BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA
CHƯ YANG SIN - TỈNH ĐAKLAK
Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ TRANG
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2008 - 2012
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 05 năm 2012
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH
THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA CHƯ YANG SIN - TỈNH ĐAKLAK
Tác giả
Nguyễn Thị Trang
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kĩ sư ngành Quản lý môi trường
Giáo viên hướng dẫn
Thạc sĩ Nguyễn Anh Tuấn
Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 05 năm 2012
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
*************
**********
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Khoa: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI
Họ và tên SV: NGUYỄN THỊ TRANG
MSSV: 08157234
Khóa học: 2008 – 2012
Lớp: DH08DL
1. Tên đề tài: Quản lý tài nguyên rừng và phát triển du lịch sinh thái tại Vườn
quốc gia Chư Yang Sin, huyện Krông Bông, tỉnh Đak Lak.
2. Nội dung KLTN: SV phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
Tìm hiểu về công tác quản lý và bảo vệ rừng:
Thực trạng rừng, những mối đe dọa ảnh hưởng đến tài nguyên rừng và hậu quả,
Kết quả công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng của VQG từ khi VQG thành
lập,
Những thiếu sót trong công tác quản lý bảo vệ rừng,
Sự hợp tác của cộng đồng dân cư trong việc bảo vệ rừng.
Tìm hiểu về hoạt động DLST:
Tiềm năng để phát triển DLST,đánh giá mức độ đa dạng về tài nguyên với các
KBTTN, VQG lân cận khác bằng phương pháp so sánh,
Thực trạng tổ chức hoạt động DLST tại VQG.
Dự đoán mức độ thỏa mãn của du khách khi đến với VQG.
Sự tham gia của người dân cùng tham gia vào hoạt động DLST.
Dựa vào phân tích SWOT xác định những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách
thức của vườn từ đó tìm ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ rừng,
giảm thiểu tác động của người dân tới rừng, duy trì các giá trị ĐDSH, thúc đẩy phát
triển DLST và góp phần bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời đem lại lợi ích cho
người dân địa phương.
3. Thời gian thực hiện: từ tháng 01 đến tháng 06 năm 2012.
4. Họ và tên GVHD: ThS. NGUYỄN ANH TUẤN – Giảng viên Khoa Môi trường
và Tài Nguyên.
Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn.
Ngày ….. tháng ….. năm 2012
Ban Chủ nhiệm Khoa
Ngày ….. tháng ….. năm 2012
Giáo viên hướng dẫn
ThS. NGUYỄN ANH TUẤN
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình tôi đã luôn bên cạnh và là điểm tựa vững
chắc cho tôi trong suốt những năm qua.
Tôi xin gửi tình cảm chân tình đến thầy Nguyễn Anh Tuấn, người đã luôn tận tâm
hướng dẫn, chỉ dạy, hỗ trợ và đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
này.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy cô khoa Môi trường và Tài nguyên trường
Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh trong suốt 4 năm qua đã truyền đạt cho tôi
nhiều kinh nghiệm quý báu trên giảng đường để tôi thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến các chú, anh, chị công tác tại Vườn Quốc Gia Chư
Yang Sin đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình làm đề tài.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến các bạn trường đại học Tây Nguyên và đại
học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã luôn bên cạnh, động viên tôi, giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
i
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài nghiên cứu “Quản lý tài nguyên rừng và phát triển du lịch sinh thái tại
Vườn Quốc Gia Chư Yang Sin - tỉnh Đak Lak” được tiến hành từ ngày 02 tháng 01
đến ngày 02 tháng 05 năm 2012. Bằng các phương pháp nghiên cứu tài liệu, khảo sát
thực địa, điều tra xã hội học, xử lý số liệu, phương pháp so sánh, phân tích SWOT…
Đề tài này nhằm tổng hợp những thông tin về công tác quản lý bảo vệ rừng, những
mối đe dọa ảnh hưởng đến rừng; khái quát tiềm năng, hiện trạng phát triển DLST trên
cơ sở đó đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác
quản lý bảo vệ rừng và thúc đẩy phát triển DLST ở VQG Chư Yang Sin trong thời
gian tới.
Nội dung của khóa luận bao gồm 5 chương:
- Chương 1: Mở đầu
- Chương 2: Tổng quan
- Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
- Chương 4: Kết quả thực hiện
- Chương 5: Kết luận – kiến nghị
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................i
TÓM TẮT KHÓA LUẬN .............................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. vii
DANH SÁCH BẢN ĐỒ ............................................................................................... vii
DANH SÁCH BẢNG BIỂU ....................................................................................... viii
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ ............................................................................................. viii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU...................................................................................................1
1.1 - TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................1
1.2 - MỤC ĐÍCH .........................................................................................................2
1.3 - PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................................................2
1.4 - ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................2
1.5 - Ý NGHĨA THỰC TIỄN ......................................................................................2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................4
2.1 - CƠ SỞ THỰC HIỆN LUẬN VĂN ....................................................................4
2.1.1 - Cơ sở pháp lý ...............................................................................................4
2.1.2 - Cơ sở lý thuyết .............................................................................................4
2.1.3 - Cơ sở thực tiễn .............................................................................................5
2.2 - CÁC KHÁI NIỆM ..............................................................................................6
2.2.1 - Vườn Quốc Gia ............................................................................................6
2.2.2 - Khu bảo tồn thiên nhiên ...............................................................................6
2.2.3 - Vùng chim đặc hữu ......................................................................................6
2.2.4 - Rừng .............................................................................................................6
2.2.5 - Quản lý tài nguyên rừng bền vững ...............................................................6
2.2.6 - Vùng đệm .....................................................................................................7
2.2.7 - Du lịch ..........................................................................................................7
2.2.8 - Du lịch sinh thái ...........................................................................................7
2.2.9 - Tài nguyên du lịch ........................................................................................7
2.2.10 - Những đặc trưng cơ bản của DLST ..............................................................7
iii
2.2.11 - Các nguyên tắc cơ bản của DLST ................................................................7
2.3 - TỔNG QUAN VỀ VƯỜN QUỐC GIA CHƯ YANG SIN................................8
2.3.1 - Lịch sử hình thành ........................................................................................8
2.3.2 - Điều kiện tự nhiên ........................................................................................8
2.3.2.1 - Vị trí địa lý..............................................................................................8
2.3.2.2 - Quy mô diện tích và phân khu chức năng ............................................10
2.3.2.3 - Địa hình ................................................................................................10
2.3.2.4 - Địa chất .................................................................................................10
2.3.2.5 - Thổ nhưỡng ..........................................................................................11
2.3.2.6 - Thủy văn ...............................................................................................11
2.3.2.7 - Khí hậu .................................................................................................11
2.3.3 - Điều kiện kinh tế - xã hội ...........................................................................12
2.3.3.1 - Dân tộc, dân cư .....................................................................................12
2.3.3.2 - Văn hóa .................................................................................................12
2.3.3.3 - Giáo dục ................................................................................................12
2.3.3.4 - Cơ sở vật chất .......................................................................................13
2.3.3.5 - Hoạt động kinh tế .................................................................................13
2.3.4 - CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA VƯỜN QUỐC GIA ............................15
2.3.5 - ĐƠN VỊ QUẢN LÝ ...................................................................................16
2.3.6 - NGUỒN NHÂN LỰC, BỘ MÁY TỔ CHỨC ...........................................16
2.3.6.1 - Nhân sự .................................................................................................16
2.3.6.2 - Sơ đồ bộ máy của Vườn quốc gia ........................................................16
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................18
3.1 - NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................................................18
3.2 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................18
3.2.1 - Nghiên cứu tài liệu .....................................................................................18
3.2.2 - Phương pháp bản đồ ...................................................................................19
3.2.3 - Phương pháp khảo sát thực địa và điều tra xã hội học...............................19
3.2.4 - Phương pháp xử lý số liệu..........................................................................21
3.2.5 - Phươngpháp so sánh...................................................................................21
3.2.6 - Phương pháp phân tích SWOT ..................................................................21
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THỰC HIỆN.........................................................................23
iv
4.1 - TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DLST ....................23
4.1.1 - Hệ thực vật rừng.........................................................................................24
4.1.1.1 - Các luồng thực vật ................................................................................24
4.1.1.2 - Đa dạng về kiểu rừng............................................................................25
4.1.1.3 - Đa dạng về hệ thực vật .........................................................................26
4.1.2 - Hệ động vật ................................................................................................28
4.1.3 - Những tiềm năng du lịch khác ...................................................................31
4.2 - CÁC MỐI ĐE DỌA ĐẾN TÀI NGUYÊN RỪNG ..........................................33
4.2.1 - Phát triển cơ sở hạ tầng ..............................................................................33
4.2.2 - Sự di dân ồ ạt vào vùng đệm ......................................................................35
4.3 - CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG TẠI VQG CHƯ YANG SIN ........41
4.3.1 - Những kết quả đạt được trong công tác quản lý bảo vệ rừng ....................41
4.3.2 - Những thiếu hụt trong công tác quản lý bảo vệ rừng....................................49
4.4 - HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI ....................................51
4.4.1 - Nhân sự ......................................................................................................51
4.4.2 - Hoạt động du lịch .......................................................................................51
4.4.3 - Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ....................................................................52
4.4.4 - Những tuyến du lịch có thể đầu tư và sử dụng trong tương lai..................53
4.4.5 - Đánh giá mức độ thỏa mãn ........................................................................53
4.5 - ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP.....................................................................................55
4.5.1 - Phân tích SWOT ........................................................................................55
4.5.2 - Phân tích chiến lược ...................................................................................57
4.5.3 - Tích hợp các giải pháp chiến lược .............................................................59
4.5.3.1 - Giải pháp ưu tiên hàng đầu ...................................................................59
4.5.3.2 - Giải pháp ưu tiên tiếp theo ...................................................................61
4.5.3.3 - Giải pháp xem xét .................................................................................61
4.6 - ĐỀ XUẤT TOUR DU LỊCH CHO VQG .........................................................62
4.7 - ĐỀ XUẤT TỜ RƠI QUẢNG BÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH CHO VQGCYS .62
4.8 - HẠN CHẾ ĐỀ TÀI ...........................................................................................65
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ....................................................................66
5.1 - KẾT LUẬN .......................................................................................................66
5.2 - KIẾN NGHỊ ......................................................................................................67
v
5.2.1 - Đối với bảo vệ rừng ...................................................................................67
5.2.2 - Đối với hoạt động du lịch...........................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................69
PHỤ LỤC ......................................................................................................................71
PHỤ LỤC 1: PHỤ LỤC HÌNH ẢNH ........................................................................72
PHỤ LỤC 2: PHỤ LỤC BẢNG BIỂU ......................................................................78
PHỤ LỤC 2.1: TÌNH HÌNH DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG VÙNG ĐỆM VQGCYS
78
PHỤ LỤC 2.2: THÀNH PHẦN DÂN TỘC...........................................................79
PHỤ LỤC 3: PHU LỤC PHIẾU KHẢO SÁT ...........................................................81
PHỤ LỤC 3.1: MẪU PHIẾU KHẢO SÁT NGƯỜI DÂN ....................................81
PHỤ LỤC 3.2: MẪU PHIẾU KHẢO SÁT BAN QUẢN LÝ VQG ......................83
PHỤ LỤC 3.3: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA NGƯỜI DÂN ..........................................84
PHỤ LỤC 3.4: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA BAN QUẢN LÝ VQG ............................88
PHỤ LỤC 4: TOUR CHƯ YANG SIN ....................................................................90
vi
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
ĐDSH
Đa dạng sinh học
DLST
Du lịch sinh thái
ĐVHD
Động vật hoang dã
KBTTN
Khu bảo tồn thiên nhiên
VQGCYS
Vườn Quốc GiaChư Yang Sin
EBA
Vùng Chim Đặc hữu
UNESCO
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
IWBM
Lồng ghép quản lý nguồn nước và đa dạng sinh học
IUCN
Liên minh quốc tế bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên
UBND
Ủy ban nhân dân
TP.BMT
Thành phố Buôn Ma Thuột
TT
Thứ tự
D.Tích
Diện tích
Ha
Hecta
BQLVQG
Ban quản lý Vườn Quốc Gia
BLĐ
Ban lãnh đạo
BGĐ
Ban giám đốc
QLBVR
Quản lý bảo vệ rừng
PCCR
Phòng chống cháy rừng
PCCC
Phòng cháy chữa cháy
GDMT & DVMTR Giáo dục môi trường và dịch vụ môi trường rừng
TNHHMTVXNK
Trách nhiệm hữu hạngmột thành viênxuất nhập khẩu
DANH SÁCH BẢN ĐỒ
Bản đồ 2.1: Vị trí VQG Chư Yang Sin...........................................................................9
Bản đồ 4. 1: Các dự án phát triển cơ sở hạ tầng trong VQG Chư Yang Sin ................34
Bản đồ 4. 2: Mạng lưới phân bố các trạm kiểm lâm VQG Chư Yang Sin ...................43
Bản đồ 4. 3: Đề xuất mở rộng VQG Chư Yang Sin .....................................................47
vii
DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tổng hợp diện tích các phân khu chức năng và vùng đệm ..........................10
Bảng 2.2: Diện tích rừng giao khoán khoanh nuôi bảo vệ ...........................................14
Bảng 2.3: Nhân sự của Vườn Quốc Gia .......................................................................16
Bảng 2.4: Sơ đồ bộ máy của Vườn Quốc Gia ..............................................................17
Bảng 4.1: Kiểu thảm thực vật VQG Chư Yang Sin......................................................25
Bảng 4.2: Thành phần hệ thực vật VQG Chư Yang Sin...............................................26
Bảng 4.3: Thành phần thực vật một số VQG và KBTTN ............................................27
Bảng 4.4: Thống kê thành phần hệ động vật VQG Chư Yang Sin ...............................28
Bảng 4.5: Sự đa dạng của khu hệ chim Chư Yang Sin với các Khu rừng đặc dụng khác .29
Bảng 4.6: Tình hình gia tăng dân số của hai huyện 1996 - 2010 .................................36
Bảng 4.7: Các phương thức quản lý của VQG đối với các hành vi vi phạm lâm luật .48
Bảng 4.8: Các công ty du lịch tổ chức tour đến VQG Chư Yang Sin ..........................52
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1:Che phủ thực vật và chất lượng rừng ở VQG Chư Yang Sin ...................23
Biểu đồ 4.2: Phạm vi khai thác gỗ chủ yếu ..................................................................38
Biểu đồ 4. 3:Số đợt tuần tra rừng ..................................................................................41
Biểu đồ 4.4:Số lượng các vụ vi phạm được phát hiện ..................................................41
Biểu đồ 4. 5: Mức độ nhận giao khoán rừng của người dân ........................................42
Biểu đồ 4. 6: Số buổi tuyên truyền ...............................................................................45
Biểu đồ 4. 7:Mức độ tham gia vào các buổi tuyên truyền bảo vệ rừng của người dân 45
Biểu đồ 4.8:Mức độ đồng tình của người dân tổ chức các buổi tuyên truyền ..............46
Biểu đồ 4. 9:Mức độ tham gia vào công tác bảo vệ rừng của người dân .....................46
Biểu đồ 4. 10: Mức độ tham gia của người dân vào hoạt động du lịch của VQG........54
Biểu đồ 4. 11:Mức độ hiểu biết về VQG Chư Yang Sin ..............................................54
viii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 - TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Là một trong số ít đất nước trên thế giới có được những điều kiện thiên nhiên
phong phú, Việt Nam có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, rừng kéo theo suốt chiều
dài đất nước đem lại nhiều nguồn lợi cho nước ta. Nhưng hiện nay khi dân số tăng
nhanh, nền kinh tế phát triển đang gia tăng sức ép lên đất đai và các nguồn tài nguyên
khác. Tài nguyên rừng ngày càng bị thu hẹp về diện tích vì bị tàn phá nặng nề kéo theo
những hiểm họa khổng lồ mang tính chất toàn cầu như làm biến dạng hệ sinh thái, tăng
nguy cơ khan hiếm nước, biến đổi khí hậu, gia tăng các tai họa thiên nhiên... Vì vậy,
hiện nay vấn đề quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng được coi là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.
Việc thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia,… có ý nghĩa hết sức
quan trọng để duy trì và bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nếu tận dụng tốt lợi
thế của rừng để phát triển du lịch sinh thái - xu thế thời thượng của nhiều nước trên thế
giới - sẽ mang lại những nguồn lợi kinh tế xã hội vô cùng to lớn mà chúng ta không
thể ngờ tới. Bên cạnh đó còn giúp nâng cao hình ảnh của đất nước Việt Nam trong mắt
du khách trong và ngoài nước. Điều quan trọng nhất là không làm lãng phí và hủy hoại
đi nguồn tài nguyên rừng vô cùng quý giá mà không phải quốc gia nào cũng có được.
Tây Nguyên là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt
là tài nguyên rừng. Với diện tích và đất rừng nhiều, là nơi sinh thuỷ của hơn 22 dòng
sông, là địa bàn cực kỳ quan trọng về môi trường sinh thái không chỉ cho khu vực Tây
Nguyên mà còn đối với các tỉnh duyên hải miền Trung, miền Đông Nam Bộ - Thành
phố Hồ Chí Minh và vùng hạ lưu sông Mê Kông. Nơi đây còn được biết đến là vùng
đất có bản sắc văn hóa rất đặc biệt, độc đáo và đa dạng, là quê hương của không gian
văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi
vật thể của nhân loại nên có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch.
Tuy nhiên, trong những năm qua diện tích rừng Tây Nguyên đang bị giảm sút với
mức độ đáng lo ngại, đặc biệt là ở Đắk Lắk, một số loài động thực vật đang có nguy cơ
biến mất do bị tác động của con người và sự biến đổi môi trường. Hiện tỉnh Đắk Lắk
có sáu Vườn Quốc Gia và Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên. Đây là những khu rừng đặc
dụng phát triển các vùng sinh thái khác nhau và có nhiều động thực vật quý hiếm đang
được bảo vệ nghiêm ngặt.
1
Với diện tích rộng lớn 59.521,9 ha đứng thứ 6 cả nước và được xem là một trong
các khu rừng nguyên sinh cổ xưa còn lại ở Việt Nam. VQG Chư Yang Sin đang bảo vệ
một diện tích rừng có tầm quan trọng rất lớn về ĐDSH cũng như bảo vệ vùng đầu
nguồn của sông Srepok – một trong những chi lưu lớn nhất của sông Mê Kông và đặc
biệt có ý nghĩa rất lớn trong bối cảnh hiện nay. Với địa hình núi cao, có nhiều thung
lũng nhỏ hẹp và hệ thống sông suối chằng chịt bao bọc xung quanh VQG Chư Yang
Sin đã tạo nên những cảnh quan khá ngoạn mục, hấp dẫn. Sự phong phú của các thảm
thực vật rừng và sự đa dạng của hệ động thực vật rừng đã tạo nên bức tranh thiên
nhiên đầy quyến rũ và môi trường trong lành… hứa hẹn nhiều tiềm năng để phát triển
DLST. Tuy nhiên, hiện nay rừng của VQG đang gặp phải nhiều mối đe dọa gây sức ép
lên tài nguyên rừng, đe doạ đến sự ĐDSH và ảnh hưởng đến những tiềm năng phát
triển DLST. Vì vậy, tôi đã thực hiện đề tài “Quản lý tài nguyên rừng và phát triển du
lịch sinh thái tại Vườn Quốc Gia Chư Yang Sin - tỉnh Đak Lak”
1.2 - MỤC ĐÍCH
Mục đích của đề tài là đánh giá hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng và hiện trạng
phát triển DLST tại VQG Chư Yang Sin. Từ đó đề ra các định hướng và giải pháp để
nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng và thúc đẩy phát triển DLST trong
thời gian tới.
1.3 - PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Thời gian nghiên cứu: từ ngày 02 tháng 01 đến ngày 02 tháng 05 năm 2012.
Phạm vi nghiên cứu: Vườn Quốc Gia Chư Yang Sin và 10 xã vùng đệm nằm sát
ranh giới VQG.
1.4 - ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
VQG mới thành lập cách đây không lâu nên còn nhiều nhiều tiềm năng chưa được
khám phá, các nghiên cứu của các chuyên gia về nhiều lĩnh vực đặc biệt là về mảng
DLST còn ít. Vì vậy, đề tài này sẽ đóng góp một phần vào phân tích các tiềm năng và
đề xuất các định hướng phát triển DLST tại đây.
1.5 - Ý NGHĨA THỰC TIỄN
Về mặt xã hội: Tạo điều kiện để mọi người có thể hiểu được giá trị trực tiếp và
gián tiếp của tài nguyên thiên nhiên tại đây, nó có tầm quan trọng như thế nào trong
bối cảnh hiện nay. Từ đó, nâng cao ý thức của con người trong việc bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên và phát huy tiềm năng vốn có của nó.
2
Về mặt bảo vệ tài nguyên thiên nhiên:
+ Đối với các nhà hoạch định chính sách, các nhà quy hoạch bảo tồn, các tổ
chức, cơ quan,… có được các thông tin hữu ích về nguồn tài nguyên đang
có; thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng và hoạt động phát triển DLST
tại VQG nhằm đưa ra các chính sách phù hợp vừa bảo vệ được tài nguyên,
vừa nâng cao hiệu quả công tác quản lý rừng, đồng thời thúc đẩy phát triển
hoạt động DLST.
+ Khuyến khích người dân sử dụng hợp lý và có ý thức bảo vệ tài nguyên
rừng.
+ Đối với học sinh, sinh viên đây sẽ là nguồn tài liệu giúp họ nâng cao hiểu
biết và quan tâm đến tài nguyên thiên nhiên của VQG.
Về mặt kinh tế: Biết được những giá trị của VQG từ đó có những dự án đầu tư
hạn chế sự tổn hại từ tự nhiên hoặc từ con người lên nguồn tài nguyên vốn có của
vườn và có thể thu được lợi nhuận để bảo vệ rừng, động thực vật rừng, phát huy tiềm
năng vốn có để phát triển du lịch sinh thái.
3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 - CƠ SỞ THỰC HIỆN LUẬN VĂN
2.1.1 - Cơ sở pháp lý
Luật bảo vệ & phát triển rừng được quốc hội thông qua ngày 03/12/2004.
Luật du lịch được quốc hội thông qua ngày 14/06/2005.
Luật đa dạng sinh học được quốc hội thông qua ngày 03/11/2008.
Quyết định số 92/2002/QĐ-TTg, ngày 12 tháng 7 năm 2002 của Thủ tướng
Chính phủ về việc chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Chư Yang Sin thành Vườn
quốc gia trong hệ thống các khu rừng đặc dụng Việt Nam.
Quyết định số 661/1998/QĐ-TTg, ngày 29 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng
Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5
triệu ha rừng.
Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg, ngày 12 tháng 11 năm 2001 của Thủ tướng
Chính phủ, về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ hộ gia đình, cá nhân, được giao, được thuê,
nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.
2.1.2 - Cơ sở lý thuyết
Dựa trên các giá trị khoa học của tài nguyên rừng và các giá trị về tự nhiên, văn
hoá xã hội của VQG Chư Yang Sin được điều tra từ năm 2005 đến năm 2010. Những
giá trị này đã được tổng hợp và đánh giá trong các báo cáo chuyên đề dưới đây:
+ Báo cáo đa dạng sinh học VQG Chư Yang Sin.
+ Báo cáo buôn bán động vật hoang dã và khai thác gỗ xung quanh VQG Chư
Yang Sin.
+ Báo cáo đánh giá kinh tế - xã hội hệ thống sinh kế vùng đệm VQG Chư
Yang Sin.
+ Báo cáo đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố, công dụng, bảo tồn của một
số loài lâm sản ngoài gỗ quan trọng ở VQG Chư Yang Sin.
Ngoài ra còn dựa trên các báo cáo khác như:
+ Kế hoạch quản lý bảo tồn VQG Chư Yang Sin giai đoạn 2010-2015.
+ Đánh giá các con đường dự kiến vàphát triển đường mòn trong vùng lõi.
+ Dự án đầu tư xây dựng VQG Chư Yang Sin giai đoạn 2011 – 2015.
+ Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện dự án IWBM.
4
2.1.3 - Cơ sở thực tiễn
Rừng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và đem lại nhiều lợi ích cho con người.
Trong thời gian qua diện tích rừng suy giảm kéo theo hàng loạt những hiểm họa khó
lường đang là vấn đề đáng lo ngại của nhân loại, đặc biệt là biến đổi khí hậu. Hàng
loạt biện pháp cùng với nhiều hành động có quy mô đã diễn ra với mục đích đảm bảo
các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ được gìn giữ cho những thế hệ tương lai sắp tới.
Đồng thời việc làm này cũng giúp hình thành nên những địa điểm du lịch hấp dẫn, thu
hút một lượng lớn du khách đến tham quan hàng năm. Tận dụng những lợi thế này
hoạt động DLST đã được triển khai tại các KBTTN, VQG.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của
DLST đến công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao nhận thức môi trường và
phát triển bền vững công đồng dân cư địa phương.
Weaver (2001); Peak, Innes và Dyer (2009) và Cho (2009) ghi nhận những
đóng góp của DLST đến việc bảo tồn tài nguyên như giảm sự xâm nhập bất hợp
pháp của công đồng dân cư địa phương vào VQG, giảm áp lực tăng trưởng của
cộng đồng dân cư địa phương đến khu vực tài nguyên lân cận.
Goodwin (1996) và Moscado (2008) chứng minh việc lồng ghép du lịch và bảo
tồn giúp phát triển mối quan hệ hợp tác giữa kiểm lâm và cộng đồng địa
phương trong cả công tác phát triển kinh tế địa phương, ngăn chặn khai thác tài
nguyên bất hợp pháp và cả việc bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa.
Do vậy ở nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, bên cạnh các lợi ích về kinh tế,
DLST còn được xem như một giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường sinh thái thông
qua quá trình làm giảm sức ép khai thác các nguồn lợi tự nhiên phục vụ nhu cầu của
khách du lịch, của người dân địa phương khi tham gia vào các hoạt động du lịch.
Hiện nay mô hình DLST ở nước ta đã và đang phát triển một cách nhanh chóng.
Các hoạt động DLST được hình thành dưới nhiều hình thức khai thác tiềm năng tài
nguyên du lịch tự nhiên khác nhau như du lịch tham quan, nghiên cứu ở một số VQG
như Cát Bà, Cúc Phương, Ba Bể,...; du lịch thám hiểm, nghiên cứu vùng núi cao như
Phanxipăng,…; thám hiểm hang động ở Phong Nha....Trước đây, nếu du lịch rừng
chưa được nhiều người biết đến thì nay ngày càng được chú trọng. Chính vì thế, việc
QLBVR tốt để duy trì những tiềm năng cho phát triển DLST là hết sức cần thiết. Đồng
thời, DLST cũng sẽ đóng góp tích cực cho bảo tồn tài nguyên thiên nhiên của VQG.
5
2.2 - CÁC KHÁI NIỆM
2.2.1 - Vườn Quốc Gia
Theo định nghĩa của Liên minh quốc tế bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên
nhiên (IUCN, 1994) thì vườn quốc gia được hiểu là: Khu vực tự nhiên của vùng đất
và/hoặc vùng biển, được chọn để:
bảo vệ tình trạng nguyên vẹn sinh thái của một hay nhiều hệ sinh thái cho các
thế hệ hiện tại và tương lai,
loại bỏ việc khai thác hay chiếm giữ không thân thiện đối với các mục đích của
việc chọn lựa khu vực và
chuẩn bị cơ sở cho các cơ hội tinh thần, khoa học, giáo dục, giải trí và thăm
quan, tất cả các cơ hội đó phải có tính tương thích về văn hóa và môi trường.
2.2.2 - Khu bảo tồn thiên nhiên
Khu bảo tồn thiên nhiên là một khu vực trên đất liền hoặc trên biển được khoanh
vùng để bảo vệ ĐDSH, các tài nguyên thiên nhiên và văn hoá đi kèm, được quản lý
bằng các công cụ pháp luật hoặc các hình thức quản lý có hiệu quả khác (IUCN, 1994).
2.2.3 - Vùng chim đặc hữu
Vùng chim đặc hữu (EBA) là vùng có ít nhất hai loài chim có vùng phân bố hẹp.
Một loài chim có vùng phân bố hẹp là loài có vùng sinh sản trên toàn cầu nhỏ hơn
50.000 km2.
2.2.4 - Rừng
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh
vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ
thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng
gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng
đặc dụng (Luật bảo vệ và phát triển rừng, 2004).
2.2.5 - Quản lý tài nguyên rừng bền vững
Theo ITTO (tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế), quản lý rừng bền vững là quá trình quản
lý những lâm phận ổn định nhằm đạt được một hoặc nhiều hơn những mục tiêu quản
lý rừng đã đề ra một cách rõ ràng, như đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và
dịch vụ mong muốn mà không làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng suất
tương lai của rừng và không gây ra những tác động không mong muốn đối với môi
trường tự nhiên và xã hội.
6
2.2.6 - Vùng đệm
Vùng đệm là vùng rừng, vùng đất hoặc vùng đất có mặt nước nằm sát ranh giới với
khu rừng đặc dụng, có tác dụng ngăn chặn hoặc giảm nhẹ sự xâm hại khu rừng đặc
dụng (Luật bảo vệ và phát triển rừng, 2004).
2.2.7 - Du lịch
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ
dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định (Luật du lịch Việt Nam, 2005).
2.2.8 - Du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá
địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững (Luật du lịch
Việt Nam, 2005).
2.2.9 - Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn
hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể
được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu
du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch (Luật du lịch Việt Nam, 2005).
2.2.10 - Những đặc trưng cơ bản của DLST
DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên về văn hoá bản địa.
Các đơn vị liên quan tham gia vào DLST có trách nhiệm tích cực bảo vệ môi
trường sinh thái, giảm thiểu tác động tiêu cực của du lịch đến môi trường và văn hoá.
Các phương tiện phục vụ DLST gồm: các trung tâm thông tin, đường mòn tự
nhiên, cơ sở lưu trú, ăn uống sinh thái, các tài liệu in ấn khác.
Các hướng dẫn viên vừa thực hiện chức năng thuyết minh giới thiệu, vừa giám
sát các hoạt động của du khách.
Thông qua hoạt động DLST, du khách được giáo dục và nâng cao nhận thức và
ý thức tôn trọng về môi trường thiên nhiên, nền văn hóa dân tộc.
Hoạt động DLST phải đem lại lợi ích về kinh tế - xã hội cho cộng đồng địa
phương, thu hút người dân địa phương tham gia bảo vệ môi trường.
2.2.11 - Các nguyên tắc cơ bản của DLST
Giáo dục nâng cao hiểu biết của du khách về môi trường tự nhiên qua đó tạo ý
thức tham gia của khách du lịch vào nỗ lực bảo tồn.
7
Góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái tự nhiên.
Góp phần bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa.
Tạo thêm công ăn việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.
2.3 - TỔNG QUAN VỀ VƯỜN QUỐC GIA CHƯ YANG SIN
2.3.1 - Lịch sử hình thành
Khu bảo tồn thiên nhiên Chư Yang Sin được thành lập theo Nghị Định 194/CT
ngày 9/8/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là thủ tướng Chính Phủ) với diện
tích tự nhiên là 59.278 ha, bao gồm phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 19.401 ha, và phân
khu phục hồi sinh thái 39.877 ha. Đến năm 2002, Khu bảo tồn thiên nhiên Chư Yang
Sin được nâng cấp lên thành Vườn Quốc Gia Chư Yang Sin theo quyết định
92/2002/QĐ-TTg ngày 12/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ với tổng diện tích tự
nhiên là 59.278 ha.
2.3.2 - Điều kiện tự nhiên
2.3.2.1 - Vị trí địa lý
VQGCYS nằm trên quốc lộ 27 đường đi Đà Lạt – Lâm Đồng, cách trung tâm
thành phố Buôn Ma Thuột 50 km về phía Đông Nam, nằm trên địa bàn các xã: Yang
Mao, Cư Drăm, Cư Pui, Hoà Phong, Hoà Lễ, Hoà Sơn, Khuê Ngọc Điền thuộc huyện
Krông Bông và các xã: Yang Tao, Bông Krang, Krông Nô thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk
Lắk.
Ranh giới:
+ Phía Đông: dọc sông Krông Bông đến ngã ba suối Ya Brô đến đường phân
thuỷ sông Krông Ana.
+ Phía Tây: từ suối Đắk Cao đến ngã ba suối Đắk Kial và đến đường phân
thuỷ giữa Đắk Cao và Đắk Phơi.
+ Phía Nam: dọc sông Krông Nô, ranh giới Đắk Lắk và Lâm Đồng. Giáp với
VQG Bidoup Núi Bà và rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim, tỉnh Lâm
Đồng,
+ Phía Bắc: bắt đầu từ thác Krông KMar qua dãy Chư Ju - Chư Jang Bông đến
suối Ea Ktuor.Giáp với khu bảo vệ cảnh quan Hồ Lak.
Toạ độ địa lý: Từ 12014’16” đến 12030’58” Vĩ độ Bắc.
Từ 108017’47” đến 108034’48’’ Kinh độ Đông
Trụ sở chính: thôn 2 – xã Yang Reh – huyện Krông Bông – tỉnh Đak Lak.
8
Bản đồ 2.1: Vị trí VQG Chư Yang Sin
(Nguồn: Ross Hughes, 2010, Đa dạng sinh học VQGCYS - Tỉnh Đăk Lăk, trang 3)
9
2.3.2.2 - Quy mô diện tích và phân khu chức năng
Diện tích vùng đệm của VQG Chư Yang Sin là 183.479 ha, nằm trên địa bàn các
huyện Lạc Dương, Lâm Hà thuộc tỉnh Lâm Đồng và các huyện Krông Bông, Lắk
thuộc tỉnh Đắk Lắk.
Bảng 2. 1:Tổng hợp diện tích các phân khu chức năng và vùng đệm
STT
1
Các phân khu chức năng và vùng đệm
Diện tích (ha)
Vùng lõi
59.521,9
Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt
58.488,5
Khu vực dịch vụ
2
Vùng đệm
3
Khu vực hành chính
Tổng
1.033,4
183.479,0
5,0
243.005,9
(Nguồn: Dự án đầu tư xây dựng VQGCYS - tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2011 – 2015).
2.3.2.3 - Địa hình
Địa hình VQG đặc trưng bởi đồi núi dốc và nhiều thung lũng hẹp. Độ cao dao động
từ 600 đến 2.442m, độ dốc lớn.
Sườn phía Bắc và phía Tây địa hình nâng cao đột ngột, phần lớn có độ dốc từ 250350, thậm chí một số nơi độ dốc > 350 .
Sườn phía Đông và phía Nam địa hình trải dài và được nâng lên từ từ, phần lớn có
độ dốc từ 200- 250.
2.3.2.4 - Địa chất
Yếu tố kiến tạo địa chất của VQG Chư Yang Sin thuộc miền uốn nếp Mê Zô Zôi
Nam Bộ, bao gồm ba phức hệ chủ yếu:
Phức hệ uốn nếp thành tạo lục nguyên biển màu xám (hệ Jura 1-2).
Phức hệ tạo núi thành tạo nguồn núi lửa màu đỏ (hệ Creta- K).
Phức hệ Ankroet, chiếm phần lớn diện tích tự nhiên về phía Bắc và phía Tây
VQG, thành tạo đá Granit tạo núi nhiều kiềm, tuổi MêZôZôi muộn (hệ J3- K1).
Đá mẹ mẫu chất hình thành đất ở khu vực VQG Chư Yang Sin, phân bố thành
vùng khá rõ như sau:
Nhóm đá Mac ma axit: Bao gồm các loại đá Granit, Riolit, Riolit-đaxit, Granit biotit
màu hồng, Granoxienit và alaskit. Trong đó đá Granit chiếm phần lớn diện tích trong
vùng có kiến trúc hạt màu trắng, xám, hồng hoặc hồng nhạt. Khoáng vật chính là
10
Fenspat chiếm từ 60- 65%, Thạch anh chiếm từ 30-35%. Phân bố ở vùng phía Bắc,
Đông Bắc và Tây khu vực VQG bao gồm các xã: Hoà Sơn, Khuê Ngọc Điền, Hoà
Lễ, Hoà Phong, Cư Pui, Cư Drăm và một phần diện tích xã Yang Mao, Bông Krang,
Krông Knô, là chủ yếu. Các loại đá khác phân bố trên một phần diện tích các xã
Yang Mao, Bông Krang và Krông Knô.
Nhóm đá trầm tích có kết cấu hạt thô gồm các loại đá cát, bột cát, sa thạch,
kolomerat. Phân bố chủ yếu ở xã Yang Mao về phía Đông và Nam của VQG.
2.3.2.5 - Thổ nhưỡng
Vườn quốc gia Chư Yang Sin có các nhóm đất chính như sau:
Đất mùn Alit trên núi cao (Ha),
Đất Feralit mùn vàng đỏ núi trung bình trên đá Macma axit (FHa),
Đất Feralit mùn vàng nhạt núi trung bình trên đá cát (FHc),
Nhóm đất Feralit đỏ vàng núi thấp trên đá Macma axit (Fa),
Nhóm đất Feralit vàng nhạt núi thấp trên đá cát (Fc).
2.3.2.6 - Thủy văn
VQG Chư Yang Sin có hệ thống nước mặt khá phong phú với mạng lưới sông suối
dày đặc ở cả sườn Bắc và sườn Nam. Mật độ sông, suối trong khu vực khoảng 0,35km/
km2. Phần lớn các sông suối trong VQG có dòng chảy quanh năm, chất lượng nước
mặt khá tốt, thường có độ khoáng hoá nhỏ, pH trung tính. Do đặc điểm của địa hình,
các con suối thường có lắm thác nhiều ghềnh, tạo nên những phong cảnh tuyệt đẹp, rất
hấp dẫn đối với khách du lịch.
2.3.2.7 - Khí hậu
Khu vực VQG Chư Yang Sin thuộc khí hậu Tây Nguyên, nhiệt đới gió mùa cận
xích đạo, nhưng do bị ảnh hưởng bởi núi cao nên khí hậu trong năm có hai mùa:
Mùa mưa ẩm bắt đầu từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 12, tập trung mưa nhiều vào
tháng 9, 10, 11.
Mùa nắng khô từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 4 năm sau, các tháng khô hanh nhất
là tháng 1, 2, 3; đây là những tháng thường xảy ra cháy rừng.
Nhiệt độ: Nhiệt độ không khí trung bình năm 220C, chế độ nhiệt trong khu vực khá
điều hoà, nhiệt độ cao nhất không quá 390C, thấp nhất không dưới 120C.
Lượng mưa: Đây là khu vực có lượng mưa tương đối lớn. Tổng lượng mưa trung
bình năm dao động từ (1800 - 2000mm). Độ ẩm tương đối trung bình năm là 84%.
11
2.3.3 - Điều kiện kinh tế - xã hội
2.3.3.1 - Dân tộc, dân cư
Kết quả điều tra dân số và lao động của 10 xã xung quanh VQG Chư Yang Sin đến
tháng 10 năm 2010 cho thấy vùng đệm VQG Chư Yang Sin có 70.736 nhân khẩu,
trong đó có 33.429 lao động, cho thấy tiềm năng lao động lớn (Phụ lục 2.1). Đây là
một lợi thế của vùng, có thể tận dụng được nguồn nhân lực tại chỗ, tạo công ăn việc
làm cho người dân, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Tuy nhiên lực lượng lao động ở đây chủ yếu là lao động làm nông lâm nghiệp, chất
lượng lao động còn thấp, tỷ lệ người lao động có chuyên môn và lao động có trình độ
cao còn ít.
Trước những năm 1998 cư dân trong vùng đệm chủ yếu là người dân tộc tại chỗ và
dân tộc Kinh. Đến những năm 1998 – 1999 đồng bào dân tộc phía Bắc (đặc biệt là
người H’Mông) đã di cư tự do đến địa bàn vùng đệm VQG Chư Yang Sin, đặc biệt di
cư nhiều vào địa phận huyện Krông Bông. Vì thế hiện nay, trong vùng đệm có nhiều
dân tộc sinh sống, dân tộc Kinh chiếm số đông nhất (49,84%), tiếp đến là dân tộc
M’Nông (29,2%), Ê Đê (10,26%), H’Mông (7,88%), và một số dân tộc khác như
Mường, Tày, Nùng (Phụ lục 2.2). Dân tộc Ê Đê và M’Nông là dân tộc tại chỗ, còn các
dân tộc khác di cư từ nơi khác đến mà đa số là từ phía Bắc. Các hộ dân trong vùng
sống tập trung theo các buôn, thôn dọc trục đường chính nằm ngoài ranh giới Vườn
Quốc Gia.
2.3.3.2 - Văn hóa
Các dân tộc ở đây còn giữ được nhiều phong tục tập quán và truyền thống đặc
trưng của dân tộc mình, đặc biệt vẫn còn lưu giữ được những phong tục tập quán của
dân tộc Tây nguyên như: chế độ mẫu hệ, một số phong tục khác như: lễ hội, ma chay,
cưới hỏi, quan hệ cộng đồng, họ tộc,… vẫn được duy trì và góp phần làm đậm đà bản
sắc văn hoá của người Tây Nguyên.
2.3.3.3 - Giáo dục
Giáo dục trong khu vực đã được chú trọng, hầu hết các xã đều có trường cấp I và
II. Mặc dù còn nhiều khó khăn về thiếu thốn về điều kiện học tập, sách vở nhưng nhìn
chung các trường đã khắc phục được tình trạng học 3 ca. Ngoài ra các xã đều có
trường mẫu giáo, có phân hiệu trường cấp I tại các thôn, bản tạo điều kiện thuận lợi
cho các em đến trường.
12
2.3.3.4 - Cơ sở vật chất
Giao thông
Hiện nay hầu hết các xã đều đã có đường liên xã, liên thôn nhưng phần lớn đều là
đường đất, hệ thống cầu, cống còn thiếu và xuống cấp. Hơn nữa do địa hình phức tạp,
điều kiện khí hậu khắc nghiệt, mùa mưa kéo dài dẫn đến sau mùa mưa các con đường
này bị hư hỏng nặng, thường xuyên phải tu bổ, sửa sang ảnh hưởng lớn đến việc đi lại và
công sức của nhân dân.
Điện
Hiện nay hầu hết các xã đã và đang triển khai đưa điện lưới về xã, thôn/bản. Tuy
nhiên, điện chỉ mới sử dụng cho sinh hoạt, phục vụ cho sản xuất còn hạn chế.
Nước sạch
Hiện nay chỉ có một số xã như Cư Đrăm, Yang Mao, Hòa Lễ đã có hệ thống nước
sạch do dự án DANIDA tài trợ, tuy nhiên đường ống dẫn của hệ thống nước này đang
bị hư hỏng, rò rỉ gây nên tình trạng hao hụt nhiều, còn lại hầu hết các xã người dân chủ
yếu sử dụng nước khoan hoặc giếng khơi. Vào mùa khô tình trạng thiếu nước sinh
hoạt và trồng trọt xảy ra ở hầu hết các xã, đặc biệt xã Krông Nô, Yang Tao thiếu nước
trầm trọng, gây khó khăn cho đời sống và canh tác của nhân dân.
Bưu chính viễn thông
Hiện nay 10/10 xã trong vùng đệm có bưu điện văn hoá xã, ngoài công tác phục vụ
nhân nhân trong việc liên lạc thông tin bưu điện còn là nơi đọc các sách, báo.
2.3.3.5 - Hoạt động kinh tế
Nông nghiệp
Hiện tại, vùng đệm VQGCYS có 1.6387,03 ha đất nông nghiệp, trong đó 3.234,1
ha là trồng lúa; 2.737,4 ha canh tác nương rẫy; 3.030,2 ha trồng cây công nghiệp và
7.385,3 ha trồng cây hàng năm (Phụ lục 2.3).Người dân chủ yếu làm nông, phần lớn là
trồng lúa, ngoài ra còn trồng các loại cây ngắn ngày và dài ngày khác như:
-
Cây ngắn ngày: ngô, khoai, sắn, thuốc lá,…
-
Cây dài ngày: cà phê, điều, tiêu, cao su,…
Trình độ canh tác của người dân còn tương đối lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ, trong
sản xuất còn mang nặng tính tự cung, tự cấp, năng suất cây trồng thấp, cơ cấu cây
trồng đơn giản, chưa áp dụng nhiều biện pháp canh tác mới nên hiệu quả chưa cao.
Chăn nuôi cũng đóng góp một phần đáng kể vào trong thu nhập của người dân.
13
Lâm nghiệp
Đời sống của người dân thiếu thốn, thu nhập thấp, không có công ăn việc làm, số
hộ nghèo nhiều thêm vào đó là tình trạng di cư của người H’Mông đến vùng đệm buộc
họ phải chia sẻ lợi ích và đất đai. Vì thế sẽ có những tác động lớn đến tài nguyên thiên
nhiên của VQG.
Nam giới thường vào rừng săn bắn, khai thác gỗ; phụ nữ và trẻ em thì vào rừng
kiếm củi, rau dại, … phục vụ cho bữa ăn hàng ngày. Để bảo vệ rừng, ổn định đời sống
cho người dân theo quyết định 178 và nhận khoán theo chương trình 661 VQG Chư
Yang Sin đã phối hợp với các thôn bản tổ chức cho các hộ làm các hương ước và cam
kết tham gia bảo vệ rừng, không đốt nương làm rẫy, không săn bắn, đặt bẫy, không thu
hái lâm sản làm ảnh hưởng đến tài nguyên rừng.
Bảng 2.2: Diện tích rừng giao khoán khoanh nuôi bảo vệ
Đơn vị: ha
Huyện
Tên xã
Giao rừng theo
Giao khoán theo
chương trình 178
chương trình 661
1. Cư Pui
2. Khuê Ngọc Điền
3.103
187,4
2.060
1.337,2
2.850
1.086,5
1.000
946,0
1.967
6. Yang Mao
3.522,1
3.020
7. Cư Đrăm
3.098,8
3. Hoà Sơn
Huyện Krông Bông 4. Hoà Phong
5. Hoà Lễ
8. Yang Tao
Huyện Lắk
1.982
9. Krông Nô
10. Bông Krang
Tổng
1.857
10.178
17.839
(Nguồn: Dự án đầu tư xây dựng VQGCYS- tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2011 – 2015)
Thương mại – dịch vụ
Hoạt động thương mại – dịch vụ chưa phát triển mạnh. Trong những năm qua
nhiều nhà đầu tư đã xây dựng các cơ sở kinh doanh thương mại về dịch vụ du lịch
khách sạn, tập trung chủ yếu ở thị trấn huyện Krông Kmar và gần các điểm du lịch
khác trong vùng nhưng chất lượng còn yếu kém, chưa đạt hiệu quả cao.
14