Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Chuyên đề các dạng câu hỏi đọc hiểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.13 KB, 24 trang )

Chuyên đề 1: CÁC DẠNG ĐỀ ĐỌC –HIỂU
A/ ĐỊNH HƯỚNG CHUNG:
.2/ Yêu cầu cơ bản của phần đọc – hiểu
2.1. Yêu cầu nhận diện phương thức biểu đạt
1. Yêu cầu nhận diện phương thức biểu đạt
Phương thức biểu đạt
1
Tự sự
2
Miêu tả
3
Biểu cảm
4
Nghị luận
5
Thuyết minh
6
Hành chính – công vụ

Nhận diện qua mục đích giao tiếp
Trình bày diễn biến sự việc
Tái hiện trạng thái, sự vật, con người
Bày tỏ tình cảm, cảm xúc
Trình bày ý kiến đánh giá, bàn luận…
Trình bày đặc điểm, tính chất, phương pháp…
Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn,
trách nhiệm giữa người với người
Ví dụ 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
…Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại, réo to mãi lên.
Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà
chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre


nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái
thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xoá cả chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn
mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh
hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy
thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước
chỗ này.
(Trích Tuỳ bút Người lái đò Sông Đà -Nguyễn Tuân)
Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào là chính?
(Trả lời: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là miêu tả).
Ví dụ 2: “ Hắn về lần này trông khác hằn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng săng
đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai con mắt gườm
gườm trong gớm chết! Hắn mặt cái quần nái đen với áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm
trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết! ( Chí PhèoNam Cao )
Hãy chỉ ra các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên ?
(Trả lời: Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên là: tự sự, miêu tả, biểu
cảm).
Ví dụ 3: “Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo
những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của
chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân phong kiến.
Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa”
(Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục)
Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
( Trả lời: Đoạn văn trên được viết theo phương thức nghị luận)
Ví dụ 4: “Nước là yếu tố thứ hai quyết định sự sống chỉ sau không khí, vì vậy con người không thể sống
thiếu nước. Nước chiếm khoảng 58 - 67% trọng lượng cơ thể người lớn và đối với trẻ em lên tới 70 75%, đồng thời nước quyết định tới toàn bộ quá trình sinh hóa diễn ra trong cơ thể con người.


Khi cơ thể mất nước, tình trạng rối loạn chuyển hóa sẽ xảy ra, Protein và Enzyme sẽ không đến
được các cơ quan để nuôi cơ thể, thể tích máu giảm, chất điện giải mất đi và cơ thể không thể hoạt động
chính xác. Tình trạng thiếu nước do không uống đủ hàng ngày cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của não

bởi có tới 80% thành phần mô não được cấu tạo từ nước, điều này gây trí nhớ kém, thiếu tập trung, tinh
thần và tâm lý giảm sút…”
(Nanomic.com.vn)
Đoạn trích được viết theo phương thức biểu đạt nào?
(Trả lời: Đoạn trích được viết theo phương thức thuyết minh)
Ví dụ 5:
Đò lên Thach Hãn ơi chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm.
(Lê Bá Dương, Lời người bên sông)
Phương thức biểu đạt chủ yếu trong đoạn thơ là phương thức nào?
(Phương thức biểu đạt chủ yếu trong đoạn thơ là biểu cảm)
Ví dụ 6: Dịch bệnh E-bô-la ngày càng trở thành “thách thức” khó hóa giải. Hiện đã có hơn
4000 người tử vong trong tổng số hơn 8000 ca nhiễm vi rút E-bô-la. Ở năm quốc gia Tây Phi. Hàng
nghìn trẻ em rơi vào cảnh mồ côi vì E-bô-la. Tại sao Li-bê-ri-a, cuộc bầu cử thượng viện phải hủy do Ebô-la “tác quái”
Với tinh thần sẻ chia và giúp đỡ năm nước Tây Phi đang chìm trong hoạn noạn, nhiều quốc gia và
các tổ chức quốc tế đã gửi những nguồn lực quý báu với vùng dịch để giúp đẩy lùi “bóng ma” E-bô-là,
bất chấp nhưng nguy cơ có thể xảy ra.
Mĩ đã quyết định gửi 4000 binh sĩ, gồm các kĩ sư, chuyên gia y tế, hàng loạt nước ở Châu Âu,
Châu Á và Mĩ-la-tinh gửi trang thiết bị và hàng nghìn nhân viên y tế tới khu vực Tây Phi. Cu-ba cũng gửi
hàng trăm chuyên gia y tế tới đây.
Trong bối cảnh chưa có vắc xin điều trị căn bệnh E-bô-la, việc cộng đồng quốc tế không “quay
lưng” với vùng lõi dịch ở Tây Phi, tiếp tục gửi chuyên gia và thiết bị tới đây để dập dịch không chỉ là
hành động mang tính nhân văn, mà còn thắp lên tia hi vọng cho hàng triệu người Phi ở khu vực này.
(Dẫn theo nhân dân.Com.vn)
Văn bản trên sử dụng các phương thức biểu đạt chủ yếu nào?
( Trả lời: Phương thức chủ yếu: thuyết minh – tự sự)
3. Yêu cầu nhận diện và nêu tác dụng (hiệu quả nghệ thuật) các hình thức, phương tiện ngôn ngữ
3.1. Các biện pháp tu từ:

- Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh,… (tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu)
- Tu từ về từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, tương phản, chơi chữ, nói giảm, nói tránh,
thậm xưng,…
- Tu từ về cú pháp: Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối, im lặng,…
Biện pháp tu từ
Hiệu quả nghệ thuật (Tác dụng nghệ thuật)
So sánh
Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cụ thể tác động đến trí
tưởng tượng, gợi hình dung và cảm xúc


Ẩn dụ

Cách diễn đạt mang tính hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao, gợi
những liên tưởng ý nhị, sâu sắc.

Nhân hóa

Làm cho đối tượng hiện ra sống động, gần gũi, có tâm trạng và có hồn
hơn.
Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng ý vị, sâu
sắc
Nhấn mạnh, tạo nhịp điệu cho câu văn câu thơ
Làm giảm nhẹ đi ý đau thương, mất mát nhằm thể hiện sự trân trọng
Tô đậm ấn tượng về…
Bộc lộ cảm xúc
Nhấn mạnh, gây ấn tượng về
Tạo sự cân đối
Tạo điểm nhấn, gợi sự lắng đọng cảm xúc
Diễn tả cụ thể, toàn điện


Hoán dụ
Điệp từ/ngữ/cấu trúc
Nói giảm
Thậm xưng (phóng đại)
Câu hỏi tu từ
Đảo ngữ
Đối
Im lặng (…)
Liệt kê

Ví dụ 1: Chỉ ra biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn thơ sau và nêu hiệu quả nghệ thuật của
biện pháp tu từ đó:
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;” (Vội vàng – Xuân Diệu)
(Trả lời: - Biện pháp tu từ được sử dụng là phép trùng điệp (điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc):
Của…này đây…/ Này đây… của … Hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ là nhấn mạnh vẻ đẹp tươi non,
phơi phới, rạo rực, tình tứ của mùa xuân qua tâm hồn khát sống, khát yêu, khát khao giao cảm mãnh
liệt của nhân vật trữ tình).
Ví dụ 2: Xác định biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong dòng thơ in đậm và nêu hiệu quả nghệ
thuật của biện pháp tu từ ấy.
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” (Viếng lăng Bác - Viễn Phương)
( Trả lời: Biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ in đậm là ẩn dụ - mặt trời (trong lăng) chỉ
Bác Hồ. Tác dụng: Ca ngợi công ơn Bác Hồ đã soi đường chỉ lối cho Cách mạng, mang lại cuộc sống ấm
no hạnh phúc cho nhân dân. Ca ngợi sự vĩ đại và bất tử của Bác Hồ trong lòng bao thế hệ dân tộc Việt.
Cách dùng ẩn dụ làm cho lời thơ hàm súc, trang trọng và giàu sức biểu cảm.)
3.2. Các hình thức, phương tiện ngôn ngữ khác:

- Từ láy, thành ngữ, từ Hán – Việt …
- Điển tích điển cố,…
Ví dụ 1: Đọc hai câu thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu” (Tỏ lòng /Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão)
Trong hai câu thơ trên, tác giả đã sử dụng điển tích nào? Giải thích ngắn gọn về điển tích ấy.
(Trả lời: - Tác già sử dụng điển tích: Vũ hầu. Vũ hầu tức Gia Cát Lượng, người thời Tam Quốc, có nhiều
công lao giúp Lưu Bị khôi phục nhà Hán, được phong tước Vũ Lượng hầu (thường gọi tắt là Vũ hầu).
Ví dụ 2: “Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao
nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng


cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì...
Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống
qua được cơn đói khát này không?”
(Trích Vợ nhặt - Kim Lân)
Chỉ ra những thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn và nêu hiệu quả nghệ thuật của
chúng.
.
(Trả lời: - Các thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn: dựng vợ gả chồng, sinh con đẻ
cái, ăn nên làm nổi. Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng các thành ngữ: các thành ngữ dân gian quen
thuộc trong lời ăn tiếng nói nhân dân được sử dụng một cách sáng tạo, qua đó lời kể của người kể hòa vào
với dòng suy nghĩ của nhân vật bà cụ Tứ; suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật trở nên thật gần gũi, được thể
hiện rất tự nhiên; nỗi lòng, tâm trạng cùa người mẹ thương con thật được diễn tả thật chân thực).
Ví dụ 3:
“Bát ngát sóng kình muôn dặm,
Thướt tha đuôi trĩ một màu.
Nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu,
Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu.”
Hãy nêu tác dụng của các từ “bát ngát”, “thướt tha” trong việc vẽ ra bức tranh sông nước Bạch

Đằng giang.
( Trả lời: Các từ láy “bát ngát” và “thướt tha" giàu tính gợi hình có tác dụng vẽ ra bức tranh thiên
nhiên sông nước Bạch Đằng thật hùng vĩ và thơ mộng)
Ví dụ 4: Cho đoạn văn sau:
“Tràn trề trên mặt bàn, chạm cả vào cành quất Lí cố tình để sát vào mâm cỗ cho bàn ăn thêm đẹp,
thêm sang, là la liệt bát đĩa ngồn ngộn các món ăn. Ngoài các món thường thấy ở cỗ Tết như gà luộc,
giò, chả, nem, măng hầm chân giò, miến nấu lòng gà, xúp lơ xào thịt bò… - món nào cũng mang dấu ấn
tài hoa của người chế biến – là các món khác thường như gà quay ướp húng lìu, vịt tần hạt sen, chả
chìa, mọc, vây…”
(Trích Mùa lá rụng trong vườn – Ma Văn Kháng)


Đoạn văn sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó trong đoạn
văn?
(Trả lời: - Trong đoạn văn, tác giả có sử dụng biện pháp liệt kê:
“…gà luộc, giò, chả, nem, măng hầm chân giò, miến nấu lòng gà, xúp lơ xào thịt bò…”
-Tác dụng: Biện pháp liệt kê giúp cho nhà văn miêu tả sinh động mâm cỗ Tết vốn tràn trề, ngồn
ngộn những của ngon vật lạ)
Ví dụ 5: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
…Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại, réo to mãi lên.
Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà
chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre
nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái
thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xoá cả chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn
mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh
hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy
thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước
chỗ này.
( Trích Tuỳ bút Người lái Sông Đà-Nguyễn Tuân)
. * Trong đoạn văn trên, Nguyễn Tuân sử dụng nhiều biện pháp tu từ về từ. Xác định biểu hiện

các phép tu từ đó và nêu tác dụng của hình thức nghệ thuật này.
( Trả lời: Trong đoạn văn trên, Nguyễn Tuân sử dụng nhiều biện pháp tu từ về từ. Đó là :
- So sánh : thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn
mà chế nhạo..


- Nhân hoá: oán trách , van xin, khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo.., rống lên , mai phục ,nhổm cả
dậy ,ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó …
- Tác dụng của hình thức nghệ thuật này là : gợi hình ảnh con sông Đà hùng vĩ, dữ dội. Không còn là
con sông bình thường, Sông Đà như có linh hồn, đầy tâm địa, nham hiểm. Qua đó, ta thấy được phong
cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân. )
4. Yêu cầu nhận diện các phương thức trần thuật
- Lời trực tiếp: Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện (Tôi)
Ví dụ: "Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt
lưng của lính ngụy ngày xưa, có vẻ như những điều phải nói với nhau họ đã nói hết, chẳng nói chẳng
rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà,
lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mối nhát quất xuống lão lại nguyền rủa
bằng cái giọng rên rỉ đau đớn : Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ !
Người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng
không tìm cách chạy trốn.
Tất cả mọi việc xảy đến khiến tôi kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra
mà nhìn. Thế rồi chẳng biết từ bao giờ, tôi đã vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới."
- Lời kể gián tiếp: Trần thuật từ ngôi thứ ba – người kể chuyện giấu mặt.
Ví dụ: "Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng
tinh căng phẳng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những
đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu
mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quan ngục đứng thẳng
người dậy và đĩnh đạc bảo:
- Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một
bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của

một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc
lên không?...Tôi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này
đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem
nhuốc mất cái đời lương thiện đi.
Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo. Ba
người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu
mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh".
(Trích Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân)
-Lời kể nửa trực tiếp: Trần thuật từ ngôi thứ ba – người kể chuyện tự giấu mình nhưng điểm nhìn và lời
kể lại theo giọng điệu của nhân vật trong tác phẩm.
Ví dụ: “Một loạt đạn súng lớn văng vẳng dội đến ầm ĩ trên ngọn cây. Rồi loạt thứ hai…Việt ngóc dậ . Rõ
ràng không phải tiếng pháo lễnh lãng của giặc. Đó là những tiếng nổ quen thuộc, gom vào một chỗ, lớn
nhỏ không đều, chen vào đó là những dây súng nổ vô hồi vô tận. Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau
như tiếng mõ và tiếng trống đình đánh dậy trời dậy đất hồi Đồng khởi. Đúng súng của ta rồi! Việt muốn
reo lên. Anh Tánh chắc ở đó, đơn vị mình ở đó. Chà, nổ dữ, phải chuẩn bị lựu đạn xung phong thôi! Đó,
lại tiếng hụp hùm…chắc là một xe bọc thép vừa bị ta bắn cháy.Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ.
Những khuôn mặt anh em mình lại hiện ra…Cái cằm nhọn hoắt của anh Tánh nụ cười và cái nheo mắt
của anh Công mỗi lần anh động viên Việt tiến lên…Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn đã lên
nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng. Các anh chờ Việt một chút…”


5. Yêu cầu nhận diện các phép liên kết ( liên kết các câu trong văn bản)
Các phép liên kết
Đặc điểm nhận diện
Phép lặp từ ngữ
Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước
Phép liên tưởng Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa/ trái nghĩa hoặc cùng trường
(đồng nghĩa / trái liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước
nghĩa)
Phép thế


Phép nối

Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu
trước
-Đại từ thay thế: đây, đó, ấy, thế, kia, vậy... nó, hắn, họ...
- Tổ hợp “danh từ + chỉ từ”: cái này, việc ấy, điều đó...
Sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ (nối kết)với câu trước
-Quan hệ từ: và, rồi, nhưng, mà, còn, nên, vì, né, tuy, để...
- Tổ hợp “quan hệ từ + đại từ”: vì vậy, nếu thế, tuy thế, thế thì, vậy nên...
- Những tổ hợp kiểu quán ngữ: nhìn chung, tóm lại, thêm vào đó, vả lại, hơn nữa
,
với lại...

Ví dụ: Đọc kỹ đoạn văn sau và xác định các phép liên kết được sử dụng:
“Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo
những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của
chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân phong kiến.
Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa” .
(Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục)
( Trả lời: Các phép liên kết được sử dụng là:
- Phép lặp: “Trường học của chúng ta”
- Phép thế: “Muốn được như thế”… thay thế cho toàn bộ nội dung của đoạn trước đó.)
6. Nhận diện các thao tác lập luận
TT
Các thao tác
Nhận diện
lập luận
1
Giải thích

Giải thích là vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng và giúp
người khác hiểu đúng ý của mình.
2
Phân tích
Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố
nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng.
3
Chứng minh
Chứng minh là đưa ra những cứ liệu - dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lí
lẽ một ý kiến để thuyết phục người đọc người nghe tin tưởng vào vấn đề. ( Đưa lí
lẽ trước - Chọn dẫn chứng và đưa dẫn chứng. Cần thiết phải phân tích dẫn chứng
để lập luận CM thuyết phục hơn. Đôi khi thuyết minh trước rồi trích dẫn chứng
sau.)
4
Bác bỏ
Bác bỏ là chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề trên cơ sở đó đưa ra nhận định đúng
đắn và bảo vệ ý kiến lập trường đúng đắn của mình.
5
Bình luận
Bình luận là bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, hiện tượng… đúng hay sai, hay /
dở; tốt / xấu, lợi / hại…; để nhận thức đối tượng, cách ứng xử phù hợp và có
phương châm hành động đúng.
6
So sánh
So sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng
hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ
đó thấy được giá trị của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình quan tâm.


Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau thì gọi là so sánh tương đồng, có

nhiều điểm đối chọi nhau thì gọi là so sánh tương phản.
Ví dụ:
• Thao tác giải thích
“Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo. Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái huyền
ảo, kì vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ. Quy mô chuộng sự vừa khéo, vừa
xinh, phải khoảng. Giao tiếp, ứng xử chuộng hợp tình, hợp lí, áo quần, trang sức, món ăn đều không
chuộng sự cầu kì. Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có quy mô vừa
phải”.
( Trích Nhìn về vốn văn hóa dân tộc – Trần Đình Hượu)
• Thao tác chứng minh
“Từ sau khi Việt Nam hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường, tiềm lực khoa học và công
nghệ (KH&CN) của đất nước tăng lên đáng kể. Đầu tư từ ngân sách cho KH&CN vẫn giữ mức 2% trong
hơn 10 năm qua, nhưng giá trị tuyệt đối tăng lên rất nhanh, đến thời điểm này đã tương đương khoảng
1tỷ USD/năm. Cơ sở vật chất cho KH&CN đã đạt được mức độ nhất định với hệ thống gần 600 viện
nghiên cứu và trung tâm nghiên cứu của Nhà nước, hơn 1.000 tổ chức KH&CN của các thành phần kinh
tế khác, 3 khu công nghệ cao quốc gia ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đã bắt đầu có sản phẩm
đạt kết quả tốt. Việt Nam cũng có cơ sở hạ tầng thông tin tốt trong khu vực ASEAN (kết nối thông tin với
mạng Á- Âu, mạng VinaREN thông qua TEIN2, TEIN4,…”
(Khoa học công nghệ Việt Nam trong buổi hội nhập, Mai Hà, Ánh Tuyết
– Theo Báo Hà Nội mới, ngày 16/5/2014-)
“Việc hình thành các mạng xã hội đã tạo điều kiện cho các bạn trẻ được thỏa sức xây dựng một
thế giới ảo và một cuộc sống ảo cho riêng mình. Trong thế giới đó nhiều chuẩn mực, lễ nghi trong giao
tiếp ngoài đời đã không còn và vì thế những phong cách và cá tính “chính hiệu” đã ra đời. Lướt qua một
vài “chat room” ta bắt gặp những cách trình bày, biểu cảm khác lạ của ngôn từ.
Xu hướng đơn giản hóa là khuynh hướng phổ biến nhất. Chỉ cần lướt qua những “chat room”(phòng
chat), forum (diễn đàn) chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những kiểu diễn đạt như: wá, wyển ( quá,
quyển); wen(quen); wên (quên); iu (yêu); lun (luôn); bùn (buồn); bitk? (biết không?); bít rùi (biết rồi);
mí (mấy); dc (được); ko,k (không); u (bạn, mày), ni (nay), en(em), m (mày), ex (người yêu cũ), t (tao),
hem (không), Bít chít lìn (biết chết liền) v.v.
Xu hướng phức tạp hóa như một cách để thể hiện sự khác biệt “sành điệu”của giới trẻ: dzui (vui),

thoai (thôi), dzìa(về), roài(rồi), khoai(khó) >phức tạp hóa một trong những nét đặc trưng cần phải nhấn mạnh đó là cách thể hiện, trình bày nội dung
văn bản. Với mong muốn được thể hiện, khẳng định bản thân (do tâm lý lứa tuổi) xu hướng này vì thế,
càng được phát huy mạnh mẽ. Sự phức tạp trước hết được thể hiện thông qua hàng loạt các biểu đạt tình
cảm đi kèm :( buồn; :(( , T _ T khóc; :) cười; :))))) rất buồn cười; =.= mệt mỏi; >!< cau có; :x
yêu; :* hôn, ^^, vui v.v. Sự phức tạp còn được thể hiện trong cách trình bày cầu kỳ: “ThiẾu zẮng a e
hUmz thỂ shỐng thÊm 1 fÚt jÂy nÀo nỮa” (Thiếu vắng anh, em không thể sống thêm một phút giây nào
nữa). Xu hướng này còn phát triển đến mức ngay cả những người “trong cuộc” nhiều khi cũng không thể
hiểu hết được những nội dung do những sáng tạo mang nặng tính cá nhân như vậy.
…Trên đây chúng tôi trình bày tóm lược những biểu hiện cụ thể của ngôn ngữ của giới trẻ ở cả hai
môi trường thực - ảo. Những kết quả khảo sát đã phần nào cho thấy thực trạng ngôn ngữ của giới trẻ
hiện nay. Bên cạnh những nét độc đáo, những sáng tạo đáng ghi nhận vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần
có sự can thiệp, chấn chỉnh kịp thời để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt….”
(Ngôn ngữ @ và vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)


Thao tác lập luận phân tích


“… Nói tới sách là nói tới trí khôn của loài người, nó là kết tinh thành tựu văn minh mà hàng
bao thế hệ tích lũy truyền lại cho mai sau. Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế
giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi.
Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những qui luật
của nó, hiểu được trái đất tròn trên mình nó có bao nhiêu đất nước khác nhau với những thiên nhiên
khác nhau. Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác
nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hóa, những truyền thống, những khát vọng.
Sách, đặc biệt là những cuốn sách văn học giúp ta hiểu biết về đời sống bên trong tâm hồn của
con người, qua các thời kì khác nhau, những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, những khát
vọng và đấu tranh của họ. Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ
trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong

cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc,
đâu là nỗi khổ của con người và phải làm gì để sống cho đúng và đi tới một cuộc đời thật sự.
Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng. Ta đồng ý với lời nhận xét mà cũng là một
lời khuyên bảo chí lí của M. Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con
đường sống”. Vì thế, mỗi chúng ta hãy đọc sách, cố gắng đọc sách càng nhiều càng tốt”.
( Bàn về việc đọc sách – Nguồn Internet)
• Thao tác bình luận
“… Văn hóa ứng xử từ lâu đã trở thành chuẩn mực trong việc đánh giá nhân cách con người. Cảm
ơn là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa. Ở ta, từ cảm ơn được nghe rất nhiều trong các
cuộc họp: cảm ơn sự có mặt của quý vị đại biểu, cảm ơn sự chú ý của mọi người…Nhưng đó chỉ là những
lời khô cứng, ít cảm xúc. Chỉ có lời cảm ơn chân thành, xuất phát từ đáy lòng, từ sự tôn trọng nhau bất kể
trên dưới mới thực sự là điều cần có cho một xã hội văn minh. Người ta có thể cảm ơn vì những chuyện
rất nhỏ như được nhường vào cửa trước, được chỉ đường khi hỏi… Ấy là chưa kể đến những chuyện lớn
lao như cảm ơn người đã cứu mạng mình, người đã chìa tay giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn … Những
lúc đó, lời cảm ơn còn có nghĩa là đội ơn”.
( Bài viết tham khảo)
“… Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất
giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra
sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và
khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An
Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi.
[…] Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của
mình...”
(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức
Theo SGK Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2014, tr. 90)


Thao tác lập luận so sánh

“Ai cũng biết Hàn Quốc phát triển kinh tế khá nhanh, vào loại "con rồng nhỏ" có quan hệ khá

chặt chẽ với các nước phương Tây, một nền kinh tế thị trường nhộn nhịp, có quan hệ quốc tế rộng rãi.
Khắp nơi đều có quảng cáo, nhưng không bao giờ quảng cáo thương mại được đặt ở những nơi công sở,
hội trường lớn, danh lam thắng cảnh. Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ đặt dười
chữ Triều Tiên to hơn ở phía trên. Đi đâu. nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bảng hiệu chữ Triều Tiên.
Trong khi đó thì ở một vài thành phố của ta nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ
sở của ta hẳn hoi mà chữ nước ngoài lại lớn hơn cả chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng tưởng như mình lạc sang
một nước khác”. (Chữ ta, bài Bản lĩnh Việt Nam của Hữu Thọ)


Thao tác bác bỏ


“ …Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước
mình nghèo nàn. Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả. Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ
và còn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào. Ngôn ngữ của
Nguyễn Du nghèo hay giàu?
Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại
không thể viết những tác phẩm tương tự?
Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người?
Ở An Nam cũng như mọi nơi khác, đều có thể ứng dụng nguyên tắc này:
Điều gì người ta suy nghĩ kĩ sẽ diễn đạt rõ ràng, và dễ dàng tìm thấy những từ để nói ra. …”
(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức
Theo SGK Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2014, tr. 90)
7. Yêu cầu nhận diện kiểu câu và nêu hiệu quả sử dụng
7.1. Câu theo mục đích nói:
- Câu tường thuật (câu kể)
- Câu cảm thán (câu cảm)
- Câu nghi vấn ( câu hỏi)
- Câu khẳng định
- Câu phủ định.

7.2. Câu theo cấu trúc ngữ pháp
- Câu đơn
- Câu ghép
- Câu đặc biệt.
Ví dụ 1: Sáng ngày 16/5, hơn 1.300 học sinh trường THPT Phan Huy Chú, Hà Nội tham gia
buổi học ngoại khóa mang tên Chủ quyền biển đảo, khát vọng hòa bình. Buổi học được tổ chức với ý
nghĩa thể hiện tình yêu đất nước, một lòng hướng về biển Đông.
Nhà trường cho rằng buổi ngoại khoá như thế này rất cần thiết, giúp nuôi dưỡng lòng tự hào dân
tộc cho các em học sinh, đồng thời nâng cao hiểu biết về chủ quyền lãnh thổ và ý thức trách nhiệm của
tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước.
Trong buổi ngoại khoá này, các học sinh trong trường đã xếp hình, tạo thành dải chữ S bản đồ
đất nước Việt Nam cùng hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Hoạt động xếp hình diễn ra khá sớm vào
lúc 6h30 nhưng các học sinh tham gia đều rất hào hứng, sôi nổi. Vừa xếp hình, các học sinh trường Phan
Huy Chú còn được nghe kể về chiến công của cha ông trong việc bảo vệ đất nước, được nâng cao và tự ý
thức được trách nhiệm của bản thân đối với Tổ quốc. (Theo Dân trí)
Đọc đoạn trích trên và cho biết kiểu câu nổi bật nhất mà văn bản sử dụng là gì? Tác dụng của kiểu
câu đó trong việc thể hiện nội dung văn bản?
( Trả lời: - Kiểu câu sử dụng nhiều nhất là câu tường thuật, câu phức.
- Tác dụng: Cung cấp cụ thể, đầy đủ và chính xác các thông tin hoạt động ngoại khóa của học sinh trường
THPT Phan Huy Chú.)
Ví dụ 2: “Tại Thế vận hội đặc biệt Seatte [dành cho những người tàn tật] có chín vận động viên đều bị
tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung trước vạch xuất phát để tham dự cuộc đua 100m.
Khi súng hiệu nổ, tất cả đều lao đi với quyết tâm chiến thắng. Trừ một cậu bé. Cậu cứ bị vấp té liên tục
trên đường đua. Và cậu bật khóc. Tám người kia nghe tiếng khóc, giảm tốc độ và ngoái lại nhìn. Rồi họ
quay trở lại. Tất cả, không trừ một ai! Một cô gái bị hội chứng down dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé: Như thế này, em sẽ thấy tốt hơn. Cô gái nói xong, cả chín người cùng khoác tay nhau sánh bước về vạch
đích. Khán giả trong sân vận động đồng loạt đứng dậy. Tiếng vỗ tay hoan hô vang dội nhiều phút liền.
Mãi về sau, những người chứng kiến vẫn còn truyền tai nhau câu chuyện cảm động này”.


[Nguồn: />.

Đọc đoạn văn bản trên và chỉ ra những câu đặc biệt được sử dụng trong văn bản trên. Nêu tác dụng
của chúng.
(Trả lời: Các câu đặc biệt được sử dụng trong đoạn văn:
- Câu: “Trừ một cậu bé”. Hiệu quả biểu đạt: tạo sự chú ý về sự đặc biệt của một vận động viên so
với đám đông trên đường đua.
-Câu: “Tất cả không trừ một ai”. Hiệu quả biểu đạt: Đặt trong mối liên hệ với câu trước đó, câu có
tác dụng nhấn mạnh, gây sự chú ý sự đồng lòng thực hiện một hành động cao cả (vì người bị tổn thương
về thể chất nặng hơn mình).
8. Yêu cầu xác định nội dung chính của văn bản/ Đặt nhan đề cho văn bản
Ví dụ 1: “Tràn trề trên mặt bàn, chạm cả vào cành quất Lí cố tình để sát vào mâm cỗ cho bàn ăn thêm
đẹp, thêm sang, là la liệt bát đĩa ngồn ngộn các món ăn. Ngoài các món thường thấy ở cỗ Tết như gà
luộc, giò, chả, nem, măng hầm chân giò, miến nấu lòng gà, xúp lơ xào thịt bò… - món nào cũng mang
dấu ấn tài hoa của người chế biến – là các món khác thường như gà quay ướp húng lìu, vịt tần hạt sen,
chả chìa, mọc, vây…”
(Trích Mùa lá rụng trong vườn – Ma Văn Kháng)
• Đọc kĩ và xác định nội dung chính của đoạn trích trên? Hãy đặt nhan đề cho đoạn văn. (Trả lời:
Đoạn văn miêu tả mâm cỗ Tết thịnh soạn do bàn tay tài hoa, chu đáo của cô Lí làm ra để thết đãi
cả gia đình. Có thể đặt nhan đề là “Mâm cỗ Tết”.
Ví dụ 2: Từ sau khi Việt Nam hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường, tiềm lực khoa học và công
nghệ (KH&CN) của đất nước tăng lên đáng kể. Đầu tư từ ngân sách cho KH&CN vẫn giữ mức 2% trong
hơn 10 năm qua, nhưng giá trị tuyệt đối tăng lên rất nhanh, đến thời điểm này đã tương đương khoảng
1tỷ USD/năm. Cơ sở vật chất cho KH&CN đã đạt được mức độ nhất định với hệ thống gần 600 viện
nghiên cứu và trung tâm nghiên cứu của Nhà nước, hơn 1.000 tổ chức KH&CN của các thành phần kinh
tế khác, 3 khu công nghệ cao quốc gia ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đã bắt đầu có sản phẩm
đạt kết quả tốt. Việt Nam cũng có cơ sở hạ tầng thông tin tốt trong khu vực ASEAN (kết nối thông tin với
mạng Á- Âu, mạng VinaREN thông qua TEIN2, TEIN4,…
(Báo Hà Nội mới, ngày 16/5/2014- Mai
Hà, Ánh Tuyết)
*Đọc đoạn văn trên và cho biết nội dung chính bàn về vấn đề gì? Đặt tên cho văn bản.
( Trả lời: - Nội dung chính của đoạn văn bàn về: Sự phát triển của KH&CN Việt Nam trong hoàn cảnh

hội nhập, Có thể đặt tên cho đoạn văn là Khoa học công nghệ của Việt Nam,….)
9. Yêu cầu nhận diện các lỗi diễn đạt và chữa lại cho đúng
9.1. Lỗi diễn đạt ( chính tả, dùng từ, ngữ pháp)
9.2. Lỗi lập luận ( lỗi lô gic…)
Ví dụ: Đây là đoạn văn còn mắc nhiều lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp, logic..., Anh/chị hãy chỉ ra những
sai sót đó và chữa lại cho đúng.
“ Đọc Tắt đèn của Ngô Tất Tố, người đọc tiếp nhận với một không gian ngột ngạt, với nỗi khổ đè
nặng trên đôi vai gầy yếu và nỗi đau xé lòng chị Dậu tưởng như đã thành nỗi đau tột cùng. Nhưng khi
Chí Phèo với những tiếng chửi tục tĩu cùng khuôn mặt đầy vết sẹo, với bước chân chện choạn, ngật
ngưởng bước đi trên những dòng văn của Nam Cao, thấy rằng đó mới là kẻ khốn cùng ở nông dân Việt
Nam ngày trước. Qua đó, Nam Cao không chỉ lột trần sự thật đau khổ của người nông dân mà còn nêu
được một quy luật xuất hiện trong làng xã Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám: hiện tượng người
nông dân bị đẩy vào con đường lưu manh hoá”


10. Yêu cầu nêu cảm nhận nội dung và cảm xúc thể hiện trong văn bản
- Cảm nhận về nội dung phản ánh
- Cảm nhận về cảm xúc của tác giả
Ví dụ: Đọc đoạn thơ sau trong bài Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa...của Nguyễn Duy và trả lời câu hỏi sau:
“(…) Mẹ ta không có yếm đào
nón mê thay nón quai thao đội đầu
rối ren tay bí tay bầu
váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa”
Ở khổ thơ này, hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào? Cảm xúc của nhà thơ dành cho mẹ là gì?
(Trả lời: - Hình ảnh của người mẹ nghèo bình dị, lam lũ, quê mùa, tần tảo, tất tả, bươn chải giữa
chốn trần gian được gợi qua trang phục, qua lam lũ nhọc nhằn lao động với bao lo toan vất vả.
- Cảm xúc của nhà thơ là nỗi buồn lặng thấm thía về gia cảnh nghèo nàn của mẹ là tình
yêu thương, trân trọng và niềm tự hào về mẹ).
11. Yêu cầu xác định từ ngữ, hình ảnh biểu đạt nội dung cụ thể trong văn bản
- Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh thể hiện nội dung cụ thể/ nội dung chính của văn bản

- Chỉ ra từ ngữ chứa đựng chủ đề đoạn văn
Ví dụ 1 :
Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi:
“Trong làn nắng ửng khói mơ tan.
Đôi mái nhà gianh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang”
( Mùa xuân chín - Hàn Mặc Tử)
Bức tranh mùa xuân được tác giả vẽ lên bằng những hình ảnh nào?
( Trả lời: Bức tranh mùa xuân được tác giả vẽ lên bằng những hình ảnh: nắng ửng, khói mơ tan, đôi
mái nhà gianh, tà áo biếc, giàn thiên lí.
Ví dụ 2:
Đọc đoạn trích và trả lởi câu hỏi:
“Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo. Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái
huyền ảo, kì vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ. Quy mô chuộng sự vừa khéo, vừa
xinh, phải khoảng. Giao tiếp, ứng xử chuộng hợp tình, hợp lí, áo quần, trang sức, món ăn đều không
chuộng sự cầu kì. Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có quy mô vừa
phải”.
( Trích Nhìn về vốn văn hóa dân tộc – Trần Đình Hượu)
Hãy xác định câu chủ đề của đoạn văn và nêu ra 3 từ mà anh/ chị cho là chứa đựng chủ đề đoạn
văn.
( Trả lời: - Câu chủ đề của đoạn văn: Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo.
- 3 từ chứa đựng chủ đề đoạn văn là: cái đẹp – xinh – khéo).
12. Yêu cầu nhận diện các hình thức nghị luận (hoặc cách thức trình bày của đoạn văn/ Kết cấu
đoạn văn)
- Diễn dịch
- Qui nạp
- Tổng – Phân – Hợp



- Tam đoạn luận….
Ví dụ:
• Diễn dịch
“Công cuộc bảo vệ nền độc lập dân tộc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ hiện nay đòi hỏi chúng ta
phải có một sức mạnh nội lực đủ để đương đầu với bất kì thử thách nào, bất kì thế lực nào, nội lực phải
được hiểu bao gồm cả sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần. Chúng ta chỉ có thể bảo vệ được độc lập
dân tộc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ khi chúng ta phát huy được cao độ sự tổng hợp của cả hai nguồn
sức mạnh đó.
Sức mạnh tinh thần đó là chủ nghĩa yêu nước được kết tinh từ tình yêu quê hương đất nước; là
tình yêu đồng bào với tinh thần “người trong một nước phải thương nhau cùng”; là lòng tự hào về lịch
sử vẻ vang và nền văn hóa dân tộc (…); là tinh thần độc lập dân tộc – mục tiêu tối thượng và nghĩa vụ
thiêng liêng của mọi thế hệ người Việt nam; là ý thức sâu sắc về chủ quyền quốc gia và kiên quyết bảo vệ
vững chắc chủ quyền đó (…); là niềm tự tôn, tự hào dân tộc ngàn năm văn hiến…
Nhưng chỉ nội lực tinh thần thôi thì chưa đủ. Phải phát huy nội lực đó trong xây dựng để phát
triển sức mạnh vật chất. Chủ nghĩa yêu nước phải được “kích hoạt” để biến thành nội lực phát triển, xây
dựng một nước Việt Nam hùng mạnh...”
(Vũ Văn Quân – Cuộc trường chinh giữ nước – từ truyền thống đến hiện đại –
Báo QĐND, ngày 09/02/2015).
*Câu khái quát / Câu chủ đề: “Công cuộc bảo vệ nền độc lập dân tộc, chủ quyền và toàn vẹn
lãnh thổ hiện nay đòi hỏi chúng ta phải có một sức mạnh nội lực đủ để đương đầu với bất kì thử thách
nào, bất kì thế lực nào, nội lực phải được hiểu bao gồm cả sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần”.
• Tổng – Phân – Hợp
“Người ta chẳng qua là một cây sậy, cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hóa nhưng là một cây sậy có tư
tưởng.
Cần gì cả vũ trụ phải tòng hành nhau (hùa vào nhau) mới đè bẹp cây sậy ấy? Một chút hơi, một giọt
nước cũng đủ làm chết được người. Nhưng dù vũ trụ có đè bẹp người ta, người ta so với vũ trụ vẫn cao
hơn vì khi chết thì biết rằng mình chết chứ không như vũ trụ kia, khỏe hơn người nhiều mà không tự biết
rằng mình khỏe.
Vậy thì giá trị chúng ta là ở tư tưởng”.
(Theo Pa-xcan, bản dịch của Nghiêm Toản, trong Luận văn thị phạm)

“… Nói tới sách là nói tới trí khôn của loài người, nó là kết tinh thành tựu văn minh mà hàng
bao thế hệ tích lũy truyền lại cho mai sau. Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế
giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi.
Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những qui luật
của nó, hiểu được trái đất tròn trên mình nó có bao nhiêu đất nước khác nhau với những thiên nhiên
khác nhau. Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác
nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hóa, những truyền thống, những khát vọng.
Sách, đặc biệt là những cuốn sách văn học giúp ta hiểu biết về đời sống bên trong tâm hồn của
con người, qua các thời kì khác nhau, những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, những khát
vọng và đấu tranh của họ. Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ
trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong
cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc,
đâu là nỗi khổ của con người và phải làm gì để sống cho đúng và đi tới một cuộc đời thật sự.
Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng. Ta đồng ý với lời nhận xét mà cũng là một
lời khuyên bảo chí lí của M. Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con
đường sống”. Vì thế, mỗi chúng ta hãy đọc sách, cố gắng đọc sách càng nhiều càng tốt”.
(Bàn về việc đọc sách – Nguồn Internet)


13. Yêu cầu nhận điện thể thơ:
Đặc trưng của các thể loại thơ: Lục bát; Song thất lục bát; Thất ngôn; Thơ tự do; Thơ ngũ ngôn,
Thơ 8 chữ…
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi:
Tình ta như hàng cây
Đã qua mùa gió bão.
Tình ta như dòng sông
Đã yên ngày thác lũ.
Thời gian như là gió
Mùa đi cùng tháng năm
Tuổi theo mùa đi mãi

Chi còn anh và em.
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại...
- Kìa bao người yêu mới
Đi qua cùng heo may.
(Trích Thơ tình cuối mùa thu – Xuân Quỳnh)
Xác định thể thơ được sử dụng trong đoạn thơ trên.
(Thể thơ được sử dụng trong đoạn thơ trên là thể thơ năm chữ/thơ ngũ ngôn)
PHẦN 2: LUYỆN TẬP THỰC HÀNH
III/ Luyện tập phần đọc hiểu với các văn bản ngoài sách giáo khoa:
*Ngữ liệu được dùng có thể là một bài thơ, một trích đoạn bài báo hoặc một lời nói, lời nhận
xét của tác giả nào đó về một sự việc, sự kiện.
*Cách thức ra đề:
- Sẽ cố tình viết sai chính tả, sai cấu trúc ngữ pháp và yêu cầu học sinh sửa lại cho đúng.
- Xác định, phương thức liên kết trong ngữ liệu.
- Ý nghĩa của một chữ, một hình ảnh nào đó trong ngữ liệu đưa ra?
- Nêu ý nghĩa nhan đề? (Hoặc hãy đặt tên cho đoạn trích).
- Nhận xét mối quan hệ giữa các câu? Từ mối quan hệ ấy chỉ ra nội dung của đoạn?
- Từ một hoặc hai câu nào đó trong ngữ liệu, yêu cầu viết 200 từ xung quanh nội dung ấy?
- Nêu nội dung của văn bản? Nội dung ấy chia thành mấy ý?
- Nếu là thơ:
+ Xác định thể thơ, cách gieo vần?
+ Biện pháp nghệ thuật được sử dụng? Giá trị biểu đạt của biện pháp nghệ thuật ấy?
+ Cảm nhận về nhân vật trữ tình?
+ Hiểu như thế nào về một câu thơ trong văn bản?
- Nếu là văn xuôi:
+ Đưa ra nhiều nhan đề khác nhau, yêu cầu học sinh chọn một nhan đề và nêu ý nghĩa?


+ Chỉ ra các phép liên kết? Biện pháp nghệ thuật để biểu đạt nội dung?

*Một số ví dụ
1. Trong bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước phiên thảo luận cấp cao của
Đại Hội đồng LHQ khóa 68 có đoạn:
“Thưa quý vị! Đã phải trải qua những cuộc chiến tranh ngoại xâm tàn bạo và đói nghèo cùng
cực nên khát vọng hòa bình và thịnh vượng của Việt Nam chúng tôi càng cháy bỏng. Chúng tôi luôn nỗ
lực tham gia kiến tạo hòa bình, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ hành tinh của chúng ta. Việt Nam đã sẵn
sàng tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ. Chúng tôi sẵn lòng đóng góp nguồn lực, dù
còn nhỏ bé, như sự tri ân đối với bạn bè quốc tế đã giúp chúng tôi giành và giữ độc lập, thống nhất đất
nước, thoát khỏi đói nghèo. Việt Nam đã và sẽ mãi mãi là một đối tác tin cậy, một thành viên có trách
nhiệm của cộng đồng quốc tế…”.
b/ Phương thức liên kết?
c/ Hãy đặt tiêu đề cho đoạn văn?
2.

Trong đoạn văn:
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay,

mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ,
to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
(Hồ Chí Minh – “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”)
a/ Nội dung của đoạn văn?
b/ Phương thức trình bày? Phong cách ngôn ngữ chức năng được sử dụng trong đoạn?
c/ Thái độ, quan điểm chính trị của Bác?
3.Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Chứng kiến sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chứng kiến những dòng chảy yêu
thương của dân tộc giành cho Đại tướng, rất nhiều người bày tỏ sự xúc động sâu sắc. Thượng tá Dương
Việt Dũng chia sẻ: “Sự ra đi của Đại tướng là một mất mát lớn lao đối với gia đình và nhân dân cả nước.
Nhưng qua đây, tôi cũng thấy mừng là những người đến viếng Đại tướng không chỉ có những cựu chiến
binh mà rất đông thế hệ trẻ, có không ít những em còn rất nhỏ cũng được gia đình đưa đi viếng… Có
nhiều cụ già yếu cũng đến, cả những người đi xe lăn cũng đã đến trong sự thành kính. Chưa khi nào tôi

thấy người ta thân ái với nhau như vậy.”.
(Theo Dân trí)
b/ Nội dung của văn bản trên? Hãy đặt tên cho văn bản?
c/ Viết bài nghị luận xã hội về bản tin trên (không quá 600 từ).
MỘT SỐ BÀI LUYỆN TẬP VÀ GỢI Ý
I/ Đề 1: Đọc đoạn văn và trả lời cho câu hỏi ở dưới:


“Tnú không cứu sống được vợ, được con. Tối đó, Mai chết. Còn đứa con thì đã chết rồi.
Thằng lính to béo đánh một cây sắt vào ngang bụng nó, lúc mẹ nó ngã xuống, không kịp che cho nó. Nhớ
không, Tnú, mày cũng không cứu sống được vợ mày. Còn mày thì bị chúng nó bắt, mày chỉ có hai bàn tay
trắng, chúng nó trói mày lại. Còn tau thì lúc đó tau đứng sau gốc cây vả. Tau thấy chúng nó trói mày
bằng dây rừng. Tau không nhảy ra cứu mày. Tau cũng chỉ có hai bàn tay không. Tau không ra, tau quay
đi vào rừng, tau đi tìm bọn thanh niên. Bọn thanh niên thì cũng đã đi vào rừng, chúng nó đi tìm giáo
mác. Nghe rõ chưa, các con, rõ chưa? Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại
cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!...”.
1/ Đoạn văn trích trong tác phẩm nào? Của ai?
(Trích trong “Rừng xà nu” – Nguyễn Trung Thành).
2/ Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn?
(Phong cách ngôn ngữ của đoạn văn (Đoạn văn là lời cụ Mết) là phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
-khẩu ngữ).
3/ Câu nói “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!” có ý nghĩa gì?
(Câu nói của cụ Mết – già làng – là câu nói được đúc rút từ cuộc đời bi tráng của Tnú và từ thực tế
đấu tranh của đồng bào Xô Man nói riêng và dân tộc Tây Nguyên nói chung: giặc đã dùng vũ khí để đàn
áp nhân dân ta thì ta phải dùng vũ khí để đáp trả lại chúng.
- Thực tế, khi chưa cầm vũ khí đánh giặc, dân làng Xô Man chịu nhiều mất mát: anh Xút bị giặc
treo cổ, bà Nhan bị chặt đầu, mẹ con Mai bị giết bằng trận mưa roi sắt, Tnú bị đốt cụt mười đầu ngón
tay… Vì vậy con đường cầm vũ khí đánh trả kẻ thù là tất yếu.).
II/ Đề 2: Cho đoạn thơ:
“Chỉ có thuyền mới hiểu

Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu
Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau – rạn vỡ”.
(Xuân Quỳnh – “Thuyền và biển”)
1/ Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Thể thơ đó có tác dụng ra sao trong việc diễn đạt nội dung
đoạn thơ?
(- Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ ngũ ngôn.


- Tác dụng: diễn đạt rất nhịp nhàng âm điệu của sóng biển cũng như sóng lòng của người đang yêu.)
2/ Nội dung của hai khổ thơ trên là gì?
(Tình yêu giữa thuyền và biển cùng những cung bậc trong tình yêu).
3/ Nêu biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng? Tác dung?
( - Biện pháp nghệ thuật được nhà thơ sử dụng nhiều nhất là ẩn dụ: Thuyền – Biển tượng trưng cho tình
yêu của chàng trai và cô gái. Tình yêu ấy nhiều cung bậc, khi thương nhớ mênh mông, cồn cào da diết,
bâng khuâng…

- Biện pháp nghệ thuật nữa được sử dụng là nhân hóa. Biện pháp này gắn cho những vật vô tri những
trạng thái cảm xúc giúp người đọc hình dung rõ hơn tâm trạng của đôi lứa khi yêu.).
MỘT SỐ BÀI TẬP VÀ GỢI Ý THAM KHẢO
I/ Văn bản được học trong chương trình
Câu 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.
- Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn

- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…
(Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu)
1. Văn bản trên được được tổ chức theo hình thức nào?
2. Vản bản nói về nội dung gì?
3. Nội dung đó được thể hiện thông qua việc sử dụng từ ngữ, kiểu câu như thế nào?
4. Văn bản đã sử dụng thành công các biện pháp tu từ cơ bản nào? Nêu tác dụng cụ thể của các phép
tu từ trên
5.Hãy đặt tiêu đề cho văn bản trên.
Gợi ý:
-

Văn bản trên được tổ chức theo hình thức đối đáp giữa người đi và kẻ ở.

-

Nội dung nói về sự băn khoăn, lưu luyến, bịn rịn của con người trong buổi chia tay.

- Sự băn khoăn, lưu luyến, bịn rịn ấy được thể hiện rất rõ thông qua việc sử dụng các từ láy bộc lộ
tâm trạng con người như: bâng khuâng, bồn chồn và việc sử dụng các câu hỏi tu từ với từ (Mình về mình
có nhớ ta, mình về mình có nhớ không). Hỏi nhưng không chỉ đề hỏi mà còn là để gợi nhắc những kỉ
niệm gắn bó.


-

Văn bản đã sử dụng thành công phép tu từ hoán dụ và im lặng (…)


+ Hoán dụ: Áo chàm được dùng để chỉ người đưa tiễn. Qua hình ảnh này ta hiểu được tính chất của
cuộc chia tay. Đó là cuộc chia tay lớn, cuộc chia tay lịch sử. Trong cuộc chia tay này, không phải chỉ có
một người, hai người đưa tiễn mà là cả Việt Bắc bao gồm nhân dân sáu tỉnh Cao – Bắc – Lạng; Hà –
Tuyên – Thái và cả thiên nhiên, núi rừng Việt Bắc tiễn đưa người đi, cán bộ kháng chiến.
+ Phép tu từ im lặng (dấu chấm lửng) ở cuối câu có (Khoảng lặng cảm xúc) tác dụng diễn tả phút
ngừng lặng, chùng xuống của một cuộc chia tay đầy xúc động, bâng khuâng, tay trong tay mà không nói
lên lời. Khoảng lặng cảm xúc gọi cảm hứng, gợi cảm xúc đánh thức tâm hồn con người.

-

Đặt tên cho văn bản: Cuộc chia tay lịch sử, Cảnh chia tay…

Câu 2: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Trích “Tây Tiến” – Quang Dũng)
1. Văn bản trên được viết theo thể thơ gì?
2. Nêu nội dung cơ bản của văn bản
3. Văn bản có sử dụng rất nhiều từ Hán Việt, anh/ chị hãy liệt kê những từ ngữ đó và nêu tác dụng
của chúng.
4. Chỉ ra phép tu từ nói giảm được sử dụng trong văn bản và nêu tác dụng của phép tu từ đó.
Gợi ý:
-


Văn bản trên được viết theo thể thơ thất ngôn.

- Văn bản tập trung khắc họa chân dung người chiến binh Tây Tiến (ngoại hình, tâm hồn, lí tưởng, sự
hi sinh)
-

Những từ Hán Việt được sử dụng là: đoàn binh, biên giới, chiến trường, biên cương, viễn xứ, áo

bào, độc hành. Việc sừ dụng những từ Hán Việt ở đây đã tạo ra sắc thái trang trọng, mang ý nghĩa khái
quát, làm tôn thêm vẻ đẹp của người lính Tây Tiến, góp phần tô đậm vẻ đẹp hào hùng cho hình tượng.
- Phép tu từ nói giảm dược thể hiện trong câu thơ: “Áo bào thay chiếu anh về đất”. Cụm từ “về đất”
được thay thế cho sự chết chóc, hi sinh. Phép tu từ này có tác dụng làm giảm sắc thái bi thương cho cái


chết của người lính Tây Tiến. Người lính Tây Tiến ngã xuống thật thanh thản, nhẹ nhàng. Đó là cuộc trở
về với đất mẹ và đất mẹ đã dang rộng vòng tay đón những đứa con yêu vào lòng.
Một sồ đề và đáp án minh hoạ
Đề 1:
Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...
Chiều nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa!
Con lại lần theo lối sỏi quen
Đến bên thang gác, đứng nhìn lên
Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?
Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!
(Trích Bác ơi! – Tố Hữu)
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau :
1. Nêu phương thức biểu đạt của đoạn thơ?.
2. Nội dung chính của đoạn thơ là gì?

3. Xác định nhịp thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật cách sử dụng nhịp thơ ở 2 câu thơ cuối ở đoạn
thơ thứ 2?
Trả lời:
1/Phương thức biểu đạt của đoạn thơ là tự sự, miêu tả và biểu cảm.
2 /Nội dung chính của đoạn thơ: Nhà thơ thể hiện tâm trạng xót xa, đau đớn, thẫn thờ, bàng
hoàng, tê dại trong lòng khi nghe tin Bác Hồ từ trần.
3 / Nhịp thơ 2/2/3 .Hiệu quả nghệ thuật: nhịp thơ chậm, buồn, sâu lắng diễn tả tâm trạng đau đớn
đến bất ngờ của nhà thơ. Cả không gian cũng đang ngưng lại mọi hoạt động để nghiêng mình vĩnh biệt
vị Cha già kính yêu của dân tộc.
Đề 2:
Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại
dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi
Khi tôi biết thương bà thì đã muộn
Bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!
(Trích Đò Lèn – Nguyễn Duy)
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau :
1. Tại sao viết về bà, tác giả liên tưởng đến “dòng sông xưa ” trong đoạn thơ?
2. Các từ “đã muộn”, “nấm cỏ ” có vai trò gì trong việc thể hiện tâm trạng của nhà thơ?
3. Viết đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về vấn đề đặt ra qua đoạn thơ.
Trả lời:
1. Viết về bà, tác giả liên tưởng đến “dòng sông xưa ” nhằm trăn trở một điều: thiên nhiên vẫn
trường tồn nhưng con người đã thành hư vô.
2. Các từ “đã muộn”, “nấm cỏ ” có vai trò trong việc thể hiện tâm trạng của nhà thơ: đó là sự sám
hối nhẹ nhàng nhưng vô cùng tấm thía, một nỗi đau nhói lòng, một suy ngẫm triết lí sâu xa. Thuở ấu thơ
được sống với bà mà không hiểu cuộc đời cơ cực của bà là do cháu cứ mãi thả hồn vào cõi mộng ảo. Giờ
đây, khi đã đủ khôn lớn để biết thương bà thì mọi chuyện đã muộn màng.
3. Viết đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về vấn đề đặt ra qua đoạn thơ.


Đoạn văn đảm bảo các nội dung:

-Ý chính của đoạn thơ là lời sám hối muộn màng mà xúc động của nhà thơ khi bà ngoại không
còn.
-Đoạn thơ mang cảm hứng tự nhận thức lại của một người trải nghiệm nhận ra cái giá phải trả cho
những hành động hư ảo của mình, đồng thời báo trước sự trỗi dậy của ý thức tự giác đánh giá bản thân,
hướng tới xác lập những giá trị nhân bản trong văn học thời kì hậu chiến.
- Bài học nhận thức và hành động: sống phải biết yêu thương, biết nâng niu, trân trọng những tình
cảm quý giá của con người. Đừng để tất cả đi qua rồi mới sám hối thì sẽ muộn màng.
Đề 3:
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng,
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.
(Trích Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau :
1. Nêu ý chính của đoạn thơ?
2. Xác định các biện pháp tu từ trong đoạn thơ và nêu tác dụng của nó trong việc thể hiện nội
dung?
3. Nêu ngắn gọn chiều sâu triết lí trong câu thơ : Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương. ?
Trả lời:
1. Ý chính của đoạn thơ: Đoạn thơ với những so sánh, liên tưởng độc đáo làm hiện lên tình yêu
đôi lứa bền chặt, thuỷ chung. Đồng thời nhà thơ khẳng định chính tình yêu lứa đôi làm nên sức
mạnh cho tình yêu quê hương đất nước.
2. Các biện pháp tu từ trong đoạn thơ : đó là phép so sánh: nhớ em như đông về nhớ rét ;
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng; Như xuân đến chim rừng lông trở biếc .
Ý nghĩa: Tác giả sử dụng so sánh lạ, độc đáo: cái rét là linh hồn của mùa đông vì mùa đông
mà không có rét sẽ không thành mùa động. Em là linh hồn thẳm sâu của nỗi nhớ khắc khoải, tự
nhiên trong anh. Anh không có em sẽ không thành tình yêu. Hình ảnh Tình yêu như: cánh kiến hoa
vàng – xuân đến chim rừng lông trở biếc là hình ảnh đẹp, đầy sức sống gợi tình yêu trẻ trung, sôi
nổi, nỗi nhớ bao trùm bốn mùa thể hiện sự sâu sắc, vĩnh cửu mà luôn tươi mới. Tình yêu ở đây
không chỉ là tình yêu đôi lứa mà còn là sự kết tinh của những tình cảm sâu nặng với quê hương, đất

nước.
3. Chiều sâu triết lí trong câu thơ : Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương: Nhà thơ lí giải cơ sở
của tình yêu đất nước từ tình yêu đôi lứa . Đó là phần sâu nhất để “tâm hồn hoá” địa danh xa xôi
chính là tình yêu nhỏ bé, thân thuộc, nhân bản.
Đề 1:Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Cô Hi n không bình lu n m t l i nào v nh ng nh n xét không m y vui v c a tôi v Hà N i. Cô
than th v i tôi r ng d o này cô th n g ngh ng i m i chuy n m t cách duy tâm, y h t m t bà già nhà
quê. Mùa hè n m n , bão vào Hà N i gào rú m t ê m, sáng ra m c a nhìn sang n Ng c S n mà hãi.
Cây si c th
nghiêng tàn cây è lên h u cung, m t ph n b r b t g c ch ng ng c lên tr i. L p t c
cô ngh ngay t i s khác th n g, s d i i , i m x u, là s ra i c a m t th i.
V i ng i già, b t k ai, cái th i ã qua luôn là th i vàng son. M i th h u có th i vàng son
c a h . Hà N i thì không th . Th i nào nó c ng p , m t v p riêng cho m t l a tu i. Cô nói v i tôi
th , ã bi t nói th âu ph i ã già. M y ngày sau, cô k ti p, thành ph cho máy c u t i t bên kia b ,


-

quàng dây t i vào thân cây si r i kéo d n lên, m i ngày m t tí. Sau m t tháng, cây si l i s ng, l i tr ra lá
non, v n là cây si c a nhi u th h Hà N i, ngh c l , t n g là ch t t b ra làm c i, mà l i s ng. Cô nói
thêm : "Thiên a tu n hoàn, cái vào ra c a t o v t không th l n g tr c
c".
( Trích M t ng i Hà N i- Nguy n Kh i)
1. o n v n trên c vi t theo gi ng k c a ai ??
2. N i dung ch y u c a o n v n b n là gì ?
3. Nêu ý ngh a hình nh cây si qua câu v n : Sau một tháng, cây si lại sống, lại trổ ra lá non,
vẫn là cây si của nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là chết đứt bổ ra làm củi,
mà lại sống. 4. T v n b n trên , vi t m t o n v n ng n th hi n c m xúc c a em v Hà N i.
Tr l i :
1. o n v n trên c vi t theo gi ng k c a bà Hi n ( nhân v t) và tác gi ( x ng hô tôi)

2. N i dung ch y u c a o n v n b n là : k v hình nh cây si Hà N i b bão ánh b t r r i l i h i
sinh.
3. Hình nh cây si qua câu v n : Sau một tháng, cây si lại sống, lại trổ ra lá non, vẫn là cây
si của nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là chết đứt bổ ra làm củi, mà lại sống.
- Cây si: bi u t n g c a v n hóa, nét c kính, linh thiêng c a t kinh kì ngàn n m v n hi n.
- Cây si h i sinh: lại sống. lại trổ ra lá non g i ni m tin, l c quan vào s ph c h i nh ng giá tr tinh
th n c a Hà N i.
- Câu chuy n bà Hi n k v cây si c th v a là l i c nh báo v s m t mát gia tài v n hóa, l i v a nh
kh ng n h ni m tin vào s sáng su t c a l n g tri con ng i .
4/ o n v n m b o các ý chính:
V a lí: Hà N i là th ô, là trái tim c a T qu c.
V l ch s , v n hoá: Hà N i tr i qua h n nghìn n m v n hoá. Dù ch u bi n n g c a l ch s nh Hà
N i v n gi
c nét v n hoá c kính
V con ng i Hà N i: nh hình nh bà Hi n, v a gi
c n p nhà, v a gi
c n p ng i .
C m xúc chân thành, th hi n tình yêu Hà N i c ng là tình yêu t n c
Đọc và trả lời các câu hỏi sau:
Dã Tràng móm mém
(Rụng hai chiếc răng)
Khen xôi nấu dẻo
Có công Cua Càng
.
( “ Cua Càng thổi lửa”- Nguyễn Ngọc Phú)
Câu 1:(2 điểm):
– Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ là nhân hóa ( 1 điểm).
- Con vật(Dã Tràng) được nhân hóa bằng những từ ngữ chỉ đặc tính rất ngộ nghĩnh. Dã Tràng đã rụng hai
răng nên móm mém, ăn cỗ “ khen xôi nấu dẻo”.( 1 điểm)
Câu 2:( 2 điểm):

- Câu thơ thứ hai trong khổ thơ là thành phần chú thích của câu ( 1 điểm)
- Thành phần chú thích này có tác dụng giải thích rõ đặc tính “móm mém” của Dã Tràng ( 1 điểm).
Hãy
Hãy
Hãy
Hãy

Đọc đoạn văn sau (lời bài hát Khát Vọng – Phạm Minh Tuấn) và trả lời các câu hỏi:
sống
như
đời
sống
để
biết
yêu
nguồn
cội
sống
như
đồi
núi
vươn
tới
những
tầm
cao
sống
như
biển
trào,

như
biển
trào
để
thấy
bờ
bến
rộng
sống
như
ước
vọng
để
thấy
đời
mênh
mông




Sao
Sao

sao
không
sao
không
không


không






Sao
Sao

sao
không

bão,

giông,

ánh
lửa
sao
không

hạt
giống
xanh
đất
mẹ
không

đàn

chim
gọi
bình
minh
không

mặt
trời
gieo
hạt
nắng



gió,

mây
để
thấy
trời
phù
sa
rót
mỡ
màu
bài
ca
của
tình
yêu

mặt
trời
gieo
hạt
nắng

bao
cho
đôi

đêm
bao
thức


la
hoa
lứa

đông
dung
giấc


Câu
1: Chủ
đề
bài
hát


gì?
Câu 2: Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong lời bài hát trên?
Câu 3: Những câu nào trong lời bài hát để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất?
Câu
4: Lời
bài
hát
đem
đến
cho
mọi
người
cảm
xúc
gì?
Câu
5:
Sau khi đọc lời bài hát, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn phát biểu suy nghĩ của mình về lối sống

trách
nhiệm,
ước

của
tuổi
trẻ
học
đường
ngày
nay?

Câu 1. Chỉ ra và phân tích biện pháp nghệ thuật đã được sử dụng trong khổ thơ (2 điểm).
Câu 2. Câu thơ thứ hai trong khổ thơ trên là thành phần nào của câu? Tác dụng của thành phần câu này (2
điểm


Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi phía dưới:
Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi
đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và
ngưỡng mộ thực sự.
• Chiếc xe này của bạn đấy à? – Cậu bé hỏi.
- Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. – Tôi trả lời, không giấu vẻ tự hào và mãn
nguyện.
• Ồ, ước gì tôi... – Cậu bé ngập ngừng.
Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh
như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi.
- Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! – Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ
vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật
nguyền đang ngồi và nói:
- Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé.
(“Hạt giống tâm hồn”, NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006).
1. Cậu bé ước trở thành người anh thế nào?


2. Điểm khác biệt giữa điều ước của cậu bé với dự đoán của nhân vật tôi về điều ước của cậu
bé?
3. Theo anh (chị) câu “ – Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm.” có ý nghĩa
gì ?
e) Câu chuyện trên gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì? Hãy thể hiện bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 10
dòng)
Gợi ý trả lời:

1. Có thể theo một trong các hướng sau:
+ Cậu bé ước trở thành người anh mang lại niềm vui, niềm tự hào cho người em.
+ Cậu bé ước trở thành người anh có tình thương em, mang lại niềm hạnh phúc cho em.
+ Cậu bé ước trở thành người anh nhân hậu, được bù đắp, chia sẻ, yêu thương.
+ Các câu trả lời tương tự...
2. Cậu bé không ước mơ được nhận, được hưởng mà ước mơ được cho, được chia sẻ, bù
đắp yêu thương.
+ Cậu bé không ước mơ được nhận quà tặng mà ước mơ được tặng quà cho người mà mình
yêu thương.
+ Cậu bé không ước mơ viển vông mà ước sống vì người thân yêu bằng những việc làm cụ
thể, thiết thực.
+ Cậu bé không ước mơ được dựa vào người khác mà ước trở thành người mạnh mẽ cho
người em tật nguyền của mình dựa vào…
3. Có thể theo một trong các hướng sau:
+ Câu văn cho ta biết rõ hơn về sự trăn trở và lòng quyết tâm thực hiện ước mơ của cậu bé: trở
thành người anh đáng tự hào.
+ Câu văn cho thấy lòng quyết tâm cao độ của cậu bé muốn biến thực hiện ước mơ của mình
thành hiện thực.
+ Cậu bé đang nung nấu quyết tâm thực hiện ước mơ của mình là tặng xe lăn cho người em tật
nguyền …
4. Có thể theo một trong các hướng sau:
+ Đây là văn bản tự sự. Lời kể ngắn gọn, giàu ý nghĩa mang thông điệp về lối sống tình thương.
Ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu.
+ Văn bản là một câu chuyện ngắn gọn mà cảm động về tình yêu thương. Người kể là người
chứng kiến (xưng tôi) khiến cho câu chuyện kể vừa mang màu sắc khách quan, vừa bộc lộ suy


nghĩ mang tính chủ quan của người kể. Cách chọn lời thoại giản dị mà giàu ý nghĩa.
+ Văn bản có kết cấu mạch lạc, chặt chẽ. Lời kể ngắn gọn, giản dị, hấp dẫn. Giọng điệu tự sự,
khách quan mà không kém phần sâu sắc bởi lẽ nó gửi gắm thông điệp giàu ý nghĩa nhân văn:

Ca ngợi tình yêu thương…
* Câu chuyện trên gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì? Hãy thể hiện bằng một đoạn văn ngắn
+ Tóm tắt nội dung và nêu ý nghĩa của câu chuyện: Chuyện kể về một cậu bé ước mơ có một chiếc xe lăn
lắc tay để tặng cho người em tật nguyền của mình với lòng quyết tâm cao độ. Ước mơ của cậu bé bình
thường mà cao đẹp: không phải ước mơ được nhận, hưởng thụ mà là được chia sẻ, bù đắp yêu thương.
Câu chuyện giản dị mà cảm động, giàu ý nghĩa nhân văn, ca ngợi tình yêu thương, sự sẻ chia trong cuộc
sống. + Bàn luận về ý nghĩa của sự quan tâm, bù đắp, yêu thương: Tình yêu góp phần an ủi, động viên
con người, giúp con người nỗ lực vươn lên chiến thắng hoàn cảnh, có thêm niềm lạc quan, sự tự tin và
nghị lực sống... Biết yêu thương, sẻ chia, biết cho đi cũng sẽ được nhận lại niềm vui, niềm hạnh phúc,
tình yêu, sự kính trọng
Con người nếu thiếu tình yêu, sự sẻ chia là biểu hiện của thói vô cảm, nếu xa lánh, kỳ thị với người thua
thiệt, tật nguyền con người sẽ trở nên ích kỉ, tàn nhẫn + Bài học, liên hệ: “sống trên đời cần có một tấm
lòng” dù chỉ để gió cuốn đi (lời Trịnh Công Sơn), hay “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” (Tố Hữu)




×