Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

BÁO cáo THỰC HÀNH CÔNG tác xã hội NHÓM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.33 MB, 99 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

BÁO CÁO THỰC HÀNH
CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM

Sinh viên: Phạm Thị Lụa
Nguyễn Thị Thuận
Đàm Long Tiến
Lớp: K62b
Giáo viên hướng dẫn: Tô Phương Oanh
Kiểm huấn viên: Phúc Văn Huân
Cơ sở thực hành: Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Bách Niên Thiên Đức.
Địa chỉ: cơ sở 3- Nhật Tảo.

HÀ NỘI - 2015
1


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................1

2


LỜI MỞ ĐẦU
Công tác xã hội là một ngành nghề mới ở Việt Nam. Do vậy nhân thức
của mọi người về công tác xã hội vẫn còn hạn chế chủ yếu mọi người vẫn còn
nhầm lẫn công tác xã hội với các việc làm từ thiện, ban ơn, ban phát hoặc các
hoạt động xã hội của các tổ chức, đoàn thể…hơn nữa vai trò, vị thế cũng như
tính chất chuyên nghiệp của công tác xã hội ở Việt Nam chưa được khẳng định.


Do vậy, để phát triển công tác xã hội ở nước ta cần có sự quan tâm của Đảng và
Nhà nước, có sự liên kết giữa các cơ sở đào tạo và cơ sở thực hành.
Ngày nay, sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần của đất nước đã
làm thay đổi đời sống của nhân dân, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng
cao hướng con người tới những nhu cầu thiết yếu ngày càng cao của cuộc sống .
Đặc biệt là đối với các cụ già –những người cao tuổi luôn được xã hội dành cho
những ưu ái.
Qúa trình phát triển với những quy luật vốn có của nó luôn làm cho xã
hội nảy sinh những mâu thuẫn mới và nhu cầu mới. Kinh tế xã hội càng phát
triển thì càng xuất hiện nhiều nhu cầu mới đó cũng là điểm xuất phát những vấn
đề xã hội nảy sinh. Với xu thế phát triển của đời sống xã hội tỉ lệ các cụ già bị
mất trí nhớ, bị lẫn do bệnh tuổi già, do bị tai biến,… ngày càng gia tăng. Chính
vì vậy công tác chẩn đoán, đánh giá và can thiệp đối với các cụ nói trên là rất
quan trọng và cần phải được tiến hành sớm để có một kết quả tốt nhất.
Thực hành công tác xã hội là một một ván đề quan trọng trong quá
trình đào tạo công tác xã hội. Thông qua quá trình thực hành công tác xã
hội sinh viên được rèn luyện kỹ năng vận dụng những kiến thức đã học vào
thực tiễn. Ngoài ra giúp sinh viên thấy được vai trò vị trí và trách nhiệm của
công tác xã hội
Để góp sức cùng xã hội, nghề công tác xã hội cũng đóng góp vào việc trợ
giúp các cụ nói chung và các cụ già bị mất trí nhớ, bị lẫn do bệnh tuổi già, do bị
tai biến nói riêng.

3


Trong đợt thực hành Công tác xã hội nhóm lần này – nhóm thực hành
k62b – khoa công tác xã hội – trường Đại học sư phạm Hà Nội chúng em vinh
dự được thực tập tại Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Bách Niên Thiên Đức.
Đây là một cơ hội tốt cho chúng em, được tạo điều kiện để áp dụng lý thuyết

công tác xã hội nhóm vào thực tiễn, được trải nghiệm và có những bài học vô
cùng quý giá. Quãng thời gian thực tập tại trung tâm vừa qua chỉ vỏn vẹn trong
vòng 15 ngày nhưng đã để lại trong chúng em nhiều kỷ niệm, nhiều niềm vui
hạnh phúc mà có lẽ suốt cuộc đời này chúng em khó có thể quên.
Qua đây em thay mặt nhóm xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong
khoa Công tác xã hội đã dành nhiều thời gian, công sức, tận tình chỉ dạy cho các
bạn sinh viên như chúng em, truyền đạt những kiến thức cơ bản, chuyên môn
của ngành để làm nền tảng cho những lứa sinh viên có đủ tự tin khi tiến hành
công việc trong tương lai cũng như trong các hoạt động thực tế của mình.
Em xin trân trọng cảm ơn Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Bách Niên
Thiên Đức, địa chỉ: Xóm 3 Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội và đặc biệt là cơ sở 3
tại phố Nhật Tảo cùng với các bác, các anh chị quản lý, anh chị nhân viên tại
trung tâm, đặc biệt là anh Kiểm huấn viên Phúc Văn Huân đã tạo mọi điều kiện
tốt nhất cho nhóm em tiến hành các hoạt động thực tế để phục vụ cho công việc
lấy thông tin, dữ liệu,… để hoàn thành được bài cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn cô giáo Th.s
Tô Phương Oanh. Cô đã có những chỉ bảo tận tình, chia sẻ kinh nghiệm, kiến
thức, kỹ năng trong quá trình thực tập này. Trong quá trình thực hành cô đã luôn
động viên để bản thân em cũng như toàn thể các bạn khác trong nhóm hoàn
thành tốt công việc được giao và vượt qua khó khăn.
Bài báo cáo được thực hiện thành công là sự cố gắng của cả nhóm và sự
giúp đỡ từ nhiều phía. Một lần nữa em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất
đến trung tâm, các thầy cô đã tận tình giúp đỡ chỉ dạy nhóm em hoàn thành bài
báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nhóm trưởng
Phạm Thị Lụa
4



TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KÊ HOẠCH THỰC HÀNH
(Từ ngày 20 tháng 4 đến ngày 10 tháng 5 năm 2015)
Họ tên nhóm sinh viên
1.

Nguyễn Thị Thuận

2.

Đàm Long Tiến

3.

Phạm Thị Lụa

Lớp : K62B
Cở sở thực hành: Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Thiên Đức (Cơ sở 3)
Địa điểm :Số 57- Nhật Tảo - Từ Liêm-Hà Nội
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Tô Phương Oanh
Thời gian
Ngày thứ
nhất

(20/04/20
15)

5

Nội dung thực hành
- 8h30p. Nhóm tới thăm
hỏi , làm quen cơ sở
1( Đông Ngạc- Từ Liêm)
thực hành sau đó sang cơ
sở thực hành số 3 Nhật
Tảo.
- Tìm hiểu về trung tâm
(lịch sử hình thành, cơ sở
vật chất, cơ cấu tổ chức
vận hành...)
- Nhóm làm quen với mọi
người (ban quản lý cơ sở
thực hành của trung tâm ,
Y tá trưởng của trung tâm,
các cán bộ nhân viên của
cơ sở, các cụ ông cụ bà) và
trao đổi tham quan những
nguyên tắc của cơ sở .
-Tìm hiểu về thời gian biểu
và các hoạt động của trung

Y kiến
GVHD


Ghi chú
- Sử dụng kĩ năng
lắng nghe, quan sát
từ đó rút ra được cái
nhìn tổng quát về
trung tâm
- Dùng kĩ năng lắng
nghe, thu thập thông
tin để có những thông
tin cụ thể chính xác
về trung tâm.
- Kĩ năng đặt câu hỏi
- K ĩ năng lắng nghe,
kĩ năng tóm lược
thông tin.
- Kĩ năng điều phối
tổ chức các hoạt động
ngoại khóa nhăm tạo
mối quan hệ tốt với
các em, tạo ra mối
liên kết gắn bó hơn


Ngày thứ
hai
(21/04/20
15)

Ngày thứ
ba

22/04/201
5

6

tâm và lên kế hoạch hoạt
động cụ thể của nhóm cho
thời gian thực hành.
-8h30p. Có mặt tại trung
tâm và bắt đầu đợt thực
hành.
- Cả nhóm tới trung tâm
bắt đầu nói chuyện, tiếp
cận gần hơn , cùng các cụ
ông , cụ bà và cho các cụ
ăn cơm, tập luyện( đạp xe ,
kéo dây, tập tạ,...), cho các
cụ đi vệ sinh.
-Tìm hiểu sâu về sở thực
hành
-Vận dụng vào các kĩ năng
của công tác xã hội nhóm
bao gồm ưu nhược điểm
của nhóm thân chủ để tìm
ra vấn đề cần giải quyết
cua nhóm thân chủ
- Tiếp tục tới nói chuyện
trao đổi với nhóm thân chủ
đi sâu tìm hiểu vấn đề
chung của nhom thân chủ.

-Tổ chức sinh hoạt nhóm
-Xác định vấn đề chung
của cac cụ rồi chon nhom
viên và chuẩn bị môi
trường hoạt động.
-Xây dựng xác định các
tiêu chí chóm nhóm viên
-Chuẩn bị các câu hỏi để
lựa chọn nhom ;viên và
tìm hiểu vấn đề của nhom
-Xin kiểm huấn viên cho
xem hồ sơ của thân chủ.
-Đến và cùng trò chuyện
sâu hơn với nhóm thân chủ
để xác định vấn đề chung
được rõ ràng hơn.
- Ngoài ra nhóm tiếp tục
chăm sóc giúp các cụ sinh

với thân chủ.
- Kĩ năng đặt câu hỏi
- K ĩ năng lắng nghe,
kĩ năng tóm lược
thông tin

Tuân thủ nguyên tắc
trong trung tâm và
nguyên tắc công tác
xã hội nhóm.
- kĩ năng lắng nghe,

quan sat chú ý thu


Ngày thư

23/5/2015

Ngày thứ
năm
24/4/2015

7

hoạt cá nhân và tập luyện
thể dục.
- Tổ chức buổi sinh hoạt
nhóm
-Đây là giai đoạn chính cho
quá trình trợ giúp cho thân
chủ
-Nhận diện vấn đề đưa ra
phương hướng giải quyết ,
thực hiện kế hoạch trợ giúp
cho thân chủ
-Trong quá trình tác nghiệp
cần vận dụng các kĩ năng
cần thiết như quan sát, lắng
nghe, thấu cảm
-Phân tích và tìm ra nguồn
lực cho tiến trình trợ giúp

( từ phía trung tâm ,gia
đình, cán bộ phụ tránh.
- Tiếp tục tới phụ giúp các
cụ trong việc sinh hoạt cá
nhân, nói chuyện trao đổi
với các cụ.
-Nhận diện vấn đề chung
của nhóm đưa ra phương
hướng giải quyết , thực
hiện kế hoạch trợ giúp cho
nhóm thân chủ
Phát biểu, theo dõi sự thay
đổi cua thân chủ trong quá
trình tiếp xúc
-Tiếp tục trò chuyện trao
đổi để có hiểu biết sâu về
nhóm thân chủ hơn.
-Có thêm nhiều buổi nói
chuyện chia sẻ tâm sự theo
kế hoạch tác nghiệp .
- Tiếp tục tới trò chuyện
trao đổi để nhận diện được
vấn đề chung của nhóm
hơn để băt đầu chọn địa
điểm, thời gian hoạt động
của nhóm.

thập thông tin vẫn
được sử dụng tối đa.


chú ý chọn những
việc nhỏ phù hợp với
công việc. Đọc lại
các tài liệu về công
tác xã hội nhóm.

-xin hồ sơ để xác
nhận thông tin của
từng thành viên
nhóm thân chủ trong
quá hơn trình thực
hành Sử dụng tốt mọi


Ngày thứ
sáu
24/4/2015

8

- Từ việc lựa chọn nhóm
viên, xác định tiêu chi chọn
nhom viên địa điểm, thời
gian hoạt động của nhóm ,
cả nhóm xác định mục
tiêu,mục đích của nhóm.
- Sau khi xác định được
nhóm viên mục đích hoạt
động của nhóm thì bắt đầu
đánh giá các nguồn lực,

tiềm năng và sự hỗ trợ bên
ngoài phân tích lực trường
hoạt động của nhóm thân
chủ( nội lực, ngoại lực của
nhóm)
-Cùng kiểm huấn viên
lượng giá những thay đổi
của thân chủ và hiệu quả
của kế hoạch tác nghiệp
-Theo dõi , đánh giá sự tiến
triển thay đổi của thân chủ.
-Tiếp tục tới trò chuyện ,
phụ giúp các cụ sinh hoạt
cá nhân hàng ngày.
-Bước đầu kế hoạch của
nhóm đã hoàn thành được
giai đoạn chuẩn bị và thành
lập nhóm viên tiếp theo kế
hoạch của nhóm khởi đầu
và bắt đầu hoạt động của
nhóm viên.
- Sau khi chọn được nhóm
viên và chuẩn bị đầy đủ các
điều kiện cho hoạt động
nhóm thì cả nhóm đặt ra
những mục tiêu cụ thể của
nhóm.
- Bắt đầu trao đổi với kiểm
huấn viên về địa điểm hoạt
động của nhóm được diễn

ra tại trung tâm thực hành
và xin ý kiến của Ban giám
đốc, Ban quản lý của trung

điều quy trình của
công tác xã hội cá
nhân để trợ giúp thân
chủ được thuận lợi.

Đánh giá những thay
đổi bước đầu của
nhóm thân chủ và kế
hoạch tác nghiệp.


tâm từ đó thống nhất nhóm
đi vào hoạt động.
- Cùng kiểm huấn viên,
giáo viên hướng dẫn đánh
giá, lương giá hiệu quả của
cả tiến trính trợ giúp cho
thân chủ.
-Đánh giá thay đổi của
nhóm thân chủ và kết quả
của quá trình tác nghiệp

9


Ngày thứ bảy

25/4/2015

10

- Song việc
trò chuyện
giúp các cụ
trong sinh
hoạt cá nhân
hàng ngày thì
đồng thời tổ
chức và hoạt
động nhóm
được đi tới
hoạt động giai
đoạn đầu.
- Ở ngày thứ
bảy tại trung
tâm thực hành
thì cả nhóm
bắt đầu tập
hợp các nhóm
cụ cho buổi
họp nhóm đầu
tiên của
nhóm.
- Ở buổi họp
đầu tiên của
nhóm cả
nhóm sẽ lập

một danh
sách nhóm
viên gồm bao
nhiêu
người( họ tên,
tuổi, giới tính,
nghề nghiệp,
đồng thời xây
dựng một sơ
đồ nhóm...)
- Ở buổi họp
này các nhóm
viên của
nhóm thống
nhất đi tới đặt
ra nguyên tắc,
quy chế , mục
đích cách

Vận dụng những kĩ năng đã
học thật tốt như quan sát thấu
cảm trong quá trình tác
nghiệp,
Đặc biệt quan trọng là vận
dung tốt kĩ năng đưa ra quyết
định Tự đánh giá những điều
bản thân đã làm có được tốt
hay chưa tốt



Ngày thứ tám
26/4/2015

Ngày thứ chín
27/4/2015

11

- Tiếp tục công việc hàng
ngày là giúp đỡ các cụ
trong việc sinh hoạt cá
nhân hàng ngày.
- Sau khi các nhóm các
cụ hoàn thành công việc
cá nhân của mình thì
nhóm lại bắt đầu tập hợp
để tổ chức sinh hoạt định
kì của nhóm.
- Vì thời gian hoạt động
can thiệp trợ giúp của
nhóm ngắn nên việc tổ
chức sinh hoạt nhóm
được diễn ra hàng ngày
sau mỗi giờ sinh hoạt cá
nhân hành ngày.
- Ở buổi sinh hoạt nhóm
lần này thì nhóm cần đưa
ra thảo luận thống nhất
tới xác định vấn đề
chung của nhóm cần

được ưu tiên.
- Rồi sau đó cả nhóm lập
ra một bản kế hoạch trợ
giúp sinh hoạt nhóm
hàng ngày ( cần gì cho
mỗi ngày, nhưng hoạt
đông gì cho buổi đó...)
-Vẫn tiếp tục công việc
giúp đỡ các sinh hoat ca
nhân cho các cụ.
- Ở buổi này là những
buổi trở nên căng thẳng
cho nhóm vì sau quá
trình chuẩn bị được, tiếp
đến là quá trình thực
hiện kế hoạch của nhóm.
- Giai đoạn tập trung
hoạt động nhóm là giai
đoạn trong tâm của

Tạo không khí
vui vẻ, ấn
tượng sự gắn
kết sâu sắc đối
với nhóm thân
chủ và các
kiểm huấn viên


Ngày thứ 10

28,29,30/4/2015v
à 1/05/2015
Ngày thứ
11(02/5/2015)

Ngày 12
( 3/05/2015)

12

nhóm. Ở giai đoạn này
ngoài sự tham gia của
các thành viên nhóm
nhóm can thiệp thì có cả
kiểm huấn viên tham gia
để bổ sung cho hoat
động nhóm hoàn thiện
hơn.
- Bước đầu của giai đoạn
này nhóm cần đề ra
phương Thức của nhóm.
Nghỉ lễ

-Sau khi nhóm đề ra
được phương thức hoat
đông của nhóm thì nhóm
bắt đầu tổ chức các buổi
sinh hoạt nhóm
- Các buổi sinh hoạt
nhóm này thi các cụ tổ

chức các buổi họp nhóm
để nhằm trao đổi chia sẻ
các kinh nghiệm về việc
vui chơi giải trí để quên
đi nỗi nhớ nhà ngoài ra
còn nhằm nâng cao tinh
giải trí tập luyên trí tuệ.
Đồng thời cũng do sở
thích đam mê của các cụ
về chơi cờ tướng
- Với buổi sinh hoạt tiếp
theo của nhóm được diễn
ra vào thời gian quy định
của nhóm.
- Các buổi sinh hoạt diễn
ra theo mục đich trao đổi
, chia sẻ , phân công
công việc cho các thành
viên cụ thể để có sự định
hướng tiếp theo .
- Cùng kiểm huấn viên,


Ngày 13
04/05/2015

Ngày 14
05/05/2015

13


giáo viên hướng dẫn
đánh giá, lượng giá hiệu
quả của các buổi sinh
hoạt của nhóm.
- Ở buổi sinh hoạt của
nhóm nhằm giúp nhóm
trao đổi chia se về kinh
nghiệm kiến thức về cờ
tướng, đam mê sở thích
của nhau đồng thời có
thể nâng cao kỹ năng của
mỗi cụ về cờ tướng.
- Ngoài ra hoạt động vui
chơi giải trí sự đam mê
cờ tướng của nhóm có
thể giúp các cụ ở nhóm
cải thiện được phần nào
nỗi nhớ nhà mà lại giúp
trung tâm có thêm một
hoạt động giải trí được
đa dạng.
Ở các buổi sinh hoạt của
nhóm mỗi lần sinh hoạt ,
ngoài sự tập chung của
các thành viên nhóm thì
vai trò của nhóm nhân
viên công tác xã hội thể
hiện vai trò liên kết các
thành viên của nhóm.

- Ngoài các buổi sinh
hoạt nhóm thanh viên
chia sẻ các kinh nghiệm
về cờ tướng thì tại đây
nhóm nhân viên can
thiệp là những người kết
nối nguồn lực tạo ra các
cuộc thi đấu cờ tướng
của các nhóm lại với
nhau ở các trung tâm
khác nhau để tổ chức
cuộc thi cho các nhóm
thành viên trong tung
tâm nhằm giao lưu học


Ngày 15
6/05/2015

Ngày 16
7/05/2015

Ngày 17
8/05/2015

14

hỏi nâng cao trinh độ.
Ở buổi sinh hoạt hôm
nay Nhóm can thiệp sẽ

hỏi phỏng vấn về cảm
nhận suy nghia của các
thành viên nhóm trong
các buổi sinh hoạt đó có
giúp họ cải thiện được
tinh thần hay lợi ích nào
đó không.
- Từ đó nhóm can thiệp
và thành viên trong
nhóm cùng đưa ra những
hạn chế ưu nhược điểm
để cải thiện hoạt động
của nhóm.
Ở các buổi sinh hoạt
nhóm gần cuối này cũng
vẫn hoạt động tổ chức
chơi cờ tướng giữa các
thanh viên để giao lưu
học hỏi kinh nghiệm.
- Ngoài những buổi sinh
hoạt nhóm thì các thành
viên vẫn đảm bảo được
các sinh hoạt cá nhân và
các hoạt động của trung
tâm.
- Vẫn tiếp tục phụ giúp
các nhóm các cụ trong
việc sinh hoạt cá nhân
hàng ngày.
-Các buổi sinh hoạt của

ngày cuối cùng thì nhóm
can thiệp ( nhân viên
công tác xã hội) cùng
nhóm thành viên cùng
nhắc lại các kết quả đã
làm được trong quá trình
sinh hoạt.
- Ngoài ra nhóm can
thiệp cùng thành viên
nhóm hoạt bàn đưa ra


Ngày 18
9/05/2015

Ngày 19
10/05/2015

Ngày 20
11/05/2014

15

các phương hướng tiếp
theo cho nhóm hoạt
động.
-Tiếp tục phụ giúp các cụ
trong sinh hoạt các nhân
hàng ngày.
- Ở buổi cuối này do sự

hoạt động ổn định của
nhóm rồi thì nhóm nhân
viên sẽ giảm dần sự
tham gia vào các hoạt
động của vai trò điều
hành.
- Để tiến tới trao quyền
cho người trưởng
nhóm( người điều hành
nhóm) để điều hành hoạt
động nhóm về sau.
- Đây là buổi cuối cùng
của nhóm trong quá trình
thành lập nhóm hoạt
động nhóm.
-Buổi cuối cùng có thể
nói là ngày nhóm nhân
viên công tác xã hội chia
tay các cụ đồng thời
cũng đã kết thức quá
trình trợ giúp can thiệp
đối với nhóm trợ giúp.
- Buổi cuối này thì nhóm
vẫn đảm bảo giúp đỡ các
cụ trong sinh hoạt hàng
ngày
- Đây là buổi chia tay
của nhóm nhân viên
công tác xã hội tới giao
lưu văn nghệ tạm biệt

trung tâm.
- Kết thúc thực tập và
hoàn thiện báo cáo thực
tập
-Chia tay với nhóm thân
chủ, kiểm huấn viêtn


-Cám ơn sự giúp đỡ tận
tình của trung tâm và
giáo viên hướng dẫn
- Cùng sự hợp tác gắn bó
chặt chẽ của nhóm thân
chủ và kiểm huấn viên.
- Tổ chức tổng kết tai
trung tâm , có thể tặng
qùa kỉ niệm
Hà Nôi, ngày 10 tháng 05 năm 2015
Người lập kế hoạch
Phạm Thị Lụa
Đàm Long Tiến
Nguyễn ThỊ Thuận
PHẦN 1. HỒ SƠ VỀ CƠ SỞ THỰC HÀNH
Trung tâm chăm sóc Người cao tuổi Thiên Đức, thuộc công ty cổ phần an
dưỡng đường Thiên Phúc . Hiện tại trung tâm có 3 cơ sở đang hoạt động:
Cơ sở 1: Xóm 3- Đông Ngạc – Từ Liêm –Hà Nội
Tel: 0437579010- 0437579019

Di động: 0913.315.599


Cơ sở 2: Số 57- Phố Nhật Tảo- Đông Ngạc- Từ Liêm- Hà Nội
Cơ sở 3: Khu dân cư Lâm Trường xã Minh Phú – Sóc Sơn – Hà Nội
Tel: 043.5992383 -043.5992382

Email:

/

Website:
1. Lịch sử thành lập cơ sở

Tháng 4/2001, trung tâm chăm sóc người cao tuổi Thiên Đức, được bắt
đầu xây dựng trên diện tích 500m2 với 20 phòng ở, 1 hội trường và một sân
chơi. Tháng 10/ 2004 trung tâm đã mở rộng thêm 900m2 thành một khu hoàn
chỉnh với 45 phòng, 3 hội trường và một phòng tập phục hồi chức năng, nâng
tổng số giường lên tới 150 giường.
16


Để thử nghiệm mô hình phòng khép kín với điều hòa nhiệt độ 24/24 giờ,
trung tâm thứ 2 gồm 40 phòng với hệ thống nhà 3 tầng đã được thành lập trên
đường Lạc Long Quân từ tháng 5/2007. Sau một năm đi vào hoạt động, nhận
thấy mô hình có quá nhiều bất cập nên vào tháng 4/2009, ông Nguyễn Tuấn
Ngọc quyết định thành lập thêm trung tâm chăm sóc người cao tuổi Thiên Đức
thuộc công ti Cổ phần an dưỡng đường Thiên Đức tại xóm 3- xã Đông Ngạc- Từ
Liêm- Hà Nội. Đây là trung tâm được xây dựng theo mô hình của Nhật Bản và
của Đức với khu nhà ở cao cấp chỉ có một tầng để áp dụng nhu cầu ngày càng
cao của xã hội.
2. Mục tiêu và chức năng của cơ sở
- Mục tiêu

Đảm bảo an toàn an ninh xã hội, tạo điều kiện để những người cao tuổi
nhận được những nguồn giúp đỡ từ xã hội.
Cải thiện sức khỏe thể chất, tinh thần cho người cao tuổi, góp phần nâng
cao chất lượng cuộc sống và phát huy vai trò người cao tuổi.
- Chức năng
+ Tiếp nhận, quản lý, chăm sóc người cao tuổi
+Tổ chức tham quan và trao đổi kinh nghiệm giữa các trung tâm bảo trợ
xã hội
+ Mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên
chức của trung tâm
+Lập kế hoạch xây dựng, nâng cấp trung tâm
+ Tiếp nhận các dự án viện trợ trong và ngoài nước
+ Thực hiện quy chế quản lý: quản lý đối tượng, quản lý cán bộ công
nhân viên, quản lý tài sản và thực hiện chế độ các quy định của trung tâm
Trung tâm chăm sóc Người cao tuổi Thiên Đức xóm 3- Đông Ngạc – Từ
Liêm – Hà Nội thuộc công ti cổ phần an dưỡng đường Thiên Phúc
Ban lãnh đạo
Cơ cấu tổ chức của trung tâm bao gồm:
- Giám đốc: Ông. Nguyễn Tuấn Ngọc
17


-Phòng ban chức năng
-Phòng tổ chức- hành chính
Môi trường cơ sở
Trung tâm đặt tại xóm 3, Đông Ngạc, Từ Liêm cách trung tâm thành phố
khoảng 30 km nên có không gian rộng rãi, yên tĩnh và trong lành, rất phù hợp với
cuộc sống của người già. Những dãy nhà được đặt cạnh nhau nên các cụ thường
xuyên có sự giao tiếp với nhau, hơn nữa tạo cảm giác ấm cúng và gần gũi.
Nơi nuôi dưỡng người già được chia làm 4 khu, bao gồm khu A, B, C,D

Cơ sở bố trí có phòng hai cụ, phòng ba cụ, phòng bốn cụ trong đó, có cụ
khoẻ mạnh, minh mẫn, cũng có cụ yếu, bị lẫn. Các cụ khỏe mạnh, minh mẫn có
thể chăm sóc những cụ yếu, đây cũng là một yếu tố gắn kết các cụ và phát huy
tinh thần tương thân, tương ái của các cụ.
Hoạt động trong ngày của những người cao tuổi ở đây thường là thể dục
buổi sáng ăn, ngủ, lên phòng chức năng để luyện tập sức khỏe . Về giải trí thì
các cụ có ti vi (mỗi phòng có một chiếc ti vi chung).
Thông qua quan sát và trò chuyện ban đầu, NVXH nhận thấy các cụ có
nhiều cử chỉ quan tâm, chăm sóc nhau rất tận tình nhất là khi có cụ nào ốm hoặc
có chuyện. Mỗi cụ đi phép về đều mang quà cho các cụ khác, hoặc các cụ chia
sẻ với nhau đồ ăn, câu chuyện đời thường. Song, bên cạnh đó trong trung tâm
vẫn chưa có nhiều hoạt động vui chơi, giải trí tinh thần và mối liên hệ giữa
người cao tuổi ở trung tâm chưa thật sự gắn kết. Mỗi cụ vào trung tâm với
những hoàn cảnh riêng, với những mong muốn, suy nghĩ, có cả hi vọng, mừng
vui khi được vào trung tâm có cả buồn đau, chán nản cuộc sống.
Việc hỗ trợ cải thiện tâm lý cho các cụ là điều quan trọng để họ có thể
cảm thấy vui vẻ, tin tưởng vào cuộc sống và giúp đỡ nhau hơn nữa. Từ đó
hướng tới việc đẩy mạnh truyền thông tích cực giữa các cụ trong cùng một khu
nhà và trong cả cơ sở. Đó chính là vai trò của những NVXH thực hành tại cơ sở.
3.Các đối tượng xã hội được chăm sóc

18


- Đối tượng xã hội được chăm sóc ở trung tâm phần lớn là người cao tuôỉ .
Hiện tại ở Thiên Đức cụ có bệnh chiếm phần lớn nên đều được phân nhóm để
tiện theo dõi. Đó là nhóm minh mẫn khỏe mạnh; nhóm rối loạn tinh thần tuổi già
nhưng thể trạng không khỏe mạnh; nhóm rối loạn tinh thần tuổi già thể trạng
khỏe mạnh và nhóm người phải chăm sóc 24/24 giờ. Việc phân nhóm người như
vậy giúp trung tâm theo dõi sức khỏe của các cụ được dễ dàng hơn.

- Hệ thống phòng dịch tại trung tâm
Sau 10 năm hoạt động, chúng tôi đã xây dựng, mở rộng và phát triển
trung tâm thành một hệ thống nhà dưỡng lão bao gồm 250 giường, được chia
nhiều thành từng khu và nhiều loại phòng phù hợp với từng nhóm bệnh cần
chăm sóc . Có 4 loại phòng ở gồm: phòng đơn, phòng đôi, phòng ba và phòng
bốn người.
-Trung tâm được chia ra thành bốn khu:
+Khu chăm sóc tích cực
Dành cho các cụ rất yếu cần được chăm sóc nhiều về y tế:
Những cụ sau giai điều trị tích cực tại các bệnh viện, nay đã ổn định về
bệnh lý, cần có nơi chăm sóc để phục hồi sức khỏe. Khu chăm sóc tích cực được
đầu tư thiết bị y tế đầy đủ với: hệ thống oxy trung tâm, máy tạo ôxy, máy hút
đờm dãi…Đảm bảo xử lý ban đầu cho các cụ khi có tai biến thứ phát xảy ra và
chuyển tới các bệnh viện chuyên khoa điều trị kịp thời. Ở đây các cụ sẽ được
theo dõi 24/24 giờ và chăm sóc một cách tốt nhất để có thể nhanh chóng hồi
phục sức khỏe.
+Khu chăm sóc đặc biệt
Là nơi dành riêng cho những cụ có bệnh lý về rối loạn tâm thần tuổi già.
Tại đây, các cụ được hướng dẫn mọi sinh hoạt cá nhân và được giúp đỡ để hòa
nhập với cuộc sống cộng đồng.
+Khu dành cho các cụ minh mẫn và khỏe mạnh
Được sắp xếp, bố trí thành từng góc riêng cho từng cá nhân, có quạt điện,
ti vi, tủ đựng quần áo riêng biệt,có phòng vệ sinh và phòng tắm khép kín.
19


-Phòng víp
Trung tâm còn thiết kế một căn phòng hộ nhỏ dành cho một cặp vợ chồng,
gồm một phòng ngủ, một phòng khách, phòng ăn, một buồng tắm có bồn thư
giãn. Phía bên ngoài là một sân nhỏ có bể cá, cây cảnh non bộ và một vườn nhỏ

với nhiều hoa quả tạo nên một phong cảnh rất trữ tình.
4. Các hoạt động và dịch vụ chăm sóc
- Các hoạt động của các cụ tại trung tâm:
Trung tâm đã tạo nên được những đặc tính riêng biệt cho dịch vụ chăm
sóc và nuôi dưỡng Người cao tuổi từ chất lượng phục vụ, môi trường thân
thiện, ấm cúng cho các cụ đến nghỉ dưỡng tại đây. Bằng sự tận tụy của các y,
bác sĩ, các kĩ thuật viên cùng với kỹ năng chuyên môn thành thạo. Chúng tôi
đã hướng dẫn Người cao tuổi tuân theo chế độ sinh hoạt và tập luyện điều
độ, khoa học, phù hợp với tình trạng sức khỏe của các cụ giúp các cụ duy trì
và phục hồi chức năng.
- Các cụ vào sống ở trung tâm đều được lập hồ sơ theo dõi sức khỏe và
được kiểm tra các chỉ số sinh tồn: huyết áp, mạch, nhiệt độ hàng ngày. Mỗi buổi
sáng các cụ đều được hướng dẫn tập thể dục dưỡng sinh, tập thở cách để tăng
cường thể lực. Các cụ còn được xoa bóp, bấm huyệt hàng ngày hoặc được các y
tá hướng dẫn tập phục hồi chức năng phù hợp với tình trạng bệnh lý của các cụ.
Ngoài ra trung tâm còn áp dụng các liệu pháp y học cổ truyền trong việc chăm
sóc và nâng cao sức khỏe cho các cụ như: cho các cụ ngâm chân bằng thuốc
nam giúp tăng cường lưu thông khí huyết và thư giãn trong mùa lạnh.
- Bên cạnh việc chăm sóc sức khỏe và nuôi dưỡng các cụ trung tâm còn
quan tâm chăm sóc đến đời sống tinh thần và tâm linh cho các cụ nữa:
-Trung tâm đã tạo được một môi trường thân thiện,ấm áp giống như một
gia đình.
- Tổ chức các buổi mít tinh trong các ngày lễ lớn, các hoạt động giao lưu
với học sinh mầm non và các sinh viên đại học, trung cấp; Tổ chức mừng sinh
nhật của các cụ theo tháng; tổ chức các câu lạc bộ: thơ, đánh cờ, khiêu vũ, câu
20


lạc bộ sống vui- khỏe- có ích; Tổ chức các buổi đi dã ngoại, đi lễ chùa… Đây
chính là các liệu pháp tâm lý giúp các cụ hòa mình với cộng đồng và giảm thiểu

chứng trầm cảm.
-Kết quả hoạt động của trung tâm
+Xóa bỏ phần nào quan niệm cho rằng: “ Con cái đưa bố mẹ vào nhà
dưỡng lão là bất hiếu’’
+ Mở rộng mô hình với hai nhà dưỡng lão gồm 250 giường
+Số lượng Người cao tuổi đang được chăm sóc ở cả hai trung tâm là 190
cụ và đang có xu hướng gia tăng
+Phát hiện một số bệnh mãn tính của Người cao tuổi và có kế hoạch điều
trị kịp thời
+Khắc phục được một số bệnh lý của Người cao tuổi bằng vật lý trị liệu
và tâm lý liệu pháp
+ Hóa giải được phần nào mâu thuẫn giữa các thế hệ trong gia đình
+ Cải thiện một phần cuộc sống an sinh cho Người cao tuổi
+ Tạo ra một mô hình mới cho xã hội
+ Tạo ra một nghề mới cho nguồn nhân lực
+ Là nơi giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trong lĩnh vực dưỡng lão trong và
ngoài nước
- Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe
+ Chăm sóc sức khỏe thể chất
+ Chăm sóc sức khỏe tinh thần
+ Hỗ trợ và chăm sóc tâm linh
+ Dinh dưỡng phù hợp
+ Thăm khám và chăm sóc sức khỏe định kỳ
+ Điều trị kịp thời và tích cực các bệnh liên quan
Ở đây luôn duy trì các hoạt động xã hội như kỷ niệm ngày 20/11 thì các
cụ từng là giáo viên sẽ được tổ chức tặng hoa quà; ngày 27/2 thì các cụ từng là
thầy thuốc cũng được tổ chức tương tự.
21



Ngoài ra, các cụ còn có hoạt động ngoại khóa, tìm được bầu bạn cùng
tuổi, cùng tâm trạng. Nhiều cụ rất khó tính vào đây sống một thời gian thì tính
cộng đồng cao hơn hẳn, rất hòa nhập và dễ chịu.
-

Quyền lợi của người cao tuổi khi vào trung tâm

+ Được nghỉ ngơi và sinh hoạt trong môi trường an tòan và vệ sinh sạch
sẽ phù hợp với Người cao tuổi tại trung tâm với sự hỗ trợ của các y tá, điều
dưỡng.
+ Được xoa bóp, bấm huyệt hoặc châm cứu ngay tại trung tâm phù hợp
với tình trạng sức khỏe của Người cao tuổi
+ Các loại thuốc bổ thông thường như các loại vitamin hoặc thuốc cảm
thông thường được tính vào phí chăm sóc.
+ Nếu phải dùng đến các loại thuốc đặc trị như: kháng sinh, thuốc điều trị
bệnh cấp hoặc mạn tính, điện châm, thủy châm,… và các vật dụng khác như bỉm
, sonde ăn, sonde tiểu ,… thì gia đình phải chi trả theo hạng mục chi phí phát
sinh hàng tháng hoặc mua mang đến gửi cho trung tâm.
+ Người cao tuổi sẽ được cấp phát các vật dụng cá nhân như: chăn màn,
chậu, khăn mặt , bàn chải đánh răng, xà phòng,…
+ Chế độ dinh dưỡng được tính tóan phù hợp với tình trạng bệnh lý và sức
khỏe thực tế của Người cao tuổi và ít nhất được chia làm 4 bữa /ngày (gồm 3
bữa chính và 1 bữa phụ).
+ Tham gia các hoạt động trong ngày theo lịch phù hợp với lứa tuổi và
tình trạng sức khỏe của Người cao tuổi.
+ Thứ 7, Chủ nhật : Người cao tuổi tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ sống
vui – sống khỏe – sống có ích và giao lưu với các học sinh, sinh viên các trường
đại học ở Hà Nội tại hội trường lớn hoặc sân của trung tâm.
+ Trung tâm thường xuyên tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn /năm và tổ
chức lễ mừng sinh nhật hàng tháng cho Người cao tuổi. Các hoạt động của trung

tâm góp phần đảm bảo đời sống vật chất, cũng như tinh thần cho các cụ, giúp
các cụ có được cuộc sống tốt nhất khi sống ở trong trung tâm.
22


Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Thiên Đức là cơ sở chăm sóc người
cao tuổi tư nhân, thường xuyên tiến hành giao lưu với các cơ sở chăm sóc người
cao tuổi trong nước Nhật và tích cực tiếp thu phương pháp điều dưỡng và chăm
sóc sức khỏe kiểu Nhật.
Ngoài ra, đây cũng là cơ sở được mong đợi sẽ đóng vai trò nhất định
trong chương trình tiếp nhận điều dưỡng và ứng viên hộ lý người Việt Nam
trong khuôn khổ Hiệp định đối tác kinh tế Nhật Bản Việt Nam (EPA).
Hiện tại trung tâm có 150 người cao tuổi được chăm sóc, ba bác sỹ và 45
hộ lý thường xuyên làm việc.
Ngoài dịch vụ chăm sóc như các cơ sở chăm sóc người cao tuổi thông
thường, tại trung tâm còn thực hiện các dịch vụ y tế cần thiết cho người cao tuổi
đang sinh sống tại đây, tuy nhiên hiện mới chỉ có những thiết bị y tế cơ bản như
nhiệt kế, máy đo huyết áp và máy hút đờm rãi đã cũ.
Trong tình trạng như vậy, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định viện trợ cho
Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Thiên Đức khoản kinh phí cần thiết để đầu
tư trang thiết bị y tế cần thiết cho người cao tuổi sinh sống tại trung tâm như
máy hút đờm rãi, máy siêu âm, máy hô hấp nhân tạo…, giúp nâng cao chất
lượng dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe của trung tâm.
5. Vai trò của cơ sở trong bối cảnh của cộng đồng
Trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế phát triển mạnh đời sống con người
ngày càng đáp ứng, việc hội nhập quốc tế ngày càng mở rộng, qua đó việc chăm
sóc người yếu thế ngày càng được thực hiện có hiệu quả.Sự ra đời của trung tâm
chăm sóc người cao tuổi có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cộng đồng. Trung
tâm đã thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc người
cao tuổi . Ngoài ra trung tâm còn kết nối nguồn lực với các tổ chức ở nước ngoài

để gây quỹ từ thiện để có điều kiện chăm sóc tốt nhất. Trung tâm cũng thu hút
nhiều các bạn sinh viên đến thực hành, thực tập và cũng giúp đỡ các cụ đạt hiệu
quả tốt nhất , bên cạnh đó các bạn sinh viên còn đến để giao lưu với các cụ và
cùng với các anh chị tại trung tâm, tổ chức các chương trình rất hay và ý nghĩa.

23


Các hoạt động của trung tâm góp phần đảm bảo đời sống vật chất cũng như tinh
thần cho các cụ, giúp các cụ có được cuộc sống tốt nhất khi sống ở trung tâm.
- Phối hợp với cộng đồng tạo môi trường hỗ trợ toàn diện, chung tay góp
sức nâng cao chất lượng sống và tăng cường trách nhiệm xã hội, nhằm tạo điều
kiện thuận lợi nhất để đảm bảo việc chăm sóc người cao tuổi được hưởng phúc
lợi cao nhất với sự quan tâm của cộng đồng xã hội.
- Góp phần giải quyết các vấn đề an sinh xã hội đồng thời giúp cho đối
tượng có điều kiện sống và sinh hoạt tốt hơn đảm bảo về mặt sức khỏe và tinh
thần cho đối tượng.
Ý nghĩa, giá trị đối với cộng đồng hiện nay
-Thể hiện tinh thần nhân văn, giá trị truyền thống trong cộng đồng giúp
đỡ những người cao tuổi.
-Phát triển và cải thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ( pháp lệnh
người cao tuổi, dự thảo về luật người cao tuổi)
Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Thiên Đức chính là ngôi nhà thứ 2
của các cụ.. Ở đây, các cụ được các y bác sĩ quan tâm và chăm sóc như người
thân trong nhà với đầy đủ các tiện nghi và trang thiết bị y tế phục vụ cho sức
khỏe, sinh hoạt ăn, ngủ, nghỉ và vui chơi của các cụ. Qua đó cũng dần dần xoá
bỏ quan niệm cũ cho rằng: "Con cái đưa bố mẹ vào nhà dưỡng lão là bất hiếu”.

24



25


×