Contents
1
Lời mở đầu
Ngành công nghiệp ô tô là một trong những ngành hết sức
quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Một ngành công nghiệp
ô tô vững mạnh sẽ càng khẳng định sức mạnh và vị thế của
một quốc gia. Phát triển ngành này cũng là một mục tiêu
chính để xây dựng một đất nước công nghiệp hóa hiện đại
hóa và trở thành một nước phát triển. Sức ảnh hưởng của
ngành công nghiệp ô tô đến các ngành khác như hóa dầu,
thép, dịch vụ…. là vô cùng lớn, thể hiện là một ngành mũi
nhọn của quốc gia. Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam luôn
được chính phủ quan tâm tạo điều kiện rất lớn để thu hút vốn
đầu tư của các quốc gia có ngành công nghiệp ô tô lớn mạnh.
Trong quá trình hội nhập, các doanh nghiệp trong nước cũng
đã liên doanh với các thương hiệu ô tô lớn để thu hút đầu tư,
chuyển giao công nghệ, học tập và ứng dụng các công nghệ
kỹ thuật cao. Đó là những hướng đi đúng của chính phủ và
các doanh nghiệp để xây dựng một ngành công nghiệp vũng
mạnh. Việt Nam một quốc gia đang trong quá trình phát triển,
với một thị trường tiêu thụ ô tô đầy tiềm năng, nguồn lao
động có tay nghề… đây là lợi thế để Việt Nam có thể thu hút
đầu tư, sự gia nhập của các thương hiệu lớn trên thế giới.
Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều muốn
mở rộng quan hệ với các quốc gia trên thế giới. Việt Nam là
một quốc gia đang phát triển việc đi đàm phán, tham gia vào
các tổ chức, các khối kinh tế, các hiệp định thương mai tự do
là điều mà chính phủ luôn đặt lên hàng đầu. Thế giới đang
2
dần xích lại gần nhau hơn về các mặt kinh tế, xã hội, quân
sự… là nhờ vào các tổ chức mà ở đó các thành viên cùng ngồi
lại đàm phán các Hiệp định sao cho các bên cùng có lợi. Ngày
nay, sự ra đời của các tổ chức kinh tế, các hiệp định thương
mại tự do song phương, đa phương đã tạo cơ hội phát triển rất
lớn cho các quốc gia. Trên đà phát triển, Việt Nam luôn tích
cực trong quá trình hội nhập, mang về cho quốc gia những vị
thế lớn trên thế giới. Sau 30 năm mở cửa nền kinh tế, Việt
Nam đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trên sân
chơi thế giới. Một số những thành tựu Việt Nam đã đạt được
trong quá trình đi hội nhập đàm phán đó là các tổ chức, diễn
đàn kinh tế lớn như WTO, APEC…, các hiệp định thương mại
tư do ( Việt Nam – EU, Việt Nam- Hàn Quốc)……
Tuy nhiên sự kiện đáng chú ý nhất , ngày 4/2/2016, Hiệp
định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một trong những
hiệp định được coi là hiệp định thế kỷ, các nước thành viên đã
cùng thống nhất về các điều khoản và chỉ còn chờ ngày các
chính phủ các nước thông qua để Hiệp định TPP có hiệu lực.
Một hiệp định lớn, một sân chơi lớn sẽ đem lại rất nhiều cơ hội
, nhưng bên cạnh đó sẽ là các thách thức nếu các quốc gia
đánh mất. Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam cũng sẽ chịu ảnh
hưởng đáng kể từ hiệp định TPP.
Vậy nên, em đã chọn đề tài “Ngành công nghiệp ô tô tại
Việt Nam trước ngưỡng cửa Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình
Dương (TPP) có hiệu lực” để làm rõ hơn những cơ hội và thách
thức, những sự thay đổi khi Việt Nam gia nhập TPP so với thực
trạng ngành công nghiệp ô tô hiện nay.
3
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ
XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP)
1.1 HIỆP ĐỊNH TPP LÀ GÌ ?
Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương ,TPP viết
tắt
của
Trans
–
Pacific
Strategic
Economic
Parnership
Agreement. Hiệp định TPP là thỏa thuận tự do thương mại
giữa 12 quốc gia với mục đích hội nhập nền kinh tế khu vực
Châu Á – Thái Bình Dương. 12 quốc gia bao gồm Australia
(AU), Brunei (BN), Chile (CL), Japan (JP), Malaysia (ML), Mexico
(MX), New Zealand (NZ), Peru (PE), Singapore (SG), Vietnam
(VN), United States (US). TPP là một hiệp định thương mại tự
do đa phương theo cơ chế mở, bao gồm không chỉ các vấn đề
mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ mà còn cả những lĩnh
vực phi thương mại khác. Theo ước tính, sau khi có hiệu lực ,
TPP sẽ trở thành một hiệp định có sức ảnh hưởng vô cùng lớn.
Sức ảnh hưởng của TPP là khu vực thương mai tự do lớn nhất
thế giới với gần 800 triệu dân.
TPP là hiệp định được đàm phán giữa 12 quốc gia tham gia
với mục tiêu chính được các nước đàm phám. Trong đó có một
số các lĩnh vực rất được quan tâm như là xóa bỏ các loại thuế
và rào cản cho hàng hóa, thiết lập những tiêu chuẩn cao
nhằm tăng cường thương mại và đầu tư, thị trường tài chính,
sở hữu trí tuệ, môi trường, chất lượng nguồn gốc sản phẩm,
chất lượng thực phẩm hay an toàn lao động… Hiệp định TPP
5
được kỳ vọng là một trong những hiệp định có sức ảnh hưởng
lớn của thế kỷ 21. Điều này hoàn toán có cơ sở khi phạm vi
của Hiệp định gồm hầu hết các lĩnh vực có liên quan tới
thương mại, trong đó có nhiều lĩnh vực mới như môi trường,
lao động, các vấn đề xuyên suốt liên quan đến thương mại
như chuỗi cung ứng, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
1.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ XUYÊN
THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP)
1.2.1
Quá trình hình thành Hiệp định TPP
Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) hiện
nay có nguồn gốc từ Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược
Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic
Partnership Agreement – còn gọi là P4) - một Hiệp định
thương mại tự do được ký kết ngày 3/6/2005, có hiệu lực từ
28/5/2006 giữa 4 nước Singapore, Chile, New Zealand, Brunei
Ban đầu , Hiệp định TPP giữa 4 nước thành viên đàm phán về
các vấn đề , bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ, vệ sinh an toàn
thực phẩm, rào cản kỹ thuật, chính sách cạnh tranh, sở hữu
trí tuệ, mua sắm chính phủ và minh bạch hóa. Ngoài ra, còn
có một chương về hợp tác và 02 văn kiện đi kèm về Hợp tác
Môi trường và Hợp tác Lao động. Điểm nổi bật nhất của Hiệp
định dưới sự đàm phán của 4 nước thành viên là tự do hóa rất
lớn về hàng hóa. Thuế nhập khẩu được xóa bỏ hoàn toàn và
nó được các nước thành viên thống nhất có hiệu lực ngay khi
hiệp định có hiệu lực. Về dịch vụ, các thành viên nhất trí thực
6
hiện tự do hóa mạnh theo phương thức chọn-bỏ. Theo đó, tất
cả các ngành dịch vụ đều được mở, trừ những ngành nằm
trong danh mục loại trừ.
Tháng 9 năm 2008, Mỹ tuyên bố tham gia TPP. Ngay sau đó,
tháng 11 năm 2008, Úc và Pê-ru cũng tuyên bố tham gia TPP.
Tại buổi họp báo công bố việc tham gia của Úc và Pê-ru, đại
diện các bên khẳng định sẽ đàm phán để thiết lập một khuôn
khổ mới cho TPP. Kể từ đó, các vòng đàm phán TPP được lên
lịch và diễn ra cho đến nay. Đầu năm 2009, Việt Nam quyết
định tham gia Hiệp định TPP với tư cách thành viên liên kết.
Việt Nam tham gia Hiệp định TPP dưới lời mời của Mỹ , ngay
cả khi chưa là thành viên của TPP , Mỹ đã ngỏ ý mời Việt Nam.
Năm 2010, sau 3 phiên đàm phán Việt Nam chính thức chở
thành thành viên của TPP , trước đó không lâu Malaysia cũng
đã tham gia vào TPP nâng tổng số thành viên lên 9 nước .
Hiệp định TPP được kỳ vọng là một trong những hiệp định
có sức ảnh hưởng lớn của thế kỷ 21. Điều này hoàn toán có cơ
sở khi phạm vi của Hiệp định gồm hầu hết các lĩnh vực có liên
quan tới thương mại, trong đó có nhiều lĩnh vực mới như môi
trường, lao động, các vấn đề xuyên suốt liên quan đến thương
mại như chuỗi cung ứng, doanh nghiệp vừa và nhỏ v.v…
Tháng 06/2012, Mexico và Canada lần lượt nhận lời mời
tham gia hiệp định TPP và bắt đầu chính thức tham gia đàm
phán từ vòng đàm phán thứ 13 tại Auckland (New Zealand).
7
Tháng 07/2013, Nhật Bản tham gia đàm phán Hiệp định
Đối tác xuyên Thái Bình Dương và trở thành thành viên thứ 12
của hiệp định này.
Kể từ tháng 03/2010 khi đàm phán TPP chính thức khởi
động tại Melbourne, Australia sau các cuộc họp ở nhiều cấp
khác nhau, 12 nước thành viên trải qua 19 phiên đàm phán
chính và nhiều phiên không chính thức. Tuy nhiên tiến trình
đàm phán gặp phải bế tắc
nhiều lần do các nước thành viên chưa tìm được tiếng nói
chung trong nhiều vấn đề như bảo trợ hàng hóa nội địa, giảm
thuế xuất nhập khẩu,…
Ngày 05/10/2015, tại Atlanta, Bộ trưởng của 12 nước thành
viên tham gia hiệp định TPP chính thức thông báo hoàn thành
các thỏa thuận liên quan đến hiệp định này và tuyên bố kết
thúc quá trình đàm phán. Đây là một bước ngoặt lớn đánh
dấu sự phát triển của một mô hình mới về hợp tác kinh tế khu
vực và hứa hẹn trở thành hạt nhân để hình thành một Khu vực
Mậu dịch tự do cho châu Á – Thái Bình Dương trong tương lai.
1.2.2
Quá trình Việt Nam gia nhập Hiệp định TPP
Trong buổi họp báo cung cấp thông tin kết thúc đàm phán
Hiệp định TPP cuối tuần qua, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần
Quốc Khánh cho biết TPP khởi đầu có 4 nước tham gia là
Brunei, Chile, New Zealand và Singpore, vì vậy được gọi là
Hiệp định P4. Tháng 9/2008, Mỹ tuyên bố tham gia, nhưng
8
các bên sẽ đàm phán một hiệp định hoàn toàn mới, gọi là
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương. Sau đó các nước
Australia, Peru cũng tuyên bố tham gia.
Ngay từ khi TPP được hình thành, Việt Nam đã được các
nước TPP mời tham gia. Việt Nam đã tham gia đàm phán ngay
từ những ngày đầu nhưng chưa phải thành viên chính thức mà
là thành viên liên kết. Sau 3 phiên tham dự với tư cách thành
viên liên kết, Việt Nam chính thức tham gia TPP từ tháng
11/2010.
Ngày 04 tháng 02 năm 2016, Bộ trưởng phụ trách thương
mại của 12 nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình
Dương (TPP) gồm Ốt-xtrây-lia, Bru-nây, Ca-na-đa, Chi-lê, Nhật
Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Pê-ru, Xinh-ga-po, Hoa
Kỳ và Việt Nam đã tham dự Lễ ký kết để xác thực lời văn Hiệp
định TPP tại Auckland, Niu Di-lân. Sau khi ký chính thức, các
nước sẽ tiến hành thủ tục phê chuẩn Hiệp định theo quy định
của pháp luật nước mình. Hiệp định sẽ có hiệu lực sau 60
ngày kể từ ngày nhận được thông báo sau cùng bằng văn bản
về việc các Bên đã hoàn thành thủ tục pháp lý nội bộ.
1.3 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ
XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP)
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) bao gồm 5
đặc điểm chính và 30 chương với các lộ trình cam kết đi kèm,
trong đó 5 chương trực tiếp liên quan đến vấn đề trao đổi
hàng hóa và dịch vụ, các chương còn lại là vấn đề tiêu chuẩn
và quy định về dịch vụ tài chính, đầu tư, môi trường, chất
lượng lao động, thương mại điện tử, chính sách cạnh tranh,
9
giải quyết tranh chấp, biện pháp phòng vệ thương mại,
thương mại dịch vụ xuyên biên giới, doanh nghiệp nhà nước...
Có 5 đặc điểm chính làm cho TPP được đánh giá là hiệp định
quan trọng của
thế kỷ 21, tạo ra những tiêu chuẩn
mới về thương mai nhưng bên cạnh đó vẫn đề cập đến những
vấn đề phi thương mai.
•
Thứ nhất, tiếp cận thị trường một cách toàn diện. Các
nước thành viên thông qua hiệp định TPP sẽ cùng thống
nhất cắt bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối
với các hàng hóa và dịch vụ nhằm tạo cơ hội và các lợi
thế cho doanh nghiệp, người lao động, người tiêu dung
•
của các nước thành viên.
Thứ hai, tiếp cận mang tính khu vực trong việc đưa ra
các cam kết. Hiệp định TPP được ký kết tạo thuận lợi cho
việc phát triển sản xuất và dây chuyền cung ứng, đẩy
mạnh tính hiệu quả và hỗ trợ thực hiện mục tiêu về việc
làm, nâng cao mức sống của người dân, tạo cơ hội thuận
•
lợi cho việc hội nhập mở rộng thị trường trong nước.
Thứ ba, Giai quyết các thách thức mới đổi với thương
mai. Sau khi được ký kết, mục tiêu của hiệp định là thúc
đẩy việc đổi mới , tăng năng suất và tính cạnh tranh
thông qua việc giải quyết các vấn đề mới trong đó bao
gồm việc phát triển nền kinh tế số và vai trò ngày càng
tăng của các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế
•
toàn cầu.
Thứ tư, bao hàm toàn bộ các yếu tố liên quan đến
thương mại. Các yếu tố được các bên đàm phán đàm bảo
vẫn đủ các yếu tố liên quan đến thương mai và các
10
doanh nghiệp mọi quy mô đều có thể hưởng lợi từ
•
thương mai .
Thứ năm, nền tảng cho hội nhập khu vực, các quốc gia
trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương qua hiệp định
TPP sẽ hội nhập kinh tế khu vực và xây dựng để bao hàm
cả nhũng nền kinh tế khác xuyên khu vực.
Các thành viên TPP cùng thỏa thuận tập trung đến việc tiệp
cận thị trường một cách sâu rộng và toàn diện của các quốc
gia thành viên dựa trên việc cắt giảm thuế quan và hang rào
phi thuế quan. Điều này có hiệu lực ngay sau khi Hiệp đinh
TPP được ký kết, các quốc gia thành viên đã cùng thống nhất
phải đưa thuế xuất nhập khẩu nhiều mặt hàng về bằng 0%
đồng thời tiến tới xóa bỏ mọi rào cản trong giao thương hàng
hóa và dịch vụ. Hiệp định TPP có những điểm mới so với các
FTA trước đây, đó là sự tham gia của các đối tượng liên quan
như doanh nghiệp. hiệp hội, các tổ chức xã hội… Trong quá
trình đàm phán, mỗi phiên đàm phán các đối tượng tượng
trên luôn được tạo cơ hội để trao đổi thông tin cũng như bày
tỏ quan điểm và nguyện vọng đối với các nội dung đàm phán
của Hiệp định thông qua các buổi hội thảo và diễn đàn dành
cho các đối tượng liên quan được tổ chức bên lề các phiên
đàm phán. Điều mà TPP muốn hay có thể coi là tham vọng, đó
là thiết lập được các chuẩn mực cao và toàn diện cho sự hợp
tác của các quốc gia thành viên, chính vì vậy nó gần như bao
phủ toàn bộ mọi hoạt động của nền kinh tế.
Một trong những nội dung của Hiệp định TPP, đó là giải
quyết các vấn đề liên quan đến thương mại của mỗi quốc gia.
11
Để giải quyết vấn đề các bên tham gia TPP đã nhất trí xóa bỏ
hoặc cắt giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế quan đối
với hàng hóa công nghiệp và xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan
cùng với đó là các chính sách mang tính hạn chế khác đối với
hàng hóa nông nghiệp. Hiệp định TPP sẽ luôn đảm bảo cho
nền kinh tế các bên tham gia phát triển ở mọi cấp độ và mọi
quy mô doanh nghiệp đều có thể tận dụng và hưởng đầy đủ
các lợi ích mà hiệp định TPP mang lại.
Một trong những sự khác biệt của Hiệp định TPP , đó là nội
dung của TPP không chỉ dừng lại dừng lại ở các vấn đề liên
quan đến thương mại mà còn hết sức toàn diện với nhiều vấn
đề phi thương mại hướng tới sự phát triển hợp tác sâu rộng và
lâu dài. Hiệp định này hướng tới sự thay đổi một cách toàn
diện không chỉ có các vấn đề về kinh tế mà nó còn bao gồm
các vấn đề môi trường, đạo đức kinh doanh và văn hóa…
Theo đó, TPP thống nhất nhiều luật lệ, quy tắc chung được áp
dụng đối với các quốc gia thành viên như chất lượng sản
phẩm, sở hữu trí tuệ, vấn đề lao động, bảo vệ môi trường của
các quốc gia thành viên phải được quy định và giám sát theo
một tiêu chuẩn chung. Ngoài ra, Hiệp đinh TPP còn tạo điều
kiện phát triển thuận lợi cho sản xuất và các dây chuyền cung
ứng. Điều này giúp cho các quốc gia có cơ hội trở thành một
mắt xích trong một chuỗi cung ứng của một sản phẩm có quy
mô lớn. TPP sẽ có những chế tài để can thiệp vào chính các
luật lệ của mỗi quốc gia với mục đích hoàn thiện hệ thống
luật pháp các nước. Các quốc gia thành viên thống nhất
những điều luật, trong số đó có những điều luật được quy định
12
trong TPP gián tiếp ảnh hưởng đến sự thay đổi các chế độ
pháp lý và quy định luật pháp của mỗi quốc gia . Điều này sẽ
buộc các bên tham gia sẽ phải điều chỉnh và hoàn thiện hệ
thống pháp luật của nước mình sao cho phù hợp với các nội
dung đàm phám. Các quốc gia trong TPP phải luôn chú trọng
đến vấn đề này nếu không muốn gặp bật lợi khi Hiệp định bắt
đầu có hiệu lực. Có thể nói, hiệp định TPP có một nội dung sâu
rộng không chỉ đơn thuần là một hiệp định thương mai tự do.
Các quốc gia thành viên khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
qua Hiệp định TPP đã cùng nhau tạo nên sự liên kết, nền tảng
hội nhập toàn diện đồng thời đánh dấu sự phát triển mới
trong các quy tắc thương mại với tiêu chuẩn cao hơn về nhiều
lĩnh vực tác động đến nền kinh tế của mỗi quốc gia.
1.4 NHỮNG ẢNH HƯỞNG CHUNG CỦA HIỆP ĐỊNH TPP ĐẾN NỀN
KINH TẾ VIỆT NAM
Hiệp định TPP là một hiệp định toàn diện vời nhiều các lĩnh
vực liên quan đến thương mai và phi thương mại, các bên
tham gia đàm phán dựa vào lợi ích và trình độ phát triển của
các nước tham gia. Các quốc gia tham gia vào hiệp định TPP
các nước trong đó có Việt Nam sẽ nhận được các cơ hội để
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống,
tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao chất lượng lao động và
hoàn thiện hệ thống pháp luật. Năm 2007, Việt Nam đã đánh
dấu một mốc lịch khi chúng ta tham dự vào tổ chức thương
mai thế giới WTO. Khi gia nhập vào tổ chức WTO , Việt Nam
13
đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn về các lĩnh vực thương
mai. Nhưng tổ chức WTO vẫn còn nhiều nhược điểm do hệ
thống nhiều thành viên khá cồng kềnh và mất thời gian. Hiệp
định TPP tỏ ra ưu việt hơn so với WTO và các hình thức hợp
tác khác hiện nay bởi nó thiết lập được sự đồng thuận với
phạm vi can thiệp sâu hơn liên quan đến rất nhiều vấn đề đối
với các quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam như chính
sách đầu tư, chất lượng sản phẩm, kiểm soát các công ty nhà
nước, bảo vệ môi trường,… Tuy nhiên, bên cạnh các cơ hội thì
cũng không ít những thách thức đang chờ đón các quốc gia
trong đó có Việt Nam
1.4.1
Cơ hội của Việt Nam khi gia nhập hiệp định
TPP
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển. Chúng ta vô
cùng tích cực tham gia đàm phán các Hiệp định tự do thương
mại song phương và đa phương. Mục đích của việc ký kết
được nhiều Hiệp định thương mai là đem lại như lợi thế nhất
định khi Việt Nam tham gia vào thị trường thương mại thế
giới. Hiệp định TPP là bước ngoặc trong cả một quá trình tham
gia đàm phám, Hiệp định TPP sẽ đem lại nhiều lợi thế cho các
quốc gia tham gia trong đó có Việt Nam.
•
Thứ nhất, mở rộng thị trường xuất khẩu nhất là thị
trường nông nghiệp. Việt Nam từ khi hội nhập với các
khu vực thì ngành nông nghiệp luôn là một trong những
ngành hàng mũi nhọn của Việt Nam. Đặc biệt, 2 trong 12
14
thành viên của TPP là Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ chính là
những thị trường chính mà Việt Nam hướng tới
Hình 1.1. Tỷ trọng xuất khẩu một số nông sản chủ
lực sang TPP trong tổng xuất khẩu của Việt Nam
Nguồn : Cục hải
quan Việt Nam
Theo hình 1.1, Việt Nam có lợi thế khi xuất khẩu các mặt
hàng nông sản như Gỗ, thủy sản…. sang thị trường các
nước trong Hiệp định TPP. Thứ nhất, Gỗ và các sản phẩm
từ gố chiếm tỷ trọng lên đến 59,1% trên tổng xuất khẩu.
Thứ hai, là thủy sản khi ngành hàng Thủy sản đạt 46,8%
và thứ ba là hạt điều đạt 42,5% trên tổng xuất khẩu của
Việt Nam. Qua đó ta thấy được lợi thế của Việt Nam đối
với các mặt hàng nông sản khi xuất khẩu sang các thị
trường các nước TPP. Ngoài ba mặt hàng, có tỷ trọng
15
xuất khẩu sang thị trường TPP cao thì những mặt hàng
như gạo, cà phê, hạt tiêu vẫn là lợi thế của ngành nông
nghiệp Việt Nam khi bước chân vào thị trường gồm các
cường quốc mạnh về nhiều ngành.
Hình 1.2. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng chủ lực sang
thị trường TPP giai đoạn 2009-2014
Nguồn: Báo cáo Bộ Công Thương
năm 2014
Theo hình 1.2, các nước TPP đang là những thị trường
xuất khẩu quan trọng của Việt Nam trong những năm
vừa qua. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ
lực sang thị trường TPP giai đoạn 2009-2014 có xu hướng
tăng trưởng, ngoại trừ mặt hàng gạo. Giá trị xuất khẩu
của Việt Nam cao nhất ở mặt hàng thủy sản và gỗ. với
tốc độ tăng trưởng xuất khẩu lần lượt là 14.7% và 17.6%.
16
Hạt tiêu và hàng rau quả là hai mặt hàng có tốc độ tăng
trưởng bình quân về giá trị xuất khẩu sang thị trường
này giai đoạn 2009-2014 cao nhất so với các mặt hàng
còn lại, lần lượt là 40.8% và 22.9%. Xuất khẩu gạo có xu
hướng giảm trong giai đoạn này, tốc độ tăng bình quân
cả giai đoạn đạt -2.6%.
Về cơ cấu sản phẩm, có thể thấy rằng, gỗ và các sản
phẩm từ gỗ, hàng thủy sản, hạt điều là các nông sản chủ
lực xuất khẩu sang TPP. Giá trị xuất khẩu tuyệt đối của
gỗ và thủy sản cũng tăng nhanh trong giai đoạn 20092014. cơ hội tăng mạnh xuất khẩu nông sản không cao
do hầu hết các nông sản của Việt Nam xuất các thị
trường thực tế đã đang được hưởng mức thuế suất gần
bằng 0, vì vậy có TPP hay không cũng không quan trọng.
Các mặt hàng nông sản Việt nam được hưởng lợi nhiều
nhất có thể là thủy sản, sản phẩm gỗ, gạo, rau quả cụ
thể như sau. Đối với mặt hàng gạo, Việt Nam có cơ hội
lớn nếu có thể xuất sang Nhật Bản trong trường hợp nếu
thuế suất giảm từ 367% xuống 0%. Nhưng cơ hội này rất
nhỏ khi gạo được xem làm 1 sản phẩm có ý nghĩa chính
trị vô cùng quan trọng của Nhật Bản. Malaysia cũng là
một thị trường có nhiều tiềm năng. Thứ hai, rau quả
cũng làm mặt hàng có nhiều tiềm năng xuất khẩu sang
Hoa Kỳ, Canada và Mexico. Thứ ba, Ngành đồ gỗ và rau
quả: tác động chưa rõ ràng, do xuất khấu và nhập khẩu
•
đều bị tác động bởi TPP.
Thứ hai , TPP giúp Việt Nam cân bằng được quan hệ
thương mại đối với các thị trường trên thế giới, điều này
17
hạn chế được sự phụ thuộc quá mức vào một thị trường
nhất định. Hiện nay thị trường Đông Á như ASEAN, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông đang
chiếm tỷ trọng trong kim ngạch xuất nhập khẩu của
nước ta, trong đó xuất khẩu luôn ở trên mức 60%, nhập
khẩu lên tới 75%. Tuy nhiên, nếu thị trường Đông Á gặp
biến động hoặc có các tác động bất lợi thì có thể xảy ra
rất nhiều rủi ro với nền kinh tế. Việc tham gia hiệp định
TPP giúp đa dạng hơn các thị trường mục tiêu đồng thời
hạn chế việc phụ thuộc và sự mất cân đối trong tình
•
trạng xuất nhập khẩu hiện nay.
Thứ ba, dù đã ký kết rất nhiều các hiệp định thương mại
tự do FTA việc cắt giảm hoặc xóa bỏ hoàn toàn các loại
thuế và rào cản thương mại thông qua TPP được xem là
cú hích thực sự cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam,
đặc biệt là đối với các thị trường lớn và nhiều tiềm năng
phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Australia… Việc tham gia
vào TTP đem đến cơ hội cho Việt Nam thúc đẩy sản
xuất và đầu tư, trong đó các ngành được hưởng lợi
nhiều nhất đó chính là mặt hàng chủ lực như dệt may,
giày dép, thủy hải sản, điện tử, nông sản nhiệt đới bởi
mức thuế thấp hoặc xóa bỏ hoàn toàn 0% ngay khi TPP
được ký kết, điều này giúp mở rộng thị phần và nâng
cao năng lực cạnh tranh của các mặt hàng này tại thị
trường của các nước thành viên TPP, đặc biệt là các thị
•
trường lớn như Mỹ.
Thứ tư, Hiệp định TPP tăng cường thu hút vốn đầu tư
nước ngoài (FDI) thông qua việc cải thiện môi trường
18
đầu tư và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Điều này giúp
mở ra cơ hội hợp tác của Việt Nam với các công ty, tập
đoàn lớn của các quốc gia thành viên trong TPP, từ đó
thúc đẩy một làn sóng đầu tư mới, cải thiện năng lực
sản xuất, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, tận dụng
các cơ hội xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh,
•
quá trình chuyển giao công nghệ.
Thứ năm, hiệp định TPP giúp cho các quốc gia thành
viên, trong đó có Việt Nam phân bổ và cơ cấu lại nguồn
lực một cách hiệu quả hơn đồng thời thúc đẩy việc đổi
mới mô hình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Không
chỉ có vậy với các nội dung cam kết sâu rộng, TPP mang
đến khả năng hoàn thiện thể chế và hệ thống pháp luật,
đẩy mạnh cải cách hành chính hướng tới một môi
trường thuận lợi, cạnh tranh bình đẳng và minh bạch
hóa hơn. Ngoài ra, TPP còn thúc đẩy kiểm soát các vấn
đề liên quan đến bảo vệ môi trường, chất lượng sản
•
phẩm, quyền lợi và an toàn lao động…
Thứ sáu, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương giúp
cho người tiêu dùng trong nước có cơ hội tiếp cận và sử
dụng các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao với giá
thành rẻ hơn, đồng thời đảm bảo vệ sinh an toàn hơn
với các mặt hàng thực phẩm bởi các quy định tiêu
chuẩn được áp dụng cho các nước thành viên TPP. Đồng
thời giá lao động của Việt Nam được tăng lên để xóa
dần khoảng cách với các nước phát triển khác trong
TPP, cải thiện quyền lợi của người lao động.
19
1.4.2
Thách thức của Việt Nam khi gia nhập hiệp
định TPP
Bên cạnh những thuận lợi mà hiệp định TPP mang lại cho
Việt Nam thì sân chơi nào cũng có những thách thức mà
chúng ta sẽ gặp phải khi hiệp định TPP chính thức có hiệu lực.
Những thách thức đó là gì, liệu ảnh hưởng lớn đến Việt Nam
và làm cách nào để khắc phục các bất lợi đó là cả một quá
trình phải phối hợp giữa các chính sách của nhà nước và các
doanh nghiệp.
•
Thứ nhất, nhiều ngành nghề chịu tác động trực tiếp của
các điều khoản quy định nghiêm ngặt về nguồn gốc
xuất xứ của sản phẩm, trong đó có ngành dệt may bởi
hoạt động xuất khẩu của nước ta phụ thuộc khá nhiều
vào việc nhập khẩu nguyên liệu và hàng hóa trung gian.
Chính vì vậy mà nhiều loại hàng xuất khẩu hiện tại có
thể không đáp ứng được các quy định này từ hiệp định
•
TPP, đòi hỏi phải tái cơ cấu và tìm ra hướng đi mới.
Thứ hai, đó chính là sự cạnh tranh đến từ các quốc gia
thành viên trong TPP, trong đó đặc biệt là đối với các
mặt hàng thực phẩm, nông sản như thịt lợn, thịt gà, thịt
bò, đậu tương, đường, rượu và hóa phẩm tiêu dùng hay
sản phẩm công nghiệp như ô tô, máy móc thiết bị bởi
sản phẩm cùng loại nhưng chất lượng cao hơn và giá
thành cạnh tranh hơn. Điều này có thể khiến cho các
doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh yếu bị lấn lướt
ngay tại thị trường nội địa, thậm chí phá sản gây nên
tình trạng thất nghiệp đối với người lao động.
20
•
Thứ ba, Tham gia hiệp định TPP đặt Việt Nam trước
thách thức về yêu cầu phải xây dựng khuôn khổ pháp lý
phù hợp với định hướng của các thỏa thuận liên quan
đến hiệp định này đồng thời hoàn thiện hệ thống luật
pháp trong nước, cải cách thể chế kinh tế. Chính vì vậy
mà rất nhiều quy đinh pháp luật phải điều chỉnh và sửa
đổi cho phù hợp, đặc biệt là hệ thống pháp luật liên
•
quan đến thương mại và đầu tư.
Thứ tư, do có các điều khoản liên quan đến sở hữu trí
tuệ, nên các doanh nghiệp và người dân phải mất tiền
nhiều hơn để mua bản quyền các sản phẩm trí tuệ
trong đó có thuốc và các chế phẩm từ thuốc, phần
mềm, các ấn phẩm giải trí truyền hình, công nghệ số
bản quyền hay các ứng dụng công nghệ. Trong khi vấn
đề bản quyền và sở hữu trí tuệ tại Việt Nam còn rất
nhiều tồn đọng cần giải quyết.
21
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT
NAM
2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam bắt đầu vào năm 1991
với vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) của 2 công ty là
Mekong và VMC. Trong hơn 20 năm phát triển,
hàng loạt
hãng ô tô đã được cấp phép thành lập liên doanh tại Việt Nam
như Fiat, Ssangyong, PMC, BMW, Mazda, GM Daewoo,
Daihatsu, Toyota, Honda, Isuzu, Ford, Hino, Mercedes-Benz,
Mitsubishi và Suzuki và cũng đã “hình thành” lên 18 doanh
nghiệp FDI và 38 doanh nghiệp trong nước tham gia sản xuất
với năng lực khoảng 460 nghìn xe/năm, bao gồm đầy đủ các
chủng loại xe con, xe tải, xe khách… Và ở mức độ nào đó cũng
đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu ô-tô trong nước theo mục tiêu
đề ra mới chỉ về mặt số lượngcho thấy sự quan tâm lớn của
các doanh nghiệp ô tô lớn trên thế giới đền chúng ta. Đến
22
nay, Việt Nam có khoảng 160 doanh nghiệp lắp ráp sản xuất
ô tô ra đời, trong đó có khoảng 50 doanh nghiệp lắp ráp ô tô.
Nền tảng của các doanh nghiệp trong nước là những
doanh nghiệp cơ khí lớn trước kia làm công việc sửa chữa đại
tu xe, nay do được đầu tư bổ nâng cao năng lực sản xuất. Các
doanh nghiệp này hầu hết được tổ chức theo hướng chuyên
môn hóa một số chủng loại xe ( xe tải, xe khách…) với dây
chuyền sản xuất đơn giản như gò, hàn, sơn, lắp ráp… thiếu sự
hợp tác lẫn nhau. Trang thiết bị chủ yếu là lạc hậu, không
được đầu tư. Chỉ có một số doanh nghiệp có mức đầu tư lớn
như Trường Hải còn lại tổng giá trị tài sản mỗi doanh nghiệp
không vượt quá 20 tỷ đồng
Với việc các công ty liên doanh đầu tư vào Việt Nam, các
doanh nghiệp này sẽ đại diện cho các công ty lớn tạo nên một
sự cạnh tranh lớn trong ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam.
Tuy nhiên , hiện tại hầu hết các liên doanh mới chỉ dừng lại ở
việc lắp ráp với công nghệ từ các công ty là tương đối giống
nhau như lắp hàn khung xe, tẩy rửa sơn… Tỷ lệ nội địa hóa
các liên doanh cao nhất tại Việt Nam, đạt từ 19% đến 37% tùy
theo từng mẫu xe (theo phương pháp tính giá trị của ASEAN).
Cùng đó việc đào tạo nhân lực cũng mới chỉ đáp ứng cho công
việc lắp ráp ô tô. Trong quá trình phát triển, ngành công
nghiệp ô tô Việt Nam luôn được đánh giá là ngành xương sống
của ngành công nghiệp Việt Nam. Nói như vậy là do trong
ngành công nghiệp ô tô Việt Nam chứa đựng nhiều những
công nghệ cơ bản như chế tạo máy, luyện kim, đúc, khuôn
mẫu, vật liệu, điện tử…
23
2.2 THỰC TRẠNG NGÀNH Ô TÔ VIỆT NAM
Sau hơn 20 năm phát triển. ngành công nghiệp ô tô Việt
Nam đã có những thành tực và sự phát triển nhất định. Bước
đầu Việt Nam đã có một ngành công nghiệp “lắp ráp” ô-tô.
Chúng ta đã hình thành được một ngành công nghiệp hỗ trợ,
cung cấp một số phụ tùng cho sản xuất, lắp ráp ô-tô trong
nước. Tuy nhiên, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn còn
khá non trẻ và không được đánh giá cao. Có rất nhiều nguyên
nhân lý giải cho việc này. Một trong những lý do có thể kể đến
là ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có xuất phát điểm thấp
hơn nhiều nước trên thế giới và trong khu vực. Chúng ta có
thể có thế mạnh với nguồn lao động dồi dào, một thị trường
khá nhiều tiềm năng nhưng cái chúng ta thiếu là vốn, kinh
nghiệm, khoa học công nghệ còn non nớt chưa đủ khả năng
cạnh tranh với các quốc gia khác Dù là một thị trường tiềm
năng nhưng sức tiêu thụ
ô tô ở Việt Nam còn thấp có
những lý do có thể giải thích cho việc này đó là thu nhập của
người dân còn chưa đủ cao để mua sắm ô tô, hệ thồng giao
thông còn nhiều bấp cập, thêm nữa là sự xâm nhấp của các
hãng xe lớn có thương hiệu khiến cho các doanh nghiệp ô tô
Việt Nam không đủ sức cạnh. Chính việc này khiến các doanh
nghiệp đều chọn một con đường chung là liên doanh liên kết
với các hãng ô tô lớn để lắp rắp. Để sản xuất ra những chiếc ô
tô mang thương hiệu Việt với đủ tiện nghi để thu hút người
tiêu dung vẫn là niềm mơ ước của các doanh nghiệp trong
ngành.
24
Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đang nhận được rất
nhiều sự ưu đãi của chính phủ. Chính sách bảo hộ quá kỹ
lưỡng khiến cho việc sản xuất ô tô còn khá trì trệ. Trong khi đó
các hãng ô tô lớn trên thế giới đang ồ ạt chiếm lấy thì phần ô
tô trong nước thì các chính sách của Chính phủ đã làm giảm
khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa. Ngành
công nghiệp ô-tô cũng đã đóng góp nguồn thu đáng kể cho
ngân sách nhà nước, bình quân khoảng hơn một tỷ USD/năm chỉ tính riêng các khoản thuế và cũng đã giải quyết công ăn
việc làm cho khoảng 80 nghìn lao động.
Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ đóng góp GDP của ngành công nghiệp
năm 2015
Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2015
Nhìn vào biểu đồ 2.1, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
đóng góp khoảng 3% tổng GDP các ngành công nghiệp. Là
một quốc gia đang phát triển, GDP của ngành công nghiệp
đang chiếm tỷ trọng lớn. Một đất nước phát triển thì sự đóng
25