Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

HOÀN THIỆN kế TOÁN tài sản cố ĐỊNH hữu HÌNH tại CÔNG TY cổ PHẦN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU ĐỒNG GIAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.71 KB, 71 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH
Đề tài:
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU ĐỒNG GIAO

Họ tên sinh viên
MSSV
Lớp
Ngành
Hệ đào tạo
Giảng viên hướng dẫn

:
:
:
:
:
:

Lương Thị Hoàng Hiền
TXE120796
FNE1
Kế toán tổng hợp
Từ xa
TS Đoàn Thanh Nga

Hà Nội/2016




Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD – TS Đoàn Thanh Nga

MỤC LỤC
Đề tài: ..................................................................................................................i
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU ĐỒNG GIAO.............................................i
CHƯƠNG 1.........................................................................................................3
ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU ĐỒNG GIAO....................3
CHƯƠNG 2.......................................................................................................11
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU ĐỒNG GIAO..........................................11

SVTH: Lương Thị Hoàng Hiền

Lớp: FNE1


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD – TS Đoàn Thanh Nga

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt
BTC
CP

GTGT
NGTSCĐ
KHTB

SXKD
TSCĐ
TLTS

SVTH: Lương Thị Hoàng Hiền

Tên của ký hiệu viết tắt
Bộ Tài chính
Cổ phần
Giá trị gia tăng
Nguyên giá tài sản cố định
Khấu hao trung bình
Quyết định
Sản xuất kinh doanh
Tài sản cố định
Thanh lý tài sản

Lớp: FNE1


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD – TS Đoàn Thanh Nga

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Đề tài: ..................................................................................................................i

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU ĐỒNG GIAO.............................................i
CHƯƠNG 1.........................................................................................................3
ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU ĐỒNG GIAO....................3
CHƯƠNG 2.......................................................................................................11
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU ĐỒNG GIAO..........................................11

SVTH: Lương Thị Hoàng Hiền

Lớp: FNE1


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD – TS Đoàn Thanh Nga

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Đề tài: ..................................................................................................................i
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU ĐỒNG GIAO.............................................i
CHƯƠNG 1.........................................................................................................3
ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU ĐỒNG GIAO....................3
CHƯƠNG 2.......................................................................................................11
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU ĐỒNG GIAO..........................................11

SVTH: Lương Thị Hoàng Hiền


Lớp: FNE1


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD – TS Đoàn Thanh Nga

LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế nước ta đã có những bước chuyển biến khá vững chắc. Cơ
chế thị trường tạo ra cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội mới nhưng cũng đặt
ra không ít những thách thức phải vượt qua để tồn tại và phát triển. Sự phát
triển của nền kinh tế hàng hóa trong điều kiện mở cửa và cạnh tranh kinh kế
đòi hỏi tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh phải quan tâm đến một số vấn đề
quan trọng đó là: Chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, giá thành sản
phẩm,… Tài sản cố định hữu hình là một trong những bộ phận cơ bản tạo nên
cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân, nó là yếu tố quan trọng của quá trình
sản xuất của xã hội. Hoạt động sản xuất thực chất là quá trình sử dụng các tư
liệu lao động để tác động vào đối tượng lao động để tạo ra các sản phẩm phục
vụ nhu cầu kinh doanh của con người. Đối với các doanh nghiệp, tài sản cố
định hữu hình là nhân tố công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh. Bởi vậy tài
sản cố định hữu hình xem như là thước đo trình độ công nghệ, năng lực sản
xuất và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Khác với đối tượng lao động (nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang,…)
Các tư liệu lao động (nhà xưởng, phương tiện vận tải,…) là những phương
tiện vật chất mà con người sử dụng để tác động vào các đối tượng lao động ,
biến đổi nó theo mục đích của mình. Bộ phận quan trọng nhất trong tư liệu
lao động sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của các tài sản cố định.
Đối với một doanh nghiệp sản xuất như Công ty Cổ phần Thực phẩm
Xuất khẩu Đồng Giao cũng vậy, tư liệu sản xuất và cơ sở hạ tầng là yếu tố

không thể thiếu trong quá trình sản xuất. Để tăng được năng suất lao động và
nâng cao chất lượng sản phẩm, Công ty đã không ngững đổi mới trang thiết
bị, trong đó tài sản cố định hữu hình là yếu tố quan trọng bậc nhất của quá
trình sản xuất.

SVTH: Lương Thị Hoàng Hiền

Lớp: FNE1


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD – TS Đoàn Thanh Nga

Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng của tài sản cố định, đổi mới
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, với mong muốn đi sâu
nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác kế toán gắn liền với thực trạng việc tổ
chức công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Cổ phần Thực
phẩm Xuất khẩu Đồng Giao, với kiến thức và lý luận được trang bị trong nhà
trường, đồng thời với sự hướng dẫn tận tình của giảng viên TS Đoàn Thanh
Nga, em đã lựa chọn nghiên cứu làm chuyên đề thực tập chuyên ngành của
mình với đề tài: “Hoàn thiện kế toán TSCĐ hữu hình tại Công ty Cổ phần
Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao”.
Ngoài lời mở đầu, kết luận thì nội dung chuyên đề thực tập chuyên
ngành gồm 3 chương:
Chương 1: Đặc điểm và tổ chức quản lý tài sản cố định hữu hình
tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao
Chương 2: Thực trạng kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty
Cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao
Chương 3: Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty

Cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao
Mặc dù đã hết sức cố gắng, song do thời gian nghiên cứu và vốn hiểu
biết còn hạn chế, nên chuyên đề thực tập chuyên ngành của em chắc chắn
không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự góp ý của giảng viên
TS Đoàn Thanh Nga cùng các anh, chị trong công ty để đề tài của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

SVTH: Lương Thị Hoàng Hiền

Lớp: FNE1


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD – TS Đoàn Thanh Nga

CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU ĐỒNG
GIAO
1.1. Đặc điểm tài sản cố định hữu hình tại Công ty Cổ phần Thực phẩm
Xuất khẩu Đồng Giao
1.1.1. Đặc điểm tài sản cố định hữu hình tại Công ty
Qua nhiều năm hoạt động từ công ty nhỏ đến nay công ty đã có cơ ngơi
khang trang, máy móc thiết bị tương đối hiện đại, cùng với quá trình hiện đại
hoá sản xuất công ty đã sử dụng bộ máy kế toán của mình ngày càng hữu hiệu
để quản lý chặt chẽ tài sản cố định trên mọi mặt nâng cao hiệu quả sử dụng và
cung cấp thông tin để tiếp tục đổi mới tài sản cố định, đưa công nghệ vào sản
xuất.

Mặc dù Công ty Cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao không phải
là một công ty lớn, nhưng địa bàn hoạt động của công ty rộng, vì vậy khả
năng quản lý tập trung tài sản cố định là rất khó khăn. Tuy nhiên, đây không
phải là yếu tố quyết định đối với hiệu quả sử dụng tài sản cố định mà điều
quyết định là công ty phải có được biện pháp quản lý tài sản cố định đúng
đắn.
Trước hết, tài sản cố định phải xác định đúng nguyên giá khi nhập về
hoặc khi xây dựng cơ bản bàn giao. Đây là bước khởi đầu quan trọng để công
ty hạch toán chính xác tài sản cố định theo đúng giá trị của nó. Sau đó mọi tài
sản cố định được quản lý theo hồ sơ ghi chép trên sổ sách cả về số lượng và
giá trị. Tài sản cố định không chỉ theo dõi trên tổng số mà còn được theo dõi
riêng từng loại, không những thế mà còn được quản lý theo địa điểm sử dụng,

SVTH: Lương Thị Hoàng Hiền

Lớp: FNE1


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD – TS Đoàn Thanh Nga

thậm chí giao trực tiếp cho nhóm, đội sản xuất. Để sản xuất tốt hơn công ty
luôn kịp thời tu bổ, sửa chữa những tài sản cố đã xuất cấp.
Trong thời gian sử dụng, một mặt tài sản cố định được tính và trích
khấu hao đưa vào giá thành theo tỷ lệ quy định của công ty, mặt khác lại được
theo dõi xác định mức hao mòn giá trịn còn lại thực tế để có kế hoạch đổi
mới. Hàng năm, công ty đều tổ chức kiểm kê vào cuối năm, vừa để kiểm tra
tài sản cố định vừa để xử lý trách nhiệm vật chất, trách nhiệm hư hỏng, mất
mát một cách kịp thời.

Tính đến thời điểm năm 2015, tài sản cố định của công ty đạt mức trên
6 tỷ đồng về nguyên giá gồm nhiều loại do nhiều nước sản xuất như: Nhật
Bản, Đài Loan, Trung Quốc… Trong đó thiết bị máy móc chủ yếu là của Việt
Nam.
- Năm 2013: Tài sản cố định hữu hình của công ty là: 2.653.651.100đ
- Năm 2014: Taì sản cố định hữu hình của công ty là: 5.295.152.100đ
- Năm 2015: Tài sản cố định hữu hình của công ty là: 6.354.182.400đ.
Như vậy, xét về quy mô, công ty đã tập trung đầu tư vào tài sản cố
định, năm 2014 đã đầu tư tăng gấp 1,99 lần so với năm 2013. Năm 2015
công ty đã tiếp tục đầu tư thêm tài sản cố định làm cho tài sản cố định tăng
gấp 1,23 lần so với năm 2014.
Do đặc điểm của công ty sản xuất, tiêu hao một lượng lớn vật tư máy
móc, nên tài sản cố định ở công ty cũng được đầu tư đa dạng, phục vụ cho
hoạt động của doanh nghiệp. Tài sản cố định có thể là: Nhà cửa, vật kiến trúc,
phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, dụng cụ quản lý,...
1.1.2. Phân loại tài sản cố định hữu hình tại Công ty
Tài sản cố định hữu hình tại doanh nghiệp được thể hiện ở bảng 1.1
Nhìn vào cơ cấu tài sản cố định hữu hình tại công ty, ta thấy: Chủ yếu
tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp tập trung vào máy móc thiết bị và

SVTH: Lương Thị Hoàng Hiền

Lớp: FNE1


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD – TS Đoàn Thanh Nga

phương tiện vận tải. Do đặc tính của ngành sản xuất thương mại, vừa sản xuất

ra vừa phải giao hàng luôn cho khách, do đó, để có thể đáp ứng được nhu cầu
doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư tập trung vào máy móc thiết bị và phương
tiện vận tải để đáp ứng được nhu cầu sản xuất và giao hàng cho khách hàng.
Bảng 1.1: Cơ cấu TSCĐ của doanh nghiệp
Loại tài sản
Nguyên giá (đồng)
1. Nhà cửa, vật kiến trúc
940.477.000
2. Phương tiện vận tải
1.231.322.000
3. Máy móc thiết bị
2.449.400.000
4. Dụng cụ quản lý
523.651.000
5. Tài sản chờ thanh lý
150.302.1 00
Cộng
6.354.182.400
(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán)

Tỷ lệ (%)
17,76
23,25
46,25
9,89
2,85
100

1.1.3. Đặc điểm biến động tài sản cố định hữu hình tại Công ty
Năm 2014 công ty đã tập trung đầu tư vào tài sản cố định với mức giá

trị là hơn 5 tỷ đồng ( cao gấp 1,99 lần so với năm 2013), do nhu cầu sản xuất
tăng là công ty nhận được hợp đồng cung cấp thực phẩm cho các siêu thị tại
Hà Nội như Big C, Ocean Mart. Vì vậy, doanh nghiệp đã đầu tư thêm:
- Nhà xưởng
- Máy vận hành dây chuyền
- Xe chuyên dụng
- Ô tô vận tải
Đến năm 2015 với hoạt động kinh doanh phát triển, công ty đã tiếp tục
đầu tư thêm tài sản cố định làm cho tài sản cố định tăng gấp 1,23 lần so với
năm 2014.
1.2. Tình hình tăng, giảm tài sản cố định hữu hình của Công ty Cổ phần
Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao
1.2.1. Tình hình tăng tài sản cố định hữu hình

SVTH: Lương Thị Hoàng Hiền

Lớp: FNE1


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD – TS Đoàn Thanh Nga

Trong trường hợp này căn cứ vào nhu cầu, tính chất của hoạt động kinh
doanh mà công ty có nhu cầu đổi mới trang thiết bị hoặc bổ sung trang thiết bị
mới để phục vụ công việc mà Giám đốc sẽ quyết định mua sắm sau đó Công
ty tiến hành ký kết các hợp đồng kinh tế với bên cung cấp TSCĐ. Sau khi các
TSCĐ nói trên đưa bản nghiệm thu và bàn giao máy móc thiết bị. Đồng thời
bên bán sẽ viết hoá đơn GTGT cho bên mua để làm cơ sở thanh toán cho bên
bán.

Các chứng từ sử dụng trong trường hợp này bao gồm:
- Hợp đồng kinh tế mua sắm TSCĐ.
- Biên bản nghiệm thu và bàn giao TSCĐ.
- Hoá đơn thuế GTGT.
- Biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế.
1.2.2. Tình hình giảm tài sản cố định hữu hình
Giảm TSCĐ do thanh lý nhượng bán: Trong quá trình sử dụng sẽ dẫn
đến một số TSCĐ bị cũ, hao mòn, lạc hậu, không còn phù hợp với yêu cầu
sản xuất của công ty.
Công ty Cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao là một công ty
cung cấp các sản phẩm thực phẩm nhưng khi đưa vào sử dụng do thời gian và
tính chất nên một số TSCĐ bị hao mòn, hỏng hóc không thể sử dụng được.
Để tránh lãng phí và thu hồi vốn nhanh công ty cần phải thanh lý hoặc
nhượng bán. Khi thanh lý TS thì công ty sử dụng các chứng từ:
- Tờ trình xin thanh lý.
- Biên bản xác định hiện trạng.
- Quyết định cho phép thanh lý.
- Biên bản thanh lý TSCĐ.
- Hoá đơn GTGT.

SVTH: Lương Thị Hoàng Hiền

Lớp: FNE1


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD – TS Đoàn Thanh Nga

1.3. Tổ chức quản lý tài sản cố định hữu hình trong Công ty Cổ phần

Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao
1.3.1. Tổ chức quản lý giai đoạn đầu tư, xây dựng
Để có thể đánh giá cũng như quản lý được tài sản cố định hữu hình thì
phải xác định được nguyên giá của tài sản cố định đó. Nguyên giá tài sản cố
định là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được tài sản đó
và đưa tài sản cố định đó vào vị trí sẵn sàng sử dụng.
Như vậy, giai đoạn đầu tư, xây dựng là giai đoạn quyết định đến
nguyên giá của tài sản cố định hữu hình, do đó, để có thể đánh giá đúng cũng
như tiết kiệm chi phí sản xuất thì Công ty Cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu
Đồng Giao đã xây dựng cơ chế tổ chức quản lý chặt chẽ, khoa học trong từng
giai đoạn đầu tư, xây dựng:
- Ban Giám đốc: cùng với phòng Kế hoạch nghiên cứu quyết định đầu tư, xây
dựng TSCĐ.
- Phòng Kế hoạch: có nhiệm vụ sau trong tổ chức quản lý
+ Tham mưu trực tiếp cho giám đốc về các quyết định đầu tư TSCĐ.
+ Lập kế hoạch tổng thể và chi tiết về đầu tư, xây dựng: nguồn vốn, vật tư, vật
liệu,...
+ Chủ trì tham mưu trình tự thủ tục đầu tư - xây dựng, đấu thầu - giao thầu.
Xây dựng kế hoạch đầu tư sửa chữa và xây dựng mới cơ sở hạ tầng.
+ Tham mưu công tác quản lý các dự án xây dựng, đầu tư đang triển khai do
công ty làm chủ đầu tư.
+ Tham mưu giúp Ban Giám đốc về công tác quản lý thiết bị máy móc và vật
tư, TSCĐ.
- Phòng Kỹ thuật: Tư vấn cho giám đốc về nguồn cung ứng vật tư đạt tiêu
chuẩn theo từng dự án đầu tư, xây dựng

SVTH: Lương Thị Hoàng Hiền

Lớp: FNE1



Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD – TS Đoàn Thanh Nga

+ Tham mưu, giúp việc cho Ban Giám đốc trong công tác đầu tư, quản lý tài
sản, vật tư, quản lý và khai thác máy, thiết bị của Công ty đạt hiệu quả cao
nhất.
+ Tổ chức cung ứng vật tư chính và vật tư thi công phục vụ các dự án xây
dựng, đầu tư. Theo dõi sửa chữa, bảo trì máy, thiết bị để hoạt động phục vụ
sản xuất bình thường
+ Tổng hợp và tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư máy móc thiết bị. Tổ chức
mời thầu, làm thủ tục đấu thầu các dự án đầu tư thiết bị. Làm thủ tục mua sắm
và sửa chữa máy móc thiết bị theo phân cấp quản lý.
+ Quản lý và điều hành các loại máy, thiết bị theo quy định. Xây dựng kế
hoạch và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sửa chữa đối với xe máy thiết
bị, hướng dẫn, phổ biến các quy trình sử dụng máy móc sản xuất.
+ Chủ trì tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty trong xử lý sự cố kỷ thuật các
thiết bị. Thực hiện công tác đăng kiểm các phương tiện vận tải, các thiết bị áp
lực theo đúng quy định của pháp luật, nhà nước.
+ Tiếp thu, vận hành các thiết bị công nghệ mới. Hướng dẫn, chỉ đạo kỷ thuật
sản xuất bằng máy trên các phân xưởng ở nhà máy.
+ Xây dựng các loại định mức (vật tư; nhiên liệu; máy;...) trong lĩnh vực chi
phí vật tư, thiết bị.
- Các phân xưởng sản xuất: có nhiệm vụ sau trong tổ chức quản lý
+ Lập kế hoạch, biện pháp tổ chức sản xuất, tiến độ sản xuất chi tiết thực hiện
theo từng giai đoạn tháng, quý, năm của từng dự án đầu tư, xây dựng phù hợp
với chức năng, nhiệm vụ được giao trên cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân lực
do Công ty phê duyệt.
+ Tổ chức thực hiện sản xuất dự án theo kế hoạch, biện pháp và tiến độ sản

xuất đã được Công ty phê duyệt.

SVTH: Lương Thị Hoàng Hiền

Lớp: FNE1


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD – TS Đoàn Thanh Nga

+ Phân xưởng được Công ty giao khoán một số hạng mục chi phí theo hạn
mức tùy theo điều kiện cụ thể của từng dự án sản xuất và được chủ động điều
hành quyết định và tự chịu trách nhiệm về các khoản chi được giao khoán phù
hợp với chế độ tài chính của Nhà nước, các quy chế và hướng dẫn của Công
ty.
+ Chịu trách nhiệm lập hồ sơ nghiệm thu, thanh quyết toán các phần việc
được giao. Phối hợp với các phòng chức năng khác trong công ty lập hồ sơ
nghiệm thu, thanh quyết toán dự án và thực hiện bảo hành theo quy định hiện
hành của Nhà nước và các quy định, quy chế của Công ty.
+ Xây dựng, áp dụng và duy trì Hệ thống Quản lý tích hợp An toàn – Chất
lượng – Môi trường của Công ty và các hệ thống quản lý khác khi có yêu cầu.
- Các phòng ban khác có liên quan trong công ty phải phối kết hợp với các bộ
phận, phân xưởng tạo mọi điều kiện để hoàn thành mục tiêu, kế hoạch của
công ty đã đề ra.
1.3.2. Tổ chức quản lý giai đoạn sử dụng
Tài sản cố định hữu hình sau khi đã hoàn thành và bàn giao cho các bộ
phận sử dụng, để tài sản cố định hữu hình có thể hoạt động tốt thì Công ty đã
tổ chức quản lý giai đoạn sử dụng như sau:
- Về phía bộ phận quản lý: Việc sử dụng tài sản cố định có hiệu quả hay

không phụ thuộc rất nhiều vào việc tài sản cố định đó có được dùng vào đúng
mục đích hay không, do đó vai trò của người quản lý trong việc bố trí tài sản
cố định nói chung, máy móc thiết bị nói riêng là rất quan trọng, nó có thể là
hợp lý nhưng cũng có thể lãng phí phụ thuộc vào năng lực chủ quan của
người lãnh đạo.
+ Phòng Kỹ Thuật: Theo dõi tình hình hoạt động của từng tài sản cố định, có
kế hoạch đại tu, sửa chữa thường xuyên. Đồng thời, cùng với phòng Kế toán
kiểm kê định kỳ tài sản cố định trong công ty.

SVTH: Lương Thị Hoàng Hiền

Lớp: FNE1


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD – TS Đoàn Thanh Nga

+ Phòng Kế toán: Xác định đúng nguyên giá của từng tài sản cố định theo quy
định của pháp luật về nguyên giá tài sản cố định. Theo dõi tình hình biến
động về mặt giá trị của tài sản cố định, hàng kỳ trích và phân bổ khấu hao tài
sản cố định tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Về phía công nhân vận hành: Để máy móc, thiết bị hoạt động được thì cần
phải có yếu tố con người vận hành và theo dõi, do đó việc các máy móc, thiết
bị có hoạt động hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều vào người vận hành nó.
Hơn nữa, các loại máy móc thiết bị phục vụ tại nhà máy nói chung và của
công ty nói riêng đều rất hiện đại, việc vận hành chúng đòi hỏi một đội ngũ
công nhân có trình độ tay nghề cao. Ngoài ra ý thức bảo vệ và tinh thần trách
nhiệm của mỗi công nhân là rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử
dụng máy móc thiết bị. Yếu tố con người là nhân tố đầu tiên và trước nhất để

nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty.
1.3.3. Tổ chức quản lý giai đoạn thanh lý, nhượng bán
Tài sản cố định thanh lý, nhượng bán là các tài sản cố định đã khấu hao
hết, hoặc không thể tiếp tục sử dụng được, những tài sản cố định đã lạc hậu về
kỹ thuật sử dụng, không hiệu quả không còn phù hợp với yêu cầu sản xuất
kinh doanh của công ty. Khi tiến hành thanh lý tài sản cố định, công ty tiến
hành lập Hội đồng thanh lý tài sản cố định để tổ chức thực hiện việc thanh lý
tài sản cố định. Hội đồng thanh lý lập Biên bản thanh lý tài sản cố định theo
quy định, và Biên bản thanh lý tài sản cố định là chứng từ để ghi sổ kế toán.
Hội đồng thanh lý tài sản cố định gồm có các thành viên:
- Giám đốc;
- Cán bộ phòng Kế hoạch; cán bộ phòng Kế toán;
- Bên mua lại tài sản cố định;
Sau khi tài sản cố định được nhượng bán, thanh lý, căn cứ vào các
chứng từ liên quan, kế toán phản ánh giảm nguyên giá tài sản cố định.

SVTH: Lương Thị Hoàng Hiền

Lớp: FNE1


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD – TS Đoàn Thanh Nga

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU ĐỒNG GIAO
2.1. Kế toán biến động tăng, giảm tài sản cố định hữu hình tại Công ty Cổ
phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao

2.1.1. Thủ tục, chứng từ
Chứng từ sử dụng
+ Trường hợp TSCĐ tăng:
Hợp đồng mua bán TSCĐ: Là căn cứ pháp lý được ký kết giữa giám
đốc công ty và đơn vị bán hàng. Được lập thành 04 bản mỗi bên giữ 02 bản.
Là căn cứ để làm thủ tục thanh toán. Hợp đồng này được lưu tại phòng Kế
toán và bộ phận Văn thư của công ty.
Hóa đơn GTGT của tài sản cố định mua sắm: Do bên bán phát hành,
ghi rõ số lượng, đơn giá, thành tiền của tài sản cố định. Dùng làm căn cứ để
thanh toán và ghi tăng tài sản cố định trong công ty. Chứng từ này được lưu
giữ trong hồ sơ tài sản cố định để lại trong phòng Kế toán.
Biên bản giao nhận tài sản cố định (Mẫu 01-TSCĐ): Nhằm xác nhận
việc giao nhận tài sản cố định sau khi mua sắm đưa vào sử dụng tại công ty.
Là căn cứ để giao nhận tài sản cố định và kế toán ghi sổ tài sản cố định, sổ kế
toán liên quan. Biên bản giao nhận tài sản cố định được lập thành 02 liên, mỗi
bên (giao, nhận) giữ một bản chuyển cho phòng kế toán để ghi sổ kế toán và
lưu tại phòng làm việc.
+ Trường hợp TSCĐ giảm:
Để hạch toán giảm tài sản cố định hữu hình kế toán phải sử dụng nhiều
chứng từ khác nhau như hoá đơn bán tài sản cố định, phiếu chi phục vụ thanh
lý nhượng bán, biên bản bàn giao tài sản cố định do chuyển đến đơn vị khác,

SVTH: Lương Thị Hoàng Hiền

Lớp: FNE1


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD – TS Đoàn Thanh Nga


biên bản thanh lý nhượng bán tài sản cố định,... Trong các chứng từ trên Công
ty Cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao sử dụng chứng từ kế toán giảm
tài sản cố định là biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản nhượng bán TSCĐ và
chứng từ khác như phiếu thu.
Biên bản thanh lý tài sản cố định (Mẫu 02-TSCĐ): Xác nhận việc thanh
lý tài sản cố định và làm căn cứ ghi giảm tài sản cố định trên sổ kế toán.
Chứng từ này được lưu giữ trong hồ sơ tài sản cố định để lại trong phòng Kế
toán. Biên bản thanh lý tài sản cố định phải do Ban thanh lý tài sản cố định
lập và có đầy đủ chữ ký, ghi rõ họ và tên của trưởng Ban thanh lý, kế toán
trưởng và giám đốc công ty.
Biên bản nhượng bán tài sản cố định: Xác nhận việc nhượng bán tài sản
cố định và làm căn cứ ghi giảm tài sản cố định trên sổ kế toán. Chứng từ này
được lưu giữ trong hồ sơ tài sản cố định để lại trong phòng Kế toán. Biên bản
nhượng bán tài sản cố định phải do Ban nhượng bán tài sản cố định lập và có
đầy đủ chữ ký, ghi rõ họ và tên của trưởng Ban nhượng bán, kế toán trưởng
và giám đốc công ty.
Quy trình luân chuyển
Khi có nhu cầu mua sắm tài sản cố định phục vụ cho hoạt động sản
xuất kinh doanh, các bộ phận sẽ làm giấy đề nghị mua sắm tài sản cố định đưa
cho trưởng phòng kí và trình lên Giám đốc xét duyệt. Nếu được Giám đốc
đồng ý, trưởng phòng sẽ có trách nhiệm đi mua tài sản cố định và hoàn thành
các yêu cầu về chứng từ do phòng Kế toán quy định. Khi mua tài sản cố định,
trưởng phòng phải xuất trình hóa đơn GTGT mua tài sản cố định, biên bản
bàn giao TSCĐ, các chứng từ liên quan đến mua tài sản cố định cho phòng
Kế toán làm căn cứ ghi sổ kế toán chi tiết và tổng hợp.
Khi tài sản cố định bị hư hỏng, không còn khả năng sử dụng thì công ty
sẽ tiến hành thanh lý hoặc nhượng bán, khi thanh lý phải có biên bản thanh lý

SVTH: Lương Thị Hoàng Hiền


Lớp: FNE1


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD – TS Đoàn Thanh Nga

tài sản cố định để làm căn cứ ghi giảm tài sản cố định trên sổ kế toán. Khi
nhượng bán tài sản cố định kế toán phải lập hoá đơn bán tài sản cố định, khi
bàn giao phải lập biên bản bàn giao tài sản cố định, khi kiểm kê phải lập báo
cáo kiểm kê tài sản cố định. Sau khi nhận quyết định của Giám đốc về việc
thanh lý tài sản cố đinh và kế toán sẽ tìm được đối tác mua thanh lý, kế toán
lập các hồ sơ liên quan để thanh lý tài sản.
Ví dụ 1: Ngày 15/3/2015, Công ty mua một ô tô Isuzu CYZ51KLD giá
mua chưa thuế là 605.000.000đ thuế GTGT 10% là: 60.500.000đ của Công ty
TNHH Thiết bị vận tải Xuân Phương, Công ty thanh toán bằng chuyển khoản.
Thời gian sử dụng dự kiến là 10 năm.
Dưới đây là mẫu hợp đồng mua bán, hóa đơn GTGT và biên bản giao
nhận tài sản cố định mà công ty thường sử dụng (trang bên)

SVTH: Lương Thị Hoàng Hiền

Lớp: FNE1


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD – TS Đoàn Thanh Nga


Biểu 2.1: Hơp đồng mua bán xe ô tô
CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHẨM XUẤT KHẨU ĐỒNG

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIAO
Số 05/HĐKT
HỢP ĐỒNG MUA BÁN XE Ô T Ô
- Căn cứ bộ Luật Dân sự và Luật Thương mại của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006.
- Căn cứ vào khả năng, nhu cầu và thoả thuận của hai bên.
Hôm nay, ngày 14 tháng 03 năm 2015 tại văn phòng Công ty TNHH Thiết bị vận
tải Xuân Phương, chúng tôi gồm có:
BÊN BÁN (BÊN A): CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ VẬN TẢI XUÂN PHƯƠNG
Địa chỉ: Số 1111 đường Giải Phóng, quận Thanh Xuân, Hà Nội
MST: 0102228704
Tài khoản: 102010000065238 tại ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Tây
Hà Nội
Đại diện : Ông Bùi Xuân Phương

Chức vụ : Giám đốc

BÊN MUA (BÊN B): CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU ĐỒNG
GIAO
Địa chỉ: Tổ 16, phường Trung Sơn, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình
MST: 2700224457

Tài khoản: 48810001888888 tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
- Chi nhánh Tam Điệp
Đại diện : Ông Đinh Cao Khuê

Chức vụ: Giám đốc

Sau khi đã thoả thuận hai bên đã thống nhất ký kết hợp đồng mua bán với các điều khoản
sau:
ĐIỀU 1: TÊN HÀNG HOÁ – QUI CÁCH - GIÁ CẢ
Bên A đồng ý bán và bên B đồng ý mua 01 Xe Isuzu CYZ51KLD, đời 2012, màu
xanh, máy to, cabin kép với chi tiết giá cả như sau:
STT

Tên hàng hoá

SVTH: Lương Thị Hoàng Hiền

Số Lượng

Đơn giá

Thành tiền

Lớp: FNE1


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

01


Xe Isuzu CYZ51KLD

GVHD – TS Đoàn Thanh Nga

01

665.500.000

Tổng Cộng

665.500.000
665.500.000

Giá thanh toán: Sáu trăm sáu lăm triệu, năm trăm nghìn đồng chẵn./.
(Giá trên đã bao gồm 10% thuế GTGT).
ĐIỀU 2: PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
Bên B thanh toán 100% giá trị của xe như tại điều 1 đã nêu trong vòng 10 ngày kể
từ khi hai bên ký kết hợp đồng này.
Hình thức thanh toán: chuyển khoản.
ĐIỀU 3: THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM GIAO HÀNG
- Thời gian giao hàng: Bên A giao xe ô tô cho bên B trong khoảng 10 ngày kể từ khi ký
kết hợp đồng.
- Địa điểm giao hàng: Tại văn phòng của bên A.
ĐIỀU 4: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN
1. Trách nhiệm của bên A:
- Giao xe ô tô, xuất hoá đơn GTGT và hồ sơ xe cho bên B theo đúng số lượng, thông số,
đặc tính kỹ thuật của nhà sản xuất và chi tiết như đã nêu tại điều 1 và điều 3 của hợp đồng
này.
- Bàn giao toàn bộ giấy tờ hợp pháp để làm thủ tục bán xe.
- Bên A cam kết chiếc xe trên là tài sản của bên A, có nguồn gốc minh bạch và đầy đủ giấy

tờ liên quan, không cầm cố, bảo lãnh dưới bất cứ hình thức nào.
- Bên A không chịu bất cứ trách nhiệm gì liên quan đến chiếc xe trên khi chuyển quyền sử
dụng xe cho bên B.
2. Trách nhiệm của bên B:
- Cử cán bộ trực tiếp xem xét kiểm tra xe.
- Thanh toán cho bên B theo đúng điều 2 của Hợp đồng này.
- Không nhận hàng khi bên A giao không đúng nội dung tại điều 1 và điều 3 của hợp đồng
này
- Chịu trách nhiệm nộp các khoản thuế và lệ phí theo quy định của nhà nước để sang tên
chiếc xe trên.
ĐIỀU 5: ĐIỀU KHOẢN CHUNG

SVTH: Lương Thị Hoàng Hiền

Lớp: FNE1


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD – TS Đoàn Thanh Nga

- Hai bên cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các khoản trong hợp đồng này. Trong quá trình
thực hiện hợp đồng, nếu có thay đổi hay bổ sung sẽ được hai bên thống nhất bằng văn bản,
mọi tranh chấp nếu có phát sinh từ hợp đồng mà hai bên không đạt được thoả thuận chung
thì sẽ được giải quyết chung tại Toà Án Kinh Tế, phán quyết của Toà Án là tối hậu buộc
các bên thi hành.
- Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký và được lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản có
gía trị pháp lý như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A


SVTH: Lương Thị Hoàng Hiền

ĐẠI DIỆN BÊN B

Lớp: FNE1


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD – TS Đoàn Thanh Nga

Biểu 2.2: Hóa đơn giá trị gia tăng số 0026435
HOÁ ĐƠN (GTGT)
Liên 2: (Giao khách hàng)
Ngày 15 tháng 03 năm 2015

Mẫu số: 01 GTKT3/001
XP/15P
0026435

Đơn vị bán hàng: CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ VẬN TẢI XUÂN PHƯƠNG
Địa chỉ: Số 1111 đường Giải Phóng, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Số tài khoản: 102010000065238 tại NH TMCP Hàng Hải Việt Nam – CN Tây Hà Nội
Điện thoại:............................................MST 0 1 0 2 2 2 8 7 0 4 - - -

-

Họ tên người mua:
Đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU ĐỒNG GIAO
Địa chỉ: Tổ 16, phường Trung Sơn, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.

Hình thức thanh toán: CK
MST
2 7 0 0 2 2 4 4 5 7 - - -

-

STT
A
1

Tên hàng hoá, dịch vụ
B
Xe ôtô Isuzu
CYZ51KLD

Đơn vị
tính
C
Cái

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

1

2


3 = 1 x2

01

605.000.000

Cộng tiền hàng:
Thuế suất GTGT

10%

Tiền thuế GTGT:
Tổng cộng tiền thanh toán

605.000.000

605.000.000
60.500.000
665.500.000

Viết bằng chữ: Sáu trăm sáu lăm triệu, năm trăm nghìn đồng chẵn./.
Người mua hàng
(Ký, ghi rõ họ, tên)

Người bán hàng
(Ký, ghi rõ họ, tên)

SVTH: Lương Thị Hoàng Hiền

Giám đốc

(Ký, ghi rõ họ, tên, đóng dấu)

Lớp: FNE1


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD – TS Đoàn Thanh Nga

Biểu 2.3: Biên bản giao nhận TSCĐ
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ VẬN
TẢI XUÂN PHƯƠNG
Số 150/BBBG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2015

BIÊN BẢN GIAO NHẬN TSCĐ
Căn cứ hợp đồng kinh tế số 05/HĐKT ký ngày 14/03/2015 giữa Công ty Cổ phần Thực
phẩm Xuất khẩu Đồng Giao và Công ty TNHH Thiết bị vận tải Xuân Phương.
BÊN BÁN (BÊN A): CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ VẬN TẢI XUÂN PHƯƠNG
Địa chỉ: Số 1111 đường Giải Phóng, quận Thanh Xuân, Hà Nội
MST: 0102228704
Tài khoản: 102010000065238 tại NH TMCP Hàng Hải Việt Nam – CN Tây Hà Nội
Đại diện : Ông Bùi Xuân Phương
Chức vụ: Giám đốc
BÊN MUA (BÊN B) : CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU ĐỒNG
GIAO
Địa chỉ: Tổ 16, phường Trung Sơn, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình

MST: 2700224457
Tài khoản: 48810001888888 tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
- Chi nhánh Tam Điệp
Đại diện: Ông Đinh Cao Khuê
Chức vụ: Giám đốc
Hai bên thống nhất các nội dung sau:
1. Bên A giao và Bên B nhân 01 xe ô tô Isuzu CYZ51KLD
Nhãn hiệu: Isuzu CYZ51KLD. Số khung: 2110615A427703, số máy: 11291331674823
2. Tình trạng: Xe mới 100%
3. Giấy tờ kèm theo: 01 Hóa GTGT số: 0026435 ngày 15/03/2015 do Công ty TNHH Thiết
bị vận tải Xuân Phương phát hành và cung toàn bộ phụ tùng kèm theo:
Dụng cụ, phụ tùng kèm theo
Stt
1
2

Tên,nhãn hiệu,quy cách
Lốp sơ cua
Kích thủy lực

ĐVT
Bộ
Bộ

Số Lượng

Thành tiền

1
1


Cộng
Biên bản này được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản, có giá trị pháp lý như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A

SVTH: Lương Thị Hoàng Hiền

ĐẠI DIỆN BÊN B

Lớp: FNE1


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD – TS Đoàn Thanh Nga

Ví dụ 2: Ngày 02/3/2015, Giám đốc công ty ký quyết định thanh lý
TSCĐ là máy in màu Espon 600 với lý do hỏng bộ phận mực in màu.
Dưới đây là mẫu quyết định thanh lý TSCĐ, biên bản quyết định thanh
lý TSCĐ, phiếu thu mà công ty sử dụng (trang bên)
Biểu 2.4: Quyết định thanh lý tài sản cố định
Công ty Cổ phần Thực phẩm CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Xuất khẩu Đồng Giao
Hà Nội, ngày 02 tháng 03 năm 2015
Số: 191/QĐ-TLTS
QUYẾT ĐỊNH
CỦA GIÁM ĐỐC CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU
ĐỒNG GIAO
V/v “ Thanh lý tài sản cố định”

- Căn cứ vào quyền hạn và nghĩa vụ của Giám đốc;
- Căn cứ vào tính năng, tình trạng kỹ thuật của máy móc thiết bị;
- Căn cứ vào đề nghị của Phòng Hành chính của công ty
GIÁM ĐỐC CÔNG TY QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Thanh lý máy in màu Espon 600
- Số hiệu TSCĐ: QL003
- Nước sản xuất: Nhật Bản
- Năm đưa vào sử dụng: 14/06/2011
Điều 2: Giao cho phòng tổ chức hành chính, Phòng kế toán để làm các thủ tục
thanh lý máy in trên.
Điều 3: Các phòng ban có tên trên chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
GIÁM ĐỐC
(Ký, họ tên, đóng dấu)

SVTH: Lương Thị Hoàng Hiền

Lớp: FNE1


Chuyên đề thực tập chuyên ngành

GVHD – TS Đoàn Thanh Nga

Biểu 2.5: Biên bản thanh lý tài sản cố định
Đơn vị: Công ty Cổ phần Thực phẩm Xuất Khẩu Đồng Giao
Địa chỉ: Tổ 16, Phường Trung Sơn, Thành phố Tam Điệp, Tỉnh Ninh Bình

BIÊN BẢN THANH LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Ngày 7 tháng 03 năm 2015
Căn cứ quyết định số: 191/DOVECO ngày 2 tháng 03 năm 2015 của

ban giám đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao về việc
thanh lý tài sản cố định
I. Ban thanh lý tài sản cố định gồm:
- Ông : Đinh Cao Khuê
Chức vụ: Giám đốc làm trưởng ban
- Bà : Vũ Thị Liên
Chức vụ: Kế toán trưởng làm uỷ viên
- Bà : Trần Vân Anh
Chức vụ: Kế toán tài sản cố định làm uỷ viên
II. Tiến hành thanh lý tài sản cố định
- Tên tài sản cố định: Máy in màu Espon 600
- Số hiệu tài sản cố định: QL003
- Nước sản xuất: Nhật Bản
- Năm đưa vào sử dụng: 14/06/2011
- Nguyên Giá tài sản cố định: 35.562.652 đ
- Giá trị hao mòn đã trích đến thời điểm thanh lý: 17.781.326 đ
- Giá trị còn lại của tài sản cố định: 17.781.326 đ
III. Kết luận của ban thanh lý: Máy in Espon 600 do bị hỏng nặng.
IV. Kết quả thanh lý
- Chi phí thanh lý tài sản cố định: 120.000đ
- Giá trị thu hồi : 4.400.000đ
- Đã ghi giảm thẻ tài sản cố định ngày 7 tháng 03 năm 2015
- Chứng từ liên quan đến thanh lý như phiếu thu, hóa đơn GTGT. Kế toán căn
cứ vào quyết định số 191/QĐ-TLTS của ban giám đốc về thanh lý và lập
phiếu thu tiền, hóa đơn GTGT cho người mua tài sản.
Ngày 7 tháng 03 năm 2015
Trưởng ban thanh lý

SVTH: Lương Thị Hoàng Hiền


Lớp: FNE1


×