Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI–DIC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.73 KB, 11 trang )

GVHD: TS Võ Thành Danh
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI–
DIC
Qua phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cũng
như nhận ra nhũng điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe doạ thông qua ma trận
SWOT. Ta có thể kết hợp các yếu tố trên để đưa ra các giải pháp làm cho hoạt
động kinh doanh ngày càng trở nên hoàn thiện hơn: Sử dụng các điểm mạnh và kết
hợp mọi nguồn lực để tận dụng các cơ hội mà môi trường kinh doanh mang lại,
bên cạnh đó không ngừng khắc phục các điểm yếu và chủ động đối phó với những
đe doạ có thể xảy ra.
Sau đây là những vấn đề còn tồn tại, những hoạt động kinh doanh còn hạn
chế của công ty và một số giải pháp nhằm giúp công ty có thể khắc phục, giãi
quyết tình hình trên để hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trở nên hoàn
thiện hơn.
1. Quản lý chi phí
1.1. Chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính
Trong năm 2005, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng với tốc độ cao 22,84%
trong khi đó tốc độ tăng của doanh thu lại giảm 12,19%, điều này ảnh hưởng nhiều
đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó tình hình về chi phí
cho thấy không mấy khả quan, chi phí tài chính tuy có giảm so với năm 2004
nhưng vẩn còn ở mức rất cao trong khi lợi nhuận đem lại từ hoạt động tài chính là
không đáng kể làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh chung của công ty.
Để có thể sử dụng chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính có hiệu
quả hơn, công ty có thể tiến hành thêm các giải pháp sau.
1
SVTH: Hồ Khánh Toàn
GVHD: TS Võ Thành Danh
Chi phí quản lý doanh nghiệp: công ty nên lập một kế hoạch phân bổ chi
phí cụ thể với một tỷ lệ phù hợp được tính toán dựa trên chức năng hoạt động của
các phòng ban ở mổi thời kỳ hoạt động. Khi đó các phòng ban sẽ tự quản lý nguồn


ngân sách được cung cấp cho hoạt động của bộ phận mình nằm trong chỉ tiêu được
phân bổ. Như vậy, sẽ làm cho các phòng ban có ý thức, trách nhiệm và có biện
pháp kiểm soát chặt chẻ hơn về chi phí cho hoạt động của phòng mình có hiệu quả
hơn, ngoại trừ những khoản chi phí lớn vượt quá tầm kiểm soát của phòng ban
phải được kiến nghị lên ban giám đốc công ty, đến cuối kỳ nếu phòng ban nào làm
tốt công tác tiết kiệm chi phí hoàn thành các chỉ tiêu được giao phó sẽ có những
biện pháp khen thưởng thích hợp .
Chi phí quản lý tài chính: chi phí tài chính hàng năm chiếm một tỷ lệ
không nhỏ trong tổng chi phí hoạt động kinh doanh của công ty, chính vì vậy công
ty cần tiến hành rà soát lại tất cả các khoản chi phí không thực sự cần thiết và các
khoản chi phí mà hoạt động của nó không đem lại hiệu qủa để có biên pháp cắt
giảm nhằm giảm bớt gánh nặng chi phí của công ty.
1.2. Chi phí bán hàng
Trong năm 2005, với việc doanh thu giảm so với năm 2004 thì một phần
nguyên nhân cũng là do chi phí cho các hoạt động bán hàng chưa được hợp lý,
điều này trái ngược với chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính. Công ty
Cổ Phần Đầu Tư Và Thương Mại-DIC với hoạt động chính là kinh doanh các mặt
hàng nguyên vật liệu xây dựng nên cũng cần phải có một khoản ngân sách hợp lý
cho hoạt động bán hàng, lĩnh vực này đem lại tới hơn 95% doanh thu và 80,63%
lợi nhuận. Nếu có một ngân sách lớn hơn cho hoạt động này sẽ giúp cho bộ phận
kinh doanh đẩy mạnh công tác chiêu thị bán hàng, mở rộng thị phần tiếp tục duy
trì tốc độ tăng trưởng doanh thu ở mức cao từ đó sẽ mang lại lợi nhuận nhiều hơn.
Giải pháp cho ngân sách chi phí bán hàng thì công ty nên căn cứ vào doanh thu từ
hoạt động kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng để từ đó đưa ra một tỷ lệ phần
trăm chi phí bán hàng trên doanh thu kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng, có như
vậy hoạt động bán hàng mới đem lại hiệu quả cao hơn.
1.3. Chi phí cho nghiên cứu phát triển
2
SVTH: Hồ Khánh Toàn
GVHD: TS Võ Thành Danh

Được cổ phần hoá từ công ty Nhà Nước nên nguồn vốn của công ty cũng từ
đó tăng lên rât nhiều góp phân mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh của
công ty, chính vì vậy để dần thích ứng với quy mô của mình hoạt động của mình
thì công ty cần nên thiết lập khoản chi phí cho hoạt động nghiên cứu phát triển,
điều này sẽ giúp công ty phát triển các mặt hàng kinh doanh mới đồng thời tránh
được nhưng rủi ro trong hoạt động kinh doanh làm cho công ty ngày càng phát
triên lớn mạnh lên.
2. Phát triển hoạt động kinh doanh
2.1. Hoạch định chiến lược kinh doanh và kế hoạch kinh doanh
Công ty Cổ Phần Đầu Tư Và Thương Mại-DIC có tầm hoạt động tương đố
lớn (khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, Tp Hồ Chí Minh và miền Đông Nam
Bộ) và doanh thu khá cao chúng tỏ đây là một công ty không nhỏ. Trong tình hình
kinh tế luôn biến động trên thế giới nói chung và trong nước nói riêng thì hoạt
động kinh doanh của công ty khó tranh khói những rủi ro bởi tác động của thị
trường, thêm vào đó khi Việt Nam gia nhập vào các tổ chức kinh tế của khu vực
và thế giới thì cuộc cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn giữa các doanh
nghiêp. Chính vì vậy, để tồn tại và phát triển lên trong tương lai thì phải có chiến
lược kinh doanh cụ thể cho từng giai đoạn. Giải pháp cho vấn đề này công ty nên
đầu tư thuê các công ty chuyên trách có kinh nghiệm và giàu uy tín hoạch định cho
công ty một chiến lực kinh doanh, có như thế công ty mới chủ động được và tìm
cách ứng phó với những thay đổi đột ngột của môi trường kinh doanh ngày một
trở nên khốc liệt như hiện nay, đồng thời vạch sẵn cho mình một con đường đi
thuận lợi và khả năng thành công sẽ cao hơn rất nhiều.
Kế hoạch cụ thể cho từng năm: để có một hướng đi cụ thể công ty cần phải
lập một kế hoạch kinh doanh cho ngắn hạn, khi có mục tiêu sẽ giúp công ty định
hướng được những bước đi cụ thể để đạt được mục tiêu đề ra. Lập kế hoạch kinh
doanh nhằm đưa ra những mục tiêu cụ thể như số lượng, giá bán, doanh thu, chi
phí, lợi nhuận cần đạt được,… Nhưng việc lập kế hoạch kinh doanh phải được tính
toán dựa trên các kết quả mà công ty đã đạt được trong những năm qua và trên khả
năng mà công ty có thể thực hiện được, không đề ra mục tiêu quá cao hay quá thấp

mà phải phù hợp với tình hình hiện tại của công ty. Khi có được kế hoạch cụ thể
3
SVTH: Hồ Khánh Toàn
GVHD: TS Võ Thành Danh
mọi thành viên trong công ty mới biết để phấn đấu hoàn thành những mục tiêu cụ
thể được giao cho mình.
2.2. Mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ
Các thị trường kinh doanh hiện tại của công ty thuộc các tỉnh Đồng Bằng
Sông Cửu Long, Tp Hồ Chí Minh và các tỉnh thuộc Miền Đông Nam Bộ. Trong
năm 2005 doanh thu từ các thị trường này có xu hướng giảm rất nhiều so với năm
2004, thị trường Đồng Băng Sông Cửu Long giảm 7,15%, Tp Hồ Chí Minh giảm
16,99% và cuối cùng là thị trường miền Đông Nam Bộ giảm 19,04%. Điều này
chứng tỏ thị phần của công ty đã bị giảm sút, nó chương tương xứng với quy mô
và tiềm năng hoạt động của công ty. Trong thời gian tới công ty cần phải tăng
cường mở rộng thị trường ở khu vực này nhằn khai thác những tiêm năng mà nó
mang lại, tổ chức lại kênh phân phối, tăng cường quảng bá sản phẩm để mở rộng
thị trường hiện tại.
Bên cạnh đó, công ty cũng nên phát triển thị trường hoạt động kinh doanh
của mình ở một số tỉnh khác thuộc Miền Trung và Tây Nguyên. Để thực hiện được
việc này công ty nên cử các cán bộ chuyên trách đi khảo sát, tìm hiểu và nghiên
cứu các thị trường mà công ty muốn hướng đến để xem xét khả năng phát triển
của vùng cũng như các yếu tố liên quan đến mặt hàng kinh doanh. Từ đó đi đến
việc đánh giá khả năng thành công của công ty khi tiến hành đầu tư vào những thị
trường đó để đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với thị trường mới.
2.3. Sắp xếp và đào tạo nâng cao nguồn nhân lực
2.3.1. Sắp xếp lại nguồn nhân lực
Hoạt động của công ty ngày càng phát triển, quy mô hoạt động ngày càng
lớn điều này đòi hỏi cơ cấu nhân sự ở các phòng ban cũng phải có những điều
chỉnh để phù hợp với sự phát triển của công ty. Hiên nay phòng kinh doanh nhập
khẩu của công ty thực hiện rất nhiều chức năng vừa thực hiện chức năng ký kết

hợp đồng mua hàng, nhập khẩu hàng hóa, vừa thực hiện việc kinh doanh hàng hóa
của công ty đồng thời thực hiện luôn các chức năng marketing. Chính vì vậy, hoạt
động của phòng trở nên bận rộn dể gây chồng chéo dẩn đến hoạt động kém hiêu
quả ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của công ty.
4
SVTH: Hồ Khánh Toàn
GVHD: TS Võ Thành Danh
Để giải quyết vấn đề này công ty nên tổ chức lại phòng kinh doanh xuất
nhập khẩu như sau.
Nhằm giảm bớt các chi phí không cần thiết và bộ máy công ty cồng kềnh
thì phòng kinh doanh xuất nhập khẩu vẫn giữ nguyên nhưng cần chia ra các bộ
phận chuyên trách nhỏ hơn như bộ phận nhập khẩu, bộ phận kinh doanh và bộ
phận marketing, mỗi bộ phận các nhân viên sẽ được đào tạo sâu hơn trong lĩnh
vực mà mình hoạt động.
Bộ phận xuất nhập khẩu: Bộ phận này sẽ chuyên trách thực hiện các công
việc tìm kiếm nguồn hàng từ các nhà cung cấp và nhập khẩu hàng hóa.
Bộ phận kinh doanh: Bộ phận này sẽ thực hiện việc kinh doanh tất cả các
mặt hàng của công ty đồng thời thực hiện việc ký kết hợp đồng, giao nhận hàng
hóa, thu tiền,… với chức năng cụ thể này các nhân viên thuộc bộ phận này sẽ thực
hiện tốt hơn công tác bán hàng của mình.
Bộ phận marketing: Bộ phân này giữ chức năng hoạch định các chiến lực
kinh doanh và lập các kế hoạch kinh doanh cho công ty, ngoài ra còn có nhiệm vụ
hoạch định các chính sách bán hàng, giới thiệu sản phẩm, nghiên cứu thị trường,
thu thập thông tin và tìm hiểu đối thủ cạnh tranh nhằm hổ trợ cho hoạt động kinh
doanh trở nên hiệu quả hơn.
Như vậy, những công việc mà phòng kinh doanh nhập khẩu đảm nhiệm sẽ
được giãi quyết một cách chuyên nghiệp hơn.
2.3.2. Đào tạo nâng cao nguồn nhân lực
Con người là một yếu tố then chốt tạo nên sự thành công hay thất bại của
một doanh nghiệp. Do đó, để doanh nghiệp có thể hoạt động kinh doanh tốt, có

hiệu qủa thì nguồn nhân lực của doanh nghiệp cần phải được chú trọng đào tạo
nâng cao khả năng quản lý về kinh tế và giỏi trong chuyên môn.
Đội ngũ kinh doanh nhập khẩu, vì họ cần phải có những kiến thức sâu rộng
và có kinh nghiệm trong buôn bán quốc tế, họ phải luôn cập nhật những quy định,
có liên quan đến công tác chuyên môn của mình, nhạy bén với sự thay đổi của môi
trường để có thể đưa ra các quyết định chính xác.
Đội ngũ nhân viên kinh doanh thì cần phải có kinh nghiệm và sự nhiệt tình
trong công việc, đồng thời họ phải nắm rõ những vấn đề và thủ tục có liên quan
5
SVTH: Hồ Khánh Toàn

×