Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

ĐỪNG học NHỮNG THỨ KHÔNG cần THIẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.05 KB, 2 trang )

ĐỪNG HỌC NHỮNG THỨ KHÔNG CẦN THIẾT
Nếu đại danh họa Picassso trở thành nhà khoa học thì chắc chắn rằng sẽ là một
nhà khoa học tồi, nếu cho Steve Jobs thực hiện các động tác múa nghệ thuật thì
sao nhỉ?
“Đừng bao giờ so sánh bạn với người khác. Nếu bạn làm vậy, bạn đang tự sỉ
nhục mình”.
_Bill Gates_
Mỗi người trong cuộc đời này đều mang trong mình một sứ mạng đặc biệt, và
họ có sức mạnh riêng để thực hiện điều đó. Nếu đại danh họa Picassso trở
thành nhà khoa học thì chắc chắn rằng sẽ là một nhà khoa học tồi, nếu cho
Steve Jobs thực hiện các động tác múa nghệ thuật thì sao nhỉ? Chắc chắn không
rồi. Đáng buồn thay, nhiều bạn trẻ không hiểu được điều đó. Trường học dạy
chúng ta rằng, phải giỏi đều các môn với điểm trên tám phẩy mới được danh
hiệu giỏi. Thầy cô phê trong sổ rằng:” Em A học tốt môn X nhưng môn Y còn
kém, cần phải cố gắng thêm.”
Tại sao chúng ta phải giỏi trong tất cả lĩnh vực? Đó là một định kiến hằng thiên
niên kỷ của các quý phụ huynh. Đứa trẻ mang trong mình suy nghĩ đó và trở
thành “chủ nghĩa hoàn hảo”. Tụi trẻ thấy bạn mình đi học thêm tiếng Hàn,
cũng bắt chước đi học tiếng Hàn, thấy đứa nọ học văn bằng 2, cũng cố đi học
cho bằng bạn bằng bè. Tại sao vậy? Tại vì suy nghĩ sợ thua cuộc, sợ không
bằng người khác mà các bậc phụ huynh gieo cho những mầm non từ khi chúng
mới ra đời.
Chúng ta là những cá thể riêng biệt, mỗi con người có những điểm mạnh và
điểm yếu riêng. Người thành công là người biết cải thiện điểm mạnh, thừa nhận
điểm yếu. Bộ não con người có giới hạn, nó không thể chứa cả núi thông tin
trong đó được. Hãy tưởng tượng trong đầu chúng ta là những chiếc ngăn, người
thông minh là người biết lựa chọn món đồ để trong những chiếc ngăn đó và sắp
xếp một cách hợp lý. Khi cần dùng thông tin A, họ lại lôi ra để xài, cần vật B thì
cất A lấy B ra xài tiếp. Dĩ nhiên có thứ họ không nắm rõ và có những thứ họ
hoàn toàn mù tịt. Nhưng, họ giỏi thứ họ đam mê.


Cái chúng ta cần ở đây là tìm ra thứ chúng ta yêu thích, tìm ra thứ mình giỏi
nhất. Thứ đó có ích cho bản thân và mọi người xung quanh, thế là đủ. Không
cần phải “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý” như các bậc thánh nhân đâu.
Tôi không biết trên đời này rằng liệu có người hoàn hảo về tất cả mọi thứ hay
không, nhưng tôi biết rằng có những người cố gắng học mọi thứ nhưng lại
không giỏi cái gì cả. Mọi thứ của họ đều là cưỡi ngựa xem hoa, lụm cái này một
chút, lụm thứ kia một nạm, trộn thành một cái nồi tả “pín lù” và chẳng thể nuốt


trôi nổi. Chúng ta cần vạch ra hướng đi trong cuộc sống. Hiểu được mình
muốn đạt được điều gì, muốn trở thành ai và đóng góp gì cho đời.
Nếu bạn muốn trở thành nhà văn, hãy viết nhiều hơn mỗi ngày. Nếu bạn muốn
trở thành ca sĩ, hãy đi luyện thanh và học hát. Nếu bạn muốn trở thành giám
đốc công ty lớn, bạn cần kĩ năng sắp xếp và quàn lý trước đã. Đừng ham ôm
nhiều món quá. Hãy hiểu mình muốn gì và cần gì. Hãy biết dành thời gian cho
thứ mình thực sự cần để đạt điều mình muốn, chứ không phải để phục vụ cho
mục đích người khác.



×