Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Báo cáo thực tập tại phòng kế hoạch đầu tư của công ty CP mía đường hoà bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.91 KB, 16 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trở lại những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ 20 - thời kỳ nước ta còn
trong chế độ bao cấp, thời kỳ mà mọi thứ hàng hóa đều khan hiếm, ngay cả
các nhu yếu phẩm như: lương thực thực phẩm, vải vóc, thuốc men… Chủ
trương tự cung tự cấp và cơ chế kế hoạch hóa của Nhà nước đã trói buộc nền
kinh tế, khiến cho nhân dân thiếu thốn, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn; xã
hội chậm phát triển… Ngày hôm nay, chúng ta đang trong giai đoạn chuyển
mình mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường hướng tới hội nhập kinh tế quốc tế.
Hai mươi hai năm đổi mới đã đem lại rất nhiều đổi thay cho đất nước ta: cơ
sở hạ tầng phát triển, hàng hóa trở nên phong phú, các loại hình dịch vụ ngày
càng đa dạng, đời sống của người dân được nâng cao… Có được tất cả những
thành tựu này là nhờ vào nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa
mà Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI
năm 1986. Có thể nói, bản chất cạnh tranh của nền kinh tế thị trường chính là
động lực mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Chúng ta vẫn thường nghe “thương trường là chiến trường”. Sự cạnh
tranh đã và đang trở nên gay gắt không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.
Ngày nay, khách hàng là “thượng đế”. Các doanh nghiệp không những phải
nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã cho phù hợp với thị hiếu
người tiêu dùng mà còn phải đảm bảo các kênh phân phối, các dịch vụ liên
quan tới tiêu thụ sản phẩm… với giá cả hợp lý. Có thể nói, “giá” là một yếu tố
hết sức quan trọng trong cạnh tranh. Nếu giá bán là công cụ cạnh tranh trực
tiếp trên thị trường thì riêng với doanh nghiệp sản xuất, giá thành sản xuất trở
nên đặc biệt có ý nghĩa, nó là cơ sở cho hầu hết các phương thức cạnh tranh
hiện nay. Với giá thành sản xuất thấp, doanh nghiệp có thể thực hiện nhiều
chiến lược cạnh tranh hiệu quả như: hạ giá bán; nâng cao tính năng, công
dụng của sản phẩm; đổi mới bao bì; tăng cường các dịch vụ bán hàng và sau

1



bán hàng; mở rộng kênh phân phối…Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm
là ngành hiện cũng đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt
Trong đợt thực tập lần này, em có cơ hội được thực tập tại phòng Kế
hoạch Đầu Tư của Công ty cổ phần mía đường Hòa Bình. Sau một tháng tìm
hiểu cùng với sự giúp đỡ của các cán bộ, nhân viên trong Công ty, em đã có
được một số hiểu biết ban đầu về Công ty để có thể hoàn thành báo cáo thực
tập này.

2


I . TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG HÒA BÌNH
Công ty CP mía đường Hoà Bình
Tên giao dịch: Công ty CP mía đường Hoà Bình Tên viết tắt: Công ty
CP mía đường Hoà Bình
Địa chỉ trụ sở chính: Phường Hữu Nghị, TPHB, tỉnh Hoà Bình
Huyện/ Thành phố: Hòa Bình (thành phố)
Điện thoại: 0218.854331
Số đăng ký kinh doanh: 25.03.000099 Ngày cấp: 05.8.2005
Tình trạng hoạt động: Đang hoạt động
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
Người đại diện theo pháp luật: Nguyễn Khắc Truyện
Vốn điều lệ: 5 tỷ đồng
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, mua bán : đường, các sản phẩm sau
đường, vật tư kỹ thuật ngành đường, phân vi sinh, cồn, giấy và các sản phẩm
từ giấy, vật tư ngành giấy. Xây dựng vùng nguyên liệu mía để cung cấp cho
nhà máy. Sản xuất : đồ uống, bánh kẹo, bao bì, gỗ, ván ép, a xít, vật liệu xây
dựng. Xuất nhập khẩu : đường và các sản phẩm sau đường, phân vi sinh, cồn,
giấy và các sản phẩm từ giấy, hoá chất phục vụ sản xuất đường.Mua bán, chế
biến : Nguyên liệu giấy, thức ăn gia súc. Mua bán xăng dầu và các sản phẩm

phụ của xăng dầu. Dịch vụ vận tải hàng hoá đường bộ, đường sông. Mua bán
phân bón. Mua bán hoá chất sử dụng trong nghiệp (thuốc trừ sâu, diệt cỏ…)
Sản xuất, truyền tải và phân phối điện ( 3510 )
Thành viên(hội đồng quản trị): Nguyễn Khắc Truyện

3


Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Mía đường
Hòa Bình
Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình tiền thân là Công ty Mía đường
Hòa Bình, được thành lập theo Quyết định số 105/QĐ – UB của UBND tỉnh
Hòa Bình ngày 14 tháng 04 năm 1995 và hoạt động theo giấy phép kinh
doanh số 109878 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa Bình cấp ngày 30 tháng
06 năm 1995. Trước những khó khăn về tài chính lúc bấy giờ, phải đến tháng
02 năm 1996 Công ty Mía đường Hòa Bình mới được khởi công xây dựng và
đúng một năm sau, ngày 22 tháng 02 năm 1997, Nhà máy đường chính thức
đi vào hoạt động. Trong khi hệ thống vùng nguyên liệu chưa hoàn chỉnh,
thêm vào đó là sự tràn ngập sản phẩm đường của các công ty ngoại tỉnh nên
những năm đầu Công ty đã gặp không ít khó khăn trong sản xuất cũng như
tiêu thụ sản phẩm. Nhưng với những nỗ lực của Ban lãnh đạo cũng như toàn
thể cán bộ, công nhân viên Công ty, sau vài năm, sản phẩm của Công ty đã
chiếm lĩnh được thị trường trong tỉnh và vươn ra ngoài tỉnh.
Tháng 08 năm 2005, thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc chuyển
đổi hình thức sở hữu đối với các doanh nghiệp Nhà nước, Công ty Mía đường
Hòa Bình đã tiến hành cổ phần hóa và đổi tên thành Công ty Cổ phần Mía
đường Hòa Bình. Hiện nay, vốn điều lệ của Công ty là 5 tỷ đồng, với 500
nghìn cổ phiếu mệnh giá 10.000 đồng được phát hành; trong đó, 40% là vốn
Nhà nước, 60% vốn còn lại là do cán bộ và công nhân viên Công ty đóng góp.
Nhờ đó đã gắn kết được một cách chặt chẽ lợi ích của người lao động với lợi

ích chung của Công ty, góp phần nâng cao được ý thức, trách nhiệm của họ
trong công việc. Thật vậy, sau hơn hai năm cổ phần hóa, giờ đây, diện mạo
của Công ty cũng đã thay đổi: trụ sở làm việc rộng và đẹp hơn, cơ sở vật chất
được tăng cường; đời sống người lao động đã và đang từng bước được cải thiện…

4


II. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG
HÒA BÌNH
1. Đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình
Do đặc thù của ngành mía đường nên hoạt động sản xuất của Công ty
cũng mang đậm chất mùa vụ. Hàng năm, mía vào vụ thu hoạch từ cuối tháng
12 đến giữa tháng 5 năm sau nên đây là thời gian hoạt động sản xuất cũng
như hoạt động kế toán của Công ty trở nên nhộn nhịp nhất. Ngoài vụ mía thì
gần như mọi hoạt động của Công ty đều lắng xuống. Điều này cũng chi phối
không nhỏ đến công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
của Công ty. Với điều kiện sản xuất chỉ tập trung vào khoảng sáu tháng mỗi
năm, hoạt động tập hợp chi phí sản xuất cũng trở nên bận rộn hơn hẳn lúc vào
mùa mía và lại nhàn rỗi khi hết vụ. Một số chi phí như chi phí bảo dưỡng máy
móc từ tháng 6 đến tháng 11: bao gồm chi phí nhân công, chi phí vật liệu,…
đặt ra yêu cầu phải trích trước vào chi phí sản xuất. Vì thế công tác tập hợp
chi phí sản xuất của Công ty cũng có đôi chút khó khăn hơn.
Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình có 4 phân xưởng trực tiếp tham
gia vào quá trình sản xuất sản phẩm. Đó là: phân xưởng ép, phân xưởng chế
luyện, phân xưởng động lực và phân xưởng sửa chữa. Mỗi phân xưởng đều có
chức năng, nhiệm vụ nhất định trong quá trình sản xuất, cụ thể là:
- Phân xưởng ép: đảm nhận khâu rửa và ép mía cây.
- Phân xưởng chế luyện: là phân xưởng lớn nhất Nhà máy, đảm nhận tất
cả các khâu còn lại để cho ra các sản phẩm cuối cùng. Phân xưởng này gồm 4

xưởng nhỏ là xưởng đường, xưởng cồn, xưởng phân vi sinh và xưởng giấy.
- Phân xưởng động lực: có nhiệm vụ cung cấp đủ hơi, điện và nước cho
quá trình sản xuất của Nhà máy.
- Phân xưởng sửa chữa: có nhiệm vụ kiểm tra toàn bộ dây chuyền sản
xuất, kiểm tra khi cần và tiến hành bảo dưỡng khi hết vụ mía.

5


Cũng do tính chất mùa vụ trong sản xuất mà đội ngũ công nhân của
Công ty khi vào vụ có năm lên đến gần 350 người, nhưng khi hết vụ, con số
này chỉ còn khoảng 70 người - là số công nhân chính thức, thuộc biên chế của
Công ty; số còn lại là lao động hợp đồng. Họ chủ yếu là nông dân trong tỉnh,
đến vụ mía thì làm việc cho Công ty. Nhờ vậy, mỗi năm, Công ty Cổ phần
Mía đường Hòa Bình đã tạo ra công ăn việc làm và đem lại thu nhập thêm cho
hàng trăm người dân trong tỉnh. Tuy nhiên, hàng năm, Công ty phải mở một
số lớp đào tạo ngắn hạn khoảng 7 đến 10 ngày về công nghệ sản xuất cho số
lượng lao động mùa vụ này.
Về công nghệ sản xuất của Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình, nhìn
chung khá phức tạp vì nó là sự phối kết hợp của nhiều công nghệ sản xuất:
công nghệ sản xuất đường kính trắng, công nghệ sản xuất cồn thực phẩm,
công nghệ sản xuất phân vi sinh và công nghệ sản xuất giấy. Một điều đáng
chú ý ở đây là các sản phẩm cồn, phân vi sinh và giấy đều được sản xuất bằng
cách tận dụng những phụ phẩm từ quá trình sản xuất đường kính trắng. Do
đó, việc tính giá thành các sản phẩm của Công ty cũng có một số đặc trưng
riêng .
Một cách khái quát, có thể hiểu về công nghệ sản xuất của Công ty như
sơ đồ dưới đây:

6



Sơ đồ 1.1: Công nghệ sản xuất của Công ty CP Mía đường Hòa Bình
Mía cây
Hệ thống rửa

Mía cây sạch

Phân vi
sinh

Bã bùn

Hệ thống ép
Bã mía

Nước mía

Bột
giấy

Giấy

Lắng lọc
Nước mía sạch

Bốc hơi

Sirô
Nấu

Đường non
Ly tâm

Mật rỉ

Đường tinh thể

Cồn

Đường thành phẩm
Với công nghệ sản xuất là một hệ thống dây chuyền liên hoàn và khép
kín như thế này, Công ty không có sản phẩm dở dang. Chi phí sản xuất phát
sinh trong kỳ cũng chính là giá thành của sản phẩm. Trong 4 loại sản phẩm
của Công ty, chỉ giấy là có sản phẩm dở dang nhưng hiện nay Công ty cũng
không tiến hành sản xuất giấy (do không hiệu quả) mà tập trung vào 3 loại
thành phẩm còn lại và kinh doanh thêm dầu điêzen, vừa để phục vụ sản xuất
vừa đem ra tiêu thụ. Đối với đường và cồn, do đặc điểm của dây chuyền công
nghệ và sự tận dụng nhiệt của các lò hơi nên quy trình sản xuất hai loại sản
phẩm này đều liên tục, khép kín. Với phân vi sinh, sản phẩm này là kết quả sự
7


kết hợp giữa bã bùn của mía, than bùn, các loại phân lân, kali, đạm,… trong
nhiệt độ thích hợp nên nhu cầu sản xuất đến đâu, tiến hành pha trộn đến đó.
Chính những đặc điểm này của công nghệ sản xuất đã khiến cho công tác
hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty được đơn
giản hóa nhờ bỏ qua khâu đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Có thể nói, đây
là đặc điểm nổi bật nhất trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm của Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình.
2. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình

Từ khi cổ phần hóa, Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình đã có nhiều
thay đổi trong tổ chức bộ máy quản lý, không chỉ là tuân thủ các quy định của
pháp luật mà còn nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý. Áp dụng
mô hình trực tuyến - chức năng, bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Mía
đường Hòa Bình được phân chia thành nhiều cấp để quản lý theo chiều dọc,
trong mỗi cấp lại chia thành nhiều bộ phận có quyền hạn tương đương nhau
nhằm quản lý theo chiều ngang. Một cách chung nhất, bộ máy tổ chức của
Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình được chia thành 2 phần: một là khối
các phòng ban giúp việc cho Giám đốc, hai là khối sản xuất - Nhà máy
đường. Nhà máy đường cũng có bộ máy tổ chức riêng như có Giám đốc, các
trưởng phòng, nhân viên kế toán… nhưng không tổ chức hạch toán độc lập
mà các chứng từ phát sinh đều được chuyển lên phòng Tài chính kế toán của
Công ty. Có thể nói, mỗi bộ phận, với chức năng, nhiệm vụ nhất định, đều là
những phần rất quan trọng, giúp cho bộ máy quản lý của Công ty hoạt động
một cách nhịp nhàng:
* Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong Công
ty, quyết định các vấn đề liên quan đến phương hướng hoạt động, vốn điều lệ,
nhân sự của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và những vấn đề khác được quy
định trong Điều lệ.

8


* Hội đồng quản trị: do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là tổ chức quản lý
cao nhất của Công ty, có quyền nhân danh Công ty để giải quyết mọi vấn đề
quan trọng liên quan tới quyền và nghĩa vụ hợp pháp của Công ty và các vấn
đề có tính chất quyết định tới sản xuất và kinh doanh của Công ty.
* Ban kiểm soát: cũng do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan thay
mặt Đại hội đồng cổ đông thực hiện kiểm soát đối với Ban Giám đốc và các
hoạt động sản xuất cũng như kinh doanh của Công ty.

Ban Giám đốc của Công ty gồm có:
* Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị: là người có trách nhiệm tổ
chức quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất cũng như hoạt động
kinh doanh của Công ty; là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi
hoạt động của Công ty.
* Phó Giám đốc: Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình hiện nay có hai
Phó Giám đốc; một Phó Giám đốc kiêm phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, là
người chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các hoạt động của Nhà máy; một
Phó Giám đốc có nhiệm vụ trợ giúp Giám đốc trong công việc kinh doanh và
quản lý, điều hành các phòng ban của Công ty.
Các phòng ban chức năng của Công ty: mỗi phòng ban trong Công ty
thực hiện những nhiệm vụ nhất định nhằm tham mưu, giúp việc cho Ban
Giám đốc về tất cả các lĩnh vực sản xuất cũng như kinh doanh của Công ty.
* Phòng Tổ chức – hành chính: có chức năng tổ chức nhân sự và các vấn
đề hành chính của Công ty, có trách nhiệm giải quyết các chế độ và quyền lợi
cho người lao động trong Công ty, thể chế hóa các chủ trương của Đảng và
Nhà nước bằng các nội quy, quy chế, quy định trong Công ty và thực hiện các
chính sách đối nội, đối ngoại của Công ty.
* Phòng Tài chính kế toán: có nhiệm vụ theo dõi và phản ánh vào sổ
sách một cách trung thực, khách quan về tình hình biến động của tài sản cũng

9


như nguồn vốn của Công ty; phân tích các báo cáo tài chính và kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm cung cấp những thông tin hữu
ích một cách kịp thời cho Ban Giám đốc và các đối tượng quan tâm khác.
* Phòng Thị trường: có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động marketing
như: thăm dò và tìm kiếm thị trường đầu vào, đầu ra cho sản phẩm; đưa ra các
chiến lược về giá cả, xây dựng các kênh phân phối,… nhằm tiêu thụ một cách

có hiệu quả nhất các sản phẩm của Công ty.
* Phòng Kế hoạch - đầu tư: có chức năng lập kế hoạch, xây dựng và đề
xuất với Ban Giám đốc các phương án về sản xuất và kinh doanh của Công
ty.
* Phòng Vật tư: có nhiệm vụ theo dõi và quản lý các hoạt động nhập,
xuất các loại vật tư trong Công ty.
Về phía Nhà máy, có hai bộ phận chính là Xí nghiệp đường và Phòng
nông vụ. Trong đó, mỗi bộ phận lại có những chức năng nhất định:
* Phòng Nông vụ: có nhiệm vụ quản lý các vùng mía nguyên liệu, phát
lệnh vận chuyển theo kế hoạch và tiếp nhận mía nguyên liệu đầu vào cho Nhà
máy. Trực thuộc phòng này còn có 7 trạm nguyên liệu đóng tại các huyện trên
địa bàn tỉnh Hòa Bình. Đó là các trạm: Đà Bắc, Tú Sơn, Thị trấn Bo, Ba Hàng
Đồi, Cao Phong, Tân Lạc và Lạc Sơn.
* Xí nghiệp đường: là nơi tiến hành sản xuất trực tiếp của Nhà máy. Xí
nghiệp đường có 4 phân xưởng trực thuộc là: phân xưởng ép, phân xưởng chế
luyện, phân xưởng động lực và phân xưởng sửa chữa. Như đã trình bày trong
phần 1.2.2, mỗi phân xưởng trong Xí nghiệp đường đều có những chức năng,
nhiệm vụ nhất định; song, cùng hướng tới mục tiêu chung là đảm bảo cho quá
trình sản xuất luôn được diễn ra liên tục, an toàn và đạt hiệu quả cao
nhất có thể.

10


Tổ chức bộ máy quản lý hiện nay của Công ty Cổ phần Mía đường Hòa
Bình được thể hiện trong sơ đồ 1.2 dưới đây:
Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Mía đường
Hòa Bình
ĐẠI HỘI ĐỒNGCỔ ĐÔNG


BAN KIỂM
SOÁT

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN GIÁM ĐỐC

NHÀ MÁY ĐƯỜNG

CÁC PHÒNG BAN

Phòng
tổ chức
– hành
chính

Phòng
kế toán
tài
chính

Phòng
thị
trường

Phòng
kế
hoạch
đầu tư


Phân
xưởng
ép

Phòng
vật tư

Phân
xưởng
chế
luyện


nghiệp
đường

Phân
xưởng
động
lực

Phòng
nông
vụ

Phân
xưởng
sửa
chữa


3. Đặc điểm kinh doanh của Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình
Sản phẩm chính của Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình là đường
kính trắng, với sản lượng hàng năm vào khoảng trên dưới 9.000 tấn, tiêu thụ
tại thị trường trong tỉnh và một số tỉnh như: Hà Tây, Bắc Ninh, Thái Nguyên,
11


thành phố Hà Nội… Vụ mía năm 2006 – 2007 ,Công ty đã sản xuất và tiêu
thụ được 9.500 tấn đường kính trắng. Thời điểm tuy mới là đầu vụ mía 2007 –
2008 nhưng theo kết quả giám định các vùng nguyên liệu, sản lượng đường
năm nay ước đạt từ 10.500 đến 11.000 tấn. Bên cạnh đường kính trắng, Công
ty còn sản xuất một số mặt hàng như cồn thực phẩm, phân vi sinh và giấy,
trong đó, phân vi sinh chủ yếu dùng cho đầu tư các vùng nguyên liệu và tiêu
thụ trong tỉnh; cồn thực phẩm và giấy được bán nội tỉnh và các vùng lân cận
như Ninh Bình, Hà Tây, Thanh Hóa... Năm 2007, Công ty đã sản xuất được
880 ngàn lít cồn thực phẩm, 5.300 tấn phân vi sinh và 150 tấn bột giấy. Trên
thực tế, sau một vài vụ sản xuất giấy không thu được lợi nhuận, Công ty đã
nhanh chóng chuyển sang sản xuất bột giấy để bán lại cho các nhà máy giấy.
Điều đó không chỉ giúp Công ty tránh được lãng phí mà còn đem lại một khoản
doanh thu đáng kể.
Cũng như các doanh nghiệp tham gia vào ngành công nghiệp chế biến
thực phẩm, Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình đã xây dựng cho mình một
hệ thống vùng nguyên liệu nhằm đảm bảo cho thị trường đầu vào luôn luôn
ổn định. Hiện nay, với 7 trạm nguyên liệu đặt tại phần lớn các huyện trong địa
bàn tỉnh, Công ty luôn chủ động được nguồn cung cấp mía – loại nguyên vật
liệu chính phục vụ cho hoạt động sản xuất của Công ty. Sự chủ động này còn
giúp cho Ban lãnh đạo Công ty xây dựng được hệ thống dự báo về sản lượng
cũng như giá đường sản xuất trong mỗi vụ (căn cứ vào kết quả giám định ban
đầu các vùng nguyên liệu mía), từ đó đề ra kế hoạch sản xuất phù hợp, giúp
kế toán Công ty có thể tập hợp được chi phí sản xuất một cách đầy đủ và kịp

thời. Tại Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình, việc quản lý các vùng mía
nguyên liệu do phòng Nông vụ đảm nhận còn việc đảm bảo nguồn cung ứng
nguyên vật liệu phụ và các loại vật tư khác được Ban Giám đốc Công ty giao
cho phòng Thị trường phụ trách. Hiện nay, Công ty đã xây dựng được mối
quan hệ bạn hàng với nhiều nhà cung ứng như: Trung tâm cung cấp giống và
nông sản Hòa Bình, Công ty phân đạm Lâm Thao – Phú Thọ, Công ty Cổ
12


phần Phân Lân Ninh Bình… Nhờ đó, thị trường đầu vào của Công ty thường
ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất.
Một số năm gần đây, sản phẩm đường của Công ty sản xuất ra đến đâu,
tiêu thụ hết đến đó nên Ban Giám đốc Công ty đã lên kế hoạch nhiều chương
trình nhằm mở rộng hơn nữa quy mô sản xuất. Công ty đã và đang tiến hành
đàm phán với tập đoàn chuyên cung cấp thiết bị thực phẩm của Nhật – Food
Equipment Corporation để mua dây chuyền sản xuất đường đen, nhằm không
chỉ đáp ứng nhu cầu trong và ngoài tỉnh mà còn hướng tới xuất khẩu ra nước
ngoài. Nếu đàm phán thành công và có thể đưa vào sản xuất thực tế thì hàng
năm dây chuyền này có thể đem lại cho Công ty từ 3.000 đến 3.500 tấn đường
đen, một loại đường chất lượng cao và rất có giá trị.
Dưới đây là bảng một số chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận trong bốn năm gần
đây nhất của Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình:
Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu về lợi nhuận của Công ty Cổ phần Mía
đường Hòa Bình trong 4 năm gần đây nhất
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu
Lợi nhuận thuần

2004
75.016.351.1

8

Tỷ lệ chia cổ tức
Lợi nhuận giữ lại

2005

187.364.415,23 359.070.652,56
0%

75.016.351.1
8

2006

2007
406.117.853,40

20%

187.364.415,23 287.235.522,04

30%
291.282.497,38

Nguồn: Trích “Tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ
phần Mía đường Hòa Bình sau 2 năm cổ phần hóa”.

Mặc dù chỉ số lợi nhuận hàng năm của Công ty Cổ phần Mía đường Hòa
Bình còn khá khiêm tốn, song qua những số liệu trên đây, có thể thấy rất rõ

một điều là Công ty đang từng bước đi lên. Nếu như trước khi cổ phần hóa,
lợi nhuận thuần của Công ty chỉ vào khoảng 75 triệu đồng (năm 2004), thậm
chí có những năm trước đó còn bị thua lỗ thì kể từ khi cổ phần hóa, Công ty
13


đã làm ăn hiệu quả hơn hẳn. Năm 2005, Công ty đã thu về gần 200 triệu đồng
tiền lãi. Do mới cổ phần hóa được gần 4 tháng, số lãi cũng chưa hẳn nhiều
nên Hội đồng Cổ đông của Công ty đã quyết định giữ lại toàn bộ số tiền này
để đầu tư vào các quỹ và xây dựng mới cơ sở hạ tầng cho Công ty. Năm
2006, chỉ số lợi nhuận thuần của Công ty đạt trên 359 triệu đồng, gấp 4,7 lần
số lợi nhuận thuần năm 2004 và gần gấp đôi so với năm 2005. Cũng từ năm
2006, cán bộ công nhân viên Công ty bắt đầu được chia lợi tức từ số cổ phần
của mình trong Công ty. Năm 2007, chỉ số lãi thuần của Công ty là trên 400
triệu đồng, tăng 11,3% so với năm 2006; 100,2% so với năm 2005. Tuy mức
tăng trưởng về lợi nhuận của Công ty năm 2007 đã chậm lại nhưng với tỷ lệ
chia cổ tức là 30%, Công ty vẫn luôn tạo được niềm tin cho các Cổ đông, nhất
là người lao động. Hy vọng trong những năm tới, Công ty Cổ phần Mía
đường Hòa Bình sẽ ngày càng phát triển hơn.
III. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẾN
NĂM 2010.
Chuẩn bị cho những bước phát triển vượt bậc vào năm 2010, công ty
xây dựng chiến lược phát triển với những mục tiêu và giải pháp lớn là :
1. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 :
Doanh số đạt 4000 tỷ đồng
Lợi nhuận trước thuế là 250 tỷ đồng
Nộp ngân sách nhà nước 140 tỷ đồng
2. Giải pháp chủ yếu :
2.1: Giải pháp về nguyên liệu cho sản xuất ổn định :
- Đảm bảo sản lượng mía nguyên liệu vụ 2009-2010 đạt 2 triệu tấn. Bằng

các giải pháp :

14


+Tiếp tục làm tốt hơn mối quan hệ hợp tác lien kết công-nông-trí với các
địa phương và người trồng mía. Xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu mía
đường Hoà Bìnhổn định, bền vững bảo đảm lợi ích hài hoà giữa Nhà máy,
người trồng mía và các địa phương trong vùng trồng mía.
+Đẩy mạnh tiến độ quy hoạch lại vùng mía Hoà Bìnhvà các dự án thay
đổi cơ cấu giống, sản xuất giống mía cao sản bằng phương pháp nuôi cấy mô;
Tập trung thâm canh tăng năng suất, chất lượng mía đáp ứng đủ 100% công
suất cho Nhà máy; Mở them diện tích những nơi có điều kiện thâm canh. Xây
dựng và triển khai thực hiện tốt phương án chuyển từ đất trồng lúa sang trồng
mía, gắn với việc ban hành chính sách đầu tư, thu mua mía trên đất ruộng;
đảm bảo cánh đồng mía thâm canh cao đạt năng suất từ 100 tấn /ha, chữ
đường 12 CCS trở lên.
2.2: Tăng cường công tác mở rộng thị trường nội địa và xuất khẩu :
Tập chung cao vào công tác thương mại - thị trường, đảm bảo thương
hiệu sản phẩm hàng hoà và quyền bảo hộ sở hũư công nghiệp.
2.3: Triển khai đổi mới quản trị doanh nghiệp.
Luôn luôn soán xét bổ sung điều chỉnh các quy chế quản lý nội bộ, các
tiêu chuẩn định mức nhằm tiết kiệm chi phái hạ giá thành sản phẩm, ứng dụng
có hiệu quả công nghệ thong tin vào quản lý
Chăm lo xây dựng phát triển nguồn nhân lực, thu hút trọng dụng nhân tài
đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty.
2.4: Xây dựng và duy trì nền văn hoá doanh nghiệp.
Công ty xác đinh đây là vấn đề quan trọng trong nền kinh tế hội nhập,
xây dựng phong cách làm việc ngày càng văn minh lịch sự với tư tưởng tất cả
vì khách hàng, vì sự tồn tại và phát triển của công ty

Đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sang tạo, lao dộng giỏi, đấu tranh
ngăn ngừa tiêu cực, tham nhũng, tệ nạn xã hội; đẩy mạnh các hoạt động văn
15


hoá - nghệ thuật - thể thao xây dựng đời sống văn hoá lành mạnh; tăng cường
công tác thong tin, tuyên truyền giáo dục đường lối, chính sách pháp luật,
nâng cao nhận thức chính trị cho người lao động trong doanh nghiệp, tích cực
tham gia công tác xã hội nhân đạo, từ thiện, quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ
khuyến học….
Xây dựng cơ sỏ vật chất phục vụ đời sống tinh thần và điều kiện làm
việc cho cán bộ Công nhân viên.

16



×