Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

QUẢN lý CUNG ỨNG bê TÔNG NHỰA NÓNG ASPHALT CHO các CÔNG TRÌNH xây DỰNG tại CÔNG TY HAINDECO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
~~~~~~*~~~~~~

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Đề tài:

QUẢN LÝ CUNG ỨNG BÊ TÔNG NHỰA NÓNG ASPHALT
CHO CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI
CÔNG TY HAINDECO

Họ tên sinh viên

: PHAN THỊ NGỌC ANH

Lớp

: QTDN 54ª

MSSV

: 11120190

Giáo viên hướng dẫn

: PGS.TS LÊ CÔNG HOA

HÀ NỘI - 2016


MỤC LỤC



DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU.................................................................5
LỜI NÓI ĐẦU...................................................................................................1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP, XÂY LẮP VÀ THƯƠNG MẠI HÀ TĨNH (HAINDECO)..............3
1.1 Tổng quan về Công ty.............................................................................3
1.1. Thông tin chung về Công ty ........................................................................3
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.........................................4
1.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty........................................................................6
1.1.4 Đặc điểm lao động của Công ty.................................................................9
1.1.5 Đặc điểm sản phẩm, dịch vụ của Công ty................................................11
1.1.5.1 Sản phẩm vật liệu xây dựng...........................................................11
1.1.5.2 Lĩnh vực xây lắp công trình xây dựng............................................13
1.1.5.3 Lĩnh vực đào tạo và xuất khẩu lao động........................................13

1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty ......................................14
1.2.1 Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty theo doanh thu........................14
1.2.2 Tình hình thị trường hiện nay...................................................................16
1.2.2.1 Lĩnh vực Công nghiệp xây dựng....................................................16
1.2.2.2 Lĩnh vực Xuất khẩu lao động.........................................................18
1.2.3 Cơ hội và thách thức của ngành...............................................................20
1.2.3.1 Lĩnh vực Công nghiệp xây dựng.....................................................20
1.2.3.2 Lĩnh vực Xuất khẩu lao động.........................................................21

1.3 Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới.........................22
1.3.1 Lĩnh vực khai thác và chế biến đá xây dựng, bê tông nhựa nóng
ASPHALT..........................................................................................................22
1.3.2 Lĩnh vực xây lắp.......................................................................................23
1.3.3 Lĩnh vực xuất khẩu lao động....................................................................24
1.3.3.1. Một số khó khăn ở thời điểm hiện tại ............................................24

1.3.3.2 Hướng đi trong tương lai ...............................................................25
1.3.4 Các lĩnh vực khác.....................................................................................26


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CUNG ỨNG BÊ TÔNG NHỰA
NÓNG CHO CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY
HAINDECO....................................................................................................27
2.1 Giới thiệu sản phẩm bê tông nhựa nóng Asphalt..................................27
2.1.1 Khái niệm bê tông nhựa nóng Asphalt.....................................................27
2.1.2 Các chủng loại bê tông nhựa nóng Asphalt.............................................33
2.1.2.1 Bê tông nhựa nóng thường..............................................................33
2.1.2.1 Bê tông nhựa nóng Polymer...........................................................33
2.1.3 Cấu trúc sản phẩm bê tông nhựa nóng Asphalt........................................33
2.1.4 Sự khác biệt của sản phẩm so với bê tông xi măng vô cơ.......................35

2.2 Thực trạng quản lý cung ứng bê tông nhựa nóng cho các công trình xây
dựng của Công ty.........................................................................................35
2.2.1 Tiềm năng thị trường và năng lực phân phối sản phẩm cho các công trình
xây dựng của Công ty .......................................................................................35
2.2.1.1 Tiềm năng về thị trường sản phẩm.................................................35
2.2.1.2 Năng suất sản xuất sản phẩm của Công ty.....................................36
2.2.2 Thực trạng phân phối sản phẩm cho các công trình xây dựng của Công ty
............................................................................................................................37
2.2.2.1 Phân phối sản phẩm trong phạm vi tỉnh Hà Tĩnh và các tỉnh lân cận
....................................................................................................................37
2.2.2.2 Phân phối sản phẩm trong phạm vi cả nước...................................38
2.2.2.3 Phân phối sản phẩm ra thị trường nước ngoài...............................38
2.2.3 Thực trạng quản lý cung ứng bê tông nhựa nóng cho các công trình xây
dựng của Công ty ..............................................................................................38
2.2.3.1 Thực trạng tìm kiếm nguồn cung....................................................38

2.2.3.2 Tổ chức sản xuất, vận chuyển và phân phối hàng hóa....................41
2.2.3.3 Kiểm tra, giám sát thực tiễn cung ứng............................................42
2.2.3.4 Ý kiến phản hồi của khách hàng và đánh giá kết quả.....................45

CHƯƠNG 3: VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CUNG
ỨNG BÊ TÔNG NHỰA NÓNG CHO CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
CỦA CÔNG TY HAINDECO........................................................................47


3.1 Các vấn đề đặt ra đối với quản lý cung ứng bê tông nhựa nóng cho các
công trình xây dựng của Công ty................................................................47
3.1.1 Vấn đề về kỹ thuật....................................................................................47
3.1.1.1 Vấn đề về chất lượng sản phẩm......................................................47
3.1.1.2 Vấn đề về vận chuyển sản phẩm.....................................................49
3.1.1.3 Vấn đề về năng suất sản xuất sản phẩm.........................................49
3.1.2 Vấn đề về tài chính...................................................................................49
3.1.3 Vấn đề về pháp lý.....................................................................................49

3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình quản lý cung ứng bê tông
nhựa nóng cho các công trình xây dựng của Công ty.................................50
3.2.1 Về công nghệ, máy móc và trang thiết bị ................................................50
3.2.1.1 Học tập công nghệ mới từ Hoa Kỳ, Pháp ......................................50
3.2.1.2 Đầu tư máy móc và trang thiết bị nhập khẩu..................................51
3.2.2 Về nhân công ...........................................................................................51
3.2.2.1 Tìm kiếm nguồn lao động có tay nghề cao......................................51
3.2.2.2 Mở các khóa đào tạo định kỳ cho công nhân..................................51
3.2.3 Về tài chính...............................................................................................52
3.2.4 Về giá cả ...................................................................................................52
3.2.5 Về pháp lý.................................................................................................53
3.2.5.1 Tìm hiểu về các bộ Luật cần thiết để cung ứng sản phẩm cho các

công trình lớn trong và ngoài nước............................................................53
3.2.5.2 Tuân thủ các tiêu chuẩn về kỹ thuật, các chỉ số môi trường...........53

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................55
NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU.................................................................5
LỜI NÓI ĐẦU...................................................................................................1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP, XÂY LẮP VÀ THƯƠNG MẠI HÀ TĨNH (HAINDECO)..............3
1.1 Tổng quan về Công ty.............................................................................3
1.1. Thông tin chung về Công ty ........................................................................3
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.........................................4
1.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty........................................................................6
1.1.4 Đặc điểm lao động của Công ty.................................................................9

Bảng 1: Cơ cấu lao động năm 2015................................................................10
Bảng 2: Phân bổ nhân sự trong công ty (nguời)..............................................10
1.1.5 Đặc điểm sản phẩm, dịch vụ của Công ty................................................11
1.1.5.1 Sản phẩm vật liệu xây dựng...........................................................11
1.1.5.2 Lĩnh vực xây lắp công trình xây dựng............................................13
1.1.5.3 Lĩnh vực đào tạo và xuất khẩu lao động........................................13

1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty ......................................14
1.2.1 Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty theo doanh thu........................14


Bảng 3: Báo cáo kết quả kinh doanh theo doanh thu (Tỷ đồng).....................14
Bảng 4: Cơ cấu doanh thu thuần năm 2015 (Tỷ đồng)...................................15
Biểu đồ 1: Cơ cấu doanh thu thuần năm 2015 .......................16
1.2.2 Tình hình thị trường hiện nay...................................................................16
1.2.2.1 Lĩnh vực Công nghiệp xây dựng....................................................16
1.2.2.2 Lĩnh vực Xuất khẩu lao động.........................................................18
1.2.3 Cơ hội và thách thức của ngành...............................................................20
1.2.3.1 Lĩnh vực Công nghiệp xây dựng.....................................................20
1.2.3.2 Lĩnh vực Xuất khẩu lao động.........................................................21

1.3 Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới.........................22


1.3.1 Lĩnh vực khai thác và chế biến đá xây dựng, bê tông nhựa nóng
ASPHALT..........................................................................................................22
1.3.2 Lĩnh vực xây lắp.......................................................................................23
1.3.3 Lĩnh vực xuất khẩu lao động....................................................................24
1.3.3.1. Một số khó khăn ở thời điểm hiện tại ............................................24
1.3.3.2 Hướng đi trong tương lai ...............................................................25
1.3.4 Các lĩnh vực khác.....................................................................................26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CUNG ỨNG BÊ TÔNG NHỰA
NÓNG CHO CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY
HAINDECO....................................................................................................27
2.1 Giới thiệu sản phẩm bê tông nhựa nóng Asphalt..................................27
2.1.1 Khái niệm bê tông nhựa nóng Asphalt.....................................................27
2.1.2 Các chủng loại bê tông nhựa nóng Asphalt.............................................33
2.1.2.1 Bê tông nhựa nóng thường..............................................................33
2.1.2.1 Bê tông nhựa nóng Polymer...........................................................33
2.1.3 Cấu trúc sản phẩm bê tông nhựa nóng Asphalt........................................33

2.1.4 Sự khác biệt của sản phẩm so với bê tông xi măng vô cơ.......................35

2.2 Thực trạng quản lý cung ứng bê tông nhựa nóng cho các công trình xây
dựng của Công ty.........................................................................................35
2.2.1 Tiềm năng thị trường và năng lực phân phối sản phẩm cho các công trình
xây dựng của Công ty .......................................................................................35
2.2.1.1 Tiềm năng về thị trường sản phẩm.................................................35
2.2.1.2 Năng suất sản xuất sản phẩm của Công ty.....................................36
2.2.2 Thực trạng phân phối sản phẩm cho các công trình xây dựng của Công ty
............................................................................................................................37
2.2.2.1 Phân phối sản phẩm trong phạm vi tỉnh Hà Tĩnh và các tỉnh lân cận
....................................................................................................................37
2.2.2.2 Phân phối sản phẩm trong phạm vi cả nước...................................38
2.2.2.3 Phân phối sản phẩm ra thị trường nước ngoài...............................38
2.2.3 Thực trạng quản lý cung ứng bê tông nhựa nóng cho các công trình xây
dựng của Công ty ..............................................................................................38
2.2.3.1 Thực trạng tìm kiếm nguồn cung....................................................38


2.2.3.2 Tổ chức sản xuất, vận chuyển và phân phối hàng hóa....................41
2.2.3.3 Kiểm tra, giám sát thực tiễn cung ứng............................................42
2.2.3.4 Ý kiến phản hồi của khách hàng và đánh giá kết quả.....................45

CHƯƠNG 3: VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CUNG
ỨNG BÊ TÔNG NHỰA NÓNG CHO CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
CỦA CÔNG TY HAINDECO........................................................................47
3.1 Các vấn đề đặt ra đối với quản lý cung ứng bê tông nhựa nóng cho các
công trình xây dựng của Công ty................................................................47
3.1.1 Vấn đề về kỹ thuật....................................................................................47
3.1.1.1 Vấn đề về chất lượng sản phẩm......................................................47

3.1.1.2 Vấn đề về vận chuyển sản phẩm.....................................................49
3.1.1.3 Vấn đề về năng suất sản xuất sản phẩm.........................................49
3.1.2 Vấn đề về tài chính...................................................................................49
3.1.3 Vấn đề về pháp lý.....................................................................................49

3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình quản lý cung ứng bê tông
nhựa nóng cho các công trình xây dựng của Công ty.................................50
3.2.1 Về công nghệ, máy móc và trang thiết bị ................................................50
3.2.1.1 Học tập công nghệ mới từ Hoa Kỳ, Pháp ......................................50
3.2.1.2 Đầu tư máy móc và trang thiết bị nhập khẩu..................................51
3.2.2 Về nhân công ...........................................................................................51
3.2.2.1 Tìm kiếm nguồn lao động có tay nghề cao......................................51
3.2.2.2 Mở các khóa đào tạo định kỳ cho công nhân..................................51
3.2.3 Về tài chính...............................................................................................52
3.2.4 Về giá cả ...................................................................................................52
3.2.5 Về pháp lý.................................................................................................53
3.2.5.1 Tìm hiểu về các bộ Luật cần thiết để cung ứng sản phẩm cho các
công trình lớn trong và ngoài nước............................................................53
3.2.5.2 Tuân thủ các tiêu chuẩn về kỹ thuật, các chỉ số môi trường...........53

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................55


LỜI NÓI ĐẦU
Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO hay gần đây
nhất là ký Hiệp đinh Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP là những bước tạo đà
mạnh mẽ cho các doanh nghiệp Việt Nam hội nhập quốc tế và thu hút vốn đầu tư
nước ngoài. Đây là cơ hội nhưng cũng là thử thách cho các đơn vị để khẳng định vị
thế của mình trên trường quốc tế. Các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn do sự
cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Vì thế để tồn tại

được doanh nghiệp trong nước cần biết phát huy điểm mạnh riêng, nâng cao năng
lực quản lý cũng như kiểm soát chặt chẽ tình hình kinh doanh để đề ra chiến lược
lâu dài.
Đối với ngành xây dựng Việt Nam hiện nay, việc thị trường bất động sản đang
ấm dần lên là một tín hiệu tích cực, cùng với đó việc phát triển cơ sở hạ tầng cũng
được Nhà nước ta chú trọng nhằm thu hút nhiều hơn nữa vốn đầu tư FDI và phát
triển kinh tế nước nhà. Do vậy, với những công ty sản xuất vật liệu xây dựng đã có
uy tín trên thị trường thì đây sẽ là thời cơ phát triển, mở rộng quy mô sản xuất và
thậm chí có thể vươn xa ra thị trường Quốc tế nếu biết tập trung nguồn lực vào
những điểm mạnh của mình.
Công ty Cổ phần Phát triển Công nghiệp, Xây lắp và Thương mại Hà Tĩnh
(HAINDECO) là công ty khá thành công trong cả 3 lĩnh vực sản xuất vật liệu xây
dựng, xây lắp và xuất khẩu lao động khu vực các tỉnh Miền Trung. Trong quá trình
thực tập tại công ty, là một sinh viên chuyên ngành Quản trị Doanh nghiệp em nhận
thấy bên cạnh những thành công đáng kể trong quá trình hoạt động thì công tác
quản lý cung ứng sản phẩm của công ty còn có những hạn chế và khó khăn cần
khắc phục. Sản phẩm được nói đến ở đây là bê tông nhựa nóng Asphalt – loại sản
phẩm có đặc thù riêng và cũng chính là sản phẩm chủ lực của công ty. Nhận thức
được tầm quan trọng của vấn đề này đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty, em đã quyết định tìm hiểu về quy trình “Quản lý cung ứng bê tông nhựa
nóng Asphalt cho các công trình xây dựng tại công ty Haindeco” với mong muốn

1


đóng góp một phần công sức của mình giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty đạt hiệu quả tốt nhất.
Tuy nhiên, do điều kiện thời gian thực tập không dài, kiến thức về lĩnh vực
này còn nhiều hạn chế và nhất là chưa tiếp xúc nhiều với công việc thực tế. Do vậy,
chuyên đề này khó tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được ý kiến đánh giá

và đóng góp của thầy, cô cùng toàn thể anh chị trong công ty để chuyên đề của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin cảm ơn!

2


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP, XÂY LẮP VÀ THƯƠNG MẠI HÀ TĨNH (HAINDECO)
1.1 Tổng quan về Công ty
1.1. Thông tin chung về Công ty
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP, XÂY LẮP
VÀ THƯƠNG MẠI HÀ TĨNH
Tên Tiếng Anh: HA TINH INDUSTRIAL DEVELOPMENT
CONTRUCTION AND TRADING JOINT STOCK BRANCH COMPANY
Tên viết tắt: HAINDECO
Giám đốc : Lê Đức Thắng
Địa chỉ trụ sở chính: Số 162 Hà Huy Tập- TP Hà Tĩnh- Tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: (84-39) 385 5568; 385 8619; 385 9331
Fax: (84-39) 385 8136
Email:
Website: Haindeco.com.vn
HAINDECO là công ty chuyên về phát triển công nghiệp, xây lắp và các hoạt
động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, cụ thể là:
-Cung cấp các sản phẩm vật liệu xây dựng như
Đá công nghiệp
Bê tông nhựa nóng Asphalt
Tiến hành thi công công trình xây dựng
Xuất khẩu lao động
Tư vấn xuất khẩu lao động

Đào tạo lao động xuất khẩu nước ngoài
Xuất khẩu lao động sang Nhật Bản
Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ:
Sửa chữa đại tu cơ khí: máy móc, ô tô, xe máy

3


Cho thuê văn phòng
Cho thuê thiết bị: xe cần cẩu, xe nâng, ô tô tải …
Đào tạo và tư vấn du học
HAINDECO có vốn điều lệ 15,5 tỷ đồng
- Công ty có 3 Xí nghiệp trục thuộc:
Xí nghiệp KTCB đá Công nghiệp ở Hồng Lĩnh
Xí nghiệp sản xuất bê tông nhựa nóng ở Xã Kỳ Long, Kỳ Anh
Xí nghiệp sửa chữa Xe máy ở phường Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh
- Công ty có 3 chi nhánh làm xuất khẩu lao động ở Hà Nội, Huế, thành phố Hồ
Chí Minh và 1 trung tâm ở Hà Tĩnh
Chi nhánh Hà nội có 3 văn phòng, chi nhánh thành phố hồ chí minh 2 văn
phòng
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Sau khi tái lập tỉnh Hà Tĩnh, theo chủ trương của Thường trực Tỉnh uỷ Hà
Tĩnh, ngày 14/02/1991, UBND tỉnh Hà Tĩnh có Quyết định thành lập Công ty sản
xuất kinh doanh tổng hợp, trực thuộc Văn phòng Tỉnh uỷ với nhiệm vụ làm ngân
sách cho Đảng theo chỉ thị của Ban bí thư TW.
Thực hiện Nghị định 388 NĐ/CP của Chính phủ, ngày 26/12/1992, UBND tỉnh
Hà Tĩnh quyết định chuyển Công ty sản xuất kinh doanh tổng hợp thành doanh nghiệp
nhà nước trực thuộc UBND tỉnh, với tên gọi mới "Công ty Phát triển công nghiệp Hà
Tĩnh".
Sau 13 năm hình thành và phát triển, thực hiện Nghị định 64 NĐ/CP của

Chính phủ về việc đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, ngày 20/06/2003,
UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ra quyết định số 1242/QĐ.UB.CN về việc chuyển đổi Công
ty Phát triển công nghiệp Hà Tĩnh thành Công ty cổ phần Phát triển công nghiệp –
Xây lắp và thương mại Hà Tĩnh (HAINDECO).
Sau 8 năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần nhà nước chi phối trên
vốn điều lệ, tháng 04/2011 được sự cho phép của Chính Phủ cho thoái vốn nhà
nước tại Công ty; Tổng công ty kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và Công ty cổ

4


phần Phát triển công nghiệp – Xây lắp và thương mại Hà Tĩnh (HAINDECO) tổ
chức bán đấu giá thành công phần vốn nhà nước tại Công ty, kể từ tháng 04/2011
Công ty trở thành Công ty cổ phần 100% vốn cổ đông không có vốn nhà nước chi
phối trên vốn điều lệ.
Sứ mệnh của HAINDECO là
trở thành nhà
sản

xuất số 1 tại Việt Nam trong lĩnh vực khai thác và chế biến đá xây dựng, sản xuất
bê tông nhựa nóng (ASPHALT); Là doanh nghiệp mạnh trong lĩnh vực Xây lắp
công trình và Xuất khẩu lao động; Thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách
hàng và mang lại lợi ích thiết thực về vật chất, tinh thần cho mỗi cán bộ, công nhân
viên trong Công ty.
Mục tiêu chiến lược: Luôn giữ mức tăng trưởng cao, duy trì dẫn đầu về khai
thác và chế biến đá xây dựng, bê tông nhựa nóng (ASPHALT) trong khu vực; Phát
triển nguồn nhân lực có chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất; Xây dựng văn
hoá HAINDECO với tinh thần gắn kết, quyết tâm xây dựng Công ty luôn phát triển,
đảm bảo sự tăng trưởng bền vững; Tập trung vào thị trường chiến lược hiện tại, giữ
gìn và phát triển thương hiệu để trong một thời gian không xa xuất khẩu sản phẩm

ra thị trường ngoài nước.

5


Triết lý kinh doanh
Kinh doanh linh hoạt, tư duy hoạt động hướng đến nhu cầu thay đổi thường
xuyên của khách hàng và vì khách hàng.
Mỗi nhân viên là một khách hàng cần chăm sóc. Mỗi nhân viên đều cần được tôn
trọng, quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt.
Lấy nền tảng là phát triển xã hội. Cam kết tạo điều kiện cho lao động địa
phương và hỗ trợ các tổ chức nhân đạo có liên kết.
1.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty
Haindeco thực hiện theo cơ cấu trực tuyến chức năng
Áp dụng trong điều kiện môi trường ổn định: mọi vấn đề thuộc về thủ trưởng
đơn vị, tuy nhiên có sự giúp đỡ của các lãnh đạo chức năng, các chuyên gia. Từ đó
cùng dự thảo ra các quyết định cho các vấn đề phức tạp để đưa xuống cho người
thực hiện và người thực hiện chỉ nhận mệnh lệnh của người lãnh đạo doanh nghiệp.
Ưu điểm
Thực hiện được chế độ một thủ trưởng
Tận dụng được các chuyên gia
Khắc phục được nhược điểm của cơ cấu trực tuyến và cơ cấu chức năng nếu
để riêng
Nhược điểm
Số lượng người tham mưu cho giám đốc sẽ nhiều, gây lãng phí nếu các phòng
không được tổ chức hợp lý.
Phải giải quyết những mâu thuẫn rất trái ngược nhau của các bộ phận chức
năng nên phải họp nhiều.
Tuy vậy, đây là cơ cấu được áp dụng nhiều nhất hiện nay và đặc biệt phù hợp
với công ty cổ phần

Bộ máy tổ chức của HAINDECO

6


Haindeco là một công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực, điều này ảnh hưởng
không nhỏ tới cơ cấu tổ chức của công ty. Tuy tổ chức theo mô hình trực tuyến
chức năng nhưng Haindeco có một sự khác biệt so với nhiều công ty cổ phần khác.
Đó là ngoài các phòng chức năng làm nhiệm vụ tham mưu, giúp việc, theo dõi, đề
xuất, kiểm tra, tư vấn cho thủ trưởng, công ty còn có các Trung tâm đào tạo và xuất
khẩu lao động, các chi nhánh, xí nghiệp trực thuộc hoạt động động lập và chỉ nhận
mệnh lệnh trực tiếp từ thủ trưởng đơn vị, quyền quyết định thuộc về thủ trưởng đơn
vị sau khi tham khảo ý kiến các phòng chức năng.

7


Có thể thấy đây là phương thức tổ chức tốt, phần nào hạn chế việc lãng phí
nguồn lực không đáng có và tránh được quy trình ra quyết định chồng chéo, phát
huy tốt năng lực của các đơn vị trực thuộc.
Cơ cấu tổ chức:
HĐQT:
Chủ tịch: Lê Đức Thắng
Điện Thoại: 0393 855568
Email:
- P. Chủ tịch: Nguyễn Duy Phú
Điện thoại: 0393 858619 (102)
Email:
Ban Giám đốc:
- Giám đốc: Lê Đức Thắng

Điện Thoại: 0393 855568
Email:
- Phó giám đốc: Nguyễn Duy Phú
Điện thoại: 0393 858619 (102)
Email:
- Phó giám đốc: Trần Hậu Hải
Điện thoại: 0393 858619 (108)
Email:
Phòng hành chính:
- Quyền trưởng phòng : Hoàng Thị Đức
Điện thoại: 0393 858619 (108)
Email:
Phòng Kế hoạch KT:
- Trưởng phòng : Trần Hậu Hải
Điện thoại: 0393 858619 (108)
Email:

8


- Phó trưởng phòng : Nguyễn Văn Kiểm
Điện thoại: 0393 858619 (108)
Email:
Phòng Kế toán TV:
- Trưởng phòng: Lê Thị Kim Hoa
Điện thoại: 0393 858619 (106)
Email:
- Phó trưởng phòng: Nguyễn Thị Cảnh
Điện thoại: 0393 858619 (106)
Email:

Chi nhánh công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh:
- Giám đốc chi nhánh: Võ Anh Tuấn
Điện thoại: 08. 38429081
Email:
Chi nhánh cty tại Thành phố Hà Nội:
- Giám đốc chi nhánh: Phan Đức Thiện
Điện thoại: 04. 35770157
Email:
1.1.4 Đặc điểm lao động của Công ty
Haindeco là một công ty lớn với số lượng công nhân viên lên đến 115 người,
bao gồm thạc sĩ, cử nhân, kỹ sư, đội ngũ công nhân đã qua đào tạo nghề và không
có lao động phổ thông. Công nhân đa phần là lao động địa phương cùng với đội ngũ
cán bộ được thu hút từ nguồn nhân tài đến từ khắp mọi nơi.
Công ty có một đội ngũ cán bộ quản lý năng động, dám nghĩ, dám làm, dám
chịu trách nhiệm; có lực lượng kỹ sư, thợ lành nghề có trình độ, tay nghề giỏi đáp
ứng nhu cầu sản xuất.
Cùng với đó công ty chú trọng bồi dưỡng nhân sự. Các khóa học về tư tưởng
chính trị, về nghiệp vụ hành chính cho nhân viên, các khóa đào tạo tay nghề cho công
nhân được mở định kỳ nhằm nâng cao trình độ công nhân viên một cách rõ rệt.

9


Bảng 1: Cơ cấu lao động năm 2015
Bằng Cấp
Thạc sĩ
Cử nhân
Kỹ sư
Cao đẳng
Trung cấp nghề

Tổng

Số Lượng
Tỉ Lệ (%)
1
00.9
25
21.7
11
09.6
29
25.2
49
42.6
115
100
Nguồn: Số liệu thống kê Phòng nhân sự

Tất cả các Xí nghiệp và Chi nhánh trực thuộc Haindeco đều có tổ chức bộ máy
quản lý đầy đủ, bao gồm: Giám đốc, phó giám đốc, ban tài chính, ban kế hoạch, thủ
kho, tổ sản xuất,…như một công ty hoạt động độc lập. Tuy nhiên sự độc lập ở đây
cần được hiểu là vẫn trong khuôn khổ của Công ty Haindeco, được định hướng
chiến lược theo tầm nhìn của công ty, nghe theo chỉ thị từ giám đốc công ty và được
áp doanh số cần thực hiện.
Bảng 2: Phân bổ nhân sự trong công ty (nguời)
Ban giám đốc

3

Phòng tài vụ


5

Phòng kế hoạch, Kỹ thuật

3

Phòng hành chính

2

Xí nghiệp đá công nghiệp

26

Xí nghiệp sản xuất bê tông nhựa nóng

12

Trung tâm xuất khẩu lao động ở Hà Tĩnh

3

Xí ngiệp xe máy
Các chi nhánh xuẩt khẩu lao động

4
15

Lao động xây lắp công trình


42
Nguồn: Số liệu thống kê Phòng nhân sự

Ngoài ra, nhắc đến Haindeco còn phải nói đến chế độ trả lương thưởng cho
nhân viên được tiến hành khá tốt. Ngoài khoản lương cứng, công ty còn tiến hành
phát thưởng theo doanh thu, thưởng giới thiệu nhân tài, thưởng sáng kiến… Các bộ
phận không chủ chốt hoặc lao động phổ thông công ty thuê người theo thời vụ,
hưởng lương sản phẩm. Chế độ thăng tiến, đi tu nghiệp ở nước ngoài cũng như phúc

10


lợi xã hội được công ty đáp ứng đầy đủ. Chính những điều này đã tạo động lực cho
nhân viên trong công ty nâng cao tinh thần trách nhiệm và có nhiều sáng tạo trong
quá trình làm việc.
1.1.5 Đặc điểm sản phẩm, dịch vụ của Công ty
1.1.5.1 Sản phẩm vật liệu xây dựng
Sản phẩm bê tông nhựa nóng là hỗn hợp đá dăm, cát, bột khoáng và nhựa
bitum được thiết kế tỉ lệ phối trộn hợp lý.
Chủng loại bê tông sản xuất:
Bê tông nhựa nóng Haindeco được sản xuất bao gồm nhiều chủng loại và
được áp dụng cho việc làm mới, sửa chữa, nâng cấp mặt đường ôtô, bến bãi, đường
phố, quảng trường..., bao gồm 2 chủng loại chính:
Bê tông nhựa nóng thường: Là một hỗn hợp bao gồm hỗn hợp cốt liệu (đá
dăm, cát, bột khoáng) và chất kết dính (nhựa đường 60/70) được phối trộn đồng
nhất với nhau theo một tỷ lệ nhất định tại điều kiện nhiệt độ cho phép. Hỗn hợp bê
tông nhựa được dùng để thảm lớp mặt của nền đường nhằm mục đích bảo vệ nền hạ
tránh sự tác động trực tiếp từ môi trường và phương tiện giao thông.
Bê tông nhựa nóng Polymer: Là một loại bê tông nhựa đặc biệt với thành phần

chất kết dính là nhựa đường polymer, được thiết kế theo tiêu chuẩn 22 TCN 35606 nhằm mục đích cải thiện một số đặc tính làm việc của bê tông nhựa thông
thường để ứng dụng vào những hạng mục giao thông có yêu cầu kỹ thuật cao.
Các chỉ tiêu chất lượng về thời gian kể từ khi bê tông xuất xưởng:
Thời gian duy trì chất lượng bê tông trong xe vận chuyển: trên 04 tiếng ở điều
kiện thời tiết tốt.
Khối lượng riêng: Trung bình vào khoảng 2350kg/m3 - 2400kg/m3
Vật liệu đầu vào: Cát sàng nguồn từ bãi cát Sông Lam; đá nguồn từ mỏ đá Kỳ
Anh; nhựa bitum: sử dụng nhựa có độ kim lún 60/70, nguồn Puma, Petrolimex,
Stolt.
Sản phẩm đá xây dựng:

11


Mỏ đá tại thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh: Hiện đang khai thác, cung cấp ra thị
trường các sản phẩm: đá hộc, đá mạt các loại, đá base & Subase.
Là con chim đầu đàn của ngành công nghiệp khai khoáng Hà Tĩnh nên nhiều
năm qua, sản phẩm đá xây dựng các loại của Xí nghiệp khai thác và chế biến đá
Hồng Lĩnh (thuộc Công ty CP phát triển công nghiệp - xây lắp và thương mại Hà
Tĩnh) luôn được các đơn vị thi công các công trình công nghiệp và người tiêu dùng
trên địa bàn tin dùng.
Trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng: Các sản phẩm đá xây dựng, bê tông
nhựa nóng Asphalt của Công ty được sản xuất trên thiết bị hiện đại, đồng bộ của các
nước tiên tiến, sản phẩm đạt chất lượng quốc tế, cung cấp cho thị trường xây lắp
những công trình chất lượng cao. Hiện tại sản phẩm đá xây dựng và bê tông nhựa
nóng Asphalt của Công ty đứng hàng đầu trong khu vực.

Sản phẩm đá công nghiệp của Xí nghiệp phục vụ đắc lực nhu cầu xây dựng
các công trình, dự án lớn trên địa bàn


12


1.1.5.2 Lĩnh vực xây lắp công trình xây dựng
Cùng với việc cung cấp các sản phẩm vật liệu xây dựng thì Haindeco cũng là
công ty chú trọng đầu tư phát triển về xây lắp. Với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ
công nhân lành nghề, Công ty đã tham gia xây dựng nhiều công trình trọng điểm, có
quy mô lớn trong và ngoài tỉnh.

Những công trình do Công ty thi công luôn đảm bảo chất lượng, tiến độ, kỹ thuật và
tính thẩm mỹ được đánh giá cao.
1.1.5.3 Lĩnh vực đào tạo và xuất khẩu lao động
Lĩnh vực đào tạo và xuất khẩu lao động là một thế mạnh của Công ty. Hiện
nay, Haindeco có thị trường vững chắc tại các nước Nhật Bản, Đài Loan,
Malaysia...Công ty đã đưa hàng chục ngàn lượt lao động Việt Nam xuất khẩu ra
ngoài nước, mỗi năm thu nguồn ngoại tệ về cho đất nước hàng triệu USD; Thương
hiệu Haindeco có uy tín cao trên thị trường trong nước và quốc tế về xuất khẩu lao
động.

13


Có thể nói, từ khi thành lập đến nay Công ty luôn là một trong những doanh
nghiệp hàng đầu trong ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, xây lắp công
trình, xuất khẩu lao động của tỉnh Hà Tĩnh. Hàng năm Công ty đều đạt danh hiệu là
đơn vị thi đua xuất sắc do các cấp trao tặng. Nhiều năm liên tục hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ, vì vậy Công ty được 2 lần Nhà nước trao tặng Huân chương lao động và
nhiều phần thưởng cao quý của Trung Ương và Địa phương.
1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty
1.2.1 Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty theo doanh thu

Bảng 3: Báo cáo kết quả kinh doanh theo doanh thu (Tỷ đồng)
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
Năm
Doanh thu thuần
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp
Doanh thu tài chính
Chi phí tài chính
Trong đó:
Chi phí lãi vay
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Doanh thu khác
Chi phí khác
Lợi nhuận trước thuế
Thuế TNDN
Lợi nhuận sau thuế
ROA
ROE
Nợ/TTS

2011
70
63
7
2.6
3.5

2012
2013

2014
2015
90
160
260
349
81
144
221 296.65
9
16
39 52.35
1.6
2.5
3.6
3.8
4.6429 8.0863 7.8951 8.3659

3.15 4.1786 7.2777 6.3161 6.6927
3.155 3.8882 4.7113 11.524 15.898
5.608 6.9123 8.3756 20.486 28.264
3.2
5.8
4.6
1.2
2.3
0
0
0
0

0
0.537 0.9567 1.9267 3.8951 5.9222
0.134 0.2392 0.4817 0.9738 1.4805
0.403 0.7175 1.4451 2.9214 4.4416
2.59% 3.59% 4.06% 5.06% 5.73%
7% 10.25% 11.19% 10.79% 11.84%
63%
65% 63.68% 53.14% 51.63%
Nguồn: Số liệu Phòng Kế toán Tài vụ

Doanh thu thuần của công ty đã tăng trung bình 1.5 lần trong 2 năm 20132015. Đó là một bước tiến đáng kể trong thời điểm kinh tế không mấy khởi sắc
trong những năm qua. Và phần nào giúp khẳng định vị thế vững chắc của Haindeco
trên thị trường.

14


Căn cứ vào báo cáo thì lợi nhuận sau thuế của công ty tăng theo từng năm, tuy
nhiên chưa phải là một con số lớn. Điều này lần nữa minh chứng cho vấn đề về
công tác quản lý của công ty. Ngoài việc làm tốt phần vận hành, công ty còn cần
phát triển và mở rộng quy mô hơn nữa.
Tuy nhiên, điểm đáng mừng là tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và
tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) đều là những con số dương. Chứng tỏ rủi ro trong
công tác vận hành công ty hiện tại là tương đối nhỏ. Cùng với đó ROE luôn lớn hơn
ROA qua các năm, đồng nghĩa với việc công ty đã thành công trong việc huy động
vốn của cổ đông để kiếm lợi nhuận với tỷ suất cao hơn tỷ lệ tiền lãi mà công ty phải
trả cho các cổ đông.
Dưới đây là cơ cấu doanh thu năm 2015 của Haindeco. Có thể thấy lĩnh vực
sản xuất vật liệu xây dựng mà đứng đầu là bê tông nhựa nóng chiếm tỷ trọng 72%
trong cơ cấu doanh thu thuần của công ty. Đây cũng là lĩnh vực thế mạnh mà công

ty tập trung đầu tư nhất và dự kiến phát triển sản phẩm ra thị trường quốc tế. Tuy
nhiên, quá trình phát triển của sản phẩm vẫn đang được nghiên cứu và xem xét kỹ
do đặc thù riêng của sản phẩm này và những vấn đề liên quan đến công nghệ, vốn
đầu tư.
Bảng 4: Cơ cấu doanh thu thuần năm 2015 (Tỷ đồng)
Sản xuất thảm bê tông nhựa nóng
Khai thác, chế biến đá
Xây lắp công trình
Xuất khẩu lao động
Cho thuê văn phòng và thiết bị
Các lĩnh vực khác

250
33
60
4.5
1
0.5
Nguồn: Số liệu phòng Kế toán Tài vụ

15


Biểu đồ 1: Cơ cấu doanh thu thuần năm 2015
1.2.2 Tình hình thị trường hiện nay
1.2.2.1 Lĩnh vực Công nghiệp xây dựng
- Tình hình trong nước:
Công ty cổ phần Chứng Khoán FPT (FPTS) vừa công bố Báo cáo về ngành
xây dựng, theo đó FPTS cho rằng trong thời gian tới các ngành Xây Dựng (dân
dụng, công nghiệp, cơ sở hạ tầng) đều có triển vọng tích cực.

Đối với lĩnh vực xây dựng Dân Dụng
Tính tới năm 2020, nước ta sẽ có khoảng 4,2 triệu người lao động có nhu cầu
về nhà ở tương đương với nhu cầu khoảng 33,6 triệu m2. Trong đó, theo ước tính
nước ta sẽ cần khoảng 430.000 căn hộ cho người có thu nhập thấp, tương ứng với
17,8 triệu m2 và vốn đầu tư khoảng 100.000-120.000 tỷ.
Tình hình kinh tế nước ta ngày càng được cải thiện, cũng với sự hỗ trợ của
chính phủ từ việc hạ lãi suất cơ bản và các chính sách kích cầu. Tình hình thị trường
BĐS đã ấm lên vào thời điểm năm 2015 và dự kiến sẽ còn phát triển trong năm tới.

16


Đối với lĩnh vực xây dựng Công Nghiệp, lượng vốn đầu tư vào ngành công
nghiệp sản xuất luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu vốn FDI (40-50%), tương
đương với lượng giải ngân trung bình 4-5 tỷ USD/năm. Tính đến cuối tháng 10 năm
2015, Việt Nam đã ký kết 10 FTA và gần đây nhất vừa hoàn tất đàm phán 2 FTA
(gồm FTA với Liên minh Châu Âu và Hiệp định Đối tác Chiến lược xuyên Thái
Bình Dương - TPP) cùng với những cải thiện về hệ thống logistics và môi trường
kinh doanh. Vì vậy, triển vọng của ngành xây dựng công nghiệp được đánh giá khả
quan trong những năm tới.
Triển vọng của ngành xây dựng cơ sở hạ tầng cũng được FPTS đánh giá
tích cực. Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 40% số lượng đường bộ trong hệ
thống giao thông có chất lượng thấp và rất thấp. Do đó, lượng vốn ước tính cần cho
việc nâng cấp hệ thống đường bộ sẽ đạt 48-60 tỷ USD cho đến năm 2020, tương
đương với nhu cầu đầu tư hàng năm vào khoảng 202.000 tỷ VNĐ/năm.
Cùng với đó Cơ sở hạ tầng là một trong số các nhân tố tạo nên sự hấp dẫn với
FDI nên thực tế cũng cho thấy những quốc gia nào mà cơ sở hạ tầng yếu kém rất
khó thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, khi đã không thu hút được đầu tư nước
ngoài thì khả năng tạo cơ sở hạ tầng cũng rất hạn chế. Do đó để phá vỡ cái vòng
luẩn quẩn này cần đi trước một bước, tiến hành đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp

cơ sở hạ tầng, đáp ứng yêu cầu FDI đặt ra với lĩnh vực này. Và một trong những
việc cần đầu tư nâng cấp là cơ sở hạ tầng đường sá, giao thông vận tải hải bởi số
lượng FDI có tăng lên hay không theo thời gian còn phụ thuộc vào sự thoả mãn
thường xuyên về cơ sở hạ tầng như đường xá, giao thông vận tải, thông tin liên lạc.
- Nói riêng thị trường xây dựng khu vực tỉnh Hà Tĩnh và các tỉnh lân cận:
Khu kinh tế Vũng Áng được Thủ tướng Chính phủ thành lập tại Quyết định số
72/2006/QĐ-TTg ngày 03/4/2006 có diện tích 22.781ha với mục tiêu xây dựng,
phát triển thành KKT đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là: (1) phát triển các
ngành công nghiệp luyện kim gắn với lợi thế về tài nguyên, nguồn nguyên liệu; các
ngành công nghiệp gắn với khai thác cảng biển, công nghiệp thép, trung tâm nhiệt
điện và lọc hóa dầu, (2) phát triển đồng bộ khu liên hợp cảng Vũng Áng - Sơn

17


Dương bao gồm việc đầu tư và khai thác có hiệu quả khu liên hợp cảng, phát triển
dịch vụ cảng và các dịch vụ vận tải biển để tạo thành một trong những cửa ngõ ra
biển quan trọng ở Bắc Trung Bộ, (3) xây dựng khu đô thị mới Vũng Áng, đồng thời
ưu tiên phát triển các khu du lịch sinh thái, du lịch nghĩ dưỡng biển trở thành các
điểm du lịch quan trọng trong tuyến du lịch ven biển Bắc Trung Bộ. Những năm
vừa qua, việc phát triển khu kinh tế Vũng Áng là bước tạo đà cho Haindeco khi
được là một trong những đối tác trong việc cung cấp vật liệu xây dựng và thi công
công trình xây dựng công nghiệp. Cùng với đó, việc phát triển khu nhà ở cho hàng
nghìn công nhân cũng được Haindeco đấu thầu thành công gói thầu xây lắp. Hệ
thống cơ sở hạ tầng đường bộ của khu kinh tế đang ngày càng được hoàn thiện và
nâng cấp, trong đó Xí nghiệp sản xuất bê tông Asphalt là đối tác thực thi chính của
các công trình nâng cấp cơ sở hạ tầng đường bộ cùng với các nhà thầu phụ khác.
Ngoài ra, Haindeco đang tiếp tục tập trung phát triển sản phẩm bê tông nhựa
nóng để đấu thầu cho các gói thầu cơ sở hạ tầng đường bộ của thành phố Hà Tĩnh,
các khu công nghiệp ở Nghệ An,Thanh Hóa, các tỉnh lân cận khác.

Về thị trường Quốc tế:
Có thể thấy rõ tiềm năng trong việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đường sá
không chỉ ở trong nước. Gần nhất là các quốc gia láng giềng như Lào, Campuchia,
…hiện nay cũng đang trong quá trình hội nhập và rất cần nâng cao chất lượng cơ sở
hạ tầng để thu hút vốn đầu tư. Đó sẽ là một thị trường lớn cho các công ty xây dựng
của Việt Nam đầu tư và phát triển mở rộng.
Haindeco có một đội ngũ làm dự án nghiên cứu và phát triển sản phẩm để đưa
sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Hiện tại, công ty đã phân phối được sản phẩm
vật liệu xây dựng sang thị trường các nước lân cận như Lào, Campuchia, … và
trong kế hoạch dài hạn, sản phẩm của Haindeco sẽ được phân phối rộng rãi trên thị
trường Quốc tế.
1.2.2.2 Lĩnh vực Xuất khẩu lao động
Thị trường xuất khẩu lao động có thể coi là một thị trường hết sức rộng lớn.
Trong điều kiện hiện nay, khi ta nắm trong tay nguồn lao động dồi dào, chất lượng

18


×