Tải bản đầy đủ (.doc) (164 trang)

CHUYỂN HÓA Ở TRẺ EM THỪA CÂN TỪ 10 ĐẾN 15 TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 164 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HÀ VĂN THIỆU

HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở TRẺ EM
THỪA CÂN, BÉO PHÌ TỪ 10 ĐẾN 15 TUỔI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

TP Hồ Chí Minh- Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

LỜI CAM ĐOAN
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BỘ Y TẾ

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện.

HÀ VĂN THIỆU

Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công
bố trong bất kỳ một công trình nào khác.


Ngƣời cam đoan

HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở TRẺ EM
THỪA CÂN, BÉO PHÌ TỪ 10 ĐẾN 15 TUỔI
Hà Văn Thiệu
CHUYÊN NGÀNH NHI KHOA-TIÊU HÓA
MÃ SỐ: 62.72.16.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS. LÊ THỊ NGỌC DUNG
2. TS.BS. NGUYỄN ANH TUẤN

TP Hồ Chí Minh- Năm 2014


MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Trang

Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Danh mục các biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ .......


1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

3

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan thừa cân, béo phì

4

1.2. Hội chứng chuyển hóa

13

1.3. Các nghiên cứu có liên quan

27

1.4. Hội chứng chuyển hóa và Protein phản ứng C

34

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu

37

2.2. Phương pháp nghiên cứu


38

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm trẻ thừa cân, béo phì

54

3.2. Đặc điểm hội chứng chuyển hóa

65

3.3. Các giá trị điểm cắt dự đoán hội chứng chuyển hóa

72

3.4. Hội chứng chuyển hóa và Protein phản ứng C

75

CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm trẻ thừa cân, béo phì
4.2. Đặc điểm hội chứng chuyển hóa

77
100


4.3. Các giá trị điểm cắt dự đoán hội chứng chuyển hóa


115

4.4. Hội chứng chuyển hóa và Protein phản ứng C

121

KẾT LUẬN

126

KIẾN NGHỊ

128

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Chữ viết tắt

Nghĩa

CC

Chiều cao


CN

Cân nặng

BP

Béo phì

ĐTĐ

Đái tháo đường

HCCH

Hội chứng chuyển hóa

HA

Huyết áp

HAtt

Huyết áp tâm thu

HAttr

Huyết áp tâm trương

TC


Thừa cân

TCYTTG

Tổ chức Y tế thế giới

VE

Vòng eo

VM

Vòng mông


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG NƢỚC NGOÀI
Chữ viết tắt

Chữ gốc- Nghĩa

ASP

Acylation stimulating protein - Protein kích thích sự acyl hóa

AUC

Area Under the Curve- Diện tích dưới đường cong

BFP


Body fat percentage -Tỷ lệ mỡ cơ thể

BMI

Body mass index- Chỉ số khối cơ thể

CRP

C reactive protein- Protein phản ứng C

CT

Cholesterol- Cholesterol

HDL

High density lipoprotein- Lipoprotein tỷ trọng cao

HOMA-IR

Homeostasis model assessement of insulin resistanceMô hình khảo sát hằng định nội môi-tình trạng kháng insulin

IDF

International Diabetes Federation- Hội Đái tháo đường Quốc tế

IFG

Impaired fasting glucose- Suy giảm glucose lúc đói


IGT

Impaired glucose tolerance- Suy giảm khả năng dung nạp glucose

IL-1

Interleukin-1- Interleukin-1

IL-6

Interleukin-6- Interleukin-6

LDL

Low density lipoprotein- Lipoprotein tỷ trọng thấp

MCP-1

Monocyte chemoattractant protein-1Protein hướng động tế bào đơn nhân

NCEP

National Cholesterol education programChương trình giáo dục Cholesterol Quốc gia

NCEP-ATP III

National Cholesterol education program Adult treatment panel III
-Báo cáo lần thứ 3 của Ban cố vấn Chương trình giáo dục
Cholesterol Quốc gia Hoa Kỳ dành cho người lớn


NHANES

Nationnal Health Nutrition examination surveyKhảo sát Dinh dưỡng và Sức khỏe Quốc gia

PAL-1

Plasminogen activator inhibitor-1Chất ức chế hoạt hóa plasminogen-1

TG

Triglycerid- Triglycerid

VLDL

Very low density lipoprotein-Lipoprotein tỷ trọng rất thấp

WHO

World Health Organization -Tổ chức Y tế Thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Bảng 1.1. Các mức độ BMI người châu Á trưởng thành

Trang
7


Bảng 1.2.Tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH trẻ em của Cook, De Ferranti, Weiss 15
Bảng 1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH theo các độ tuổi của IDF

15

Bảng 1.4. Đánh giá bilan lipid máu theo ATP III

30

Bảng 2.1. Đặc điểm của người bệnh và sự thay đổi CRP

41

Bảng 2.2. Đánh giá tỷ lệ BFP theo Lohman (1986) và Nagamine (1972)

46

Bảng 2.3. Minh họa giá trị cắt theo bảng 2X2

49

Bảng 2.4 . Phân loại các biến số

51

Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi và giới

54


Bảng 3.2. Phân bố tình trạng TC, BP theo giới tính

54

Bảng 3.3. Phân bố các mức BMI

55

Bảng 3.4. Trị số trung bình các chỉ số nhân trắc theo mức độ TC, BP và
theo giới tính

55

Bảng 3.5. Trị số trung bình chỉ số nhân trắc giữa nam và nữ theo mức độ
TC, BP

56

Bảng 3.6. Trị số trung bình các chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng giữa nam
và nữ theo mức độ TC, BP
Bảng 3.7. Trị số trung bình BFP theo giới tính và vòng eo

57
58

Bảng 3.8. Phân bố BFP theo tiêu chuẩn phân loại của Lohman (1986)
và Nagamine (1972)

58


Bảng 3.9. Trị số trung bình BFP theo các mức BMI và giới tính

59

Bảng 3.10. Huyết áp

60

Bảng 3.11. Trị số trung bình bilan lipid máu và glucose máu

60

Bảng 3.12. Liên quan rối loạn lipid máu theo các mức độ BMI

61

Bảng 3.13. Rối loạn từng thành phần lipid máu

62

Bảng 3.14. Tỷ số Cholesterol/HDL-C

62


Bảng

Tên bảng

Trang


Bảng 3.15. Rối loạn glucose máu lúc đói

62

Bảng 3.16. Liên quan lâm sàng, cận lâm sàng theo các mức độ BMI

63

Bảng 3.17. Tương quan các chỉ số nhân trắc, BFP, HA và chi số lipid máu

64

Bảng 3.18. Tỷ lệ hội chứng chuyển hóa

65

Bảng 3.19. Phân bố HCCH theo giới tính

66

Bảng 3.20. Liên quan giữa HCCH và mức độ TC, BP

66

Bảng 3.21. Trị số trung bình đặc điểm lâm sàng của HCCH theo giới tính

67

Bảng 3.22. Trị số trung bình đặc điểm cận lâm sàng của HCCH theo giới tính 68

Bảng 3.23. Liên quan hội chứng chuyển hóa và cholesterol

69

Bảng 3.24. Liên quan hội chứng chuyển hóa và LDL-C

69

Bảng 3.25. Liên quan hội chứng chuyển hóa và tỷ số CT/HDL-C

70

Bảng 3.26. Liên quan đặc điểm các tiêu chí của HCCH

71

Bảng 3.27. Đặc điểm các tiêu chí chẩn đoán HCCH và BFP

72

Bảng 3.28. Giá trị CRP

75

Bảng 3.29. Liên quan giữa HCCH và CRP

76

Bảng 4.1. Chỉ số nhân trắc học sinh 10-15 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh


80

Bảng 4.2. BFP theo tuổi và giới tại Trung Quốc

84

Bảng 4.3. So sánh các tiêu chí của HCCH trẻ em BP tại Braxil và Ý

107

Bảng 4.4. Các yếu tố nguy cơ tim mạch với HCCH

107

Bảng 4.5. Tương quan chỉ số nhân trắc với lipid máu và HA

114

Bảng 4.6. Các yếu tố nguy cơ tim mạch với giá trị cắt chẩn đoán HCCH

116

Bảng 4.7. Giá trị cắt VE trẻ emTrung quốc từ 10-15 tuổi

117

Bảng 4.8. Tiêu chí chẩn đoán HCCH ở trẻ em TC, BP và nhóm chứng

118


Bảng 4.9. Tỷ lệ CRP và các tiêu chí của HCCH

123


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1. Mô mỡ như một cơ quan nội tiết

17

Hình 1.2. Béo phì-Leptin và tăng huyết áp

18

Hình 1.3. Cấu trúc phân tử CRP

34

Hình 2.1. Minh họa phương pháp đo vòng eo

43

Hình 2.2. Minh họa cân đo lượng mỡ cơ thể HBF-356


45

Hình 2.3. Lưu đồ chọn mẫu nghiên cứu

53

Hình 4.1. Béo phì - kháng insulin và tăng huyết áp

87

Hình 4.2. Sơ đồ các sự ảnh hưởng đến sự cân bằng và điều hòa năng lượng

98

Hình 4.3. Sơ đồ Dinh dưỡng vòng đời và các bệnh mạn tính

103

Hình 4.4. Vai trò của acid béo tự do trong đề kháng insulin và béo phì

111

Hình 4.5. Đề kháng insulin và các biến chứng

112


1


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ
Biểu đồ

Tên biểu đồ

Hội chứng chuyển hóa (HCCH) là một trong những vấn đề sức khỏe cộng

đồng được quan tâm nhất trong thế kỷ XXI này. Theo Hiệp Hội Đái tháo đường

Trang

Biểu đồ 3.1. Đường cong ROC của BMI đối với nam

73

Biểu đồ 3.2. Đường cong ROC của BMI đối với nữ

73

Biểu đồ 3.3. Đường cong ROC của vòng eo đối với nam

74

Biểu đồ 3.4. Đường cong ROC của vòng eo đối với nữ

75

Biểu đồ 4.1.
phìchuyển

trẻ emhóa
nam
từ càng
6-20 tăng
tuổi và có khuynh hướng
TầnKhuynh
suất và tỷhướng
lệ hội béo
chứng
ngày

78

Biểu
4.2.
Khuynh
hướng
béo phìHealth
trẻ em
nữ từ 6-20
tuổi
tăngđồdần
theo
tuổi. Theo
Nationnal
Nutrition
Examination
Survey III

78


quốc tế (IDF), hội chứng chuyển hóa là tập hợp những yếu tố nguy cơ của hai đại
dịch lớn đó là bệnh tim mạch và đái tháo đường type 2 ảnh hưởng đến chất lượng
sống con người và tốn kém đáng kể ngân sách về y tế của nhiều nước trên thế giới
[21],[25].

(NHANES III: khảo sát dinh dưỡng và sức khỏe Quốc gia tại Hoa Kỳ) tỷ lệ hội
chứng chuyển hóa ở độ tuổi trên 20 là 25%, gia tăng trên 45% ở độ tuổi trên 50. Hội
chứng chuyển hóa liên quan đến khoảng 24% người trưởng thành, khoảng 47 triệu
người bị hội chứng chuyển hóa trong đó 44% người trên 50 tuổi tại Hoa Kỳ. Hội
chứng chuyển hóa gặp ở 10% phụ nữ và 15% nam giới với dung nạp glucose bình
thường và 78% và 84% người bị đái tháo đường type 2.
Béo phì và các bệnh mạn tính không lây đã và đang gây ra hậu quả nghiêm
trọng về sức khỏe con người cũng như gánh nặng cho nền kinh tế. Chính vì vậy,
năm 2000 Tổ chức Y tế thế giới đã xuất bản chuyên khảo "Béo phì-dự phòng và
kiểm soát nạn dịch toàn cầu", trong đó kêu gọi các quốc gia cần có các hành động
tích cực đối phó với nạn dịch này [137].
Nghiên cứu 52 trẻ béo phì từ 7-10 tuổi của Ferreira [59], tỷ lệ mắc hội chứng
chuyển hóa là 17,3% với chỉ số khối cơ thể >95 th percentile, tăng triglycerid, giảm
lipoprotein tỷ trọng thấp, tăng glucose máu và tăng huyết áp. Gần đây theo nghiên
cứu của Weiss năm 2005 báo động tỷ lệ hội chứng chuyển hóa cũng đang gia tăng ở
trẻ em, tỷ lệ này là 38,7% ở trẻ em béo phì mức độ trung bình và 49,7% ở mức độ
nghiêm trọng [134].
Người lớn nội thành-thành phố Hồ Chí Minh năm 2003 tỷ lệ mắc HCCH là
12% (đã hiệu chỉnh theo giới và tuổi), 18,5% chưa hiệu chỉnh, tỷ lệ này trên phạm vi


2

toàn quốc là 13%, trong đó khoảng 20% dân số sống tại các thành phố lớn. Năm

2007 tại Hà Nội, tỷ lệ HCCH là 13,1% và tỷ lệ này ở nhân viên Y tế năm 2008 tại
thành phố Hồ Chí Minh khá cao là 12%. Đây là một con số đáng lưu ý vì đối tượng
của nghiên cứu này là những người có kiến thức y học.
Hội chứng chuyển hóa có liên quan chặt chẽ với thừa cân, béo phì. Điều này đã
gợi mở sự quan tâm về phương diện dịch tễ học và tiếp cận dự phòng trong lĩnh vực
các bệnh mạn tính không lây nhiễm. Bệnh tim mạch người lớn có nguồn gốc từ các
rối loạn chuyển hóa ở thời kỳ trẻ em [56],[76],[134] nên việc phòng ngừa xơ vữa
động mạch sớm sẽ thu nhận được kết quả khả quan hơn [71],[82],[87],[117]. Bệnh
tim mạch và tử vong từ bệnh tim mạch chỉ là phần nổi của tảng băng mà bên dưới là
hàng loạt các bất thường về chuyển hóa đã xuất hiện âm thầm từ trước.
Gần đây các nghiên cứu có ghi nhận Protein phản ứng C tăng gần gấp 2 lần ở
nhóm có hội chứng chuyển hóa so với nhóm không có hội chứng chuyển hóa.
Nghiên cứu tại Châu Âu trong số đối tượng có cơn đau thắt ngực cũng đã ghi nhận,
giá trị Protein phản ứng C tăng cùng với chỉ số khối cơ thể [63].
Năm 2008 tỷ lệ thừa cân, béo phì tại Biên Hòa-Đồng Nai là 7,22% [18]. Tình
hình kinh tế ngày càng phát triển nhất là trong giai đoạn hiện nay mỗi gia đình chỉ
có từ một đến hai con, tỉ lệ thừa cân và béo phì sẽ tăng nữa trong vài năm đến.
Để xây dựng hệ thống giám sát, can thiệp hội chứng chuyển hóa một cách có
hiệu quả, chúng ta luôn cần có các số liệu cơ bản về thực chất của vấn đề này, nhưng
ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về hội chứng chuyển hóa ở trẻ em thừa cân,
béo phì. Xuất phát từ những luận điểm trên, chúng tôi thực hiện đề tài "Hội chứng
chuyển hóa ở trẻ em thừa cân, béo phì từ 10-15 tuổi" nhằm góp phần phát hiện và
dự phòng những hậu quả do hội chứng chuyển hóa gây ra, từ đó góp phần làm giảm
chi phí điều trị và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhi.
Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là: tỷ lệ hội chứng chuyển hóa ở học sinh
thừa cân, béo phì từ 10 đến 15 tuổi tại thành phố Biên Hòa-Đồng Nai là bao nhiêu?
Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của hội chứng chuyển hóa trên dân số nghiên
cứu như thế nào?.



3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Mục tiêu tổng quát:
Khảo sát hội chứng chuyển hóa ở trẻ em thừa cân, béo phì từ 10 đến 15 tuổi
tại thành phố Biên Hòa-Đồng Nai.
- Mục tiêu chuyên biệt:
1. Xác định một số đặc điểm của trẻ em thừa cân, béo phì từ 10-15 tuổi:
- Phân bố tuổi, chỉ số khối cơ thể.
- Trị số trung bình các chỉ số nhân trắc, tỷ lệ mỡ cơ thể.
- Tỷ lệ tăng huyết áp.
- Trị số trung bình và tỷ lệ rối loạn lipid, glucose máu.
- Mối tương quan giữa các chỉ số nhân trắc, tỷ lệ mỡ cơ thể với huyết áp và
lipid máu.
2. Xác định các đặc điểm của hội chứng chuyển hóa ở trẻ em thừa cân, béo
phì từ 10-15 tuổi:
- Tỷ lệ hội chứng chuyển hóa.
- Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của hội chứng chuyển hóa.
3. Xác định giá trị điểm cắt của chỉ số khối cơ thể và vòng eo dự đoán hội
chứng chuyển hóa.
4. Xác định mối liên quan giữa protein phản ứng C với hội chứng chuyển
hóa.


4

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN THỪA CÂN, BÉO PHÌ
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về thừa cân, béo phì

Các biểu hiện lâm sàng của bệnh béo phì đã được ghi nhận từ thời Hy Lạp-La
Mã cổ đại [137]. Đầu thế kỷ 19, các phân tích về các dữ kiện bảo hiểm nhân thọ đã
chứng tỏ rằng béo phì có liên quan với sự gia tăng tỷ lệ tử vong. Yếu tố gia đình
trong bệnh béo phì được đề cập vào những năm 1920; bệnh Cushing và bệnh béo phì
do tổn thương vùng dưới đồi đã được mô tả cũng trong thời gian này. Giữa thế kỷ
XX, nhiều thuốc mới điều trị béo phì được giới thiệu, phẫu thuật cắt 1 phần dạ dày
cũng đã được áp dụng để điều trị cho những ca bệnh béo phì trầm trọng [8].
Nghiên cứu WHO/MONICA là một nghiên cứu rộng lớn liên quan đến chỉ số
BMI của 48 nhóm dân tộc Caucase (Caucasians-chủ yếu thuộc châu Âu) đã được
tiến hành từ 1983 đến 1986, nghiên cứu này đã cung cấp số liệu của người trưởng
thành bình thường, thừa cân, béo phì tại châu Âu.
Tại các quốc gia thuộc khối ASEAN, vấn đề béo phì ở tuổi học đường đã
được quan tâm nghiên cứu, đặc biệt tại Singapore, Malaysia và Thái Lan.
Vùng Nam Á là Sri Lanka, nơi mà tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em vẫn còn khá
cao cũng đã có nghiên cứu về béo phì.
Hội nghị về béo phì tại Geneva-Thụy Sĩ (3/6/1997-5/6/1997) với hơn 100
chuyên gia trên khắp thế giới với sự cộng tác của Viện Nghiên cứu Rowett
Aberdeen-Scotland và Đội Đặc nhiệm Quốc tế Chống béo phì (IOTF). Hội nghị đã
xem xét các thông tin về dịch tễ học của béo phì, đưa ra các khuyến nghị về sức
khỏe cộng đồng nhằm hoàn thiện các vấn đề dự phòng và kiểm soát béo phì. Cũng
tại Hội nghị này, lần đầu tiên béo phì được xem xét dưới góc độ là nạn dịch toàn cầu
(Global Epidemic). Nạn dịch này tuy không truyền nhiễm nhưng đã ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng, gây nhiều lo lắng cho cá nhân, gia đình và là
gánh nặng cho quốc gia [8].


5

Hội nghị về Chiến lược Dự phòng và Kiểm soát béo phì đã được tổ chức từ
ngày 26/9-29/9/2000 tại Apia thuộc Samoa-vùng Tây Thái Bình Dương với sự tham

gia của WHO, Tổ chức Lương nông Quốc tế (FAO), Đội Đặc nhiệm Quốc tế Chống
béo phì (IOTF), Hiệp Hội nghiên cứu về béo phì, Học Viện khoa học Đời sống Quốc
tế của Đông Nam Á. Không phải ngẫu nhiên mà người ta chọn Samoa, một đảo quốc
xa xôi để tổ chức một hội nghị quốc tế với tầm cỡ lớn như vậy. Samoa là một trong
những nơi có tỷ lệ béo phì cao nhất thế giới, trung bình cứ 10 người dân có đến 6-7
người bị béo phì [138]. Hội nghị đã kêu gọi hành động để làm giảm béo phì tại vùng
Thái Bình Dương trong vòng 10 năm.
Tại Việt Nam trong vòng 10 năm trở lại đây theo thống kê của Trung Tâm
Dinh Dưỡng thành phố Hồ Chí Minh và Viện Dinh Dưỡng, tỷ lệ béo phì lứa tuổi
tiền học đường ngày càng gia tăng. Một số công trình nghiên cứu tại Hà Nội, Viện
Nhi Trung ương, thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Huế, Đồng Nai …. nghiên
cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ của béo phì cũng đã
được báo cáo.
Hội Dinh Dưỡng Việt Nam được thành lập vào ngày 20-11-2001, nhiều báo
cáo liên quan đến béo phì đã được trình bày. Chiến lược quốc gia về Dinh dưỡng
của Việt Nam giai đoạn từ năm 2001 đến 2010 được Thủ Tướng Chính Phủ phê
duyệt tháng 02-2001. Ngày 10/01/2002 Viện Dinh Dưỡng và Bộ Y tế đã tổ chức Hội
nghị Khoa học với đề tài “Thừa cân và béo phì với sức khỏe cộng đồng”, tại Hội
nghị này khoảng 20 báo cáo được trình bày.
Gần đây Thủ Tướng đã phê duyệt “Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai
đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030”, trong đó có đưa ra vấn đề khống chế tỷ
lệ béo phì trẻ em dưới 5 tuổi ở mức dưới 5% ở nông thôn và dưới 10% ở thành phố
lớn vào năm 2015 và tiếp tục duy trì đến năm 2020.
Xu hướng tăng trưởng thế tục của người Việt Nam và định hướng của Chiến
lược Quốc gia về Dinh Dưỡng trong giai đoạn tới (2011-2020) sẽ chú trọng đến
giảm suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em, góp phần nâng cao tầm vóc người Việt Nam,
giảm tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng, kiểm soát thừa cân, béo phì, các bệnh mạn


6


tính không lây liên quan đến dinh dưỡng và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm
[11].
Năm 2000 Tổ chức Y tế Thế giới đã xuất bản chuyên khảo "Béo phì-dự
phòng và kiểm soát nạn dịch toàn cầu", trong đó kêu gọi các quốc gia cần có các
hành động tích cực đối phó với nạn dịch này.
1.1.2. Chỉ số Quetelet hay chỉ số khối lƣợng cơ thể
Khác với người lớn, đến nay người ta vẫn chưa có sự nhất trí cao về định
nghĩa như trong việc sử dụng các ngưỡng thích hợp để phân định một đứa trẻ có béo
phì hay không [8].
Với khái niệm đơn giản được chấp nhận nhiều nhất thì thừa cân (overweight)
là một tình trạng tăng quá mức trọng lượng cơ thể so với trọng lượng chuẩn và béo
phì (obesity) là một tình trạng tăng quá mức lượng mỡ cơ thể [12],[137]. Trên thực
tế có thể có một số trẻ thừa cân nhưng không béo phì do sự phát triển quá mức của
khối nạc và xương.
Sự tương quan chặt chẽ giữa chiều cao và cân nặng trong suốt thời kỳ phát
triển trẻ em cho thấy rằng chỉ số cân nặng theo chiều cao (Weight for height: W/H)
có thể là một phương pháp đơn giản để nhận biết béo phì [8],[18].
- Đo cân nặng cơ thể (đơn vị Kg): Dùng cân bàn hiệu điện tử đã được hiệu
chỉnh với một cân chuẩn trước khi sử dụng, sau khi cân 20 lần kiểm tra lại cân. Cân
nặng ở vị trí cân bằng. Cân nặng được xác định khi các đối tượng chưa ăn, tư thế
đứng thẳng, mắt nhìn về phía trước, hai gót chân sát mặt sau của cân, đi chân trần,
không đội mũ. Kết quả được ghi bằng đơn vị Kg, sai số không quá 100g.
- Đo chiều cao cơ thể (đon vị mét): Đối tượng được đo bằng thước gỗ, lấy
mẫu thước dây hoặc thước đo chiều cao gắn liền với cân. Tư thế đứng thẳng với tư
thế thoải mái, hai chân chụm lại hình chữ V, mắt nhìn thẳng sao cho 4 điểm: Vùng
chẩm, xương bả vai, mông, gót chân trên cơ thể chạm vào thước đo. Người đo kéo
êke hạ dần xuống chạm đỉnh đầu.
Kết quả: tính bằng đơn vị mét và sai số không vượt quá 0,5 cm.




87

Năm
Để
khắc
1995
phục
Tổ nhược
chức Yđiểm
tế Thế
trên,
giớiWHO
khuyên
khuyến
dùngcáo
chỉ sử
số dụng
khối lượng
thêm chỉ
cơ số
thểBMI
(BMI: Body
(Body
Mass Index:
Mass Index)
chỉ số trước
khối cơ
đâythể)

gọilàlàmột
chỉ chỉ
số Quetelet
số thực hành
để nhận
lâmđịnh
sàngvề
đơn
tình
giản
trạng
dinh dưỡng
được
mô tả lần
cơ thể.
đầu tiên vào thế kỷ XIX bởi Quetelet, vì vậy BMI còn được gọi là
chỉ số Quetelet,
BMI (kg/m²)
là một= chỉ
Cânsốnặng
kết hợp
(kg)/chiều
hai yếucao²(m).
tố cân nặng và chiều cao [137].
Trẻ
85 bách
vị (85
th percentile)
quầngiới)
thể tham

khảo
Mộtem,
quầnBMI
thể ≥tham
khảophân
đã được
WHO
(Tổ chứcsoYvới
tế Thế
khuyến
nghị
NCHS
được
thừa
cân năm
và BMI
≥ 95
th percentile
là béo
phì [12]. Center for
sử dụngthì
trên
thế xem
giới là
vào
những
1970
là quần
thể NCHS
(Nationnal

Health Statistics,
Trung
tâm
thống
sứcphì
khỏe Quốc gia) của Hoa Kỳ. Trong các
1.1.3. Dịch
tễ học
thừa
cân,kê
béo
điều tra 1.1.3.1.
sàng lọcTình
giới hình
hạn ngưỡng
đểbéo
đánh
một
là trên
thừathế
cângiới
khi chỉ số cân
thừa cân,
phìgiá
một
sốđứa
quốctrẻgia
nặng (CN)
Hiện
theo

naychiều
tình trạng
cao (CC)
thừalớn
cânhơn
(TC),
+2SD
béo so
phìvới
(BP)
quần
không
thể tham
những
khảo
phổ biến ở các
nước
phát triển[137].
mà cũng đang tăng dần ở các nước đang phát triển, thậm chí những
NCHS/WHO
vùng nghèo
Một béo
ủy ban
phì các
trẻ em
chuyên
cũnggia
tăng
của[41],[112],[139],[145].
WHO cũng đưa ra khuyến nghị rằng mối liên

quan này
Trẻ
thay
emđổi
trênnhiều
toàn theo
thế giới
tuổi,khoảng
có lẽ là3,3%
cùngTC,
với BP.
sự dậy
Tạithì
Hoa
vàKỳ,
trưởng
BP đã
thành.
là một

vậy đề
vấn
chỉdịch
số cân
tễ quan
nặng trọng,
theo chiều
số liệu
caocủa
chỉNHANE

nên đượcS sử
II (Nationnal
dụng trong Health
một khoảng
Nutrition
tuổi nhất
định mà thôi (<9
Examination
Survey:
tuổi).khảo
Người
sát ta
dinh
cũng
dưỡng
lưu ývàrằng
sứctrong
khỏe điều
Quốctragia)
cộng
1976-1980
đồng chỉcho
số cân
nặng24%
thấy
theo nam
chiềuvàcao
27%
là đủ
nữ đánh

bị BP;giáNHANES
béo phì, vì
IIIđa
1988-1994
số cá thể tỉ
cólệcân
nàynặng
là 31%
theoởchiều
nam và
cao đều
34%
ở nữ.
béo.
Xu hướng như vậy cũng đã xảy ra ở thiếu niên Hoa Kỳ trong khoảng thời
gian 1976-1987,
Đánh giá tỉbéo
lệ BP
phì trẻ
theo
từ các
6-11nước
tuổiASEAN
tăng 54%,
giống
người
vớibịtiêu
BPchuẩn
mức độ
người

nặngChâu
tăng Á
98%,
lệ BP thiếu niên từ 12-21 tuổi tăng khoảng 64%.
trưởngtỉ thành.
Bảng
Tỉ
lệ BP
1.1.đang
Các gia
mứctăng,
độ BMI
với đà
người
thayChâu
đổi lốiÁsống
trưởng
nhanh
thành
chóng,
[21] tuơng lai gần
khoảng 25% trẻ em Châu
Âu có thể bị BP. Trong nghiên cứu của WHO/Monica
tại
Loại
BMI
<18,5
Châu Âu 1983-1986 tỉ lệGầy
BP là 15% ở nam và 22% ở nữ.
Tại Pháp cóBình

khoảng
50% trường hợp tử vong có liên quan
lối sống và sự
thường
18,5đến
- 22,9
ăn uống dư thừa. Mặc dù yếu tố di truyền gây ra 30-70% BP, nhưng≥23
chế độ giàu
Tăng cân
năng lượng, ít vận động thể lực, sự thay đổi hành vi lối sống trong các xã hội hiện
+ Nguy cơ
23- 24,9
đại là nguyên nhân+chính
gâyđộ
TC,
là 16%, năm
Béo phì
1 BP. Tại Nhật Bản năm 1980, BP
25-29,9
2000 là 24%; Trung
Quốcphì
là độ
3,7%
+ Béo
2 năm 1982, năm 2001 là 19% [18].
≥30
Tại Trung Quốc TC, BP tăng cao trong những năm gần đây do trẻ được
nuông chiều quá mức, đặc biệt từ khi có chủ trương mỗi gia đình chỉ được có duy
nhất mộtNguồn:
con. Các

nước
thuộc
khối ASEAN
Singapore
BPtrưởng
học sinh
tiểu học là
Theo
WHO
(2006),
phân loạinhư
BMI
cho người
thành.
9% ở nam và 8% là nữ vào năm 1984, năm 1989 tỷ lệ này là 14,5% và 10,4%. Tại


9

Kuala Lumpur (Malaysia) tỷ lệ trẻ em học đường TC, BP là 9,6%. Thái lan tỷ lệ BP
trẻ em tiền học đường là 22,7% thành thị và 7,4% ở nông thôn [18].
1.1.3.2.Tình hình TC, BP tại Việt Nam
Trần Thị Hồng Loan và cộng sự điều tra 26.2 - 25.3.1997 tại 19 trường Tiểu
học Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ TC chung là 12,2%, nam cao hơn nữ
(17,6% so với 6,8%), có xu hướng tăng theo tuổi (9 tuổi: 12%, ≥ 9 tuổi 12,4%, bán
trú 16,5% cao hơn không bán trú 7,9%). Những trẻ bố TC cao gấp 3,4 lần và mẹ TC
có nguy cơ cao gấp 6,2 lần so với những trẻ có bố mẹ bình thường. 70,2% phụ
huynh (nhóm chứng) và 80% phụ huynh (nhóm thừa cân) hiện nay đã biết BP là
không tốt cho sức khỏe, nhưng 25% phụ huynh có con TC vẫn không biết con mình
TC và khi biết con TC, 20,5% vẫn không muốn con mình giảm cân [15].

Năm 2003 tại Cần Thơ, Lê Thị Thúy Loan nghiên cứu trên 6.064 học sinh 711 tuổi tại các trường Tiểu học thành phố Cần Thơ tỷ lệ BP là 8,8%. Khảo sát năm
2005 tại một huyện duyên hải miền Trung-Việt Nam (huyện Phù Cát tỉnh Bình Định
dân số khoảng 190.000 sống chủ yếu bằng nông nghiệp, thu nhập thấp bình quân đạt
4,3 triệu đồng/người/năm 2004) với tổng số học sinh 41.268 Tiểu học và Trung học
cơ sở, tỷ lệ TC, BP là 0,12% [17].
Theo khảo sát Viện Dinh dưỡng quốc gia tiến hành gần đây tại trường Tiểu
học Kim Chung (huyện Đông Anh) và trường Văn Chương (quận Đống Đa) kết quả
đáng ngại 14% nam học sinh 9-11 tuổi trường Văn Chương BP, tỷ lệ này với trường
Kim Chung chỉ có 2,2%. Riêng học sinh nam 9 tuổi trường Văn Chương tỉ lệ BP lên
đến 22% [18].
Nghiên cứu của Hà Văn Thiệu năm 2008 tỷ lệ TC, BP học sinh từ 6-15 tuổi
thành phố Biên Hòa-Đồng Nai chiếm tỉ lệ 7,22%, trong đó tỷ lệ nam TC, BP là
70,16% và nữ là 29,84% (nam/nữ=2,4) [18].
Trần Thị Minh Hạnh và cộng sự điều tra 1650 học sinh trung học cơ sở tại
thành phố Hồ Chí Minh năm 2009, tỷ lệ TC chung là 22,5% (riêng BP là 6,8%) cao
gấp 3,6 lần tỷ lệ TC, BP năm 2002 là 6,1% [9].


10

1.1.4. Các yếu tố nguy cơ TC, BP
Lúc còn nhỏ tế bào mỡ đã có sự phát triển đặc biệt chứng tỏ trong cơ thể cháu
bé thật ra đã hình thành sự dư thể trọng và béo phì trước khi ta biết được điều đó qua
số cân, ngay năm đầu tiên, những tế bào này đã tích trữ các phân tử mỡ hay phân tử
lipid tạo thành các mô mỡ hay khối mỡ có kích thước ngày càng tăng. Sau đó, kích
thước đó giảm dần cho đến năm bốn tuổi, rồi lại tiếp tục tăng không rõ rệt kể từ năm
cháu bé 6 tuổi (khi mới sinh, khối mỡ chiếm 14% thể trọng, nhưng sáu tháng sau tỷ
lệ đó là 25%. Sau tuổi dậy thì, tỷ lệ đó ở nữ là 25% và ở nam là 12%). Còn về số
lượng các tế bào mỡ thì tăng chậm cho đến năm 8 tuổi, sau đó nhịp độ tăng tiếp tục
giữ vững. Trẻ em béo phì thường có tế bào mỡ to hơn nhiều so với cỡ trung bình của

các em cùng lứa tuổi và số lượng có thể gấp đôi. Ngoài ra, người ta có thể làm giảm
thể tích của các tế bào mỡ, còn số lượng thì không giảm được [18].
Tần suất BP tiền học đường đang gia tăng nhanh trên thế giới [143], khuynh
hướng này đang gia tăng nhanh tại Châu Âu [92] và đặc biệt tại Hoa Kỳ và Canada
[18],[134],[135]. Một vài nghiên cứu ghi nhận tần suất BP tiền học đường thay đổi
theo chủng tộc, địa dư, tình trạng xã hội [78],[144].
Chế độ ăn giàu năng lượng, hàm lượng chất béo cao và lối sống tĩnh tại là 2
tác nhân chính liên quan chặt chẽ với tỷ lệ BP đang gia tăng trên thế giới.
Người ta cũng ghi nhận rằng BP có tính gia đình, hầu hết những người BP có
ít nhất bố hoặc mẹ bị BP. Tỷ lệ mắc BP khoảng 20- 40% ở trẻ em nếu 1 trong 2 bố
mẹ là BP và là 80% nếu cả 2 bố mẹ đều BP. Trọng lượng lúc sinh nặng cũng là một
yếu tố nguy cơ BP lúc trưởng thành. Gần đây có nghiên cứu cho thấy rằng xem ti vi,
chơi games nhiều hoặc không tham gia thể thao cũng có liên quan sự gia tăng mức
độ BP [136].
Thiếu ngủ có thể là một nguyên nhân đầu tiên tiềm ẩn sự phát triển nạn dịch
BP trẻ em [18],[119], ngủ ít gây rối loạn chuyển hóa bình thường, có thể làm gia
tăng BP, đề kháng insulin, đái tháo đường và bệnh tim mạch. Trong một nghiên cứu
bao gồm 1300 trẻ em ở Anh, xem tivi kéo dài liên quan đến ngủ ít, ngủ ít là một yếu
tố nguy cơ lớn gây BP.


11

Nghiên cứu ở Harvard cho thấy những đứa trẻ chập chững mới biết đi ngủ ít
hơn 12 giờ hàng ngày là một nguy cơ cao TC tuổi tiền học đường. Trong số những
trẻ ngủ nhiều có 7% BP, và ngược lại những trẻ ngủ ít là 12% BP lúc 3 tuổi. Thêm
vào mỗi giờ ngủ trong một đêm lúc 8, 9 tuổi cho một đứa trẻ làm giảm nguy cơ BP
40% lúc 11, 12 tuổi [18].
1.1.5. Phân loại béo phì
Béo phì có thể phân thành 3 cách

1.1.5.1. Phân loại theo nguyên nhân căn nguyên
BP đơn thuần là BP không có nguyên nhân sinh bệnh rõ ràng.
BP bệnh lý là BP có các vấn đề bệnh lý liên quan tới béo phì.
1.1.5.2. Phân loại theo các đặc điểm giải phẫu và vùng phân bố mỡ
Đây là một phân loại giải phẫu dựa trên số lượng tế bào mỡ và sự phân bố
mỡ. Có trường hợp BP bắt đầu từ tuổi trẻ em, số lượng tế bào mỡ có thể tăng 2-4 lần
(phạm vi bình thường 20-60x109 tế bào mỡ). Những người có số lượng tế bào mỡ
tăng có BP tăng tế bào. Điều này giúp phân biệt với những thể khác của béo phì
trong đó số lượng toàn thể của các tế bào mỡ là bình thường, nhưng kích thước các
tế bào mỡ tăng lên. Nói chung tất cả béo phì phối hợp với tăng kích thước tế bào
mỡ, nhưng chỉ những thể chọn lọc mới có sự tăng về số lượng toàn thể của những tế
bào mỡ như thế [2].
Phân bố mỡ trung tâm ở vùng bụng được xem như dạng quả táo, hoặc béo phì
dạng nam hay béo phì phần trên cơ thể. Cả nam và nữ béo phì phần trên co thể tăng
nguy cơ bệnh tim mạch, tăng huyết áp và đái tháo đường.
Phân bố mỡ ngoại vi vùng đùi được gọi là dạng quả lê, hay béo phì dạng nữ
hay béo phần dưới cơ thể. Béo phần dưới cơ thể dường như mang nguy cơ thấp hơn
nhiều đối với sức khỏe.
1.1.5.3. Phân loại theo tuổi bắt đầu béo phì
BP trẻ em tiến triển là một thể BP tăng tế bào. Những cá nhân như thế phát
triển sự bất thường sớm trong cuộc đời và chỉ ra một chệch hướng tiếp diễn trong sự
tăng cân về sau. Cho đến nay, không một thể BP nào, kể cả BP trẻ em tiến triển có
thể được phát hiện sớm lúc sinh.


12

Cân nặng lúc sinh của những trẻ sẽ trở thành BP nói chung không khác cân
nặng lúc sinh của những trẻ bình thường [2].
Các giai đoạn dễ xuất hiện BP trẻ em tiến triển đầu năm 2 tuổi và giữa 4-11

tuổi, thể nguy hiểm nhất bắt đầu giai đoạn sau này và sau đó có thể tiến triển. BP mà
tuổi khởi phát trẻ em thường là tăng tế bào mỡ, và có thể đề kháng với điều trị. Còn
BP khởi phát ở tuổi người lớn có khuynh hướng phì đại với tế bào mỡ [18].
1.1.6. Đặc điểm lâm sàng thừa cân, béo phì
Việc phân bố mỡ thừa và các triệu chứng thực thể giúp phân biệt căn nguyên
của BP.
Trong béo phì đơn thuần, đôi khi trẻ cảm thấy mệt mỏi, khó thở và đau nhức
các chi. Trẻ BP thường cao so với trước tuổi dậy thì, chiều cao thường trên 97 bách
phân vị và tuổi xương còn tăng. Các nghiên cứu cho thấy trẻ BP có dậy thì sớm,
ngừng tăng trưởng sớm và có chiều cao trung bình khi tuổi đã trưởng thành. Mỡ
thừa trong béo phì do ăn quá nhiều thường phân bố vùng thân và ngoại vi. Sự tích
mỡ vùng vú trẻ trai thường gợi ý sự phát triển vú và vì vậy có thể gây bối rối cho trẻ.
Bụng có khuynh hướng to ra và thường có các sọc trắng hoặc đỏ trên da. Cơ
quan sinh dục ngoài của trẻ trai dường như nhỏ, không tỉ lệ với cơ thể nhưng thực ra
đa số trường hợp thường ở mức trung bình, dương vật thường nằm chìm trong lớp
mỡ vùng mu. Dậy thì có thể xảy ra sớm, với hậu quả chiều cao cuối cùng những trẻ
BP có thể thấp hơn chiều cao các trẻ bình thường cùng trang lứa. Sự phát triển cơ
quan sinh dục ngoài bình thường ở đa số trẻ gái và xuất hiện kinh nguyệt thường
không muộn, có thể xảy ra sớm.
Ngược lại, phân bố mỡ cơ thể kiểu trâu tập trung vùng liên bả vai, mặt, cổ và
thân gợi ý các nguyên nhân nội tiết của béo phì: Hội chứng Cushing và nhược giáp
hoặc sử dụng glucocorticoid. Các chỉ điểm khác nguyên nhân nội tiết của béo phì
gồm rạn da, chứng gai đen, bầm máu, rậm lông, phù niêm ấn không lõm, tóc giòn dễ
gãy, khô, thưa, lùn và chậm trưởng thành [2],[18].
1.1.7. Cấu trúc cơ thể ngƣời béo phì
Bình thường ở người trẻ, khối lượng mỡ chiếm khoảng 10-15% trọng lượng
cơ thể đối với nam và 20-25% đối với nữ. Người ta có thể biết được khối lượng mỡ


13


một cách gián tiếp bằng cách đo lượng nước toàn thể trong các cơ quan. Người BP
có sự thay đổi cấu trúc của cơ thể, khối lượng mỡ vượt quá 20±9% trọng lượng cơ
thể (nam) và quá 30±7% (nữ) [5].
Khối lượng nạc (masse maigre=lean mass): gồm cơ trong các phủ tạng, các
khối cơ này vẫn bình thường ở người béo phì không có biến chứng.
Khối lượng dịch: mỡ là mô ít nước nhất trong cơ thể, như thế trong béo phì
không có tình trạng ứ nước trong cơ thể, trừ khi biến chứng như suy tim, suy tĩnh
mạch hoặc dùng lợi tiểu không hợp lý dẫn đến tăng aldosterone thứ phát.
Để đánh giá khối lượng mỡ toàn cơ thể, ngoài chiều cao, cân nặng là những
thông tin có giá trị, người ta có thể dùng các phương pháp như:
- Đo hấp thụ tia X năng lượng kép (Dual energy X-ray absorptiometry) dùng
để đánh giá đậm độ xương, đây là phương pháp tốt nhất để đánh giá lượng mỡ toàn
cơ thể.
- Chụp cộng hưởng từ đánh giá mỡ từng vùng.
- Đo vòng eo là những thông số hữu ích.
- Tỷ số vòng eo/vòng mông (VE/VM) được dùng hiện nay. Theo WHO
những người trưởng thành có tỷ VE/VM>0,9 đối với nam và >0,85 đối với nữ là BP
bất kể BMI là bao nhiêu.
BP trung tâm ở người lớn và trẻ em có liên quan yếu tố nguy cơ bệnh tim
mạch, đề kháng insulin và tăng huyết áp (HA). Vòng eo (VE), tỷ số vòng eo/vòng
mông (VE/VM) và tỷ số vòng eo/ chiều cao đã được sử dụng đánh giá BP trung tâm
[146].
- Phương pháp thông dụng nhất hiện nay để đo lượng mỡ dựa vào Máy phân
tích trở kháng điện sinh học (Bioelectrical impedance analysis: BIA).
1.2. HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA
1.2.1. Tổng quan về Hội chứng chuyển hóa (HCCH)
Từ năm 1923 Hội chứng chuyển hóa đã được mô tả bước đầu bởi Kylin với
các biểu hiện: tăng huyết áp (HA), tăng glucose máu và gout. Năm 1980 lần đầu tiên
xác định mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch với tình trạng đề

kháng insulin phối hợp với tăng insulin máu bù trừ, các yếu tố này gồm: tăng HA,


14

béo phì, tăng triglycerid, giảm lipoprotein tỷ trọng cao. Ông đã đề xuất danh từ “hội
chứng X” X như một ẩn số mà Y học phải giải đáp. Sau này nhiều tác giả khác nêu
thêm một số biểu hiện khác như tiểu albumin vi thể, bất thường về tiêu sợi huyết và
đông máu. Do được nghiên cứu bởi nhiều tác giả, các biểu hiện lâm sàng cũng
không hoàn toàn giống nhau vì vậy hội chứng này đã có những tên gọi khác như:
- Hội chứng Reaven (Reaven syndrome).
- Hội chứng đề kháng insulin (insulin resistance syndrome).
- Hội chứng rối loạn chuyển hóa (dysmetabolism syndrome).
- Tăng HA kèm rối loạn lipid máu (dyslipiedemic hypertension).
- Tứ chứng chết người (deadly quarter).
- Hội chứng X chuyển hóa [4].
Năm 1998 WHO đã đề nghị thống nhất định nghĩa và chọn tên gọi là hội
chứng chuyển hóa (metabolism syndrome).
1.2.2. Các chẩn đoán HCCH ở trẻ em
1.2.2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH của WHO
Chẩn đoán hội chứng chuyển hóa (hội chứng X) ở trẻ em và tuổi vị thành
niên khi có các tiêu chuẩn sau:
WHO có từ 3 tiêu chuẩn trở lên: theo tuồi và giới: BMI ≥ 97 th percentile, TG
≥ 95th percentile, HDL-C<5th percentile, huyết áp tâm thu hoặc tâm trương ≥ 95th
percentile và giảm dung nạp glucose [134] .
1.2.2.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH của Cruz
Cruz và cộng sự định nghĩa HCCH ở trẻ em với sự hiện diện ít nhất 3 tiêu
chí sau [47].
- VE ≥ 90th percentile.
- Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-C)≤ 40mg/dL.

- Triglycerid (TG)>90th percentile.
- HA>90th percentile.
- Suy giảm khả năng dung nạp glucose.
1.2.2.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH của Park
Park và cộng sự định nghĩa HCCH khi có ít nhất 3 tiêu chí sau [106].


×