Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH tân thế kỷ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.77 KB, 54 trang )

Chuyên đề thực tập
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
***

LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: Giảng viên hướng dẫn, cô giáo PGS.TS. Phan Tố Uyên, đồng kính
gửi các thầy cô trong Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, trường Đại học Kinh tế
Quốc dân.
Tên em là

: Nguyễn Đình Toàn

Mã sinh viên

: CQ533949

Lớp

: QTKD Thương mại 53A

Viện

: Thương mại và Kinh tế quốc tế

Trường

: Đại học Kinh tế Quốc dân

Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Tân Thế Kỷ, em đã hoàn thành
chuyên đề thực tập cuối khóa của mình với đề tài: “Phát triển thị trường tiêu thụ


sản phẩm của công ty TNHH Tân Thế Kỷ”
Em viết giấy này xin cam kết không sao chép tư liệu, dữ liệu từ bất cứ nguồn
tài liệu nào. Đề tài này là công trình độc lập của riêng em. Các số liệu trong chuyên
đề là trung thực, các kết quả nghiên cứu của đề tài chưa được ai nghiên cứu và công
bố.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Đình Toàn

SV: Nguyễn Đình Toàn

Lớp: QTKD Thương mại 53A


Chuyên đề thực tập

MỤC LỤC

SV: Nguyễn Đình Toàn

Lớp: QTKD Thương mại 53A


Chuyên đề thực tập

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Mô hình cơ cấu bộ máy của công ty TNHH Tân Thế Kỷ Error: Reference
source not found


SV: Nguyễn Đình Toàn

Lớp: QTKD Thương mại 53A


Chuyên đề thực tập

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc lựa chọn đề tài nghiên cứu
Thời gian qua, nền kinh tế thế giới nói chung và tình hình kinh tế Việt Nam
nói riêng đang trong giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng, môi trường kinh doanh
mang tính cạnh tranh cao hơn, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thương mại ngày
càng gay gắt và khốc liệt. Những chính sách, giải pháp mang lại thành công cho
doanh nghiệp trong ngày hôm nay có thể làm phá sản doanh nghiệp trong ngày mai.
Mỗi doanh nghiệp cần phải tìm cho mình hướng đi riêng sao cho vừa phù hợp với
xu thế chung của thị trường, vừa phát huy được thế mạnh của doanh nghiệp nhằm
mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và phát triển hơn nữa trong tương lai.
Là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, công ty TNHH Tân Thế Kỷ đã không
ngừng đổi mới vươn lên và đã thu được nhiều thành tựu khích lệ tạo đà cho sự phát
triển của công ty trong thời gian tới để thích ứng với xu thế hội nhập kinh tế của đất
nước. Bản thân là sinh viên chuyên ngành quản trị kinh doanh Thương Mại, trong
thời gian thực tập tại công ty TNHH Tân Thế Kỷ tôi đã quan sát, tìm hiểu những
vấn đề của thực tiễn hoạt động kinh doanh, đặc biệt là những khó khăn trong hoạt
động mở rộng phát triển thị trường. Với mong muốn được đóng góp những ý kiến,
đưa ra những giải pháp giúp công ty đẩy mạnh phát triển thị trường, em đã lựa chọn
đề tài : “Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Tân Thế Kỷ”
làm đề tài chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Phân tích thực trạng phát triển thị trường của công ty TNHH Tân Thế Kỷ để
tìm ra những ưu điểm cần phát huy và những nhược điểm còn hạn chế của doanh

nghiệp. Từ đó, đề ra những biện pháp khắc phục hạn chế còn mắc phải và các giải
pháp để phát triển thị trường tiêu thụ giúp công ty đạt được mục tiêu tăng doanh thu
và thị phần.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động phát triển thị trường và các yếu tố hợp
thành nội dung phát triển thị trường của công ty TNHH Tân Thế Kỷ bao gồm các

SV: Nguyễn Đình Toàn

1

Lớp: QTKD Thương mại 53A


Chuyên đề thực tập
hoạt động từ nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, phát triển khách hàng, mở
rộng phạm vi địa lý và tiến hành đa dạng hoá kinh doanh.
Không gian nghiên cứu là thị trường tiêu thụ của công ty tại địa bàn Hà Nội.
Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu phát triển thị trường của công ty TNHH
Tân Thế Kỷ trong giai đoạn 2009 – 2014 và đề xuất giải pháp đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong chuyên đề sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp hệ thống và
phương pháp tổng hợp để nghiên cứu tình hình thực tế để nghiên cứu các hoạt động
kinh doanh của Doanh nghiệp. Phương pháp phân tích, thống kê, suy luận trong
tổng hợp số liệu. Số liệu thứ cấp được thu thập từ kết quả tiêu thụ và nghiên cứu thị
trường của công ty TNHH Tân Thế Kỷ trong những năm vừa qua.
5. Kết cấu của chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục chuyên đề cấu trúc gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về công ty TNHH Tân Thế Kỷ và sự cần thiết
khách quan của việc Phát triển thị trường tại công ty

Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty
TNHH Tân Thế Kỷ
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển thị trường tại công ty
TNHH Tân Thế Kỷ

SV: Nguyễn Đình Toàn

2

Lớp: QTKD Thương mại 53A


Chuyên đề thực tập

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH TÂN THẾ KỶ VÀ SỰ
CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG TẠI CÔNG TY
1.1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH TÂN THẾ KỶ
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Tân Thế Kỷ
Công ty trách nhiệm hữu hạn Tân Thế Kỷ được thành lập vào ngày
21/02/1997 theo Giấy phép số 2962/GP/TLDN của UBND TP Hà Nội. Tháng
4/1998 chuyển trụ sở Công ty từ Thịnh Hào về 59 Chùa Bộc - Đống Đa - Hà Nội.
Tháng 11/2004 Công ty chuyển trụ sở từ Chùa Bộc về 212 Tôn Đức Thắng – Hà
Nội. Nhà do Công ty mua làm trụ sở giao dịch.
Tên đăng ký công ty: Công ty TNHH Tân Thế Kỷ
Trụ sở chính: 212 Tôn Đức Thắng – Đống Đa – Hà Nội
Tài khoản ngân hàng: Ngân hàng Standard Chartered chi nhánh Việt Nam
Điện thoại: 04 35119316/7/8/9
Fax:


(0) 35119315

Di động:

( 84) 903402605; ( 84) 989190972
( 84) 915113568

Email:



Website:
Công ty là doanh nghiệp thương mại khởi nghiệp với hai thành viên sáng lập
là ông Lê Thanh Vinh (Giám đốc) và bà Cung Thị Kim Hoa (thành viên sáng lập).
Kể từ khi thành lập và đi vào lĩnh vực kinh doanh thương mại từ năm 1997 đến nay,
kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ngày một phát triển.

SV: Nguyễn Đình Toàn

3

Lớp: QTKD Thương mại 53A


Chuyên đề thực tập
Bảng 1.1: Cơ cấu vốn chủ sở hữu hiện tại
Đơn vị: Tỷ VND
TT


Tổ chức/cá nhân góp

vốn
1
Lê Thanh Vinh
2
Cung Thị Kim Hoa
Tổng cộng

Vốn điều lệ
Số tiền Tỉ lệ
21,6
80%
5,4
20%
27
100%

Vốn đã góp đến ngày 4/1/2013
Số tiền
Tỉ lệ
21,6
80%
5,4
20%
27
100%
Nguồn: phòng Kế toán

Người đại diện pháp lý của công ty là ông Lê Thanh Vinh.

Công ty là một doanh nghiệp có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh các
mặt hàng cơ khí: Chuyên cung cấp và chuyển giao công nghệ thiết bị, vật tư hàn và
cắt của Nhật Bản trong các ngành công nghiệp.
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy tổ chức quản lý kinh
doanh của công ty TNHH Tân Thế Kỷ
1.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ
1.1.2.1.1. Chức năng
- Cung cấp và chuyển giao công nghệ thiết bị, vật tư hàn và cắt của Nhật
Bản trong các ngành công nghiệp
- Sản xuất, mua bán và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật cho các
sản phẩm Robot hàn, máy hàn công nghiệp và máy cắt kim loại CNC, thiết bị và
máy chịu áp lực, ngành điện, xi măng, dầu khí và hoá chất.
- Cung cấp các dịch vụ khách:
+ Dịch vụ đào tạo, bảo dưỡng, cho thuê thiết bị.
+ Đại lý đặt vé máy bay đi quốc tế
1.1.2.1.2. Nhiệm vụ
- Tuân thủ mọi chủ trương, chính sách kinh tế, văn hóa, pháp luật của Nhà nước.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước .
- Tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh .
- Nâng cao chất lượng hàng hóa và dịch vụ.
- Đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty
1.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của công ty
1.1.2.2.1. Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Công ty TNHH Tân Thế Kỷ hoạt động theo mô hình trực tuyến chức năng
quy mô nhỏ. Các phòng ban đều chịu sự quản lí trực tiếp của Giám đốc và dưới là
các phòng ban trực thuộc. Bộ máy tổ chức của Công ty tương đối gọn nhẹ, gồm 05
phòng ban: Phòng Kinh doanh, Phòng Hành chính, Phòng Kế toán, Phòng Nhập
khẩu và Phòng Kỹ thuật nên chi phí quản lý doanh nghiệp ở mức thấp, góp phần

SV: Nguyễn Đình Toàn


4

Lớp: QTKD Thương mại 53A


Chuyên đề thực tập
tăng hiệu quả kinh doanh. Do quy mô Công ty khá đơn giản nên không có bộ phận
kiểm tra kiểm soát nội bộ, Kế toán trưởng chịu trách nhiệm về số liệu tài chính cập
nhật.
Sơ đồ 1.1: Mô hình cơ cấu bộ máy của công ty TNHH Tân Thế Kỷ

Giám đốc

Phó Giám đốc

Phòng
Kinh doanh

Phòng
Hành chính

Phòng
Kế toán

Phòng
Nhập khẩu

Phòng
Kỹ thuật


Nguồn: Phòng Hành chính
1.1.2.2.2. Nhiệm vụ các phòng ban chức năng
Giám đốc
Điều hành hoạt động của Công ty là Giám đốc - Ông Lê Thanh Vinh, quản lý
chung tất các hoạt động, trực tiếp điều hành, kiểm tra, giám sát các phòng chức
năng; tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty; ban
hành quy chế quản lý nội bộ công ty.
Phó Giám đốc
Là người trợ giúp Giám đốc điều hành chung cả doanh nghiệp, thực hiện

quyền và nghĩa vụ theo quy định của nhà nước. Phụ trách kinh doanh, phụ trách
công tác đối ngoại theo chỉ đạo của Giám đốc.
Phòng kinh doanh
Phòng kinh doanh là phòng ban khá quan trọng.Chức năng chính của phòng
kinh doanh là:
-

Tiếp thị, PR các sản phẩm của công ty.
Tìm kiếm thị trường cũng như các đối tác mới.
Lập và tư vấn, triển khai các dự án hoạt động của công ty.
Khai thác các khách hàng mới, khách hàng mục tiêu
Thực hiện các báo cáo bất thường theo đề nghị của ban Giám đốc

Phòng Hành chính
SV: Nguyễn Đình Toàn

5

Lớp: QTKD Thương mại 53A



Chuyên đề thực tập
+ Tham mưu về công tác tổ chức cán bộ.
+ Bảo đảm kinh phí, quản lý tài sản, cung ứng vật tư và cơ sở vật chất cho
mọi hoạt động của đơn vị.
+ Xây dựng bộ máy tổ chức của đơn vị phù hợp với sự phát triển của thư
viện theo từng giai đoạn, theo chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ quy định
+ Tham mưu cho giám đốc trong việc quản lý, điều hành trong công tác
công văn, giấy tờ, in ấn tài liệu, quản lý phương tiện, trang thiết bị, văn phòng, xe ô
tô, trụ sở làm việc, công tác lễ tân của công ty theo đúng quy định của công ty và
Nhà nước.
+ Xây dựng các văn bản về nội quy, quy chế làm việc của đơn vị trình cấp
trên xem xét.
+ Đảm bảo mọi hoạt động về tài chính cụ thể: tiền lương, BHXH, BHYT,
kinh phí hoạt động nghiệp vụ, bảo dưỡng nhà cửa kho tàng, cơ sở vật chất trang
thiết bị kỹ thuật, chăm lo đời sống người lao động.
+ In ấn, sao chụp tài liệu theo yêu cầu của đơn vị.
Phòng Kế toán
- Tham mưu giúp Giám đốc phân bổ chỉ tiêu kế hoạch tài chính cho các đơn
vị trực thuộc
- Triển khai công tác nghiệp vụ kế toán tài vụ trong toàn Công ty
- Thực hiện quyết toán quý, 6 tháng, năm đúng tiến độ và tham gia cùng với
phòng nghiệp vụ của công ty để hoạch toán lỗ, lãi cho từng đơn vị trực thuộc, giúp
cho ban giám đốc Công ty nắm chắc nguồn vốn, lợi nhuận
- Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định chế độ tài chính hiện
hành của Nhà nước phản ánh trung thực kết quả hoạt động của Công ty;
- Phân tích tình hình tài chính, cân đối nguồn vốn, công nợ trong Công ty và
báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc
- Kiểm tra định kỳ về công tác kế toán, thực hiện chế độ chính sách, kỷ luật

thu chi tài chính, kế toán vốn và các loại tài sản khác trong toàn công ty nhằm thực
hiện đúng các chế độ chính sách của Nhà nước đã quy định. Tham gia kiểm tra
quyết toán năm của các đơn vị trực thuộc.
- Là đầu mối phối hợp với các phòng, ban tham mưu, đơn vị thành viên
trong việc mua sắm, thanh lý, nhượng bán tài sản của Công ty.
Phòng nhập khẩu

SV: Nguyễn Đình Toàn

6

Lớp: QTKD Thương mại 53A


Chuyên đề thực tập
+ Cung cấp thông tin kinh tế, giá cả thị trường các chủng loại vật tư, nguyên
nhiên vật liệu cho Công ty và các đơn vị có liên quan.
+ Mua sắm, cung cấp đầy đủ kịp thời vật tư, máy móc thiết bị, nguyên nhiên
vật liệu.
+ Căn cứ kế hoạch mua sắm hàng năm, quý, tháng hoặc theo yêu cầu mua sắm
nhỏ lẻ, đột xuất của Công ty và các đơn vị trực thuộc để cung cấp đầy đủ, kịp thời theo
đúng tiến độ yêu cầu. Triển khai việc tìm các nhà cung cấp có tiềm năng cung cấp từng
loại mặt hàng và lựa chọn nhà cung cấp để nhập khẩu, mua sắm sao cho phù hợp với
loại hàng đó và có các điều kiện thương mại phù hợp và cạnh tranh nhất.
+ Cung cấp thông tin giá cả thị trường các loại vật tư, máy móc, thiết bị,
nguyên nhiên vật liệu cho các Phòng nghiệp vụ để phục vụ công tác hạch toán kế
toán.
+ Có kế hoạch mở rộng mối quan hệ nhiều nơi, địa bàn khu vực để tạo
nguồn cung cấp mới trong nước, nước ngoài. Đàm phán với nhà cung cấp, thương
thảo hợp đồng và đi đến ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu hoặc hợp đồng mua bán

hàng hoá.
Phòng kỹ thuật
- Phòng Kỹ thuật là đơn vị thuộc bộ máy quản lý của công ty, có chức
năng tham mưu cho giám đốc về công tác kỹ thuật, công nghệ, định mức và chất
lượng sản phẩm.
- Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu chất lượng sản phẩm.
- Căn cứ hợp đồng kinh tế lập phương án kỹ thuật, khảo sát, lên danh mục,
hạng mục cung cấp cho Phòng Kinh doanh để xây dựng giá thành sản phẩm. Quản
lý và kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị thực hiện các mặt hàng, sản phẩm theo quy
trình kỹ thuật, nhiệm vụ theo hợp đồng kinh tế đã ký kết.
1.2. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TÂN THẾ KỶ
Từ năm 2013 đến nay, Công ty đã dần có được vị thế, thương hiệu trong việc
cung cấp thiết bị cơ khí cho các đối tác trong ngành. Công ty chỉ cung cấp sản phẩm
để bán hàng trong nước.
Bảng 1.2: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Tân Thế Kỷ
Đơn vị: triệu đồng
Năm
2009
2010
SV: Nguyễn Đình Toàn

Doanh thu
126578
137982

Tổng chi phí
120603
131861
7


Lợi nhuận thuần
5975
6121

Lớp: QTKD Thương mại 53A


Chuyên đề thực tập
2011
2012
2013
2014

145400
117280
123713
127523

138896
108417
117321
121087

6504
8863
6392
6436
Nguồn: Phòng Kế toán

Lợi nhuận phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, nhìn vào kết quả

lợi nhuận giai đoạn này có thể thấy, doanh nghiệp giữ ổn định mức lợi nhuận 6
tỷ,cụ thể: năm 2010 là 6,121 tỷ; năm 2011 lợi nhuận đạt 6,504 tỷ; năm 2013 và
2014 lần lượt là 6,392 và 6,436 tỷ duy chỉ có năm 2012 lợi nhuận tăng vọt lên 8,863
tỷ. Năm 2013 doanh thu công ty đạt 123,7 tỉ đồng tăng trưởng 5,5% ( tương đương
6,4 tỉ đồng) so với năm 2012( 117,3 tỉ đồng). Tuy doanh thu có tăng trưởng nhẹ
(5,5%) nhưng lơi nhuận lại giảm so với năm 2012, lý giải cho điều này đó là sự tăng
lên đột biến của các khoản mục chi phí : chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đột biến
lên 3 tỷ, xuất phát từ biến động chi lương, chi phí vận chuyển hàng hóa, văn phòng
phẩm, chi phí tiếp khách, công tác phí...

1.2.1. Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí
Bảng 1.3: Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí của công ty TNHH Tân Thế Kỷ
giai đoạn 2009-2013
Đơn vị: triệu đồng
Năm
2009
2010
2011
2012
2013
2014

Tổng chi phí
120603
131861
138896
108417
117321
121087


Lợi nhuận thuần
5975
6121
6504
8863
6392
6436

TSLN/CP(%)
4,95
4,64
4,68
8,17
5,45
5,32
Nguồn: Phòng Kế toán

Tỷ suất lơị nhuận theo chi phí phản ánh mối liên hệ giữa lợi nhuận và chi phí
bỏ ra. Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí của công ty TNHH Tân Thế Kỷ khá ổn định.
Năm 2009 cứ 100 đồng chi phí bỏ ra thì thu được 4,95 đồng lợi nhuận, tỉ suất này
có giảm nhẹ nhưng tiếp tục duy trì ở mức đó qua các năm 2010 là 4,64; năm 2011 là
4,68. Nhưng năm 2012 tỉ suất này bất ngờ đạt 8,17 cao nhất trong giai đoạn, năm

SV: Nguyễn Đình Toàn

8

Lớp: QTKD Thương mại 53A



Chuyên đề thực tập
2013 và 2014 trở về mức duy trì quen thuộc giai đoạn 2009-2011; đạt 5,45. Hiệu
quả kinh doanh của công ty tương đối cao và cho thấy sự ổn định.
1.2.2. Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu
Ngoài chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo chi phí, để đánh giá hiệu quả kinh
doanh của công ty còn chỉ tiêu khác đó là tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu, chỉ tiêu
này cho biết cứ một đồng doanh thu sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Bảng 1.4: Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu của công ty TNHH Tân Thế Kỷ
giai đoạn 2009-2013
Đơn vị: triệu đồng
Năm
2009
2010
2011
2012
2013
2014

Doanh thu
126578
137982
145400
117280
123713
127523

Lợi nhuận thuần
5975
6121

6504
8863
6392
6436

TSLN/DT(%)
4,72
4,43
4,47
7,56
5,17
5,05
Nguồn: Phòng Kế toán

Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu của công ty năm 2009 đạt 4,72; tiếp tục duy
trì ở mức này qua 2 năm 2010 và 2011. Tăng mạnh vào năm 2012 đạt 7,56 sau đó
giảm về mức 5,17 và 5,05 giai đoạn 2013-2014. Qua tỉ suất nhuận theo doanh thu ta
cũng có thế thấy hoạt động kinh doanh của công ty khá ổn định.
Về năng lực tài chính của Công ty
Bảng 1.5: Tóm tắt tài sản công ty giai đoạn 2011-2013
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu

SV: Nguyễn Đình Toàn

Năm

Năm

Năm


Năm

9

Lớp: QTKD Thương mại 53A


Chuyên đề thực tập

Tài sản ngắn hạn
Tiền và các khoản tương đương tiền
Khoản phải thu ngắn hạn trong đó
phải thu KH
Khoản phải thu dài hạn đó phải thu
DH KH
Hàng tồn kho
Tài sản dài hạn
Tài sản cố định hữu hình
Tài sản dài hạn khác

2011

2012

2013

2014

68.092

6.705

67.141
5.246

45.194
5.482

47.296
5.573

34.779

29.437

12.807

13589

27.27

28.481

12.044

12723

26.443
17.908
17.824

84

32.026
27.968
27.855
112

26.201
26524
26.692
26901
26.621
26825
71
76
Nguồn: Phòng Kế toán

Do đặc thù của một doanh nghiệp kinh doanh thương mại, tỉ trọng tài sản
ngắn hạn (TSNH) của công ty ở mức cao trong tổng tài sản. Năm 2013, TSNH
chiếm tỷ lệ 64,85% tổng tài sản tương đương 45.19 tỷ đồng, trong đó: phải thu
khách hàng (12.81 tỷ đồng), hàng tồn kho (26.2 tỷ đồng), tiền và các khoản tương
đương tiền duy trì ở mức 5,5 tỷ đồng. Tài sản dài hạn đạt 26.69 tỷ đồng giảm 1.27
tỷ đồng so với năm 2012 do trích khấu hao tài sản cố định.
Đánh giá các khoản phải thu: cuối năm 2013, phải thu khách hàng của công
ty có số dư 12.807 tỷ đồng, giảm 16.63 tỷ đồng (giảm tương đương 56.49%) so với
năm 2012. Nguyên nhân phải thu khách hàng giảm mạnh là do cuối năm 2012 nhiều
đối tác mua hàng với giá trị lớn (Công ty Honda Việt Nam ký hợp đồng mua Robot,
máy hàn, cắt phục vụ cho sản xuất và xây dựng nhà máy Honda ở Hà Nam trị giá
gần 10 tỷ đồng, Công ty TNHH Công nghệ COSMOS 1 ký hợp đồng mua Robot trị
giá 2,8 tỷ đồng, Công ty cổ phần sản xuất thương mại LeGroup ký hợp đồng mua

Robot trị giá 1,2 tỷ đồng….) nhưng trong năm 2013 mới thanh toán, trong khi đó
cuối năm 2013 không có nhiều hợp đồng lớn nên khoản phải thu khách hàng cũng
không nhiều. Công ty có 01 khoản phải thu khó đòi trị giá 4.85 tỷ đồng với Cty
TNHH một thành viên đóng tàu Phà Rừng từ năm 2008. Trong năm 2013, Công ty
đã nhận được thanh toán 4.48 tỷ đồng từ công ty Phà Rừng.
Bảng 1.6: Một số chỉ tiêu tài chính khác chỉ tiêu tài chính
Kết quả

SV: Nguyễn Đình Toàn

10

Lớp: QTKD Thương mại 53A


Chuyên đề thực tập

Thanh khoản

Hoạt động

Thanh toán hiện hành (lần)
Thanh toán nhanh (lần)
Thanh toán tức thời (lần)
Vòng quay vốn lưu động
Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay các khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải trả

Năm


Năm

Năm

Năm

2011
1,83
1,12
0,18
2,58
4,76
6,09
13.08

2012
2013
2014
1,53
2.26
2.31
0,80
0.95
0,97
0,12
0,27
0,29
1,93
2,45

2,46
3,76
4.0
4.0
4,06
6,46
6,35
6.34
6,24
6,32
Nguồn: Phòng Kế toán

Về nhóm các hệ số khả năng thanh toán: hệ số thanh toán hiện hành, hệ số
thanh toán nhanh và hệ số thanh toán tức thời lần lượt là 2.31; 0,97 và 0,29 đều cao
hơn các năm trước đó. Các chỉ số cho thấy rằng Công ty có khả năng thanh toán các
khoản nợ đến hạn trong năm.
Về nhóm chỉ tiêu hoạt động:
+ Vòng quay hàng tồn kho trung bình là 4 vòng/năm (90 ngày) so với năm
trước thì hàng tồn kho của công ty tiếp tục luân chuyển ổn định (95 ngày/năm
2012).
+ Vòng quay các khoản phải thu trung bình là 6,46 vòng/năm (56 ngày) năm
2013 và 6,35 vòng/năm (57 ngày) năm 2014 so sánh với năm 2012 là 4,06 vòng/
năm (88 ngày), chứng tỏ công ty thu hồi tiền hàng nhanh hơn từ các đối tác. Công
ty đã thay đổi chính sách bán hàng để hạn chế bị chiếm dụng vốn.
+Vòng quay các khoản phải trả bình quân cho khách hàng giảm dần theo các
năm, chứng tỏ thời gian bình quân chiếm dụng vốn đối với người bán được tăng
lên, điều này thể hiện được uy tín của công ty đối với các đối tác ví dụ như Hãng
Iwatani international.
1.3. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH TÂN THẾ KỶ

Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, nhà nước đóng vai trò chủ chốt, là
người đưa ra tất cả các quyết định kinh doanh cho doanh nghiệp. Nhưng trong nền
kinh tế thị trường, doanh nghiệp là người tự mình quyết định. Do đó, hiện diện
trong nền kinh tế thị trường luôn là một sự cạnh tranh khốc liệt. Để giành được lợi
thế cạnh tranh và tăng thị phần, một trong các vấn đề đặt ra cho Công ty TNHH Tân
Thế Kỷ là cần phải đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, phát triển thị trường cho công ty và
khám phá, khai thác thêm những thị trường mới, thị trường tiềm năng. Để làm được
SV: Nguyễn Đình Toàn

11

Lớp: QTKD Thương mại 53A


Chuyên đề thực tập
điều đó, công ty sẽ luôn phải tạo ra những lợi thế vượt trội so với đối thủ cạnh tranh
của mình như: lợi thế về chất lượng hàng hóa, nguồn gốc, về quy mô, về giá bán,
chi phí, hoặc lợi thế về kinh nghiệm … sau đó tìm cách phát huy tối đa những lợi
thế đó nhằm đi trước đối thủ cạnh tranh. Có như vậy thì công ty mới có khả năng
tăng thị phần trên thị trường, mở rộng thị trường và chiếm lĩnh các thị trường mới.
Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt thì việc ổn định và
phát triển thị trường tiêu thụ đối với các doanh nghiệp là điều kiện cần thiết để tồn
tại. Trong kinh doanh vị thế của doanh nghiệp thay đổi rất nhanh, cho nên phát triển
thị trường giúp cho doanh nghiệp tránh được tình trạng bị tụt hậu. Cơ hội chỉ thực
sự đến với những doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, khai thác triệt
để khả năng tiềm tàng của thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng
lợi nhuận cho nên duy trì và phát triển thị trường là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục
của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Thực chất của công tác phát triển thị trường doanh nghiệp là doanh nghiệp
áp dụng các biện pháp hợp để tăng lượng khách hàng tiêu thụ sản phẩm của doanh

nghiệp. Kết quả phát triển thị trường của doanh nghiệp phải được biểu hiện bằng số
lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp ngày càng tăng, sản phẩm của các doanh
nghiệp được phổ biến trên thị trường, doanh nghiệp thu được lãi cao, làm cơ sở để
tiếp tục đầu tư, tăng quy mô sản xuất chuẩn bị cho hoạt động phát triển thị trường
mới. Tăng thêm phần thị trường tức là tăng tỷ lệ phần trăm bộ phận thị trường
doanh nghiệp nắm giữ trên toàn bộ thị trường sản phẩm đó, là mục tiêu rất quan
trọng của doanh nghiệp. Duy trì và phát triển thị trường còn làm rút ngắn thời gian
sản phẩm nằm trong quá trình lưu thông, do đó tăng nhanh tốc độ tiêu thụ sản
phẩm, góp phần vào việc thúc đẩy chu kì tái sản xuất mở rộng, tăng vòng quay của
vốn, tăng lợi nhuận.
Phát triển là quy luật của mọi hiện tượng kinh tế xã hội. Chỉ có sự phát triển
doanh nghiệp mới tồn tại vững chắc và phù hợp với xu hướng chung của nền kinh
tế. Đối với các doanh nghiệp thương mại đã dần khẳng định được thương hiệu và uy
tín trên thị trường nhưng mạng lưới phân phối mỏng như Tân Thế Kỷ thì việc phát
triến thị trường đang là mối quan tâm hàng đầu của công ty.

SV: Nguyễn Đình Toàn

12

Lớp: QTKD Thương mại 53A


Chuyên đề thực tập

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN
PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH TÂN THẾ KỶ
2.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TÂN
THẾ KỶ

Hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Tân Thế Kỷ có những đặc điểm
chính sau:
Về thị trường kinh doanh
Công ty là một doanh nghiệp có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh các
mặt hàng cơ khí với hai chức năng chính: chuyên tư vấn giải pháp đầu tư, chuyên
cung cấp và chuyển giao công nghệ thiết bị vật tư hàn và cắt của Nhật Bản trong
các ngành công nghiệp.Về lĩnh vực hoạt động: hoạt động kinh doanh của công ty
không bao gồm sản xuất, mà chỉ xoay quanh các hoạt động thương mại và dịch vụ,
thương mại chiếm 97% doanh thu: mua bán và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ
kỹ thuật, các dịch vụ khác chiếm 3% doanh thu.
Về sản phẩm của công ty: công ty mua bán và cung cấp các sản phẩm và
dịch vụ kỹ thuật cho các sản phẩm Robot hàn, máy hàn công nghiệp và máy cắt kim
loại CNC, que hàn, dây hàn, thuốc hàn, khí công nghiệp, thiết bị và máy chịu áp
lực, ngành điện, xi măng, dầu khí và hoá chất; dịch vụ đào tạo, bảo dưỡng, cho thuê
thiết bị; đại lý đặt vé máy bay đi quốc tế. Sản phẩm hàng hoá công ty nhập khẩu
chiếm tỉ trọng lớn (85%) với các mặt hàng chủ lực như: rôbốt hàn, máy hàn, que
hàn. Các sản phẩm mà Công ty kinh doanh chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài, chủ
yếu từ Nhật Bản, Đài Loan, Thái lan. Hiện công ty đang là đại lý ủy quyền các hãng
Nhật bản như: OTC- DAIHEN, KOBELCO, IWATANI, KOIKE, NASTOA…

SV: Nguyễn Đình Toàn

13

Lớp: QTKD Thương mại 53A


Chuyên đề thực tập
Về khu vực hoạt động: phạm vi hoạt động của công ty là địa bàn Hà Nội và
có mở rộng ra một số tỉnh lân cận như Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nam.... Đây

không được coi là một phạm vi hoạt động rộng và còn khá khiêm tốn so với một số
đối thủ cạnh tranh. Phương thức hoạt động của công ty là kết hợp giữa thương mại
và dịch vụ một cách hài hòa và năng động, linh hoạt, vì mục tiêu phát triển chung
của toàn công ty.
Khách hàng của Công ty là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lớn,
đặc biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản như Honda, Yamaha Việt Nam. Đây là các
khách hàng truyền thống, quan hệ lâu dài, có uy tín trong quan hệ với Công ty. Các
khách hàng khác có thể kể đến là như Lilam, các trường dạy nghề, một số khách
hàng tư nhân nhỏ lẻ.
Về cơ sở hạ tầng kinh doanh của công ty
Trụ sở chính của Công ty tại Số 212 - Tôn Đức Thắng - Hà Nội, diện tích sử
dụng 124m2. Đến hết năm 2009, Công ty đã hoàn thành thủ tục mở thêm 02 văn
phòng giao dịch số 2 tại Nhà số 8, Lô T5 Khu đô thị Nam Thăng Long - Xuân Đỉnh
- Từ Liêm - HN với diện tích 230m 2 và số 3 tại số nhà 27 Phố Liên Trì - Trần Hưng
Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội với diện tích 65m2. Đây đều là tài sản riêng của Ông
Lê Thanh Vinh – Giám đốc Công ty đưa vào góp vốn kinh doanh, cuối năm 2012
Công ty mua thêm một bất động sản có địa chỉ tại Chung cư Saigon Pavillon –
Phường 6 – Quận 3 – Tp Hồ Chí Minh, hiện ngôi nhà này đang được cho thuê làm
văn phòng.
Công ty có thuê một xưởng địa chỉ số 8a, Nội bài- Sóc Sơn- Hà Nội làm kho
nhận và lưu trữ hàng hoá, diện tích kho gần 300m2.
Về vốn và nhân sự của công ty
Số lao động chính thức ở thời điểm hiện tại (năm 2014) là 43 người, trong đó
ban giám đốc gồm 3 người (Giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng). Qua các
năm, lượng lao động của công ty có một chút thay đổi.

SV: Nguyễn Đình Toàn

14


Lớp: QTKD Thương mại 53A


Chuyên đề thực tập

Biểu đồ 2.1: Lượng lao động công ty qua các năm

Nguồn: Phòng Hành chính
Về trình độ của các lao động công ty: tính tới thời điểm hiện tại, tổng số cán
bộ nhân viên công ty là 43 người, trong đó, số cán bộ nhân viên có trình độ đại học
và trên đại học là 28 người, trình độ cao đẳng và trung cấp nghề ở con số 15 người.
Trong đó phải kế đến đội ngũ quản lý của Công ty có kinh nghiệm trong ngành, gắn
bó nhiều năm với Công ty. Các vị trí chủ chốt trong ban điều hành đều có trình độ
chuyên môn đại học, có kinh nghiệm trong quản lý, điều hành vì đều đã trải qua
nhiều vị trí trong nội bộ cơ quan.
Về vốn: công ty thành lập ngày 21/02/1997 theo Giấy phép số
2962/GP/TLDN của UBND TP Hà Nội, Hà Nội với vốn điều lệ 450 triệu đồng. Qua
nhiều lần tăng giảm thì đến nay vốn điều lệ công ty là 27 tỷ đồng
SV: Nguyễn Đình Toàn

15

Lớp: QTKD Thương mại 53A


Chuyên đề thực tập
Về đối thủ cạnh tranh
Các đối thủ chính của Công ty gồm:
+
+

+
+
+

Công ty TNHH công nghệ hàn.
Công ty TNHH thương mại tổng hợp Thiên Ân
Công ty CP Thiên Niên Kỷ
Công ty CP thiết bị công nghiệp Hàn Việt
Công ty CP công nghiệp Việt

Trong nền kinh tế thị trường, việc đối mặt với các đối thủ cạnh tranh là điều
tất yếu của mọi doanh nghiệp. Công ty TNHH Tân Thế Kỷ kể từ khi mới thành lập
cho tới nay đã phải đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh, không chỉ là áp lực
cạnh tranh từ các doanh nghiệp trong nước mà còn phải đối mặt với các sức ép cạnh
tranh từ các nhà cung cấp nước ngoài.
Các đối thủ cạnh tranh này của Tân Thế Kỷ đều có những chiến lược tiêu thụ
riêng của mình cũng như phương hướng phát triển riêng. Họ đều có năng lực tài
chính rất tốt, uy tín lớn cùng đội ngũ chuyên gia phân tích và cố vấn thị trường.
Nhìn chung trong 3 năm trở lại đây, động thái của các đối thủ cạnh tranh đều muốn
mở rộng thị trường.
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ
SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH TÂN THẾ KỶ
2.2.1. Hoạt động nghiên cứu thị trường

Thị trường là đối tượng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Nắm
bắt được thị trường, nghiên cứu đầy đủ và dự báo chính xác thị trường tiêu thụ giúp
cho doanh nghiệp có kế hoạch và chiến lược đúng đắn trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của mình. Vì vậy nghiên cứu thị trường là nội dung quan trọng, là công
việc thường xuyên phải được tiến hành trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Nghiên cứu thị trường nhằm xác định khả năng tiêu thụ sản phẩm

của Công ty trên cở đó nâng cao khả năng thích ứng với thị trường từ đó tiến hành
tổ chức tiêu thụ có hiệu quả theo yêu cầu của thị trường.
Để đáp ứng yêu cầu đó, Phòng Kinh doanh với những cán bộ chuyên trách
nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu khách hàng, luôn giám sát chặt chẽ, liên tục, thu thập
thông tin về thị trường, về nhóm hàng, ngành hàng mà công ty đã đang và tiếp tục
kinh doanh là cung cấp phụ tùng, thiết bị, máy móc nhằm cung cấp thông tin cho
ban lãnh đạo đưa ra những phương hướng chiến lược kinh doanh cụ thể đáp ứng
SV: Nguyễn Đình Toàn

16

Lớp: QTKD Thương mại 53A


Chuyên đề thực tập
nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, phòng kinh doanh còn có nhân viên nghiên cứu
thị trường được cử đi đến địa bàn thị trường các tỉnh lân cận quanh Hà Nội, các dự
án mà công ty đang thực hiện để thu thập thông tin phản hồi trực tiềp từ khách hàng
xung quanh việc tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Công ty cổ TNHH Tân Thế Kỷ cũng tập trung vào nghiên cứu những thị
trường cốt lõi và truyền thống từ khi thành lập đến nay là khách hàng tại khu vực
Hà Nội và các tỉnh lân cận, nhưng từ năm 2011 đến nay, công ty đã có nhiều dự án
hướng ra khu vực các tỉnh phía nam như Đà Nẵng, TP.HCM… Thị trường trải rộng
khắp các tỉnh thành khu vực phía bắc với các gói dự án lớn và mang tính tập trung
cao. Nghiên cứu số lượng thống kê cụ thể về tiêu thụ, doanh số, số lượng hàng hóa
tiêu thụ của công ty và của đối thủ cạnh tranh từ đó lập ra kế hoạch bán có hiệu quả.
Việc hiểu biết về nhóm khách hàng mục tiêu tại một địa phương và cách
thức mua bán của họ sẽ giúp công ty tìm ra biện pháp thích hợp để đưa sản phẩm
của mình vào thị trường một cách thành công. Qua nghiên cứu thị trường Công ty
TNHH Tân Thế Kỷ có thể sẽ hình thành và lựa chọn chiến lược định vị đúng cho

sản phẩm đó tại từng thị trường cụ thể.
2.2.2. Phát triển kênh tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm là hoạt động phân phối hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi
tiêu dùng. Trong kinh doanh việc nắm bắt được các thông tin thị trường có ý nghĩa
lớn đối với sự thành công của Công ty. Thông qua các kênh phân phối, Công ty sẽ
thiết lập một hệ thống thu thập thông tin chính xác, kịp thời. Qua đó nắm bắt nhu
cầu thanh toán và dự đoán các tình huống biến động có thể xảy ra, bên cạnh đó
Công ty có thể thiết lập mối quan hệ uy tín với các nhà phân phối để làm ăn lâu dài.
Thực trạng các kênh tiêu thụ hiện nay của công ty vẫn còn khá đơn giản,
chưa được quan tâm đúng mức. Mạng lưới phân phối mỏng, chỉ tập trung ở địa bàn
Hà Nội và một vài tỉnh lân cận, chưa có chi nhánh ở các tỉnh thành khác trong cả
nước Công ty tiêu thụ chủ yếu qua 2 kênh chính:
- Bán tại địa bàn Hà Nội
- Thực hiện các dự án tại các tỉnh và bán qua các đại lý tại TP.HCM, Đà
Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ninh

SV: Nguyễn Đình Toàn

17

Lớp: QTKD Thương mại 53A


Chuyên đề thực tập

Bảng 2.1: Số lượng đại lý tiêu thụ tại các tỉnh giai đoạn 2010-2014
Năm
Hà Nội
Hải Phòng
Quảng Ninh

và Đà Nẵng
TP.HCM

2010
3
0

2011
3
1

2012
4
1

2013
5
2

2014
5
2

4

3

3

2


3

1

1

2

2
2
Nguồn: Phòng Kinh doanh
Tại Hà Nội thị trường chiếm doanh thu lớn của Tân Thế Kỷ dễ thấy số lượng

đại lý chính thức tại đây là lớn nhất, tăng qua các năm, phân bố tại nội thành và các
huyện như Đông Anh, Long Biên,... Tại Hải Phòng và TP.HCM số lượng đại lý
cũng có có xu hướng tăng qua các năm, giai đoạn 2013-2014 duy trì ở mức 2 đại lý.
Tại 2 tỉnh Quảng Ninh và Đà Nẵng số lượng đại lý trong đó có cả văn phòng đại
diện của công ty giai đoạn 2010-2011 cao hơn giai đoạn sau do giai đoạn này có các
dự án tại 2 tỉnh cần nhu cầu hàng lớn, giai đoạn sau các đại lý của công ty được cắt
giảm và sử dụng các đại lý mang tính chất ký gửi.
2.2.3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm và chiếm lĩnh thị trường của công ty
TNHH Tân Thế Kỷ
Dưới đây là lượng tiêu thụ sản phẩm nói chung của công ty TNHH Tân Thế
Kỷ trong 5 năm từ 2010 đến 2014.

SV: Nguyễn Đình Toàn

18


Lớp: QTKD Thương mại 53A


Chuyên đề thực tập
Bảng 2.2: Lượng tiêu thụ sản phẩm nói chung của công ty TNHH Tân Thế Kỷ
trong 5 năm từ năm 2010 đến năm 2014
Sản phẩm
Robot hàn (chiếc)
Máy hàn bán tự động
CO2/MIG/MAG (chiếc)
Máy hàn TIG, hàn hồ
quang, hàn điểm (chiếc)
Máy cắt Plasma, cắt khí
(chiếc)
Máy cắt CNC (bộ)
Vật liệu hàn (tấn)
Động cơ, bánh răng
(chiếc)

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

2010

49

2011
56

2012
45

2013
47

2014
46

207

236

190

195

200

181

210

167


165

172

108

127

100

98

105

1
1098

3
983

2
1000

1
1050

3
1129

184


200

169

162

175

Nguồn: phòng Kế toán
Theo số liệu bảng trên có thể thấy số lượng tiêu thụ các loại sản phẩm có sự
biến động qua các năm và có sự khác biệt giữa các loại sản phẩm. Robot hàn là
dòng sản phẩm được công ty tập trung và số lượng giữ ở mức khá ổn định qua các
năm: cụ thể năm 2010 là 49 chiếc, năm 2011 tăng vọt lên 56 chiếc, giai đoạn 20122014 giữ ổn định mức 45-47 chiếc.
Các loại máy hàn cắt có số lượng chênh lệch khá rõ rệt giữa các dòng. Cụ thể
dòng máy hàn bán tự động (CO2/MIG/MAG), hàn quang và hàn điểm có số lượng
tiêu thụ xấp xỉ 200 chiếc mỗi năm và có xu hướng biến đổi tương đối giống số
lượng tiêu thụ của robot. Trong khi đó các loại máy cắt có số lượng tiêu thụ ít hơn,
dòng máy cắt plasma, cắt khí có số lượng tiêu thụ vào khoảng 100 chiếc mỗi năm,
và phải kể đến là dòng máy cắt CNC số lượng tiêu thụ rất ít.

2.2.3.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo chủng loại sản phẩm
Bảng 2.3: Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo chủng loại sản phẩm

SV: Nguyễn Đình Toàn

19

Lớp: QTKD Thương mại 53A



Chuyên đề thực tập
Sản

2011

2012
Tỷ

Tỷ

Doanh

trọng

Doanh

trọng

Doanh

thu(triệu

doanh

thu(triệu

doanh

thu(triệu


đồng)

thu(%

đồng)

thu(%

đồng)

)
Robot

2013

)

2014
Tỷ
trọng

doanh

Doanh
thu(triệu

thu(%)

đồng)


Tỷ
trọng
doanh
thu(%)

27476

18,9

26755

19,3

25414

20,5

26115

20,3

22894

15,7

24487

17,6


21543

17,4

20952

16,4

53495

36,8

48395

34,8

44892

36,3

44976

35,3

Phụ tùng
Các mặt

20153

13,9


19683

14,2

17076

13,8

17214

13,5

hàng

21382

14,7

19576

14,1

14788

12

18266

14,5


khác
Tổng

145400

100

138896

100

123713

100
127523
100
Nguồn: Phòng Kế toán

hàn
Máy hàn,
máy cắt
Vật liệu
hàn

Doanh thu của công ty tập trung vào các mặt hàng chính như: vật liệu hàn,
robot hàn, máy hàn, cắt. Cụ thể vật liệu hàn duy trì tỉ trọng đóng góp doanh thu cao
nhất qua các năm: 2011 (36,8%); 2012 (34,8%); 2013 (36,3%); 2014(35,3%); tiếp
theo chiếm vị trí thứ 2 trong tỉ trọng doanh thu đó là robot hàn, chiếm khoảng 20%
doanh thu. Tương ứng với tỷ trọng đóng góp lợi nhuận cũng phân theo thứ tự Vật

liệu hàn (34%), Robot hàn (29%), máy hàn, cắt (25%)…
Trong những khó khăn chung của nền kinh tế, bản thân công ty vẫn giữ
được mức doanh thu như trên là điều đáng ghi nhận, thể hiện những nỗ lực của
Công ty trong thời điểm khó khăn hiện tại.

2.2.3.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khách hàng
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu khách hàng của công ty

SV: Nguyễn Đình Toàn

20

Lớp: QTKD Thương mại 53A


Chuyên đề thực tập

Nguồn: Phòng Kinh doanh
60% khách hàng của Công ty là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản như Honda, Yamaha Việt Nam. Đây là
các khách hàng truyền thống, quan hệ lâu dài, có uy tín trong quan hệ với Công ty.
Về phương thức ký kết Hợp đồng, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thường
chỉ định Công ty là nhà cung cấp do khả năng cung cấp dịch vụ sau bán hàng tốt.
Phương thức thanh toán thường là trả chậm 1-3 tháng.
30% khách hàng khác là các doanh nghiệp nhà nước như Lilama, các trường
dạy nghề (theo dự án ODA của chính phủ). Cung cấp hàng cho các doanh nghiệp
này, Công ty thường phải tham gia đấu thầu để dành được các hợp đồng. Phương
thức thanh toán chủ yếu là: sau khi ký hợp đồng đặt cọc 10-20%, sau khi giao hàng
thanh toán 30-50%, phần còn lại thanh toán sau khi hoàn tất việc lắp đặt, vận hành
và nghiệm thu.

10% khách hàng là các doanh nghiệp tư nhân và khách hàng nhỏ lẻ khác,
như: Hoà Phát, Công ty TNHH 1TV kim khí Thăng Long, Công ty CP Bê tông và
xây dựng Vinaconex Xuân Mai...

SV: Nguyễn Đình Toàn

21

Lớp: QTKD Thương mại 53A


Chuyên đề thực tập
Bảng 2.4: Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo các nhóm khách hàng
Đơn vị: triệu đồng
Nhóm khách
hàng

2010
Doanh
thu

2011
Tỷ

Doanh

trọng

thu


(%)

2012
Tỷ

trọng

Doanh

(%)

thu

2013
Tỷ

trọng
(%)

Doanh
thu

2014
Tỷ

trọng
(%)

Doanh
thu


Tỷ
trọng
(%)

DN có vốn
đầu tư nước

75890

ngoài
DN nhà nước 41394
DN tư nhân
20698
và KH nhỏ lẻ
Tổng

137982

55

82441

56,7

68256 58,2

70641

57,1


73835

57,9

30

47836

32,9

36474 31,1

40083

32,4

41189

32,3

15

15123

10,4

12550 10,7

12989


10,5

12499

9,8

100

145400

100

11728
0

100 123713 100

12752

100
3
Nguồn: Phòng Kế toán

Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy nhu cầu tiêu thụ của các nhóm khách hàng
thay đổi qua các năm, nhưng trong đó phải kể đến nhóm khách hàng là DN có vốn
đầu tư nước ngoài là khách hàng tiêu thụ lớn nhất với tỷ trọng doanh thu từ nhóm
khách hàng này luôn trên 50% giai đoạn 2010-2014, cụ thể năm 2014 chiếm đến
57,9% doanh thu. Đứng thứ 2 là nhóm khách hàng nhà nước và các trường dạy nghề
mà cụ thể ở đây là các doanh nghiệp thuộc tập đoàn Lilama, với tỷ trọng doanh thu

từ nhóm này là 32,4% năm 2013 và 32,3% năm 2014. Tỷ trọng của các bộ phận
khách hàng tương đối là ổn định từ năm 2010 đến năm 2014.
Đặc thù khách hàng tiêu thụ sản phẩm của công ty Tân Thế Kỷ thường là đối
tác lâu năm, có vốn đầu tư nước ngoài lớn như Honda, Broad Bright Sakura, Phụ
tùng xe máy ô tô Ghoshi… các hợp đồng Tân Thế Kỷ ký với các đối tác này thường
có giá trị lớn, thời gian lắp đặt, vận hành chạy thử đến lúc được nghiệm thu thường
kéo dài từ 01 đến 03 tháng.

SV: Nguyễn Đình Toàn

22

Lớp: QTKD Thương mại 53A


×