu cầu thu hồi
vốn và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính, hiệu quả xã hội của dự
án.
Điều 8. Nội dung thiết kế cơ sở của Dự án đầu tư xây dựng công trình
Thiết kế cơ sở là thiết kế được thực hiện trong giai đoạn lập Dự án đầu tư xây
dựng công trình trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn, bảo đảm thể hiện
được các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được
áp dụng, là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo.
+ Bước 3: (Điều 55) Lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng
1. Thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ (nếu có) và dự toán xây dựng.

2. Các nội dung khác của Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm
thuyết minh về sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng, địa điểm xây dựng, diện
tích sử dụng đất, quy mô, công suất, cấp công trình, giải pháp thi công xây
dựng, an toàn xây dựng, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng và bảo vệ
môi trường, bố trí kinh phí thực hiện, thời gian xây dựng, hiệu quả đầu tư xây
dựng công trình.
* Lưu ý: Các bước Lập dự án đầu tư xây dựng mỗi loại công trình khác nhau sẽ
được Quy định trong: Điều 52, Mục 2, Chương III Luật Xây Dựng Số:
50/2014/QH13:
11

11


12

12

B- QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG
Quy trình gồm 3 bước:
* Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ hợp lệ
Khi tiếp nhận hồ sơ trình duyệt, bộ phận tiếp nhận đối chiếu sơ bộ hồ sơ theo
quy định và làm phiếu tiếp nhận. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ (qua kiểm tra sơ bộ)
thì trong phiếu tiếp nhận hồ sơ thống kê loại văn bản còn thiếu để chủ đầu tư bổ
sung (có quy định thời gian cụ thể) Sau đó, bộ phận chức năng của Sở Kế hoạch
và Đầu tư có trách nhiệm tiếp tục kiểm tra lại và xem xét kỹ nội dung hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ còn thiếu sau khi được kiểm tra kỹ, phải thông báo cho bên
nộp hồ sơ để bổ sung tiếp.
Hồ sơ theo quy định tại Điều 9 nghị định 12/2009/NĐ-CP (Điều 9. Hồ sơ trình

thẩm định Dự án đầu tư xây dựng công trình
Hồ sơ trình thẩm định Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm:
1. Tờ trình thẩm định dự án theo mẫu tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này.
2. Dự án bao gồm phần thuyết minh và thiết kế cơ sở. 3. Các văn bản pháp lý có
liên quan.)
* Bước 2: Thẩm định nội dung hồ sơ
Nếu hồ sơ qua kiểm tra đã đầy đủ và hợp lệ thì được tiến hành thẩm định các
nội dung theo quy định hiện hành
(Căn cứ Điều 58: Nội dung thẩm định dự án đầu tư xây dựng của Luật xây dựng
50/2014/QH13 và Điều 11 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP )
Điều 58: Nội dung thẩm định dự án đầu tư xây dựng (Luật XD50/2014/QH13)
1. Thẩm định dự án đầu tư xây dựng gồm thẩm định thiết kế cơ sở và nội dung
khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng.
2. Nội dung thẩm định thiết kế cơ sở gồm:
a) Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch chi tiết xây dựng; tổng mặt bằng
được chấp thuận hoặc với phương án tuyến công trình được chọn đối với công
trình xây dựng theo tuyến;
b) Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với vị trí địa điểm xây dựng, khả năng kết nối
với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;
c) Sự phù hợp của phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ được lựa chọn
đối với công trình có yêu cầu về thiết kế công nghệ;
d) Sự phù hợp của các giải pháp thiết kế về bảo đảm an toàn xây dựng, bảo vệ
môi trường, phòng, chống cháy, nổ;
đ) Sự tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong thiết kế;
e) Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, năng lực hành nghề của
cá nhân tư vấn lập thiết kế;
g) Sự phù hợp của giải pháp tổ chức thực hiện dự án theo giai đoạn, hạng mục
công trình với yêu cầu của thiết kế cơ sở.
12


12


13

13

3. Các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng được
thẩm định gồm:
a) Đánh giá về sự cần thiết đầu tư xây dựng gồm sự phù hợp với chủ trương đầu
tư, khả năng đáp ứng nhu cầu tăng thêm về quy mô, công suất, năng lực khai
thác sử dụng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng,
an ninh trong từng thời kỳ;
b) Đánh giá yếu tố bảo đảm tính khả thi của dự án gồm sự phù hợp về quy
hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng; khả năng đáp ứng nhu cầu sử
dụng đất, giải phóng mặt bằng xây dựng; nhu cầu sử dụng tài nguyên (nếu có),
việc bảo đảm các yếu tố đầu vào và đáp ứng các đầu ra của sản phẩm dự án;
giải pháp tổ chức thực hiện; kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư; các giải pháp
bảo vệ môi trường; phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm quốc phòng, an ninh và các
yếu tố khác;
c) Đánh giá yếu tố bảo đảm tính hiệu quả của dự án gồm tổng mức đầu tư, tiến
độ thực hiện dự án; chi phí khai thác vận hành; khả năng huy động vốn theo
tiến độ, phân tích rủi ro, hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự
án.
4. Đối với dự án chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng quy
định tại khoản 3 Điều 52 của Luật này thì nội dung thẩm định gồm:
a) Đánh giá về sự cần thiết đầu tư, quy mô; thời gian thực hiện; tổng mức đầu
tư, hiệu quả về kinh tế - xã hội;
b) Xem xét các yếu tố bảo đảm tính khả thi gồm nhu cầu sử dụng đất, khả năng
giải phóng mặt bằng; các yếu tố ảnh hưởng đến công trình như quốc phòng, an

ninh, môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Sự hợp lý của các giải pháp thiết kế xây dựng công trình; sự tuân thủ tiêu
chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu
xây dựng cho
công trình; sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ đối
với thiết kế công trình có yêu cầu về công nghệ; sự tuân thủ quy định về bảo vệ
môi trường, phòng, chống cháy nổ;
d) Đánh giá sự phù hợp các giải pháp thiết kế công trình với công năng sử dụng
của công trình, mức độ an toàn công trình và bảo đảm an toàn của công trình
lân cận;
đ) Đánh giá sự phù hợp giữa khối lượng chủ yếu của dự toán với khối lượng
thiết kế; tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng định mức, đơn giá
xây dựng công trình; xác định giá trị dự toán công trình;
e) Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân thực hiện khảo
sát, thiết kế xây dựng, lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Điều 11. Nội dung thẩm định Dự án đầu tư xây dựng công trình (Nghị định
12/2009/NĐ-CP)
13

13


14

14

1. Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án, bao gồm: sự cần thiết
đầu tư; các yếu tố đầu vào của dự án; quy mô, công suất, công nghệ, thời gian,
tiến độ thực hiện dự án; phân tích tài chính, tổng mức đầu tư, hiệu quả kinh tế xã hội của dự án.
2. Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án, bao gồm: sự phù hợp với

quy hoạch; nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên (nếu có);khả năng giải phóng mặt
bằng, khả năng huy động vốn đáp ứng tiến độ của dự án; kinh nghiệm quản lý
của chủ đầu tư; khả năng hoàn trả vốn vay; giải pháp phòng cháy, chữa cháy;
các yếu tố ảnh hưởng đến dự án như quốc phòng, an ninh, môi trường và các
quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Xem xét thiết kế cơ sở bao gồm:
a) Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc tổng mặt
bằng được phê duyệt; sự phù hợp của thiết kế cơ sở với phương án tuyến công
trình được chọn đối với công trình xây dựng theo tuyến; sự phù hợp của thiết kế
cơ sở với vị trí, quy mô xây dựng và các chỉ tiêu quy hoạch đã được chấp thuận
đối với công trình xây dựng tại khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng
được phê duyệt;
b) Sự phù hợp của việc kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;
c) Sự hợp lý của phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công
trình có yêu cầu công nghệ;
d) Việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, môi trường, phòng
cháy, chữa cháy;
đ) Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn, năng lực hành
nghề của cá nhân lập thiết kế cơ sở theo quy định.
Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng được quy định tại Điều 10 Nghị
định số 12/2009/NĐ-CP và điều 56 luật xây dựng số 50/2014- QH13.
Điều 57: Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng
1. Đối với dự án quan trọng quốc gia thì Hội đồng thẩm định Nhà nước do Thủ
tướng Chính phủ thành lập có trách nhiệm thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền
khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng.
2. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì cơ quan chuyên môn về
xây dựng theo phân cấp có trách nhiệm chủ trì tổ chức thẩm định các nội dung
quy định tại Điều 58 của Luật này.
3. Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách thì thẩm quyền thẩm
định dự án đầu tư xây dựng được quy định như sau:

a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp chủ trì thẩm định thiết kế cơ
sở quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và g khoản 2 Điều 58 của Luật này;
b) Cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư chủ trì thẩm định
thiết kế công nghệ (nếu có), các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi
đầu tư xây dựng.
14

14


15

15

4. Đối với dự án sử dụng vốn khác thì thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây
dựng được quy định như sau:
a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp thẩm định thiết kế cơ sở của
dự án đầu tư xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I, công trình công
cộng, công trình có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường và an toàn của
cộng đồng. Cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư chủ trì tổ
chức thẩm định thiết kế công nghệ (nếu có), các nội dung khác của Báo cáo
nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng;
b) Dự án sử dụng vốn khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản
này do người quyết định đầu tư tự tổ chức thẩm định dự án;
c) Dự án thực hiện theo các hình thức hợp đồng dự án, hợp đồng đối tác công tư
có phần góp vốn của nhà nước do cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân
cấp chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở của dự án. Cơ quan nhà nước có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật về đầu tư thẩm định các nội dung khác trong
Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng.
5. Đối với dự án đầu tư xây dựng chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư

xây dựng thì thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng được quy định như
sau:
a) Trường hợp sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì cơ quan chuyên môn về xây
dựng có trách nhiệm chủ trì tổ chức thẩm định các nội dung của Báo cáo kinh tế
- kỹ thuật đầu tư xây dựng quy định tại khoản 4 Điều 58 của Luật này;
b) Trường hợp sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách thì cơ quan chuyên môn
về xây dựng theo phân cấp có trách nhiệm chủ trì thẩm định thiết kế bản vẽ thi
công và dự toán xây dựng công trình. Cơ quan chuyên môn trực thuộc người
quyết định đầu tư thẩm định phần thiết kế công nghệ (nếu có), các nội dung
khác của Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;
c) Trường hợp sử dụng vốn khác thì người quyết định đầu tư, chủ đầu tư tự tổ
chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng, trừ các công trình
cấp đặc biệt, cấp I và công trình có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường
và an toàn của cộng đồng và tự chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định.
6. Dự án đầu tư xây dựng có yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ,bảo vệ môi
trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh phải được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thẩm định.
7. Cơ quan chuyên môn về xây dựng, người quyết định đầu tư được mời tổ
chức, cá nhân có chuyên môn, kinh nghiệm tham gia thẩm định dự án hoặc yêu
cầu chủ đầu tư lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động
xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng đã được đăng ký trên trang thông tin
điện tử về năng lực hoạt động xây dựng theo quy định của Luật này để thẩm tra
dự án làm cơ sở cho việc thẩm định, phê duyệt dự án. Chi phí thẩm tra, phí
thẩm định dự án và thiết kế cơ sở được tính trong tổng mức đầu tư của dự án.
15

15


16


16

8. Cơ quan chủ trì thẩm định có trách nhiệm tổng hợp kết quả thẩm định dự án
trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định.
9. Tổ chức, cá nhân tham gia thẩm định, thẩm tra dự án chịu trách nhiệm trước
pháp luật về kết quả thẩm định, thẩm tra của mình. Tổ chức, cá nhân lập dự án
không được tham gia thẩm định, thẩm tra dự án do mình lập.
Điều 10. Thẩm quyền thẩm định Dự án đầu tư xây dựng công trình
1. Người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định dự án trước khi
phê duyệt. Đầu mối thẩm định dự án là đơn vị chuyên môn trực thuộc cấp quyết
định đầu tư. Đơn vị đầu mối thẩm định dự án có trách nhiệm lấy ý kiến về thiết
kế cơ sở của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định tại khoản 6 Điều này và
lấy ý kiến các cơ quan liên quan để thẩm định dự án. Người quyết định đầu tư
có thể thuê tư vấn để thẩm tra một phần hoặc toàn bộ nội dung quy định tại
khoản 1, khoản 2 Điều 11 Nghị định này.
Đối với các dự án đã được phân cấp hoặc uỷ quyền quyết định đầu tư thì người
được phân cấp hoặc uỷ quyền quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm
định dự án.
2. Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng Thẩm định nhà nước về các dự án
đầu tư để tổ chức thẩm định dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư
và dự án khác nếu thấy cần thiết. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Chủ tịch
Hội đồng Thẩm định nhà nước về các dự án đầu tư.
3. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước:
a) Cơ quan cấp Bộ tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư. Đầu
mối tổ chức thẩm định dự án là đơn vị chuyên môn trực thuộc người quyết định
đầu tư;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu
tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối tổ chức thẩm định dự án.
Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức thẩm định dự án do mình quyết

định đầu tư. Đầu mối thẩm định dự án là đơn vị có chức năng quản lý kế hoạch
ngân sách trực thuộc người quyết định đầu tư.
4. Đối với dự án khác thì người quyết định đầu tư tự tổ chức thẩm định dự án.
5. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình đặc thù thì việc thẩm định dự án
thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về quản lý đầu tư xây
dựng công trình đặc thù.
6. Việc thẩm định thiết kế cơ sở được thực hiện cùng lúc với việc thẩm định dự
án đầu tư, không phải tổ chức thẩm định riêng.
Các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở:
a) Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với dự án quan trọng quốc
gia, dự án nhóm A;
b) Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với dự án nhóm B, nhóm
C.
16

16


17

17

Bộ Xây dựng ban hành Thông tư quy định cụ thể về thẩm quyền và trách nhiệm
tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở của các cơ quan nêu trên.
Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy định tại Điều 60, Luật Xây dựng
50/2014/QH13 và Điều 12 nghị định 12/2009/NĐ-CP Điều 12. Thẩm quyền
quyết định đầu tư xây dựng công trình
1. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư các dự án quan trọng quốc gia
theoNghị quyết của Quốc hội và các dự án quan trọng khác;

b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ quyết định đầu tư các dự án nhóm A,
B, C. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ được uỷ quyền hoặc phân cấp
quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, C cho cơ quan cấp dưới trực tiếp;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư các dự án nhóm A, B, C
trong phạm vi và khả năng cân đối ngân sách của địa phương sau khi thông qua
Hội đồng
nhân dân cùng cấp. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện được uỷ
quyền hoặc phân cấp quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, C cho cơ
quan cấp dưới trực tiếp;
d) Tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh quy định cụ thể cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã được
quyết định đầu tư các dự án có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên.
2. Các dự án sử dụng vốn khác, vốn hỗn hợp chủ đầu tư tự quyết định đầu tư và
chịu trách nhiệm.
3. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư chỉ được quyết định đầu tư khi đã có
kết quả thẩm định dự án. Riêng đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng, tổ chức
cho vay vốn thẩm định phương án tài chính và phương án trả nợ để chấp thuận
cho vay hoặc không cho vay trước khi người có thẩm quyền quyết định đầu tư.
4. Nội dung quyết định đầu tư xây dựng công trình theo mẫu tại Phụ lục III
Nghị định này.
Điều 60. Thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng
1. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn
trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát
triển chính thức, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư
phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa
đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa
phương để đầu tư thì thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng được,thực hiện
theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
2. Đối với dự án sử dụng vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn vay được
bảo đảm bằng tài sản nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà

nước, vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, giá trị quyền sử dụng đất của
17

17


18

1.





2.










18

cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước góp vốn để đầu tư xây dựng thì thẩm
quyền quyết định đầu tư xây dựng được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư dự án quan trọng quốc gia;

b) Người đại diện có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp theo quy
định của pháp luật quyết định đầu tư dự án.
3. Đối với dự án sử dụng vốn khác, chủ sở hữu hoặc đại diện chủ sở hữu quyết
định đầu tư xây dựng dự án trong phạm vi quyền hạn theo quy định của pháp
luật.
Câu 5: Cơ sở thiết kế XLMT
Các cơ sở pháp lý chung
Gồm các quy định của nhà nước Việt Nam và các quy định quốc tế hiện hành
liên quan đến công trình và thể loại công trình đó:
Quy định về quy hoạch, kiến trúc công trình
Các quy định về thiết kế hệ thống kĩ thuật công trình (cấp điện, chiếu sáng, cấp
thoát nước, thông gió, vi khí hậu…)
Quy định về an toàn phòng chống cháy nổ
Quy định về quản lý, xử lý và vận hành công trình
Quy định liên quan khác
(Dựa trên luật, thông tư, quyết định của nhà nước)
Các tài liệu liên quan đến khu đất
Đặc điểm tự nhiên
Vị trí địa lý, hình dạng khu đất, địa hình
Địa chất thủy văn, địa chất, thủy văn
Khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió, khả năng xảy ra thiên tai ( quy định
trong QC02 – BXD)
Đặc điểm nhân tạo
Vị trí và mối liên hệ của khu đất xây dựng với các khu vực chức năng đô thị
hay nông thôn khác
Đặc điểm và mối liên hệ của hệ thống giao thông, hệ thống hạ tầng hiện có và
dự kiến trong tương lai
Những công trình ngầm, nổi hiện có trong khu đất không thể di chuyển (đường
điện cao thế, đường ống dẫn dầu, kênh mương thủy lợi)
Các quy định về kiểm soát phát triển cho khu đất, đặc biệt là về:

+ Khoảng cách an toàn môi trường theo quy chuẩn và tiêu chuẩn hiện hành
+ Hạ tầng kĩ thuật khu đất như hướng thoát nước mưa, hướng thoát nước thải,..
theo quy định xây dựng đã được duyệt
+ Các tài liệu quy định về kiến trúc cảnh quan như mật độ xây dựng, hệ số sử
dụng đất, cao trình công trình, khoảng xây lùi, các yêu cầu về kiến trúc cảnh
quan
Các yếu tố con người: dân số, thu nhập, dân trí,…
18

18


19
3.











4.
-

5.







1.

19

Các tài liệu về công nghệ xử lí
Các tài liệu về hệ thống xử lý:
Đặc điểm nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra
Đặc điểm công nghệ dây chuyền
Bố trí mặt bằng công nghệ: bộ phận chức năng, dòng nguyên vật liệu, trục công
nghệ , công nghệ.
Các tài liệu về hệ thống giao thông vẩn chuyển
Nhu cầu vận chuyển
Phương tiện vận chuyển
Sơ đồ bố trí giao thông trong các tòa nhà, công trình
Sơ đồ bố trí liên hệ giữa bên trong và bên ngoài công trình
Các tài liệu về hệ thống cung cấp và đảm bảo kĩ thuật
Nhu cầu tài liệu
Sơ đồ nguyên tắc bố trí hệ thống và đảm bảo kĩ thuật
Các thông số bố trí kĩ thuật: kích thước, khoảng cách an toàn cơ bản về điện,
nước..
Các chỉ dẫn về các tòa nhà, công trình: quy mô, các thông số xây dựng cơ bản,
đặc điểm sản xuất và các vấn đề liên quan khác.
Các tài liệu về tổ chức môi trường lao động
Các tài liệu về mức độ vệ sinh môi trường, mức độ độc hại (CTR, lỏng, khí,
tiếng ồn,..) của toàn công trình, khoảng cách li

Các tài liệu yêu cầu với môi trường lao động (điều kiện chiếu sáng, vi khí
hậu…) của toàn công trình, từng bộ phận chức năng, từng tòa nhà, từng khu
vực làm việc
Tài liệu về số lượng, đặc điểm nhân công, hoạt động tổ chức môi trường lao
động trong tòa nhà, công trình.
Các tài liệu về kinh tế
Được thể hiện trong báo cáo tiền khả thi, báo cáo khả thi hoặc báo cáo kinh tế
kĩ thuật
Nội dung:
Nguồn vốn, khả năng và tiến độ đầu tư của chủ đầu tư
Các chi phí về đền bù giải phóng mặt bằng, chi phí về thiết bị chuyển giao công
nghệ, bảo dưỡng
Thời gian quy hoạch, thiết kế, phê duyệt và xây dựng công trình
Đơn giá vật liệu xây dựng, đặc biệt là các vật liệu dùng trong hoàn thiện
Các quy định hiện hành trong quản lý đầu tư xây dựng
Câu 6: nguyên tắc khởi động bể UASB, lắng trong có lớp cặn lơ lửng và
aroten
Bể lắng trong có lớp cặn lơ lửng
19

19


20

20

• Nguyên tắc làm việc của bể lắng trong có lớp cặn lơ lửng ( hay còn gọi là bể

lắng trong)

- Nước cần xử lí sau khi đã trộn đều với chất phản ứng ở bể trộn ( thông qua bể
phản ứng) đi theo đường ống dẫn nước vào, qua hệ thống phân phối với tốc độ
thích hợp vào ngăn lắng. ở đây sẽ hình thành lớp cặn lơ lửng.

• Khởi động
- Trước khi làm việc phải đảm bảo bể không rò rỉ, không có vật cản trở (gạch đá,
-

-

gỗ vụn, giẻ rách…) làm tắc cống và tắc lỗ phân phối nước trên ống.
Nước trước khi vào bể phải được tách khí tránh các lớp cặn lơ lửng bị kéo
theo.
Kiểm tra độ phẳng nằm ngang mép máng tràn hoặc tim lỗ thu nước trên thanh
máng, ống thu cặn, sau đó điều chỉnh để phân phối đều lưu lượng vào bể lắng.
Bể chỉ hoạt động khi chọn được liều lượng phèn tối ưu pha vào nước. (lượng
phèn tối ưu được xác định dựa vào thí nghiệm
Ban đầu bể làm việc với công suất = 40-50% công suất thiết kế
tạo nhanh lớp cặn lơ lửng trong bể lắng, phân phối nước sao cho 80% lưu
lượng đi vào vùng lắng và 20% đi vào ngăn nén cặn (bằng cách điều chỉnh van
thu nước ở ống thu nước số 8)
Khi chiều dày cặn từ 100- 125cm thì tăng dần lưu lượng đến lưu lượng thiết kế
trong 5-6h.
Sau vài giờ, xác định vị trí bề mặt lớp cặn lơ lửng nếu mặt trên lớp cặn lớn hơn
mép trên ống thu cặn (cửa sổ) 10-15cm tăng lượng nước thu ở ngăn nén cặn.
Điều chỉnh độ trong của nước thu ở 2 ngăn thu là như nhau.

• Vận hành
- Sau khi khởi động đi vào giai đoạn ổn định .
- Sau 1 thời gian làm việc, cặn chất đầy ngăn nén cặn (mép trên cửa thu cặn nhỏ


hơn mép trên lớp cặn) xả cặn
20

20


21

21

- Khi xả cặn, mở van ống xả và quan sát lượng cặn trong bể chảy ra, đến khi
-

-

-

-

-

nước trong thì dừng.
Trong quá trình làm việc, thể tích cặn lơ lửng không ngừng được tăng thêm nên
phải có biện pháp giữ cho thể tích cặn ổn định (thiết kế hợp lí để đưa cặn thừa
ra khỏi thể tích cặn lơ lửng, cặn thừa tràn qua cửa sổ
ngăn nén cặn).
Xả cặn thường xuyên, tránh để cặn bị phân hủy yếm khí trong bể lắng
Vì khi phân hủy yếm khí sẽ tạo ra bọt khí làm nước sủi tăm, giảm nhẹ trọng
lượng cặn côn trùng sinh ra khắc phục bằng cách clo hóa nguồn nước 2-3mg/l,

tuy nhiên clo tự do sẽ không thích hợp với hợp chất hữu cơ tạo hợp chất
trihalometan (THM) bền vững tích lũy trong cơ thể gây ung thư chỉ clo hóa sơ
bộ theo đơt 5-6h/ ngày, 5-6 ngày/tháng với lưu lượng 3-5mg/l.
Khi xả cặn :
+ Thủ công : khi cặn bằng cao độ thiết kế xả ngay , tránh hiện tượng thu hẹp
diện tích mặt cắt ngang của bể, tăng vận tốc làm xói cặn .
+ Bằng máy cào trên dầm cầu chạy: tăng số lần gạt cặn ở phần nửa đầu bể hoặc
gấp 2-3 lần ở cuối bể.
Khi có xâm thực, ăn mòn ở thanh bể thì bảo vệ bể:
+ Sơn phủ cách li không cho nước tiếp xúc sâu vào bề mặt, thanh bể.
+ Xử lí nước ổn định trước khi vào bể.
Bể làm việc tốt : phần lớn bông cặn thu ở nửa đầu bể
Nếu thấy giữa bể còn bông cặn, lớp nước trên mặt đục kiểm tra lại chế độ
khuấy trộn của bể phản ứng hoặc xác định lại liều lượng phèn.

• Ưu và nhược điểm của bể lắng trong.
- Ưu điểm : không cần xây dựng bể phản ứng, hiệu quả xử lí cao hơn các bể lắng

-

2.


khác và tốn ít diện tích xây dựng hơn
Nhược điểm : có kết cấu phức tạp chế độ quản lí chặt chẽ, đòi hỏi công trình
làm việc liên tục suốt ngày đêm và rất nhạy cảm với sự dao động lưu lượng và
nhiệt độ của nước.
Phạm vi áp dụng.
Sử dụng cho các trạm xử lí có công suất đến 3000m3/ ngày đêm, nước đưa vào
công trình có lưu lượng điều hòa hoặc thay đổi dần dần trong phạm vi không

quá 15% trong 1h và nhiệt độ nước đưa vào thay đổi không qua 1 trong 1h.
Khởi động bể Aerotank
Khởi động kỹ thuật:
Kiểm tra hệ thống điện cung cấp cho toàn bộ hệ thống. Kiểm tra hóa
chất cần cung cấp và mực nước trong các bể.

21

21


22

22

Kiểm tra kỹ thuật toàn bộ hệ thống (vận hành các bơm, sục khí, các van,
chương trình…). đồng thời, thực hiện việc thử bằng nước sạch trước khi vận
hành hệ thống trên nước thải thực tế.
• Khởi động hệ thống sinh học:
Thông thường, để khởi động hệ thống sinh học thì cần phải có sẵn
lượng sinh khối trong các hệ thống xử lý. Sinh khối có thể phát triển tự phát
thông qua việc cấp nước thải liên tục vào bể phản ứng. để tiết kiệm thời gian,
cấy vào bể phản ứng sinh khối lấy từ nhà máy xử lý nước thải đang hoạt động
hoặc sinh khối vi sinh chuyên biệt.
Các sinh khối thông thường được nuôi cấy từ các hệ thống xử lý bùn
hoạt tính đang hoạt động, hoặc nguồn sinh khối có thể được lấy từ các nguồn
khác. Khi đó sẽ đòi hỏi thời mất nhiều thời gian hơn. Hàm lượng sinh khối sau
khi cấy nằm trong khoảng 2g/l.
Khởi động với tải sinh khối thật thấp không vượt quá giá trị thiết kế
(0,15kg BOD/kg.ngày). Nếu chất lượng nước sau xử lý tốt (BOD, COD, và

Nitơ), tăng tải trọng. Tăng tải cần đảm bảo hàm lượng sinh khối thích hợp.
Các thông số cần xem xét:
- COD; BOD; MLSS; MLVSS; N (N-NH3; N-NO2; N-NO3; N kiejdahl), P
(ortho P,
Poly P)
- Thể tích sinh khối: thể tích bùn lắng sau 30 phút (V Thí nghiệm = 1lít)
-Chỉ số thể tích sinh khối: SVI (ml/g) = thể tích sinh khối lắng/ hàm lượng sinh
khối.
■ Tải trọng hữu cơ:
Với COD: OLR = COD (kg/m3) x Q (m3/ngày)/ V bể (m3)
Với BOD: OLR = BOD (kg/m3) x Q (m3/ngày)/ V bể (m3)
■ Tải sinh khối:
F/M = {COD (kg/m3) x Q (m3/ngày)}/ {V bể (m3)x MLSS (kg/m3)}
■ Tải trọng bề mặt: là lượng nước chảy vào bể lắng trong một giờ trên một mét
vuông bề mặt lắng
Vs (m3/m2.h) = Lưu lượng (m3/h)/diện tích bề mặt lắng (m2)
■ Thời gian lưu trung bình của sinh khối: là tuổi của sinh khối
MCRT (ngày) = MLSS (kg/m3) x thể tích toàn bộ (m3)/ sinh khối lấy ra hàng
ngày (kg/ngày)
* Trong quá trình vận hành cần quan tâm:
Nắm vững về công nghệ
Theo dõi, phân tích định kỳ, quan sát tính biến động của nước thải, các yếu
tố bất thường
Ghi chép, lưu giữ thông tin chính xác, dễ truy tìm đủ các tài liệu để tra cứu
22

22


23


23

3. Khởi động thiết bị UASB:
• Quy trình vận hành:


-


-

-

Nguyên tắc của việc vận hành trong giai đoạn khởi động UASB là thích nghi
bùn kị khí với môi trường mới là nước thải, đồng thời giữ lại phần nặng( có tốc
độ lắng cao) và rửa trôi phần nhẹ của bùn thải bằng cách thay đổi tải trọng hữu
cơ ( kg COD(BOD) / m3.ngđ) và tải trọng thủy lực hoặc vận tốc nước đi lên
thích hợp
Các bước vận hành:
Bước 1: lượng bùn mịn bị rửa trôi ra khỏi UASB không được tuần hoàn trở lại
Bước 2: khi nồng độ BOD > 3000 mg O2/l phải pha loãng nước đầu vào hoặc
tuần hoàn lại nước thải sau xử lý
Bước 3: tải trọng chất hữu cơ tính theo thể tích UASB (kg COD (BOD) /
m3.ngđ) phải được tăng dần ngay sau khi hiệu quả xử lý đạt ít nhất 80%
Khi quá trình tạo hạt bắt đầu, hiệu quả xử lý sẽ tăng rất nhanh và bùn lắng rất
tốt. Cần theo dõi chỉ tiêu pH (pH tăng có nghĩa là hiệu quả xử lý tăng)
Tải trọng bùn hưu cơ có thể tính theo công thức:
+) Theo thể tích: La = (Q× C)/ V
Trong đó: La: tải trọng chất hữu cơ theo thể tích ( kg COD(BOD) / m3.ngđ)

Q: lưu lượng nước vào UASB, m3/ngđ
C: nồng độ chất hữu cơ (kg COD(BOD), mg O2/l)
V: thể tích phân hủy của UASB, m3
+) Theo lượng bùn: Lb =
Lb: tải trọng chất hữu cơ theo lượng bùn, kg
Q: lưu lượng nước vào ( kg COD (BOD) / VSS. Ngđ)
C: nồng độ chất hữu cơ ( kg COD (BOD), mg O2/l)
V: lượng bùn trong UASB, kg VSS
+) Thời gian lưu nước: T =
T: thời gian lưu nước trong thiết bị UASB, h
Q: lưu lượng nước vào UASB, m3/h
V: thể tích phân hủy của UASB, m3
Các yếu tố ảnh hưởng;
Nhiệt độ: quá trình tạo hạt sẽ diễn ra tốt nhất ở nhiệt độ 30 – 35 ℃
pH: giá trị pH phải được duy trì lớn hơn 6.2
Chất dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng: các chất dinh dưỡng cần thiết N, P, S
và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự tăng trưởng của vi sinh vật phải có
đầy đủ trong môi trường
Chất độc hại: các chất độc hại trong nước thải có thể là kim loại nặng và thuốc
bảo vệ thực vật có thể ảnh hưởng đến sự hoạt động của các loại vi sinh vật
23

23


24

24

- Nồng độ của nước rò rỉ: quá trình tạo hạt sẽ diễn ra nhanh khi nồng độ COD


-

-

-

-

-

-

(BOD) trong nước thải nằm trong khoảng 1000 – 3000 mg O2/l
Trong nước thải có chứa nồng độ muối canxicaosex dẫn đến làm mất hoạt tính
của bùn kị khí
Các chất hữu cơ hòa tan trong nước thải sẽ dễ dàng bị phân hủy, trong khi đó
các chất không hòa tan và các chất dưới dạng keo sẽ khó phân hủy hơn
Một số lưu ý khi kiểm tra bể UASB
Kiểm tra thiết bị phân tách bùn khí có lắp đặt đúng hay không.
Kiểm tra van khóa nước có được lắp dặt đúng hay không.
Kiểm tra các điểm thử mẫu có đúng không.
Chuẩn bị các thí nghiệm theo mẻ: khi vận hành hệ thống thì hoạt động này rất
quan trọng nhắm xác định hoạt động của vi khuẩn methane trong bùn hoạt tính.
Kiểm tra nồng độ hợp chất hữu cơ trong nước thải:
+ Nếu nồng đô COD < 100mg/l thì có vấn đề
+ Nếu nồng độ COD > 50000mg/l thì có thể pha loãng nước thải hoặc tuần
hoàn dòng nước thải.
Kiểm tra khả năng phân hủy sinh học của nước thải
Có thể xác định được khi biết lượng COD trong bể phản ứng và methane sinh ra

trong suốt quá trình phản ứng
Kiểm tra xem nước thải có tính đệm không
Kiểm tra khả năng làm môi trường đệm của nước thải bằng cách thêm vào 1g/l
hay 40% COD trong nước thải khi COD trong nước thải nhỏ hơn 2,5g/l. Khi pH
của nước thải ở mức 6,5 hoặc cao hơn.
Kiểm tra lượng dinh dưỡng trong nước thải
Có đủ để suy trì sự sinh trưởng của vi khuẩn hay không.
Kiểm ra xem nước thải co chứa nồng độ cao các chất rắn lơ lửng hay không.
+ Trong trường hợp nước thải chứa các chất rắn lơ lửng với nồng độ cao, hoạt
động của bể UASB không thích nghi được.
+ Khi nồng độ lớn hơn 300mg/l và các chất rắn này không có khả năng phân
hủy sinh học, chúng được giữ lại trong bể, hoặc theo dòng chảy ra ngoài tùy
vào kích thước hạt bùn.
Kiểm tra nước thải có chứa chất độc hay không
Bể UASB sẽ không thích hợp để xử lý nước thải khi nồng độ các đạt đến một
giá trị giới hạn
Nồng độ NH3 – N = 2000mg/l, độ mặn > 15000mg/l, SO4> 500mg/l…
Kiểm tra nhiệt độ nước thải
Khi nhiệt độ nước thải thấp hơn 20°C cần gia nhiệt cho hệ thống.
Nhiệt độ cao hơn 60°C thì khi khởi động hệ thống cần phải cẩn thận. Nhiệt độ
thích hợp 20 - 42°C.
24

24


25

25


- Khởi động bể phản ứng UASB là rất quan trọng

-







Khi vận tốc dòng chảy ngược quá lớn, các vi khuẩn sẽ bị đẩy ra khỏi bể phản
ứng
Kiểm tra hoạt tính methane trong bùn nền ban đầu
+ Bắt đầu vận hành bể phản ứng bằng cách cung cấp tải lượng vào một nửa thể
tích bể với nồng độ tối thiểu là 0,2 kgCOD/m3.ngày. Thời gian lưu nước thối
thiểu là 24 giờ.
+ Sau khi chờ trong 5 ngày đầu tiên, kiểm tra lượng khí thoát ra có đạt 0,1
m3/ngày không.
+ Nếu không đạt nên dừng cung cấp dòng vào và chờ đến khi sản
lượng khí tạo ra trong 3 ngày kế tiếp.
Sự cố thường gặp và cách giải quyết
Sự cố:
Bùn trôi ra ngoài quá nhiều và hiệu quả xử lý thấp do tải trọng quá cao hoặc pH
thấp
Không thu được khí: do điều chỉnh mực nước trong thiết bị điều chỉnh áp lực.
không hợp lý hoặc bọt nổi làm tắc đường ống dẫn khí ra.
Cách giải quyết
Giảm tải trọng và thường xuyên kiểm tra pH
Điều chỉnh mực nước trong thiết bị điều chỉnh áp lực và kiểm tra thường xuyên
sự thông suốt của ống dẫn khí


25

25


×