Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Hình thành kỹ năng làm chủ bản thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.84 KB, 2 trang )

Hình thành kỹ năng làm chủ bản thân
Kỷ luật là tự do. Bạn và nhiều người nữa sẽ không đồng ý với nhận định trên.
Đối với nhiều người, kỷ luật là một từ đáng ghét và đồng nghĩa với mất tự do.
Tuy nhiên thực tế thì ngược lại. Stephen R.Covey đã viết: vô kỷ luật là nô lệ của
các cảm xúc, ham muốn và niềm đam mê.
Tự chủ liên quan đến việc bạn hành động theo lý trí thay vì hành động theo
những gì bạn cảm thấy trong tình huống cụ thể. Tự chủ, tự kiềm chế liên quan
đến việc hy sinh những niềm vui trước mắt cho những mục tiêu lâu dài của cuộc
sống. Vì vậy, tự chủ là yếu tố thúc đẩy bạn trong những tình huống cụ thể như:
Tiếp tục làm việc, tiếp tục theo đuổi một ý tưởng hay dự án, nỗ lực ý chí khi sự
nhiệt tình ban đầu đã mất. Đi tập thể dục trong khi bạn chỉ muốn tiếp tục nằm
lười và xem tivi. Thức dậy thật sớm để làm việc. Nói “không” khi bị cám dỗ từ
bỏ chế độ ăn kiêng bạn cần phải tuân thủ. Chỉ kiểm tra email một vài lần trong
ngày vào những thời điểm cụ thể.
Dưới đây là một vài cách để nâng cao khả năng tự chủ của bản thân:
1.

Tự nhận thức:

Bạn cần phải quyết định hành động một cách tốt nhất cho mục tiêu mà bạn đặt
ra từ đầu. Quá trình này đòi hỏi bạn phải luôn tự xem xét, phân tích và tốt nhất
bạn nên viết ra những mục tiêu, tham vọng, ước mong của mình. Làm như thế,
bạn sẽ biết được mình là ai, mình cần làm gì và hướng tới những giá trị gì.

2.

Ý thức về hành động của mình

Sự tự chủ phụ thuộc vào việc bạn ý thức rõ cái gì nên làm và không nên làm.
Nếu bạn thực sự không ý thức được điều đó, hành động của bạn sẽ không được
điều chỉnh phù hợp. Ngay khi bạn muốn xây dựng sự tự chủ, hãy chú ý vào


những hành động cần phải điều chỉnh như cắn móng tay, lười tập thể dục, liên


tục kiểm tra mail, ăn uống không kiểm soát. Phát triển sự kiểm soát bản thân
đòi hỏi phải có thời gian và chìa khóa ở đây là bạn phải ý thức được những
hành vi nào là không phù hợp. Ý thức được điều đó, trước khi làm việc gì, hành
động của bạn sẽ được định hướng đúng đắn hơn. Điều này giúp bạn có cơ hội
đưa ra các quyết định tốt hơn đối với những giá trị bạn đang thực sự theo đuổi.
3.

Kiên định với mục tiêu đề ra

Việc viết ra các mục tiêu hay giá trị theo đuổi là chưa đủ. Bạn phải có sự quyết
tâm thực hiện những mục tiêu đó. Nếu không như vậy, bạn dễ rơi vào tình
huống đại loại như đồng hồ báo thức cho bạn vào lúc 5h, bạn sẽ tắt chuông và
ngủ thêm 5 phút nữa vì “như thế cũng chẳng sao”.
4.

Sự dũng cảm

Tự chủ bản thân, không mắc phải bất cứ sai lầm nào là vô cùng khó khăn khi
những cảm xúc, ham muốn, đam mê luôn có sức lôi kéo chống lại sự quyết tâm
của bạn. Vì vậy, để có được sự tự chủ, kiểm soát bản thân phụ thuộc rất nhiều
vào lòng dũng cảm để đối mặt với những khó khăn, lôi kéo này. Việc thực hiện
được những công việc có sự tự chủ là cơ sở để phát triển sự tự tin ở bạn, đồng
thời sự tự chủ cũng phát triển một cách tự nhiên hơn.
5.

Luôn đánh giá lại mình


Tự nói với bản thân, tự kiểm tra bản thân mình cũng là cách thức hữu ích để rèn
luyện sự kiểm soát của bản thân. Qua đó, mình có thể khuyến khích, nhắc nhở
mình những mục tiêu và giá trị mình muốn hướng tới để hướng tâm trí, năng lực
của mình tới những mục tiêu đó. Hãy luôn tự nhủ với mình rằng: cái giá của
của kỷ luật, tự chủ luôn rẻ hơn rất nhiều so với nỗi đau của sự hối tiếc, thất bại.
Câu nói này sẽ luôn hữu ích những lúc bạn phải đấu tranh để vượt qua chính
mình. Nó có thể thay đổi cuộc sống của bạn.



×