Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Gốc Tự Do Và Những Hệ Lụy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.35 KB, 4 trang )

GỐC TỰ DO VÀ NHỮNG HỆ LỤY
1.

2.

3.

4.

5.

6.

Bài 1: Gốc tự do được tạo thành từ đâu?
Hoạt động hô hấp tế bào và bốn loại gốc tự do được tạo thành:
Quá trình hô hấp của tế bào được diễn ra tại ty thể được xem như hoạt động tối
quan trọng để tạo ra năng lượng cho cơ thể sống. Cũng trong tiến trình này, gốc tự do
superoxyd cũng được tạo thành. Một phần superoxyd sẽ tự hủy và tạo thành oxy đơn bội
rất có hại và gây ra sai lệch cấu trúc, DNA… Bên cạnh đó, superoxyd sẽ bị loại bỏ nhờ
enzym superoxyd – dismutase (SOD), tạo thành khí oxy và H 2O2. H2O2 sinh ra bởi phản ứng
phân hủy superoxyd sẽ tác dụng với gốc tự do superoxyd và sinh ra gốc tự do hydroxyl, gốc
này nguy hại hơn nhiều so với oxy đơn bội.
Sự tồn tại cùng lúc của 4 loại gốc tự do này sẽ làm phá vỡ sự cân bằng của hoạt động
tế bào, làm cho quá trình lão hóa diễn ra âm thầm trong cơ thể.
Hệ lụy đến từ tia bức xạ (các tia phát ra từ TV, máy vi tính, điện thoại di động, lưới điện
cao thế…):
Khi diễn ra sự tiếp xúc giữa tia phóng xạ, bức xạ và cơ thể, các loại tia này sẽ nhanh
chóng bẻ gãy các phân tử nước có trong tế bào. Chính vì vậy mà các gốc tự do được tạo
thành. Tuy nhiên, khác với trong hô hấp tế bào, trong hiện tượng phóng xạ gốc tự do sinh
ra ở bất cứ đâu trong cơ thể nên gây ra hậu quả phức tạp hơn.
Hiện tượng thực bào:


Khi cơ thể phát hiện ra những vật lạ xâm nhập, các tín hiệu cảnh báo được truyền đi.
Vật lạ nhanh chóng bị bao lại trong túi thực bào. Bên trong túi thực bào sản sinh ra rất
nhiều gốc tự do để tiêu hóa vật lạ trong thời gian ngắn nhất. “Trận chiến” này sẽ khiến các
bạch cầu bị chết, gốc tự do được giải phóng và tạo ra các triệu chứng viêm tấy, xơ vữa…
Hiện tượng thiếu máu cục bộ - tưới máu lại và sự gia tăng mãnh liệt gốc tự do:
Khi nghẽn mạch do huyết khối hay bất kỳ nguyên nhân nào khác, máu sẽ không thể
nào vào được tới mô và gây nhồi máu, hoặc thiếu máu cục bộ. Hệ quả là gây ra tổn thương
mô kèm theo tích lũy các hợp chất xanthin. Khi tưới máu lại, kéo theo sự tăng mãnh liệt
các gốc tự do, gây ra tác hại còn lớn hơn gấp nhiều lần so với tổn thương mô khi nghẽn
mạch.
Phát sinh gốc tự do từ các vật lạ, ô nhiêm môi trường (khói xe, khói từ nhà máy, bụi
đường, chất thải từ các khu công nghiệp…) và ô nhiễm thực phẩm (rau muống nhiễm chì,
cá biển nhiễm thủy ngân, thức ăn nướng khét…). Các tình trạng ô nhiễm môi trường, thực
phẩm không an toàn… ngày càng diễn ra nghiêm trọng. Và đó cũng chính là nguyên nhân
phát sinh gốc tự do. Các hóa chất không có nguồn gốc sinh học (như thuốc trừ sâu, diệt
cỏ…) khi vào cơ thể sẽ bị chuyển hóa, trong quá trình chuyển hóa sẽ sinh ra những gốc tự
do.
Tia tử ngoại và phơi nắng không đúng cách:
Nắng cũng là một yếu tố gây hại. Các tia tử ngoại trong nắng (cao nhất là vào buổi
trưa) sẽ phản ứng với các sắc tố ngoài da, tạo ra gốc tự do oxy đơn bội và các u hắc tố.
Nguyên nhân khác:
Stress, bị đụng giập, thâm tím… Các tình trạng này sẽ tạo điều kiện khiến các gốc tự
do tăng mạnh.


1.

2.

3.


4.

5.

6.

Bài 2: Gốc tự do gây bệnh tật
Lão hóa làn da và những mối nguy hại:
Dưới tác động của tia tử ngoại, phân tử oxy sẽ tạo ra các gốc tự do trên da, gây tàn
phá làn da, làm khô da, nám, tàn nhang, lão hóa và ung thư da.
Nguy cơ về bệnh tim mạch do sự hoạt động của gốc tự do:
Tim mạch là những căn bệnh gây nên nỗi ám ảnh đối với cuộc sống của bệnh nhân.
Và mối nguy hại này có thể đến từ sự hoạt động của gốc tự do. Đến nay đã phát hiện được
một số bệnh về mạch máu có nguyên nhân do sự sản sinh quá nhiều gốc tự do: bệnh
Kawasaki (bệnh viêm mạch cấp kèm sốt ở trẻ mới sinh), bệnh Keshan (bệnh cơ tim), tăng
kết tập tiểu cầu, xơ vữa động mạch (dẫn đến bệnh lý động mạch vành: nhồi máu cơ tim,
suy tim).
Bệnh viêm khớp:
Sản sinh gốc tự do va gây ra nhiều hậu quả: khi mắc cá bệnh viêm khớp (như viêm
khớp dạng thấp), các triệu chứng viêm được tăng cường một cách bất thường và gây ra
sự sản sinh rất nhiều gốc tự do. Điều này cũng sẽ kéo theo hệ quản làm cho độ nhớt của
hoạt dịch khớp thấp đi so với bình thường.
Gây tổn thương cho dạ dày – ruột:
Trong các đợt viêm của bênh viêm trực tràng – kết tràng có xuất huyết và bệnh
Crohn, những tổn thương khác như: phù nề, loét, hoại tử cũng do sự sinh ra gốc tự do ở
niêm mạc đường tiêu hóa.
Tác hại trong bệnh nhãn khoa:
Một số bệnh về mắt như thoái hóa võng mạc, đục thủy tinh thể, viêm màng mạch
nhỏ, viêm giác mạc có nhiễm khuẩn là do sự tấn công của gốc tự do.

Đối với các bệnh phổi:


7.

8.

9.

10.

Trong các bệnh phổi, phế quản như hội chứng choán phổi ở người trưởng thành,
bệnh phổi kẽ lan tỏa mạn tính, tràn khí và hen, bệnh loạn sản ở phổi và phế quản (ở trẻ
sinh non) cũng có sự tham gia của các gốc tự do.
Bệnh đái tháo đường và mối liên hệ với gốc tự do:
Ở bệnh nhân đái tháo đường, có sự tăng cường peroxy hóa lipid làm sinh ra gốc tự
do. Các gốc tự do này hoạt động và gây tổn hại võng mạc cũng như các tế bào B của tiểu
đảo Langerhans. Thêm vào đó thì hoạt độ các enzym dùng để hủy diệt gốc tự do như
superoxyd dismutase, catalase, peroxydase bị giảm đi. Chính vì vậy mà với căn bệnh đái
tháo đường, bệnh nhân phải chịu nhiều hệ quả làm suy giảm sức khỏe do gốc tự do.
Trong lão khoa thần kinh:
Gốc tự do còn tấn công đến hệ thần kinh của con người. Một số dạng của sự già bệnh
lý (bệnh Parkinson, Alzheimer), bệnh Down, một số chứng loạn tâm thần có nguồn gốc là
do gốc tự do.
Bệnh ung thư và những tác động do gốc tự do:
Tác dụng gây ung thư của các gốc tự do có liên quan đến khả năng oxy hóa của
chúng với chuỗi DNA, các protein, các acid béo nhiều dây nối đôi. Mặt khác, các gốc tự do
tế bào ung thư sinh ra có thể gây tổn hại đến các mạch máu, tạo điều kiện cho sự di căn.
Gốc tự do là nguyên nhân của nhiễm độc mạn tính từ ô nhiễm môi trường, rượu, thuốc lá
và thuốc:

Độ tính của các bức xạ ion hóa (các tia phát ra từ tivi, máy vi tính, điện thoại di
động, lưới điện cao thế…), tetraclorua carbon, parquat, ethanol, các chất ô nhiễm môi
trường (khói xe, khói từ nhà máy, bụi đường, chất thải từ các khu công nghiệp…), ô nhiễm
thực phẩm (rau muống nhiễm chì, cá biển nhiễm thủy ngân, thức ăn nướng khét…), thuốc
lá, độc tính trên gan của một số thuốc (paracetamol, isoniazid, halothan…), độc tính với
tim của doxorubicin được xác nhận là do sự giải phóng các gốc tự do.


- TS. Nguyễn Thướng (sưu tầm – Báo Khoa Học Phổ Thông, số 1700, 1701)



×