Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bút ký Công tác dân vận của Đảng trong thời kỳ mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.77 KB, 4 trang )

1
Học viên: Đinh Huy Cường
Lớp: B129 - Học viện chính trị - Hành chính khu vực I
Bút Ký
Công tác dân vận của Đảng trong thời kỳ mới
1/ Thực trạng công tác dân vận tại tỉnh Lào Cai.
Ngay từ những ngày đầu cánh mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
khẳng định công tác vận động quần chúng là một nhiệm vụ chiến lược, có ý nghĩa
quyết định cho sự thành bại của cách mạng.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác dân vận trong thời kỳ mới, thời gian
qua công tác dân vận luôn được Lào Cai quan tâm và đã đạt được nhiều kết quả to
lớn trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống mọi mặt của nhân
dân.
Trong giai đoạn hiện nay, Tỉnh ủy đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo,
giao cho UBND tỉnh, các cơ quan, ban, ngành, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể căn
cứ chức năng, nhiệm vụ, quy chế làm việc, bám sát chương trình hành động của Tỉnh
ủy, các chỉ thị, nghị quyết, các chương trình, dự án đầu tư của Trung ương, chủ
trương của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh xây dựng kế hoạch, chương trình hành động
cụ thể của từng ngành, từng cấp nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết và từng bước
đưa Nghị quyết vào cuộc sống.
Bên cạnh đó, việc chỉ đạo triển khai, thực hiện Nghị quyết thời gian qua luôn
được gắn bó chặt chẽ với việc thực hiện Nghị Quyết Trung ương 7, khóa IX “Về phát
huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc”, “Về công tác dân tộc”, “Về công tác tôn
giáo” thể hiện qua sự phối hợp của các cấp các ngành trong việc vừa đề xuất, xây
dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các chính sách liên quan đến đoàn kết toàn dân,
công tác dân tộc, công tác tôn giáo vừa mở rộng đa dạng hóa các hình thức tập hợp
nhân dân nhằm xây dựng sự đồng thuận trong xã hội, đẩy mạnh phong trào thi đua
yêu nước, phát huy sức mạnh tập thể của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội,
củng cố quốc phòng an ninh...
Công tác dân vận của chính quyền các cấp đã có nhiều chuyển biến tích cực;
thể hiện rõ nét nhất trong cuộc vận động được tổ chức triển khai có hiệu quả, được


đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tham gia hưởng ứng tích cực.
Thông qua việc học tập, đã tạo sự chuyển mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện của
mỗi cá nhân, góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội.
Gắn với việc thực hiện tốt “Quy chế dân chủ ở cơ sở”, đến nay hầu hết các cơ
quan cấp tỉnh, 9/9 huyện, thành phố và 148/164 xã, phường, thị trấn thực hiện giải
quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”. Đây là một cách làm khoa học, tạo
nhiều điều kiện thuận lợi cho người dân; đồng thời giúp cho Mặt trận và các đoàn thể
1


2
tham gia xây dựng chính quyền và thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát theo quy
định.
Việc tổng kết một số chủ trương, nghị quyết của Đảng, Nhà nước về công tác vận
động quần chúng được tiến hành thường xuyên. Thông qua đó, đánh giá những việc
đã làm được, chưa làm được, tìm ra nguyên nhân để rút kinh nghiệm, đề ra giải pháp
khắc phục. Đồng thời, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức trong hệ thống
chính trị, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Các đoàn thể đã chú trọng củng cố,
xây dựng tổ chức đến địa bàn dân cư, chú trọng kiện toàn đội ngũ cán bộ chủ chốt ở
cấp cơ sở; đến nay cơ bản xóa thôn, bản, khu phố trắng tổ chức đoàn thể. Đặc biệt, từ
năm 2005 đến nay, mỗi năm kết nạp mới hàng nghìn đảng viên trên địa bàn toàn tỉnh
và cơ bản không còn thôn bản, đầu mối không có đảng viên. Các cấp ủy Đảng thường
xuyên quan tâm củng cố, kiện toàn tổ chức, đội ngũ cán bộ trong hệ thống dân vận.
Mỗi huyện, thành phố đã có từ 3 đến 6 cán bộ chuyên trách, đồng chí Trưởng ban là
Ủy viên Ban Thường vụ. Khối Dân vận cơ sở được củng cố tăng cường; công tác quy
hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số được chú
trọng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Thực hiện chủ trương "Hướng về cơ sở", cấp ủy từ tỉnh đến cơ sở đã phân công các
đồng chí ủy viên phụ trách từng địa bàn huyện, xã, thôn… giao nhiệm vụ cho từng
cấp ủy viên phụ trách địa bàn theo phương châm "nghe được dân nói, nói cho dân

hiểu và làm cho dân tin". Từ đó, giúp đội ngũ cán bộ cơ sở từng bước tự chủ được
công việc. Bên cạnh đó, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa” ngày càng đi vào chiều sâu và có hiệu quả. Đến hết năm 2010, toàn tỉnh đã có
80% số hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, 824 thôn bản, tổ dân phố văn hóa; có
1.670 khu dân cư tiên tiến. Các tầng lớp nhân dân luôn hăng hái hưởng ứng tham gia
ngày hội “Đoàn kết toàn dân” trong dip kỷ niệm ngày Mặt trận dân tộc thống nhất
vào ngày 18/11 hàng năm.
Các cấp, ngành, đoàn thể của địa phương đã tích cực tuyên truyền vận động nhân dân
tham gia ủng hộ quỹ “Vì người nghèo”, “Đền ơn đáp nghĩa”. Qua đó, đã huy động
được 789 nhà đại đoàn kết và hỗ trợ cho gần 7.000 hộ nghèo với tổng số tiền đạt trên
8,6 tỷ đồng; huy động toàn dân mở mới và nâng cấp 137 tuyến đường liên thôn, góp
phần nâng tổng số thôn, bản có đường giao thông là 1.780, trong đó nhân dân đóng
góp hàng triệu ngày công trị giá hàng 100 tỷ đồng. Với việc xã hội hóa xây dựng nhà
văn hóa, sinh hoạt cộng đồng theo hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm đã thực
hiện xây dựng được 196 nhà văn hóa với tổng kinh phí do nhân dân đóng góp trên 7,6
tỷ đồng...
Bài học kinh nghiệm rút ra từ công tác dân vận ở Lào Cai là có sự chỉ đạo sát sao của
cấp ủy Đảng các cấp, tạo điều kiện của chính quyền cùng với sự phối hợp thường
xuyên đồng bộ của các cấp, các ngành; đội ngũ cán bộ trong hệ thống dân vận, Mặt
trận và các đoàn thể không ngừng tu dưỡng, rèn luyện học tập, nâng cao trình độ,
năng lực công tác thực tiễn để làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính
2


3
quyền địa phương và thực hiện tốt công tác dân vận khéo. Những gì mà Lào Cai đạt
được từ công tác dân vận là rất đáng khích lệ. Làm tốt công tác dân vận chính là phát
huy sức mạnh nội lực của toàn dân vào việc khắc phục mọi khó khăn thực hiện tốt
các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội mà Đảng bộ đã đề ra. Đồng thời, tăng cường
sự đoàn kết trong cộng đồng dân cư và góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của

nhân dân vào việc xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh, làm cho quan hệ giữa
Đảng và dân thêm gắn bó.
2/ Những vấn đề cần giải quyết để tăng cường hiệu quả công tác dân vận
của Đảng trong giai đoạn hiện nay.
Để tăng cường hiệu quả công tác dân vận của Đảng trong giai đoạn hiện nay
cần thực hiện những vấn đề sau:
- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao trình độ mọi mặt cho nhân dân như giáo
dục chính trị, tư tưởng, giáo dục đạo đức và nếp sống cho nhân dân.
- Tạo điều kiện và tiền đề vật chất và pháp lý để động viên nhân dân nhằm
thực hiện thắng lợi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Tập hợp nhân dân vào các tổ chức khác nhau bao gồm: Các đoàn thể chính trị
- Xã hội; Các tổ chức xã hội – nghề nghiệp, nhu cầu sở thích, nhân đạo từ thiện, hữu
nghị và các hoạt động đa dạng khác.
- Cải thiện dân sinh, tức là nâng cao đời sống vật chất của mọi người dân và cả
cộng đồng dân cư bao gồm: ăn, mặc, ở, đi lại, điều kiện học hành, chăm sóc sức
khỏe, nghỉ ngơi, môi trường sống.
- Nâng cao dân trí: làm sao cho nhân dân ai cũng được học hành, được nâng
cao trình độ văn hóa, khoa học – kỹ thuật, thực hiện tự do tín ngưỡng.
- Phát huy dân chủ, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân thông qua Nhà nước,
các đoàn thể nhân dân.
3/ Liên hệ tình hình công tác dân vận ở chi bộ nơi công tác.
Hệ thống Cơ quan Dân tộc của tỉnh Lào Cai là cơ quan hành chính Nhà nước
thuộc Ủy ban Nhân dân Tỉnh Lào Cai, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND cấp Tỉnh,
Huyện chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND các chương trình chính sách hỗ trọ
cho đồng bào dân tộc thiêu số vùng đặc biệt khó khăn.
Xác định tầm quan trọng của công tác dân vận. Hàng năm, chi bộ cơ quan luôn
quán triệt vận động việc thực hiện nghiêm chỉnh các chỉ thị, nghị quyết của cơ quan
Đảng cấp trên , qua đó chủ động xây dựng các nội dung và trương trình hoạt động cụ
thể thông qua nội dung sinh hoạt nhóm tổ đảng tại cơ quan. đề xuất với cấp ủy, chi
bộ

có kế hoạch hoạt động cho tùng kỳ.
- Các nội dung hoạt động cụ thể là trước hết vận động mỗi quần chúng, đảng
viên phải tự hoàn thành tốt các nhiệm vụ được phân công, thực hiện các nhiện vụ đó
đúng theo khuôn khổ, quy định của pháp luật. Thực hiện nghiêm chỉnh quy chế cơ
3


4
quan bằng việc điều chỉnh tác phong lề lối làm việc, quan tâm đúng mức đến các
đoàn thể trong cơ quan.
- Duy trì các hoạt động sinh hoạt truyền thống như giao lưu nghệ thuật thể thao
tạo mối quan hệ gắn bó, đoàn kết.
- Thường xuyên tổ chức học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ,
đảng viên, nhất là trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Khuyến khích tinh thần tự học
tập, nghiên cứu để nâng cao năng lực thực tiễn, áp dụng sáng tạo cac chủ trương,
chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước vào hoạt động chuyên môn, đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ ngày càng nặng nề của ngành, của đơn vị cũng như bản thân từng
cán bộ, đảng viên.
- Đổi mới công tác thi đua khen thưởng, phát động rộng rãi các phong trào thi
đua yêu nước đến từng cán bộ, đảng viên, tạo không khí thi đua sôi nổi, thường
xuyên . Tổ chức thi đua tốt, động viên khen thưởng chính xác, kịp thời do đó có tác
dụng rất lớn để động viên cán bộ, đảng viên phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ.
- Vận động toàn bộ cán bộ, đảng viên trong cơ quan thực hiện có hiệu quả
“Tiêu chuẩn đạo đức, quy tắc ứng xử của Đảng viên và công chức”, quán triệt đến
từng cán bộ đảng viên để thực hiện ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn.

4




×