Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

Xuất khẩu thủy sản việt nam, thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (600.47 KB, 73 trang )

Đề án chuyên ngành
Nguyệt

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh

MỤC LỤC

SVTH: Trần Thị Nhung

1


Đề án chuyên ngành
Nguyệt

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh

DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ

SVTH: Trần Thị Nhung

2


Đề án chuyên ngành
Nguyệt

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết


tắt

Nội dung

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ATVSTP

An toàn vệ sinh thực phẩm

DNXK

Doanh nghiệp sản xuất

DOC

Bộ thương mại Mỹ

EU

Liên minh Châu Âu

GDP

Tổng thu nhập quốc nội

HACCP


Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn

NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

USD

Đơn vị tiền tệ đôla Mĩ

VASEP

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

XK

Xuất khẩu

SVTH: Trần Thị Nhung

3


Đề án chuyên ngành
Nguyệt


GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh

LỜI MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sau khi đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung
sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, kinh tế đất nước đã có
những bước phát triển vượt bậc. Cùng với chiến lược kinh tế hội nhập và phát
triển do Nhà nước đặt ra, thương mại quốc tế trở thành một bộ phận quan trọng có
vai trò quyết định đến sự phát triển của quốc gia. Vì vậy việc đẩy mạng giao lưu
thương mại quốc tế nói chung và xuất khẩuhàng hoá dịch vụ nói riêng là mục tiêu
phát triển kinh tế hàng đầu của nước ta.
Xuất nhập khẩu là một trong những ngành mũi nhọn của nước ta trong giao
thương với quốc tế, đem lại lợi nhuận lớn hàng năm. Hiện nay Việt Nam đã mở
rộng được quan hệ với rất nhiều đối tác như Anh, Mỹ, Nhật Bản, EU… Xuất
khẩulà thành công lớn nhất của ngành thủy sản. Xuất khẩu thủy sản cònthúc đẩy
sự phát triển của các lĩnh vực như khai thác như nuôi trồng, chế biến và các dịch
vụ hậu cần khác của ngành. Như vậy xuất khẩuđóng một vai trò tương đối quan
trọng đối với ngành thuỷ sản.Chính vì vai trò quan trọng như vậy, xuất khẩu cần
được chú trọng phát triển, nhất là trong giai đoạn công nghiệp hóa ở Việt Nam
hiện nay. Trong số 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực hàng đầu của Việt Nam, các mặt
hàng thủy sản có nhiều tiềm năng để phát triển, và thực sự đã đạt được nhiều thành
tựu trong thời gian qua. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế khiến cho tiềm
năng đó chưa được khai thác triệt để.
Ngành thủy sản trong những năm gần đây (2013 - 2014) cũng có những tăng
trưởng rõ rệt. Không chỉ đạt được những con số ấn tượng về kim ngạch xuất
khẩu(gần 8 tỷ giá trị thủy sản xuất khẩu), năm 2014 còn là năm thắng lợi về mở
rộng thị trường xuất khẩuvới các doanh nghiệpxuất khẩu.Có thể thấy năm 2014,
xuất khẩuthủy sản đã tăng mạnh do nhu cầu nhập khẩu tăng vọt, nguồn nguyên
SVTH: Trần Thị Nhung


4


Đề án chuyên ngành
Nguyệt

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh

liệu giảm, giá thủy sản nhập khẩu tăng. Tuy nhiên, năm 2015, xu hướng này lại
đảo ngược, kết thúc quý 3/2015, ngành thủy sản Việt Nam đã không còn hy vọng
giữ vững được kim ngạch xuất khẩucác mặt hàng chủ lực như tôm và cá tra. Thực
trạng tăng trưởng kém bền vững của ngành đã bắt đầu bộc lộ rõ khi các yếu tố
thuận lợi khách quan không còn nữa.
Vì vậy việc đẩy mạnh xuất nhập khẩu đang là lối đi chính của nước ta hiện nay.
Tuy nhiên việc đảm bảo giữa tăng trưởng và bền vững của ngành thì còn khá
nhiều khó khăn, bất cập. Vì vậy em chọn ngành thủy sản trong đề tài “Xuất khẩu
thủy sản Việt Nam, thực trạng và giải pháp” với hy vọng sẽ phần nào làm rõ
những vấn đề trên.
NỘI DUNG ĐỀÁN
Gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam

SVTH: Trần Thị Nhung

5


Đề án chuyên ngành

Nguyệt

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU

Xuất khẩulà việc bán hàng hoá hoặc dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở dùng
tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Cơ sở của hoạt động xuất khẩulà hoạt động
mua bán trao đổi hàng hoá(bao gồm cả hàng hoá hữu hình và hàng hoá vô hình)
trong nước.Có hai hình thức xuất khẩu: Xuất khẩutrực tiếp và xuất khẩugián tiếp,
những hình thức này sẽ được các doanh nghiệp sử dụng để làm công cụ thâm nhập
thị trường quốc tế.Hoạt động xuất khẩungày nay diễn ra trên phạm vi toàn cầu,
trong tất cả các nghành, các lĩnh vực của nền kinh tế, không chỉ là hàng hoá hữu
hình mà cả hàng hoá vô hình với tỷ trọng ngày càng lớn.
Xuất khẩuhàng hoá có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi
quốc gia. Thông qua xuất khẩucó thể làm gia tăng ngoại tệ thu được, cải thiện cán
cân thanh toán, tăng thu ngân sách, kích thích đổi mới công nghệ, cải biến cơ cấu
kinh tế, tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống của người dân. Đối với những
nước có trình độ kinh tế còn thấp như nước ta, những nhân tố tiềm năng là tài
nguyên thiên nhiên và lao động, còn những yếu tố thiếu hụt như vốn, thị trường và
khả năng quản lý. Chiến lược hướng về xuất khẩuthực chất là giải pháp mở của
nền kinh tế nhằm tranh thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài, kết hợp chúng với
tiềm năng trong nước về lao động và tài nguyên thiên nhiên để tạo ra sự tăng
trưởng mạnh cho nền kinh tế, góp phần rút ngắn khoảng cách với nước giàu.
Xuất khẩu là hoạt động mũi nhọn của quốc gia, giúp thúc đẩy phát triển quan hệ
đối ngoại với nhiều nước, giúp chuyển giao vốn và công nghệ vào trong quốc gia,
phát triển trình độ sản xuất cả doanh nghiệp và lao động, tạo ra việc làm, kinh
nghiệm… và còn nhiều lợi ích khác. Đất nước muốn phát triển phải mở rộng ngoại


SVTH: Trần Thị Nhung

6


Đề án chuyên ngành
Nguyệt

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh

thương, giao dịch xuyên biên giới. Công cụ để thực hiện điều đó chính là xuất
nhập khẩu.
1.2 ĐẶC ĐIỂM NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM

Việt Nam có vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng hơn 1 triệu km2 với đường
bờ biển dài hơn 3.200 km, 112 cửa sông rạch và 4000 hòn đảo lớn nhỏ tạo nên
nhiều sông ngòi, đầm phá, đảm bảo cho nguồn tài nguyên thuỷ hải sản rất phong
phú. Trong vùng biển độc quyền kinh tế, tổng trữ lượng thuỷ sản biển được đánh
giá khoảng 4 triệu tấn, trong đó lượng thuỷ sản ở tầng nổi chiếm 62,7% và tầng
đáy chiếm 37,3% đảm bảo cho khả năng khai thác 1.4 đến 1.6 triệu tấn thuỷ sản
các loại hàng năm trong đó có nhiều loại hải sản quý có giá trị kinh tế cao như:
tôm hùm, cá ngừ, sò huyết… Việt Nam cũng có vùng mặt nước nội địa lớn rộng
hơn 1,4 triệu ha, tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản dồi dào, khoảng 1,5 triệu tấn mỗi
năm.Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và một số vùng có khí hậu ôn đới. Tài nguyên
khí hậuđã giúp cho ngành thuỷ sản phát triển một cách thuận lợi.Chủng loại sinh
vật đa dạng và phong phú với khoảng 510 loài cá trong đó có nhiều loài có giá trị
kinh tế cao.Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp Việt Nam có nhiều thế
mạnh nổi trội để phát triển ngành công nghiệp thủy sản. Từ lâu Việt Nam đã trở
thành quốc gia sản xuất và xuất khẩuthủy sản hàng đầu khu vực, cùng với

Indonesia và Thái Lan. Xuất khẩuthủy sản trở thành một trong những lĩnh vực
quan trọng của nền kinh tế.
1.2.1 Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản
Nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Theo điều tra sơ bộ
của ngành thuỷ sản, riêng cá nước ngọt có 544 loài, cá nước lợ, nước mặn cũng có
186 loài. Trong đó nhiều loại đặc sản có giá trị xuất khẩu cao, được ưa chuộng trên
thị trường quốc tế. Phương thức nuôi trồng cũng rất đa dạng tạo cho sản phẩm
thêm phong phú. Nuôi trồng thuỷ sản thời gian qua phát triển với tốc độ khá
SVTH: Trần Thị Nhung

7


Đề án chuyên ngành
Nguyệt

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh

nhanh, thu được hiệu quả kinh tế – xã hội đáng kể, từng bước góp phần thay đổi
cơ cấu kinh tế ở các vùng ven biển, nông thôn và góp phần giải quyết việc làm,
tăng thu nhập và xoá đói, giảm nghèo. Theo kết quả thống kê ở các tỉnh/thành phố,
năm 2010, cả nước có trên 1 triệu ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, bình quân giai
đoạn 2001-2010, tăng 4,2%/năm. Trong đó, vùng đồng bằng sông Cửu Long
chiếm nhiều nhất với 70,19% tổng diện tích, tiếp đến là vùng đồng bằng sông
Hồng 11,64%. Năm 2012, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của cả nước đạt
1.200.000 ha với tốc độ tăng bình quân 4,3%/năm giai đoạn 2001 - 2012.
-

Nuôi thuỷ sản nước ngọt


Nuôi cá ao hồ nhỏ: Là một nghề có tính truyền thống gắn với nhà nông, từ
phong trào ao cá Bác Hồ đến phong trào VAC. Xu hướng diện tích ao đang bị thu
hẹp do nhu cầu phát triển xây dựng nhà ở. Đối tượng cá nuôi khá ổn định: trắm,
chép, trôi, mè, trê lai, rô phi... nguồn giống sinh sản hoàn toàn chủ động. Năng
suất cá nuôi đạt bình quân trên 3 tấn/ha. Nghề nuôi thuỷ sản ao hồ nhỏ đã phát
triển mạnh. Đặc biệt, tôm càng xanh là một mũi nhọn để xuất khẩu và tiêu thụ
trong nước, nhất là ở các thành phố, trung tâm dịch vụ góp phần điều chỉnh cơ cấu
canh tác ở các vùng ruộng trũng,tăng thu nhập và giá trị xuất khẩu.Vấn đề khó
khăn là sự phụ thuộc của năng suất vào điều kiện thời tiết, khí hậu cộng với vấn đề
trình độ của người nuôi chưa được giải quyết thích hợp đã dẫn đến sự không ổn
định của sản lượng nuôi. Các giống đã đưa vào nuôi là: lươn, ếch, ba ba, cá sấu...
Tuy nhiên, do thiếu quy hoạch, không chủ động nguồn giống, thị trường không ổn
định... đã hạn chế khả năng phát triển.
Nuôi cá mặt nước lớn: Đối tượng nuôi thả chủ yếu là cá mè, ngoài ra còn thả
ghép cá trôi, cá rô phi... Do khó khăn trong khâu bảo vệ và giá cá mè thấp nên
lượng cá thả vào hồ nuôi có xu hướng giảm.Hình thức nuôi chủ yếu hiện nay là
lồng bè kết hợp khai thác cá trên sông, trên hồ. Hình thức này đã tận dụng được
diện tích mặt nước, tạo ra việc làm tăng thu nhập, góp phần ổn định đời sống của
SVTH: Trần Thị Nhung

8


Đề án chuyên ngành
Nguyệt

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh

những người sống trên sông, ven hồ. ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung, đối tượng
nuôi chủ yếu là trắm cỏ, qui mô lồng nuôi khoảng 12–24 m3, năng suất 400–600

kg/lồng. ở các tỉnh phía Nam, đối tượng nuôi chủ yếu là cá ba sa, cá lóc, cá bống
tượng, cá he. Quy mô lồng, bè nuôi lớn, trung bình khoảng 100 – 150 m3 / bè,
năng suất bình quân 15 – 20 tấn / bè.
Nuôi cá ruộng trũng: Tổng diện tích ruộng trũng có thể đưa vào nuôi cá theo
mô hình cá - lúa khoảng 580.000 ha. Năm 1998, diện tích nuôi cá khoảng 154.200
ha. Năng suất và hiệu quả nuôi cá ruộng trũng khá lớn. Đây là một hướng cho việc
chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động, xoá đói
giảm nghèo ở nông thôn.
Nuôi tôm nước lợ: Nuôi thuỷ sản nước lợ được phát triển rất mạnh thời kỳ qua,
đã có bước chuyển từ sản xuất nhỏ tự túc sang sản xuất hàng hoá, mang lại giá trị
ngoại tệ cao cho nền kinh tế quốc dân và thu nhập đáng kể cho người lao
động.Những năm gần đây tôm được nuôi ở khắp các tỉnh ven biển trong cả nước,
nhất là tôm sú, tôm he, tôm bạc thẻ, tôm nương, tôm rảo, song chủ yếu là tôm sú.
Tôm được nuôi trong ao đầm theo mô hình khép kín, nuôi trong ruộng và nuôi
trong rừng ngập mặn. Nhìn chung, khu vực miền Nam thuận lợi nhất cho viêc nuôi
tôm. Nghề nuôi tôm ở khu vực này phát triển mạnh, chủ yếu dựa vào việc đánh bắt
các giống tôm tự nhiên. Diện tích nuôi tôm ước tính có tới 200 nghìn ha, trong đó
25 % là nuôi kết hợp với trồng (tôm–lúa, tôm–dừa, tôm–sản xuất muối, tômđước).
-

Nghề nuôi trồng thuỷ sản nước mặn

Nghề nuôi biển có tiềm năng phát triển tốt.Đến nay nghề nuôi trai lấy ngọc,
nuôi cá lồng, nuôi tôm hùm, nuôi thả nhuyễn thể hai mảnh vỏ, nuôi trồng rong sụn
có nhiều triển vọng tốt. Tuy nhiên do khó khăn về vốn, hạn chế về công nghệ,
chưa chủ động được nguồn giống nuôi nên nghề nuôi biển thời gian qua còn bị lệ
thuộc vào tự nhiên, chưa phát triển mạnh.
SVTH: Trần Thị Nhung

9



Đề án chuyên ngành
Nguyệt
-

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh

Hệ thống sản xuất giống

Hệ thống sản xuất giống thuỷ sản nước ngọt: Các loài cá nước ngọt truyền
thống hầu hết đã được sản xuất nhân tạo trong thời gian qua. Vấn đề cung cấp
giống cho nuôi trồng các đối tượng này tương đối ổn định. Số cơ sở sản xuất cá
giống nhân tạo trên toàn quốc hiện nay khoảng 354 cơ sở, hàng năm có khả năng
sản xuất khoảng trên 4 tỷ cá giống cung cấp kịp thời vụ cho nhu cầu nuôi trên cả
nước. Tuy nhiên, giá cá giống nhất là các loại đặc sản còn cao, chưa đảm bảo chất
lượng giống đúng yêu cầu và chưa được kiểm soát chặt chẽ.
Hệ thống sản xuất giống tôm: Giống tôm về cơ bản đã cho đẻ thành công ở cả
3 miền Bắc, Trung, Nam, nhưng sản lượng còn thấp. Vấn đề nuôi vỗ tôm bố mẹ
thành thục chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng lẫn chất lượng dẫn đến tình
trạng khan hiếm nguồn tôm bố mẹ trên cả nước, đặc biệt là vào vụ sản xuất chính.
Đến nay trên toàn quốc đã có 2.125 trại sản xuất và ươm tôm giống, hàng năm sản
xuất được khoảng 5 tỷ tôm P15, bước đầu đã đáp ứng một phần nhu cầu tôm giống
cho nhân dân.
Hạn chế chủ yếu trong sản xuất giống là sự phân bố không đồng đều của các
trại giống theo khu vực địa lý đã dẫn đến tình trạng phải vận chuyển con giống đi
xa, vừa làm tăng thêm giá thành vừa làm giảm chất lượng con giống, chưa có sự
phù hợp trong sản xuất giống theo mùa đối với các loài nuôi phổ biến nhất và
thiếu các công nghệ hoàn chỉnh để sản xuất giống sạch bệnh.
-


Tình hình sản xuất thức ăn

Theo thống kê hiện nay trên toàn quốc có khoảng 24 cơ sở sản xuất thức ăn
nhân tạo với tổng công suất 47.640 tấn / năm, sản lượng thức ăn đạt được chưa
đáp ứng nhu cầu cả và số lượng lẫn chất lượng. Giá thành cao do chi phí đầu vào
chưa hợp lý ảnh hưởng đến sức tiêu thụ. Với một số mô hình nuôi bán thâm canh
(nuôi tôm) và thâm canh (nuôi cá lồng) thì thức ăn được nhập từ nước ngoài và
phải chi trả một lượng ngoại tệ tương đối lớn.
SVTH: Trần Thị Nhung

10


Đề án chuyên ngành
Nguyệt

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh

1.2.2 Lĩnh vực khai thác thuỷ sản
- Khai thác hải sản: là việc khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên trên biển va vùng
nước lợ. Nhìn chung, nghề khai thác hải sản của nước ta là nghề cá nhỏ, hoạt động
ven bờ là chủ yếu. Do có sự phát triển về số lượng tàu thuyền, công cụ và kinh
nghiệm khai thác mà tổng sản lượng hải sản khai thác trong 10 năm gần đây tăng
liên tục (khoảng 6,6%/năm). Riêng trong giai đoạn 1991-1995 tăng với tốc độ
7,5%/năm ; giai đoạn 1996 – 2000 tăng bình quân 5,9 % / năm. Cơ cấu sản phẩm
khai thác có nhiều thay đổi: ngư dân đã chú trọng khai thác các sản phẩm có giá trị
thương mại cao như tôm, mực, cá mập, cá song, cá hồng, góp phần tăng kim
nghạch xuất khẩu.
Do sự tăng trưởng quá lớn của việc khai thác nên trữ lượng ở vùng biển ven bờ

đã có dấu hiệu bị đe dọa, một số loài hải sản có giá trị kinh tế cao đã bị khai thác
quá mức. Vì vậy ngành thủy sản Việt Nam chủ trương cơ cấu lại nghề khai thác để
giảm áp lực đối với nguồn lợi trong vùng biển này, bằng cách phát triển khai thác
các nguồn lợi còn chưa bị khai thác ở vùng xa bờ, đồng thời chuyển một bộ phận
ngư dân sang lĩnh vực hoạt đông kinh tế khác như nuôi trồng, kinh doanh, cung
ứng dịch vụ hậu cần nghề cá, tham gia hoạt động phục vụ du lịch, giải trí...
- Khai thác thủy sản nội địa: là hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản trong các
sông hồ, đầm, phá và các vùng nước ngọt tự nhiên khác. Tổng sản lượng thủy sản
khai thác nội địa hằng năm dao động từ 200 đến 250 nghìn tấn. Đây là nguồn cung
cấp thực phẩm tại chỗ quan trọng cho dân cư, đồng thời cũng có nhiều sản phẩm
quý.
Lao động khai thác: Hiện nay lực lượng lao động khai thác còn khá dư thừa kể
cả lực lượng lao động kỹ thuật và lực lượng lao động đến tuổi được bổ sung hàng
năm. Nhìn chung lực lượng lao động thành thạo nghề nhưng trình độ văn hoá thấp
gây ảnh hưởng nhiều đến việc khai thác.

SVTH: Trần Thị Nhung

11


Đề án chuyên ngành
Nguyệt

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh

1.2.3 Lĩnh vực chế biến thuỷ sản
Chế biến thuỷ sản là khâu rất quan trọng trong quá trình sản xuất, kinh doanh
thuỷ sản bao gồm nuôi trồng – khai thác – chế biến và tiêu thụ. Những hoạt động
chếbiến trong 15 năm qua được đánh giá là có hiệu quả, nó đã góp phần tạo nên sự

khởi sắc của ngành thuỷ sản.
Nguyên liệu thuỷ sản được cung cấp từ 2 nguồn chính là khai thác hải sản và
nuôi trồng thuỷ sản. Nguồn hải sản là chủ yếu trong cơ cấu nguyên liệu trong
những năm qua, chiếm 70 % tổng sản lượng thuỷ sản thu gom được ở Việt Nam,
trung bình 10 năm từ 1985 – 1995, sản lượng khai thác hàng năm là khoảng
700.000 tấn. Trong đó 40% sản lượng là cá đáy, 60 % là cá nổi, sản lượng khai
thác phía Bắc chiếm 4,2 %, miền Trung 39,4 % và miền Nam 56,4 %. Giai đoạn
1985 –1995 tốc độ tăng bình quân là 4,1 % / năm, riêng giai đoạn 1991 – 1995 là
6,8%/năm. Sau năm 1995, do nghề cá xa bờ được đầu tư mạnh hơn nên sản lượng
khai thác hải sản tăng rất mạnh, vượt mức một triệu tấn (1.078.000 tấn) vào năm
1997, tăng 15,8 % so với năm 1996, năm 1998 đạt 1.137.809 tấn tăng 12,2 % so
với năm 1997, năm 1999 đạt 1.230.000 tấn tăng 8,6 % so với năm 1998.
Nguồn nguyên liệu nuôi trồng từ khai thác nội đồng là khoảng 300.000 –
400.000 tấn / năm, nếu tính bình quân 10 năm từ 1985 – 1995 thì tốc độ tăng
trưởng là 6,4%/năm. Tuy nhiên cũng giống như khai thác hải sản, sản lượng nuôi
trồng thuỷ sản những năm gần đây cũng tăng mạnh, năm 1997 đạt 509.000 tấn,
tăng 19,7 % so với năm 1996 và vượt mức 500.000 tấn (537.870 tấn) vào năm
1998.
Do tổng sản lượng thuỷ sản tăng mạnh và công nghệ chế biến, thói quen tiêu
dùng cũng có nhiều thay đổi nên lượng nguyên liệu được đưa vào chế biến ngày
càng nhiều. Năm 1991 chỉ có khoảng 130.000 tấn nguyên liệu được đưa vào chế
biến xuất khẩu chiếm khoảng 15 % và khoảng xấp xỉ 30 % lượng nguyên liệu
được đưa vào chế biến cho tiêu dùng nội địa còn lại dùng dưới dạng tươi sống thì
SVTH: Trần Thị Nhung

12


Đề án chuyên ngành
Nguyệt


GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh

đến năm 1998 đã có khoảng 400.000 tấn nguyên liệu được đưa vào chế biến xuất
khẩu, chiếm khoảng 24,3% tổng sản lượng thuỷ sản và khoảng 41 % nguyên liệu
được chế biến cho tiêu dùng nội địa và như vậy chỉ còn khoảng 35 % nguyên liệu
được dùng dưới dạng tươi sống.
Nguyên liệu hải sản được đánh bắt từ nhiều loại tàu và ngư cụ khác nhau do đó
sản phẩm đánh bắt được cũng có những đặc tính khác nhau. Đối với các tàu đi dài
ngày, sản phẩm đánh bắt thường được bảo quản bằng đá, cá tạp thì ướp muối, rất ít
phương tiện có hầm bảo quản. Các loại tàu nhỏ thường đi về trong ngày nên
nguyên liệu hầu như không qua xử lý bảo quản.
Nguyên liệu hải sản thường bị xuống cấp chất lượng do phương tiện và đầu tư
cho khâu bảo quản còn quá ít, quá thô sơ. Sau khi hải sản được đánh bắt thông qua
142 bến, cảng cá chưa được xây dựng hoàn chỉnh do đó về mùa nóng các loại hải
sản thường bị xuống cấp nhanh chóng, giá trị thất thoát sau thu hoạch lớn (khoảng
30%).
Các loại nguyên liệu từ nuôi trồng nước ngọt, lợ do gần nơi tiêu thụ hoặc là chủ
động khai thác nên được đưa trực tiếp ra thị trường hoặc vào thẳng các nhà máy
chế biến, hầu như không qua xử lý bảo quản, chúng thường đảm bảo độ tươi, chất
lượng tốt.
Nghiên cứu công nghệ sau thu hoạch đã được tiến hành song tác động của nó
không là bao, một phần do sản phẩm thị trường còn chấp nhận hay do những lý do
kinh tế, tài chính, kỹ thuật mà bản thân ngư dân chưa thể áp dụng được. Khi phân
phối lưu thông nguyên liệu phải trải qua nhiều khâu trung gian nên chất lượng
cũng bị giảm sút.
Các mặt hàng chế biến thuỷ sản:
Các mặt hàng đông lạnh (HĐL):Trong giai đoạn 1985 – 1995, các mặt hàng này
có tốc độ gia tăng trung bình 25,77 % / năm, giai đoạn 1990 – 1995, lượng HĐL
tăng mạnh (31,78 %), giai đoạn 1996 - 1998 lượng HĐL vẫn tiếp tục tăng mạnh

SVTH: Trần Thị Nhung

13


Đề án chuyên ngành
Nguyệt

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh

(trên 20%). Trong các sản phẩm thuỷ sản đông lạnh thì tôm đông lạnh vẫn chiếm
vị trí độc tôn, thời kỳ 1990 – 1995 chiếm khoảng 56 %, năm 1997 chiếm 46 % và
1998 là 52,5 %. Mực và các mặt hàng cá đông lạnh cũng có tốc độ tăng trưởng rất
mạnh. Các loại đông lạnh khác chủ yếu là các loại ghẹ, ốc, cua, sò, điệp... có tốc
độ tăng trưởng rất nhanh cùng với sự tăng trưởng của các mặt hàng có giá trị gia
tăng. Xu hướng tăng của sản phẩm nay còn rất lớn.
Mặt hàng tươi sống: gần đây cũng rất phát triển, chủ yếu dùng cho xuất khẩu,
bao gồm các loại cua, cá, tôm còn sống hoặc còn tươi như cá ngừ đại dương.
Mặt hàng khô: Dạng sản phẩm này được sản xuất khá phổ biến vì đơn giản về
thiết bị, công nghệ, các loại sản phẩm chính là mực khô, cá khô, tôm khô, rông câu
khô, các loại khô tẩm gia vị.
Các mặt hàng khác: Bên cạnh các mặt hàng trên còn có các mặt hàng đồ hộp,
bột cá gia súc, các sản phẩm lên men và các sản phẩm dùng cho xuất khẩu như
vây, bong, cước cá hay dùng cho nội địa như ngọc trai, arga, dầu gan cá...
1.3 VỊ TRÍ, VAI TRÒ NGÀNH THỦY SẢN TRONG NỀN KINH TẾ

-

 Đối với nền kinh tế quốc dân
Nghề nuôi trồng thủy sản từ tự cung tự cấp đã đáp ứng được nhu cầu cho tiêu

dùng trong và ngoài nước, đáng kể là sản lượng tôm nuôi phục vụ xuất khẩucủa
nước ta đứng vào khoảng thứ 5 trên thế giới; thủy sản xuất khẩucũng đã được xác

-

định là đối tượng chủ yếu để phát triển nuôi trồng.
Công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩumà chủ yếu là công nghiệp đông lạnh
thủy sản, với 164 cơ sở với tổng công suất là 760 tấn/ngày đã đóng vai trò to lớn
hàng đầu về công nghiệp chế biến thực phẩm trong cả nước và thu hút nguyên liệu

-

để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
Sự đóng góp đáng kể của khoa học công nghệ, trước hết phải kể đến kỹ thuật sinh
sản nhân tạo để tạo nguồn tôm giống vào cuối những năm 80, cung cấp hơn 1 tỷ
tôm giống các cỡ. Trong công nghiệp đánh cá, dần dần tạo ra các công nghệ để
SVTH: Trần Thị Nhung

14


Đề án chuyên ngành
Nguyệt

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh

chuyển dịch cơ cấu nghề khai thác theo hướng hiệu quả cao, du nhập nghề mới từ
-

nước ngoài để có thể vươn ra khai thác xa bờ.

Hoạt động hợp tác quốc tế trên cả ba mặt: thị trường xuất khẩu, nguồn vốn nước
ngoài và chuyển giao công nghệ đều đạt những kết quả khích lệ. Từ cơ chế “Lấy
phát triển xuất khẩuđể tự cân đối, tự trang trải, tạo vốn đầu tư cho khai thác và
nuôi trồng” qua các thời kỳ, Nhà nước thực hiện chính sách mở cửa đến nay, sản
phẩm thủy sản nước ta đã có mặt tại hơn 50 nước và vùng lãnh thổ với một số sản
phẩm bắt đầu có uy tín trên các thị trường quan trọng. Trao đổi quốc tế trên lĩnh
vực công nghệ đã góp phần để có kết quả vừa nêu.
 Vai trò của trong việc tạo công ăn việc làm
Công nghiệp đánh bắt và nuôi trồng thủy sản đảm bảo việc làm thường xuyên
cho khoảng 3,5 triệu lao động, đặc biệt là từ năm 2011, số lao động thủy sản là
3,53 triệu người. Khoảng 4 triệu người sống trong các hộ gia đình làm nghề đánh
bắt và nuôi trồng thủy sản. Như vậy, khoảng 7,5 triệu người chiếm 8,3% dân số
sống phụ thuộc vào ngành thủy sản như một nguồn sinh sống.
Tổng số lao động có thu nhập từ đánh bắt và nuôi trồng thủy sản cũng như từ
các ngành và các hoạt động hỗ trợ thủy sản ước tính lên tới 8 triệu người. Ngoài
ra, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản còn đảm bảo việc làm không thường xuyên và
thu nhập phụ cho hơn 20 triệu người.Số dân số dựa vào nghề cá đã tăng lên
khoảng 8,5 triệu người vào năm 2010 và 11 triệu người vào năm 2012. Hơn nữa,
thu nhập trực tiếp của những người lao động thường xuyên trong nghề cá và nuôi
trồng thủy sản dự tínhtăng trung bình 16%/năm.
 Đối với hoạt động xuất khẩu
GDP ngành thủy sản đóng góp tương đối yếu trong GDP toàn quốc tuy nhiên
ngành đã có sự bù đắp lại bởi sự đóng góp mạnh mẽ vào kim ngạch xuất khẩucả
nước. Đóng vai trò là một trong những mặt hàng xuất khẩuchủ lực của Việt Nam,
kim ngạch xuất khẩuthủy sản đã không ngừng tăng lên trong một số năm qua,
đóng góp một phần không nhỏ vào tổng kim ngạch xuất khẩucả nước. Từ năm
SVTH: Trần Thị Nhung

15



Đề án chuyên ngành
Nguyệt

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh

2009 đến 2014, kim ngạch xuất khẩuthủy sản luôn chiếm tỷ trọng trên dưới 10%
so với tổng giá trị xuất khẩu, đặc biệt năm 2014, tỷ trọng này là 31,1%.

Bảng 1.: Kim ngạch xuất khẩu10 mặt hàng chủ yếu của Việt Nam năm 2014 và so sánh với năm 2013

Hàng hóa chủ yếu
TỔNG GIÁ TRỊ

Kim ngạch
(Tỷ USD)

So với cùng kỳ năm 2013
Kim ngạch +/(Tỷ USD)

Tốc độ +/(%)

150,19

18,15

13,7

Trong đó: Doanh nghiệp FDI


94,4

13,06

16,7

Điện thoại và các loại linh kiện

24,08

2,36

11,1

Hàng dệt, may

20,95

4,23

16,8

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

11,66

1

7,9


Giày dép các loại

10,34

3,11

23,1

Hàng thủy sản

7,84

1,14

17,1

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng

7,31

1,99

21,4

Dầu thô

7,23

-0.007


-0.1

Gỗ và sản phẩm gỗ

6,21

0,78

11,1

Phương tiện vận tải và phụ tùng

5,48

0,64

10,4

Cà phê

3,56

1,09

30,1

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Trong năm 2014, xuất khẩu thủy sản của nước ta đạt 7,84 tỷ USD, tăng hơn
17% so với năm trước, đứng thứ năm trong kim ngạch xuất khẩu 10 mặt hàng chủ

lực nước ta. Đóng góp nhiều nhất là mặt hàng tôm với kim ngạch xuất khẩu trên 4
tỷ USD, tăng 25% so với năm 2013.
Với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 8 tỷ USD, 2014 là năm ngành thủy sản nước
ta có tốc độ tăng trưởng cao nhất và liên tiếp trong vòng 3 năm trở lại đây. Không
SVTH: Trần Thị Nhung

16


Đề án chuyên ngành
Nguyệt

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh

chỉ đạt được những con số ấn tượng về kim ngạch xuất khẩu, mà 2014 còn là năm
thắng lợi về mở rộng thị trường xuất khẩu với các doanh nghiệp xuất khẩu.
1.4 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỐNG TỚI XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

 Yếu tố kinh tế
Kinh tế là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc xuất khẩu hàng
hoá của mỗi quốc gia, trong đó có thuỷ sản. Các nhân tố chủ yếu là: tốc độ tăng
trưởng kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái và vấn đề lạm phát. Kinh tế của đất nước
ảnh hưởng đến thu nhập của người dân, khi thu nhập người dân giảm xuống thì
nhu cầu của người dân về các sản phẩn thuỷ sản nhập khẩu cũng sẽ giảm xuống,
do đó việc xuất khẩu sang các thị trường đó sẽ gặp rất nhiều khó khăn, có khi là
không xuất khẩu được. Khi một thị trường nào đó bị rơi vào tình trạng bị khủng
hoảng thì việc xuất khẩu sang thị trường đó là rất khó khăn vì khi đó người dân sẽ
không muốn tiêu thụ những hàng hoá có giá trị cao, thậm chí là trung bình, do đó
giá trị xuất khẩu thu về sẽ không được cao,thậm chí còn bị lỗ. Đối với các doanh
nghiệp khi xuất khẩu cũng cần phải chú ý đến yếu tố này vì nó sẽ ảnh hưởng đến

doanh thu của chính doanh nghiệp đó.
Tỷ lệ lạm phát, mức độ thất nghiệp ở thị trường nước nhập khẩu cũng tác động
đến cả mặt sản xuất và tiêu dùng. Khi tỷ lệ lạm phát cao nó sẽ tác động xấu đến
tiêu dùng, lượng cầu giảm, làm cho lượng hàng tiêu thụ giảm, không khuyến khích
sản xuất và đầu tư giảm.
Chất lượng hoạt động của ngành ngân hàng không chỉ tác động đến kinh doanh
của bản thân ngành mà còn tác động nhiều mặt đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp, tác động đến công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát của nhà
nước. Khi lãi suất thay đổi, điều này ảnh hưởng đến huy động và sử dụng vốn kinh
doanh của doanh nghiệp; chi tiêu, tiết kiệm của người dân, ảnh hưởng đến lượng
cầu của người tiêu dùng từ đó doanh nghiệp cũng phải chịu tác động lớn.
SVTH: Trần Thị Nhung

17


Đề án chuyên ngành
Nguyệt

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh

Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh giữa giá đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Tỷ
giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng thực hiện chiến
lược hướng ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu trong hoạt động xuất khẩu. Do vậy doanh
nghiệp cần quan tâm đến yếu tố tỷ giá vì nó liên quan đến thu đổi ngoại tệ sang
nội tệ, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp cũng như của
ngành thủy sản.
Do sản phẩm của ngành thủy sản Việt Nam hướng tới việc xuất khẩu là chủ
yếu, với hơn 90% hợp đồng hiện nay thanh toán bằng đồng USD nên những biến
động của tỷ giá có ảnh hưởng lớn tới hoạt động của ngành. Đây là loại ngoại tệ có

giá trị tương đối ổn định, ít rủi ro hơn so với đồng ngoại tệ khác. Tuy nhiên sự
biến động đồng tiền này những năm gần đây cũng đang ít nhiều ảnh hưởng đến
sức cạnh tranh của DN Việt Nam trên thị trường Mỹ.Còn các doanh nghiệp xuất
khẩu sang EU, Nhật Bản, Trung Quốc… tuy cũng thanh toán bằng USD, nhưng do
các đồng nội tệ ở những nước này đang mất giá so với đồng USD, nên nhu cầu
chưa tăng cao và khách hàng tiếp tục đòi giảm giá nhập khẩu.
 Yếu tố tự nhiên
Các nhân tố tự nhiên bao gồm nguồn lực tài nguyên thiên nhiên có thể khai
thác, các điều kiện về địa lý như địa hình, đất đai, thời tiết, khí hậu,… ở trong
nước cũng như ở từng khu vực. Thời tiết, khí hậu có tác động lớn đến việc chế
biến và xuất khẩu thủy sản. Địa hình và sự phát triển cơ sở hạ tầng tác động đến
việc lựa chọn địa điểm của mọi doanh nghiệp, khí hậu, độ ẩm sẽ ảnh hưởng đến
việc bảo quản, nguyên vật liệu, thành phẩm và điều kiện sản xuất của doanh
nghiệp.
Yếu tố tự nhiên của quốc gia nhập khẩu cũng có những ảnh hưởng nhất định.
Thị trường của một quốc gia, khu vực khác nhau có những yêu cầu khác nhau, đòi
hỏi sản phẩm đưa vào phải thích hợp. Chẳng hạn như sản phẩm nào đó sử dụng tốt
ở các nước có khí hậu ôn đới có thể ở khí hậu nhiệt đới lại bị hỏng, hoặc đòi hỏi
SVTH: Trần Thị Nhung

18


Đề án chuyên ngành
Nguyệt

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh

phải để ở nhiệt độ lạnh hoặc bôi dầu mỡ bảo quản. Những sản phẩm dễ hỏng do sự
tác động của khí hậu nóng ẩm thì lại yêu, bảo quản cao hơn khi xâm nhập vào thị

trường có nhiệt độ cao, độ ẩm lớn.
Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3260 km, diện tích vùng nội thuỷ và lãnh
hải rộng hơn 226.00 km2, có diện tích vùng đặc quyền kinh tế rộng trên 1.000.000
km2, trong vùng biển Việt Nam có trên 400 hòn đảo lớn nhỏ, là nơi có thể cung
cấp các dịch vụ hậu cần cơ bản, trung chuyển sản phẩm khai thác, đánh bắt, đồng
thời làm nơi neo đậu cho tàu thuyền trong những chuyến ra khơi.Khí hậu nhiệt đới
gió mùa ẩm và một số vùng có khí hậu ôn đới. Tài nguyên khí hậu đã giúp cho
ngành thuỷ sản phát triển một cách thuận lợi. Chủng loại sinh vật đa dạng và
phong phú với khoảng 510 loài cá trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao.
Tuy nhiên bên cạnh những điều kiện thuận lợi cũng có những khó khăn do điều
kiện địa hình và thuỷ vực phức tạp, hàng năm có nhiều mưa bão, lũ, vào mùa khô
lại hay vị hạn hán và gây khó khăn và cả những thổn thất to lớn cho ngành thuỷ
sản. Những năm gần đây, sự thay đổi khí hậu có tác động đến các hệ sinh thái biển
và nguồn lợi cá biển vì vậy làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của cộng đồng
ngư dân khu vực ven biển. Tại Việt Nam, hiện chưa có các nghiên cứu đầy đủ về
tác động của biến đổi khí hậu đối với khai thác hải sản. Tuy nhiên, với những nguy
cơ và thách thức đang tiềm ẩn đối với lĩnh vực khai thác thuỷ sản, các ảnh hưởng
tiềm tàng của biến đổi khí hậu có thể sẽ rất lớn.
 Yếu tố chính trị – pháp luật
Ngoài các yếu tố đã nêu trên, thị trường quốc tế còn chịu sự tác động bởi chính
trị và pháp luật. Thể hiện ở những ưu đãi và cản trở của Chính phủ nước nhập
khẩu đối với các nhà cung ứng khi xâm nhập vào thị trường quốc gia này. Điều
này sẽ giúp cho các doanh nghiệp có điều kiện dễ xâm nhập vào thị trường hơn,
đồng thời có điều kiện mở rộng thị trường của mình. Có thể đó là những qui chế
hàng rào thuế quan, về bảo hộ, hạn ngạch... Nếu mối quan hệ chính trị giữa nước
SVTH: Trần Thị Nhung

19



Đề án chuyên ngành
Nguyệt

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh

nhập khẩu và xuất khẩu là bất ổn thì xâm nhập và mở rộng thị trường sẽ là rất khó
khăn cho nhà xuất khẩu.
Với việc tham gia vào các FTA và TPP sẽ tạo ra cơ hội không nhỏ cho thủy sản
Việt Nam về thuế quan. Hiệp định FTA Việt Nam – Hàn Quốc được ký kết giúp
nâng khả năng cạnh tranh của Việt Nam với Trung Quốc, Thái lan và Ecuador
(đang phải chịu thuế 20%). Hàn Quốc cam kết cấp hạn ngạch thuế quan 10.000 tấn
tôm cho Việt Nam trong năm đầu tiên và đạt 15.000 tấn sau 5 năm với thuế suất
NK 0%.
Với Nhật Bản trong TPP, tất cả các sản phẩm tôm tươi/đông lạnh sẽ có thuế 0%
(trước: 1-10%) ngay khi Hiệp định có hiệu lực; tôm chế biến bị loại trừ khỏi danh
mục giảm thuế trong VJEPA.Với Hoa kỳ trong TPP, các sản phẩm tôm tươi/đông
lạnh đã có thuế MFN 0%, sản phẩm tôm chế biến có lộ trình 5 năm đưa thuế về
0%. Như vậy khi TPP khi có hiệu lực thì tôm Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn
so với 6 nước cạnh tranh chính là Agentina, Ecuado, Ấn Độ, Thái Lan, Phillipines
và Indonesia vì không tham gia TPP.
Thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, biện pháp tự vệ, các điều kiện kỹ
thuật, vệ sinh dịch tễ…là những loại rào cản đã và đang được các nước nhập khẩu
sử dụng khá phổ biến. Một khi những rào cản này được dựng lên, hoạt động xuất
khẩu có thể bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng: những mức thuế bổ sung có thể làm
triệt tiêu khả năng cạnh tranh, chi phí tuân thủ cao khiến giá bán hàng tăng, những
hạn ngạch khắt khe, thậm chí là những lệnh cấm nhập khẩu có thể dẫn tới nguy cơ
mất hẳn một thị trường nào đó.
Do lợi thế sản xuất theo quy mô lớn, chi phí nhân công rẻ nên các sản phẩm
của ngành thủy sản Việt Nam có giá thành khá cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, chính lợi thế này lại gây ra một rủi ro khá lớn cho ngành thủy sản Việt

Nam là rủi ro pháp lý. Không ít lần hiệp hội thủy sản của các quốc gia nhập khẩu
sản phẩm của chúng ta kiện các doanh nghiệp Việt Nam về việc bán phá giá.
SVTH: Trần Thị Nhung

20


Đề án chuyên ngành
Nguyệt

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh

 Yếu tố văn hóa
Văn hóa xã hội ảnh hưởng một cách chậm chạp hơn song cũng rất sâu sắc đến
hoạt động quản trị và kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Các vấn đề về phong tục
tập quán, lối sống, trình độ dân trí, tôn giáo, tín ngưỡng,… có ảnh hưởng sâu sắc
đến cơ cấu của cầu trên thị trường.Khi xét các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường,
đặc biệt là thị trường quốc tế thì không thể bỏ qua yếu tố văn hoá. Chính yếu tố
văn hoá đó đã làm cho khách hàng ở mỗi quốc gia phản ứng khác nhau với cùng
một loaị sản phẩm. Tác động của yếu tố văn hoá đến thị trường thực sự là một vấn
đề rộng, phức tạp, tuỳ cách quan niệm văn hoá theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp
nhưng có một điều, yếu tố văn hoá được hình thành trên điều kiện tự nhiên, lịch sử
dân tôc, tôn giáo... Do đó, thị trường của cùng các loại sản phẩm vào các quốc gia
có nền văn hoá khác nhau thì sẽ khác nhau. Một ví dụ đơn giản về ảnh hưởng của
các yếu tố văn hoá tới thị trường quốc tế là việc giới thiệu và bán váy ngắn ở các
quốc gia theo đạo hồi là điều không tưởng.
 Khoa học-công nghệ
Trong phạm vi môi trường kinh tế quốc dân, yếu tố kỹ thuật – công nghệ đóng
vai trò ngày càng quan trọng, mang tính chất quyết định đối với khả năng cạnh
tranh, và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Cơ sở vật chất trong doanh

nghiệp nói chung doanh nghiệp thủy sản nói riêng bao gồm dây chuyền máy móc,
thiết bị, nhà xưởng, kho bãi,... cần được trang bị tiện nghi, đầy đủ và sử dụng
những dây truyền công nghệ hiện đại, tiên tiến sẽ góp phần không nho trong việc
nâng ca khả năng sản xuất cũng như xuất khẩu của ngành thủy sản.
Những năm qua, khoa học công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản ở
nước ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao giá trị gia tăng
cho ngành thủy sản. Số lượng các nhà máy xây dựng mới trong ngành ngày càng
tăng (nhất là nhà máy chế biến cá), đồng thời năng lực sản xuất và chế biến của
các nhà máy hiện có không ngừng được nâng lên về quy mô và công nghệ. Nhiều
SVTH: Trần Thị Nhung

21


Đề án chuyên ngành
Nguyệt

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh

trang thiết bị, máy móc hiện đại, có năng suất cao, đảm bảo chất lượng, đáp ứng
các yêu cầu vềATVSTP đã được đưa vào sử dụng như: hệ thống làm đá vảy, đá
khô, đá lỏng, dây chuyền chế biến liên hoàn,...

SVTH: Trần Thị Nhung

22


Đề án chuyên ngành
Nguyệt


GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNGXUẤT KHẨUTHỦY SẢN VIỆT NAM
2.1 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Trong nhiều năm qua, mặt hàng thủy sản luôn là một trong những mặt hàng
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam ra thị trường thế giới. Hoạt động xuất khẩu thủy
sản bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ trước và có tốc độ tăng trưởng ấn tượng
trong nhiều năm trở lại đây. Năm 2007 Việt Nam đã đứng thứ 7 trong top 10 nước
xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới và luôn giữ vị trí số 5 liên tục trong nhiều
năm gần đây. Việt Nam được coi là nước có tốc độ tăng trưởng thủy sản nhanh
nhất, sản lượng xuất khẩu thủy sản không ngừng tăng giai đoạn 2011-2015.
2.1.1 Giá trị kim ngạch xuất khẩumặt hàng thủy sản
Mặc dù năm 2015, tình hình sản xuất, xuất khẩuthủy sản gặp nhiều khó khăn,
tuy nhiên nếu tính chung giai đoạn 2011-2015, ngành thủy sản vẫn giữ được tốc
độ tăng trưởng, cao hơn chỉ tiêu kế hoạch 5 năm của cả giai đoạn.
Cụ thể, tổng sản lượng thủy sản giai đoạn 2011-2015 đạt mức tăng trung bình
3,8%/năm, cao hơn 9,3% so với kế hoạch. Trong số đó, sản lượng khai thác thủy
sản tăng trung bình 4,7% năm, sản lượng nuôi trồng tăng trung bình 3%/năm. Kim
ngạch xuất khẩuthủy sản tăng trung bình 2,4%/năm.
Trong năm 2013, mọi lĩnh vực của ngành thủy sản như khai thác, nuôi trồng,
chế biến, xuất khẩu đều nổi trội hơn năm 2012. Trong đó, xuất khẩu tăng vượt trội,
đạt trên 6,7 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 10,7%. Con số này lại tiếp
tục tăng lên 7,84 tỷ USD năm 2014, tăng hơn 17%. Tuy nhiên, năm 2015 kim
ngạch xuất khẩu thủy sản chỉ đạt 6,72 tỷ USD, giảm 14,3% so với năm 2014 và
giảm 10,4% so với mục tiêu đặt ra của năm 2015.

SVTH: Trần Thị Nhung


23


Đề án chuyên ngành
Nguyệt

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh

Biểu đồ 2.: Giá trị xuất khẩu thủy sản qua các năm (tỷ USD)
Nguồn: Tổng cục Hải quan

Tính đến giữa tháng 3/2015, tổng xuất khẩuthủy sản của cả nước đạt 1,061 tỷ
USD, giảm 22% so với cùng kỳ năm 2014. Tổng xuất khẩuthủy sản quý I năm
2015 đạt khoảng 1,27 tỷ USD, giảm 23% so với Quý I/2014.

Biểu đồ 2.: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam QI/2011-2015
Nguồn: VASEP

So với giá trị và mức tăng trưởng xuất khẩuthủy sản cùng thời điểm của 5 năm
(2011 – 2015) thì quý I/2015 sụt giảm mạnh nhất. Giá trị xuất khẩucũng chỉ tương
đương với quý I/2013 và thấp hơn so với cùng kỳ 2012.
Theo xu hướng của các năm, xuất khẩuthủy sản quý I thường thấp hơn so với
quý IV năm trước và thấp nhất trong năm vì nhu cầu thường tăng từ cuối quý II và
tăng dần vào cuối năm, đáp ứng đơn đặt hàng trước các dịp Lễ Giáng sinh và Năm
mới.Năm 2014 diễn biến xuất khẩungược lại khi thị trường tăng đột biến vào đầu
năm, nhà nhập khẩu gom hàng dự trữ vì sợ thiếu nguồn cung, nhất là với mặt hàng
tôm. Cùng với các yếu tố khác, năm 2015 được dự báo có thể xuất khẩuthủy sản sẽ
SVTH: Trần Thị Nhung


24


Đề án chuyên ngành
Nguyệt

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Minh

quay về quỹ đạo thông thường của các năm: giảm đầu năm và tăng dần từ giữa
năm đến hết quý III, chững lại trong quý IV.
Tuy nhiên, quý III/2015, xuất khẩuthủy sản tiếp tục có mức tăng trưởng âm
16,5% so với cùng kỳ năm 2014. Tính chung 9 tháng đầu năm, xuất khẩuthủy sản
cả nước đạt 4,8 tỷ USD, giảm 16,4% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất
khẩuthủy sản tháng 10 đạt khoảng 604 triệu USD, giảm 12% so với cùng kỳ. Các
mặt hàng chủ lực như tôm, cá tra, cá ngừ, bạch tuộc đều có mức giảm lần lượt là
33%, 30%, 11% và 28%.Tổng giá trị xuất khẩuthủy sản của Việt Nam 10 tháng
đầu năm 2015 ước đạt 5,45 tỷ USD, giảm gần 18% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong đó, xuất khẩutôm đạt khoảng 2,4 tỷ USD, giảm 28%, cá tra 1,3 tỷ USD,
giảm 12%, cá ngừ 383 triệu USD, giảm 6%, mực bạch tuộc giảm 13% đạt 345
triệu USD. Chỉ có các mặt hàng cá biển khác tăng gần 4% đạt 863 triệu USD.
Bảng 2.: Hiện trạng xuất khẩu thủy sản 8 tháng đầu năm 2015 (Triệu USD)

Hạng mục Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tổng
2014

583,59

457,71

611,56


661,52

661,86

572,04

717,86

751,35 5.017

2015

507,09

347,30

510,23

532,13

566,76

506,50

560,00

600,00 4.130

Tăng trưởng -13,11


-24,12

-16,57

-19,56

-14,37

-11,46

-21,99

-20,14

Nguồn: Thống kê của Tổng cục Hải Quan và VASEP qua các năm

Biểu đồ 2.: Giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2014 và 2015
(triệu USD)
Nguồn: Thống kê của Tổng cục Hải Quan và VASEP qua các năm

SVTH: Trần Thị Nhung

25

-17,69


×