Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

Tính đặc tuyển và tính đại chúng trong truyện nguyễn nhật ánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (553.97 KB, 119 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC...........................................................................................................................................1


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học thiếu nhi Việt Nam là một bộ phận của nền văn học dân tộc.
Dù được hình thành và phát triển sau các bộ phận văn học khác nhưng có thể
nói, văn học thiếu nhi đã có nhiều đóng góp quan trọng vào đời sống văn học
cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Tuy nhiên, đây vẫn còn là “mảnh đất
rộng mà thưa người”. Hơn nữa, hiện nay với sự phát triển vượt bậc của công
nghệ thông tin và chủ trương “toàn cầu hóa”, có sự giao lưu văn hóa giữa các
nước trên thế giới, văn học thiếu nhi Việt Nam không tránh khỏi được sự cạnh
tranh gay gắt với văn học ngoại nhập. Các bộ truyện tranh, truyện chữ được
dịch và các tác phẩm điện ảnh dành cho thiếu nhi từ nước ngoài như Mĩ, Anh,
Nhật,… đang tràn lan trong đời sống người dân Việt, tạo sức hút rất lớn từ
phía độc giả, khán giả nhỏ tuổi. Điều đó đã tạo nên “sức ép” đối với những
nhà văn tâm huyết, hết lòng với thiếu nhi; phải làm sao để các em không mải
mê theo các tác phẩm dịch mà lãng quên văn học nước nhà. Có nhiều cây bút
nỗ lực tìm tòi, đổi mới trong sáng tác dành cho thiếu nhi như Nguyễn Ngọc
Thuần, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Cao Xuân Sơn, Nguyễn Thị Mai, Lê Cảnh
Nhạc, Trần Thiên Hương,…. Trong đó, Nguyễn Nhật Ánh được xem là một
cây bút “ăn khách” và là “hiện tượng” độc đáo vào bậc nhất của văn học thiếu
nhi sau Đổi mới đến nay. Ông được coi là một “chàng hiệp sĩ” của thế giới
tuổi thơ với sức sáng tạo mạnh mẽ, dồi dào. Nguyễn Nhật Ánh đã đạt được
nhiều kỉ lục về số trang, số quyển, số lần xuất bản, tái bản,…và nhiều giải
thưởng văn học lớn- nhỏ trong nước cũng như quốc tế. Các tác phẩm của ông
chinh phục được đông đảo độc giả từ thiếu nhi cho đến người lớn. Mỗi truyện
như một “tấm vé” cho bạn đọc được trở về với tuổi thơ, với sân ga tuổi nhỏ để
một lần nữa như được sống lại với tuổi thơ của chính mình. Các em thiếu nhi
đọc truyện Nguyễn Nhật Ánh như thấy được hình bóng mình trên từng trang



1


sách. Vì thế mà ông là một trong số ít tác giả được bạn đọc mong đợi và hết
sức yêu quý. Như có duyên nợ với thiếu nhi, duyên nợ với nghề viết và trách
nhiệm cao với ngòi bút của mình, Nguyễn Nhật Ánh đã không ngừng tìm tòi,
đổi mới trên từng trang viết. Ông có đóng góp không nhỏ góp phần đổi mới
văn học thiếu nhi hiện nay.
Tháng 9/2015, Trung tâm Ngôn ngữ và văn học - nghệ thuật trẻ em
thuộc Đại học sư phạm Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học về Nguyễn Nhật
Ánh mang tên: “Nguyễn Nhật Ánh - Hành trình chinh phục tuổi thơ”. Ở đó có
sự gặp gỡ, chia sẻ, thấu hiểu giữa “nhà văn và giới nghiên cứu, giữa những
người làm xuất bản với bạn đọc, giữa những người làm công tác giáo dục với
những người làm công việc văn chương”. Tháng 10/2015, bộ phim “Tôi thấy
hoa vàng trên cỏ xanh” được chuyển thể từ truyện cùng tên của Nguyễn
Nhật Ánh được đồng loạt công chiếu ở các rạp trên cả nước. Bộ phim được
đông đảo khác giả đón nhận nồng nhiệt. Chỉ hơn 1 tháng sau đó, tháng
12/2015, Khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức buổi giao
lưu, gặp gỡ với nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Điều đó cho thấy tên tuổi Nguyễn
Nhật Ánh đã tạo được “tiếng vang” trong văn chương nghệ thuật, là đối tượng
“nặng kí” của giới nghiên cứu, lí luận, phê bình hiện thời.
Việc nghiên cứu văn học thiếu nhi đòi hỏi phải có sự công phu, chính
xác, khách quan, khoa học trên cơ sở tiếp nhận đa chiều về tác giả, tác phẩm,
dựa vào bối cảnh lịch sử cũng như tâm lí lứa tuổi. Cho nên dù đã có nhiều
công trình nghiên cứu về mảng văn học thiếu nhi nhưng hiện nay vẫn là
“mảnh đất rộng” cho cả người nghiên cứu và sáng tác.
Văn học Việt Nam sau Đổi mới đặc biệt là trong những năm đầu thế kỉ
XXI này phát triển mạnh mẽ theo hướng hiện đại và đã từng bước chuyên
nghiệp. Ở đó, tính đặc tuyển và tính đại chúng của văn học trở nên hài hòa

hơn; giúp tác phẩm vừa đáp ứng được yêu cầu thẩm mĩ cao của bộ phận độc

2


giả đặc tuyển, vừa giúp văn học gần gũi với đại chúng độc giả. Trong sáng tác
của Nguyễn Nhật Ánh ta thấy có sự dung hợp hài hòa giữa tính nghệ thuật và
tính đại chúng; vừa tạo nên sức hấp dẫn vừa đem lại giá trị nghệ thuật.
Với những lí do trên, chúng tôi đã chọn Nguyễn Nhật Ánh làm đối
tượng nghiên cứu cho luận văn này với đề tài: Tính đặc tuyển và tính đại
chúng trong truyện Nguyễn Nhật Ánh.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Những nghiên cứu về tính đặc tuyển và tính đại
chúng trong văn học
Hiện nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu riêng lẻ mang tính lí
thuyết về tính đại chúng và tính đặc tuyển trong văn học. Qua sự khảo khát
của chúng tôi hiện nay chỉ có một luận văn về tính đặc tuyển và tính đại
chúng ở một tác giả cụ thể.
Luận văn “Tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú: sự dung hợp giữa văn học
đặc tuyển và văn học đại chúng” của Tiết Tuấn Anh đã bước đầu tìm hiểu
những biểu hiện cụ thể của văn học đặc tuyển và văn học đại chúng ở tác giả
cụ thể: Nguyễn Đình Tú. Qua nghiên cứu một hiện tượng cụ thể, tác giả luận
văn đi đến kết luận: Nguyễn Đình Tú đổi mới trên nền tự sự truyền thống đã
tìm thấy giải pháp ở sự dung hợp giữa văn học đặc tuyển và văn học đại
chúng. Giải pháp này khiến cho văn học đặc tuyển bớt đi tính cao siêu, xa vời,
gắn bó với đời sống thế tục nhiều hơn, nới rộng phạm vi đề tài, đa dạng hóa
tiểu thuyết đương đại. Với sự dung hợp này, Nguyễn Đình Tú đã tạo ra những
sản phẩm văn chương không hề rẻ tiền mà có tính thẩm mĩ, nhân văn cao,
mang đến lợi ích thiết thực trong đời sống tinh thần của độc giả đương đại. Ở
luận văn này, tác giả luận văn đi vào khảo sát sâu những biểu hiện của văn

học đặc tuyển, văn học đại chúng. Biểu hiện của tính đặc tuyển được tác giả
luận văn chỉ ra đó là trong tiểu thuyết, Nguyễn Đình Tú có sự tìm tòi, thể

3


nghiệm ở các phương diện nghệ thuật như: kết cấu tiểu thuyết được làm mới
bằng cách phối trộn nhiều dạng thức văn bản, thiết tạo cốt truyện đa tuyến, đa
dạng hóa mô thức trần thuật,…; nghệ thuật xây dựng nhân vật chú ý chiếm
lĩnh chiều sâu nội tâm bằng kĩ thuật dòng ý thức và qua lăng kính phân tâm
học. Bên cạnh đó sự gia tăng chất triết luận trong tiểu thuyết cũng là một biểu
hiện của tính đặc tuyển. về biểu hiện của tính chất đại chúng, tác giả chỉ ra hai
phương diện cụ thể. Một là, khai thác đề tài thu hút sự quan tâm của độc giả
đại chúng như đề tài hình sự, tính dục, phiêu lưu trinh thám, diễm tình, các
hiện tượng kinh dị trong đời sống. Hai là, sử dụng các phương thức nghệ
thuật tương thích với tầm tri nhận và kinh nghiệm thẩm mĩ của độc giả đại
chúng như sử dụng chất liệu văn học dân gian, ngôn ngữ đời sống thông tục,
… Luận văn là gợi ý quan trọng cho chúng tôi khi thực hiện đề tài về Nguyễn
Nhật Ánh.
2.2. Những nghiên cứu về truyện Nguyễn Nhật Ánh
Là một cây bút viết cho thiếu nhi xuất hiện sau thời kì Đổi mới nhưng
Nguyễn Nhật Ánh đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng văn học đáng
chú ý. Ông được biết với sự nghiệp sáng tác đan dệt bởi nhiều kỉ lục khiến
chúng ta không thể không ngưỡng mộ. Là một nhà văn, nhà báo và đồng thời
cũng là một nhà giáo nên ông hiểu tâm lí trẻ thơ hơn bao giờ hết.Và cũng xuất
phát từ chính “đứa trẻ con” được lưu giữ trong mình mà Nguyễn Nhật Ánh đã
tạo nên thế giới trẻ thơ tự nhiên, sống động trên từng trang viết. Đã có nhiều
bài viết bình luận, đánh giá của bạn đọc và của những nhà nghiên cứu về
truyện Nguyễn Nhật Ánh đăng tải trên các báo, tạp chí, mạng xã hội,… Tên
tuổi Nguyễn Nhật Ánh cũng trở thành đề tài cho các công trình nghiên cứu

khoa học tuy nhiên các công trình chuyên biệt nghiên cứu về tác giả này vẫn
còn khiêm tốn. Hầu hết các bài viết, bài nghiên cứu đều đánh giá những khía
cạnh khác nhau trong đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh và những đóng góp

4


của ông cho văn học thiếu nhi hiện nay. Do hạn chế về thời gian cũng như
khuôn khổ của luận văn, chúng tôi không có điều kiện đi vào từng bài viết
liên quan đến Nguyễn Nhật Ánh mà chỉ bao quát ở cấp độ nhóm những bài
viết, những công trình nghiên cứu cùng một chủ đề và chỉ đi vào một số bài
viết tiêu biểu.
Cuốn sách Nguyễn Nhật Ánh- hiệp sĩ của tuổi thơ là kết của của Hội
thảo khoa học Nguyễn Nhật Ánh- Hành trình chinh phục tuổi thơ. “Tập
sách là kết quả nghiên cứu bước đầu của một số tiếng nói trong giới nghiên
cứu, phê bình, giảng dạy văn học; của một số nhà văn chung niềm đam mê
sáng tác cho thiếu nhi- những người “đồng bệnh” với nhà văn Nguyễn Nhật
Ánh” [48;10]. Trong bài viết “Nguyễn Nhật Ánh - người giữ lửa cho văn học
thiếu nhi”, PGS.TS Lã Thị Bắc Lí đã đánh giá cao vị trí, vai trò của Nguyễn
Nhật Ánh trong dòng chảy văn học thiếu nhi dân tộc. “Nguyễn Nhật Ánh
thuộc số người có bút lực dồi dào bậc nhất ở Việt Nam những năm cuối thế kỉ
XX, đầu thế kỉ XXI” [48;20]. Tác giả cũng nhận định truyện của Nguyễn Nhật
Ánh vừa giàu chất thơ, chất trữ tình, vừa hóm hỉnh. “Nguyễn Nhật Ánh khai
thác những kỉ niệm tuổi học sinh của mình để viết lên những trang văn trữ
tình đầy chất thơ mà cũng rất hóm hỉnh. Anh hiểu thấu những chuyển biến
tâm lí tinh tế của cái tuổi đang ngấp nghé làm người lớn với những rung
động đôi khi đến bất ngờ khó hiểu…” [48;23]. Về nội dung truyện Nguyễn
Nhật Ánh, các bài viết trong cuốn kỉ yếu của Hội thảo chủ yếu đề cập tới thế
giới trẻ thơ cũng như những triết lí nhẹ nhàng, sâu lắng mà tác giả gửi gắm
qua tác phẩm.Trong bài viết “Tôi là Bêtô - cuốn sách của trẻ em và câu

chuyện cho người lớn”, tác giả Phạm Thị Hường đã khẳng định: “Tôi là
Bêtô… hết sức sâu lắng trong nội dung tư tưởng. Nguyễn Nhật Ánh đã cùng
một lúc kể với chúng ta nhiều câu chuyện:chuyện của chú cún Bêtô, truyện
của trẻ em và cả trải nghiệm của thế giới những người đã trưởng

5


thành”[48;245]. Ngoài ra còn có một số bài viết khác như “Tuổi thơ và
những rung động đầu đời qua ngòi bút của Nguyễn Nhật Ánh trong Bảy
bước tới mùa hè” - Nguyễn Văn Long; “Thế giới học đường trong Kính vạn
hoa của Nguyễn Nhật Ánh” - Trần Thị Minh, “Tâm hồn trẻ thơ trên những
trang sách của Nguyễn Nhật Ánh” - Nguyễn Thị Thúy Hằng,…
Bên cạnh đánh giá về nội dung, nhiều bài viết có những nhận xét xác
đáng với những đóng góp của Nguyễn Nhật Ánh về mặt nghệ thuật. Tác giả
Lã Thị Bắc Lí nhận xét về sự mở rộng biên độ thể loại trong truyện: “Nguyễn
Nhật Ánh đã đem thơ vào những trang văn xuôi hay nói cách khác những
trang văn xuôi của anh đậm chất thơ, chính là sự nối dài của thi ca,
…”[48;23]. Bên cạnh đó, GS.TS Lê Huy Bắc trong bài viết “Nguyễn Nhật
Ánh và truyện thiếu nhi” đã chỉ rõ cách thức mà nhà văn lựa chọn để viết cho
các em: “Ông (Nguyễn Nhật Ánh) chủ yếu đi theo con đường hài hước hoặc
khác hơn là hài hước-buồn (mà chưa đến mức bi hay bi thảm)” [48;40]. Tác
giả cũng đã khẳng định sự sáng tạo của Nguyễn Nhật Ánh trong việc vận
dụng linh hoạt, sáng tạo bút pháp, motip của các nhà văn trước đó trong
những trang viết cho thiếu nhi. “Chỉ riêng việc trộn lẫn tùng phèo theo cách
vừa trang nghiêm, vừa hai hước phong cách của các bậc thầy thế giới thì
cũng thể hiện rõ biệt tài của cây bút”[48;42]. Và nhận xét về cách kể chuyện
trong Chúc một ngày tốt lành, tác giả cho rằng: “không chỉ vay mượn motip
nhân vật từ truyện kể dân gian, nhà văn còn sử dụng lối kể khách quan xen
bình luận chủ quan từ cái nhìn của một đứa trẻ khiến cho khung thẩm mĩ

truyền thống thay đổi đột ngột, đưa người đọc đi từ một cảm giác thiêng liêng
của một nghi thức hợp lẽ xuống sự bát nháo của cánh hạ lưu, phường tuồng,
hạ đẳng, tầm thường” [48;43]. Các phương diện khác về nghệ thuật như xây
dựng không gian, nghệ thuật tự sự, đặc điểm người kể chuyện, giọng điệu,
nghệ thuật xây dựng nhân vật,… được các tác giả bước đầu phân tích trong

6


một số tác phẩm cụ thể. Tác giả Lã Thị Bắc Lí - Phùng Thị Hân đặc biệt chú ý
đến không gian giả tưởng trong truyện Chúc một ngày tốt lành. Các tác giả
khẳng định qua việc xây dựng không gian giả tưởng với hệ thống ngôn ngữ
nhất quán, Nguyễn Nhật Ánh đã cho thấy một sự đảo lộn không chỉ trong thế
giới loài vật mà trong cả thế giới của người lớn. Từ đó phản ánh một hiện
thực xã hội: xã hội thực dụng, thiếu tình yêu thương đồng thời cũng gửi gắm
những thông điệp của nhà văn. Cùng với tạo dựng không gian giả tưởng,
truyện Nguyễn Nhật Ánh cũng sử dụng những yếu tố kì ảo như một phương
tiện nghệ thuật giàu giá trị. Tác giả Hồ Hữu Nhật trong bài viết: “Yếu tố kì ảo
trong “Chuyện xứ Lang Biang” của Nguyễn Nhật Ánh” đã chỉ ra những
biểu hiện cụ thể của yếu tố kì ảo như nhân vật kì ảo, không gian, thời gian kì
ảo. Nhờ đó, tác phẩm đã tạo nên sức hút đối với độc giả nhỏ tuổi và là
phương tiện ý nghĩa để giáo dục tuổi thơ. Trong Luận văn “Yếu tố huyền
thoại trong truyện Nguyễn Nhật Ánh”, Lê Thị Diệu Phương khẳng định:
“Yếu tố huyền thoại đưa các em trở về với thế giới cổ tích hoang đường…yếu
tố huyền thoại luôn song hành với cốt truyện hoặc tham gia vào quá trình
diễn biến của truyện và cũng là thành phần không thể thiếu làm nên sự li kì,
hấp dẫn của truyện Nguyễn Nhật Ánh”.
Vũ Thị Hương với luận văn “Thế giới nghệ thuật trong truyện
Nguyễn Nhật Ánh” đã khảo sát thêm ở hai tác phẩm “Chuyện xứ Lang
Biang” và “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”. Tác giả chỉ ra đóng góp cụ thể

của Nguyễn Nhật Ánh trong xây dựng hình tượng nhân vật, nghệ thuật tổ
chức cốt truyện, không gian, thời gian,…
Luận văn “Nhân vật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh viết cho trẻ”Phạm Thị Vân đã chỉ ra hai kiểu loại nhân vật chính trong truyện Nguyễn
Nhật Ánh là nhân vật trẻ em và nhân vật loài vật. Tác giả đã bước đầu chỉ ra
những đặc điểm của từng kiểu loại này. Hai bài viết “Thế giới loài vật trong

7


truyện Nguyễn Nhật Ánh”-nhóm tác giả và “Nghệ thuật xây dựng nhân vật
trong “Chúc một ngày tốt lành” của Nguyễn Nhật Ánh” - Võ Thị Tuyết
Nhung đã chú ý quan tâm đến kiểu nhân vật là loài vật nhưng chưa bao quát
hết được trong toàn bộ sáng tác của nhà văn này.
Tác giả Lã Thị Bắc Lí trong “Truyện viết cho thiếu nhi sau 1975” đã
nhận xét về truyện Nguyễn Nhật Ánh: “Thế giới trẻ em trong truyện Nguyễn
Nhật Ánh là những sinh linh rất đông, rất nhạy”. Nhà thơ Đỗ Trung Quân
nhận xét: “kì lạ là truyện của Nguyễn Nhật Ánh có sức hút riêng, anh luôn
tạo được những chi tiết dí dỏm, bất ngờ”. Tác giả Vân Hồng cũng có nhận xét
xác đáng về truyện của ông: “Với cách kết hợp truyền thống và hiện đại, tinh
hoa và bản sắc Việt Nam, vốn văn hóa-thẩm mĩ rộng và tay nghề cao nhắm
tới một đối tượng nhất định. Nguyễn Nhật Ánh đã trở thành một hiện tượng
độc đáo trong văn học thiếu nhi”. Các ý kiến trên đều chỉ ra đặc điểm nổi bật
trong truyện Nguyễn Nhật Ánh là tạo ra một thế giới trẻ thơ sống động theo
cách riêng của mình. Và các tác giả cũng đã khẳng định truyện của “hoảng tử
bé” ấy có một sức hấp dẫn lạ kì với đông đảo bạn đọc.
Luận văn “Đặc điểm nhân vật người kể chuyện trong “Tôi là Bêtô”
của Nguyễn Nhật Ánh” - Vũ Thị Hương Giang đánh giá người kể chuyện
xưng “tôi” trong tác phẩm được đặt trong nhiều điểm nhìn khác nhau với vai
kể, ngôn ngữ, giọng điệu khác nhau. Từ đó cho thấy câu chuyện hiện lên từ
cái nhìn cận cảnh, chân thực trong những cảm nhận về cuộc sống, con người

của người kể chuyện. Ngôn ngữ của người kể chuyện có sự đan xem ba loại
lời (kể, tả, bình luận) đã mang đến một thế giới sinh động, giàu sức sống.
Nhân vật người kể chuyện còn được tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương đi sâu
vào khảo sát trong một tác phẩm khác: Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ. Luận
văn “Phương thức kể chuyện trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh (qua
một số tác phẩm tiêu biểu)” của Phạm Thị Thùy Liên đi vào khai thác các

8


phương thức kể chuyện khác nhau của Nguyễn Nhật Ánh từ đó khẳng định sự
thay đổi các phương thức kể chuyện cũng là một trong những yếu tố tạo nên
sức hấp dẫn trong truyện của nhà văn này. Ngoài ra, TS. Nguyễn Thị Hải
Phương trong bài “Nghệ thuật tự sự trong tác phẩm “Tôi thấy hoa vàng
trên cỏ xanh” của Nguyễn Nhật Ánh” chỉ ra những phương diện của nghệ
thuật tự sự như: nghệ thuật xây dựng nhân vẩ người kể chuyện, nghệ thuật sử
dụng ngôn ngữ, giọng điệu. “Với nghệ thuật tự sự hấp dẫn, với tài năng quan
sát tinh tế, với một trái tim đồng cảm với trẻ thơ, truyện Nguyễn Nhật Ánh đã
làm lạ hóa cái thế giới hằng ngày quen thuộc, làm cho nó trở nên lung linh,
lộng lẫy, diệu kì” [48;324].
Luận văn “Thế giới trẻ thơ trong cái nhìn của Nguyễn Nhật Ánh
trong bộ truyện “Kính vạn hoa” của Phạm Thị Bền có đóng góp trong việc
nghiên cứu chuyên biệt tác giả Nguyễn Nhật Ánh. Ở công trình này, tác giả đi
sâu khai thác bộ truyện trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật dưới
góc nhìn thế giới trẻ thơ. Tác giả có cách nhìn khoa học khi đặt sáng tác của
Nguyễn Nhật Ánh trong dòng chảy văn học thiếu nhi và có sự khu biệt về thời
gian: thời kì Đổi mới.
2.3. Những nghiên cứu về tính đặc tuyển và tính đại chúng trong
truyện Nguyễn Nhật Ánh
Bài viết Nguyễn Nhật Ánh - người đổi mới văn học trẻ hôm nay của

Trần Thị Trâm đã có nhắc đến tính đại chúng và tính đặc tuyển trong truyện
Nguyễn Nhật Ánh. Tác giả nhấn mạnh đến tính chất giải trí và tính chất nghệ
thuật của truyện Nguyễn Nhật Ánh. Tác giả cho rằng truyện của ông là “sự
hợp lưu rất nhuần nhụy giữa hai dòng chảy văn hóa dân gian và bác học với
tính giải trí cao….Với một giọng điệu riêng, một diện mạo riêng, Nguyễn
Nhật Ánh không chỉ tạo ra mà còn biết cách làm mới sân chơi văn hóa trẻ,
vui vẻ và hấp dẫn của mình…. Nhờ thế mà văn anh giàu tính nhân văn, giản

9


dị mà trí tuệ, nhẹ nhàng mà sâu lắng, lãng mạn mà thực tế, trong sáng mà hài
hước, vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính giáo dục, phù hợp với thị hiếu
giới trẻ” [48;162]. Tác giả bài viết cũng khẳng định đó là thứ văn chương
mang tính giải trí cao. Văn Nguyễn Nhật Ánh là văn chương giải trí lành
mạnh vừa bồi dưỡng mĩ cảm, vừa bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng sống.
Nhưng truyện Nguyễn Nhật Ánh vẫn thể hiện rõ đặc điểm của văn học thời kì
đổi mới: khuynh hướng dân chủ hóa trên tinh thần nhân bản và ý thức cá nhân
với một diện mạo hết sức phong phú, đa dạng. “Dưới ánh sáng của mĩ học ấu
nhi, anh đã đưa trẻ thơ trở về với thế giới đích thực của trẻ thơ. Các nhân vật
của anh không phải những anh hùng tuổi nhỏ chí lớn mà là những đứa trẻ
hồn nhiên của cuộc sống đời thường”[48;163]. Truyện của Nguyễn Nhật Ánh
hấp dẫn là bởi chúng thực sự là tác phẩm nghệ thuật đáp ứng được hai tiêu
chí: hay và chứa đựng những triết lí nhân sinh sâu sắc. Tuy nhiên do giới hạn
của bài viết, tác giả chưa đi sâu vào phân tích được nhiều trong tác phẩm của
Nguyễn Nhật Ánh và đây cũng mới chỉ dừng lại ở mức nhận diện ban đầu về
tính đặc tuyển, tính đại chúng.
Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt nào nghiên
cứu một cách đầy đủ và hệ thống những biểu hiện của tính đặc tuyển và tính
đại chúng trong truyện Nguyễn Nhật Ánh. Nhưng những nhận xét trên đây là

những gợi ý quan trọng cho chúng tôi triển khai luận văn “Tính đặc tuyển và
tính đại chúng trong truyện Nguyễn Nhật Ánh”.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Trong luận văn này, chúng tôi đi vào nghiên cứu những biểu hiện cụ
thể của tính đặc tuyển và tính đại chúng trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh
trên cả hai phương diện là nội dung và hình thức nghệ thuật. Từ hai đặc tính

10


đó, chúng tôi lí giải được phần nào sức hấp dẫn cũng như giá trị của truyện
Nguyễn Nhật Ánh.
- Phạm vi khảo sát:
Trong luận văn này, chúng tôi khảo sát trên các tác phẩm truyện dài của
Nguyễn Nhật Ánh trong đó tập trung đi sâu vào một số truyện xuất bản
những năm gần đây. Đó là: Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Đảo mộng mơ,
Tôi là Bêtô, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Ngồi khóc trên cây, Chúc một
ngày tốt lành, Bảy bước tới mùa hè.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tổng hợp:
Chúng tôi phân tích những chi tiết là biểu hiện cụ thể của tính đại
chúng và tính đặc tuyển trong các tác phẩm từ đó khái quát, tổng hợp thành
các luận điểm rồi đưa ra kết luận.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu:
So sánh đối chiếu các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh với các tác phẩm
của một số nhà văn khác cùng thuộc văn học thiếu nhi để từ đó thấy được nét
riêng trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh với biểu hiện cụ thể của tính đặc
tuyển và tính đại chúng. Từ đó khẳng định giá trị nghệ thuật và sức hấp dẫn
của truyện Nguyễn Nhật Ánh cũng như đóng góp của tác giả cho văn học

thiếu nhi nói riêng và sự vận động của nền văn học nói chung sau Đổi mới.
- Phương pháp thống kê:
Thống kê những chi tiết biểu hiện của tính đại chúng và tính đặc tuyển
trong các tác phẩm khảo sát để rút ra những kết luận cần thiết.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành:
Đối tượng miêu tả trong truyện Nguyễn Nhật Ánh là tuổi thơ và tuổi
mới lớn- những đối tượng phức tạp trong văn chương và ngoài đời thực. Vì

11


vậy khi thực hiện đề tài này, chúng tôi kết họp với phương pháp của các
ngành khoa học khác như văn hóa, giáo dục học đặc biệt là tâm lí học.
5. Đóng góp của luận văn
- Nhận diện những đổi mới của văn học Việt Nam nói chung và văn
học thiếu nhi sau 1975 nói riêng thông qua việc tìm hiểu tính đặc tuyển và
tính đại chúng và xu hướng chuyển dịch về tính đại chúng trong văn học.
- Khảo sát một cách có hệ thống trên phương diện nội dung và nghệ
thuật những khía cạnh của tính đặc tuyển và tính đại chúng trong truyện của
Nguyễn Nhật Ánh.
- Góp phần khẳng định phong cách của Nguyễn Nhật Ánh và đóng góp của
ông cho văn học thiếu nhi cũng như sức hấp dẫn trong truyện của nhà văn này.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, chúng tôi triển khai
đề tài này thành 3 chương như sau:
Chương 1: Vài nét về văn học đặc tuyển, văn học đại chúng và
truyện Nguyễn Nhật Ánh
Chương 2: Tính đặc tuyển trong truyện Nguyễn Nhật Ánh
Chương 3: Tính đại chúng trong truyện Nguyễn Nhật Ánh


12


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ VĂN HỌC ĐẶC TUYỂN, VĂN HỌC ĐẠI
CHÚNG VÀ TRUYỆN NHẬT ÁNH
1.1. Vài nét về văn học đặc tuyển và văn học đại chúng
1.1.1. Giới thuyết khái niệm
Về khái niệm văn học đặc tuyển, trước hết, “đặc tuyển” theo chiết tự
nghĩa là tuyển chọn đặc biệt. Những đối tượng đặc tuyển phải đáp ứng được
những yêu cầu nhất định nào đó nhằm tạo nên một bộ phận tinh túy, nổi trội,
để phân biệt nó với những đối tượng đại trà. Văn học đặc tuyển gồm những
tác phẩm phải thực sự có phẩm chất văn học, mang tính văn chương đích
thực. Văn học đặc tuyển chú trọng vào những yếu tố nghệ thuật với sự cách
tân, sáng tạo mới mẻ, làm mới mình trên phương diện nghệ thuật. Từ đó làm
nên phẩm tính văn chương của văn học đặc tuyển: phẩm chất thẩm mĩ của
nghệ thuật ngôn từ. Phẩm chất ấy được biểu hiện trên các phương diện như
tạo lập mô hình văn bản, xây dựng kết cấu, nghệ thuật tổ chức trần thuật, nghệ
thuật khắc họa hình tượng nhân vật, cách sử dụng ngôn ngữ,… Mục đích của
văn học đặc tuyển là tạo ra cái mới có tính thẩm mĩ bằng chất liệu ngôn từ.
Văn chương, như Nam Cao đã chỉ ra, “không cần đến những thợ khéo tay, chỉ
làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người
biết đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì
chưa có” (Đời thừa). Đó là yêu cầu của văn học nói chung và của văn chương
thuần túy nói riêng. Văn học đặc biệt là văn học đặc tuyển chỉ sống được khi
có sự sáng tạo, ở đây là sáng tạo trong cách sử dụng chất liệu ngôn từ và
không bao giờ chấp nhận một sự lặp lại, một “lối mòn” đã có trước đó. Văn
học đặc tuyển bao giờ cũng yêu cầu phải đảm bảo đáp ứng được trên cả hai
phương diện là tính nghệ thuật và tính tư tưởng. Điều đó có nghĩa là một tác
phẩm văn học đặc tuyển vừa phải có sự sáng tạo, cách tân về phương diện


13


nghệ thuật, đảm bảo tính nghệ thuật, vừa phải có giá trị về mặt nội dung tư
tưởng. Nếu như chỉ có nghệ thuật thì đó chỉ có được vỏ bọc bề ngoài mới lạ
mà thôi. Và ngược lại, một tư tưởng có giá trị cần phải có một hình thức nghệ
thuật phù hợp.
Văn học đặc tuyển với sự chú trọng vào tính nghệ thuật, coi đó là sức
hấp dẫn hàng đầu của văn học, đã không ngừng đổi mới, cách tân trên cả
phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Do đó, văn học đặc tuyển
cũng yêu cầu phải có một đối tượng độc giả đặc tuyển. Họ là những nghiên
cứu, nhà phê bình văn học, những người hoạt động chuyên môn trong lĩnh
vực văn chương,... Ở những đối tượng tiếp nhận này, họ có vốn tri thức uyên
thâm về văn học, do đó mới có thể thẩm thấu một cách sâu sắc và đầy đủ giá
trị của các tác phẩm văn học thuần túy; có khả năng đào sâu vào những tầng ý
nghĩa bên trong của tầng ngôn từ, tầng hình tượng văn học.
Có thể nói văn học đặc tuyển với tất cả nỗ lực khám phả, tìm tòi, đổi
mới sáng tạo nghệ thuật của mình đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của toàn
bộ nền văn học. Văn học đặc tuyển có thể coi là phần tinh hoa, tinh túy của cả
nền văn học, làm nên giá trị của nền văn học ấy. Soi chiếu vào văn học Việt
Nam đặc biệt trong giai đoạn 1900-1945, các cây bút luôn đổi mới, tìm tòi
sáng tạo không ngừng đã làm nên một giai đoạn có thể nói là sôi động nhất
của nền văn học nước nhà. Đặc biệt giai đoạn 1930-1945 là giai đoạn có rất
nhiều những “trái thơm, quả ngọt” như các tác giả của phong trào Thơ mới,
những cây bút của Tự lực văn đoàn hay những cây bút hiện thực xuất sắc như
Nam Cao, Vũ Trọng Phụng,....
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng khái niệm tính đặc tuyển trong
văn học với ý nghĩa là những phẩm tính văn chương nghệ thuật, những phẩm
chất thẩm mĩ của nghệ thuật ngôn từ nhằm thỏa mãn nhu cầu, đòi hỏi cao của

lớp công chúng đặc tuyển. Đó là những phẩm tính của văn học đích thực,

14


thuần túy, sáng tạo vì sự phát triển của nghệ thuật, ít chú trọng thị hiếu của
đám đông, có vai trò dẫn đường cho sự phát triển của văn học. Văn học thiếu
nhi mang tính đặc tuyển nghĩa là nó đáp ứng được nhu cầu thẩm mĩ của cả
thiếu nhi và người lớn với đòi hỏi cao về giá trị nghệ thuật, về tính nghệ thuật
và tác phẩm đó phải hướng tới tính vĩnh cửu.
Văn học đại chúng đóng một vai trò quan trọng trong xã hội đặc biệt là
trong xã hội Việt Nam giai đoạn Cách mạng 1945-1975. Theo Từ điển thuật
ngữ văn học, văn học đại chúng “còn được gọi là văn học thông tục. Bộ phận
văn học giải trí và giáo huấn được in với số lượng lớn phổ biến từ thế kỉ XIX
và nhất là thế kỉ XX… Các phương tiện thông tin đại chúng đóng một vai trò
hết sức quan trọng trong việc tiêu thụ văn học đại chúng… Cơ sở tư tưởng
của văn học đại chúng là chủ nghĩa thực dụng. Cơ sở xã hội của văn học đại
chúng là chính sách nhượng bộ đối với lớp thị dân tầm thường: dùng phương
tiện sản xuất hàng loạt để nuôi dưỡng tâm lí tiêu dùng, làm nguội lạnh tính
tích cực của quần chúng. Văn học đại chúng không có quan hệ trực tiếp với
lịch sử văn học (như là nghệ thuật ngôn từ), nhưng nó là một trong những
thành tố của quá trình văn học thế kỉ XIX-XX... Điểm mấu chốt của văn học
đại chúng là làm cho người ta được can dự vào văn hóa hiện đại dưới dạng
lược gọn, nó đưa ra một thế phẩm cho sự thỏa thuận thẩm mĩ. Thi pháp của
nó là rập khuôn (nhất là ở cách tả chân dung và tâm lí nhân vật, ở vần thơ và
cốt truyện)…” [19;407-408]. Theo đó, văn học đại chúng hướng đến phục vụ
nhu cầu tinh thần của đông đảo quần chúng, một bộ phận chiếm số lượng lớn
trong xã hội. Mục đích cơ bản của bộ phận văn học này là giải trí và giáo
huấn. Trong giai đoạn văn học 1945-1975, theo tác giả Nguyễn Đăng Mạnh,
“văn học viết cho đại chúng tất nhiên phải dễ hiểu và được quần chúng đông

đảo ưa thích… Tiểu thuyết chỉ viết về hiện thực dưới hình thức của bản thân
hiện thực. Truyện người thật việc thật chép theo lời tự thuật của các anh

15


hùng chiến sĩ thi đua, có một thời rất được khuyến khích và đánh giá cao….
Tố Hữu chú ý phát huy các thể điệu dân ca và các thủ pháp nghệ thuật của ca
dao truyền thống… Xuân Diệu ra sức học tập ca dao, dân ca, đề cao thơ của
bần cố nông phát hiện trong cải cách ruộng đất, thơ “báng súng” của binh
nhất, binh nhì…”[35]. Có thể thấy văn học đại chúng trong giai đoạn này
hướng đến các tầng lớp công-nông- binh bởi họ vừa là công chúng, vừa là lực
lượng sáng tác chủ yếu của văn học. Đại chúng trong thế kỉ XXI gắn với thời
đại vi tính, với cơ chế thị trường. Văn học đại chúng trong thế kỉ XXI hướng
tới đáp ứng nhu cầu của công chúng phổ thông, quan tâm tới thị hiếu độc giả,
là bộ phận văn học giải trí hay giáo huấn, được in với số lượng lớn. Văn học
đại chúng viết về những gì độc giả thích, độc giả quan tâm, cái thịnh thời,
những vấn đề “hot”. Vì thế nó chỉ quan tâm đến tính tiêu dùng, tính nhất thời,
nhằm thỏa mãn nhu cầu của đám đông. Tác giả Kiều Thanh Quế cũng bàn về
văn học đại chúng nhưng chú trọng vào tiểu thuyết đại chúng. Tác giả cho
rằng: “Tiểu thuyết của đại chúng không thiên về lối phô diễn cầu kì. Tính
chất, giá trị của nó là giản dị, đẹp và thật: dùng rất ít lời văn mà tả nên bức
tranh linh hoạt đầy thi vị. Đó là yếu tố của đại chúng văn học… Tiểu thuyết
đại chúng không vị nghệ thuật mà vị nhân sinh. Vị nghệ thuật chú trọng lời
văn, vị nhân sinh chú trọng hứng thú. Đại chúng là hạng người lao khổ… Họ
không cần gì hơn tìm trong ấy một vài hứng thú để qua những giờ nhàn rỗi,
vô vị” [dẫn theo Phan Mạnh Hùng; 22]. Còn Nguyễn Nam Trân trong Tổng
quan lịch sử văn học Nhật Bản, chương Văn học đại chúng Nhật Bản hiện đại
cho biết: “Từ điển Kôjien của Nhật định nghĩa văn học đại chúng như một
hình thức đối lập với văn học thuần túy và nhắm quần chúng độc giả bình

dân”. Tác giả Phan Mạnh Hùng trong bài viết Những vấn đề của văn học đại
chúng: So sánh tiểu thuyết Feuilleton ở Nam Bộ trước 1945 và tiểu thuyết

16


chương hồi đã đưa ra ba phương diện về lí luận và thực tiễn để nhận diện văn
học đại chúng như sau:
“Thứ nhất, văn học đại chúng ra đời và phát triển gắn liền với các loại
phương tiện truyền thông đại chúng, phục vụ những cá nhân ở đô thị. Ở
phương Đông, văn học đại chúng phát triển từ cội nguồn văn học dân gian,
cùng với sự lớn mạnh của các đô thị và thể loại quan trọng là tiểu thuyết
thông tục, trong đó tiểu thuyết chương hồi có một vị trí hết sức quan trọng.
Thứ hai, văn học đại chúng có các đặc điểm đáng chú ý là viết về cuộc
sống đời thường, trình bày đơn giản, hướng đến người đọc rộng lớn và có
tính chất giải trí.
Thứ ba, văn học đại chúng là một thành tố của quá trình văn học và
khó có thể phân định rạch ròi ranh giới giữa văn học thuần túy và văn học
đại chúng. Vấn đề xác định những tác phẩm nào thuộc về văn học đại chúng,
loại nào thuộc văn học thuần túy và loại nào có tính chất trung gian là cần
thiết trong nghiên cứu đánh giá nhưng không mấy dễ dàng. Môi trường văn
học đại chúng có ưu thế lan tỏa, dễ tạo nên sự nổi tiếng đã khuyến khích
nhiều tác giả thuộc dòng văn chương thuần túy ghé qua. Cũng có tác giả viết
văn chương đại chúng nhưng nhờ tài năng nghệ sĩ, tác phẩm lại trở thành
văn chương thuần túy và theo thời gian trở thành cổ điển. Do vậy, công việc
viết văn học sử không chỉ đề cập đến những tác phẩm thuộc dòng văn chương
thuần túy mà cần chú ý đền dòng văn chương đại chúng” [22]. Có thể nói,
nếu mục đích sáng tạo của văn học đặc tuyển là vì nghệ thuật thì mục đích
sáng tạo của văn học đại chúng là vì công chúng, thuận theo, chiều theo thị
hiếu của công chúng.

Đối tượng tiếp nhận của văn học đại chúng chủ yếu là những người dân
thuộc giai tầng thấp. Nhưng nhiều khi, những người dân thuộc giai tầng cao,
những độc giả của văn học đặc tuyển cũng tìm đến văn học đại chúng để giải

17


trí. Văn học đại chúng gồm nhiều thể loại: tiểu thuyết, thi ca bình dân, truyện
tranh, kịch bản truyền hình,… Riêng tiểu thuyết đại chúng gồm một số tiểu
loại như: tiểu thuyết diễm tình, phiêu lưu, kiếm hiệp, trinh thám, khoa học
viễn tưởng,… Trong một chừng mực nhất định, các tác phẩm văn học đại
chúng có thể thể hiện chức năng nhận thức, giáo dục thẩm mĩ đối với người
đọc bên cạnh chức năng giải trí.
Nếu như văn chương đặc tuyển hướng đến đào sâu những vấn đề lớn lao
của hiện thực đời sống, có giá trị to lớn, lâu bền thậm chí mang tầm nhân loại thì
văn học đại chúng lại hướng đến những giá trị có ý nghĩa xã hội tức thời.
Với văn học thiếu nhi, đối tượng được phản ánh là thế giới của tuổi thơ.
Công chúng, độc giả của bộ phận văn học này cũng là các em. Cho nên, tính
đại chúng trong văn học thiếu nhi được hiểu là tính giải trí, hấp dẫn, lôi cuốn
đối với độc giả nhỏ tuổi. Một tác phẩm thiếu nhi có tính đại chúng nghĩa là
tác phẩm ấy phải hướng đến đáp ứng nhu cầu của đông đảo trẻ em, chạm đến
những vấn đề các em quan tâm và được các em nhiệt tình đón nhận. Đọc
những câu chuyện ấy mà các em như thấy được chính mình trong đó, phù hợp
với tâm lí, lứa tuổi của mình. Tính đại chúng của văn học thiếu nhi không chỉ
dừng lại ở tính giải trí mà còn có mang tính giáo dục. Các câu chuyện không
chỉ đem lại sự thư giãn, mà qua đó các em còn rút ra được những bài học
dành cho mình để thêm hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn. Tính đại
chúng ở tác phẩm thiếu nhi còn thể hiện ở việc mở rộng công chúng. Đặc
điểm này chúng ta có thể thấy rõ trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh. Độc
giả của ông không chỉ là thiếu nhi, thiếu niên, lứa tuổi mới lớn mà còn thu hút

cả người lớn. Điều đó xuất phát từ chính quan niệm của nhà văn: không chỉ
viết cho trẻ em mà còn viết cho những ai “từng là trẻ em”.
Tuy nhiên, sự phân định văn học đặc tuyển và văn học đại chúng mang
tính chất tương đối. Một tác phẩm ban đầu có thể là văn học đặc tuyển nhưng

18


theo thời gian, khi tầm tri nhận của độc giả được nâng cao thì sẽ được đại
chúng hóa trở thành văn học đại chúng. Có những tác phẩm ban đầu chỉ là
văn học đại chúng nhưng qua sự sàng lọc của thời gian, được thẩm định qua
nhiều thế hệ độc giả lại trở thành kinh điển, ưu tú của một nền văn học. Tác
phẩm văn học thiếu nhi có tính đại chúng nghĩa là đáp ứng được nhu cầu, thị
hiếu nhất thời của các em. Nhưng nếu chỉ có tính đại chúng thì tác phẩm ấy sẽ
khiến “người ta quên ngay sau khi đọc” (Nam Cao). Ở những nhà văn có tâm
huyết, trách nhiệm với nghề, bên cạnh họ đáp ứng nhu cầu tức thời của độc
giả, nhà văn còn chú trọng đến gia công, tìm tòi, sáng tạo về nghệ thuật để
đem đến giá trị bền vững cho tác phẩm như: nghệ thuật xây dựng nhân vật,
nghệ thuật dựng truyện và những tầng ý nghĩa, tư tưởng,... Do đó, tác phẩm
thiếu nhi có chiều sâu hơn, không chỉ là những câu chuyện trẻ con đơn giản,
hời hợt.
1.1.2. Tính đặc tuyển và tính đại chúng trong đời
sống văn học hiện nay
Nếu như trước đây trong giai đoạn 1900-1945, văn học Việt Nam có
thể nói là mang đậm tính chất đặc tuyển với những bứt phá mạnh mẽ trong
việc đổi mới, cách tân nghệ thuật so với thơ văn truyền thống của văn học
trung đại. Thì đến giai đoạn 1945-1975, văn học lại nghiêng về đại chúng.
Thời kì này, do yêu cầu của lịch sử hướng đến đại chúng, văn học tìm về với
ca dao dân ca, các sáng tác gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày của đại bộ
phận quần chúng nhân dân lao khổ. Từ sau 1975 - nay, nền văn học lại trở lại

với những tìm tòi, sáng tạo, bứt phá trong cách tân nghệ thuật nghĩa là nền
văn học đang đậm dần tính đặc tuyển, dần “tiệm cận” với văn học đặc tuyển.
Có thể kể đến tên tuổi một số tác giả tiêu biểu của văn xuôi như Phạm Thị
Hoài, Bảo Ninh, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương,… Về thơ, có sáng tác
của các tác giả như Trần Dần, Lê Đạt, Dương Tường, Vi Thùy Linh, Ly

19


Hoàng Ly, Phan Thị Vàng Anh, Phan Huyền Thư,… Có thể nói các tác giả
này hướng đến sáng tạo văn chương thuần túy, đem đến nhiều cách tân, bứt
phá nghệ thuật. Điều đó tạo nên hứng thú tìm tòi nghiên cứu cho các nhà
nghiên cứu, phê bình văn học. Tuy nhiên, song hành với nó còn là các sáng
tác mang đậm tính đại chúng như văn học mạng với các sáng tác của Dương
Thụy, Nguyễn Thu Trang, Trang Hạ,… hay văn học dịch của Trung Quốc
như các tác phẩm của Tào Đình, Cố Mạn,…Các sáng tác này hướng tới
những vấn đề xã hội tức thời nhằm thỏa mãn nhu cầu giải trí, thư giãn của độc
giả. Hơn nữa, do đòi hỏi của cuộc sống hiện đại nhanh, gấp gáp và “thời đại
vi tính”, con người có thể truy cập thông tin dễ dàng và không có thời gian đề
đọc những câu chuyện dài dòng. Cho nên người ta cần một tác phẩm không
quá dài và phải chứa đựng nhiều thông tin. Ngoài ra, thế kỉ XXI này, người ta
luôn quan tâm nhiều hơn đến những vấn đề có tính thời sự, những câu chuyện
có tình giải trí để giảm bớt áp lực của cuộc sống hiện đại, thỏa mãn thị hiếu
tức thời. Thế nhưng, văn học đại chúng và văn học đặc tuyển không phải lúc
nào cũng được phân định rạch ròi mà chúng được đan cài, xen kẽ với nhau.
Thậm chí, hiện nay trong văn học có xu hướng dung hợp giữa văn học đặc
tuyển và văn học đại chúng. Vì thế, trong sáng tác của một số nhà văn, ta có
thể vừa tìm thấy ở đó tính chất đặc tuyển lại vừa thấy được tính đại chúng mà
Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Đình Tú, Di Li,… là những trường hợp tiêu
biểu. Đọc truyện của Nguyễn Nhật Ánh hay tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú

ta vừa thấy ở đó những vấn đề của cuộc sống thường nhật phù hợp với tâm lí,
nhu cầu của đại chúng; vừa thấy được ở đó dấu ấn của sự đổi mới trong vận
động đổi mới chung của cả nền văn học giai đoạn sau 1986.
Sở dĩ có sự dung hợp này là do bất kì nhà văn nào cũng cần có độc giả.
Hơn nữa, do yêu cầu của hoàn cảnh lịch sử xã hội hiện đại văn chương cũng
cần có sự thay đổi đối cho phù hợp. Cuộc sống hiện đại căng thẳng, ngột ngạt

20


nên nhu cầu giải trí cao. Độc giả tìm đến với trang sách để có được những
phút giây thư giãn sau những căng thẳng ấy. Ngày nay, internet phát triển
mạnh mẽ tạo điều kiện thuận lợi cho mảng văn học mạng phát triển. Mà một
nền văn học muốn phát triển thì phải có sự đóng góp đáng kể của văn học đặc
tuyển. Do đó, sự dung hợp sẽ tạo ra một sản phẩm văn chương có chức năng
mới: vừa có phẩm chất nghệ thuật ở một mức độ nhất định, vừa đáp ứng được
nhu cầu thiết thực của đại chúng. Sự chuyển dịch giữa văn học đặc tuyển và
văn học đại chúng cũng là một xu hướng mới trong văn học thế giới hiện đại
với sự ra đời của các tác phẩm nổi tiếng như Hary Potter, Rừng Na-uy,…hay
các sáng tác trong văn học Trung Quốc, Nhật Bản,… Sự dung hợp này khiến
cho văn học đặc tuyển bớt đi tính cao siêu, xa vời mà gắn bó với đời sống thế
tục nhiều hơn. Văn học cũng nới rộng phạm vi đề tài, đa dạng hóa các phương
thức sáng tác.
Văn chương đặc tuyển bao giờ cũng cần thiết để dẫn đường cho cả nền
văn học, những đổi mới, cách tân, sáng tạo vì mục đích nghệ thuật bao giờ
cũng đáng được tôn vinh. Nhưng văn học đại chúng, do nhu cầu thẩm mĩ của
công chúng bình dân cũng không thể bị triệt tiêu mà luôn song hành cùng văn
học đặc tuyển. Hiện nay, xu hướng dịch chuyển giữa văn học đại chúng và
văn học đặc tuyển là một hướng đi mới của văn học. Đây cũng là vấn đề có
tính quy luật. Văn học không thể đứng im một chỗ với những giá trị định sẵn,

nó phải thay đổi cùng với nhịp sống của xã hội hiện đại. Sự dung hợp giữa
tính đặc tuyển và tính đại chúng trong văn học chính là sự thích ứng, tôn
trọng và vì con người. Đây cũng chính là sự mở rộng chức năng của văn học.
Người ta có thể tìm thấy trong cùng một tác phẩm hay trong sáng tác của
cùng một tác giải vừa có tính đặc tuyển vừa có tính đại chúng. Nguyễn Nhật
Ánh - một cây bút chuyên viết cho thiêu nhi và lứa tuổi mới lớn, cũng không
nằm ngoài sự vận động ấy. Truyện của Nguyễn Nhật Ánh vừa tạo nên sức hấp

21


dẫn đối với độc giả nhỏ tuổi, vừa đem đến những suy ngẫm cho người lớn.
Truyện của ông cũng nằm trong sự vận động chung của văn học sau Đổi mới.
1.2. Nguyễn Nhật Ánh và hành trình sáng tác
1.2.1. Vài nét về tác giả Nguyễn Nhật Ánh
1.2.1.1. Cuộc đời, con người
Nguyễn Nhật Ánh được biết đến là một “hoàng tử bé của thế giới tuổi
thơ” với sức viết, sức sáng tạo dồi dào. Một trong những điều làm nên sự
sung sức của cây bút lao động miệt mài không ngừng nghỉ ấy chính là miền kí
ức về tuổi thơ không bao giờ vơi cạn cùng với kinh nghiệm sống, vốn sống
của một con người từng trải. Tuổi thơ êm đềm, phong phú gắn bó với quê
hương, làng xóm là nguồn cảm hứng vô tận tạo nên những trang văn đầy hấp
dẫn trẻ em của tác giả.
Nguyễn Nhật Ánh sinh ra và lớn lên tại miền đất Quảng Nam đầy nắng
và gió. Ngôi làng Đo Đo không chỉ là nơi cậu bé Ánh chập chững những bước
chân đầu đời mà còn là nơi đã nuôi dưỡng tâm hồn, nơi lưu giữ miền kí ức
tuổi thơ - hành trang theo nhà văn cho đến tận bây giờ. Như Đỗ Trung Quân
đã viết: “Quê hương mỗi người chỉ một/ Như là chỉ một mẹ thôi/ Quê hương
nếu ai không nhớ/ Sẽ không lớn nổi thành người”. Ngôi làng bé nhỏ của mảnh
đất Thăng Bình - Quảng Nam, nằm ở chỗ “quán Gò đi lên” ấy đã đi vào

những trang văn của Nguyễn Nhật Ánh hết sức tự nhiên với những cảnh vật
bình dị như rừng sim, đồi trâm, giếng đá đầy rêu, những quả thị, củ nén,… và
những con người thân thương, nghĩa tình. Nhớ về quê hương là nhớ về một
vùng kí ức thời thơ ấu. Hơn nữa, đối với người con xa quê thì nỗi nhớ ấy lại
càng da diết hơn bao giờ hết. Vì thế mà có lần nhà văn đã tâm sự: “Tôi xa
quê, xa gia đình từ rất sớm - do đó, nỗi nhớ xứ sở trong tôi bao giờ cũng
nguyên vẹn và rực rỡ. Như một người đánh mất tuổi thơ sớm nên khi cầm bút
viết về tuổi thơ là bao kỉ niệm ùa về, cảm xúc cứ tràn vào trang viết,…”. Và

22


“mỗi lần về quê tôi lại bắt gặp trong mình sự rung động, nhất là những lúc đi
trên con đường làng quen thuộc thời ấu thơ. Lúc đó, bao kỉ niệm ùa về,…”.
Tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh êm đềm bao nhiêu thì khi trưởng thành, ông
lại gặp nhiều vất vả, gian truân bấy nhiêu. Những năm tháng sau ngày đất
nước được thống nhất (1975) là những năm tháng đầy thử thách đối với nhà
văn. Nguyễn Nhật Ánh phải sống nương nhờ vào họ hàng, đạp xe xích lô để
có tiền ăn học những năm học đại học. Có những lúc tưởng chừng như bế tắc
nhưng bằng tinh thần vượt khó, nghị lực sống và niềm yêu đời, “niềm tin và
cái nhìn trong trẻo đối với cuộc sống” đã giúp nhà văn vượt qua tất cả. Nói
như Lê Minh Quốc: “Anh đã hứng lấy những đổi thay xung quanh mình để
làm nên một gia tài qúy báu”. Tất cả những khó khăn thử thách đã trở thành
nguồn chất liệu sáng tác vô cùng phong phú của nhà văn. Những thăng trầm,
vất vả trong cuộc sống đời tư của Nguyễn Nhật Ánh có nét tương đồng với
nhà văn Nga Alexander Grin. Dù có trải qua bao nhiêu gian truân, vất vả
nhưng ông vẫn luôn giữ được tâm hồn trong trẻo, trí tưởng tượng phong phú
và niềm tin bất diệt vào hạnh phúc của con người. Nhà văn vượt qua tất cả
khó khăn ấy để hướng tới cái đẹp với tất cả sự hồn nhiên, tươi trẻ của tâm
hồn, tôn vinh và ngợi ca sự sống mà câu chuyện tình giản dị Cánh buồm đỏ

thắm là một ví dụ. Ở những người như Nguyễn Nhật Ánh hay Grin chúng tôi
muốn nhấn mạnh với ý chí, nghị lực vượt khó, họ đã “biến những khó khăn
về vật chất, tinh thần hay hoạn nạn thành những chất liệu cho sáng tác của
mình” [48;15].
Nếu ai đã từng tiếp xúc với nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có thể thấy đó là
một con người luôn vui tươi, hóm hỉnh, hài hước và lạc quan. Gương mặt tươi
rói và nụ cười luôn nở trên môi luôn tạo cho người khác cảm giác gần gũi,
thân thiện. Như nhà văn đã từng tâm sự: “Chú có tật hay cười. Hồi nhỏ, chú
thường bị người lớn cho ăn đòn vì tật hay phì cười trước những khung cảnh

23


nghiêm trang. Càng nghiêm trang chú càng thấy buồn cười. Lớn lên, đi dạy
học, chú hay đùa giỡn với học trò và cứ bị học trò làm cho phì cười” [17]. Nụ
cười hóm hỉnh, đôn hậu mà cũng rất đỗi thành thật ấy có thể nói xuất phát từ
chính cái nhìn lạc quan, tin yêu đối với cuộc đời của nhà văn. Nụ cười ấy
cũng đi vào các sáng tác cho trẻ em một cách rất tự nhiên. Bởi nhà văn quan
niệm: “Tôi quan niệm cuộc đời và con người vốn có lắm nỗi éo le, chẳng việc
gì mình phải ‘bi kịch hóa’ nó thêm lần nữa. Nhìn mọi sự bằng con mắt hài
hước, tôi cho rằng chúng ta sẽ thấy yêu đời hơn, vượt qua những nghịch cảnh
cũng dễ dàng hơn” [17]. Nếu như ở những nhà văn khác, có thể có sự khác
nhau giữa con người ngoài đời thực với con người trong sáng tác thì ở
Nguyễn Nhật Ánh, hai con người này là đồng nhất: hóm hỉnh, lạc quan, yêu
đời. Ở trong con người của nhà văn này dường như vẫn lưu giữ được một
“đứa trẻ con”. Chính “đứa trẻ” ấy là nguồn nuôi dưỡng cảm hứng viết cho cây
bút đa tài này. ““Đứa trẻ con” đó là quà tặng của số phận. Tôi không nuôi
“nó” và cũng không biết cách nào nuôi “nó”. Ngược lại hiện nay hình như
“nó” đang “nuôi” tôi. Chẳng may một ngày nào đó “nó” cao hứng... già đi,
chắc tôi phải chuyển qua đề tài khác mất” [17].

Nguyễn Nhật Ánh đến với nghề văn với một lòng yêu nghề tha thiết.
ông như một “con ong cần mẫn” chăm chỉ, công phu thâm nhập sâu vào đời
sống của trẻ em để thấu hiểu những tâm tư, tình cảm của các em. Nhà văn cho
rằng nghề văn cũng như bao nghề khác, điều quan trọng nhất đó là lòng yêu
nghề. “Lòng yêu nghề là đức tính cơ bản, nó sẽ giúp giải quyết tất cả những
thức khác. Nếu một nhà văn cầm bút viết vì yêu nghề chứ không phải vì bất
cứ động cơ nào, nhà văn đó sẽ được người đời thể thất cho những nhược
điểm khác” [17]. Nguyễn Nhật Ánh cầm bút vì sự thôi thúc của bản thân, của
lòng đam mê nhiệt huyết viết cho thiếu nhi, “Tôi viết vì yêu nghề, vì một ngày
không viết tôi cảm thấy bồn chồn, bứt rứt chứ không vì lí do nào khác. Nên

24


×