Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Luận án xã hội hóa nguồn tài chính cho công tác phòng cháy chữa cháy kinh nghiệm một số nước và bài học cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 154 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, tại nhiều quốc gia trên thế giới, chi tiêu cho
hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội đều có xu hƣớng ngày càng
tăng nhanh, vƣợt cả tốc độ tăng thu ngân sách, nên không đủ để đáp ứng nhu
cầu chi tiêu, điều này dẫn đến thâm hụt ngân sách, phải đi vay dẫn đến nợ công
của nhiều quốc gia luôn và ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng đó xảy ra
không chỉ ở các nƣớc đang phát triển, mà ở cả các nƣớc phát triển, không
những ở các nƣớc nhỏ, mà cả những nền kinh tế khổng lồ nhƣ Trung Quốc,
Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản. Thậm chí, kể từ sau khủng hoảng tài chính và suy
thoái kinh tế toàn cầu năm 2008, ở nhiều quốc gia, thâm hụt ngân sách và nợ
công đã trở nên nghiêm trọng hơn, tới mức khủng hoảng.
Trong rất nhiều khoản chi tiêu ngân sách của các quốc gia, các khoản chi
tiêu cho các hàng hóa và dịch vụ công thƣờng chiếm một tỉ lệ không nhỏ. Cùng
với thời gian, nhu cầu tiêu thụ của xã hội đối với các hàng hóa và dịch vụ công
không những ngày càng lớn, mà đòi hỏi ngày càng tinh tế và có chất lƣợng cao
hơn. Tuy vậy, đáng tiếc là, mặc dù các chính phủ đã hết sức cố gắng, song việc
cung cấp các hàng hóa và dịch vụ công vẫn không theo kịp với nhu cầu của xã
hội, thậm chí ở nhiều quốc gia, sự chênh lệch đó còn ngày càng rộng thêm ra.
Một trong những nguyên nhân quan trọng và chủ yếu nhất của tình trạng đó là
nguồn cung tài chính từ ngân sách nhà nƣớc ngày càng không theo kịp đƣợc
với nhu cầu hàng hóa và dịch vụ công ngày càng lớn. Để giải quyết tình trạng
không cân đối cung-cầu tài chính cho việc cung cấp các hàng hóa và dịch vụ
công, một trong những giải pháp cốt lõi mà hầu hết các chính phủ đã thực hiện
cho đến nay là tiến hành xã hội hóa, hay đa dạng hóa các nguồn tài chính. Tức
là, cố gắng giảm bớt tình trạng dựa, hay lệ thuộc vào các nguồn tài chính từ
ngân sách Nhà nƣớc, mà mở đƣờng cho sự tham gia của các nguồn tài chính

1



khác từ các thành phần ngoài Nhà nƣớc cho các hàng hóa và dịch vụ công.
Một trong các hàng hóa và dịch vụ công đang rất thiếu các nguồn tài
chính để sản xuất và cung ứng này là dịch vụ phòng cháy chữa cháy (PCCC).
Đây là loại dịch vụ công không thể thiếu đƣợc cho việc đảm bảo và duy trì an
toàn cho cuộc sống (sản xuất và sinh hoạt) của dân cƣ và doanh nghiệp. Trong
điều kiện hiện nay, nhu cầu đối với loại dịch vụ công này ngày càng lớn, do sản
xuất ngày càng phát triển và cuộc sống của ngƣời dân ngày càng đƣợc cải
thiện. Điều đó đƣợc thể hiện cụ thể ở GDP và tổng tài sản tích lại của từng địa
phƣơng, từng quốc gia, và cả loài ngƣời ngày càng lớn, ở mật độ tài sản (đƣợc
đo bằng tổng tài sản trên một đơn vị diện tích), nhất là ở các thành phố lớn,
ngày càng cao, và đồ dùng cũng nhƣ thiết bị phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng
của ngƣời dân ngày càng nhiều. Trong điều kiện kinh tế, kinh doanh và sinh
hoạt nhƣ vậy, khả năng cháy và nổ càng dễ xảy ra hơn, và nếu không may xảy
ra, thì hậu quả sẽ càng nghiêm trọng và khó lƣờng hơn.
Để có thể phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả và dập tắt đƣợc một cách
nhanh chóng tình trạng cháy nổ, các dịch vụ PCCC cũng cần đƣợc mở rộng,
phát triển và hiện đại hóa tƣơng ứng. Trên thực tế, dịch vụ PCCC ở hầu hết các
quốc gia đều đang tiến triển theo hƣớng đó và, để làm đƣợc nhƣ vậy, không có
cách nào khác là phải đầu tƣ thích đáng và phù hợp. Mặc dù hầu nhƣ chẳng có
quốc gia nào không nhận thức đƣợc điều đó, nhƣng đáng tiếc là hầu nhƣ tất cả
các quốc gia đều nằm trong tình trạng tiến thoái lƣỡng nan là nguồn lực tài
chính từ ngân sách nhà nƣớc luôn không đủ để đáp ứng nhu cầu đầu tƣ. Trƣớc
tình trạng đó và cũng giống nhƣ đối với các hàng hóa và dịch vụ công khác,
hầu nhƣ tất cả các quốc gia đều tiến hành đa dạng hóa hay xã hội hóa các
nguồn tài chính cho dịch vụ này, tìm cách để huy động sự tham gia đóng góp
tài chính từ các thành phần khác ngoài nhà nƣớc.
Trong quá trình này, mỗi nƣớc có những cách làm khác nhau, đạt đƣợc
những thành công ở các mức độ khác nhau và vấp phải những vấn đề và hạn

2



chế cũng khác nhau, tiêu biểu trong số những quốc gia đầu tƣ mạnh mẽ cho
công tác PCCC và có những cách làm tiêu biểu và đáng lƣu ý trong việc xã hội
hóa nguồn tài chính cho công tác PCCC có Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Từ nhiều năm qua, chính phủ các quốc gia này đã hết sức nỗ lực đẩy mạnh và
hoàn thiện hoạt động xã hội hóa nhằm đa dạng hóa, tìm kiếm thêm các nguồn
tài trợ mới ngoài các nguồn tài trợ sẵn có từ ngân sách Nhà nƣớc để phục vụ tốt
hơn cho hoạt động PCCC trong nƣớc.
Trong lĩnh vực này, Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Cho đến
nay, nguồn kinh phí to lớn để thực hiện tốt công tác PCCC, hiện đại hóa và
nâng cao năng lực hoạt động của lực lƣợng PCCC chủ yếu (hay đúng hơn là
tuyệt đại đa số) lấy từ ngân sách Nhà nƣớc. Tuy vậy, hiện nay, trƣớc nhu cầu
cấp bách phải hiện đại hóa cơ sở vật chất, nâng cao khả năng ứng phó của lực
lƣợng PCCC và đa dạng hóa các dịch vụ PCCC, số kinh phí để đáp ứng nhu
cầu này là rất lớn, ngày càng vƣợt quá khả năng cung cấp từ ngân sách còn
hạn chế của Nhà Nƣớc. Chẳng hạn, chỉ tính nhu cầu đầu tƣ mua sắm phƣơng
tiện chữa cháy bị hƣ hỏng cần phải thay thế đến năm 2010 đã lên tới 30.000 tỷ
đồng ( Đề án 1110/C66-BCA, năm 2011) [16]. Do vậy, làm cách nào để có đủ
nguồn tài chính nhằm nâng cao năng lực, chất lƣợng và hiệu quả của hoạt
động PCCC trong tình hình mới hiện nay, luôn là điều trăn trở của các cơ
quan hoạch định chính sách và thực tiễn có liên quan đến PCCC ở Việt Nam.
Trên thực tế, nhiều năm qua, nhất là từ khi Việt Nam tiến hành đổi mới và
chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng từ nửa cuối những năm 1980, nguồn tài
chính cho các dịch vụ công, trong đó có dịch vụ PCCC, đã đƣợc xã hội hóa
hay đƣợc đa dạng hóa, giảm dần sự lệ thuộc tuyệt đối vào ngân sách Nhà
nƣớc. Tuy vậy, khác với các dịch vụ công khác, việc xã hội hóa nguồn tài
chính cho PCCC của Việt Nam, tiến triển rất chậm, và còn vấp phải rất nhiều
vấn đề cả về cơ chế, chính sách, lẫn cung cách, bƣớc đi và biện pháp tiến
hành, nên kết quả mang lại còn rất khiêm tốn, còn rất xa mới có thể đáp ứng


3


đƣợc nhu cầu và mong muốn.
Với nhận thức nhƣ vậy, NCS đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Xã hội hóa
nguồn tài chính cho công tác PCCC: Kinh nghiệm một số nước và bài học
cho Việt Nam” để nghiên cứu cho luận án kinh tế của mình. Hy vọng, luận án sẽ
hệ thống hóa đƣợc một số vấn đề lý luận và thực tiễn làm nền tảng cơ bản cho
việc nghiên cứu chủ đề xã hội hóa nguồn tài chính cho công tác PCCC; trên
cơ sở phân tích thực trạng XHH nguồn tài chính cho công tác PCCC, chỉ ra
những thành công, những vấn đề còn tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân cụ
thể của chúng ở một số quốc gia, nhƣ Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản, và
từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho hoạt động này tại Việt Nam; cuối
cùng, trên cơ sở đó và xuất phát từ những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động
XHH nguồn tài chính cho công tác PCCC ở Việt Nam cho đến nay, luận án sẽ
đƣa ra một số giải pháp chủ yếu giúp Việt Nam có thể vận dụng đƣợc các bài
học trên nhằm đẩy mạnh và làm tốt hơn hoạt động XHH nguồn tài chính cho
PCCC ở Việt Nam trong tƣơng lai.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở phân tích thực trạng xã hội hóa nguồn tài chính cho công tác
PCCC tại Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản, Luận án sẽ rút ra một số bài học
kinh nghiệm cũng nhƣ giải pháp để Việt Nam có thể vận dụng nhằm đẩy
mạnh việc xã hội hóa tài chính cho công tác PCCC của mình.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện đƣợc mục đích nghiên cứu trên, luận án có nhiệm vụ trả
lời đƣợc các câu hỏi nghiên cứu chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, việc xã hội hóa nguồn tài chính cho công tác PCCC xuất
phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn chủ yếu nào?

Thứ hai, xã hội hóa nguồn tài chính cho công tác PCCC của Trung
Quốc, Hoa Kỳ, và Nhật Bản có những đặc điểm chủ yếu gì, đã đạt đƣợc

4


những thành công nào, còn tồn tại những vấn đề gi và tại sao?
Thứ ba, xã hội hóa nguồn tài chính cho công tác PCCC ở Việt Nam có
thể học hỏi đƣợc gì từ các nƣớc trên và cần phải làm gì để vận dụng những
bài học đó nhằm đẩy mạnh việc xã hội hóa nguồn tài chính cho công tác
PCCC?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là việc xã hội hóa nguồn tài chính
cho công tác PCCC của một số nƣớc, cụ thể là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật
Bản và Việt Nam.
3.2. Về phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Xã hội hóa bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau,
song ở đây Luận án chỉ nghiên cứu hoạt động xã hội hóa nguồn tài chính cho
công tác PCCC thuộc lĩnh vực dân sự.
- Phạm vi về không gian: Luận án tiến hành nghiên cứu việc xã hội hóa
nguồn tài chính cho PCCC ở Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Việt Nam.
- Phạm vi về thời gian: Luận án tiến hành nghiên cứu việc xã hội hóa
nguồn tài chính cho PCCC ở Trung Quốc trong thời gian từ cuối những năm
1970, khi bắt đầu cải cách và mở cửa kinh tế, ở Hoa Kỳ và Nhật Bản chủ
yếu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, dù đôi khi có đề cập đến một vài thời
điểm trƣớc đó khi cần thiết để so sánh, còn ở Việt Nam, việc nghiên cứu sẽ
tập trung vào giai đoạn từ năm 1986, đến năm 2014, định hƣớng cho thời
gian tới.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp luận: Luận án sẽ đi theo các phƣơng pháp luận sau:
- Nghiên cứu hệ thống: Phân tích và đánh giá các vấn đề liên quan đến
xã hội hóa nguồn tài chính cho công tác PCCC đƣợc đặt trong một phức hợp
những yếu tố có liên quan, tác động qua lại với nhau tạo ra một chỉnh thể
thống nhất.
5


- Nghiên cứu liên ngành: Có sự kết hợp của nhiều ngành khoa học xã
hội nhân văn, khoa học lịch sử, xã hội học, chính trị học, kinh tế học, chủ yếu
là kinh tế quốc tế,…
- Nghiên cứu lịch sử: Quan điểm lịch sử cụ thể đƣợc quán triệt trong
quá trình nghiên cứu, đặc biệt các vấn đề sẽ đƣợc xem xét qua từng giai đoạn
lịch sử cụ thể khác nhau và đƣợc nhìn nhận dƣới góc độ logic phát triển.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng, Luận án sẽ sử dụng
các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học cụ thể nhƣ phƣơng pháp thống kê, thu
thập số liệu, so sánh, phân tích và tổng hợp, lịch sử và lôgich, kết hợp những
kết quả thống kê với sự vận dụng lý luận làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra cho
luận án.
Sau khi thu thập các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến hoạt động
PCCC, việc xã hội hóa nguồn lực tài chính cho PCCC, nghiên cứu sinh sẽ so
sánh các khái niệm, phân loại, số liệu và đƣa ra các kết luận tổng hợp hay
quan điểm riêng đối với từng khía cạnh, nội dung cụ thể. Từ đó, đƣa ra một
bức tranh tổng quát về vấn đề nghiên cứu.
Ngƣời viết sẽ nghiên cứu và kế thừa những nghiên cứu về kinh nghiệm
thực tiễn của một số quốc gia trên thế giới (nhƣ Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật
Bản) có thể vận dụng cho Việt Nam, đi sâu phân tích và so sánh thực trạng và
cách thức xã hội hóa nguồn tài chính cho PCCC, những kết quả và những vấn
đề còn tồn tại trong hoạt động này tại các quốc gia trên, từ đó rút ra những

kinh nghiệm và bài học có thể vận dụng ở Việt Nam.
Ngoài ra, nghiên cứu sinh còn vận dụng các quan điểm, đƣờng lối và
chính sách phát triển kinh tế-xã hội, và các chính sách về dịch vụ công, trong đó
có hoạt động PCCC của Đảng và Nhà Nƣớc để phân tích, đánh giá và khái quát
một cách có hệ thống về công tác PCCC và xã hội hóa nguồn tài chính cho
PCCC ở Việt Nam, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại và giải pháp khắc phục.

6


5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án đã phân tích đƣợc thực trạng XHH nguồn tài chính cho công
tác PCCC, chỉ ra những thành công, những vấn đề còn tồn tại cần khắc phục
và nguyên nhân cụ thể của chúng ở một số quốc gia, nhƣ Trung Quốc, Hoa
Kỳ và Nhật Bản. Từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho hoạt động này
tại Việt Nam;
- Trên cơ sở đó và xuất phát từ những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động
XHH nguồn tài chính cho công tác PCCC ở Việt Nam thời gian qua, luận án đề
xuất một số giải pháp chủ yếu để vận dụng hợp lý các bài học kinh nghiệm trên
nhằm đẩy mạnh và làm tốt hơn hoạt động này ở Việt Nam trong tƣơng lai.
- Với những đóng góp mới nhƣ vậy, Luận án sẽ là tài liệu tham khảo hữu
ích cho cả các nhà nghiên cứu về xã hội hóa nói chung và xã hội hóa nguồn
tài chính cho công tác PCCC nói riêng, cũng nhƣ cho các nhà hoạch định
chính sách và hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực tài chính và huy động vốn
cho công tác PCCC ở Việt Nam; đồng thời, góp phần nâng cao nhận thức của
dân chúng về những vấn đề của công tác PCCC và hoạt động XHH nguồn tài
chính cho công tác này trên thế giới và Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa lý luận:
Luận án đã hệ thống hóa đƣợc một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan

đến các nguồn tài chính và xã hội hóa nguồn tài chính nói chung;
Luận án bổ sung và làm rõ thêm những vấn đề lý luận về xã hội hóa
nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC;
- Ý nghĩa thực tiễn:
Trên cơ sở phân tích những bài học kinh nghiệm trong công tác xã hội
nguồn tài chính cho hoạt động PCCC ở các nƣớc Trung Quốc, Hoa Kỳ và
Nhật Bản, đồng thời phân tích những vấn đề tồn tại trong quá trình xã hội hóa
nguồn tài chính cho hoạt động PCCC ở Việt Nam, luận án đề xuất những giải
pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động này ở Việt Nam.
7


7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các chữ viết tắt (tiếng Việt và
tiếng Anh), Danh mục các bảng, Danh mục các hình, Danh mục các công trình
của tác giả đã công bố, Tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chƣơng nhƣ sau:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án;
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về xã hội hóa nguồn tài chính cho
công tác PCCC;
Chương 3: Thực trạng xã hội hóa nguồn tài chính cho công tác PCCC
tại Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Chương 4: Xã hội hóa nguồn tài chính cho công tác PCCC ở Việt Nam
và giải pháp vận dụng các bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc, Hoa Kỳ và
Nhật Bản.

8


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1.1. Các nghiên cứu liên quan đến lý luận về xã hội hóa
1.1.1. Các nghiên cứu liên quan đến lý luận về xã hội hóa
Nghiên cứu liên quan đến lý luận về xã hội hóa đƣợc nhiều tác giả trong
nƣớc và nƣớc ngoài tiến hành ở nhiều phạm vi và nội dung khác nhau. Tuy ở
mỗi công trình có những đặc điểm riêng, nhƣng đều có những đóng góp quan
trọng cho lý luận về xã hội hóa. Từ những nghiên cứu này, các tác giả đi sau đã
kế thừa một cách tích cực và vận dụng để nghiên cứu sâu hơn trong lĩnh vực cụ
thể để từ đó xây dựng đƣợc các giải pháp hữu hiệu trong luận sán của mình.
- Bài nghiên cứu ngắn của tác giả Mạnh Quang Thắng trên Tạp chí Lý
luận chính trị, số 12/ 2005, trang 90- 92, Xã hội hóa kết quả nghiên cứu khoa
học ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh [61] đã chỉ ra đƣợc những
điểm đặc thù của các công trình nghiên cứu khoa học về chủ đề trên tại Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, đó là thƣờng mang nặng tính lý luận,
hàn lâm khoa học, đặc biệt chuyên sâu về lý luận của Đảng. Đồng thời, từ đó
tác giả đề xuất cần có cơ chế, chính sách nhằm xã hội hóa các sản phẩm ấy
bằng các hình thức khác nhau, trong điều kiện kinh tế, xã hội nhƣ hiện nay.
- Trong luận án tiến sĩ Kinh tế “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính
nhằm thúc đẩy xã hội hoá giáo dục ở Việt Nam” của Bùi Tiến Hanh, Học
viện Tài chính (2007) [24], tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn
về vai trò của giáo dục, xã hội hóa giáo dục, cơ chế quản lý tài chính xã hội
hóa giáo dục. Luận án của tác giả Bùi Tiến Hanh đã nghiên cứu sâu và thành
công công tác xã hội hóa giáo dục qua xã hội hóa nguồn tài chính phục vụ cho
việc phát triển giáo dục.
1.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến lý luận về xã hội hóa nguồn tài chính
- Trong luận án tiến sĩ kinh tế, Hoàn thiện chính sách tài chính cho
giáo dục Việt Nam (2005) [40] tại Học viện Ngân hàng, Lê Phƣớc Minh đã đi

9



vào tổng hợp lý luận và thực tiễn cơ bản về chính sách tài chính cho giáo dục
đại học trong và ngoài nƣớc, trên cơ sở đó phân tích các cơ hội, thách thức,
quan điểm định hƣớng nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách tài
chính cho giáo dục đại học Việt Nam. Có lẽ, những phân tích của luận án trên
về nguồn tài chính cho giáo dục nƣớc ta thực sự là gợi mở tốt cho nghiên cứu
sinh về việc xã hội hóa nguồn tài chính cho công tác Phòng cháy chữa cháy.
- Luận văn Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính cho
hoạt động đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ nay
đến năm 2015 theo hướng bền vững của Đỗ Danh Thành năm 2007 [60] tại
trƣờng Đại học Kinh tế (Đại học quốc gia Hà Nội) đã hệ thống hóa các cơ sở
lý luận về các nguồn lực tài chính cho sự phát triển kinh tế xã hội, thực trạng
huy động và sử dụng các nguồn tài chính tài trợ cho đầu tƣ phát triển ở tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu. Luận văn này đã hệ thống hóa đƣợc những vấn đề lý luận
cơ bản và tƣơng đối rõ nét về tài chính và nguồn tài chính cho các hoạt động
đầu tƣ phát triển nói chung.
1.1.3. Các nghiên cứu liên quan đến nội dung xã hội hóa công tác PCCC
- Nguyễn Quang Thứ (2004) trong bài viết Mối quan hệ giữa quản lý
nhà nước về phòng cháy chữa cháy với xã hội hóa công tác PCCC trong nền
kinh tế thị trường, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 4, đã nêu ra khái niệm xã hội
hóa công tác PCCC là: “sự phối hợp hành động một cách có kế hoạch của
mọi lực lượng xã hội theo một định hướng, một chiến lược quốc gia nhằm
giải quyết một vấn đề xã hội,… Một hoạt động được coi là đã được XHH khi
hoạt động đó đã huy động được nhiều nguồn lực khác nhau trong xã hội, hoạt
động đó có sự tham gia một cách tích cực, chủ động của các lực lượng, của
cộng đồng và của mỗi người dân theo một kế hoạch có sự phân công trách
nhiệm rõ ràng”. Với ý nghĩa nhƣ vậy, thì có thể nói, xã hội hóa trong lĩnh vực
PCCC mà tác giả chỉ ra là làm cho các cấp, các ngành, các cơ sở, mọi thành
viên trong xã hội nhận thức và tự giác thực hiện việc PCCC, coi trọng công

10



tác PCCC như là một nội dung trong hoạt động của ngành, đơn vị mình. Đây
là công trình nghiên cứu ngắn gọn của tác giả trong lĩnh vực xã hội hóa đối
với hoạt động PCCC hiện nay ở Việt Nam trên nhiều phƣơng diện nhƣng lại
chƣa đi sâu phân tích về xã hội hóa nguồn tài chính cho công tác PCCC nhƣ
hƣớng đi của luận án mà nghiên cứu sinh đang thực hiện.
- Tƣơng tự, trong bài viết Xã hội hóa công tác Phòng cháy chữa cháy Vấn đề mang tính cấp thiết ở nước ta hiện nay trên Tạp chí Phòng cháy chữa
cháy, số 6, Tiến sĩ Đào Hữu Dân (2012) [17] cho rằng: cùng với quá trình đổi
mới, việc hình thành và từng bƣớc thúc đẩy xã hội hóa công tác PCCC là xu
hƣớng phát triển đúng đắn nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của toàn xã hội,
của mỗi cơ sở, gia đình và từng cá nhân vào hoạt động PCCC. Nâng cao hiệu
lực quản lý của nhà nƣớc, của các cấp chính quyền và đặc biệt là trách nhiệm
của lực lƣợng Cảnh sát PCCC, chắc chắn xã hội hóa công tác PCCC sẽ đạt
đƣợc những kết quả tốt. Tuy vậy, trong bài viết trên, tác giả vẫn chƣa đề cập
đến vấn đề xã hội hóa nguồn tài chính trong công tác PCCC, và đây là một nội
dung rất quan trọng của hoạt động xã hội hóa mà nghiên cứu sinh sẽ nghiên
cứu trong Luận án của mình.
1.1.4. Những nghiên cứu liên quan đến mô hình hợp tác công-tư
- Luận án tiến sĩ của Louis Gunnigan (2007) “Increasing effectiveness
of public private partnerships in the Irish construction industry” (tại trƣờng
Đại học Salford, Anh ) tìm cách xây dựng và chứng minh một mô hình phân
tích đƣợc sử dụng để tăng tính hiệu quả cho những dự án PPP trong tƣơng lai
trong ngành xây dựng của Ai-len.
- Nghiên cứu “Best Methods of Railway Restructuring and
Privatization”của các tác giả Ron Kopicki và Louis S. Thompson (Số phát
hành 111, do World Bank công bố năm 1995) đƣa ra mô hình hợp tác công-tƣ
trong việc tái cấu trúc hạ tầng đƣờng sắt công cộng, coi đây nhƣ là một trong
nhũng hƣớng và cách để xã hội hóa ngành đƣờng sẳt.


11


1.2. Các nghiên cứu liên quan đến thực trạng xã hội hóa nguồn tài chính
cho công tác PCCC ở Việt Nam
1.2.1. Những nghiên cứu liên quan đến công tác phòng cháy chữa cháy ở
Việt Nam hiện nay
- Cuốn sách“Công tác phòng cháy, chữa cháy ở Việt Nam hiện nay:
Thực trạng và giải pháp” của tác giả Nguyễn Quang Thứ (2011) [ 64] do
Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà nội, công bố, đã phân tích thực tiễn công tác
phòng cháy, chữa cháy, nhấn mạnh vai trò của công tác này đối với việc bảo
đảm an toàn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Tác giả đã đề
xuất phƣơng hƣớng và những giải pháp hình thành tổ chức bộ máy kinh
doanh dịch vụ phòng cháy, chữa cháy để phát triển mạnh dịch vụ này trong
nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta hiện nay. Mặc
dù nghiên cứu đã nhấn mạnh vào các giải pháp để đảm bảo công tác PCCC
có hiệu quả ở nƣớc ta, nhƣng chƣa có sự phân tích hợp lý và cụ thể về vấn
đề xã hội hóa các nguồn vốn để trang trải, đầu tƣ trƣớc sự thay đổi nhanh
chóng của thực tiễn.
- Công trình “Nghiên cứu sự chuyển đổi nhận thức về hoạt động PCCC
từ khi chuyển sang kinh tế thị trường” của Tiến sĩ Ngô Văn iêm năm 1995 (
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Công an, năm 1995) [80] tập trung đánh
giá vai trò của công tác PCCC đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; phân tích
tƣ duy kinh tế theo cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp đã cản trở việc phát
triển các loại hàng hoá công cộng, trong đó có dịch vụ PCCC.
- Đề tài khoa học cấp cơ sở Trƣờng đại học PCCC của Vũ Hữu Quyết
năm 2001 “Nghiên cứu biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng cháy
chữa cháy trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ” [53] tập trung vào phân tích
và làm rõ những vấn đề liên quan đến hoạt động PCCC trong các doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy

nâng cao hiệu quả PCCC trong các doanh nghiệp này.

12


- Đề tài khoa học cấp Bộ Công an của các tác giả Nguyễn Ngọc Sơn,
Nguyễn Thế Từ và Kiều Hồng Mai: "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động phòng cháy, chữa cháy trong các cơ sở sản xuất công nghiệp ở
nước ta hiện nay" [54] năm 2004 đã phân tích những vấn đề lý luận và thực
tiễn hoạt động PCCC trong các cơ sở sản xuất công nghiệp trong giai đoạn
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề tài
đã đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động PCCC
trong các cơ sở sản xuất công nghiệp.
1.2.2. Các nghiên cứu liên quan tới thực trạng xã hội hóa công tác PCCC
tại Việt Nam
- Trong luận văn Thạc sĩ kinh tế của bản thân nghiên cứu sinh (Phạm
Văn Năm) “Hoàn thiện quản lý tài chính ở Trường đại học Phòng cháy, chữa
cháy trong giai đoạn hiện nay”, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,
năm 2007, nghiên cứu sinh đã làm rõ các vấn đề về quản lý tài chính của
Trƣờng đại học Phòng cháy chữa cháy, trên hai hình thức quản lý là đơn vị sự
nghiệp và đơn vị sự nghiệp có thu. Luận văn đã đi vào phân tích, đánh giá
thực trạng việc quản lý tài chính của Trƣờng đại học Phòng cháy chữa cháy,
trên cơ sở đó nêu ra những giải pháp góp phần nâng cao chất lƣợng của công
tác quản lý tài chính trong đơn vị nhà trƣờng. Đây cũng là một công trình
nghiên cứu bƣớc đầu của nghiên cứu sinh về quản lý tài chính tại một đơn vị
cấp trƣờng trong hoạt động Phòng cháy chữa cháy hiện nay. Luận văn là một
trong những tham khảo khoa học hữu ích cho nghiên cứu sinh thực hiện đề tài
tiến sĩ của mình.
- Trong bài viết Xã hội hóa công tác Phòng cháy và chữa cháy trong
tình hình mới của mình đăng trên Tạp chí Khoa học và Giáo dục PCCC, số

tháng 12/ 2008, Nghiên cứu sinh cũng đã chỉ ra rằng, trong tình hình mới, với
nhiệm vụ mới, cả nƣớc và toàn dân góp sức thực hiện thắng lợi công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, mục tiêu công tác tuyên truyền và xây dựng

13


phong trào quần chúng PCCC là từng bƣớc xã hội hóa công tác PCCC phù hợp
yêu cầu phát triển của đất nƣớc. Đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của lực
lƣợng Cảnh sát PCCC. Bài viết thống kê, đƣa ra các số liệu, luận cứ khoa học,
các kết quả bƣớc đầu đã đạt đƣợc trong hoạt động Xã hội hóa công tác phòng
cháy chữa cháy với những mô hình điểm ở các địa phƣơng. Cho đến nay, trong
công tác Phòng cháy chữa cháy, Cảnh sát PCCC cả nƣớc đã xây dựng đƣợc
81.551 đội PCCC cơ sở và dân phòng với 848.381 đội viên làm nòng cốt trong
phong trào PCCC ở cơ sở. Hàng năm, lực lƣợng này đã phát hiện và dập tắt kịp
thời khoảng trên 60% tổng số vụ cháy xảy ra, ngăn chặn cháy lớn gây thiệt hại
nghiêm trọng, góp phần cùng lực lƣợng Cảnh sát PCCC bảo vệ tài sản của nhà
nƣớc, tính mạng tài sản của nhân dân. Với những nỗ lực trên, công tác PCCC
đã và đang đƣợc từng bƣớc xã hội hóa. Một bộ phận lớn cơ sở và ngƣời dân đã
xác định đƣợc quyền lợi và nghĩa vụ trong việc thực hiện công tác PCCC;
nhiều ngành, địa phƣơng đã chủ động bố trí kinh phí cho công tác PCCC, nhân
dân đã tự phá dỡ, giải toả tạo khoảng cách an toàn, làm đƣờng cho xe chữa
cháy tiếp cận khu dân cƣ dễ cháy, đóng góp kinh phí mua sắm trang bị phƣơng
tiện, dụng cụ chữa cháy, thực hiện nghiêm quy định an toàn PCCC tại nơi làm
việc, nơi sinh sống; tham gia tích cực vào các hoạt động PCCC với nhiều việc
làm tốt, kinh nghiệm hay trong công tác PCCC nhƣ mô hình “cụm công nghiệp
an toàn PCCC” của Hải Phòng; ấp an toàn PCCC của Tiền Giang; nhiều nơi
còn khó khăn nhƣ một xã miền núi của Sơn La cũng đã vận động mỗi hộ gia
đình có một ngƣời tham gia vào đội PCCC để giúp nhau mỗi khi có cháy xảy
ra,... Kết luận, công trình nghiên cứu của mình tác giả đã đƣa ra các mục tiêu

xã hội hóa công tác PCCC trong thời gian tới, những giải pháp, biện pháp mà
lực lƣợng Cảnh sát PCCC cần tiếp tục thực hiện. Trong công trình nghiên cứu
chuyên sâu về PCCC của mình, tác giả cũng đã đề cập đến một số khía cạnh xã
hội hóa công tác Phòng cháy chữa cháy, nhƣ xã hội hóa đào tạo, xây dựng lực
lƣợng,... Tuy nhiên, vấn đề xã hội hóa các nguồn lực tài chính cho PCCC nói
chung và ở Việt Nam nói riêng, là chủ đề nghiên cứu chính của Luận án này,
14


đã chƣa đƣợc Nghiên cứu sinh đề cập nhiều ở công trình trên.
- Luận án tiến sĩ Kinh tế của tác giả Nguyễn Quang Thứ (2004) với
chủ đề “Dịch vụ phòng cháy chữa cháy - Một loại hàng hoá công cộng trong
nền kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta" [63], bảo vệ tại Học viện chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, đã nghiên cứu về công tác xã hội hóa hoạt động
PCCC ở nƣớc ta, nhƣng không đi sâu phân tích xã hội hóa nguồn tài chính
liên quan. Luận án mới tập trung nghiên cứu hoạt động PCCC với tƣ cách là
một loại hàng hóa công cộng và cần huy động mọi nguồn tài chính cho loại
hàng hóa đặc biệt này đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân và xã hội ngày một tốt
hơn theo kịp sự phát triển năng động của nền kinh tế quốc dân trong giai đoạn
hội nhập kinh tế quốc tế.
1.2.3. Những nghiên cứu liên quan đến thực trạng đầu tư chung và xã hội
hóa dịch vụ công ở Việt Nam
- Nghiên cứu của Chu Văn Thành “Dịch vụ công và xã hội hóa dịch
vụ công” (2004) [59], Nxb. Chính trị Quốc gia, đã trình bày một số vấn đề
về thực tiễn của vấn đề xã hội hóa dịch vụ công, đề cập đến việc xã hội hóa
dịch vụ công nhƣ một chủ trƣơng và có xu hƣớng đi kèm với công tác đổi
mới tổ chức bộ máy quản lý Nhà nƣớc.
- Trong công tác PCCC, đề tài khoa học cấp cơ sở Trƣờng ĐH PCCC
của tác giả Đào Hữu Dân "Nghiên cứu chức năng quản lý Nhà nước trong
lĩnh vực PCCC của lực lượng Cảnh sát PCCC trước yêu cầu đòi hỏi của sự

nghiệp đổi mới đất nước hiện nay", Hà Nội, 2001, đã phân tích thực trạng
việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc về PCCC của lực lƣợng Cảnh sát
PCCC hiện nay.
- Trong ngành viễn thông, công trình nghiên cứu “Ý kiến về rủi ro trong
thực thi xã hội hóa và quan hệ công tư thuộc lĩnh vực viễn thông công ích”
của các tác giả Đàm Văn Huệ, Bùi Xuân Chung trên tạp chí Kinh tế và Phát
triển, số 142/2009, trang 51-54, đã phân tích thực trạng thị trƣờng viễn thông,

15


từ đó nêu nên những rủi ro của thị trƣờng này trong bối cảnh xã hội hóa và
nêu ra những giải pháp cho vấn đề.
- Trong ngành y tế, luận án tiến sĩ kinh tế Xã hội hóa y tế ở Việt Nam:
Lý luận - Thực tiễn và giải pháp của tác giả Đặng Thị Lệ Xuân (2011) bảo vệ
tại Trƣờng đại học Kinh tế Quốc dân đã trình bày, phân tích, đánh giá thực
trạng xã hội hóa y tế ở nƣớc ta thời gian qua và trên cơ sở đó đề xuất và gợi ý
một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách xã hội hóa y tế trong thời gian
tới. Luận án có thể là tham khảo hữu ích cho nghiên cứu sinh trong việc trình
bày luận án của mình, cũng nhƣ những hƣớng gợi mở đặc thù cho ngành
phòng cháy chữa cháy hiện nay.
1.2.4. Những nghiên cứu thực trạng và đánh giá về hoạt động Xã hội hóa
công tác PCCC của các nước Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản
- Tác giả Chƣơng Châu Phát trong tham luận“Thành lập cơ chế giám
sát vĩ mô đối với công tác PCCC” tại Hội thảo khoa học ở Phúc Kiến, Trung
Quốc, năm 2010 đã đề cập đến nội dung kiểm soát hoạt động PCCC. Việc
phát triển và đa dạng hóa các loại hình bảo hiểm cháy nổ nhằm huy động tốt
hơn các nguồn tài chính cho lĩnh vực PCCC tại Trung Quốc.
- Tác giả Sir Ken Knight CBE QFSM FIFireE, trong nghiên cứu
“Facing the Future: Findings from the review of efficiencies and operations

in fire and rescue authorities in England”, Department for Communities and
Local Government, Vƣơng Quốc Anh (tháng 5 năm 2013) đã cho biết, có sự
thay đổi rất quan trọng đối với công tác đảm bảo an toàn phòng cháy chữa
cháy tại Vƣơng Quốc Anh, đó là ngân sách chính phủ dành cho công tác này
bị cắt giảm rõ rệt trong khi khoản thu thuế của ngân sách địa phƣơng gần nhƣ
không đổi. Các nhà chức trách về Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn
phải đối mặt với nguồn thu ngân sách hạn chế trong khi phải đảm bảo hiệu
quả công việc của hoạt động này trong giai đoạn mới (trang 66). Nghiên cứu
này cũng nhấn mạnh đến giải pháp tiếp tục đầu tƣ vào giải pháp công nghệ

16


nhằm giảm bớt các nguy cơ tử vong, thƣơng tích từ hỏa hoạn mang lại nhƣ hệ
thống báo cháy, hệ thống an toàn tắt điện tự động khi có sự cố. Với hơn 50%
các vụ hỏa hoạn tại các gia đình dân cƣ là do các nguyên nhân liên quan đến
đun nấu bằng điện (trang 72). Nghiên cứu này cũng cho biết, ngoài những đổi
mới cơ bản trong quản lý hoạt động an toàn cháy nổ ở các địa phƣơng, cần
phải đẩy mạnh công tác huy động nguồn tài chính hữu hiệu nhằm đáp ứng
ngân sách cho hoạt động này (trang 73). Tác giả đã nghiên cứu công phu
nhiều nội dung quan trọng về công tác PCCC và cứu hộ cứu nạn tại Vƣơng
Quốc Anh tại thời điểm khi có thách thức về cắt giảm ngân sách quốc gia. Tác
giả đã đề cập đến vấn đề giải quyết nguồn ngân sách nhƣng lại không đƣa ra
cách giải quyết nhƣ thế nào, nguồn từ đâu ra và các thành phần trong xã hội
chia sẻ cùng nhau gánh vác các chi phí này là ai?
- Cuốn sách, OECD and ASEAN economies: The challenge of policy
coherence (1995) của tác giả Kiichiro Fukasaku, do OECD xuất bản tại Paris,
với dung lƣợng 235 trang, đã trình bày về các nền kinh tế OECD và ASEAN
và các vấn đề mà họ phải đối mặt trong các hợp tác phát triển kinh tế; sự liên
kết kinh tế, ASEAN và sự hội nhập kinh tế ở Châu Mỹ, vai trò của các nguồn

tài chính nƣớc ngoài trong ASEAN những năm 1980; chính sách môi trƣờng
của OECD và ứng dụng của nó vào ASEAN, nghiên cứu thực tế về các chính
sách phát triển kinh tế Mỹ, Nhật và Châu Á.
- Đối với hoạt động Xã hội hóa công tác PCCC tại Trung Quốc, trong
bài viết “Xã hội hóa công tác phòng chống cháy xây dựng như thế nào để thích
nghi với đô thị hóa” trên Tạp chí Viện Công nghệ An Dƣơng, Trung Quốc, số
3/2013, tác giả Yu Xiao Lei Niu đã chỉ ra sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế -xã
hội Trung Quốc và những bất cấp trong công tác PCCC tại các đô thị. Trên
thực tế, tình hình cháy nổ diễn ra ngày càng phức tạp kéo theo những thiệt hại
về ngƣời và của ngày càng tăng, ảnh hƣởng rất lớn tới sự phát triển kinh tế, xã
hội của Trung Quốc. Tác giả đã nêu ra một loạt các giải pháp huy động nguồn

17


tài chính đối với phát triển công tác PCCC tại đây. Đây là bài nghiên cứu
chuyên sâu của tác giả với những tƣ liệu hữu ích về kinh nghiệm trong việc huy
động nguồn tài chính cho hoạt động này, là tài tham khảo hữu ích cho tác giả
khi viết luận án này của mình.
- Đối với hoạt động Xã hội hóa công tác PCCC tại Nhật Bản, báo cáo
nghiên cứu “Concepts in Fire Protection - Practices from Japan, Hong Kong,
Australia, and New Zealand”, 1985, của các tác giả Philip S.Schaenman và
Edward F.Seits, đã phân tích sự nổi bật của công tác PCCC tại Nhật Bản.
Theo đó, Nhật Bản là nƣớc có dân số bằng một nửa dân số Hoa Kỳ nhƣng lực
lƣợng lính cứu hỏa gần tƣơng đƣơng với Hoa Kỳ với số lƣợng là 128.000 lính
chuyên nghiệp cộng với khoảng 1.000.000 lính cứu hỏa tình nguyện trên cả
nƣớc. Lực lƣợng cứu hỏa tình nguyện thực hiện phần lớn việc phòng cháy
chữa cháy tại các khu vực nông thôn và có thể tham gia công tác tại các đô
thị. Vai trò chính của lực lƣợng cứu hỏa tình nguyện ở các đô thị là tham gia
các hoạt động phòng cháy, tuy nhiên lực lƣợng này cũng tham gia tích cực đối

với các công việc của lực lƣợng cứu hỏa chuyên nghiệp. Nhật Bản thực hiện
công tác tuyên truyền rất hiệu quả về quan tâm của cộng đồng đối với an toàn
phòng cháy và chữa cháy cũng nhƣ mọi ngƣời dân có trách nhiệm liên quan.
Sự quan tâm rất lớn của Nhật Bản đó là an toàn ngay tại nhà và nhiều chƣơng
trình thực hành cụ thể cho ngƣời dân đối với công tác phòng cháy chữa cháy
đã có tác động rất lớn đến phần đông dân chúng Nhật Bản. Các chƣơng trình
tuyên truyền an toàn PCCC trên truyền hình, các tờ rơi liên tục đƣợc phát cho
ngƣời dân và giáo dục đào tạo bắt buộc tại nhà trƣờng phổ thông với các nội
dung liên quan đến PCCC đã huy động đƣợc cả hệ thống xã hội vào cuộc.
Nghiên cứu này đã chỉ rõ các chƣơng trình hành động đa dạng của chính phủ
Nhật Bản nhằm tuyền truyền những nội dung cần thiết và đào tạo các kỹ năng
cần thiết cho mọi ngƣời dân đối với lĩnh vực PCCC. Tuy vậy, nghiên cứu đã
không đề cập đến nguồn tài chính từ đâu để cung cấp cho các hoạt động này.

18


Điểm hạn chế này của nghiên cứu trên sẽ đƣợc luận án của nghiên cứu sinh
làm sáng tỏ trong phần nghiên cứu về hoạt động huy động các nguồn tài chính
cho công tác PCCC ở Nhật Bản dƣới đây.
- Ngoài ra, các tác giả của báo cáo “Disaster Prevention and People:
Working Towards the Creation of a Strong Society”, do The Japan
Foundation xuất bản năm 2011, đã đề cập đến kế hoạch ứng phó hiệu quả đối
với các thảm họa tại Nhật Bản cho biết, trong trận động đất tại Kobe, lực
lƣợng tình nguyện viên cứu hộ cứu nạn thiếu kinh nghiệm trở thành vấn đề
nổi cộm để ngƣời ta quan tâm đến các nhóm tình nguyện tại Nhật Bản. Có rất
nhiều kỹ năng cần đào tạo cho lực lƣợng tình nguyện cũng nhƣ đào tạo chung
cho giới trẻ để họ có thể giúp đỡ ngƣời khác khi có thảm họa xảy ra nhƣ đào
tạo về an toàn phòng cháy chữa cháy, đào tạo về cứu hộ cứu nạn, đào tạo về
di chuyển dân cƣ thông qua nhiều hình thức khác nhau. Sự ảnh hƣởng nghiêm

trọng của thảm họa nói chung dẫn đến sự hình thành mạng lƣới giúp đỡ nhau
trong cộng đồng thông qua trung tâm cứu hộ, trung tâm di cƣ giữa các tổ chức
địa phƣơng và tổ chức của chính phủ nhằm giải quyết các hậu quả cũng nhƣ
ứng phó với thảm họa động đất (trang 97, 98). Nghiên cứu này của tác giả
không chỉ tập trung vào vấn đề phòng cháy chữa cháy mà hƣớng chung vào
các vấn đề thảm họa chung mà Nhật Bản thƣờng hứng chịu nhƣ động đất,
sóng thần, hỏa hoạn, núi lửa hoạt động. Kinh nghiệm trong ứng phó thảm họa
tại Kobe hay Niigata đó là huy động tổng lực các nguồn lực trong xã hội tham
gia vào khắc phục các hậu quả mà thảm họa ập tới. Mặc dù tác giả không đi
vào nghiên cứu nguồn gốc tài chính chi cho các hoạt động liên quan của các
cá nhân, tổ chức tham gia vào công tác cứu hộ cứu nạn tại Nhật Bản, nhƣng
cũng có thể thấy rằng tính xã hội hóa rất cao nguồn tài chính cho hoạt động
này tại quốc gia này.
Đối với hoạt động Xã hội hóa công tác PCCC tại Hoa Kỳ, có rất nhiều
nghiên cứu về công tác xã hội hóa nguồn tài chính cho công tác PCCC. Các

19


nghiên cứu đƣợc tiến hành ở cấp độ quốc gia, địa phƣơng đặc thù cũng nhƣ
liên quan giữa công tác PCCC với các hoạt động công cộng khác nhƣ dịch vụ
y tế khẩn cấp. Trong đó, có thể nói, công trình của cơ quan quản lý quốc gia
về PCCC Hoa Kỳ đƣợc đánh giá là cụ thể nhất và cập nhật số liệu tổng thể
nhất cho đến thời điểm này. Trong cuốn sách “Các nguồn tài chính cho hoạt
động PCCC và y tế khẩn cấp của Hoa Kỳ” (Funding Alternatives for
Emergency Medical and Fire Services), FA-331/April 2012, Cơ quan quốc
gia Hoa Kỳ về PCCC (United State Fire Administration) đã cho rằng: Các
nguồn tài chính từ khu vực tƣ nhân cho ngân sách dịch vụ công tại Hoa Kỳ rất
đa dạng với nguồn lực huy động lớn từ các tổ chức lợi nhuận và phi lợi
nhuận. Thông thƣờng, hoạt động tài trợ thực hiện một lần duy nhất và thỉnh

thoảng cũng có các tổ chức gia hạn tài trợ kinh phí trong nhiều năm. Trong
thực tế, không tổ chức nào hỗ trợ tiếp tục các khoản chi cho tiền lƣơng hay
các chi phí quản lý hành chính. Tuy nhiên, các tổ chức này đóng góp kinh phí
hết sức quan trọng cho việc thực hiện các chƣơng trình mới, thực hiện các
chƣơng trình đặc biệt, mua sắm trang thiết bị hoạt động. Các tổ chức tƣ nhân
có thể tài trợ tài chính dƣới dạng vật chất hoặc dịch vụ liên quan. Các nguồn
tài chính đƣợc huy động bao gồm: các tổ chức tại các địa phƣơng hay các câu
lạc bộ dịch vụ cộng đồng (Local Foundations/Community Clubs; large
foundations); ủng hộ của các doanh nghiệp tƣ nhân (Private corporations
donation) dƣới dạng tiền mặt và trang thiết bị, vật chất; đối tác công tƣ
(Private/public partnerships) (trang 103-104). Tài liệu này đã chỉ rõ các nguồn
tài chính huy động đƣợc từ các nguồn ngoài ngân sách của chính phủ Hoa Kỳ
liên bang và địa phƣơng cho hoạt động PCCC. Nhƣ vậy, với việc tiếp cận tƣ
liệu quan trọng này, luận án sẽ khai thác triệt để cách tiếp cận rất thành công
và điển hình của Hoa Kỳ trong hoạt động xã hội hóa nguồn tài chính cho công
tác PCCC ở Việt Nam.

20


1.3. Các nghiên cứu liên quan đến xã hội hóa tài chính cho hoạt động
PCCC ở Việt Nam
- Trên cơ sở trình bày đặc điểm của lĩnh vực PCCC ở Việt Nam, tác giả
Trịnh Ngọc Bảo Duy, trong luận văn Thạc sĩ chuyên nghành quản lý kinh tế,
Đa dạng nguồn tài chính đối với lĩnh vực phòng cháy chữa cháy ở Việt Nam
(2011), bảo vệ tại Trƣờng đại học Kinh tế Quốc dân, đã nêu ra những giải pháp
nhằm huy động các nguồn lực tài chính cho lĩnh vực PCCC. Có thể thấy mặc
dù là một công trình nghiên cứu ở mức độ là một luận văn song với những gì
tác giả thực hiện thực sự có ý nghĩa để tham khảo khi nghiên cứu sinh thực
hiện luận án của mình. Mặc dù Luận văn cũng liên quan đến lĩnh vực tài chính

cho PCCC, nhƣng có hƣớng đi khác so với luận án mà Nghiên cứu sinh đang
thực hiện và không trùng lặp với hƣớng nghiên cứu của Luận án.
- Trong luận văn Thạc sĩ kinh tế chính trị Tăng cường quản lý nhà nước
đối với dịch vụ phòng cháy chữa cháy trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài ở Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2010, Nguyễn Thị
Hƣơng Giang đã trình bày và làm đƣợc những nhiệm vụ sau: Nêu đƣợc cơ sở
lý luận và thực tiễn, thực trạng, và phƣơng hƣớng và giải pháp chủ yếu nhằm
tăng cƣờng vai trò quản lý nhà nƣớc đối với dịch vụ PCCC trong doanh nghiệp
đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở Việt Nam. Luận văn đã phân tích những đặc thù
của công tác PCCC tại các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
(FDI) ở Việt Nam nhằm lƣu ý phải tăng cƣờng việc quản lý của nhà nƣớc đối
với hoạt động PCCC tại đây. Tuy vậy, luận văn này chƣa chỉ ra đƣợc nguồn tài
chính cho hoạt động PCCC tại các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam có đặc thù gì.
Do đó, Luận án của NCS sẽ hƣớng vào nghiên cứu vấn đề huy động nguồn tài
chính từ chính các doanh nghiệp FDI cho công tác PCCC để bảo vệ tài sản và
con ngƣời của các doanh nghiệp trƣớc nguy cơ cháy nổ xảy ra.
Nhìn chung, các công trình nêu trên đều đề cập một cách trực tiếp hoặc
gián tiếp tới vấn đề xã hội hóa dịch vụ công và, ở một chừng mực nhất định,

21


đến vấn đề xã hội hóa nguồn tài chính cho công tác PCCC ở Việt Nam và một
số nƣớc trên thế giới, đặc biệt là các nƣớc Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Các đề tài và công trình nghiên cứu đó đã trình bày một cách có hệ thống các
cơ sở lý luận cũng nhƣ thực tiễn về xã hội hóa, xã hội hóa dịch vụ công và các
nguồn tài trợ cho hoạt động PCCC của một số nƣớc và Việt Nam, song chƣa
có đề tài nào đi sâu vào nghiên cứu một cách đầy đủ, chuyên sâu và tòan diện
các vấn đề liên quan đến xã hội hóa nguồn tài chính cho công tác PCCC ở các
nƣớc Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản và, từ đó, rút ra các bài học kinh

nghiệm cho Việt Nam. Vì vậy, với cách tiếp cận riêng của tác giả, đề tài luận
án “Xã hội hóa nguồn tài chính cho công tác PCCC: Kinh nghiệm một số
nước và bài học cho Việt Nam” là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách
toàn diện thực trạng xã hội hóa nguồn tài chính cho công tác PCCC ở các
nƣớc, trong đó tập tung vào các quốc gia Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản,
từ đó hƣớng tới đẩy mạnh và hoàn thiện hoạt động xã hội hóa nguồn tài chính
trong công tác PCCC ở Việt Nam thời gian tới.

22


Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÃ HỘI HÓA NGUỒN
TÀI CHÍNH CHO CÔNG TÁC PCCC
2.1. Lý luận chung về nguồn tài chính và xã hội hóa nguồn tài chính
2.1.1. Tổng quan về nguồn tài chính
(*) Khái niệm nguồn tài chính
Doãn Văn Kính (1996) trong cuốn “Kinh tế các nguồn lực tài chính”
cho rằng nguồn tài chính là toàn bộ quá trình tạo ra tài chính, bố trí nguồn tài
chính, luân chuyển và sử dụng tiền vốn đƣợc thể hiện dƣới hình thái giá trị.
Nguồn tài chính là một thành phần quan trọng của sức mạnh Nhà nƣớc và có
tác dụng chủ đạo trong toàn bộ sức mạnh của Nhà nƣớc. Nguồn tài chính
thƣờng đƣợc thể hiện dƣới hình thái giá trị, số lƣợng của nguồn tài chính
đƣợc thể hiện bằng tiền tệ, sự luân chuyển của nguồn tài chính cũng đƣợc thể
hiện bằng tiền tệ. [32, tr24-25].
Trong phạm vi doanh nghiệp, nguồn tài chính đƣợc định nghĩa trong Từ
điển thuật ngữ kinh doanh (Busines Dictionary) là vốn tiền tệ có sẵn cho
doanh nghiệp sử dụng để chi tiêu dƣới dạng tiền mặt, chứng khoán có tính
thanh khoản và hạn mức tín dụng. Trƣớc khi tiến hành kinh doanh, doanh
nghiệp cần đảm bảo đƣợc cung cấp đầy đủ các nguồn tài chính để có thể hoạt

động hiệu quả nhằm đem lại thành công cho doanh nghiệp.
Thực tiễn hoạt động kinh tế-xã hội cho chúng ta thấy các biểu hiện bên
ngoài của tài chính đƣợc thể hiện dƣới dạng các hiện tƣợng thu vào bằng tiền
và chi ra bằng tiền của các chủ thể kinh tế - xã hội trong hệ thống tài chính.
Thông qua các hiện tƣợng kinh tế - xã hội, có thể kết luận, hình thức biểu hiện
bên ngoài của tài chính là sự vận động của vốn tiền tệ. Tiền tệ đại diện cho
một lƣợng giá trị, một thế năng và sức mua nhất định và đƣợc gọi là nguồn tài
chính (hay nguồn lực, nguồn lực tài chính).

23


Nguồn tài chính đƣợc đề cập đến dƣới nhiều tên gọi khác nhau nhƣ:
tiền vốn, vốn tiền tệ, vốn bằng tiền, vốn kinh doanh, vốn tín dụng, vốn trong
dân cƣ,... Đối với mỗi chủ thể kinh tế, khi nguồn tài chính đƣợc tập trung (hay
hiện tƣợng thu vào) có nghĩa là các quỹ tiền tệ đƣợc hình thành, và khi nguồn
tài chính đƣợc phân tán (hay hiện tƣợng chi ra) có nghĩa là các quỹ tiền tệ
đƣợc sử dụng. Quá trình vận động của các nguồn tài chính đó chính là quá
trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ. Trong quá trình đó, các chủ thể
kinh tế - xã hội tham gia vào việc phân phối các nguồn tài chính thông qua
các hoạt động thu, chi bằng tiền.
Trong kinh doanh, thuật ngữ “nguồn tài chính” có thể đƣợc đồng nghĩa
với khái niệm “vốn” hay “vốn tiền tệ”. Tuy nhiên, thông thƣờng thì nguồn tài
chính chỉ có nghĩa là nguồn vốn khi nguồn tiền đƣợc huy động sử dụng vào
đầu tƣ kinh doanh [33].
Theo quan điểm của tác giả luận án, nguồn tài chính là khả năng tài
chính mà các chủ thể trong xã hội có thể khai thác, sử dụng nhằm thực hiện
các mục đích cụ thể của mình. Nguồn tài chính có thể tồn tại dưới dạng tiền
hoặc tài sản vật chất và phi vật chất. Sự vận động của các nguồn tài chính
phản ánh sự vận động của những bộ phận của cải dưới hình thức giá trị (tiền

tệ). Nguồn tài chính thể hiện khả năng về sức mua nhất định. Việc sở hữu
những nguồn tài chính nhất định đồng nghĩa với việc sở hữu những nguồn lực
nhất định phục vụ cho mục đích tích lũy hoặc tiêu dùng của mình.
(*) Bản chất của nguồn tài chính
Nhƣ trên đã nói, nguồn tài chính có thể đƣợc gọi với các tên khác nhau,
nhƣ vốn tiền tệ, vốn bằng tiền, tiền vốn hay trong các trƣờng hợp cụ thể có thể
đƣợc gọi là vốn tín dụng, vốn ngân sách,... Nguồn tài chính không chỉ hình
thành từ các quỹ mà còn hình thành từ các tài sản dƣới dạng hiện vật có khả
năng chuyển hóa thành tiền tệ, những tài sản này khi cần có thể chuyển hóa
thành tiền tệ để trở thành nguồn tài chính. Trên bình diện quốc gia, nguồn tài

24


chính không chỉ bao gồm các giá trị hiện tại mà cả những giá trị có khả năng
nhận đƣợc trong tƣơng lai, sự mở rộng này có ý nghĩa quan trọng trong quan
niệm về nguồn tài chính vì nó mở rộng giới hạn về nguồn tài chính mà các chủ
thể kinh tế nắm giữ. Quyết định về việc sử dụng các quỹ tiền tệ hiện tại của chủ
thể kinh tế không chỉ dựa vào nguồn tài chính mà họ đang nắm giữ mà cũng
bao gồm cả những nguồn tài chính mà họ kỳ vọng sẽ có trong tƣơng lai.
Theo cách hiểu thông thƣờng, nguồn tài chính (vốn) là điều kiện tiền
đề để tất cả các hoạt động trong xã hội diễn ra và trở thành một tác nhân đặc
biệt đối với các hoạt động kinh tế. Ở tầm vĩ mô, vốn là một trong những
nhân tố quan trọng hàng đầu đối với quá trình tăng trƣởng và phát triển kinh
tế - xã hội của mỗi quốc gia. Các nhà kinh tế học đều thống nhất cho rằng,
vốn là một phạm trù kinh tế. Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội,
vấn đề tài chính khiến cho các quốc gia luôn luôn phải đối mặt với nguy cơ
thiếu hụt,…
Ở Việt Nam, theo “Từ điển tiếng Việt” của Viện Ngôn ngữ học, “Vốn là
tiền của bỏ ra lúc đầu, dùng trong sản xuất kinh doanh, nhằm mục tiêu sinh

lời” [75]. Vốn có những đặc điểm nhƣ sau:
- Về hình thái biểu hiện của vốn (nguồn tài chính):
+ Xét về tính trừu tƣợng, vốn là hình thái giá trị, giá trị đó đƣợc ứng ra
để chuyển hóa thành các yếu tố cấu thành quá trình sản xuất, trải qua quá
trình sản xuất, giá trị lớn lên không ngừng, và một phần lại đƣợc đƣa vào tái
sản xuất, mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Xét về biểu hiện cụ thể, vốn cũng đƣợc biểu hiện rất đa dạng, gồm tài
sản hữu hình, tài sản vô hình và tài sản tài chính. Những tài sản này tham gia
trực tiếp vào quá trình sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, đồng thời
tăng giá trị. Theo đó, vốn là giá trị thực của tài sản hữu hình, tài sản vô hình
và tài sản tài chính đƣa vào đầu tƣ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nhằm
mục tiêu sinh lời. Những tiếp cận khác nhau về tài chính và nguồn tài chính

25


×