Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn thi VẤN ĐÁP MÔN TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.19 KB, 24 trang )

ĐỀ CƯƠNG VẤN ĐÁP MÔN TRUYỀN THÔNG

1. Khái niệm truyền thông và truyền thông môi trường, phân biệt thông tin và
truyền thông ?
* Truyền thông
Truyền thông là quá trình trao đổi thông tin, ý tưởng, tình cảm, suy nghĩ, thái độ,
chia sẻ kinh nghiệm giữa hai hay một nhóm người với nhau để tạo ra một sự đồng
thuận cao hơn, một sức mạnh lớn hơn.
Truyền thông có vai trò rất quan trọng trong đời sống, sinh hoạt của con người, đặc
biệt:
- Truyền thông là một công cụ thiết yếu để đạt được các mục tiêu của chính sách hay
một dự án.
- Truyền thông đóng một vai trò quan trọng trong lập chương trình hay xác định dự
án
- Truyền thông đóng một vai trò tích cực để đưa thông tin vào trong cuộc tranh luận
nhằm đạt được sự chấp thuận
* Sự khác nhau giữa thông tin và truyền thông
Thông tin

Truyền thông

Sự chuyển giao tín hiệu một chiều từ người bao gồm cả phương tiện truyền thông, bối
gửi đến người nhận
cảnh xã hội, đối thoại và quan trọng nhất là ý
nghĩa “chia sẻ” giữa hai hay nhiều người, đó
là mối tương tác xã hội dài hạn

* Truyền thông môi trường
Truyền thông môi trường là một quá trình tương tác hai chiều, giúp cho mọi đối
tượng tham gia vào quá trình đó cùng tạo ra và cùng chia sẻ với nhau các thông tin môi
trường, với mục đích đạt được sự hiểu biết chung về các chủ đề môi trường có liên quan, và


từ đó có năng lực cùng chia sẻ trách nhiệm bảo vệ môi trường với nhau. Hiểu biết chung sẽ
tạo ra nền móng của sự nhất trí chung, và từ đó có thể đưa ra các hành động cá nhân và tập
thể để bảo vệ môi trường.
*Tại sao cần truyền thông môi trường
 Các chương trình/dự án môi trường thường đem lại kết quả hạn chế, vì những sự
đổi mới và giải pháp của chương trình/dự án đưa ra, không được những người có
liên quan hiểu rõ và cùng tham gia.
 Người dân thường nhận thức vấn đề thông qua xúc cảm và giao tiếp XH hơn là
bằng các lỹ lẽ khoa học trong các chương trình/dự án

1


 Truyền thông hai chiều là hình thức truyền thông hướng về “cùng chia sẻ” và về
các tình huống “đôi bên cùng có lợi”
 Nhiều cấp ra quyết định không biết cách làm thế nào để lồng ghép một chiến lược
truyền thông vào các dự án về môi trường.

2. Mục tiêu, yêu cầu của truyền thông môi trường.
-

Mục tiêu:
• Nâng cao nhận thức cho cộng đồng về BVMT
• Phát hiện tấm gương tốt, mô hình tốt, đấu tranh với các hành vi, hiện tượng
tiêu cực xâm hại đến MT
• Xây dựng nhân lực và mạng lưới TTMT, góp phần thành công BVMT
Các bước đạt được mục tiêu TTMT:
 Củng cố tập quán
 Thay đổi hành vi
 Thay đổi thái độ

 Tăng cường sự quan tâm
 Xây dựng nhận thức

-

Yêu cầu:
• Tuân thủ luật pháp, kể cả các quy định cấp quốc tế, quốc gia và cấp địa
phương về BVMT.


Đảm bảo tính hiện đại, chính xác của các kiến thức về môi trường được
truyền thông.

• Truyền thông MT phải có hệ thống, kế hoạch và chiến lược. Mỗi một chương
trình cần là bước đệm cho các chương trình sau, cao hơn về nội dung và mới
hơn về hình thức.
• Phù hợp với đối tượng truyền thông, đặc biệt là phù hợp về văn hoá, trình độ
học vấn và kinh tế.
• Tạo dựng sự hợp tác rộng rãi giữa TTMT với các chương trình, dự án truyền
thông của các ngành khác, đặc biệt là sự hỗ trợ của lực lượng TTMT tình
nguyện.

3. Các cách tiếp cận theo nội dung để xây dựng nội dung truyền thông môi
trường.
 Cách tiếp cận theo nhiệm vụ (tiếp cận hẹp)
• Chương trình truyền thông thường lấy một nhiệm vụ, một mục tiêu cụ thể để
xây dựng kế hoạch thực hiện.
Ví dụ: “Nước sạch”, “bảo vệ rừng”

2



• Chi phí, lực lượng , thời gian, kế hoạch.... của chương trình truyền thông theo
từng mục tiêu thường được chuẩn bị kỹ lưỡng và rất sâu, thời gian thực hiện
cũng ngắn và luôn tập trung vào một địa bàn, một nhóm đối tượng cụ thể.
• Ưu điểm:
 Cách tiếp cận này dễ thực hiện
 ít tốn kém kinh phí
 hiệu quả dễ được nhận diện.
• Nhược điểm:
 không tác động vào các vấn đề khác liên quan gián tiếp đến nhiệm vụ
truyền thông
 không thu hút cộng đồng nằm ngoài diện đối tượng trực tiếp của truyền
thông
 có thể gây mâu thuẫn với các nhiệm vụ truyền thông hay các mục tiêu
kinh tế – xã hội khác.
 hiệu quả không cao.
 Cách tiếp cận theo hệ thống
• Cách tiếp cận này đòi hỏi bên cạnh các nhiệm vụ, địa bàn, cộng đồng liên
quan trực tiếp đến chương trình truyền thông, cần cân nhắc, xem xét đến các
vấn đề địa bàn, cộng đồng có liên quan gián tiếp để tạo ra một tác động tích
cực rộng rãi hơn và tránh các mâu thuẫn có thể nảy sinh.
Ví dụ: truyền thông theo chủ đề: “làm sạch biển”.
• Theo cách tiếp cận hẹp: truyền thông nhằm vào thu dọn rác trên biển, tạo ý
thức cho cộng đồng không xả chất thải bừa bãi trên biển và xuống biển, chống
ô nhiễm từ tàu thuyền
• Nhưng theo cách tiếp cận toàn diện (tiếp cận hệ thống) để nhằm giữ sạch biển
thì cần truyền thông cho cả cộng đồng trong toàn bộ lưu vực sông, nơi mà
chất thải sẽ được đưa ra biển.
• Ưu điểm : đáp ứng tốt mục tiêu truyền thông.

• Nhược điểm: cách tiếp cận này khó hơn và cung tốn kém hơn.

4. Các cách tiếp cận theo tổ chức để xây dựng nội dung truyền thông môi
trường.
 Cách tiếp cận độc lập
Theo cách tiếp cận này, các tổ chức, cơ quan có nhiệm vụ truyền thông hoạt động
một cách độc lập. Ngoài các tổ chức này, còn lại là đối tượng truyền thông.
 Cách tiếp cận liên kết
• Gắn kết liên thông một chương trình truyền thông với các chương trình truyền
thông do các tổ chức đã và đang thực hiện trên cùng một địa bàn.
3


Ví dụ: giữa truyền thông môi trường với truyền thông về dân số, về gia đình văn hoá, về y
tế, về xoá đói giảm nghèo,... Giữa các chương trình này ít nhiều có nội dung chung vì thế có
thể chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực với nhau. Chẳng hạn: “nước sạch” không chỉ là mục
tiêuphổ biến trong các chương trình truyền thông của ngành y tế, ngay cả trong các chương
trình xoá đói giảm nghèo, môi trường... nước sạch cũng được coi là cơ sở hạ tầng.
• Việc liên kết giúp cho việc tránh các mâu thuẫn trong chương trình truyền
thông của các ngành khác nhau, phải tìm được tiếng nói chung giữa các
ngành.
Ví dụ: cộng đồng sẽ làm thế nào nếu truyền thông y tế kêu gọi phải lấy các vùng lầy thụt và
tù đọng để diệt muỗi sốt xuất huyết trong khi ngành môi trường lại coi đó là một loại sinh
cảnh có tính đa dạng sinh học cao cần được bảo vệ ?
• Cách tiếp cận liên kết hiệu quả hơn tiếp cận đọc lập và nhiều trường hợp là
yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên, nó đòi hỏi truyền thông viên và cơ quan chức
năng phải có kỹ năng hợp tác và cầu thị. Vì trong cách tiếp cận liên kết, truyền
thông viên cũng chính là người nhận thông điệp từ các chương trình truyền
thông khác.
5. Các loại hình truyền thông môi trường ? Ưu, nhược điểm của các loại hình truyền

thông môi trường ?
* Truyền thông dọc:
-

Không thảo luận, không phản hồi

-

Người phát thông điệp không biết chính xác người nhận thông điệp cũng như hiệu
quả của công tác TT

-

Các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, truyền hình, …) là công cụ TT dọc

-

Ưu, nhược điểm:
Ưu điểm:
• Ít tốn kém, phù hợp với các vấn đề MT toàn cầu và quốc gia
• Hiệu quả khi TT về các vấn đề được công chúng quan tâm
Nhược điểm:
• Không biết được chính xác hiệu quả của công tác TTMT

* Truyền thông ngang
-

Có thảo luận, phản hồi giữa người nhận và người phát thông điệp

-


Khó hơn, tốn kém nhưng hiệu quả lớn

-

Phù hợp với cấp dự án, góp phần giải quyết các vấn đề MT của địa phương, cộng
đồng

* Truyền thông = mô hình
-

Cao nhất, hiêu quả nhất

4


-

Mô hình cụ thể, sử dụng làm địa bàn tham quan trực tiếp. Tại địa điểm tham quan,
chuyên gia truyền thông và công chúng có thể trưc tiếp trao đổi, thảo luận, xem xét,
đánh giá về mô hình

6. Vai trò của truyền thông môi trường trong quản lý môi trường.


Thông tin cho đối tượng cần truyền thông biết tình trạng QLMT và BVMT
của địa phương nơi họ sống, từ đó lôi cuốn họ cùng quan tâm đến việc tìm
kiếm các giải pháp khắc phục.




Huy động các kinh nghiệm, kỹ năng, bí quyết của tập thể và cá nhân vào các
chương trình, kế hoạch hoá BVMT.

• Thương lượng: Thương lượng, hoà giải các xung đột, khiếu nại, tranh chấp về
MT giữa các cơ quan và trong cộng đồng.

7. Đặc điểm của chiến dịch truyền thông môi trường.
 Đặc điểm về thời gian
Diễn ra trong một thời gian nhất định và ngắn, thường dưới một năm, cũng có thể ngắn trong
vòng 1 – 2 ngày hoặc dài lắm là một tháng. Chiến dịch TTMT quá dài sẽ nhàm chán, mệt mỏi
và loãng.
 Đặc điểm về quy mô và hình thức
-

Diễn ra đồng loạt, cùng một lúc

-

Có thể diễn ra trong một địa bàn hẹp nhưng có thể liên kết nhiều địa phương, thậm chí
cả nước.

-

Lực lượng tham gia đông, nhiều thành phần

-

Hình thức phải ấn tượng, hấp dẫn, lôi cuốn mọi người.


 Đặc điểm về nội dung
-

Có thể tập trung vào một chủ đề duy nhất, tuy nhiên 2-3 chủ đề cũng có thể tiến hành
một chiến dịch, nếu chúng có liên quan với nhau, sao cho việc chuyển tải nội dung của
một chiến dịch không quá 5 thông điệp.

-

Nội dung của một chiến dịch, dù là mới, cũng cần phải kế tục nội dung của chiến dịch
trước và gợi mở cho chiến dịch sau để đảm bảo cho nguyên tắc cơ bản thứ 2.

 Đặc điểm về tổ chức thực hiện
-

Có sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của một Ban Chỉ đạo chiến dịch.

-

Có sự phối hợp giữa lực lượng nòng cốt với các lực lượng liên quan

-

Phối hợp với các chương trình đang hoạt động khác để chuyển tải thông điệp mà không
cần đầu tư nhiều nguồn lực (ví dụ: các dự án GDMT trong trường phổ thông, chương
trình vệ sinh an toàn thực phẩm, chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông
thôn,... ), thậm chí có thể sử dụng ngay các truyền thông viên của các chương trình môi
trường sẵn có với một sự bổ túc đơn giản.

-


Chú ý xem thông điệp của chiến dịch có mâu thuẫn với các chương trình, dự án sẵn có
và phải tìm cách giải quyết các mâu thuẫn đó trước khi phát động chiến dịch.
5


 Nhược điểm của các chiến dịch TTMT
-

Đòi hỏi kinh phí lớn, do đó nhiều khi chịu sức ép của các tổ chức tài trợ.

-

Đòi hỏi chuyên gia tổ chức thạo việc

-

Phụ thuộc vào yếu tố thời tiết, nhất là các hình thức TT ngoài trời.

-

Thời gian ngắn nên kết quả của chiến dịch khó duy trì.

 Những nhược điểm này cần tính đến trong việc tổ chức một chiến dịch truyền
truyền thông
-

Về kinh phí: ngoài nguồn ngân sách cấp cho chiến dịch, cơ quan tổ chức có thể vận
động sự tài trợ của các cơ quan nhà nước, doang nghiệp, tổ chức quốc tế.


-

Đào tạo, tập huấn cho các chuyên gia tổ chức TT và truyền thông viên là việc cần triển
khai hàng năm và phải xây dựng kế hoạch dài hạn để đào tạo nguồn nhân lực cho
TTMT.

-

Tổ chức các chiến dịch TTMT phải quan tâm đến dự báo thời tiết. Tham khảo đài khí
tượng – thuỷ văn địa phương.

-

Gắn chiến dịch TTMT với các dự án TT khác để phát huy kết quả của chiến dịch,
cũng như tránh mâu thuẫn với mục tiêu của các dự án truyền thông khác.

8. Các nguyên tắc khi thực hiện chiến dịch truyền thông môi trường.
 Nguyên tắc 1: Đáp ứng nhu cầu của cộng đồng về môi trường
• Truyền thông môi trường gắn bó hữu cơ với cộng đồng hưởng lợi hoặc chịu thiệt hại do
các vấn đề môi trường bức xúc nhất của địa phương hay quốc gia.
• Chiến dịch TTMT phải làm cho cộng đồng biết tình trạng môi trường của họ, làm cho
họ quan tâm đến việc tìm kiếm các giải pháp khắc phục và tham gia vào việc thực hiện
các giải pháp đó.
• Nếu chiến dịch truyền thông môi trường không nhằm vào các vấn đề môi trường bức
xúc, ưu tiên nhất mà cộng đồng quan tâm thì họ sẽ không hưởng ứng chiến dịch TTMT.
• Cộng đồng còn có vai trò khác trong việc điều chỉnh quá trình TT cho phù hợp với nhu
cầu của họ.
 Nguyên tắc 2: Chiến dịch TTMT không đứng độc lập với chương trình, chiến lược
truyền thông môi trường
• Nhằm thay đổi hành vi của cồng đồng theo hướng thân thiện môi trường, TTMT phải là

một chiến lược, chương trình dài hạn, từ thấp lên cao qua nhiều mức độ. Để thực hiện
chiến lược đó, cần nhiều phương pháp, hình thức TT khác nhau.
• Chiến dịch TTMT là hình thức TT có quy mô, thời gian và phạm vi rộng nhất. Vì thế,
các chiến dịch TTMT không tách rời mà phải gắn với chiến lược, chương trình TTMT.
• Chiến dịch TTMT không tách rời, mà là một hình thức nhằm thực hiện một chiến lược
dài hạn về truyền thông môi trường
 Nguyên tắc 3: Chiến lược TTMT phải phù hợp với văn hoá của cộng đồng
6


9. Hình thức truyền thông môi trường giao tiếp giữa cá nhân và nhóm nhỏ
- Cho phép các cuộc đối thoại sâu, cởi mở và có phản hồi.
- Phương pháp này thích hợp với việc tìm kiếm các giải pháp phù hợp với địa
phương, giải thích các vấn đề phức tạp, thuyết phục hoặc gây ảnh hưởng tới nhóm đối
tượng. Đặc biệt hữu hiệu trong trường hợp đánh giá hiệu quả của một chiến dịch TTMT.
- Giao tiếp, trao đổi giữa cá nhân có uy tín trong cộng đồng (già làng, trưởng bản,
trưởng họ, sư thầy, linh mục,...) giúp cho việc phân tích các hành động môi trường và là
người tuyên truyền, phổ biến các thông điệp TTMT rất hiệu quả.

10. Hình thức truyền thông môi trường họp cộng đồng và hội thảo.
- Các cuộc họp cộng đồng (tổ dân phố, nhóm, phường, trường học, cơ quan,...) thuận lợi
cho việc bàn bạc và ra quyết định về một số vấn đề của cộng đồng.
- Còn hội thảo thường giải quyết một vấn đề sâu hơn một cuộc họp thông thường.
- Hình thức họp và hội thảo mang lại hiệu quả cao hơn các hình thức khác vì có sự tham
gia của mọi người. Trong các cuộc họp, hội thảo nhà truyền thông môi trường phải cố gắng
khai thác tất cả các ý kiến và phải có phương pháp thu thập ý kiến của những người ít hoặc ngại
phát biểu nhất. Với những người ngại nói hay thích nói nhiều, tốt nhất là tạo cho họ cơ hội trình
bày ý kiến theo cách riêng.

11. Hình thức truyền thông môi trường triển lãm và trưng bày.

Triển lãm môi trường có quy mô rất khác nhau, từ các cuộc triển lãm lớn cho đến
các vật trưng bày nhỏ lẻ đặt tại các vị trí đông người.
Triển lãm môi trường không nhất thiết phải có nhân viên thuyết minh vì trong nhiều
trường hợp, vật trưng bày đã dễ hiểu và nói lên những điều cần truyền thông.
 Cần chú ý những vấn đề sau nếu tổ chức triển lãm:
-

Được phép của chính quyền địa phương

-

Lựa chọn chỗ triển lãm, dễ thu hút đông khách đến xem và có chỗ gửi xe

-

Vật trưng bày phải phù hợp và có tính hấp dẫn cao

-

Có biện pháp bảo vệ, bảo dưỡng các vật trưng bày

-

Có người thuyết minh trong những trường hợp cần thiết

12. Hình thức truyền thông môi trường câu lạc bộ môi trường.
- Hình thức câu lạc bộ môi trường rất phù hợp với các đối tượng thanh thiếu niên và các
cụ về hưu. Câu lạc bộ có khả năng thu hút sự tham gia của các thành viên trong cộng đồng vào
các vấn đề BVMT rất có hiệu quả.
- Trong trường hợp bảo tồn các nguồn lợi liên quan đến cuộc sống của cộng đồng, thì

toàn bộ cộng đồng (xóm, thôn, xã) cũng rất hứng thú tham gia. Ví dụ: Dự án cộng đồng tham
gia bảo vệ rạn san hô ở Vạn Ninh, Khánh Hoà là một dạng quản lý tình nguyện về môi trường.
Khu bảo tồn Ramsar ở huyện Giao Thuỷ của tỉnh Nam Định, bảo tồn các loài chim và bảo vệ
RNM.
7


13. Hình thức truyền thông môi trường nhân các ngày sự kiện.
Ngày trồng cây, tuần lễ nước sạch, ngày làm sạch biển, kỷ niệm Ngày Môi trường thế
giới 5/6, Ngày Trái đất 22/4,... là những sự kiện đặc biệt. Các sự kiện này sẽ tăng thêm nhận
thức của cộng đồng, thu hút sự chú ý của cộng đồng về vấn đề liên quan với sự kiện. Sự có mặt
của các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Trung ương hay địa phương sẽ làm tăng tính thuyết phục
của hoạt động TTMT.
Tổ chức các sự kiện này cũng giống như tổ chức một ngày hội, cần xem xét các yếu tố
sau:
-

Xin phép chính quyền địa phương tổ chức sự kiện

-

Xây dựng kế hoạch tổ chức hưởng ứng sự kiện

-

Tìm nguồn kinh phí hỗ trợ

-

Phối hợp với lực lượng bảo đảm trật tự an ninh và lực lượng dịch vụ y tế, phòng cháy.


-

Duy trì lòng nhiệt tình tham gia của cộng đồng trong suốt thời gian tổ chức hưởng ứng
sự kiện.

14. Hình thức thi tuyên truyền viên môi trường.
Có nhiều hình thức thi: thi viết, sáng tác ca khúc, thi vẽ, thi tuyên truyền viên, thi ảnh,... tuỳ đối
tượng dự thi là người lớn hay trẻ em mà đề ra tiêu chuẩn cho phù hợp.
Lưu ý: Khi tổ chức các cuộc thi thì phải có giải thưởng.
Ví dụ: Thi vẽ tranh với chủ đề về môi trường

15. Yêu cầu của một thông điệp truyền thông môi trường ? ví dụ ?
-

Được trình bày 1 câu ngắn gọn, đơn giản, đầy đủ, gây ấn tượng

-

Có 1 nghĩa

-

Thể hiện mục đích chung của chiến dịch TTMT

-

Cụ thể

-


Sử dụng từ ngữ đúng, hay

-

Động từ ở thể chủ động
Ví dụ: Cùng nhau tiêu dùng có trách nhiệm – vì một Trái Đất bền vững

16. Nêu các bước của chu trình học qua trải nghiệm. Giảng viên có thể làm gì để
học viên được trải nghiệm.
Chu trình học qua trải nghiệm:
Trải nghiệm

Phân tích

Áp dụng

Khái quát
8


Trải nghiệm (nhớ lại, kể lại cung cấp thông tin)  Phân tích (xem xét, nhận xét, xử lý
tình huống)  Khái quát (đưa ra khái niệm, đưa ra quy luật, rút ra bài học, rút ra kết luận)
 Áp dụng (làm bài tập, thực hành, vận dụng vào thực tế)  Trải nghiệm ...  Phân
tích …  Áp dụng …  Khái quát … …

17. Kỹ năng đặt câu hỏi: các loại câu hỏi, các cấp độ của câu hỏi và kỹ thuật đưa
câu hỏi
-


Có 4 loại câu hỏi:
• Câu hỏi đóng
• Câu hỏi mở
• Câu hỏi thăm dò (làm rõ)
• Câu hỏi dẫn dăt (khơi gợi)

-

Có 4 cấp độ của câu hỏi
• Nhớ lại, kể lại, miêu tả
• Phân tích, đánh giá (câu hỏi mở)
• Khái quát hoá (câu hỏi đóng & mở)
• Áp dụng

-

Kỹ thuật đưa câu hỏi: xử lý câu trả lời

18. Nêu 7 nguyên tắc góp ý mang tính xây dựng
• Khen trước
• Chân thành
• Cụ thể
• Gợi ý, thay đổi và cải tiến
• Cho ý kiến trên quan điểm của mình
• Nhận xét sự kiện, hành động, lời nói
• Vừ đủ

19. Trình bày kỹ thuật Phillip (XYZ).
-


Kỹ thuật Philip XYZ ( X là số người, Y là số phút, Z là số ý kiến)

20. Trình bày phương pháp bài tập tình huống. Xây dựng 1 bài tập tình huống
áp dụng khi giảng dạy 1 vấn đề nào đó.
-

Chuẩn bị: Xác định mục tiêu bài học
• Thu thập thông tin và viết bài tập tình huống
• Đưa ra yêu cầu/ câu hỏi để người học làm việc với tính huống

-

Tạo sự tham gia tích cực của học viên.
9


-

Trình tự tiến hành của phương pháp bài tập tình huống
• Cách 1:
 Giới thiệu tình huồng
 Học viên nghiên cứu
 Trình bày kết quả làm việc
 Tổng kết
• Cách 2:
 Trình bày khái quát
 Đưa bài tập tình huống
 Học viên nghiên cứu tình huống
 Trình bày kết quả làm việc
 Nhận xét, đánh giá


21. Nêu tóm tắt các bước lập kế hoạch và tổ chức thực hiện một chiến dịch truyền
thông môi trường.
a. Lập kế hoạch
Bước1: Xác định thời gian, địa điểm, quy mô của chiến dịch
Thời gian:
+ Chiến dịch kéo dài trong bao nhiêu ngày ?
+ Tổ chức vào ngày nào ? (chiến dịch nên tổ chức vào các ngày sự kiện như ngày MT thế
gới 5/6 hay ngày Quốc tế Lao động 1/5...)
Địa điểm
+ Địa điểm ra quân cần ở khu đông dân cư hay trung tâm văn hóa xã hội.
+ Nơi có vấn đề bức xúc về môi trường hoặc nơi có thành tích về BVMT.
+ Ở nơi có sự kiện, để gắn kết nội dung TT với nội dung của ngày sự kiện
Chú ý khi lựa chọn địa điểm:
 Đủ chỗ cho các lực lượng tham gia.
 Thuận tiện cho việc triển khai các hoạt động đi kèm
 Có chỗ giữ phương tiện gần đó
 Không cản trở giao thông
 Dễ bảo đảm an ninh trật tự.
Quy mô của chiến dịch: xác định rõ quy mô cấp nào
+ Cấp 1 xã
+ Cấp huyện (từ 2 xã trở lên)
+ Cấp tỉnh (từ 2 huyện trở lên
+ Cấp vùng (từ 2 tỉnh trở lên)
10


+ Cấp Quốc gia(tất cả các tỉnh thành trong cả nước thực hiện.
Bước 2: Xác định lực lượng tham gia và hình thức TT
Xác định lực lượng

-

Lực lượng nòng cốt, phối hợp

-

Lực lượng tuyên truyền trực tiếp (truyền thông viên)

-

Lực lượng tuyên truyền phối hợp trên phương tiện thông tin đại chúng.

Xác định các hình thức TT
-

Ra quân hành động (VD: Nhặt rác, trồng cây)

-

Diễu hành thành đoàn

-

Thông tin báo chí, truyền hình

-

Tổ chức các cuộc thi theo chủ đề

-


Hội thảo mít tinh

-

Triển lam, tham quan

-

Sân khấu hóa môi trường

Chú ý: Việc xác định hình thức truyền thông không phụ thuộc vào ý muốn của ban
chỉ đạo chiến dịch mà phụ thuộc vào sở thích của cộng đồng địa phương.
Bước 3. Xác định nguồn lực
Kinh phí: Từ ngân sách, từ nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế, từ các công ty, từ
các đơn vị phối hợp.
Nhân lực
-

Khách mời

-

Các nhà quản lý, chỉ đạo chiến dịch

-

Lực lượng truyền thông viên

-


Lực lượng tình nguyện phối hợp

-

Lực lượng bảo vệ trật tự, an ninh

-

Chuyên gia y tế

-

Nhà báo, truyền hình đưa tin…
Vật lực

-

Phương tiện chuyên chở

-

Phương tiện kỹ thuật phục vụ mục tiêu

-

Trang bị cho buổi lễ ra quân (dụng cụ, mũ, áo, găng tay, băng zôn, khẩu hiệu, cờ,
thiết bị âm thanh,…)

Lưu ý: Nguồn lực phải tương xứng với quy mô và độ dài thời gian chiến dịch, tương

ứng với mục tiêu của chiến dịch.
Bước 4. Thành lập Ban Chỉ đạo chiến dịch
11


- Thông thường Ban Chỉ đạo chiến dịch là sự phối hợp liên ngành, do cơ quan có
chức năng quản lý nhà nước về môi trường chịu trách nhiệm chính làm thường trực. Ban chỉ
đạo chiến dịch thường do UBND cùng cấp quy mô của chiến dịch ra quyết định thành lập
(ví dụ: chiến dịch cấp tỉnh do UBND tỉnh quyết định).
- Ban chỉ đạo có nhiệm vụ:
1. Xác định mục tiêu
2. Xây dựng kế hoạch chiến dịch, các hoạt động sau chiến dịch.
3. Xác định thời gian, địa điểm, quy mô tổ chức.
4. Xác định khách mời tham gia chiến dịch.
5. Xác định lực lượng và hình thức truyền thông.
6. Phân công trách nhiệm cho các lực lượng
7. Phối hợp lực lượng thông tin đại chúng với chiến dịch
8. Phát hiện, xây dựng mô hình để tham quan trong giai đoạn chiến dịch.
9. Quản lý chỉ đạo và trực tiếp tham gia chiến dịch.
10. Tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả của chiến dịch.
Chú ý: Chuyên viên phòng Quản lý môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường phụ trách
mảng giáo dục và truyền thông phải tham gia vào Ban chỉ đạo dưới các nhiệm vụ khác
nhau:
- Là ủy viên thư ký của Ban chỉ đạo chiến dịch TTMT cấp tỉnh.
- Là chuyên gia cố vấn của Ban chỉ đạo chiến dịch TTMT cấp huyện, thị, xã.
- Dự thảo kế hoạch chiến dịch trình Ban chỉ đạo xét duyệt.
Bước 5. Soạn thảo thông điệp
Thông điệp là một công cụ mạnh của một chiến dịch truyền thông, quyết định hiệu
quả của một chiến dịch. Vì vậy, nội dung thông điệp phải đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Nội dung chính xác nhưng đơn giản, dễ nhớ

2. Là một câu hoàn chỉnh với động từ ở thể chủ động
3. Thích hợp với cộng đồng, không mâu thuẫn với phong tục tập quán
4. Phù hợp với luật pháp, chính sách
5. Phản ánh mục tiêu của chiến dịch
6. Hấp dẫn, gây ấn tượng, lôi cuốn, gợi suy nghĩ.
Chú ý:
- Trong một chiến dịch truyền thông không sử dụng quá 5 thông điệp.
- Thông điệp phải đến được với công chúng
- Nội dung thông điệp còn phụ thuộc vào loại phương tiện truyền thông, vì mỗi loại
có ngôn ngữ riêng và có đối tượng riêng. Ví dụ: trong các ca khúc về môi trường, thông
điệp cần đặt vào đoạn điệp khúc ở cuối bài hát, nhưng trong một bài báo trên báo hang
ngày, thông điệp thường chính là tên bài báo hay trong đề dẫn đặt ngay ở đầu bài báo.
12


b. Tổ chức thực hiện
Bước 1. Tổ chức lễ ra quân
a. Chuẩn bị: Gồm các hoạt động sau
- Ấn định thời điểm và địa điểm tổ chức lễ ra quân, bố trí kế hoạch bảo đảm an ninh trật tự,
y tế.
- Trang trí nơi làm lễ ra quân.
- Mời đại biểu tham dự.
- Huy động lực lượng quần chúng
- Thiết kế ánh sang, âm thanh nếu cần
- Có phương án chủ động nếu trời mưa (ô, dù, áo mưa…)
- Kiểm tra cơ sở, nơi đến tham quan, nơi tổ chức Lễ mít tinh hay tổ chức sự kiện.
b. Tổ chức mít tinh, tiến hành lễ ra quân
- Lễ mít tinh
- Đại diện cấp cao của địa phương phát động chiến dịch
- Lãnh đạo địa phương đăng cai chiến dịch và đại diện các lực lượng nòng cốt của chiến

dịch phát biểu hưởng ứng.
- Trưởng Ban Chỉ đạo chiến dịch phát lệnh ra quân
- Diễu hành lực lượng kết hợp tuyên truyền, phát thông điệp kết hợp hoạt động văn hóa, văn
nghệ, mở cửa triển lãm,…
- Tham quan triển lãm, mô hình bảo vệ môi trường.
Bước 2. Xe tuyên truyền, tụ điểm tuyên truyền và thu hút sự tham gia tự nguyện của
công chúng
a. Xe tuyên truyền
Xe tuyên truyền trong chiến dịch TTMT là một phương tiện TTMT quan trọng, vì:
- Gây được ấn tượng mạnh trong việc truyền thông tại địa bàn dân cư, thu hút sự chú ý của
nhiều người.
- Là phương tiện cơ động, trong một thời gian ngắn có thể tiến hành tuyên truyền trên địa
bàn rộng, giúp cho việc chuyển tải nội dung tuyên truyền đến nhiều người.
- Kết hợp được nhiều loại hình tuyên truyền, như tuyên truyền miệng, tuyên truyền bằng
trực quan (triển lãm nhỏ), tuyên truyền qua hoạt động văn nghệ.
b. Chuẩn bị xe tuyên truyền
- Số lượng xe trong một chiến dịch: Căn cứ theo yêu cầu của chiến dịch và căn cứ theo kinh
phí hoặc khả năng huy động taij địa bàn mà quyết định số lượng xe tuyên truyền phù hợp.
Trang trí xe: xe tuyên truyền phải được trang trí đẹp, gây ấn tượng, hấp dẫn, tạo sự chú ý
của mọi người. Dùng pano có chủ đề về chiến dịch và các thông điệp chính được viết to,
tranh áp phích để trang trí xung quanh xe tuyên truyền.

13


-

Nội dung các hoạt động của xe tuyên truyền: mỗi xe tuyên truyền sẽ hoạt động ở một
địa bàn trong một thời gian nhất định theo kế hoạch của chiến dịch. Vì vậy, phải
chuẩn bị nội dung và tài liệu đủ cho thời gian hoạt động tại địa bàn, gồm:


+ Bài tuyên truyền
+ Các loại tờ rơi về môi trường phân phát cho nhân dân
+ Tranh, áp phích về bảo vệ môi trường…
+ Lực lượng tuyên truyền viên và văn nghệ trên xe tuyên truyền phải được tập luyện các
tiết mục văn nghệ phục vụ cho chủ đề chính của chiến dịch truyền thông để có thể biểu
diễn khi xe tuyên truyền dừng lại ở các tụ điểm tuyên truyền.
- Chuẩn bị kinh phí cho xe tuyên truyền: Mỗi xe tuyên truyền cần được cấp một số kinh
phí để phục vụ cho hoạt động (tiền xăng, tiền ăn của cán bộ, tuyên truyền viên theo xe)
và dự phòng.
c. Tổ chức hoạt động của xe tuyên truyền
- Tổ chức tuyên truyền trên đường đi: Tuyên truyền viên đọc nội dung tuyên truyền qua
loa phóng thanh tại một số điểm dừng trên tuyến đường được phân công (có thể đọc
trước vào băng ghi âm rồi phát lại). Cần chú ý không vừa đi (nhất là đi nhanh) vừa đọc
nội dung mà phải đọc hết nội dung tại mỗi điểm dừng để nhân dân có thể nghe hết và
nghe rõ.
- Tổ chức tuyên truyền tại cơ sở: xe tuyên truyền và các tuyên truyền viên tổ chức hoạt
động tuyên truyền tại các tụ điểm. Tổ chức triển lãm nhỏ (ảnh và tài liệu tuyên truyền).
Kết hợp tuyên truyền với phân phát tài liệu tuyên truyền cho nhân dân tại chỗ. Có thể
phối hợp với lực lượng tại chỗ (Các tổ chức Chính trị - Xã hội) để tiến hành tuyên truyền
vận động tại các gia đình và cụm dân cư.
d. Tụ điểm tuyên truyền một chiến dịch truyền thông môi trường
- Chọn nơi có khả năng thu hút, tập trung nhiều người
- Trang trí tụ điểm cho hấp dẫn
- Tụ điểm đồng thời có thể là một triển lãm nhỏ theo chủ đề của chiến dịch truyền thông
- Kết hợp tuyên truyền với biểu diễn văn nghệ để thu hút nhiều người tham gia hoạt động
tuyên truyền.
- Kết hợp hoạt động của tụ điểm với xe tuyên truyền.
e. Thu hút sự tham gia tự nguyện của công chúng
- Lựa chọn hoạt động phù hợp với chủ đề chiến dịch. Hoạt động có thể là giải quyết vệ sinh

môi trường, có thể là trồng cây, có thể là khắc phục sự cố môi trường do thiên nhiên hoặc
do chính con người gây ra ….
- Chuẩn bị phương tiện để quần chúng tham gia việc bảo vệ môi trường tại địa bàn nơi có
chiến dịch truyền thông. Ví dụ: dụng cụ, phương tiện, cây xanh…
Bước 3. Phát huy ảnh hưởng của chiến dịch truyền thông môi trường
Chiến dịch TTMT chỉ diễn ra trong một thời gian rất ngắn, vì vậy cần phải thiết kế chương
trình sao cho phát huy được ảnh hưởng của chiến dịch
 Đặc trưng hoạt động sau chiến dịch:
14


-

Các hoạt động sau chiến dịch thường ít tốn kém vì sử dụng được ảnh hưởng của
chiến dịch.

-

Phải được coi là một bước chính thức của chiến dịch. Do đó, kinh phí cho hoạt động
hậu chiến dịch phải được giải ngân trong kinh phí chung của chiến dịch.

-

Hoạt động hậu chiến dịch phải mang tính nhắc lại, nhằm thông báo kết quả chiến
dịch, khuyến khích cộng đồng tiếp tục thay đổi hành vi, lối sống theo hướng than
thiện với môi trường sau chiến dịch, kéo dài dư âm của chiến dịch.

-

Hoạt động hậu chiến dịch không đòi hỏi huy động lực lượng, tập trung dân chúng.


 Các hình thức hoạt động phát huy ảnh hưởng của chiến dịch
-

Trong giai đoạn chiến dịch sử dụng các kênh thông tin đại chúng mở đợt tuyên
truyền rầm rộ về chiến dịch, về các thành quả, các gương tốt, mô hình tốt,…

-

Thông cáo báo chí về đánh giá kết quả của chiến dịch (trong thời hạn không quá 10
ngày sau khi chiến dịch kết thúc).

-

Lồng ghép kết quả của chiến dịch vào các chương trình, dự án đang triển khai để hỗ
trợ các chương trình, dự án này.

-

Các thông tin thông báo của thời kỳ hậu chiến dịch không ồ ạt, mà được thiết kế lặp
lại, giảm dần, để gợi nhớ và để tránh tâm lý về sự biến mất của chiến dịch trong công
chúng

-

Xây dựng các chương trình dự án truyền thông môi trường với sự phối hợp của các
đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội

-


Xây dựng mô hình tự quản bảo vệ môi trường các cộng đồng

22. Trình bày các bước trong giai đoạn chuẩn bị cho việc lập kế hoạch và tổ chức thực
hiện một chiến dịch truyền thông môi trường.
Bước 1. Phân tích tình hình
Để xác định một chiến dịch TTMT đúng hướng, đúng đối tượng, có hiệu quả và phù hợp
với khả năng tài chính, cần phải tiến hành phân tích tình hình. Căn cứ vào các nguồn thu thập
để phân tích như:
- Các chỉ thị, văn bản của cơ quan quản lý môi trường cấp trên. Với một chiến dịch
TTMT, cơ quan ra chỉ thị thường là cấp Trung ương hoặc cấp tỉnh.
- Từ hiện trạng môi trường của địa phương hay quốc gia, được phân tích trên cơ sở các
tài liệu lưu trữ.
Lưu ý: Ngoài các chiến dịch TTMT được tổ chức theo các sự kiện đặc biệt và định kỳ
thường trên quy mô toàn quốc, Ví dụ: Ngày môi trường thế giới 5/6, Tuần lễ nước sạch và vệ
sinh môi trường,…có sự chỉ đạo thống nhất từ các cơ quan quản lý môi trường. Các chiến dịch
TTMT ở cấp địa phương phải bám sát tình hình môi trường địa phương, có như vậy cộng đồng
địa phương mới nhiệt tình tham gia hưởng ứng chiến dịch.
Kết quả đạt được trong bước phân tích tình hình là:
- Nhận biết được vấn đề môi trường bức xúc nhất đang tác động đến cộng đồng. Mức độ
vấn đề. Nguyên nhân và xu thế của vấn đề đó.
15


- Xác định khả năng mở một chiến dịch truyền thông để hỗ trợ các nhà QLMT giải
quyết vấn đề bức xúc nói trên nhằm tìm giải pháp BVMT. Việc xác khả năng mở một chiến
dịch TTMT cần được tiến hành trên cơ sở phân tích các mặt mạnh, yếu, cơ hội, thách thức,
hoặc khó khăn. Phân tích “Thế mạnh” và “Điểm yếu” dành cho bản thân chiến dịch TTMT, còn
phân tích “Cơ hội” và “Thách thức” dành cho điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đến chiến dịch.
Ví dụ: Phân tích khả năng mở một chiến dịch TTMT với mục tiêu làm sạch biển ở tỉnh
X vào tháng 12.

+ Thế mạnh: Du lịch biển là thế mạnh trong phát triển kinh tế của tỉnh, do đó môi trường
biển được cả tỉnh quan tâm…
+ Điểm yếu: Cán bộ TTMT chưa có kinh nghiệm về môi trường biển. Ý thức của người
dâảotong vấn đề BVMT chưa tốt…
+ Cơ hội: Có sự quan tâm và tài trợ của các tổ chức phi chính phủ và Tổng cục môi
trường…
+ Khó khăn/Thách thức: khó chọn ngày có thời tiết tốt để tổ chức chiến dịch TTMT…
Từ sự phân tích tình hình đưa ra dự kiến sơ bộ nội dung của chiến dịch. Kết quả phân
tích trên là cơ sở cho bước xác định mục tiêu của chiến dịch.
Bước 2: Phân tích đối tượng truyền thông
Phân tích đối tượng là nhằm mục đích lựa chọn phương pháp và ngôn ngữ truyền
thông phù hợp với đối tượng, đặc biệt cần quan tâm đến nhóm đối tượng có liên quan trực tiếp
đến mục tiêu của chiến dịch truyền thông.
Ví dụ: Trong chiến dịch TTMT “Ngày làm sạch biển”, nhóm đối tượng cần quan tâm là:
-

Cộng đồng dân cư ven biển

-

Ngành du lịch và khách du lịch

-

Các doanh nghiệp thủy sản và vận tải biển

Sau khi phân chia và làm rõ các đặc tính văn hóa, học vấn, ngôn ngữ, giới, tuổi tác,
nghề nghiệp,... của nhóm đối tượng, cần phân tích sâu hơn các nhóm về ba phương diện: Nhận
thức, thái độ, hành vi. Nhằm mục đích:
+ Xác định mức độ nhận thức, thái độ và hành vi của từng nhóm trong tương quan với

nội dung (dự kiến) được xác định qua phân tích các mặt mạnh, yếu, cơ hội, khó khăn/thách
thức.
+ Dự báo về những tiêu cực (nếu có) đối với nội dung truyên thông, xác định nguyên
nhân của các phản ứng tiêu cực đó (không tán thành, k áp dụng, thực hiện qua loa,...).
Bước 3: Xác định mục tiêu truyền thông
Nêu vấn đề : Đây là phần vô cùng quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện truyền
thông, bởi vì kết quả của chiến dịch TT được đánh giá qua mục tiêu, nếu mục tiêu đạt được
có nghĩa TT đạt hiệu quả. Vậy xác định mục tiêu truyền thông phải ntn ?
Mục tiêu TT phải rất cụ thể, nhằm :
-

nâng cao nhận thức;

-

tác động đến thái độ;

-

Góp phần thay đổi hành vi của nhóm đối tượng TT.
16


Như vậy, mục tiêu TT cần cụ thể (định lượng càng tốt), phù hợp với khung thời gian và
nguồn lực của chiến dịch. Phải làm rõ cái cần phải hoàn thành (cái gì ? bao nhiêu ? ) chứ
không thể là hành động chung chung (mục tiêu không cụ thể).
25. Trình bày các bước trong giai đoạn đánh giá một chiến dịch truyền thông môi
trường.
Bước 1. Lập bảng vấn đề cần đánh giá
Bảng các vấn đề cần được đánh giá phải xuất phát từ các mục tiêu của chiến dịch đã

được đặt ra ban đầu và người đánh giá phải có ý tưởng rõ ràng về các mục tiêu và nội
dung đã được xác định của chiến dịch.
Bước 2. Xác định phạm vi đánh giá
-

Tổng kinh phí đã chi, có bao nhiêu, thiếu bao nhiêu, nguồn kinh phí bổ sung ?

-

Thời gian cần để đánh giá (của cả nhóm, của từng thành viên) và thời gian cần cho
các cuộc điều tra phỏng vấn các đối tượng, bao nhiêu cuộc phỏng vấn ? mỗi cuộc kéo
dài bao lâu ?

-

Lực lượng tham gia đánh giá, kỹ năng đánh giá

-

Đối tượng đánh giá (bao gồm đại diện của các nhóm đối tượng truyền thông). Thông
thường với các nhóm đối tượng của một chiến dịch truyền thông, cần chọn ít nhất 10
đối tượng. Mỗi nhóm chọn theo phương pháp chọn ngẫu nhiên (tức khả năng được
chọn là như nhau đối với mỗi thành viên của từng nhóm).

-

Nội dung đánh giá là các chỉ thị mục tiêu đã đề ra trong chiến dịch truyền thông (các
chỉ thị định lượng, cũng như ấn tượng, nhận thức của công chúng. Cần lượng hóa để
xác lập các chỉ thị định lượng).


Bước 3. Chọn phương pháp thu thập thông tin
Có hai loại thông tin cần cho đánh giá: thông tin định lượng thể hiện bằng những con số
và có thể quản lý một cách có hệ thống, thông tin định tính thể hiện ý kiến, cảm giác, sự
thay đổi,… Chúng không được thể hiện bằng những con số, nhưng cho chúng ta những
thông tin sâu sắc, nhiều chiều hơn những con số. Những thông tin định tính hoàn toàn có
thể có thể được lượng hóa để trở thành những con số giống như các thông tin định
lượng.
* Phương pháp thu thập thông tin định lượng
a. Phiếu câu hỏi thăm dò ý kiến
Có thể lập phiếu thăm dò ý kiến gồm các câu hỏi. Các câu hỏi cần chính xác, đơn giản để
người trả lời chỉ mất một vài phút có thể trả lời được mà không cần có chuyên gia phỏng
vấn bên cạnh. Ngôn ngữ dung để xây dựng câu hỏi phải thật dễ hiểu, rõ ràng, không được
hiểu đa nghĩa, phải dùng được cho nhiều người và không đòi hỏi người trả lời phải công
khai tên và địa chỉ để đảm bảo tính vô danh của các bản trả lời. Cần để một chỗ trống cuối
bảng dành cho người trả lời đánh giá tự do. Phiếu cần được phát rộng rãi.
b. Phỏng vấn

17


Lập một bảng câu hỏi chuẩn để tiến hành phỏng vấn bán chính thức. Đây là cuộc phỏng vấn
có báo trước thời gian, địa điểm, mục đích phỏng vấn, nhưng không cho biết trước các câu
hỏi. Kết quả có thể được ghi chép hay ghi âm.
c. Phân tích tài liệu để lấy số liệu
* Phương pháp thu thập thông tin định tính
Phương pháp này cho phép thu thập thông tin về nhận thức, thái độ, hành vi của mọi người.
-

Quan sát: chuyên gia trực tiếp quan sát và nhận xét về nhận thức, thái độ, hành vi của
đối tượng tham gia. Việc quan sát không chỉ nhằm vào đối tượng truyền thông mà

vào cả các sự kiện.

-

Phỏng vấn sâu nhưng cởi mở được tiến hành với những người cung cấp thông tin
chính (họ không nhất thiết phải là đại diện cho nhomđối tượng mà chỉ là những
người thạo tin, nhiều sáng kiến) cũng như với một nhóm mục tiêu. Nhóm mục tiêu
gồm một số (không quá 10 người) tự nguyện thảo luận về một số chủ đề nào đó.
Cuộc phỏng vấn nhóm có thể được tiến hành một cách bán chính thức và cởi mở dựa
vào những câu hỏi chốt đã được chuẩn bị nhưng không có trả lời sẵn để lựa chọn. Vì
vậy, dạng câu hỏi dùng trong thảo luận nhóm thường là loại câu hỏi mở.

Bước 4. Phân tích dữ liệu và giải thích kết quả
-

Phân tích kết quả tổng hợp phiếu trả lời câu hỏi và bảng trả lời phỏng vấn bán chính
thức về chiến dịch truyền thông môi trường. Có thể lượng hóa các dữ liệu định tính
bằng cách phân loại các giá trị định tính rồi gán cho mỗi loại một giá trị định tính
bằng số (ví dụ: tốt là 10, khá là 7, trung bình là 5).

-

Hiển thị kết quả bằng hình thức bảng biểu, sơ đồ, đồ thị để dễ nhận biết xu hướng
biến đổi hoặc tương quan giữa các nhóm dữ liệu.

-

Tìm hiểu lý do để giải thích xu thế biến đổi hoặc tương quan được phát hiện.

-


Ngôn ngữ toán học và kỹ thuật hiển thị bằng đồ thị có thể giúp phát hiện những mối
quan hệ tiềm ẩn phía sau các dãy số liệu, cũng như cô gọn phần mô tả bằng lời
thường không chính xác và dài dòng.

-

Để rút các bài học kinh nghiệm từ việc phân tích tài liệu, chú ý cả bài học thành công
lẫn bài học chưa thành công.

Bước 5. công bố kết quả đánh giá
Công bố kết quả không đơn thuần chỉ là báo cáo mà cần phổ biến những bài học kinh
nghiệm. Những kết quả tế nhị nên được công bố một cách hợp lý. Phải tôn trọng lòng tin
của những người trả lời phỏng vấn, phải cam kết và đảm bảo tính vô danh của các bản trả
lời.
Sau đây là một số cách công bố kết quả:
-

Thuyết trình trước cuộc họp đánh giá. Kết hợp báo cáo với các công cụ hỗ trợ như tài
liệu phát tay, chiếu slide, …

-

Gửi báo cáo. Bản báo cáo có thể được gửi tới các nhà quản lý, cơ quan tài trợ, các
nhà khoa học, các cộng tác viên.

-

Thông cáo báo chí chỉ dùng để công bố những kết quả đáng đăng tin.


-

Phát trên mạng (Internet).
18


26. Tại sao cần có phương pháp truyền thông cho khu vực nông thôn miền núi ?
Vì:
• Miền núi đa dạng về mọi phương diện. Địa hình phân cách, hạ tầng cơ sở thấp kém,
đầu tư cho các dịch vụ xã hội cơ bản cho miền núi còn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế,
… Tất cả những điều đó một mặt chưa cải thiện nhiều đời sống vật chất và tinh thần
nghèo khó của miền núi, nhưng đồng thời lại bảo tồn cho miền núi tính đa dạng cao.
Đó là đa dạng về cảnh quan, sinh thái, dân tộc, ngôn ngữ, văn hóa, lối sống, thói
quen.
• Mâu thuẫn lớn nhất trong việc tiến hành truyền thông môi trường ở miền núi là cộng
đồng miền núi có một nền văn hóa đặc sắc và giàu truyền thống, nhưng học vấn lại
thấp. Vì vậy, ngôn ngữ truyền thông ở miền núi không phải là ngôn ngữ của học vấn,
mà là ngôn ngữ của văn hóa cộng đồng.
• Địa hình phức tạp, bị ngăn cách với đồng bằng  ko tiếp nhận đc những thông tin
mới
• Không có thông tin liên lạc

27. Những đặc trưng phương pháp truyền thông môi trường cho cộng đồng khu vực
nông thôn miền núi.
• Ngôn ngữ địa phương
Cần truyền thông môi trường bằng tiếng dân tộc và chữ dân tộc nếu có, dể ai cũng hiểu
được và tránh hiểu lầm. Với một vùng đa dân tộc, việc truyền thông môi trường qua phương
tiện thông tin đại chúng bằng một thứ tiếng dân tộc được chọn (ví dụ: tiếng Tày ở miền núi
Đông Bắc, tiếng Thái ở miền núi Tây Bắc) thì tác dụng cũng không cao. Cần xác định rõ
vấn đề môi trường – mục tiêu của một đợt truyền thông diễn ra ở vùng dân tộc nào là chính,

thì dùng tiếng dân tộc đó.
• Phù hợp văn hóa và tín ngưỡng
Nhiều tỉnh ở Tây nguyên và miền Nam Trung Bộ đã đưa các vấn đề môi trường vào nội
dung luật, cam kết bảo vệ môi trường đã có thành công đáng kể trong công tác bảo vệ môi
trường.
Tín ngưỡng vạn vật hữu linh ở Tây Nguyên, truyền thống mẫu hệ mẫu quyền ở một số dân
tộc phía Nam, tín ngưỡng đa thần giáo của người Việt và nhiều cộng đồng dân tộc ít người
miền Bắc cần được tôn trọng và sử dụng như một phương thức hiệu quả cho truyền thông
môi trường. Ngoài tín ngưỡng thì lối sống, thói quen, phong tục tập quán của cộng đồng
cũng cần được hiểu thấu đáo khi soạn thảo các thông điệp truyền thông. Các thông điệp
truyền thông chỉ có thể đi vào cộng đồng và thay đổi hành vi của con người qua lăng kính
văn hóa bản địa.
• Trực quan
Cách nghĩ của nhiều cộng đồng miền núi là cách nghĩ cụ thể, trực quan. Bà con không
“nghe thấy” các thông điệp môi trường mà phải “nhìn thấy”, “sờ thấy”. Do đó, thay vì nói
nhiều, có thể tổ chức cho đại diện cộng đồng đi tham quan các điển hình bảo vệ môi trường
tốt ở dịa phương. Sau đó họ sẽ về truyền thông cho làng bản theo cách riêng của mình như
các cộng tác viên truyền thông. Có một hình mẫu tốt, phản ánh mục tiêu của một chiến dịch
19


truyền thông môi trường cho bà con xem xét, trao đổi sẽ có hiệu quả hơn rất nhiều các
chương trình phát thanh hoặc báo chí.
• Đơn giản
Ngôn ngữ, hình thức truyền thông môi trường ở miền núi cần đơn giản, giàu hình tượng so
sánh, nghĩa là đơn giản gióng như cách nghĩ, cách làm của bà con. Ví dụ: thay vì nói: “vùng
sự cố rộng 50 ngàn ha” có thể nói “vùng bị thiệt hại rộng như hồ Ba Bể”. Đơn giản cũng có
nghĩa là chọn lựa một số ít chủ đề ưu tiên để tập trung truyền thông có hiệu quả trong một
chiến dịch thay vì nói rất nhiều chủ đề.
• Có ích

Truyền thông môi trường vùng đồng bào miền núi phải gắn với lợi ích của cuộc sống hàng
ngày: Rừng, đất, nước ăn, sức khỏe,… Vì thế, các chiến dịch truyền thông môi trường ở
miền núi phải gắn liền với các dự án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Truyền thông
môi trường là sự hướng dẫn cộng đồng tự bảo vệ môi trường liên quan đến các hoạt động
phát triển kinh tế xã hội tại cộng đồng và do cộng đồng. Truyền thông môi trường phải chỉ
rõ là nếu bà con thực hiện theo các tiêu chí mà truyền thông đã nêu thì sẽ có lợi gì, sẽ tránh
được thiệt hại gì.
Phải vật lộn với đói nghèo và mưu sinh, cái mà bà con miền núi cần là phải tin ở việc mình
theo sẽ đưa lại lợi ích thiết thực và thấy ngay được.
• Tin cậy
Chữ tín đối với cộng đồng miền núi là sợi chỉ đỏ của mối quan hệ. truyền thông môi trường
không thể chỉ là gieo niềm hy vọng xa xôi không biết có thành hiện thực hay không. Những
gì có thể làm được, có thể làm ngay mới là nội dung cơ bản của chiến dịch truyền thông môi
trường cho cộng đồng. Những lợi ích lâu dài, nhiều biến động và rủi ro, chỉ cần đưa lên
phương tiện thông tin đại chúng là đủ.

28. Một số gợi ý về nội dung ưu tiên của truyền thông môi trường ở miền núi.
• Bảo vệ rừng và tài nguyên rừng: Tập trung vào loại rừng đặc rụng (gồm rừng đầu
nguồn, rừng phòng hộ, khu bảo tồn thiên nhiên, rừng quốc gia, rừng văn hoá - du
lịch).
• Chống xói mòn đất: Các vấn đề môi trường liên quan đến hình thức đốt nương làm
rẫy, các dự án định canh định cư, các mô hình kinh tế trang trại bền vững trên đất
dốc,…
• Nước sạch và vệ sinh môi trường: Vấn đề bảo vệ nguồn nước, quản lý phân rác, chăn
thả gia súc, lối sống hợp vệ sinh.
• Vệ sinh an toàn thực phẩm
• Phòng tránh tai biến môi trường: Động đất, trượt lở đất, lún sụt đất, lũ quét, lũ ống,
mưa đá, gió xoáy, cháy rừng.
• Môi trường nhân văn: lồng ghép dân số và môi trường, tiêu chí môi trường trong quy
chế xây dựng làng bản văn hoá; thay đổi thói quen, tập quán lạc hậu,…


20


29. Những đặc điểm cần xem xét khi tổ chức các chiến dịch truyền thông môi
trường ở nông thôn đồng bằng.
Kinh tế ở nông thôn đồng bằng chủ yếu là nông nghiệp và thủ công nghiệp. Cơ sở hạ tầng
môi trường rất yếu kém. Vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường luôn luôn là vấn đề bức
xúc, nhất là ở các làng nghề.
• Vai trò của Hội nông dân có ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống và kinh tế - xã hội
nông thôn. Quan hệ họ hang, tong tộc rất rõ nét, vai trò của trưởng tộc, trưởng họ rất
lớn. Các lễ hội, các hình thức văn nghệ dân gian rất được ưa chuộng.
• Vấn đề giới luôn nổi cộm với vai trò của phụ nữ chưa được đánh giá đúng. Bạo lực
gia đình còn nặng nề ở nhiều nơi. Tốc độ sinh đẻ cao nhưng dân số tăng không tương
ứng do hiện tượng di dân nông thôn đô thị.
• Nghèo đói và trình độ học vấn thấp vẫn thống trị ở nhiều vùng nông thôn, đặc biệt là
nhiều nơi ở đồng bằng sông Cửu Long.
• Yếu tố thời tiết cũng cần được tính đến. Ở miền Trung, mùa mưa lũ từ tháng 10 đến
tháng 12. Ở đồng bằng sông Cửu Long, mùa lụt thường từ tháng 9 đến tháng 11.
Đồng bằng sông Hồng, mùa mưa bão từ tháng 7 đến tháng 9. Trong thời gian phải
phòng tránh thiên tai nói trên rất khó định trước thời điểm thích hợp cho một chiến
dịch truyền thông môi trường.

30. Những gợi ý về phương pháp truyền thông đặc thù ở nông thôn đồng bằng.
• Lồng ghép nội dung môi trường vào hội nghị, tập huấn do các cơ quan, đoàn thể (như
Hội nông dân, Hội Phụ nữ) tổ chức. Thời gian qua, Hội Nông dân đã hướng dẫn, chỉ
đạo các cấp Hội Nông dân toàn quốc tổ chức nhiều lớp tập huấn cho các cấp hội và
hội viên. Hội cũng đã xây dựng mạng lưới truyền thông viên làm công tác môi
trường.
• Sử dụng các hình thức văn nghệ quần chúng: Thi “Nhà nông đua tài”, “Làng vui

chơi, làng ca hát”, đưa nội dung môi trường vào các sáng tác và biểu diễn ca khúc,
nghệ thuật tại các thôn làng.
• Xây dựng các mô hình cụ thể và tiến hành truyền thông ngang trực tiếp tại địa bàn:
Nhà tiêu hợp vệ sinh, giếng nước hợp vệ sinh, mô hình VAC, VACB, bếp đun cải
tiến tiết kiệm nhiên liệu.

31. Những nội dung môi trường ưu tiên của truyền thông môi trường ở nông
thôn đồng bằng
• Vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường: mô hình cấp nước tập trung quy mô nhỏ,
giếng nước hợp vệ sinh, sử dụng nước mưa, quản lý phân rác, quản lý hóa chất bảo
vệ thực vật và thuốc thú y, quản lý môi trường làng nghề thủ công.
• Các mô hình sản xuất bền vững: VAC, VACB, sản xuất rau và thịt an toàn, mô hình
năng xuất xanh, kiểm dịch thú y và thực vật.

21


• Vệ sinh an toàn thực phẩm: 10 lời khuyên vàng cho người tiêu dùng, 10 lời khuyên
vàng cho người sản xuất kinh doanh thực phẩm (theo tài liệu của Cục vệ sinh an toàn
thực phẩm – Bộ Y tế).
• Giám sát vấn đề môi trường trong các chương trình dân số, văn hóa, xóa đói giảm
nghèo, xóa mù chữ, thủy lợi,…
• Tai biến môi trường: Lũ lụt, bão, xói lở bờ sông, các ổ dịch địa phương đã tồn tại ở
nhiều vùng nông thôn Việt Nam chưa tiêu diệt được (sốt xuất huyết, sán lá gan nhỏ,
dịch hạch,…).

32. Những đặc điểm cần xem xét khi tổ chức các chiến dịch truyền thông môi
trường đô thị
• Đô thị là khu vực có hoạt động kinh tế phi nông nghiệp, dân trí cao, nhiều phương
tiện thông tin, đặc biệt là các phương tiện có thể phục vụ tại nhà (báo, tivi, radio,…)

nhu cầu văn hóa cao và cũng rất đa dạng. Xu thế chung ở các khu vực đô thị là nhu
cầu văn hóa tập thể ngày càng đòi hỏi chất lượng cao hơn.
• Trong quan hệ xã hội, quan hệ cá nhân, đồng nghiệp, bạn bè ngày càng lấn át quan
hệ tông tộc, họ hàng. Các mối quan hệ xã hội ngày càng quốc tế hóa rộng rãi. Các sự
kiện chính trị, âm nhạc, thể thao quốc tế thu hút sự chú ý của công chúng không kém
các sự kiện lễ hội và văn hóa truyền thống.
• Quan hệ kinh tế ngày càng được thể chế hóa, tiền tệ hóa. Nhu cầu kiếm tiền và tiêu
tiền ở khu vực đô thị ngày càng cao đi đôi với sự gia tăng tự do cá nhân, sáng kiến cá
nhân và lối sống tiêu thụ.
• Các vấn đề môi trường nổi cộm ở khu vực đô thị: Quản lý rác thải và nước thải; ô
nhiễm không khí, tiếng ồn, bụi, nhiệt; cây xanh đô thị; ngập úng và hỏa hoạn; các
bệnh do đông dân như lao, viêm gan, đau mắt đỏ, HIV/AIDS, bệnh STD (lan truyền
theo đường tình dục); vấn đề di dân nông thôn – đô thị; vấn đề môi trường của các
khu lấn chiếm, xóm liều, ổ chuột; tệ nạn xã hội,…
• Người đô thị cũng hay quan tâm đến các vấn đề khu vực và toàn cầu như an ninh môi
trường, biến đổi khí hậu, thủng tầng ozon,…

33. Một số gợi ý để lựa chọn phương pháp truyền thông môi trường đô thị.
Do sự quan tâm ngày càng cao đến tự do cá nhân và nhu cầu cao về thẩm mỹ nên các
chương trình truyên thông dân dã, chất lượng nghệ thuật thấp ngày càng kém hiệu quả và
thu hút ít công chúng đô thị. Cần gia tăng các phương pháp truyền thông chất lượng cao như
diễn đàn công dân, lồng ghép nội dung môi trường vào các buổi biểu diễn nghệ thuật chất
lượng cao. Tăng cường sự tham gia của phương tiện thông tin đại chúng; hình thức hội thảo
khoa học; thuyết trình tại các câu lạc bộ cũng được hoan nghênh. Với các phương pháp này,
nội dung truyền thông có thể được chuyển giao thẳng đến các cá nhân trong cộng đồng.
• Các hình thức triển lãm, phát tờ rơi, treo khẩu hiệu, pano, áp phích tuyên truyền ở
các tuyến giao thông nhiều người qua lại cũng tạo được sự chú ý.

22



• Kết hợp truyền thông theo mô hình, ví dụ các mô hình chợ sạch, khối phố lành
mạnh, thành phố xanh - sạch - đẹp.

34. Một số gợi ý nội dung truyền thông môi trường đô thị
• Thay đổi lối sống và hành vi theo hướng thân thiện môi trường: Thu gom rác đúng
giờ và đúng địa điểm; giảm bao bì chất dẻo bằng cách sử dụng bao bì hợp lý và tiết
kiệm; sử dụng tiết kiệm năng lượng và nước; hạn chế đến loại bỏ các thói quen, lối
sống gây hại cho môi trường như chế biến và tiêu thụ các món ăn từ động vật hoang
dã quý hiếm, phá hoại cây xanh,…
• Xây dựng và thực hiện mô hình đô thị xanh - sạch - đẹp; mô hình hội bảo vệ môi
trường cấp phường; mô hình cơ quan, công sở xanh; lồng ghép nội dung bảo vệ môi
trường vào nội dung thi đua; duy trì thực hiện ngày tổng vệ sinh cuối tuần hoặc cuối
tháng.
• Vệ sinh an toàn thực phẩm: 10 lời khuyên vàng đối với người tiêu dùng và người
sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
• Những vấn đề môi trường bức xúc của địa phương, quốc gia và quốc tế; công bố
danh sách xanh và danh sách đen (tức là danh sách các doanh nghiệp thực hiện tốt
các quy định bảo vệ môi trường – doang nghiệp xanh, và danh sách các doanh nghiệp
vi phạm quy định đó – doanh nghiệp đen).
• Các chiến dịch truyền thông môi trường nhân các sự kiện theo các chủ đề riêng
như: ngày môi trường thế giới 5/6, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn, Ngày Trái
Đất, Tuần lễ Nước sạch và Vệ sinh môi trường, Tháng Vệ sinh – An toàn thực phẩm,
Tuần lễ/Tháng phòng chống thiên tai,… Trong các chiến dịch đó, cần lồng ghép các
nội dung của ngày sự kiện với nội dung về môi trường của địa phương.

35. Những đặc điểm cần xem xét khi tổ chức các chiến dịch truyền thông môi
trường vùng ven biển.
• Vùng ven biển là nơi năng động về kinh tế, tài nguyên thường bị tranh chấp cho
nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Vùng ven biển gần như là một xã hội thu nhỏ với

sự có mặt gần như đủ các ngành kinh tế: Công nghiệp, nông nghiệp, giao thông thủy
bộ, du lịch, ngư nghiệp (đánh bắt, nuôi trồng, chế biến), an ninh, quốc phòng … Ở
vùng ven biển vừa có nông thôn, vừa có đô thị và các điểm du lịch. Vì thế, cộng
đồng vùng ven biển rất đa dạng, đòi hỏi bước phân tích đối tượng truyền thông phải
chi tiết.
• Vùng ven biển là nơi tương tác giữa nhiều quá trình động lực môi trường: nước, khí,
đất và con người trong đó tương tác biển - lục địa là quá trình cơ bản. Các thành tạo
tự nhiên - sản phẩm của quá trình tương tác biển lục địa, như cửa sông, cồn cát, bãi
biển, rừng ngập mặn, rạn san hô, vũng vịnh,… có vai trò quan trọng trong việc đảm
bảo an toàn cho các hệ sinh thái ven bờ. Việc duy trì các “van” an toàn này phải là
chìa khoá của các kế hoạch truyền thông môi trường.
• Các cộng đồng ngư dân ven biển là một đối tượng truyền thông đặc biệt vì lối sống,
văn hóa, ngôn ngữ của họ không giống cộng đồng nông dân, công nghiệp và du lịch.
23


Khi phân tích đối tượng và mục tiêu truyền thông cần chú ý dến cộng đồng ngư dân.
Hoạt động ngư nghiệp là một hoạt động đặc thù về nhiều mặt, như phân công lao
động theo giới, mùa vụ đánh bắt. Các làng chài ven biển cũng thường đông đúc, chật
chội, tốc độ tăng dân số tự nhiên cao, mặt bằng dân tí thấp hơn các cộng đồng khác,
nhiều vấn đề vệ sinh môi trường khó giải quyết.
• Một nhóm ngư dân đặc biệt không có chỗ ở cố định, là dân sống du cư trên sông
nước. Nhóm dân cư này có lối sống tách biệt so với nhóm dân cư sống trên đất liền
về nhiều mặt.
• Bão, lũ lụt, triều cường, nhiễm mặn, ô nhiễm biển, cát bay… là những tai biến môi
trường thường gặp.


Những dịch bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường hay gặp ở vùng ven biển là tiêu
chảy, lị trực trung, bệnh ngoài da, và phần lớn liên quan dến ô nhiễm nước.


24



×