Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Đánh giá hoạt động thuyết minh, hướng dẫn ở khu di tích lịch sử, văn hóa và sinh thái tân trào, tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (790.31 KB, 31 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA DU LỊCH & KHÁCH SẠN

ĐỀ TÀI :
Đề tài: Đánh giá hoạt động thuyết minh, hướng dẫn ở khu di tích
lịch sử, văn hóa và sinh thái Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang

Giảng viên hướng dẫn:

ThS. Nguyễn Thị
Quỳnh Trang
Hoàng Ngọc Trinh
11144683
POHE Quản trị Lữ
hành
06/02/1996

Sinh viên:
MSSV:
Lớp:
Ngày sinh:

Hà Nội, 2016
1


MỤC LỤC

Phần
I.
Lời mở đầu


II.
Cơ sở lý luận
II.1. Khái niệm hoạt động hướng dẫn du lịch; hướng dẫn viên,
thuyết minh viên
II.2. Các nguyên tắc để viết bài thuyết minh và hướng dẫn tham
quan
II.3. Các phương pháp thuyết minh
III. Giới thiệu về khu di tích lịch sử, văn hóa và sinh thái Tân
Trào
III.1. Giới thiệu chung
III.2. Một số di tích tiêu biểu
IV. Thực trạng hoạt động thuyết minh, hướng dẫn ở khu di tích
lịch sử, văn hóa và sinh thái Tân Trào, Tuyên Quang
IV.1. Thực trạng du lịch tại khu di tích lịch sử, văn hóa và sinh thái
Tân Trào
IV.2. Quy trình đón khách tại khu di tích lịch sử, văn hóa và sinh
thái Tân Trào
IV.3. Đánh giá hoạt động thuyết minh, hướng dẫn tại khu di tích
lịch sử, văn hóa và sinh thái Tân Trào
I.V.3.1. Thực trạng hoạt động thuyết minh, hướng dẫn tại khu di
tích lịch sử, văn hóa và sinh thái Tân Trào
I.V.3.2. Đánh giá hoạt động thuyết minh, hướng dẫn tại khu di tích
lịch sử, văn hóa và sinh thái Tân Trào
V.
Đề xuất một số giải pháp
VI. Kết luận

2

Trang

3
4
5
6
7
8
8
10
16
16
18
18
19
27
28
29


I.

Lời mở đầu

I.1. Lí do chọn đề tài
Du lịch là một ngành đang phát triển mạnh mẽ và có vai trò rất quan trọng ở
Việt Nam hiện nay. Với tiềm năng du lịch đa dạng, phong phú, nước ta đang là
điểm đến thu hút nhiều khách du lịch quốc tế. Bên cạnh những loại hình du lịch
như du lịch sinh thái, du lịch tâm linh,…thì du lịch văn hóa, tìm hiểu về văn
hóa, lịch sử cũng đang được chú trọng đầu tư và phát triển.
Tuyên Quang là một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam. Nơi đây có nhiều
tài nguyên du lịch phong phú, đặc biệt là tài nguyên du lịch nhân văn. Trong

mục tiêu phát triển kinh tế, tỉnh Tuyên Quang đã chọn phát triển du lịch là một
trong bốn lĩnh vực đột phá. Là “Thủ đô kháng chiến” trong cuộc đấu tranh
giành độc lập dân tộc thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, khu
ATK Tân Trào là khu di tích lịch sử đã được xếp hạng là Khu di tích lịch sử
Quốc gia đặc biệt và đã được đầu tư, tôn tạo. Đây cũng là tâm điểm trong hoạt
động du lịch của tỉnh Tuyên Quang.
Như ta đã biết, hướng dẫn viên là người có vai trò rất quan trọng trong việc thực
hiện một chương trình du lịch và góp phần làm nên thành công của chương trình
du lịch đó, vì hướng dẫn viên là người tiếp xúc trực tiếp với khách và trực tiếp
truyền đạt thông tin về điểm du lịch. Với mong muốn thấy được những điểm
mạnh và điểm yếu trong hoạt động thuyết minh, hướng dẫn du lịch tại Khu di
tích lịch sử văn hóa và sinh thái Tân Trào, Tuyên Quang, từ đó có thể đề xuất
giải pháp để khắc phục những yếu kém, giúp cho ngành du lịch Tuyên Quang
nói chung và du lịch ATK Tân Trào nói riêng phát triển hơn nữa, tôi làm bài
niên luận này.
I.2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu hoạt động thuyết minh, hướng dẫn du lịch ở khu di tích lịch sử, văn
hóa và sinh thái Tân Trào. Từ đó phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của
hoạt động thuyết minh, hướng dẫn tại đây để đề xuất giải pháp phát huy những
điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu.
I.3. Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động điều tra, nghiên cứu giới hạn trong phạm vi khu di tích lịch sử Tân
Trào. Đối tượng nghiên cứu là hoạt động thuyết minh, hướng dẫn du lịch tại
đây.
3


I.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài niên luận có sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:



Phương pháp thu thập tài liệu, xử lí tài liệu

Đây là phương pháp trước hết và cơ bản để tôi hoàn thành bài tiểu luận của
mình. Để những thông tin trong bài niên luận được chính xác nhất, khách
quan nhất, tôi đã thu thập những tài liệu cần thiết liên quan đến lịch sử của
khu di tích lịch sử, văn hóa và sinh thái Tân Trào, những thông tin về nghiệp
vụ hướng dẫn du lịch cho phần cơ sở lý luận từ các tài liệu, sách báo và các
tài liệu tham khảo.


Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa

Trong quá trình nghiên cứu, tìm kiếm thông tin cho bài niên luận, tôi đã đến
khảo sát thực tế tại khu di tích lịch sử Tân Trào nhằm tìm ra được những ưu,
nhược điểm của hoạt động hướng dẫn, thuyết minh tại đây để có thể đề xuất
giải pháp phát huy những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm.


Phương pháp phân tích, đánh giá

Phương pháp phân tích và đánh giá là phương pháp kết hợp lý luận với thực
tế, đem lý luận phân tích thực tế, từ phân tích thực tế lại rút ra đánh giá về
vấn đề.Phương pháp phân tích và đánh giá là phương pháp xem xét lại
những thành quả, những ưu nhước điểm của hoạt động thực tiễn để rút ra
những kết luận.
I.4. Bố cục bài niên luận
Bài niên luận gồm 06 phần:
II.


Phần I: Nêu lí do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên
cứu, phương pháp nghiên cứu.
Phần II: Đưa ra cơ sở lý luận về hoạt động hướng dẫn du lịch
Phần III: Giới thiệu tổng quát về khu di tích lịch sử, văn hóa và sinh thái
Tân Trào; giới thiệu những di tích và cụm di tích chính trong khu di tích.
Phần IV: Đánh giá hoạt động thuyết minh, hướng dẫn tại khu di tích lịch
sử, văn hóa và sinh thái Tân Trào.
Phần V: Đề xuất một số giải pháp.
Phần VI: Kết luận.
Cơ sở lý luận

4


II.1. Khái niệm hoạt động hướng dẫn du lịch; hướng dẫn viên, thuyết
minh viên
II.1.1. Khái niệm hoạt động hướng dẫn du lịch
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về hoạt động hướng dẫn du lịch được đưa
ra, tùy vào từng góc độ tiếp cận.
Hoạt động du lịch được hiểu như sau:
“Hoạt động hướng dẫn du lịch là hoạt động của các tổ chức kinh doanh du
lịch, các công ty du lịch hoặc các đơn vị có chức năng kinh doanh du lịch.
Hoạt động này được thực hiện chủ yếu thông qua hướng dẫn viên nhằm tổ
chức, đón tiếp, thực hiện hướng dẫn nhằm giải quyết mọi phát sinh trong quá
trình đi du lịch đảm bảo thực hiện nghiệp vụ của họ theo một chương trình
cá nhân tự chọn hoặc đã được hoạch định trên cơ sở các thỏa thuận đã được
kí kết”1.
Theo khoản 15, điều 4, chương I của Luật Du lịch 2005, hoạt động hướng
dẫn du lịch được định nghĩa như sau: “Hướng dẫn du lịch là hoạt động
hướng dẫn cho khách du lịch theo chương trình du lịch”.

II.1.2. Khái niệm hướng dẫn viên, thuyết minh viên
Cũng tương tự như khái niệm về hoạt động hướng dẫn du lịch, nhiều khái
niệm hướng dẫn viên du lịch đã được đưa ra trên nhiều góc độ với những
tiếp cận khác nhau.
Trong cuốn sách “Principles and Ethics of Tour Guiding”, tác giả đã đưa ra
khái niệm về hướng dẫn viên du lịch như sau: “A tour guide is one who
conducts a tour or one with a broad knowledge of a particular area whose
primary duty is to inform”2 (“Hướng dẫn viên du lịch là một người dẫn dắt,
quản lí một chương trình du lịch hoặc là người có hiểu biết sâu rộng, là
người có nhiệm vụ cơ bản là giải thích, thuyết minh”).

1 Nguồn: />
den-hoat-dong-huong-dan-du-lich-den-cac-to-chuc-cac-hoat-dong-huong-dan-va-nghiepvu-xu-34970
2 L.Cruz, Zenaida: Principles and Ethics of Tour Guiding, Rex printing company, Quezon

City, 1999, tr2

5


Khái niệm trên đây được đưa ra trên góc độ của một người nghiên cứu
chuyên sâu về du lịch, đã đưa ra yêu cầu và nhiệm vụ của hướng dẫn viên du
lịch.
Đứng trên góc độ quản lí của nhà nước về du lịch, hướng dẫn viên du lịch
được định nghĩa trong Quy chế Hướng dẫn viên du lịch của Tổng cục du lịch
Việt Nam ban hành theo quyết định số 235/DL – HĐBT ngày 04 tháng 10
năm 1994 như sau: “Hướng dẫn viên du lịch là cán bộ chuyên môn làm việc
cho các doanh nghiệp lữ hành (bao gồm cả các doanh nghiệp du lịch khác có
chức năng kinh doanh lữ hành), thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn du khách
tham quan theo chương trình du lịch đã được ký kết”.

Khoản 15, điều 4, chương I Luật Du lịch 2005 cũng quy định rõ: “Người
thực hiện hoạt động hướng dẫn được gọi là hướng dẫn viên và được thanh
toán cho dịch vụ hướng dẫn du lịch”.
Nói như vậy, ta có thể thấy, đứng trên góc độ quản lí nhà nước về du lịch,
môi trường làm việc, nhiệm vụ và quyền lợi của hướng dẫn viên du lịch đã
được đưa ra, nhằm xác định rõ tư cách pháp lý của hướng dẫn viên.
Khoản 1, 3, điều 78, chương VII, Luật Du lịch 2005 định nghĩa về thuyết
minh viên như sau:
“1. Thuyết minh viên là người thuyết minh tại chỗ cho khách du lịch trong
phạm vi khu du lịch, điểm du lịch.
2. Thuyết minh viên phải am hiểu kiến thức về khu du lịch, điểm du lịch, có
khả năng giao tiếp với khách du lịch và ứng xử văn hoá”.
II.2. Các nguyên tắc để viết bài thuyết minh và hướng dẫn tham quan
II.2.1. Các nguyên tắc viết bài thuyết minh
Khi chuẩn bị bài thuyết minh cho một địa điểm du lịch, người hướng dẫn
viên cần chú ý đến những nguyên tắc sau:
-

Đảm bảo cung cấp cho du khách tham quan đầy đủ những thông tin cần
thiết nhất về điểm du lịch đó.
Bài thuyết minh phải mang tính khoa học và tính thực tiễn.
Hướng vào mục đích, chủ thể của chuyến đi.
Bài thuyết minh phải mang tính so sánh, gắn liền quá khứ với hiện tại.

II.2.2. Các nguyên tắc hướng dẫn tham quan
6


Khi thuyết minh, hướng dẫn cho du khách tham quan, hướng dẫn viên cần
đảm bảo những nguyên tắc sau:

-

Đảm bảo tính dễ hiểu (về ngôn ngữ, nội dung bài thuyết minh và cách
thức thuyết minh).
Đảm bảo tính hệ thống và logic: hướng dẫn viên phải thuyết minh theo
đúng trình tự bài thuyết minh; có sự chuyển tiếp, dẫn dắt, đảm bảo tính
liên tục; lời thuyết minh phải phù hợp với đối tượng chỉ dẫn; thời gian
của bài thuyết minh phải đúng với thời gian đã dự kiến.

II.3. Các phương pháp thuyết minh
Khi hướng dẫn viên thuyết minh về điểm du lịch thường sử dụng các phương
pháp thuyết minh sau đây:
-

-

-

-

Phương pháp thuyết minh trọng điểm: đây là phương pháp thuyết minh
làm nổi bật điểm đặc trưng và sự khác biệt của địa điểm du lịch đó với
những điểm du lịch khác, nêu bật những điểm đặc trưng của điểm du lịch
đó mà nơi khác không có.
Phương pháp phân đoạn thuyết minh: đây là phương pháp thuyết minh
thường áp dụng cho những điểm du lịch có quy mô lớn như các sự kiện
diễn ra theo tiến trình lịch sử.
Phương pháp hỏi – đáp:
+ Khách hỏi – hướng dẫn trả lời: Tránh trả lời tràn lan, quên mất nội dung
chính đang truyền đạt cho cả đoàn, không được tránh né, từ chối.

+ Hướng dẫn đặt vấn đề – khách cùng trả lời: Để thực hiện hình thức này
đạt hiệu quả cao và gây hứng thú cho du khách, người hướng dẫn viên
phải chuẩn bị trước – với những cách đặt vấn đề tạo sự hào hứng, đừng
dễ quá cũng đừng khó quá, những câu hỏi đặt ra khách có thể trả lời
được.
+ Hướng dẫn tự hỏi – tự trả lời :Đây là dạng khá đặc biệt , trong đó người
hướng dẫn viên phải mượn lời của một nhân vật thứ ba và tạo dựng tiết
tấu câu chuyện thật thú vị và hấp dẫn. Thường là dạng một câu chuyện
không gắn với hoạt động đời thường.
Phương pháp miêu tả, kể chuyện: phương pháp này là cách giới thiệu
theo trình tự nội dung của các sự kiện, địa danh, điểm du lịch và gắn với
việc miêu tả từ toàn cục tới chi tiết đối tượng tham quan mà khách đang
xem xét. Hướng dẫn viên vừa kể theo trình tự thời gian, không gian các
nội dung vừa tái hiện lại lịch sử của vùng đất, công trình hay lễ hội,…

7


-

III.

Phương pháp so sánh: hướng dẫn viên sẽ so sánh điểm du lịch mà du
khách đang tham quan với một sự vật, hiện tượng hoặc điểm du lịch khác
để du khách thấy được điểm giống và khác với những nơi khác của nơi
mà du khách đang tham quan.
Giới thiệu về khu di tích lịch sử, văn hóa và sinh thái Tân Trào

III.1. Giới thiệu chung
Khu di tích lịch sử văn hóa và sinh thái Tân Trào – Thủ đô khu giải phóng,

Thủ đô kháng chiến nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Tuyên Quang, cách
thành phố Tuyên Quang hơn 40km về phía đông, cách Hà Nội khoảng
200km, gồm 11 xã nằm trên địa bàn hai huyện Sơn Dương và Yên Sơn: Tân
Trào, Minh Thanh, Trung Yên, Bình Yên, Lương Thiện(huyện Sơn Dương);
Kim Quan, Trung Sơn, Hùng Lợi, Trung Minh, Đạo Viện, Công Đa(huyện
Yên Sơn). Tổng diện tích tự nhiên khoảng 530.9km 2. Đây là khu di tích đặc
biệt quan trọng của quốc gia, là căn cứ địa cách mạng, thủ đô lâm thời của
khu giải phóng, gắn liền với hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung
ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận, các bộ, ban, ngành, ghi dấu
những sự kiện trọng đại của đất nước trong thời kì chuẩn bị Tổng khởi nghĩa
giành chính quyền tháng Tám năm 1945 và trong cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lược.
Trước khởi nghĩa, Tân Trào được sử dụng là tên gọi chung cho khu căn cứ
cách mạng nằm ở phía Đông và Đông Bắc của hai huyện Sơn Dương và Yên
Sơn. Cách quốc lộ 37 và huyện lỵ Sơn Dương 12km về phía Tây Nam là
trung tâm của khu căn cứ cách mạng. Nơi đây là một vùng đất rộng lớn với
địa hình có nhiều núi đá vôi xen kẽ giữ những núi đất, đồi núi, sông ngòi dày
đặc, nhiều thung lung, có độ cao trung bình từ 70 đến 700m so với mực nước
biển. Cư dân ở đây chủ yếu là đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Dao,…sống
trong các làng bản trong những thung lũng ven sông, suối,…
Khu căn cứ địa Việt Bắc được hình thành vào đầu năm 1944. Ngày 25 tháng
12 năm 1944, tại Khuổi Kịch (xã Tân Trào), đội Cứu quốc quân III đã được
thành lập làm nòng cốt cho việc xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang
trong toàn phân khu.
Từ tháng 5 đến tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng,
Tổng bộ Việt Minh chọn Tân Trào làm căn cứ để chuẩn bị và lãnh đạo cuộc
Tổng khởi nghĩa.
8



Tháng 6 năm 1945, Tân Trào là thủ đô lâm thời của khu giải phóng gồm sáu
tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang.
Từ ngày 13 đến ngày 15/08/1945, Hội nghị các bộ toàn quốc của Đảng
họp tại khu rừng Nà Lừa, Tân Trào, quyết định thành lập Uỷ ban khởi nghĩa
do Tổng Bí thư Trường Chinh phụ trách. Uỷ ban khởi nghĩa ra bản quân lệnh
số 1, hạ lệnh Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Chiều ngày 16/8, đồng chí Võ Nguyên Giáp đọc bản Quân lệnh số 1 của Uỷ
ban khởi nghĩa chỉ huy đơn vị Giải phóng quân tiến sang Thái Nguyên và
tiến về giải phóng thủ đô Hà Nội.
Trong hai ngày 16 và 17/8/1945, Quốc dân Đại hội được tổ chức tại đình Tân
Trào, Đại hội đã thông qua Nghị quyết giành chính quyền trong cả nước; 10
chính sách lớn của Mặt trận Việt Minh; bầu Uỷ ban dân tộc giải phóng (tức
Chính phủ lâm thời) do đồng chí Hồ Chí Minh làm chủ tịch, quy định quốc
kỳ, quốc ca.
Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, thực dân Pháp lại quay lại xâm
chiếm nước ta một lần nữa. Lúc này Tân Trào lại được chọn làm “Trung tâm
thủ đô kháng chiến”, “nơi đặt trụ sở của Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc
hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều bộ, ban nghành Trung ương: Văn phòng
Trung ương Đảng, văn phòng Chủ tịch phủ - Thủ tướng phủ, Bộ nội vụ, Bộ
ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Kinh tế, Bộ Canh nông, Bộ Tư pháp, Quốc gia
Ngân hàng, Nha công an, Nha thông tin, Mặt trận Liên Việt, Hội liên hiệp
phụ nữ Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động, Ban Tổ chức trung ương, Ban
Tuyên huấn trung ương, Ban Sử - Địa - Văn, Nhà xuất bản Sự Thật”3.
Bên cạnh các di tích lịch sử, ở Tân Trào còn có nhiều tiềm năng văn hóa và
du lịch sinh thái, có thể kể đến như: làng văn hoá dân tộc Tày(Tân Lập – xã
Tân Trào), chợ văn hoá Nà Ho – xã Trung Sơn, khu sinh thái Lũng Tẩu – xã
Tân Trào, hang đá Yên Thượng – xã Trung Yên, Thác Dẫng - Lập Binh – Xã
Bình Yên…

3 Nguồn: Website của Ban quản lí khu di tích lịch sử, văn hóa và sinh thái Tân Trào


/>%8Bch-l%E1%BB%8Bch-s%E1%BB%AD-v%C4%83n-ho%C3%A1-v%C3%A0-sinh-th%C3%A1iT%C3%A2n-Tr%C3%A0o-trong-ph%C3%A1t-tri%E1%BB%83n-du-l%E1%BB%8BchTuy
%C3%AAn-Quang.html
9


Ngày 16 tháng 8 năm 2012, khu di tích lịch sử Tân Trào đã được xếp hạng là
Di tích quốc gia đặc biệt.
III.2. Một số di tích tiêu biểu
-

Lán Nà Lừa.
Đình Tân trào, đình Hồng Thái.
Cây đa Tân Trào.
Ngôi nhà của ông Nguyễn Tiến Sự.
Khu di tích nhà ở và hầm an toàn của đồng chí Tôn Đức Thắng.
Hang Bòng.
Khu di tích Thác Dẫng.

III.2.1. Lán Nà Lừa

Hình 1. Lán Nà Lừa ngày nay và hình ảnh Bác Hồ ở lán Nà Lừa
Lán Nà Lừa (hay còn gọi là Nà Nưa) là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh (tức “ông
ké Tân Trào) đã ở và làm việc vào cuối tháng 5 đến hết ngày 22 tháng 8 năm
1945 để chuẩn bị và lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám
năm 1945. Lán được dựng bằng tre theo kiểu nhà sàn thu nhỏ. Ngày 4 tháng
6 năm 1945, tại lán Nà Lừa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập Hội nghị cán
bộ để chuẩn bị thành lập “Khu giải phóng, Quân giải phóng”, tiến tới Quốc
dân Đại hội và Tổng khởi nghĩa. Cũng tại nơi đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
ra chỉ thị: “Lúc này, thời cơ thuận lợi đã tới, dù hi sinh tới đâu, dù phải đốt

cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”4.
4 Nguyễn Văn Mạch, Nguyễn Tiến Lộc: Tân Trào toàn cảnh, NXB Văn hóa thông tin,

Hà Nội, 2000, tr.18

10


III.2.2. Đình Tân Trào, đình Hồng Thái


Đình Tân Trào

Năm 1923, đình Tân Trào được xây dựng tại thôn Tân Lập, xã Tân Trào,
huyện Sơn Dương. “Đình xây dựng theo kiểu nhà sàn dân tộc, khung
bằng gỗ, mái lợp lá cọ, gồm ba gian hai chái. Ở gian giữa nửa phía trước
không lát sàn. Phần sau của gian giữa và các gian khác đều được lát ván
gỗ. Đình không thưng vách. Sàn gỗ cao hơn mặt đất khoảng 0.5 đến
0.6m. Ở gian giữa phía trước có một nhang án đặt trên nền đất, ba mặt
nhang án đều có chạm khắc hoa văn các ô vuông và ô chữ nhật được sơn
son thếp vàng”5.

Hình 2. Đại hội Quốc dân tại đình Tân Trào ngày 16/8/1945 do Bác Hồ
chủ trì
Trong hai ngày 16 và 17 tháng 8 năm 1945, tại đình Tân Trào, lệnh Tổng
khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và thực dân Pháp và
“Mười chính sách của Việt Minh” đã được thông qua trong cuộc họp của
Quốc dân Đại hội. Cũng trong Đại hội này, Ủy ban giải phóng dân tộc
Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời) do cụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch đã
được thành lập. Hồ Chủ tịch đã đọc lời thề quyết tâm giành độc lập bảo

vệ dân tộc và ngay sau Đại hội, Người đã gửi thư kêu gọi đồng bào và
chiến sĩ cả nước: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn
quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức mà tự giải phóng cho ta” 6. Vì vậy,
5 Trần Mạnh Thường: Việt Nam -

văn hóa và du lịch, NXB Thông Tấn, Tp Hồ Chí

Minh, tr.932
6 Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.3, tr.554

11


đình Tân Trào là một di
tích lịch sử rất quan trọng.


Đình Hồng Thái

Đình Hồng Thái thuộc
thôn Cả, xã Tân Trào,
được xây dựng năm 1919,
cách đình Tân Trào
khoảng 4km. Đình có
kiến trúc thuần gỗ
theo kiến trúc nhà sàn
Hình 3. Đình Tân Trào
dân tộc, mái lợp lá cọ,
gồm ba gian hai chái.
Cũng giống như nhiều

ngôi đình khác của Việt Nam, đình Hồng Thái có chức năng tín ngưỡng là
Hình 4. Đình Hồng Thái
thờ Thần Sông, Thần Núi và các vị thà xung quanh vùng. Ngoài ra, đình
còn thờ một vị nhân thần là Ngọc Dung Công chúa. Đây cũng là nơi sinh
hoạt văn hóa, hội họp của cả làng.
Ngoài các giá trị văn hóa, đình Hồng Thái còn có giá trị về mặt lịch sử,
bởi đây là “điểm dừng chân đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên
đường Người đến Tân Trào”7 khi Người từ Pác Bó (Cao Bằng) về Tân
Trào ngày 21 tháng 5 năm 1945. Các đại biểu trên cả nước về dự Quốc
dân Đại hội (tháng 8 năm 1945) đã được đón tiếp tại đây. Nơi đây còn là
trạm thường trực “An toàn khu Trung ương” đóng ở Tân Trào. Trong thời
kì kháng chiến chống Pháp, đình là trạm giao liên, là nơi huấn luyện quân
sự của An toàn khu.
III.2.3. Cây đa Tân Trào
Đây là cây đa nằm ở thôn Tân Lập, xã Tân Trào, cách đình Tân Trào
khoảng 500m. Dưới gốc cây đa cổ thụ này, chiều ngày 16 tháng 8 năm
1945, Quân giải phóng Việt Nam đã làm lễ xuất quân, thi hành mệnh lệnh
của Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, trước sự chứng kiến của nhân dân và
60 đại biểu về dự Quốc dân Đại hội. Đồng chí Võ Nguyên Giáp đã đọc

7 Trung tâm thông tin du lịch – Tổng cục du lịch: Non nước Việt Nam, NXB Lao động

– Xã hội, Hà Nội, 2010, tr.283

12


bản Quân lệnh số 1 hạ lệnh xuất quân tiến sang giải phóng Thái Nguyên
và tiến về giải phóng thủ đô Hà Nội.


Hình 5. Lễ xuất quân của 34 chiến sĩ Giải phóng quân tại cây đa Tân trào
ngày 16-8-1945
II.2.4. Ngôi nhà của ông Nguyễn Tiến Sự

Hình 6. Ngôi nhà của ông Nguyễn Tiến Sự
Ông Nguyễn Tiến Sự từng là Chủ nhiệm Việt Minh của làng Kim Long (nay là
thôn Tân Lập), xã Tân Trào, mẹ ông là Lương Thị Khanh, cán bộ của Hội Phụ
nữ Cứu quốc. Ngôi nhà của ông nằm ở giữa làng Tân Lập, là nơi gắn liền với
quá trình hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người từ Pác Bó
(Cao Bằng) về Tân Trào từ ngày 21 tháng 5 năm 1945. Chủ tịch Hồ Chí Minh ở
đây trước khi chuyển lên lán Nà Lừa. Người rất quan tâm đến mọi người trong
nhà ông Sự và dân làng. Người mua bút và sách vở tặng cho con ông Sự và
13


động viên, khuyến khích ông cho con đi học. Thời gian rảnh, bác đi thăm đồng
và tự tay đắp bờ ruộng để giữ nước, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ quân giải
phóng, với bà con, đồng bào. Cho đến nay, ngôi nhà của ông Sự không chỉ có
giá trị lịch sử mà còn có giá trị văn hóa với kiến trúc của một ngôi nhà sàn miền
núi của bà con dân tộc.
III.2.5. Khu di tích nhà ở và hầm an toàn của đồng chí Tôn Đức Thắng
Khu di tích nhà ở và
hầm an toàn của đồng
chí Tôn Đức Thắng
nằm ở thôn Chi Liền
(nay là thôn Đồng
Ma), xã Trung Yên,
huyện Sơn Dương. Từ
cuối năm 1952 đến
năm 1954, đồng chí

Tôn Đức
Thắng
là Trưởng
trực
Hình
7. Khu
di tích ban
nhàThường
ở và hầm
anQuốc hội, Chủ tịch Mặt trận
Liên Việt, đã sinh hoạt và làm việc ở đây. Đây là ngôi nhà sàn bằng gỗ, có
hai gian ngăn dọc, mái lợp lá cọ. Gian ngoài của nhà là nơi làm việc và
tiếp khách, gian trong là nơi đồng chí Tôn Đức Thắng nghỉ ngơi. Sát nhà
là hầm an toàn được đào sâu vào sườn núi khoảng 10m, đào sang ngang
10m, có 2 cửa thông 2 chiều. Đây là khu di tích tiêu biểu gắn liền với
cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Tôn Đức Thắng tại Tuyên
Quang trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

III.2.6. Hang Bòng

14


Hình 8. Hang Bòng ngày nay và hình ảnh Bác Hồ ở hang Bòng
Nằm trên lưng chừng núi Bòng, bên dưới là dòng sông Đáy uốn khúc,
hang Bòng cách đình Hồng Thái và đình Tân Trào không xa. Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã ở tại hang này trong những năm 1950 – 1951.
Tại đây, Người đã ký sắc lệnh Tổng động viên nhân tài và vật lực cho
kháng chiến ngày 22 tháng 2 năm 1950. Cũng ở hang này, ngày 25 tháng
7 năm 1950, Người đã trả lời phỏng vấn của các nhà báo về việc đế quốc

Mỹ can thiệp vào Đông Dương. Từ hang Bòng, Người đã đi chỉ đạo chiến
dịch Biên giới 1950 và dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 2 năm 1951.
III.2.7. Khu di tích Thác Dẫng
Khu di tích Thác Dẫng thuộc thôn Lập Binh, xã Bình Yên, huyện Sơn
Dương. Đây là nơi đóng trụ sở của Chủ tịch phủ, Thủ tướng phủ trong
thời kì kháng chiến chống Pháp 1947 – 1954, có nhiệm vụ tham mưu
giúp việc cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng
điều hành Chính phủ kháng chiến; phục vụ một phần hoạt động đối nội,
đối ngoại của Chủ tịch và Chính phủ trong kháng chiến.
Theo tài liệu
được lưu giữ tại
Bảo tàng Tân
Trào – ATK, giữa
năm 1948, Văn
phòng Chủ tịch
Phủ chuyển từ
thôn Cả, xã Tân
Trào về xóm
15


Thác Dẫng, xã Phượng Liễn (nay là thôn Lập Binh, xã Bình Yên. Đây là
một khu đồi thấp và tương đối bằng phẳng, khuất dưới tán cổ thụ, xa
đường cái lớn, nằm ngay bên bờ sông Phó Đáy, vì vậy bảo đảm được các
yêu cầu bí mật và an toàn. Thôn Lập Binh còn nối liền với xã Tân Trào,
xã Trung Yên và xã Minh Thanh nên vừa tiện đường đi lại, vừa tiện liên
lạc với các cơ quan Trung ương trong vùng An toàn khu. Dù trong thời kì
này, do yêu cầu của cuộc kháng chiến, Văn phòng phải chuyển tới một
vài địa điểm khác, nhưng đây là nơi Chủ tịch phủ, Thủ tướng phủ đặt văn
phòng lâu nhất trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cuối năm

1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng di chuyển lên Kim
Hình 9. Phiên họp Hội đồng Chính phủ tại
Quan (huyện Yên Sơn) thì văn phòng Chủ tịch phủ, Thủ tướng phủ cũng
được di chuyển theo.
IV.

Thực trạng hoạt động thuyết minh, hướng dẫn ở khu di tích lịch
sử, văn hóa và sinh thái Tân Trào, Tuyên Quang

IV.1. Thực trạng du lịch tại khu di tích lịch sử, văn hóa và sinh thái Tân
Trào
Những năm gần đây, du lịch tỉnh Tuyên Quang đang từng bước phát triển.
Trong đó, loại hình du lịch về nguồn, thăm lại chiến trường xưa là phát triển
hơn cả, với điển hình là khu di tích lịch sử Tân Trào – điểm đến thu hút phần
lớn khách du lịch đến với Tuyên Quang.
Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang, trong
5 tháng đầu năm 2016, khu di tích lịch sử, văn hóa và sinh thái Tân Trào đã
đón hơn 400 ngàn lượt khách (chiếm gần 70% lượng khách du lịch đến
Tuyên Quang). Qua các năm, lượng du khách đến tham quan khu di tích tăng
đáng kể.
Năm
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007

2008

Lượt khách
30.000
50.000
62.000
90.000
110.000
130.000
150.000
240.000
270.000
310.000
16


Bảng 1. Số lượt khách tham quan khu di tích lịch sử, văn hóa và sinh thái
Tân Trào từ năm 1999 đến năm 2008
(Nguồn: Ban quản lí khu di tích lịch sử, văn hóa và sinh thái Tân Trào)
Theo thống kê của Ban quản lí khu di tích lịch sử, văn hóa và sinh thái Tân
Trào, đến năm 2009, 15 đợt triển lãm về các tư liệu lịch sử với 750 buổi đã
được tổ chức ở Bảo tàng Tân Trào – ATK. Trong 3 năm 2006- 2007- 2008,
tại khu di tích Tân trào đã diễn ra nhiều hoạt động văn hóa lớn do tỉnh Tuyên
Quang tổ chức như: các Tuần Văn hoá Du lịch "Du xuân trên Thủ đô Kháng
chiến" năm 2006, "Hành trình về thủ đô kháng chiến" năm 2007, "Hội trại về
nguồn" năm 2008; rước đuốc truyền thống" Hành trình theo chân Bác", là
nơi diễn ra lễ kỉ niệm các ngày lễ lớn 30/4, 1/5, 19/5,16/8, 2/9. Khu di tích đã
đón tiếp, giới thiệu cho các đoàn khách quan trọng: các đồng chí lãnh đạo
Đảng và Nhà nước; lãnh đạo các bộ, ngành, tỉnh, thành. Các đoàn khách đến
đây tham quan và làm lễ dâng hương, lễ báo công dâng Bác, lễ kết nạp Đảng,

kết nạp Đoàn, giao lưu lửa trại với nhân dân địa phương và cán bộ nhân viên
của đơn vị. Ngoài ra, các đoàn khách quốc tế cũng đến đây tham quan: Liên
bang Nga, Trung Quốc, Cu ba, Lào... Trong 5 năm (2006 – 2010) khu di tích
đã đón tiếp được 15.500 đoàn khách có hơn 200.000 lượt khách được đăng
ký và nghe hướng dẫn trong tổng số 1.440.000 lượt khách thăm di tích.
Hiện nay, Ban quản lí khu di tích đã thu phí tham quan là 8.000đ/người. Tuy
nhiên, trong quá trình điều tra, khảo sát thực tế, tôi nhận thấy chỉ những đoàn
khách đăng kí nghe hướng dẫn, thuyết minh mới phải trả phí tham quan, còn
những du khách tự do,dùng phương tiện không phải là ô tô có thể vào tự do,
không phải trả phí tham quan.
Ban quản lí khu di tích đã cho xây mới khu nà vệ sinh, bãi đỗ xe, bổ xung
các bàn ghế ở các phòng đón tiếp khách, lắp đặt hệ thống truyền thanh ở khu
vực Bảo tàng Tân Trào – ATK và tivi để phục vụ khách tham quan.
Để quảng bá hình ảnh của khu di tích lịch sử Tân Trào để du khách biết đến
nhiều hơn nữa, hiện nay Ban quản lí khu di tích đã có website riêng, cung
cấp các thông tin cần thiết về khu di tích lịch sử và các dịch vụ du lịch có
liên quan. Ngoài ra, Ban quản lí cũng cho in và phát hành hơn 10.000 tờ gấp
giới thiệu về khu di tích bằng tiếng Việt và tiếng Anh; phát hành 1.200 đĩa
DVD giới thiệu về các điểm di tích, về văn hóa, thiên nhiên, con người vùng
An toàn khu; phối hợp với nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản và phát
hành các ấn phẩm về khu di tích.
17


IV.2. Quy trình đón khách tại khu di tích lịch sử, văn hóa và sinh thái Tân
Trào
Hiện nay, chương trình tham quan cụ thể cho du khách khi đến tham quan
khu di tích lịch sử, văn hóa và sinh thái Tân Trào đã được xây dựng cụ thể và
mở cửa đón khách các ngày trong tuần.
Giống như mọi điểm tham quan, du lịch khác, khi đến khu di tích, du khách

dừng xe ở cổng khu di tích và liên hệ hướng dẫn, thuyết minh (nếu có nhu
cầu). Sau đó, theo chương trình, du khách sẽ được tham quan các địa điểm di
tích chính thời kì tiền khởi nghĩa, gồm có: Lán Nà Lừa, Cây đa Tân Trào,
Đình Tân Trào và cuối cùng là Bảo tàng Tân Trào – ATK, nơi trưng bày hệ
thống sa bàn và 3 gian phòng trưng bày tranh ảnh, hiện vật, giới thiệu khái
quát về những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng,
Chính phủ, các Bộ, Ban, Ngành trong thời kì trước Cách mạng tháng Tám và
9 năm trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Chị Nông Thị Trang –
Hướng dẫn viên của khu di tích cho biết: “Trong khu di tích lại có nhiều cụm
di tích khác nhau, nhưng mỗi lần đón khách chủ yếu là đưa khách đến tham
quan lán Nà Lừa, cây đa Tân Trào, đình Tân Trào và cuối cùng là bảo tàng
Tân Trào – ATK. Còn như Hang Bòng, đình Hồng Thái hay các di tích khác
nếu khác có yêu cầu thì sẽ dẫn khách tới đó tham quan, còn không thì thôi, vì
khoảng cách hơi xa”.
IV.3. Đánh giá hoạt động thuyết minh, hướng dẫn tại khu di tích lịch sử,
văn hóa và sinh thái Tân Trào
I.V.3.1. Thực trạng hoạt động thuyết minh, hướng dẫn tại khu di tích lịch
sử, văn hóa và sinh thái Tân Trào
Hiện nay, Ban quản lí khu di tích có 12 cán bộ làm công tác hướng dẫn,
thuyết minh tại các điểm di tích. Các thuyết minh viên ở đây mặc trang phục
truyền thống của dân tộc Tày.

18


Hình 10. Hướng dẫn viên, thuyết minh viên tại Tân Trào mặc trang phục
truyền thống của dân tộc Tày
Đa số đội ngũ hướng dẫn, thuyết minh viên tại đây có trình độ từ cao đẳng
trở lên. Những người dân địa phương có trình độ từ cao đẳng trở lên sẽ được
ưu tiên tuyển vào làm thuyết minh viên hơn những người khác. Các thuyết

minh viên tại khu di tích thường tham gia các chương trình quảng bá du lịch
vùng miền hay các hội thi dành cho thuyết minh viên.
Sau đây là bài thuyết minh mẫu của các thuyết minh viên về cụm di tích lán
Nà Lừa (hay còn gọi là lán Nà Nưa):
“CỤM DI TÍCH NÀ NƯA
1. LÁN NÀ NƯA:
Lán Nà Nưa là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc từ cuối tháng 5
đến ngày 22 tháng 8 năm 1945, để chuẩn bị và lãnh đạo cuộc Tổng khởi
nghĩa cách mạng tháng Tám năm 1945
Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (09/03/1945), cuộc khởi nghĩa ngày 10 tháng
3 năm 1945 tại Thanh La giành thắng lợi, Châu Tự do được thành lập bao
gồm các xã vùng thượng huyện Sơn Dương, Tân Trào nằm trong vùng tự do,
có đủ điều kiện thuận lợi để Bác Hồ chọn làm nơi ở và làm việc, chỉ đạo
cuộc Tổng khởi khĩa tháng Tám năm 1945.

19


Ngày 4 tháng 5 năm 1945, lãnh tụ Hồ Chí Minh bắt đầu cuộc hành trình Pác
Bó (Cao Bằng) về Tân Trào (Sơn Dương) theo con đường nam tiến mà Bác
đã vạch ra cho đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ngày trước. Đồng
chí Võ Nguyên Giáp đang công tác tại khu vực phía nam căn cứ địa Việt Bắc
được tin lên đón người ở chợ Đồn (Bắc Kạn). Người yêu cầu: “Cần phải
chọn ngay trong vùng Tuyên Quang hoặc Thái Nguyên một địa điểm tốt có
dân tốt, địa hình tốt làm trọng tâm liên lạc, giữa miền xuôi và miền ngược và
ra nước ngoài làm nơi ở và làm việc để Người trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi
nghĩa sắp tới”.
Nhận được lệnh đồng chí Võ Nguyên Giáp trở về Kim Quan Thượng (thuộc
huyện Yên Sơn, cách Tân Trào 10km) bàn với đồng chí Song Hào, quyết
định chọn Tân Trào, Sơn Dương, Tuyên Quang làm nơi đặt đại bản doanh

của đồng chí Hồ Chí Minh .
Trải qua 18 ngày đêm, Bác đến Tân Trào ngày 21 tháng 5 năm 1945, nơi
dừng chân đầu tiên của Bác là đình Hồng Thái. Sau đó Bác vào làng Tân Lập
ở và làm việc tại gia đình nhà ông Nguyễn Tiến Sự (chủ nhiệm Việt Minh
của làng Kim Long). Hai nhân viên điện đài theo Bác suốt hành trình được
bố trí vô tuyến điện dưới các tán cây trong vườn nhà ông Nguyễn Tiến Sự,
với nhiệm vụ giữ liên lạc giữa ta và quân Đồng Minh. Được ít ngày sau, để
đảm bảo bí mật và tiện làm việc Bác bàn với các đồng chí cán bộ địa phương
dẫn Bác đi chọn địa điểm để dựng một căn lán. Qua vài địa điểm đến nơi căn
lán bây giờ, Bác đồng ý dựng lán, sau đó Bác chuyển từ nhà ông Nguyễn
Tiến Sự lên lán Nà Lừa.
Nà Lừa là một căn lán nhỏ, nằm ở sườn núi Nà Nưa, cách làng Tân Lập
500m về hướng đông, lán được dựng theo kiểu nhà sàn của người miền núi,
dưới các tán cây rậm rạp đảm bảo an toàn, bí mật cũng như đáp ứng được
yêu cầu của Bác đề ra: “Gần nước, gần dân, xa đường quốc lộ, thuận đường
tiến, tiện đường thoái” (Từ Nà Lừa theo hướng đông bắc vượt qua đèo De
sang Phú Đình, Định Hoá qua điềm Mạc ra ngã ba Quán Vuông, ngược phía
Bắc lên thị trấn Chợ Chu, Định Hoá, lên chợ Đồn, theo hướng đông nam về
thị xã Thái Nguyên và Đại Từ. Theo hướng nam Kim Long (Tân Lập) qua
Kim Trận 15km ra huyện lỵ Sơn Dương để đi Vĩnh Phúc, Vĩnh Yên và lên
thị xã Tuyên Quang. Ngoài ra còn nhiều con đường mòn đi Kim Trận, Lương
Thiện, Nà Tè...). Lán Nà Nưa có hai gian nhỏ, gian bên trong là nơi Bác nghỉ
ngơi, gian bên ngoài là nơi Bác làm việc và tiếp khách.
20


Theo đồng chí Hoàng Văn Thái, một trong những chỉ thị đầu tiên của Bác
Hồ khi đến Tân Trào là phải khẩn trương mở trường đào tạo cán bộ. Sau đó,
ngày 25/6/1945, Trường quân chính kháng Nhật khoá I khai giảng tại Khuổi
Kịch, Tân Trào. Bác đến trường thăm hỏi tình hình học tập và sinh hoạt của

học viên.
Chấp hành chỉ thị của Bác và Tổng bộ Việt Minh, ngày 4 tháng 6 năm 1945,
Hội nghị cán bộ toàn khu được tổ chức tại lán Nà Nưa. Hội nghị đã quyết
định thành lập khu giải phóng; Thống nhất các lực lượng vũ trang thành
quân giải phóng; đề ra 10 chính sách lớn của Việt Minh và Tân Trào được
chọn làm trung tâm thủ đô khu giải phóng.
Khi làm việc ở lán Nà Nưa, do điều kiện làm việc của Bác hết sức gian khổ
và khó khăn, với những bữa ăn đạm bạc chỉ có măng rừng chấm muối vừng,
cơm chan nước chè xanh. Trước hoàn cảnh sống và làm việc như vậy, cộng
với sự khắc nghiệt của núi rừng, sức khoẻ của Bác đã giảm sút. Cuối tháng 7
năm 1945, giữa lúc tình hình trong nước cũng như thế giới đang tiến triển có
lợi cho ta thì Bác ốm. Bác sốt liên miên, lúc tỉnh lúc mê, trong những ngày
đó mọi người đều lo lắng cho Bác, có người vào rừng tìm lá thuốc về sắc
nước cho Bác uống, có người ra sông Phó Đáy bắt được con ba ba đem về
cắt tiết nhỏ vào rượu cho Bác uống và cầu mong cho Bác mau khỏi bệnh.
Đồng chí Võ Nguyên Giáp lúc đó đang ở và làm việc tại gia đình nhà ông
Hoàng Trung Dân dưới làng Tân Lập, hàng ngày đồng chí thường lên lán Nà
Lừa báo cáo tình hình công việc với Bác. Một hôm lên báo cáo công việc,
đồng chí Võ Nguyên Giáp thấy Bác rất yếu, đồng chí đã xin phép Bác nghỉ
lại với Bác. Đêm ấy, tỉnh lại sau cơn sốt, Người nói với đồng chí Võ Nguyên
Giáp: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy
cả dãy Trường Sơn cũng cương quyết giành cho được độc lập”. Lúc khác
Bác lại dặn: “ Lúc nào cũng phải chú trọng xây dựng chi bộ, bồi dưỡng cán
bộ đảng viên và các phần tử trung kiên, trong chiến tranh du kích lúc phong
trào lên ta phải hết sức phát triển vừa phát triển vừa chú ý xây dựng căn cứ
cho thật vững chắc đề phòng lúc khó khăn mới có chỗ đứng chân được”.
Những lời dặn dò của Bác khẳng định quyết tâm vì tấm lòng khát khao giành
độc lập khi thời cơ đã chín muồi.
Hôm sau đồng chí Võ Nguyên Giáp cử người báo cáo tình hình sức khoẻ của
Bác cho các đồng chí Trung ương và tìm người chữa bệnh cho Bác. Nhờ sự

mách bảo của bà con, có một cụ lang già đến chữa bệnh cho Bác. Sau khi
21


xem mạch , cụ lang vào rừng và đem về một thứ củ gì đó, đốt cháy, hoà vào
cháo loãng mời Bác uống. Sau một vài lần như vậy, Bác đỡ dần và tiếp tục
làm việc ngay.
Cùng với cao trào kháng Nhật đang phát triển rất mạnh trong cả nước Việt
Nam, cuộc chiến tranh Châu Á - Thái Bình Dương đang diễn ra màn chót.
Cục diện chung đang chứng minh lời Bác dặn ít ngày trước đó: “...thời cơ
thuận lợi đã tới...” Bác đã chỉ thị tổ chức gấp Hội nghị cán bộ toàn quốc của
Đảng và Đại hội Quốc dân. Người nói với Thường vụ Trung ương “Nên họp
ngay và không nên kéo dài Hội nghị, chúng ta phải tranh thủ từng giây phút.
Tình hình sẽ chuyển biến nhanh chóng, không thể để lỡ cơ hội”.
Ngày 13 tháng 8 năm 1945, Hội nghị cán bộ toàn quốc của Đảng khai mạc
trong không khí hết sức khẩn trương. Về dự có gần 30 đại biểu, đại diện cho
ba miền Bắc, Trung, Nam, các chiến khu.
Sau khi phân tích mọi mặt về điều kiện khách quan và chủ quan và đi đến
kết luận: “Những điều kiện khởi nghĩa đã chín muồi, cơ hội tốt cho ta giành
chính quyền, độc lập đã đến...” Hội nghị quyết định phát động toàn dân tổng
khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc
được thành lập gồm 5 đồng chí: Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng
Ninh, Lê Thanh Nghị và Chu Văn Tấn do đồng chí Tổng Bí thư Trường
Chính trực tiếp phụ trách.
23h ngày 13 tháng 8 năm 1945, Uỷ ban khởi nghĩa ra bản quân lệnh số I, hạ
lệnh toàn dân đứng dậy giành chính quyền.
Ngày 15 tháng 8 năm 1945, sau khi được tin Nhật Bản chính thức đầu hàng
quân Đồng Minh vô điều kiện. Bác Hồ đã đề nghị Hội nghị nên kết thúc sớm
để đại biểu còn kịp về các địa phương lãnh đạo khởi nghĩa.
Ngày 22 tháng 8 Bác Hồ rời căn lán Nà Lừa về Hà Nội theo đường Đèo Khế

, Cù Vân (Thái Nguyên).
So với cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ, ba tháng Người dừng
chân tại Tân Trào, hè thu năm 1945, chỉ là một thời gian rất ngắn. Nhưng
chính từ căn lán đơn sơ trên khu đồi Nà Nưa, với những nhận định đúng
đắn, với những quyết tâm kịp thời, táo bạo về thời cơ cách mạng, Bác Hồ đã
chỉ đường cho toàn dân vươn tới một bước ngoặt có ý nghĩa lịch sử vĩ đại.
Từ bước ngoặt đó, dân tộc Việt Nam chấm dứt những ngày tháng nô lệ, tiến
sang kỷ nguyên độc lập, tự do./.
22


2. LÁN CẢNH VỆ:
Để đảm bảo an toàn cho Bác Hồ, các đồng chí cảnh vệ dựng một căn lán nhỏ
để ở và làm việc ngay sát chân đồi Nà Nưa cách lán Nà Nưa chừng 20m về
hướng Tây, nơi án ngữ con đường mòn từ làng Tân Lập vào hoặc từ Thái
Nguyên sang. Ngoài ra còn có nhiều trạm gác bí mật đặt xung quanh khu
vực Bác Hồ ở và làm việc.
Lực lượng cảnh vệ bảo vệ Bác và các cơ quan Trung ương được biên chế
thành các tiểu đội nhỏ. Các tiểu đội được bố trí đóng ở các khu vực xung
quanh. Trong số này có một tiểu đội cận vệ đặc biệt đóng tại khu đồi Nà Nưa
có nhiệm vụ bảo vệ trực tiếp Bác Hồ và Trung ương Đảng. Tiểu đội này có 8
người do đồng chí Phạm Văn Quý làm tiểu đội trưởng và các đội viên : Kim
Anh, Văn Lâm, Giang Lâm, Nông Ngọc Tuấn, Đinh Đại Toàn...Lực lượng
cảnh vệ có nhiệm vụ kiểm soát tình hình an ninh trong khu vực, theo dõi
người lạ mặt bảo đảm tuyệt đối an toàn cho Bác Hồ và Trung ương Đảng.
Ngoài những nhiệm vụ nêu trên, lực lượng cảnh vệ còn có nhiệm vụ đưa
đón, dẫn đường cho các đồng chí cán bộ đi dự các hội nghị quan trọng như:
Hội nghị cán bộ toàn Quốc của Đảng hay Quốc dân Đại hội Tân Trào.
Trong những ngày chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa cách mạng Tháng
Tám, việc bảo vệ an toàn cho khu căn cứ địa Tân Trào là việc đặc biệt quan

trọng. Trong thời gian ở và làm việc tại đây, các đồng chí cảnh vệ vượt lên
mọi khó khăn gian khổ, với tài, trí và lòng dũng cảm, đã hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ, góp phần vào sự thắng lợi của cách mạng Tháng Tám lịch sử. Nơi
đây đã chứng kiến sự trưởng thành và phát triển của lực lượng cảnh vệ, đã
ghi dấu tình đoàn kết giữa cán bộ cách mạng và nhân dân địa phương trong
suốt quá trình Chủ tịch Hồ Chí Minh ở, làm việc tại Tân Trào.
3. LÁN ĐIỆN ĐÀI:
Cuối năm 1944 viên phi công Mỹ có tên là Sao bị Nhật bắn rơi máy bay phải
nhảy dù xuống Cao Bằng và được lực lượng Việt Minh cứu thoát. Bác Hồ
nhận thấy đây là cơ hội tốt để tiếp xúc với quân Đồng Minh. Vì vậy, vào
tháng 2 năm 1945, Hồ Chí Minh đã lên đường đi Côn Minh vừa để trao trả
trung uý Sao, mặt khác qua việc trao trả này sẽ gặp được người lãnh đạo cao
nhất của quân Đồng Minh tại Côn Minh- Trung Quốc.
Ngày 29/3/1945 Hồ Chí Minh đã hội đàm với tướng Sê Nôn tư lệnh không
quân 14, Trong cuộc hội đàm Hồ Chí Minh yêu cầu quân Đồng Minh công
23


nhận Mặt trận Việt Minh là đại diện chính thức của tổ chức ủng hộ quân
Đồng Minh chống phát xít. Thông qua đây Hồ Chí Minh cũng mong muốn
quân Đồng Minh giúp ta về điện đài và đào tạo cán bộ điện đài.
Ngay sau đó Sác Lơ Phen đã cử người hợp tác với Mặt trận Việt Minh giúp
đỡ ta đào tạo cán bộ điện đài và liên lạc vô tuyến điện giữa ta và quân Đồng
Minh. Khi Bác về nước hai nhân viên điện đài tên là Mác Xin và Phăng Tan
cũng theo Bác về nước.
Trong thời gian ở và làm việc tại đây, Phăng Tan là người chỉ huy, Mác xim
là người giúp việc. Cùng làm việc với hai người lính Đồng Minh còn có
đồng chí Kim Hùng, đồng chí Lưu Minh Đức, Đoàn Hồng Sơn, Phạm Việt
Bắc, Phạm Văn Quý...
Đây là nơi thông tin liên lạc giữa Mặt trận Việt Minh và quân Đồng Minh

(tại Côn Minh - Trung Quốc) khi nước nhà chưa giành được độc lập. Sự có
mặt của những người bạn Đồng Minh tại Tân Trào đã tạo điều kiện thuận lợi
cho ta nắm bắt những thông tin quan trọng về tình hình thế giới, thể hiện sự
lãnh đạo tài tình của Bác Hồ, của Trung ương Đảng trong việc tranh thủ sự
giúp đỡ của quân Đồng Minh tiến hành khởi nghĩa cách mạng tháng Tám
năm 1945.
4. LÁN ĐỒNG MINH:
Tháng 2 năm 1945 Hồ Chí Minh rời Cao Bằng tới Côn Minh (Trung Quốc)
với một sứ mệnh đặc biệt quan trọng- Mở cuộc vận động cho Việt Minh vào
phe Đồng Minh chống chủ nghĩa phát xít.
Côn Minh là một trong những căn cứ quan trọng của lực lượng Đồng Minh
trên đất Trung Quốc. Tại đây 17/03/1945, Sáclơpen đã tiếp xúc với Hồ Chí
Minh. Sau cuộc tiếp xúc này hai bên đã thoả thuận về sự hợp tác trong cuộc
chiến đấu chống kẻ thù chung là phát xít Nhật.
- Phía Việt Minh: Đảm bảo địa bàn cho quân Đồng Minh hoạt động cung
cấp thông tin về hệ thống phòng không về việc chuyển quân của quân Nhật
trên đất Việt Nam những thông tin về khí tượng.
- Phía Đồng Minh: Cung cấp vũ khí đạn dược hạng nhẹ, thuốc men và đào
tạo thông tin viên cho Việt Minh.

24


Đầu tháng 4/1945 Bác Hồ về nước chuẩn bị địa bàn tiếp nhận quân Đồng
Minh. Ngày 30/06/1945, qua hệ thống điện đài Người đã trả lời Party (đại
diện tình báo Mỹ ở Côn Minh - Trung Quốc) đồng ý cho một nhóm quân
Đồng Minh nhảy dù xuống Tân Trào. Theo thoả thuận, ngày 16/07/1945 một
nhóm sỹ quan quân Đồng Minh mang mật danh "con nai" gồm 5 người do
thiếu tá ThôMát chỉ huy đã nhảy dù xuống Tân Trào. Để tiện ở và làm việc
các đồng chí cảnh vệ dựng một căn lán nhỏ cách lán Nà Lừa khoảng 60m về

phía suối cho những người lính Đồng Minh ở.
Cuối tháng 7/1945 đội "con nai" được bổ xung thêm 4 người, ngoài nhiệm
vụ của họ ra, đội "con nai" đã cung cấp cho Việt Minh một số vũ khí nhẹ,
trực tiếp huấn luyện cho các chiến sỹ quân giải phóng sử dụng súng cacbin,
tiểu liên, súng cối, lựu đạn và huấn luyện quân sự cho đại đội Việt- Mỹ.
Ngày 7/08/1945 đội "con nai" cùng đại đội Việt - Mỹ di chuyển đến Khuổi
Kịch (Tân Trào) để huấn luyện quân sự.
Ngày 16/8/1945, đội “con nai” cùng quân giải phóng tiến sang Thái Nguyên
và tiến về Hà Nội
Lán Đồng Minh tại khu rừng Nà Nưa trong thời kỳ chuẩn bị Tổng khởi nghĩa
cách mạng Tháng Tám đã ghi dấu sự hợp tác giữa Mặt trận Việt Minh và
phái đoàn Đồng Minh. Với chính sách đối ngoại đa phương, tận dụng mọi sự
ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng, đây thực sự là sách lược mềm dẻo, linh
hoạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
5. LÁN HỌP HỘI NGHỊ CÁN BỘ :
Cách lán Nà Lừa 20m về phía trên núi là lán họp Hội nghị cán bộ toàn quốc
của Đảng.
Theo để nghị của đồng chí Hồ Chí Minh, hội nghị toàn quốc của Đảng được
triệu tập tại Tân Trào, hội nghị diễn ra trong 3 ngày từ ngày 13 đến ngày
15/8/1945. Tham dự hội nghị có hơn 30 đại biểu trong toàn quốc gồm các
đồng chí: Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Phạm Văn
Đồng, Vũ Anh, Nguyễn Chí Thanh, Võ Nguyên Giáp, Lê Đức Thọ, Hà Huy
Giáp, Lê Giản , Chu Văn Tấn, Lê Thanh Nghị, Hoàng Văn Hoan, Song Hào,
Hoàng Quốc Việt, Hoàng Hữu Nam, Trần Huy Liệu, Trần Đăng Ninh, Vũ
Oanh…

25



×