Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG AN BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.94 KB, 25 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---------------------------------------

Nguyễn Thị Lương

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG AN BÌNH

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

Hà Nội – Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---------------------------------------

Nguyễn Thị Lương
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG AN BÌNH

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60340201

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ ĐÔNG

Hà Nội – Năm 2015


ang Long University Libra


MỞ ĐẦU
Kinh tế Việt Nam trong giai đoạn năm 2011 - 2012 thực sự là
một giai đoạn đầy khó khăn và thử thách. Việc thực hiện chính sách
“thắt lưng, buộc bụng” của Chính phủ ảnh hưởng đến tình hình sản
xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh
nghiệp xây dựng. Là một trong số những doanh nghiệp được thành
lập từ rất sớm, hoạt động trên địa bàn huyện Phúc Thọ, công ty cổ
phần tư vấn đầu tư xây dựng An Bình, hoạt động trong lĩnh vực xây
dựng. Những năm 2011-2012, công ty vẫn duy trì hoạt động kinh
doanh có hiệu quả trong điều kiện kinh tế thế giới, trong nước và Thủ
đô còn gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là một điều đáng nói, đáng
phân tích trong giai đoạn này.
Với những kiến thức về tài chính và quản trị, cùng với việc tìm
tòi, nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm của các thầy, cô và anh chị đi
trước tác giả mạnh dạn chọn đề tài: “Hiệu quả hoạt động kinh
doanh tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng An Bình”


CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH
1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh
"Hiệu quả SXKD là một phạm trù phản ánh trình độ sử dụng
các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục
tiêu xác định" [6, tr. 2].
1.1.2. Vai trò và yếu tố cơ bản nâng cao hiệu quả kinh doanh

* Vai trò của việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
của DN
Nâng cao hiệu quả kinh doanh tức là nâng cao khả năng sử dụng
các nguồn lực có hạn trong sản xuất, đạt được sự lựa chọn tối ưu.
Trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực sản xuất thì nâng cao hiệu
quả kinh doanh là điều kiện không thể không đặt ra đối với bất kỳ
hoạt động SXKD nào.
* Yếu tố quyết định nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN
Có thể đề cập đến một số yếu tố chủ yếu sau:
- Tăng cường quản trị kinh doanh
- Phát triển trình độ đội ngũ lao động
- Cải thiện công tác quản trị và tổ chức sản xuất
- Xây dựng hệ thống trao đổi và xử lý thông tin trong DN
- Vận dụng khoa học kỹ thuật công nghệ tiến tiến phục vụ
SXKD
- Tăng cường mở rộng quan hệ cầu nối giữa DN với xã hội
- Cải thiện môi trường pháp lý, môi trường kinh tế, cơ sở hạ
tầng
1.2. CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH
1.2.1. Chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh chung
* Tỷ suất sinh lời của tài sản:"Tỷ suất sinh lời của tài sản = lợi
nhuận trước thuế và lãi vay / Giá trị tài sản bình quân"[6, tr.57]
* Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh:

ang Long University Libra


"Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh = Lợi nhuận
trước thuế / Vốn kinh doanh bình quân"[6, tr.57]

"Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh = Lợi nhuận
sau thuế / Vốn kinh doanh bình quân"[6, tr.57]
* Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: "Tỷ suất lợi nhuận sau
thuế vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế /Vốn chủ sở hữu bình
quân"[6, tr57]
* Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:
"Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên DT = Lợi nhuận trước thuế /
DT thuần"[6, tr.58]
"Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên DT = Lợi nhuận sau thuế / DT
thuần"[6, tr.58]
1.2.2. Chỉ tiêu đo lường hiệu quả của từng loại hoạt động kinh doanh
1.2.2.1. Chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động bán hàng và cung cấp
dịch vụ
Nhóm các chỉ tiêu này gồm có :
- Số vòng quay của hàng tồn kho được xác định theo công thức
sau: "Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / Hàng tồn kho
bình quân"[6, tr.62]
- Số ngày một vòng quay hàng tồn kho:"Số ngày một vòng quay
hàng tồn kho = Số ngày trong kỳ / Số vòng quay hàng tồn kho"[6,
tr.62]
- Vòng quay các khoản phải thu được xác định theo công thức:
"Vòng quay các khoản phải thu = DT thuần / Số dư bình quân các
khoản phải thu"[6, tr.63]
- Kỳ thu tiền trung bình được xác định theo công thức: "Kỳ thu
tiền trung bình = 360 /Vòng quay các khoản phải thu = Số dư bình
quân các khoản phải thu x 360/DT thuần"[6, tr.67]
- Vòng quay vốn lưu động. Công thức được xác định như sau:
"Vòng quay vốn lưu động = DT thuần / Vốn lưu động bình quân
"[6, tr.67]
- Số ngày một vòng quay vốn lưu động. Công thức được xác

định như sau: "Số ngày một vòng quay vốn lưu động = 360 (ngày) /
Số vòng quay vốn lưu động"[6, tr.67]


- Hiệu suất sử dụng vốn cố định: "Hiệu suất sử dụng vốn cố
định = DT thuần / Vốn cố định bình quân"[6, tr.68]
- Vòng quay toàn bộ vốn, công thức như sau:
"Vòng quay vốn kinh doanh = DT thuần / Vốn kinh doanh bình
quân"[6, tr.69]
1.2.2.2. Chỉ tiêu đo lường khả năng thanh toán
- Chỉ tiêu khả năng thanh toán tổng quát: Công thức tính như
sau :
Hệ số thanh toán tổng quát = tổng tài sản/nợ ngắn hạn và nợ dài hạn
- Chỉ tiêu khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, được xác định theo
công thức: "Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Tổng tài sản ngắn
hạn / Nợ ngắn hạn "[7, tr.469]
- Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh được xác định theo công
thức: "Khả năng thanh toán nhanh = (TSLĐ và đầu tư ngắn hạn –
Vật tư hàng hoá tồn kho) / Tổng số nợ ngắn hạn" [7, tr.470]
- Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán nhanh (tức thời): "Khả
năng thanh toán nhanh (tức thời) = (Tiền + Tương đương tiền)/ Nợ
ngắn hạn" [7, tr.470]
- Chỉ tiêu khả năng thanh toán nợ dài hạn được xác định theo
công thức: "Khả năng thanh toán nợ dài hạn = Giá trị còn lại của
TSCĐ được hình thành bằng nợ vay / Nợ dài hạn"[7, tr.470]
- Chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay: "Khả năng thanh toán lãi
vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay / Lãy vay phải trả" [7, tr.470]
1.2.2.3. Chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng lao động
Hiệu quả sử dụng lao động biểu hiện ở năng suất lao động, mức
sinh lời của lao động và hiệu suất tiền lương.

- Năng suất lao động được xác định theo công thức:
"Năng suất lao động bình quân năm = Giá trị sản lượng / Số
lượng lao động bình quân năm"[6, tr71]
- Chỉ tiêu mức sinh lời bình quân của lao động được xác định
theo công thức:"Lợi nhuận bình quân do một lao động tạo ra = Lợi
nhuận sau thuế / Số lượng lao động bình quân năm"[6,tr.71]

ang Long University Libra


- Chỉ tiêu hiệu suất tiền lương được tính theo công thức : "Hiệu
suất tiền lương = Lợi nhuận sau thuế / Tổng quỹ tiền lương và các
khoản có tính chất lương"[6, tr.71].
1.2.3. Nội dung phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh
* Phương pháp phân tích chi tiết:
* Phương pháp so sánh
1.3. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC HIỆU QUẢ CỦA
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.3.1. Nhân tố khách quan
* Thị trường
* Tập quán dân cư và mức độ thu nhập bình quân
* Chính trị và pháp luật.
* Điều kiện tự nhiên gồm:
1.3.2. Nhân tố chủ quan
* Vốn kinh doanh
* Bộ máy tổ chức, quản lý và lao động
* Kỹ thuật công nghệ
* Nghệ thuật kinh doanh
* Mạng lưới kinh doanh
* Đòn bẩy kinh tế trong DN.


CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG AN BÌNH
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG AN BÌNH
2.1.1. Giới thiệu chung
Tên: Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng An Bình
Địa chỉ trụ sở: Cụm 8, thị trấn Phúc Thọ, huyện Phúc Thọ, thành
phố Hà Nội
Điện thoại: 04.62815083Fax: 04.62815083
Năm thành lập: Ngày 22/8/2003 theo Quyết định của Sở Kế
hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội, có đăng ký kinh doanh số
0500591262 cấp lần 3 ngày 25/10/2011.
Giám đốc: Nguyễn Văn Lai


Điện thoại: 04.62815083/0983908976
2.1.2. Đặc điểm kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh chính:
Đầu tư xây dựng hạ tầng, khu dân cư, khu đô thị, khu thương
mại giao thông vận tải, thuỷ lợi, thuỷ điện, công nghiệp khu du lịch;
các công trình viễn thông. Tư vấn về kỹ thuật, thiết kế các hệ thống
kỹ thuật, kết cấu thép thiết bị cơ khí, cần trục cho các công trình thủy
lợi, thủy điện. Sản xuất, mua bán vật tư, vật liệu máy móc thiết bị,
cấu kiện bê tông, cấu kiện bằng kim loại. Sản xuất và mua bán các
vật liệu xây dựng.
Năng lực của công ty:
Vốn điều lệ của công ty: 30.000.000.000 đồng. Vốn vay ngắn
hạn và dài hạn ngân hàng theo giá trị hợp đồng xây lắp. Nhân lực:

850 người Công ty đã xây dựng các trụ sở làm việc, trường học, các
công trình giao thông, đường bê tông, các công trình kênh mương.
2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh
* Tổ chức nhân sự: Tổng số cán bộ và công nhân lành nghề từ
bậc 4 trở lên là 850 người trong đó: Kỹ sư, kiến trúc sư : 40 người;
Trung cấp: 90 người; Cử nhân tài chính, kế toán: 20 người; Công
nhân kỹ thuật bậc 4 trở lên: 300 người; Công nhân gián tiếp: 400
người
* Tổ chức bộ máy quản lý được thể hiện qua Sơ đồ cơ cấu tổ
chức của Công ty (phụ lục 1)
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm
* Kết quả chung.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 4 năm của công ty được
thể hiện qua bảng cân đối kế toán (2.1) và bảng kết quả kinh doanh
dưới đây :
Bảng 2.2: Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Đơn vị tính: Triệu đồng

STT
1

CHỈ TIÊU

MS

Năm
2011

Năm
2012


Doanh thu bán
hàng và cung
cấp và dịch vụ

01

178.950

200.117

ang Long University Libra

Năm
2013
268.607

Năm
2014
283.187


2

3

Các khoản giảm
trừ doanh thu
Doanhthu
thuần về bán

hàng và cung
cấp dịch vụ
Giá vốn hàng
bán
Lợi nhuận gộp
về bán hàng và
cung cấp dịch
vụ
Doanh thu hoạt
động tài chính

02

0

0

0

0

10

178.950

200.117

268.607

283.187


11

161.323

178.369

243.258

249.273

20

17.627

21.748

25.349

33.914

21

1.188

916

1.134

319


Chi phí tài chính

22

4.166

1.647

6.866

13.448

Trong đó: Chi
phí lãi vay

23

4.098

1.647

6.866

13.448

8

Chi phí bán hàng


24

0

0

9

Chi phí QLDN

25

8.765

13.103

14.127

14.694

10

Lợinhuận
thuần từ hoạt
độngkinh
doanh

30

5.884


7.914

5.490

6.091

11

Thu nhập khác

31

507

1.013

4.178

2.404

12

Chi phí khác

32

185

741


419

1.416

13

Lợi nhuận khác

40

322

272

3.759

988

50

6.206

8.186

9.249

7.079

51


852

1.010

1.156

1.313

5.354

7.176

8.093

5.766

4

5

6
7

14

15

16


17

Tổng lợi nhuận
kế toán trước
thúê
Chi phí thuế thu
nhậpdoanh
nghiệp hiện hành
Chi phí thuế thu
nhậpdoanh
nghiệp hoãn lại
Lợi nhuận sau
thuế thu nhập
doanh nghiệp

52

60


(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty CPTVĐTXD An Bình)
* Kết quả hoạt động thuế nộp ngân sách và trách nhiệm đối
với người lao động của công ty qua các năm:
Bảng 2.3: Bảng kết quả nộp NSNN:
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT

Chỉ tiêu

1


Thuế GTGT hàng bán nội địa

2

Thuế TNDN

3

Thuế thu nhập cá nhân

4

Thuế tài nguyên

5

Thuế nhà đất

6

Các khoản phí, lệ phí

7

Các loại thuế khác
Tổng

Năm
2011


Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

1.913

3.759

4.758

2.449

750

1.009

1.270

1.904

36

88


26

34

101

76

652

771

50

206

12

50

65

65

4

68

8


8

2.816

5.050

6.829

(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty CPTVĐTXD An Bình)
Do hoạt động kinh doanh ngày càng mở rộng nên việc thực
hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước ngày một tăng lên. Điều này góp
phần không nhỏ cho phát triển kinh tế xã hội địa phương và là doanh
nghiệp tiêu biểu trong công tác đóng góp nguồn thu cho Nhà nước.
Trách nhiệm của công ty đối với người lao động cũng được
thể hiện qua các khoản chi phí cho lao động từ năm 2011-2014 thông
qua Bảng 2.4: Bảng chi phí cho người lao động.
2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG AN BÌNH
* Vốn
- Cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu: Qua số liệu của bảng 2.5 có thể
thấy trong các năm từ 2011 đến 2014 nguồn vốn chủ sở hữu của
Công ty đã có sự tăng trưởng. Từ chỗ năm 2011 tỷ lệ nguồn vốn chủ
sở hữu chỉ chiếm 18,6% trong tổng nguồn vốn đến năm 2013 tăng

ang Long University Libra

5.437


lên 19,1% và đến năm 2014 thì tỷ lệ đó chiếm 15,2% tổng nguồn vốn

do công ty có sự mở rộng quy mô kinh doanh.
- Cơ cấu nợ phải trả:
Về mặt tỷ trọng có xu hướng tăng dần lên, năm 2011 tỷ lệ nợ
phải trả trên tổng vốn là 81,2%, năm 2012 tăng lên 84,31%, đến năm
2013 tỷ lệ này giảm chỉ còn 80,89% và năm 2014 lại tăng lên là
84,71 %.
* Tài sản của Công ty được thể hiện qua Bảng 2.6. Bảng cơ cấu
tài sản của công ty.
Để đánh giá chính xác hơn về thực trạng tài sản của công ty, ta
đi phân tích cụ thể từng chỉ số đánh giá tài sản.
- Thực trạng tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn của công ty qua các năm từ 2011 – 2014
chiếm tỷ lệ từ 82,6% đến 84,76% trong tổng tài sản.
- Thực trạng về tài sản dài hạn
Công ty hiện đang sở hữu hệ thống xe, thiết bị thi công hiện đại,
đủ năng lực để đáp ứng thực hiện những gói thầu lớn có điều kiện thi
công phức tạp. Năm 2011, nguyên giá TSCĐ hữu hình là 62.724
triệu đồng đến năm 2014 từ vốn góp của các thành viên, công ty đã
mạnh dạn đầu tư thêm một số thiết bị nhằm nân cao năng lực thi
công với giá trị trên 20 tỷ đồng.
* Thực trạng về nguồn nhân lực
Đến cuối năm 2014 toàn công ty có 850 người lao động, trong
đó có 400 người là lao động gián tiếp, 450 người là lao động trực
tiếp. Ngoài ra là 150 cán bộ công tác tại các phòng ban chuyên môn
của công ty. Thời gian tới công ty cũng đã có kế hoạch đào tạo thêm
và tuyển dụng mới để bổ sung lao động có chuyên ngành xây dựng
nhằm đảm bảo cân đối nguồn nhân lực với khối lượng công việc đảm
nhận thi công.
Tóm lại, đối chiếu với phương pháp và tiêu chí đánh giá hiệu
quả trình bày ở chương 1, xét về cơ cấu tài sản của công ty là tương

đối hợp lý, tuy có những chỉ số đánh giá năm chưa đạt được theo tiêu
chuẩn ngành (tỷ lệ hàng tồn kho, nợ ngắn hạn...) song tính theo quy
mô kinh doanh và đặc thù ngành nghề thì một số chỉ tiêu này vẫn


được đánh giá là khá ổn định. Riêng về đánh giá thực trạng lao động
thì đội ngũ lao động của công ty cũng còn nhiều hạn chế, do vậy
công ty cần có nhiều chính sách đào tạo và chính sách ưu đãi hơn
nữa với người lao động từ đó tận dụng được nguồn chất xám và sức
lao động này để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2.2.1. Hiệu quả chung về hoạt động kinh doanh
* Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh bình quân:
Theo bảng 2.7 ta thấy năm 2011 cứ 100 đồng vốn bỏ ra thì công ty
thu được 5,16 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2012 tăng 0,32 đồng so
với năm. Riêng năm 2013 và 2014, do có sự biến động về kinh tế
đồng thời nguồn vốn lại tăng lên; do đó có sự biến động giảm vào 2
năm này so với các năm trước, nhưng mức tăng tuyệt đối lại cao hơn
cụ thể: Năm 2013, công ty cứ sử dụng 100 đồng vốn kinh doanh bình
quân thì tạo ra được 4,04 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm so với năm
2012 là 1,44 đồng (tỷ lệ giảm là 26,28%), năm 2014 tỷ lệ này tiếp tục
giảm hơn, sử dụng 100 đồng vốn kinh doanh thì tạo ra được 2,14
đồng lợi nhuận. Sự tăng trưởng lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh
doanh bình quân chậm lại do năm 2013, 2014 công ty mở rộng quy
mô kinh doanh, bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu và được giao nhiều
công trình lớn với giá trị gói thầu cao nên mọi chỉ tiêu đều tăng
trưởng một cách đột biến, tỷ lệ lợi nhuận tăng cao hơn năm 2012
nhưng so với tỷ lệ vốn bổ sung vẫn chưa đạt được theo yêu cầu do đó
chỉ tiệu lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh của hai năm này thấp
hơn các năm trước về giá trị tương đối.
Bảng 2.7. Các chỉ tiêu sinh lời giai đoạn 2011-2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

NỘI DUNG
1

Lợi nhuận sau
thuế

2

DT thuần

3
4

Đơn vị
tính
Triệu
đồng

Năm
2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm
2014


5.354

7.176

8.093

5.766

Triệu
đồng

178.950

200.117

268.607

283.187

Vốn chủ sở hữu
bình quân

Triệu
đồng

18.991.5
0

22.103.50


35635

45887

Vốn kinh doanh
bình quân

Triệu
đồng

103740

131.006.00

200.393.00

269.512.
50

ang Long University Libra


5
6
7
8
9

Tỷ suất
LNST/Vốn kinh

doanh
Mức tăng tuyệt
đối
Mức tăng tương
đối
Tỷ suất
LNST/Vốn
CSH
Mức tăng tuyệt
đối

%

5,48%

4,04%

2,14%

Đồng

0.32

-1.44

-1.90

%

6.20


26.28

47.03

32,47%

22,71%

12,57%

4.27

-9.75

-10.15

15.15

-30.04

-44.67

3,59%

3,01%

2,04%

0.59


-0.57

-0.98

19.87

-15.96

-32.42

%

5,16%

28,19%

Đồng

10

Mức tăng tương
đối

%

11

Tỷ suất LNST/
DT


%

12

Mức tăng tuyệt
đối

Đồng

13

Mức tăng tương
đối

%

2,99%

(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty CPTVĐTXD An Bình)
Kết quả trên đã nói lên sự cố gắng nỗ lực của một tập thể lao
động. Tuy nhiên, do sự tăng trưởng về quy mô, sản lượng quá nhanh
nên có một số mặt vẫn còn tồn tại.
* Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu
Phân tích tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu, ta thấy:
Năm 2011 cứ sử dụng 100 đồng vốn chủ sở hữu bình quân để SXKD
thì tạo ra được 28,19 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2014 là 12,57
đồng. Xét về xu hướng của lợi nhuận ta thấy năm 2012 mức tăng
tương đối của chỉ tiêu này là 15,15% tương đương mức tăng tuyệt
đối là 4,27 đồng, năm 2014 tình hình lại giảm tương đối so với năm

2013 là 44,67% tương đương với mức giảm tuyệt đối là 10,15 đồng.
Công ty cần có những giải pháp hợp lý để phấn đấu chỉ tiêu tỷ suất
lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu tăng trưởng và đem lại lợi ích
cho công ty cũng như tạo uy tín với nhà đầu tư và bạn hàng.
* Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu:
Từ bảng 2.7 cho thấy năm 2011 cứ 100 đồng DT được thực hiện
thì tạo ra 2,99 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2012 chỉ tiêu này đã


tăng tuyệt đối là 0,59 đồng và mức tương đối tăng với 19,87% so với
năm 2011. Năm 2013 có tăng so với năm 2011 nhưng so với 2012 thì
lại giảm nhẹ mức tuyệt đối là 0,57 đồng tương đương giảm 15,96%;
năm 2014 đầy biến động, tỷ lệ này giảm so với năm 2013 mức tuyệt
đối là 0,98 đồng tương đương với 32,42 %, tỷ lệ này thấp hơn so với
cả năm 2011. Với tỷ suất lợi nhuận trên DT thuần mà công ty đạt
được trong giai đoạn từ 2011 – 2014 là tương đối khả quan.
Doanh thu của công ty chủ yếu từ thực hiện thi công và cung
cấp dịch vụ. Lợi nhuận mà công ty đạt được qua các năm cũng chủ
yếu được tạo ra từ khu vực SXKD chính của công ty.
2.2.2. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của hoạt động
* Hiệu quả về hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ được thể
hiện qua bảng;
Bảng 2.8: Các chỉ số về hoạt động giai đoạn 2011-2014
Đơn vị tính: Triệu đồng

Giá vốn hàng bán

Đơn
vị
tính

Triệu
đồng

Hàng tồn kho bình
quân

NỘI DUNG

Số vòng quay hàng
tồn kho (3=1/2)
Số ngày 1 vòng
quay hàng tồn kho
(4=360 ngày /3)
DT thuần
Số dư bình quân các
khoản phải thu
Vòng quay các
khoản phải
thu(7=5/6)
Kỳ thu tiền trung
bình (8=360 ngày
/7)
Vốn lưu động bình
quân

Năm 2011

Năm
2013


Năm 2012

Năm 2014

161.323

178.369

243.258

249.273

Triệu
đồng

43.638,5

58.653,5

64.319,0

101.147,5

Vòng

3,70

3,04

3,78


2,46

Ngày

97

118

95

146

Triệu
đồng

180.645

202.046

273.919

285.910

Triệu
đồng

30.795

31.427


82.744

110.782

Vòng

5,87

6,43

3,31

2,58

Ngày

61

56

109

139

Triệu
đồng

86.836


105.657

159.199

222.019

ang Long University Libra


Vòng quay vốn lưu
động (10=5/9)
Số ngày 1 vòng
quay vốn lưu động
(11=360 ngày /10)
Vốn cố định bình
quân
Hiệu suất sử dụng
vốn cố
định(13=12/5)
Vốn kinh doanh
bình quân

Vòng quay vốn
kinh
doanh(15=5/14)

Vòng

2,08


1,91

1,72

1,29

Ngày

173

188

209

280

Triệu
đồng

16.905

25.350

41.194

47.494

%

9,36%


12,55%

15,04%

16,61%

Triệu
đồng

103.741,5

131.006,0

200.393,0

269.512,5

Vòng

1,74

1,54

1,37

1,06

(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty CPTVĐTXD An Bình)
- Số vòng quay hàng tồn kho

Năm 2011 số vòng quay hàng tồn kho của công ty là 3,7 vòng,
năm 2012 đạt 3,04 vòng, năm 2013 đã nâng cao được số vòng quy
hàng tồn kho lên 3,78 lần. Năm 2014 số vòng quay hàng tồn kho lại
giảm xuống còn 2,46 vòng.
- Số ngày một vòng quay hàng tồn kho: trong 4 năm có sự biến
động không đồng đều, năm 2011 là 97 ngày; năm 2012 là 118 ngày;
năm 2013 là 95 ngày và năm 2014 là 146 ngày. Điều này là không
thể tránh khỏi bởi các mặt hàng xây dựng – là những mặt hàng có sự
biến động giá rất lớn điều đó sẽ mang đến rủi ro trong kinh doanh
của công ty.
- Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền trung bình:
Năm 2011 vòng quay các khoản phải thu mà công ty đạt được là
5,87 vòng tức là cứ 61 ngày thì thu được khoản nợ phải thu. Năm
2012 tăng lên 6,43 vòng tương đương cứ 56 ngày thì thu được các
khoản phải thu. Năm 2013 vòng quay các khoản phải thu của Công
ty giảm xuống còn 3,31 vòng tương đương 109 ngày. Năm 2014 số
vòng quay các khoản phải thu giảm còn 2,58 vòng tương ứng 139
ngày. Công ty cần có những giải pháp hữu hiệu để đẩy mạnh thu hồi
công nợ nhằm tránh được rủi ro về công nợ, tiết kiệm chi phí lãi vay
và nâng cao hiệu quả SXKD của DN.


- Vòng quay vốn lưu động và số ngày một vòng quay vốn lưu
động :
Năm 2011 vòng quay của vốn lưu động bình quân là 2,08 lần
tương đương với 173 ngày thì vốn lưu động quay được 1 vòng. Năm
2012 tương ứng 188 ngày, năm 2013 tương ứng 209, đến năm 2014
số vòng quay vốn lưu động bình quân của công ty đạt 1,29 vòng
tương đương 280 ngày để vốn lưu động quay được 1 vòng. DT qua
các năm mặc dù có tăng trưởng nhưng không tương xứng với vốn

lưu động bình quân. Công ty cần có giải pháp để nâng cao mức độ
luân chuyển vốn lưu động nhằm gia tăng DT và lợi nhuận trong hoạt
động SXKD.
- Hiệu suất sử dụng vốn cố định:
Từ bảng 2.7 cho thấy năm 2011, Công ty cứ đầu tư 1 đồng vốn
cố định thì tạo ra được 9,36 đồng DT, năm 2012, 2013, 2014 tỷ lệ lần
lượt là: 1/12,55 đồng DT, 1/15,04, 1/16,61 đồng. Hiệu suất sử dụng
vốn cố định của công ty ngày càng hiệu quả hơn, điều đó cho thấy sự
đầu tư vào vốn cố định của công ty là bước đi đúng đắn.
- Vòng quay vốn kinh doanh:
Năm 2011 vốn kinh doanh của công ty quay được 1,74 vòng,
đến năm 2012 số vòng này đạt mức 1,54 vòng/năm. Trong khi đó
năm 2013 vòng quay đã giảm xuống còn 1,37 vòng/năm. Đến năm
2014 giảm xuống còn 1,06 vòng/ năm.
*Hiệu quả sử dụng lao động
Bảng 2.9. Chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả sử dụng lao động giai đoạn 2011-2014
Đơn vị tính: triệu đồng

STT

CHỈ TIÊU

ĐVT

Năm
2011

Năm
2012


Năm
2013

Năm 2014

1

Lợi nhuận
sau thuế

Triệu đồng

5.354

7.176

8.093

5.766

2

Giá trị sản
xuất

Triệu đồng

178.950


200.117

268.607

283.187

3

Số lao động

650

700

800

850

4

Tổng quỹ
lương

16.012

30.697

36.857

44.309


Người
Triệu đồng

ang Long University Libra


6

Lương bình
quân/ người/
năm
Năng suất
lao động
(6=2/3)

7

Tăng tuyệt
đối

5

8

9

Tăng tương
đối
Mức sinh lời

bình quân
của 1 người
lao động
(9=1/3)
Tăng tuyệt
đối

10
11
12
13
14

Tăng tương
đối
Hiệu suất
tiền lương
(12=2/4)
Tăng tuyệt
đối
Tăng tương
đối

Triệu
đồng/người
/năm

24,63

43,85


46,07

52,13

Triệu
đồng/người/năm

275,31

285,88

335,76

333,16

10,57

49,88

-2,60

3,84

17,45

-0,77

10,25


10,12

6,78

2,01

-0,14

-3,33

24,46

-1,32

-32,94

6,52

7,29

6,39

-4,66

0,77

-0,90

-41,67


11,79

-12,30

Triệu
đồng/người
/năm
%

Triệu
đồng/người/năm

8,24

Triệu
đồng/người/năm
%
Lần
Triệu
đồng/người/năm
%

11,18

( Nguồn: Báo cáo tài chính công ty CPTVĐTXD An Bình)
- Năng suất lao động: Năm 2011, cứ 1 lao động của công ty tạo
ra được 275,3 triệu đồng giá trị sản xuất, giá trị này tăng theo các
năm 2012, 2013, song năm 2014 năng suất lao động lại giảm hơn so
với với năng suất lao động của năm 2013 là 0,7% và tương ứng giảm
2,6 triệu đồng/người/năm. Về tiến bộ tay nghề cũng được công ty ghi

nhận qua đó tiền lương bình quân của mỗi người lao động ngày càng
được cải thiện.
- Mức sinh lời bình quân của một người lao động
Năm 2011 bình quân cứ 1 người lao động tạo ra cho công ty là
8,24 triệu đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2012 mức sinh lời bình quân
của 1 người lao động tăng lên so với năm 2011 là 2,01 triệu
đồng/người/năm, năm 2013 giảm so với năm 2012 là 0,14 triệu
đồng/người/năm, tỷ lệ giảm tương ứng là 1,32%. Năm 2014 tỷ lệ này


tiếp tục giảm xuống 3,33 triệu đồng/ người/năm tương ứng với giảm
32,94 %.
- Chỉ tiêu về hiệu suất tiền lương:
Năm 2011 cứ 1 đồng lương chi ra thì tạo ra được 11,18 đồng giá
trị sản xuất. Năm 2012, 2013, 2014 tỷ lệ này lần lượt là: 1/6,52 đồng
, 1/7,29, 1/6,39. Có thể nhận thấy sự tăng trưởng về hiệu suất tiền
lương của công ty là tương đối khả quan
* Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán:
Bảng 2.10. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán giai đoạn
2011-2014
Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

Nội dung

Năm
2011

Năm

2012

Năm
2013

Năm
2014

106.663

155.349

245.437

293.588

81.198

115.298

181.166

238.855

5.411

15.672

17.380


9.850

Lần

1,23

1,19

1,24

1,18

ĐVT
Triệu
đồng
Triệu
đồng
Triệu
đồng

1

Tổng tài sản

2

Nợ ngắn hạn

3


Nợ dài hạn

4

Chỉ tiêu khả năng
thanh toán tổng quát
(4=1/2+3)

5

Tài sản ngắn hạn

Triệu
đồng

88,089

123,224

195,174

248,864

6

Khả năng thanh
toán ngắn hạn
(6=5/2)

Lần


1,08

1,07

1,08

1,04

7

Hàng tồn kho

Triệu
đồng

54,514

62,793

65,845

136,450

Lần

0,41

0,52


0,71

0,47

Triệu
đồng

13,107

4,960

2,960

182

Lần

0,16

0,04

0,02

0,00

Triệu
đồng

18,358


29,791

47,187

41,922

8
9
10

11

Khả năng thanh
toán nhanh (8=(57)/2)
Tiền và các khoản
tương đương tiền
Khả năng thanh
toán tức thời
(10=9/2)
Giá trị còn lại của
TSCĐ được hình
thành từ tiền vay

ang Long University Libra


12

Khả năng thanh
toán dài hạn

(12=11/2)

Lần

0,23

0,26

0,26

(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty CPTVĐTXD An Bình)
- Khả năng thanh toán tổng quát
Trong 4 năm từ 2011– 2014, khả năng thanh toán tổng quát của
công ty tương đối tốt và ổn định
- Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:
Nợ ngắn hạn của công ty chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ phải
trả. Song với tình hình tài chính trong giai đoạn từ 2011 đến 2014
của công ty thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty là có
thể.
- Khả năng thanh toán nhanh: Năm 2011 khả năng thanh toán
nhanh của công ty là 0,41 lần, năm 2012 là 0,52 lần, năm 2013 là
0,71 lần và năm 2014 là 0,47 lần. Với mức này cho thấy khả năng
thanh toán nhanh của công ty là thấp.
- Khả năng thanh toán tức thời: Qua bảng 2.10 ta thấy khả năng
thanh toán tức thời của công ty là rất thấp, năm 2011 là 0,16 lần; năm
2012 là 0,04 lần; năm 2013 là 0,02 và năm 2014 hầu như không có
khả năng thanh toán. Công ty cần phải có kế hoạch về tiền và các
khoản tương đương tiền sát hơn nhằm đáp ứng yêu cầu thanh toán
ngay khi cần thiết.
- Khả năng thanh toán nợ dài hạn: Con số qua các năm từ 20112014 thể hiện khả năng thanh toán nợ dài hạn của công ty ở mức độ

thấp và đặc biệt năm 2014 mức này chỉ đạt 0,18 lần cho thấy khả
năng thanh toán nợ dài hạn của công ty cần phải được chú trọng hơn
nữa.
2.3. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH TẠI CÔNG TY
* Nhân tố khách quan
- Thị trường
Giai đoạn 2011 – 2014, các mặt hàng xây dựng như sắt, thép,
xi măng, … có sự biến động giá lớn, làm giảm hiệu quả và tăng rủi
ro trong kinh doanh của công ty.
- Chính trị và pháp luật
* Nhân tố chủ quan

0,18


- Vốn kinh doanh
Cuối năm 2013, công ty đã huy động các thành viên trong ban
lãnh đạo công ty bỏ thêm vốn vào kinh doanh nâng mức vốn điều lệ
từ 15.000 triệu đồng lên 30.000 triệu đồng.
Doanh thu của công ty trong giai đoạn 2011 – 2014 luôn tăng
trưởng tốt là bằng chứng có tính thuyết phục tốt của chiến lượng mở
rộng quy mô, nâng cao vốn điều lệ và nó cũng thể hiện thị phần của
công ty ngày càng mở rộng.
- Bộ máy tổ chức, quản lý và lao động
Công ty phát triển qua từng năm đã nói lên sự cố gắng nỗ lực
của một tập thể lao động. công ty cần phải có những biện pháp quản
lý ưu việt để tiết kiệm được chi phí, bố trí nhân lực hợp lý nhằm gia
tăng sản lượng đồng thời để đạt được lợi nhuận cao hơn.
- Kỹ thuật công nghệ - các năm từ 2011 – 2014 cho ta thấy năm

2013 công ty nâng cao năng lực thiết bị thi công nên đã tăng về mặt
giá trị.
2.4. ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ
VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG AN BÌNH
2.4.1. Những kết quả đã đạt được
Trong giai đoạn 2011 – 2014 hoạt động sản xuất của công ty đã
có sự tăng trưởng tốt về mọi mặt. Triển khai thực hiện rất nhiều dự
án lớn về giao thông, thuỷ lợi, các dự án dân dụng, hạ tầng nông
nghiệp nông thôn và một số dự án về các trạm điện, đường điện...
Quy mô hoạt động của công ty được mở rộng, các chỉ tiêu kinh tế
như: DT, sản lượng, lợi nhuận…. đều tăng trưởng tốt. Đồng thời, giải
quyết tốt việc làm cho người lao động, cải thiện thu nhập và đặc biệt
đóng góp nhiều hơn cho ngân sách nhà nước góp phần đẩy nhanh tốc
độ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước trên con đường hội nhập.
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân
* Về thị trường và sản phẩm:
Các công trình của công ty thực hiện vẫn chủ yếu là các công
trình giao thông, dân dụng hạ tầng kỹ thuật, chưa có các công trình
về công nghiệp, thuỷ điện.
* Về nguồn nhân lực: bậc thợ bình quân công ty còn thấp

ang Long University Libra


* Cấu trúc tài chính
Công ty đã gia tăng vốn chủ sở hữu nhưng với công việc và quy
mô SXKD hiện nay thì số vốn đó vẫn còn rất thấp
Công ty chưa thực sự chủ động nguồn nguyên liệu xi măng, sắt
thép những mặt hàng có nhiều sự biến động về giá.

* Về thiết bị công nghệ
Các thiết bị hiện đang sử dụng mặc dù đã được nâng cấp nhưng
do thời gian sử dụng lâu nên về mặt công nghệ bị lạc hậu, cùng với
đầu tư chưa đồng bộ nếu ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và
năng suất lao động.
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG AN BÌNH
3.1. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG
TY TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1.1. Mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của
công ty
- Các chỉ tiêu phấn đấu vào năm 2020:
+ Tổng giá trị thực hiện: 900 tỷ đồng
+ Doanh thu thuần: 858 tỷ đồng
+ Nộp Nhà nước: 20 tỷ đồng
+Lợi nhuận trước thuế: 35 tỷ đồng
+ Vốn chủ sở hữu: 100 tỷ đồng
+ Giá trị đầu tư: 6 tỷ đồng
+ Thu nhập bình quân/người/tháng: 8 triệu đồng
- Cơ cấu ngành nghề trong hoạt động của công ty: Tỷ trọng giá
trị kinh doanh xây lắp và đầu tư xây dựng công trình chiếm
khoảng 60% tổng giá trị sản xuất kinh doanh. Tỷ trọng giá trị
sản xuất kinh doanh dịch vụ đạt khoảng 40% tổng giá trị sản
xuất kinh doanh.
3.1.2. Định hướng phát triển của công ty đến năm 2020
+ Phấn đấu trở thành một nhà thầu xây lắp lớn mạnh, đa dạng
+ Nghiên cứu đầu tư và hợp tác đầu tư phát triển các sản phẩm
và dịch vụ mới



+ Tạo lập môi trường làm việc hiệu quả và năng động, phát huy
tối đa năng lực sáng tạo của người lao động.
+ Xây dựng và phát triển công ty thành một đơn vị mạnh về
tiềm lực tài chính.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH
* Giải pháp về công tác dự báo
Trên cơ sở dự báo chung về nền kinh tế thế giới, trong nước và
Thủ đô trong những năm tới, công ty chủ trương xây dựng và phát
triển công ty ngày càng vững mạnh, mở rộng ngành nghề, trong đó
vẫn lấy giá trị xây lắp làm lĩnh vực kinh doanh chủ đạo để xây dựng
và phát triển. 5 năm tới, công ty sẽ tăng đáng kể quy mô vốn để mở
rộng kinh doanh, đầu tư máy móc trang thiết bị; đồng thời, hiện tại
nguồn khách hàng của công ty khá dồi dào do mở rộng địa bàn hoạt
động ra miền Trung và miền Nam. Vì vậy dự báo hiệu quả hoạt động
kinh doanh của công ty tăng lên đáng kể và tăng đều qua các năm.
* Nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn trong công ty:
Đa dạnh hóa các kênh huy động vốn; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn;
phân bổ nguồn vốn đầu tư hợp lý.
* Sử dụng các biện pháp làm tăng doanh thu, giảm chi phí
cho doanh nghiệp: trong đó chú trọng các giải pháp mở rộng thị
trường, tăng doanh thu và thay đổi kết cấu doanh thu.
* Giải pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm: có cơ
chế ràng buộc nhà cung cấp nguyên liệu tránh điều chỉnh giá mua
nguyên vật liệu đầu vào; tuyên truyền để phát huy ý thức tiết kiệm
của mỗi người lao động. Tăng cường kiểm tra giám sát và có chế độ
thưởng phạt nghiêm minh trong việc chấp hành và thực hành tiết
kiệm. Đẩy nhanh tiến độ thi công.
* Giải pháp nâng cao chất lượng lao động: xây dựng chiến

lược phát triển nguồn nhân lực, tăng cường tuyển dụng công nhân có
tay nghề cơ khí, lắp máy để đáp ứng đủ lực lượng phục vụ công tác
thi công lắp đặt. Bên cạnh đó cần đào tạo nâng cao tay nghề cho
công nhân trực tiếp phấn đấu đạt bậc thợ bình quân của công ty ở

ang Long University Libra


mức cao, tăng cường đào tạo tại chỗ. Có cơ chế khuyến khích vật
chất đối với thợ giỏi trong việc đào tạo người lao động trẻ
* Tăng cường quản trị doanh nghiệp: Nâng cao hiệu quả hoạt
động của bộ máy quản lý doanh nghiệp, tạo môi trường làm việc thân
thiện. Tăng cường liên doanh, liên kết tạo sức mạnh chung, tăng khả
năng cạnh tranh trên thị trường. Chú trọng tới các chỉ tiêu có vai trò
là thước đo hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh
* Đẩy mạnh hoạt động marketing và nghiên cứu thị trường:
nhân viên phải là người có trình độ, hiểu biết về nghiên cứu thị
trường, có kinh nghiệm. Phòng đầu tư thị trường của công ty có
nhiệm vụ thu thập và điều tra các thông tin về thị trường, các đối thủ
cạnh tranh,…
* Hạn chế tối đa tình hình công nợ cao, công nợ khó đòi trong
việc bán hàng
Sử dụng các báo cáo công nợ về tình hình thanh toán của doanh
nghiệp: sổ chi tiết công nợ, báo cáo tổng hợp công nợ là cơ sở đánh
giá chính xác về nguyên nhân cũng như tình hình thanh toán của
doanh nghiệp.
Để đánh giá tình hình thanh toán của doanh nghiệp, ngoài các chỉ
tiêu cần phân tích, phải tính toán nhu cầu và khả năng thanh toán. Do
vậy phải đi sâu xem xét các tài liệu chi tiết liên quan, lập bảng phân
tích.

* Kiến nghị với nhà nước

Một là, trong việc ban hành các chính sách để áp dụng đối với
các doanh nghiệp, Nhà nước cần gửi dự thảo và phiếu thăm dò lấy ý
kiến phản ứng từ các doanh nghiệp, từ đó ban hành các văn bản phù
hợp với tình hình thực tế của các doanh nghiệp.
Hai là, cải cách thủ tục hành chính để giải quyết các kiến nghị
của doanh nghiệp được nhanh gọn, kịp thời.
Ba là, Nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào thị trường làm
mất đi bản chất vốn có theo quy luật của nó.


KẾT LUẬN CHUNG
Là một doanh nghiệp vẫn đang trong quá trình phát triển, lại hoạt
động trong ngành xây dựng, một ngành đòi hỏi nguồn vốn lớn, nhân
lực cao, sức ép cạnh tranh gay gắt và tiềm ẩn những rủi ro không
nhỏ, công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng An Bình đã vượt qua
bao nhiêu khó khăn và thử thách từ những ngày đầu thành lập để tồn
tại và phát triển. Trong giai đoạn 2011-2014 mặc dù có những thành
tựu quan trọng, song vẫn còn một số tồn tại, hạn chế không nhỏ trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, vì vậy những giải pháp
mà luận văn nêu trên đây mang tính thực tiễn và phù hợp với điều
kiện của công ty, gợi mở cho công ty các giải pháp nhằm nâng cao
và duy trì bền vững hiệu quả hoạt động. Điều cốt lõi để đạt được
hiệu quả bền vững, Ban lãnh đạo cũng như tập thể cán bộ công nhân
viên công ty cần chủ động và tích cực tìm kiếm mọi giải pháp và
thực hiện đồng bộ các giải pháp đó. Mỗi giải pháp đưa ra cần có kế
hoạch cụ thể, chi tiết đến từng hoạt động của Công ty, phân tích mặt
mạnh, mặt yếu để có thể rút kinh nghiệm sửa đổi kịp thời.
Thời gian khó khăn trước mắt, để đạt được mục tiêu đề ra đòi

hỏi doanh nghiệp phải tăng cường nội lực, biết phát huy những lợi
thế tiềm năng, nắm bắt cơ hội và nhận thức rõ những hạn chế, những
khó khăn, thách thức để chủ động vượt qua nó. Đồng thời cần phải
có sự đoàn kết thống nhất của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong
công ty. Làm được điều đó cùng với những giải pháp hữu hiệu tác
giả tin rằng trong tương lai không xa, công ty sẽ là một doanh nghiệp
mạnh, có uy tín không chỉ thị trường Hà Nội mà còn cả thị trường
trong nước.

ang Long University Libra



×