Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Đề án Phân tích giá trị tài nguyên thiên nhiên để phát triển du lịch ở Phú Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.63 KB, 42 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề án này là do tự bản thân thực hiện và không sao chếp các
cơng trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm của riêng mình. Các thơng
tin sử dụng trong đề án là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Em hồn tồn
chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của đề án.

Sinh viên

Nguyễn Thu Trang


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu đề tài................................................................................1
3. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................2
5. Bố cục của đề án ................................................................................................2
PHẦN NỘI DUNG
1. NHẬN THỨC VỀ GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN
1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ............................................................................3
1.1.1. Khái niệm tài nguyên du lịch tự nhiên .......................................................3
1.1.2. Phân loại tài nguyên du lịch tự nhiên ........................................................4

1.1.2.1 Địa hình .............................................................................................4
1.1.2.2 Tài nguyên khí hậu ............................................................................5
1.1.2.3 Tài nguyên nước ................................................................................6


1.2.3.4 Tài nguyên sinh vật ............................................................................7
1.1.3. Vai

trò và ý nghĩa của tài nguyên du lịch tự nhiên ....................................8

1.1.3.1. Vai trò của tài nguyên du lịch tự nhiên .............................................8
1.1.3.2. Ý nghĩa của tài nguyên du lịch tự nhiên ...........................................9


1.1.4. Vấn

đề bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên ................................................10
1.2. Điểm du lịch ...................................................................................................10
1.2.1. Khái niệm điểm du lịch ...................................................................................10
1.2.2. Ý nghĩa của điểm du lịch đối với hoạt động du lịch .......................................11
2. LIÊN HỆ GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN ĐỂ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH Ở PHÚ QUỐC
2.1. Giới thiệu về huyện đảo Phú Quốc .................................................................11
2.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên của huyện đảo Phú Quốc ...................................13
2.2.1. Địa hình ...........................................................................................................13
2.2.2. Tài ngun khí hậu ..........................................................................................18
2.2.3. Tài nguyên nước .............................................................................................23
2.2.4. Tài nguyên sinh vật .........................................................................................26
2.2.5. Đánh giá chung về tài nguyên du lịch tự nhiên Phú Quốc ..............................28
2.3. Một số điểm du lịch tự nhiên tiêu biểu ...........................................................30
2.3.1. Suối Tranh .......................................................................................................30
2.3.2. Vườn Quốc gia Phú Quốc ...............................................................................31
2.3.3. Bãi Sao.............................................................................................................31
2.3.4. Quần đảo An Thới ..........................................................................................32
3. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

3.1. Nhận xét ..........................................................................................................33
3.2. Kiến nghị ........................................................................................................34
KẾT LUẬN ..........................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................38

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

UNWTO: Tổ chức du lịch thế giới
(The United Nations World Tourism Organization )


TW: Trung Ương
CSHTDL: Cơ sở hạ tầng du lịch
VQG: Vườn quốc gia


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
“Phú Quốc được thiên nhiên ưu đãi là nằm gọn trong vùng biển trù phú nhất,
có điều kiện khai thác nguồn tài nguyên biển mà không một huyện nào ở nước ta
được thuận lợi như Phú Quốc”.(Trích dẫn bởi Trần Văn Huân, Huỳnh Phước Huệ,
Tiềm năng Phú Quốc xưa và nay, nhà xuất bản Thanh Niên, 1998).
Đây là lời nhận định của thủ tướng Võ Văn Kiệt. Trong một lần ơng đã có dịp
về thăm đảo Phú Quốc. Đúng như tên gọi của mình, Phú Quốc là nơi làm giàu cho
Tổ quốc Việt Nam; là một vùng đất trù phú, chan hòa, một thắng cảnh nên thơ, một
nơi du lịch lý tưởng.
Với một vị trí địa lý vơ cùng thuận lợi là nằm trong vùng biển trù phú nhất của
nước ta, Phú Quốc được xem như là ngư trường lớn nhất với trữ lượng hải sản dồi
dào nhất cả nước. Không những thế, thiên nhiên đã ban tặng cho hòn đảo này một

nguồn tài nguyên dồi dào đến bất ngờ: ở đây có biển, hồ, sông, suối, đồng bằng,
rừng rậm với nhiều gỗ quý, với chim muông, thú hiếm, những bờ cát trắng cùng
những bãi tắm tuyệt vời. Vậy với nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào như thế,
Phú Quốc đã tận dụng như thế nào để phát triển du lịch một cách hiệu quả nhất?
Chính vì lẽ đó, em xin chọn đề tài “Phân tích giá trị tài nguyên thiên nhiên để
phát triển du lịch ở Phú Quốc” làm đề tài nghiên cứu cho Đề án Module Tổng quan
du lịch của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Củng cố lại những kiến thức đã học và bổ sung thêm những kiến thức mới
nhằm nâng cao hiểu biết phục vụ cho việc học, nghiên cứu và công việc sau này.
- Giới thiệu và đánh giá giá trị tài nguyên du lịch tự nhiên của huyện đảo Phú
Quốc.
- Tìm hiểu một số điểm, tuyến điểm du lịch chủ yếu của huyện đảo Phú Quốc.

5


3. Phạm vi nghiên cứu
- Tìm hiểu nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên của huyện đảo Phú Quốc.
- Tìm hiểu thực trạng phát triển du lịch của huyện đảo Phú Quốc.
- Định hướng phát triển du lịch của huyện đảo Phú Quốc.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, xử lý, đọc tài liệu.
- Phương pháp phân tích và so sánh
5. Bố cục của đề án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề án gồm 3 mục:
1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu.
2. Liên hệ các giá trị tài nguyên thiên nhiên để phát triển du lịch ở Phú Quốc.
3. Nhận xét và kiến nghị.


1. NHẬN THỨC VỀ GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN TỰ NHIÊN
1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
1.1.1. Khái niệm tài nguyên du lịch tự nhiên
Theo Luật Du lịch Việt Nam, 2005: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên
nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hố, cơng trình lao động sáng tạo của
con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu
du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch,
đơ thị du lịch.”
Theo phó tiến sĩ Nguyễn Minh Tuệ cùng các tác giả trong cuốn địa lý du
lịch: “Tài nguyên du lịch tự nhiên là các đối tượng và hiện tượng trong môi trường
tự nhiên bao quanh chúng ta”.
Theo thạc sĩ Bùi Thị Hải Yến trong đề tài Tài nguyên du lịch Bắc Ninh với sự
phát triển du lịch bền vững: “Tài nguyên du lịch tự nhiên là các thành phần và các

6


tổng thể tự nhiên trực tiếp hoặc gián khai thác sử dụng để tạo ra sản phẩm du lịch,
phục vụ cho mục đích phát triển du lịch”.
Như vậy, tài nguyên du lịch tự nhiên là tổng thể tự nhiên các thành phần của
nó có thể góp phần khơi phục và phát triển thể lực, trí tuệ con người, khả năng lao
động và sức khỏe của họ và được dùng để phục vụ nhu cầu cũng như sản xuất dịch
vụ du lịch.
Các tài nguyên du lịch tự nhiên luôn gắn liền với điều kiện tự nhiên cũng như
là các điều kiện lịch sử - văn hóa và chúng được khai thác đồng thời với tài nguyên
du lịch nhân văn. Các thành phần tự nhiên có tác động mạnh đến du lịch là địa
hình, khí hậu, nguồn nước, tài ngun động – thực vật.

1.1.2. Phân loại tài nguyên du lịch tự nhiên
1.1.2.1. Địa hình

Địa hình là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên phong cảnh
và sự đa dạng của phong cảnh nơi đó. Đối với du lịch, các dấu hiệu bên ngồi của
địa hình càng đa dạng và đặc biệt thì càng có sức hấp dẫn du khách.
Các đơn vị hình thái chính của địa hình là núi, đồi và đồng bằng, chúng được
phân biệt bởi độ chênh cao của địa hình.
+ Địa hình đồng bằng tương đối đơn điệu về mặt ngoại hình, ít gây cảm hứng
cho khách tham quan du lịch.
+ Địa hình vùng đồi thường tạo ra một khơng gian thống đãng, bao la … tác
động mạnh đến tâm lý của khách ưa thích dã ngoại, rất thích hợp với loại hình du
lịch cắm trại, tham quan …
+ Địa hình miền núi thường có nhiều ưu thế đối với hoạt động du lịch vì có
sự kết hợp của nhiều dạng địa hình, vừa thể hiện vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng của
thiên nhiên, vừa có khí hậu mát mẻ, khơng khí trong lành. Ở miền núi có nhiểu đối
tượng cho hoạt động du lịch. Đó là các sơng suối, thác nước, hang động, rừng cây
7


với thế giới sinh vật tự nhiên vô cùng phong phú. Miền núi còn là nơi cư trú của
đồng bào các dân tộc ít người với đời sống và nền văn hóa đa dạng đặc sắc.
Ngồi các dạng địa hình trên, địa hình Karst và địa hình ven bờ có ý nghĩa rất
lớn cho tổ chức du lịch.
+ Karst (tiếng Đức: Karst, tiếng Việt: Các-xtơ) là hiện tượng phong hóa đặc
trưng của những miền núi đá vôi bị nước chảy xói mịn (Karst là tên gọi cho Kras,
một khu vực ở Slovenia dọc theo bờ biển Adriatic và nằm trên một cao ngun đá
vơi). Địa hình Karst là kiểu địa hình được thành tạo do sự lưu thơng của nước
trong các đá dễ hịa tan (đá vơi, đơlơmit, đá phấn, thạch cao, muối mỏ …). Ở Việt
Nam chủ yếu là đá vơi.
+ Địa hình ven bờ
Kiểu địa hình ven bờ, các kho chứa nước lớn (đại dương, biển, hồ …) có ý
nghĩa quan trọng đối với du lịch.

Trên phạm vi thế giới, số khách đi du lịch biển thường chiếm số đông. Nhất
là các quốc gia ở vùng Địa Trung Hải.
Nước ta có đường bờ biển dài 3.260km với nhiều bãi tắm tốt (nhiều bãi biển
vẫn còn ở dạng sơ khai, chưa bị ơ nhiễm) độ dốc trung bình từ 10-30 và một hệ
thống đảo ven bờ, trong đố một số đảo có giá trị về du lịch.
Theo đánh giá của các chuyên gia UNWTO, dải bờ biển có những bãi tắm
đẹp nhất nước ta kéo dài liên tục từ Đại Lãnh (dưới chân đèo Cả) và vịnh Văn
Phong cho đến Nha Trang. Đây là tiềm năng lớn để tại nên các khu du lịch biển có
thể cạnh tranh được với các khu du lịch biển của các nước trong khu vực (như
Pattaya – Thái Lan, Bali – Inđônêxia).

8


1.1.2.2. Tài nguyên khí hậu
Khí hậu cũng được coi là một dạng tài nguyên du lịch. Trong các chỉ tiêu về
khí hậu, đáng lưu ý nhất là hai chỉ tiêu: nhiệt độ và độ ẩm khơng khí. Ngồi ra cịn
phải tính đến các yếu tố khác nhau như gió, áp suất khí quyển, ánh nắng mặt trời,
các hiện tượng thời tiết đặc biệt.
Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến du lịch hoặc
hoạt động dịch vụ du lịch. Nhìn chung, những nơi có khí hậu ơn hịa thường được
du khách ưa thích. Những nơi có nhiều gió cũng khơng thích hợp với phát triển du
lịch. Mỗi loại hình du lịch thường địi hỏi những điều kiện khí hậu khác nhau. Ví
dụ du khách đi nghỉ biển mùa hè thường chọn những dịp ít mưa, nắng nhiều nhưng
khơng gắt, nước mát, gió vừa phải. Như vậy, ở mức độ nhất định cần phải chú ý
đến những hiện tượng thời tiết đặc biệt làm cản trở đến kế hoạch du lịch. Đó là bão
trên các vùng biển, dun hải, hải đảo, gió mùa đơng bắc, gió tây khơ nóng, lốc,
lũ… vẫn xảy ra ở nước ta.
Tính mùa của khí hậu ảnh hưởng rất rõ rệt đến tính mùa vụ trong du lịch. Các
vùng khác nhau trên thế giới có mùa du lịch khác nhau do ảnh hưởng của các yếu

tố khí hậu. Sự phụ thuộc chặt chẽ vào các điều kiện khí hậu, hoạt động du lịch có
thể diễn ra quanh năm hoặc trong một vài tháng.
+ Mùa du lịch cả năm thích hợp với loại hình du lịch chữa bệnh ở suối
khoáng, du lịch trên núi (cả mùa đơng và mùa hè). Ở vùng có khí hậu nhiệt đơi như
các tỉnh phía Nam nước ta, mùa du lịch hầu như chưa diễn ra quanh năm.
+ Mùa đông là mùa du lịch trên núi, du lịch thể thao mùa đông …
+ Mùa hè là mùa du lịch quan trọng nhất vì nó có thể phát triển nhiều loại
hình du lịch như du lịch biển, các loại hình du lịch trên núi và khu vực đồng bằng;
khả năng du lịch ngoài trời rất phong phú và đa dạng.
9


1.1.2.3. Tài nguyên nước
Nước là một trong những loại tài nguyên quan trọng, tạo điều kiện để phát
triển du lịch nói chung và phát triển các loại hình du lịch nói riêng. Tài nguyên
nước bao gồm nước chảy trên mặt và nước ngầm. Nguồn nước trên mặt bao gồm
đại dương, biển, hồ, sông, hồ chứa nước nhân tạo, suối, Karst, thác nước … Nguồn
nước trên mặt này kết hợp với các tài nguyên khác như núi non, rừng cây tự nhiên,
hệ sinh thái nhân văn tạo ra những phong cảnh nên thơ, hữu tình hấp dẫn du khách.
Tùy theo thành phần lý hóa mà người ta chia ra nước ngọt và nước mặn.
Nhằm mục đích du lịch, nước được sử dụng tùy theo nhu cầu cá nhân, theo
độ tuổi và theo nhu cầu quốc gia. Nói chung giới hạn nhiệt độ lớp nước trên mặt
tối thiểu là 18, đối với trẻ em là trên 20Thêm vào đó cần chú ý đến tần số và tính
chất sóng của dịng chảy, độ sạch của nước. Các vùng nước ven biển có bãi cát đẹp
hoặc ven các hồ, có mơi trường trong sạch, độ mặn phù hợp từ 3-4%, độ trong suốt
cao, thường được khai thác để phát triển các loại hình du lịch thể thao, bơi lội, lặn
biển, tắm biển, đua thuyền, lướt ván.
Tài ngun nước khơng chỉ có tác dụng phục hồi trực tiếp mà còn ảnh hưởng
nhiều đến các thành phần khác của mơi trường sống, đặc biệt là nó làm dịu khí hậu
ven bờ. Ngồi ra, nước cịn cần thiết cho đời sống và cho nhu cầu sinh hoạt hằng

ngày của con người.
Du lịch biển có nhiều điều kiện thuận lợi nhờ khí hậu bờ biển dịu mát cho
phép nghỉ ngơi dài ngày, nhờ bãi cát ven bờ vừa có thể tắm biển, lại vừa tắm
nắng… Trong tài nguyên nước cần phải nhắc đến tài nguyên nước khoáng, suối
nước nóng là tài nguyên quý để triển khai các loại hình du lịch, nghỉ dưỡng, tắm
khống, chữa bệnh.
10


1.1.2.4. Tài nguyên sinh vật
Tài nguyên sinh vật bao gồm toàn bộ các loài thực vật sống trên lục địa và
dưới nước vốn có sẵn trong tự nhiên và do con người thuần dưỡng, chăm sóc và lai
tạo.
Tài nguyên sinh vật vừa góp phần cùng với các loại tài nguyên khác tạo nên
phong cảnh đẹp, hấp dẫn, có ý nghĩa bảo vệ môi trường: bảo tồn các nguồn gen,
che phủ cho mặt đất, hạn chế hiện tượng xói mịn, xâm thực, rửa trôi, lở đất, lũ
quét, hạn chế được hiện tượng xâm thực, tác dụng tiêu cực của song thần, các vùng
ven biển. Thảm thực vật còn cung cấp chất mùn cho thổ nhưỡng, được coi là máy
điều hòa tự nhiên, lọc khơng khí, làm cho khơng khí thêm trong lành và mát mẻ.
Tài nguyên sinh vật còn là nguồn cung cấp cho nhiều loại dược liệu cho việc phát
triển loại hình du lịch chữa bệnh và an dưỡng.
Nguồn tài nguyên động – thực vật cùng với quang cảnh hài hịa của nó góp
phần quan trọng vào các mục đích phát triển du lịch khác nhau. Tiêu biểu như du
lịch ở các khu bảo tồn thiên nhiên, rừng tự nhiên, rừng nhân tạo, rừn phòng hộ …
Đối với đối tượng là các lồi động, thực vật thì phát triển du lịch săn bắn, tham
quan, nghiên cứu khoa học, nghỉ dưỡng …
Tóm lại, việc khai thác tài nguyên sinh vật cho mục đích phát triển du lịch
phải đi đơi với việc nghiên cứu, bảo tồn theo quan điểm phát triển du lịch sinh thái
bền vững. Khi nghiên cứu bảo tồn và khai thác các tài nguyên sinh vật để phát triển
các loại hình du lịch cần tiến hành trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các

loài động – thực vật với nhau và với các thành phần tự nhiên khác theo quy luật
khách quan như quy luật sinh địa hóa, quy luật địa đới …

11


1.1.3. Vai trò và ý nghĩa của tài nguyên du lịch tự nhiên
1.1.3.1. Vai trò của tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên du lịch tự nhiên là một trong những yếu tố hàng đầu để tạo nên
sản phẩm du lịch. Trong hệ thống lãnh thổ du lịch tài nguyên tự nhiên là những
phân hệ giữ vai trò quan trọng và quyết định tới sự phát triển du lịch của hệ thống
lãnh thổ du lịch. Muốn thu hút và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch thì
địi hỏi có sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú, hấp dẫn. Sản phẩm du lịch có
phong phú, hấp dẫn hay khơng thì lại phụ thuộc rất lớn vào nguồn tài nguyên du
lịch. Tài nguyên du lịch tự nhiên là một trong những yếu tố quan trọng quyết định
đến quy mô, số lượng, chất lượng sản phẩm du lịch và hiệu quả của hoạt động du
lịch.
Tài nguyên du lịch tự nhiên là mục đích chuyến đi của du khách và chúng
tạo những điều kiện thuận lợi để đáp ứng nhu cầu của họ trong chuyến đi. Phần lớn
khách du lịch thực hiện chuyến đi để thưởng thức, tìm hiểu, cảm nhận các giá trị
của các tài nguyên du lịch , con người và xã hội tại điểm đén. Du khách có quyết
định thực hiện các chuyến du lịch hay khơng phụ thuộc vào các giá trị của các tài
nguyên du lịch tự nhiên ở nơi đến. Chính vì thế, muốn phát triển du lịch bền vững
và đạt hiệu quả cao, hấp dẫn du khách thì cần quan tâm đến việc bảo tồn, tôn tạo
các loại tài nguyên du lịch, đặc biệt là tài nguyên du lịch tự nhiên.
Tài nguyên du lịch tự nhiên không những là yếu tố cơ bản để tạo thành sản
phẩm du lịch mà còn là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch. Hoạt
động du lịch mạo hiểm được tổ chức trên cơ sở các tài nguyên du lịch tự nhiên như
núi cao, hệ thống hang động, các khu rừng nguyên sinh hoang vắng có đa dạng
sinh học cao, các vịnh trên đảo có phong cảnh đẹp; du lịch nghỉ dưỡng, tắm

khống được phát triển ở những vùng có các suối khống; du lịch lặn biển được tổ

12


chức ở các vùng biển có nhiều loại san hơ, đa dạng sinh học cao, có nhiều loại thủy
sinh.
1.1.3.2. Ý nghĩa của tài nguyên du lịch tự nhiên
Có thể nói muốn tạo ra sản phẩm du lịch thì tài nguyên du lịch tự nhiên là
một trong những nguồn lực quan trọng hàng đầu. Quy mô và khả năng phát triển
du lịch của một địa phương hay một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào số lượng,
chất lượng và sự kết hợp giữa các loại tài nguyên du lịch. Bên cạnh đó, việc khai
thác và bảo tồn tài nguyên du lịch tự nhiên có hiệu quả hay khơng phụ thuộc rất
nhiều vào đường lối, chính sách, việc quy hoạch, tổ chức quản lý các hoạt động
bảo tồn, tôn tạo tài nguyên, phát triển du lịch và phát triển kinh tế - xã hội.

1.1.4. Vấn đề bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên
Ngày nay, việc khai thác và sử dụng tài nguyên du lịch tự nhiên cần phải đi
đôi với việc bảo vệ và giữ gìn. Bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên có nghĩa là bảo
vệ mơi trường sống cho hoạt động du lịch.
Do hoạt động nghỉ ngơi, du lịch rất nhạy cảm với sự nhiễm bẩn ngày càng gia
tăng của bầu khí quyển, nguồn nước,thổ nhưỡng, tiếng ồn, chấn động … những
ảnh hưởng xấu này có nguồn gốc chủ yếu từ sự phát triển công nghiệp và giao
thông. Vì thế bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên là vấn đề thiết yếu ảnh hưởng tới
hoạt động nghỉ ngơi, du lịch.
Một điều cần lưu ý là du lịch cũng gây ảnh hưởng xấu đến điều kiện sống và
nghỉ ngơi. Tài ngun du lịch có thể bị “ơ nhiễm” nếu như chúng không được sử
dụng một cách hợp lý và đúng đắn.
Tóm lại, vấn đề bảo vệ mơi trường tự nhiên là nhiệm vụ kinh tế - xã hội. Nó
khơng cịn là vấn đề của riêng nhành du lịch, mà nó là vấn đề cần sự chung tay góp

13


sức của cả một cộng đồng người và việc sử dụng đúng đắn môi trường tự nhiên du
lịch cũng là một bộ phận đáng được quan tâm.

1.2. Điểm du lịch
1.2.1. Khái niệm điểm du lịch
Điểm du lịch là một vị trí cụ thể trên lãnh thổ, có quy mơ nhỏ, chiếm một
diện tích nhất định trong khơng gian. Tuy nhiêm, quy mô cụ thể của các điểm du
lịch cũng mang tính tương đối. Điểm du lịch thường là nơi tập trung tài nguyên du
lịch hấp dẫn tạo ra sức thu hút du khác, đôi khi điểm du lịch lại gắn với cơ sở vật
chất kỹ thuật phục vụ du lịch.
1.2.2. Ý nghĩa của điểm du lịch đối với hoạt động du lịch
Cũng giống như tài nguyên du lịch tự nhiên, tuyến, điểm du lịch cũng là một
trong những bộ phận quan trọng của hệ thống lãnh thổ du lịch. Nó là cơ sở quan
trọng hàng đầu trong cơ cấu sản phẩm du lịch; là tiền đề để hình thành các loại
hình du lịch, tạo sức hấp dẫn du lịch. Khơng dừng lại ở đó, tuyến và điểm du lịch
cịn có một ý nghĩa quan trọng là giúp cho những người làm du lịch, đặc biệt là
hướng dẫn viên du lịch có thể nắm rõ các cung đường đi, các tuyến tham quan du
lịch, các điểm tham quan du lịch trong từng địa phương, khu vực, vùng miền nhằm
giúp họ thuận lợi hơn trong công tác hướng dẫn cũng như đáp ứng nhu cầu tham
quan du lịch cho du khách.

2. LIÊN HỆ CÁC GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN TỰ NHIÊN ĐỂ PHÁT TRIỂN DU
LỊCH Ở PHÚ QUỐC
2.1. Giới thiệu về huyện đảo Phú Quốc
14



Huyện đảo Phú Quốc là một huyện thuộc địa phận tỉnh Kiên Giang, trong đó
đảo Phú Quốc là hỏn đảo lớn nhất huyện đảo này.
Phú Quốc hay còn được mệnh danh là Đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất nằm ở
phía Tây Nam Việt Nam, trải dài từ vĩ độ: 9°53′ đến 10°28′ vĩ độ bắc và kinh độ:
103°49′ đến 104°05′ độ kinh Đơng. Đảo có dạng hình thoi, nằm theo hướng Bắc
Nam, đỉnh nhọn quay về phía xích đạo, diện tích 567km², chiều dài từ Bắc xuống
Nam là 52km, nơi hẹp nhất là 3km, nơi rộng nhất là 27km. Chu vi của đảo Phú
Quốc là 130km.
Đảo Phú Quốc cũng là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo tại đây, nằm trong
vịnh Thái Lan. Đảo Phú Quốc cùng với các đảo khác tạo thành huyện đảo Phú
Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Tồn bộ huyện đảo có tổng diện tích 589,23km²
(theo thống kê số liệu đất năm 2005), xấp xỉ diện tích đảo quốc Singapore. Thị trấn
Dương Đơng, tọa lạc ở phía Tây Bắc, là thủ phủ của huyện đảo.
Phú Quốc nằm cách thành phố Rạch Giá 120km (62 hải lý) về phía Đơng và
cách thị xã Hà Tiên 45km (26 hải lý) và cách đường lãnh hải Campuchia – Việt
Nam 4,5km (4 hải lý), cách thị xã du lịch Kép khoảng 30km, cách Thái Lan
khoảng 500km, Malaysia 700km, Singapore 1.000km. Đảo Phú Quốc còn nằm trên
đường hàng hải quốc tế Xianucvin (Campuchia) – thành phố Hồ Chí Minh,
Bangkok (Thái Lan) – thành phố Hồ Chí Minh và gần với tuyến hàng hải ngắn
nhất trong tương lai nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương qua bán đảo
Malaysia. Chính nhờ vị trí đặc biệt quan trọng này mà đảo Phú Quốc có vị trí rất
quan trọng và lợi thế trong giao lưu hàng hóa quốc tế.
Phú Quốc nằm trong vị trí khá hấp dẫn: từ Phú Quốc đi tỉnh Jak (Thái Lan) tàu
chạy hai mươi giờ. Tính đường hàng khơng, khoảng cách từ Phú Quốc đi Thành
phố Hồ Chí Minh tương đương với Phú Quốc đi Bangkok. Khoảng cách từ Phú

15


Quốc đi Singapore và khoảng cách từ Phú Quốc đi Malaysia gần hơn khoảng cách

từ Phú Quốc đi Thành phố Hồ Chí Minh.
Vị trí của đảo cịn có tầm quan trọng đặc biệt về mặt an ninh - quốc phòng. Có
thể coi đây là “đảo biên giới” thật sự giữa Việt Nam và Campuchia. Với đường bờ
đảo với các núi nằm sát biển và cửa sông thuận lợi cho việc xây dựng các căn cứ
quân sự và quân cảng biển. Địa hình bằng phẳng ở nửa phía nam và tây của đảo
thuận lợi cho việc xây dựng sân bay. Sự hiện diện của các quân cảng và sân bay
của đảo Phú Quốc sẽ làm tăng thêm ý nghĩa quốc phòng của đảo.
Phú Quốc là đảo có diện tích lớn nhất và dân số đông nhất trong hệ thống đảo
của nước ta. Đảo nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm, ít thiên tai, tài nguyên đất,
nước, rừng đều phong phú hơn cả so với các đảo khác ở trong hải phận. Như vậy,
xét về tiềm năng Phú Quốc rất đúng với tên của đảo, có điều kiện của một lãnh thổ
có thể trở thành một vùng phát triển kinh tế tổng hợp biển đầu tiên của nước ta,
đồng thời cũng sẽ là một điểm du lịch hấp dẫn, tầm cỡ quốc tế.
Các đơn vị hành chính trực thuộc huyện đảo Phú Quốc được chia thành 8 xã, 2
thị trấn là:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.

Thị trấn Dương Đông
Thị trấn An Thới
Xã Dương Tơ
Xã Cửa Cạn

Xã Gánh Dầu
Xá Cửa Dương
Xã Bãi Thơm
Xã Hòn Thơm
Xã Hàm Ninh
Xã Thổ Chu

2.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên của huyện đảo Phú Quốc
16


2.2.1. Địa hình
Trên đảo Phú Quốc có 99 ngọn núi, các ngọn núi này phần lớn tập trung ở
Bắc đảo và rải rác vài ngọn ở phía Nam đảo. Nét chung nhất của địa hình đảo Phú
Quốc là núi thấp xen các đồng bằng nhỏ hẹp phân bậc. Địa hình thấp dần từ Bắc
xuống Nam, từ Đông sang Tây và có dạng bất đối xứng giữa bờ Đơng và bờ Tây
đảo.
Dãy Hàm Ninh là dãy núi lớn nhất đảo, dãy này dài khoảng 30km, có thể
xem như một xương sống của đảo, nằm sát bờ Đông kéo dài từ Bắc xuống Nam
đảo với đỉnh cao nhất trong khối núi Chùa (cao khoảng 565m). Dãy núi có dạng
vịng cung ở phía Bắc và phía Đơng dốc đứng có vách bậc rõ ràng, sườn phía Tây
thoải dần vế phía biển. Về mặt hình thái dãy Hàm Ninh cịn kéo dài xuống tận mũi
Ông Đội, nhưng bị các hệ thống thung lũng cắt ngang tạo thành các khối núi riêng
biệt như: khối núi Suối Đá – Hàm Ninh bị cắt tách ra khỏi dãy Hàm Ninh bởi
thung lũng Cái Lớn – Dương Đông; thung lũng Cái Lấp,…
Dãy núi thứ hai là dãy Bãi Đại, Hàm Rồng, Núi Chảo có hướng kéo dài từ
Đơng sang Tây nằm ở cực Bắc của đảo, với các đỉnh cao như: Núi Chảo có độ cao
khoảng 382 m, Hàm Rồng có độ cao khoảng 366 m và tới mũi Gành Dầu chỉ còn
khoảng độ cao chỉ còn khoảng 200m.
Tính bất đối xứng của dãy núi này thể hiện rõ ở sườn Bắc và sườn Nam.

Sườn Bắc dốc đổ trực tiếp xuống biển, cịn ở sườn phía Nam thoai thoải, chuyển
dần xuống hệ thống thung lũng Vũng Bầu, rạch Cửa Cạn, Rạch Tràm, cũng như
dãy Hàm Ninh, dãy Bãi Đại – Núi Chảo bị hệ thống thung lũng cắt qua đó là Rạch
Tràm, ngăn cách Núi Chảo với Hàm Rồng, Rạch Vạn ngăn cách giữa Hàm Rồng
và Bãi Đại.

17


Ngoài ra, nằm rải rác ở Tây đảo là một loạt các khối núi sót nhỏ có độ cao
xấp xỉ khoảng 200m như: núi Khu Tượng có độ cao khoản 245m, Điện Tiên có độ
cao khoảng 207m,… Các khối núi này có dạng đẳng thước nhưng cũng có sườn bất
đối xứng rõ rệt. Những sườn núi dốc thì đổ về hướng Bắc và những sườn núi thoai
thoải đổ về Nam và Tây Nam. Nằm sát chân núi và giữa các khối núi sót là các dải
đồng bằng phân bậc. Đồng bằng cao (với độ cao tuyệt đối 20 – 30m) có dạng đồi
lượn song, thoải và đồng bằng (<15m) có bề mặt nghiêng thoải.
Tóm lại, đảo Phú Quốc là một đảo núi - đồi xen đồng bằng. Phương của các
dãy núi có hướng từ Bắc xuống Nam (dãy Hàm Ninh) và hướng từ Đông sang Tây
(dãy Bãi Đại) và một loạt các khối núi sót với địa hình đảo thấp dần từ Bắc xuống
Nam và từ Đông sang Tây và giữa sườn đơng và sườn tây của đảo tính bất đối
xứng rõ nét hơn tính phân bậc trong phạm vi tồn đảo. Trong đó địa hình ít phức
tạp và đơn giản chiếm phần lớn diện tích của đảo, thuận lợi cho việc khai thác và
sử dụng lãnh thổ. Do địa hình chủ yếu là đồi núi thấp nên rất thuận lợi cho việc
phát triển các loại hình du lịch núi như: leo núi, nghĩ dưỡng….
Trên đảo Phú Quốc có nhiều loại đất khác nhau như đất cát (khoảng 1762
ha), đất mặn sú vẹt (khoảng 510 ha), đất phù sa ít được bồi (khoảng 360 ha), đất
feralit vàng đỏ (khoảng 4931 ha), đất sialit feralit xám (khoảng 8957 ha), đất feralit
bị xói mịn trơ sỏi đá (khoảng 10.445 ha), trong các loại đất thì đất feralit vàng xám
chiếm diện tích lớn nhất trên đảo.
Đất feralit vàng xám có diện tích khoảng 20.377 ha, phát triển trên các sườn

núi sa thạch có địa hình dốc khác nhau từ 3 đến 25, phân bố rãi rác trên đảo, song
tập trung nhiều trên địa bàn xã Dương Tơ. Tầng dày khác nhau, trên sườn thoải 3 –
8 phần lớn có tầng dày trung bình từ 50 cm đến 100cm. Từ 8 trở lên đất có tầng
dày từ 50 – 70cm là chủ yếu, cịn sườn dốc 15 – 25phần lớn có tầng dày mỏng dưới

18


50cm. Đất màu xám vàng. Thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha. Đất có phản ứng
chua, nghèo mùn, nghèo dinh dưỡng, độ khống hóa cao.
Nhìn chung, Phú Quốc là một đảo lớn, có đầy đủ điều kiện phát triển đất. Đá
hình thành đất là đá cát kết có thành phần cơ giới nhẹ. Trên đồi núi đất cát pha có
tầng dày trung bình 50 – 70cm. Đất nhẹ, khả năng giữ nước và các chất dinh dưỡng
kém. Tuy nhiên, kết hợp với các điều kiện tự nhiên khác, đất ở Phú Quốc có nhiều
khả năng trồng cây cơng nghiệp lâu năm và cây ăn quả ở những nơi có độ dốc nhỏ
hơn 15, cịn lại thuận lợi cho phát triển rừng. Phú Quốc là hòn đảo đa dạng về đất
đai nên rất thuận lợi cho các loài thực vật phát triển, đặc biệt là những cánh rừng
già nguyên sinh. Vì vậy, Phú Quốc có thể phát triển các loại hình du lịch khám phá
mạo hiểm, nghiên cứu….
Đối với đảo Phú Quốc nên cần nhấn mạnh dạng địa hình bờ biển quanh đảo,
bờ biển có chiều dài khoảng 150 km với những bãi biển đẹp như bãi Vũng Bầu, bãi
Trường, bãi Sao, bãi Khem,… Phần lớn những bãi biển bao quanh đảo Phú Quốc
thì khá cạn, thuận lợi cho hoạt động tắm biển. Tuy nhiên, riêng ở khu vực quần đảo
An Thới, phía Tây đảo Phú Quốc biển sâu đột ngột, tàu thuyền lớn có thể ra vào
đảo dễ dàng, rất thuận lợi cho việc xây dựng các hải cảng lớn.
Điều đặc biệt là nước biển ở đây trong tới đáy, chỗ thì nơng, chỗ thì sâu.
Đứng từ trên cao nhìn xuống nước biển có một màu xanh nhạt như ngọc thạch, có
nơi thì xanh biếc như ngọc bích, bờ biển đảo Phú Quốc cát phẳng lì, chạy dài trông
rất đẹp.
Cát ở đảo Phú Quốc phần lớn là cát trắng. Chúng phân bố rộng rãi ở những

nơi thấp ven biển trên hai dạng địa hình song song với đường bờ biển như sau:
- Dạng Bãi bằng có diện tích khoảng 1308 ha.

19


- Dạng Đụn cát ở độ dốc 3 – 8 có diện tích khoảng 1240 ha. Các đụn cát ở độ
dốc 8 – 15o có diện tích là 61 ha.
Cát ở đây có màu trắng, dày hàng mét. Thành phần chủ yếu là cát hạt mịn,
độ chọn lọc khá tốt. Cát có nguồn gốc từ biển. Sau khi thốt khỏi ảnh hưởng của
sóng biển cồn cát được hình thành do gió thổi mịn đường bờ. Cồn cát rõ nét nhất
dài tới 7km nằm cách An Thới về phía Tây Bắc khoảng 5km. Trên đất cát này nhìn
chung nghèo dinh dưỡng.
Bên cạnh là dạng bờ mài mịn đá gốc ở phía Bắc và các mũi đá gốc chạy sát
ra biển tạo nhiều cảnh đẹp như: Gành Cậu, mũi Tàu Rũ, mũi Ông Đội,… Đây là
những điều kiện rất thuận lợi cho các hoạt động du lịch của đảo. Biển Phú Quốc
còn là trung tâm của một vùng ngư trường phong phú vào loại nhất thế giới với
mực, cá thu, tôm….
Huyện đảo Phú Quốc gồm có 22 hịn đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo
An Thới và quần đảo Thổ Chu.
- Quần đảo An Thới nằm cách đảo Phú Quốc khoảng 120 km, gồm có 15
đảo nhưng có 3 đảo là có người ở: Hịn Thơm, Hịn Rọi, Hịn May Rút Ngồi.
Trong các hịn đảo thuộc quần đảo An Thới thì Hịn Thơm là lớn hơn cả. Các bờ
biển của các đảo thuộc quần đảo đá thì thường lởm chởm. Trên phần lớn các đảo
có những bãi cát nhỏ. Ở những đảo phía Nam quần đảo, cũng như ở phía Đơng An
Thới, đá có màu xám trắng và màu vàng nhạt. Ở phía Tây An Thới, đá có màu
trắng và nâu đỏ. Cả trên bờ biển phía Tây đảo Phú Quốc như ở Dương Đơng đá
cũng có màu trắng và đỏ nâu. Trong quần đảo An Thới phần lớn đá có màu đỏ và
nâu đỏ.
Các đảo Hịn Dừa, Hịn Rọi, Hịn Thơm, Hịn Đụng, Hịn Buồm và Hịn

Vơng - Ngang tạo thành một dải Bắc - Nam trong quần đảo An Thới. Đá hơi uốn
20


lượn, có phương Bắc - Nam hoặc gần Bắc - Nam và ln cắm về Tây với góc dốc
10-20. Các lớp đá ở các đảo Hòn May Rút Trong, Hòn Kim Quy, Hịn May Rút
Ngồi, Hịn Dơi có dạng vịm, góc cắm chỉ khoảng 10-15.
Tại những đảo nhỏ ở phía Nam quần đảo An Thới, cát kết ở Hòn Gầm Ghì
có góc cắm khoảng 15 về Đơng; cịn ở Hịn Xưởng, Hịn Tranh gần như nằm
ngang. Những góc cắm và đường phương của cát kết thể hiện trên dạng địa hình
cùng như sự sắp xếp các đảo ở quần đảo An Thới.
- Quần đảo Thổ Châu (Thổ Chu) nằm cách đầu mút phía Nam đảo Phú Quốc
khoảng 100 km về Tây Nam. Quần đảo này có tổng diện tích khoảng 1.400 ha, bao
gồm 8 đảo có diện tích lớn nhỏ khác nhau là Thổ Chu, Hịn Khơ, Hịn Hàng (cịn
có tên là Hòn Chim, Hòn Nhạn), Hòn Kèo Ngựa (còn gọi là Hòn Xanh), Hòn Từ,
Hòn Cao và hai đảo cuối cùng là Hịn Cao Cát và Hịn Mơ (cịn gọi là Hòn Cái
Bàn) nằm hơi cách biệt khoảng 50 km về phía Đơng Bắc đảo Thổ Chu.
Nằm trong hệ thống quần đảo Thổ Chu thì đảo Thổ Chu có diện tích lớn
nhất. Các đảo thuộc quần đảo Thổ Chu đều hình thành bởi cát kết xen ít bột kết,
sạn sỏi kết. Trên tổng thể chúng bị uốn lượn nhẹ và gần như nằm ngang Chiều cao
trung bình của đảo khoảng 150 m. Vách bao quanh, bờ biển dốc đứng. Phú Quốc
có điều kiện thuận lợi về địa hình bờ biển cạn , nước biển thì trong và sạch nên dễ
dàng phát triển loại hình du lịch như tắm biển, lặn ngắm san hơ…
Nhìn chung, huyện đảo Phú Quốc là một huyện đảo có địa hình đa dạng, núi
đồi xen lẫn đồng bằng, địa hình biển đảo và có nhiều bãi biển đẹp. Chính vì thế mà
huyện đảo này có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội. Đăc biệt ở
huyện đảo có nhiều tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên hấp dẫn và hứa hẹn
nơi đây sẽ là điểm du lịch kỳ thú, thiên đường du lịch thu hút không những khách
du lịch nội địa mà còn khách du lịch quốc tế.


21


2.2.2. Tài nguyên khí hậu
Khí hậ của đảo Phú Quốc mang tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa điển
hình, nóng quanh năm, nhiệt độ trung bình từ 24 - 27, chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa
khô bắt đầu từ tháng 11 âm lịch đến tháng 4 âm lịch năm sau và mùa mưa bắt đầu
từ tháng 5 âm lịch đến tháng 10 âm lịch năm sau. Do ảnh hưởng của biển nên chế
độ nhiệt ở đây điều hòa trong năm và trong ngày. Phú Quốc là một đảo lớn có địa
hình núi thấp là chủ yếu, phần lớn các đỉnh có độ cao 300-400m, nhưng cũng có
những đỉnh cao trên 500m ở khu vực đông bắc đảo. Vì vậy, chế độ nhiệt ở đây
cũng phân hóa theo độ cao địa hình.
Hơn nữa, núi ở đây phân bố chủ yếu theo hướng Bắc Nam
nên rất thuận lợi cho việc giữ khơng khí nóng ẩm trong gió mùa
Tây Nam ở bên sườn tây và gây mưa lớn. Vì vậy, chế độ mưa ở
hầu hết lãnh thổ rất phong phú, chỉ trừ một phần lãnh thổ nhỏ ở
bên sườn đông có lượng mưa thấp hơn nhưng vẫn thuộc chế độ
mưa tương đối nhiều. Ngồi ra, chế độ khí hậu ở đây ít biến động
thất thường và ít xảy ra những hiện tượng thời tiết bất lợi có tính
thiên tai như: giá rét, sương muối, gió khơ nóng,… Tuy nhiên vẫn
có xảy ra bão và dông nhưng không nhiều.
- Chế độ bức xạ, mây, nắng:
Đảo Phú Quốc có chế độ bức xạ dồi dào, nhiều nắng và
tương đối ít mây. Lượng bức xạ năm đạt khoảng 135 140Kcal/cm2 năm. Trong bốn tháng (tháng 4 - 9) mưa nhiều, nhiều
mây, ít nắng, có lượng bức xạ tổng cộng thấp, dao động trong
khoảng 8 - 9Kcal/cm2 tháng. Hai tháng giữa mùa khô (tháng 2, 3)
22


rất nhiều nắng, ít mây nên có lượng bức xạ tổng cộng lớn nhất,

đạt khoảng 14 - 15Kcal/cm2 tháng.
Mỗi năm có khoảng 2340 giờ nắng, tất cả các tháng trong năm đều có trên
120 giờ nắng. Do nằm tương đối gần xích đạo, biến trình năm của giờ nắng mặc dù
mờ nhạt nhưng vẫn có dạng 2 cực đại và 2 cực tiểu. Cực đại chính rơi vào tháng 3,
đạt khoảng 270 giờ nắng/ tháng (tức là mỗi ngày có khoảng 8,7 giờ nắng); cực đại
phụ rơi vào tháng 7 chỉ đạt khoảng 158 giờ/ tháng (tức có khoảng 5,1 giờ nắng/
ngày). Hai cực tiểu là vào tháng 6 và 8, mỗi tháng chỉ có 126 – 128 giờ nắng (tức
chỉ 4,1 – 4,3 giờ nắng/ ngày). Vào mùa mưa tương đối ít nắng (tháng 6 đến tháng
11), cịn vào mùa khô lại rất nhiều nắng (từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau), mỗi
tháng đều có trên 200 giờ nắng.
Ngược lại với giờ nắng, lượng mây tổng quan trung bình năm ở đây đạt trị số
tương đối thấp và cũng phân bố theo hai mùa và không trùng với hai mùa gió.
Lượng mây tổng quan trung bình năm khơng nhiều, chỉ đạt 6,4/10 bầu trời. Vào
mùa mưa, trời tương đối nhiều mây (đạt 6,4 – 8,2/10 bầu trời). Trong khi đó vào
mùa khơ trời quang, ít mây (chỉ đạt khoảng 4,4 – 5,6/10 bầu trời).
Như vậy, chế độ bức xạ, mây, nắng ở đảo Phú Quốc dồi dào và phân bố theo
hai mùa mưa và khô rõ rệt: mùa khơ, bức xạ lớn, nhiều nắng, ít mây; cịn mùa mưa
tương đối ít nắng và nhiều mây.
- Chế độ gió:
Chế độ gió ở Phú Quốc phản ánh rất rõ chế độ hồn lưu chung của khu vực.
Mùa khơ là mùa hoạt động của gió mùa đơng bắc, gió thổi chủ yếu theo hướng
đông và đông bắc. Đầu mùa khô (tháng 11, 12) gió thổi theo hướng đơng bắc với
tần suất 40 – 50%, cịn gió đơng chỉ chiếm 23 – 26%; sau đó (tháng 1 đến tháng 3)
gió chuyển sang thổi theo hướng đông với tần suất 35 – 40%. Giữa mùa mưa
23


(tháng 6 - 8) mùa hoạt động của hoàn lưu gió mùa tây nam, gió thổi chủ yếu theo
hướng tây với tần suất 40 – 47%, gió mùa tây nam với tần suất 20 – 27%. Các
tháng chuyển tiếp giữa hai mùa như các tháng 4, 5, 9, 10 gió thổi theo các hướng

đông, đông bắc, tây nam và tây với tần suất dao động trong khoảng 15 – 25%.
Do điều kiện địa hình của đảo có dãy Hàm Ninh gần như chạy dọc theo
hướng bắc nam và sát theo bờ đông của đảo nên hầu hết lãnh thổ bên sườn tây có
phần trăm lặng gió thấp vào mùa mưa, dao động trong khoảng 5 - 8%, vào mùa
khơ thì gió tương đối lớn, dao động trong khoảng 20 – 25% do là sườn khuất gió.
Một phần lãnh thổ nhỏ bên sườn đơng của đảo thì có hiện tượng ngược lại.
Tốc độ gió trung bình ở đây thuộc tốc độ gió vừa phải, đạt 2,9m/s năm. Ở
sườn tây, sườn đón gió mùa tây nam có tốc độ gió trung bình tương đối lớn vào
mùa mưa với vận tốc gió trung bình đạt > 3m/s tháng, nhất là vào ba tháng 6,7,8 có
vận tốc gió trung bình > 4m/s tháng.Vào mùa khơ tốc độ gió vừa phải dao động
trong khoảng 1,8 – 2,9m/s. Còn ở phần nhỏ lãnh thổ bên sườn đơng thì ngược lại,
tốc độ gió trung bình tương đối lớn vào mùa khô và tương đối thấp vào mùa mưa.
Do ảnh hưởng của điều kiện địa hình và hồn lưu chung của khu vực nên chế
độ gió ở đây phân hóa tương đối rõ theo mùa và hai bên sườn núi của đảo.
- Chế độ nhiệt:
Đảo Phú Quốc bao gồm dãy núi có độ cao dưới 300 – 400m là chủ yếu, chỉ
có một vài đỉnh có độ cao trên 500m nên đại bộ phần lãnh thổ của đảo có nền nhiệt
cao. Ở những vùng có độ cao dưới 400m, nhiệt độ trung bình năm dao động từ 25
– 27,2, tương đương tổng nhiệt năm dao động trong khoảng 9000 – 9900. Đây là
vùng có điều kiện nhiệt đủ tiêu chuẩn của vùng nhiệt đới điển hình. Chỉ những
vùng có độ cao trên 400m mới có nhiệt độ trung bình năm < 25, tức có tổng nhiệt
năm < 9000.
24


Mặc dù nằm tương đối gần xích đạo nhưng biến trình năm của nhiệt độ vẫn
có dạng một cực đại vào tháng 4 và tháng 5 (28,6) ở dưới thấp và đạt khoảng 27 ở
độ cao trên 400m. Còn một cực tiểu vào tháng 1 đạt 25,6 ở dưới thấp và đạt
khoảng 24 ở độ cao 400m.
Do chuyển động biểu kiến của mặt trời và ảnh hưởng của biển nên nhiệt độ

khơng khí thay đổi rất ít trong năm và trong ngày. Giá trị biên độ nhiệt năm ở đây
rất nhỏ đạt khoảng 3, còn biên độ ngày đêm trung bình năm đạt khoảng 6,1. Vào
mùa mưa, tỷ số này tương đối thấp đạt từ 4,3đến 4,7; còn vào mùa khơ thì biên độ
nhiệt ngày đêm lại tương đối cao, dao động trong khoảng 6,4 – 8,3.
Những giá trị cao nhất của nhiệt độ có thể lớn hơn 35 vào các tháng 1 – 5,
đạt trị số cao nhất vào tháng 3 (38,1) ở vùng dưới thấp, còn các tháng còn lại trong
năm (tháng 6 đến tháng 12) chỉ đạt 33 – 34. Ở các vùng cao trị số này ít khi vượt
quá 35. Những giá trị thấp nhất của nhiệt độ không xuống dưới 15 ở tất cả các
tháng trong năm, phần lớn dao động trong khoảng từ 16 – 22. Như vậy, chế độ
nhiệt ở đây điều hòa, nóng quanh năm ở những vùng thấp nhưng khơng có thời kỳ
quá nóng. Biên độ dao động nhiệt nhỏ trong năm cũng như trong ngày.
- Chế độ mưa ẩm:
Do điều kiện địa hình thuận lợi cho việc đón gió mùa tây nam nên đại bộ
phận lãnh thổ của đảo có chế độ mưa ẩm phong phú. Tổng lượng mưa năm lớn ở
bên sườn tây, sườn đón gió mùa tây nam dao động trong khoảng 2500 – 3000mm.
Cịn bên sườn đơng chỉ chiếm một phần nhỏ diện tích của đảo, khơng thuận lợi cho
việc đón gió mùa tây nam nên có lượng mưa năm thấp hơn ở sườn tây, tổng lượng
mưa năm trong khoảng 2200 – 2500mm.
Mùa mưa trên đảo Phú Quốc kéo dài 8 tháng (từ tháng 4 đến tháng 11) với
lượng mưa chiếm khoảng 93 – 94% tổng lượng mưa năm. Mùa ít mưa kéo dài 4
25


×