Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Cần chuẩn bị gì cho một phương pháp tự học hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.45 KB, 3 trang )

Cần chuẩn bị gì cho một phương pháp tự học hiệu
quả.
Ở bài viết “đổi mới phương pháp học tập bằng cách xóa bỏ các trở ngại
đối với học tập” chúng ta đã biết được 3 trở ngại lớn nhất trong học tập
của chúng ta đó chính là: “học miễn cưỡng- các trở ngại tinh thần- kỹ
thuật học tập lạc hậu”. Và ở bài viết tiếp theo này chúng ta sẽ được
hướng dẫn các thói quen học tập và chế ngự cảm giác sợ hãi, căng
thẳng, lo âu và tạo cho mình một phương pháp tự học hiệu quả.
Để có được một thói quen học tập, một phương pháp tự học hiệu quả
bạn cần lưu ý đến hai vấn đề : “chuẩn bị – áp dụng”
Cần chuẩn bị những gì để có phương pháp tự học hiệu quả
Đọc lướt:
Trước khi bắt tay vào làm việc gì, bạn cần đọc lướt qua hướng dẫn, tài
liệu giảng viên cung cấp cho bạn, tạp chí chuyên ngành ….Đọc lướt như
cách bạn thường làm trong nhà sách trước lúc mua quyển sách, mượn
tài liệu của trường. Bạn có thể lật nhanh từng trang, hoặc mở ngẫu
nhiên một số trang nào đó đểđịnh hình cho mình cách bố cục, trình
bày, mục lục, hình minh họa vị trí các phần tóm tắt, kết luận…….
Ấn định thời gian, số lượng:
Việc cần làm trước tiên là bạn phải ngồi vào bạn học, sau đó tự ấn định
cho mình một khoảng thời gian cụ thể, xác định bằng con số. Ví dụ như
ngồi vào bàn học, bạn tự đặt cho mình mục tiêu: “đọc 50 trang sách tài
liệu chuyên ngành trong vòng 20 phút” chẳng hạn. Ngoài ra việc xác
định thời gian, số lượng ngay từ đầu sẽ giúp bạn tránh được nỗi sợ hãi
theo bản năng về những điều bạn chưa biết. Bạn sẽ cảm thấy nặng nề
khi phải đọc 1 cuốn sách mà không biết mình sẽ đọc bao nhiêu trang
trong bao lâu, nhưng ngược lại nếu bạn ấn định rõ số lượng, thời gian
bạn cần đọc quyển sách bạn sẽ thấy nhẹ nhàng. Việc ấn định thời gian,
số lượng sẽ giúp bạn làm việc có hiệu quả, tăng năng suất hơn.
Năm phút ghi chú theo sơ đồ tư duy:
Sau khi ấn định thời gian, số lượng thì hãy ghi ra giấy những kiến thức


mình đã học, đọc từ môn học của mình. Bạn nên lưu ý là bạn ghi càng
nhiều, càng tốt, càng nhanh càng hiệu quả, và không được dành quá
năm phút cho phần chuẩn bị này nhé.
Nêu câu hỏi và xác định mục tiêu:
Sau khi đã dành năm phút ghi chú theo sơ đồ tư duy, bước tiếp theo
bạn cần phải tự đặt câu hỏi, xác định mục tiêu cho chính mình. Đại loại
như mình cần phải đọc sách gì liên quan đến chuyên ngành của mình,


và mục đích của việc đọc sách này là gì, chúng có liên quan đến vấn đề
mình đang gặp phải hay không. Tự đặt câu hỏi và xác định mục tiêu của
mình sẽ giúp bạn hạn chế được vấn đề lan mang trong học tập, tăng sự
tập trung cho học tập.

Sau chuẩn bị sẽ là áp dụng, vậy áp dụng như thế nào trong học tập để
có được một phương pháp tự học hiệu quả.
Đọc tổng quát:
Sẽ giúp bạn nắm được các phần minh họa trực quan của quyến sách.
Đọc trước các chủ điểm:
Nghĩa là xem trước nội dung sách, đọc trước các chủ điểm cũng giống
như cách bạn tự vạch ra tuyến đi cho mình từ điểm A đến B nên đi theo
đường dài, hay đường tắt. Lưu ý trong quá trình đọc trước các chủ
điểm bạn nên cố nhớ phẩn mở đầu, phần tóm tắt đầu tiên nhé. Những
phần này thường hàm chứa thông cốt lõi, nhờ đó mà bạn có cơ hội nắm
vững nội dung cốt lõi, mà không phí toàn bộ thời gian đọc.
Đọc chi tiết:
Sau giai đoạn đọc tổng quát, đọc trước các chủ điểm nếu bạn cảm thấy
thiếu thông tin thì hãy đọc chi tiết. Giai đoạn đọc chi tiết này được xem
như một phẩn bổ sung cho những thông tin còn bỏ ngỏ.
Đọc ôn lại:

Sau khi đã hoàn chỉnh các giai đoạn đọc tổng quát, đọc chủ điểm, đọc
chi tiết nếu như vẫn cần thêm thông tin để hoàn thành mục tiêu, hay trả


lời vấn đề cần giải quyết. Thì ở giai đoạn này bạn chỉ cần đọc lại những
phần chưa hoàn chỉnh và xem lại những phần mà bạn đã đánh dấu ở
trước đó.
Không quá khó để có được phương pháp tự học hiệu quả, chỉ cần bạn
biết mình chuẩn bị – áp dụng những gì đúng không nè.



×