Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tính tất yếu về sự phân hóa giai cấp và sự xuất hiện những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội việt nam dưới thời pháp thuộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.22 KB, 9 trang )

Câu 1: Chứng minh tính tất yếu về sự phân hóa giai cấp và sự xuất
hiện những mâu thuẫn cơ bản trong xã hộiViệt Nam dưới thời Thực
Dân Pháp thống trị.
1. Hoàn cảnh xã hội Việt Nam dưới thời TDP thống trị
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược Việt Nam.Sau khi
tạm thời dập tắt được các phong trào đấu tranh của nhân dân ta, thực dân
Pháp từng bước thiết lập bộ máy thống trị ở Việt Nam.
a.Về chính trị:
- Chính sách cai trị của Pháp ở Đông Dương về cơ bản vẫn không
thay đổi. Đó là chính sách chuyên chế triệt để, nhân dân ta không
được hưởng một chút quyền tự do dân chủ nào, mọi hành động yêu
nước đều bị thẳng tay đàn áp.
- Thực dân Pháp vẫn tiếp tục chia Việt Nam thành ba xứ: Bắc kỳ,
Trung kỳ, Nam kỳ và mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng, đồng thời là sự
chia rẽ giữa các dân tộc, tôn giáo.
-Thực dân Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyền đối
ngoại và đối nội của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn.
- Thực dân Pháp câu kết với giai cấp địa chủ trong việc bóc lột kinh tế
và áp bức chính trị đối với nhân dân Việt Nam.
b. Về kinh Tế:
- Nông nghiệp: Số vốn Pháp đầu tư vào nông nghiệp là 400 triệu
phơrăng ( gấp 10 lần trước chiến tranh thế giới thứ nhất ), chủ yếu
vào ngành đồn điền cao su. Chúng tăng cường cướp đất lập đồn điền,
nhiều công ti cao su xuất hiện.
- Công nghiệp: thực dân Pháp chú trọng đầu tư vào khai mỏ. Chúng
bỏ vốn vào các công ti than cũ, đông thời nhiều công ti mới ra đời.
Pháp còn mở thêm một số cơ sở công nghiệp chế biến nông sản.
1


- Thương nghiệp: Pháp ban hành luật đánh thuế nặng hàng hòa nước


ngoài, âm mưu độc chiếm thị trường Đông Dương khiến hàng hóa
Pháp ngày càng tăng lên.
- Giao thông vận tải: Cũng được đầu tư dể phục vụ cho chính sách
khai thác thuộc địa của Pháp
- Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế Đông
Dương.
- Thực dân Pháp áp đặt hàng trăm thứ thuế vô lý cho nhân dân ta.
Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp dẫn đến hậu quả
là nền kinh tế Việt Nam bị lệ thuộc vào tư bản Pháp, bị kìm hãm.
c. Về văn hóa - xã hội:
- Thực dân Pháp thực hiện chính sách văn hóa, giáo dục thực dân
- Dung túng, duy trì các hủ tục lạc hậu (chúng hành hạ và đầu độc
nhân dân bằng thuốc phiện, bằng rượu, làm nhân dân việt Nam phải
sống trong cảnh ngu dốt tối tăm)
Dưới tác động của chính sách cai trị và chính sách kinh tế, văn hóa,
giáo dục thực dân, xã hội Việt Nam diễn ra quá trình phân hóa sâu sắc,
trong xã hội Việt Nam đã phân hóa thành 5 giai cấp với tầng lớp xã hội
khác nhau, địa vị chính trị, suy nghĩ và nguồn tri thức khác nhau.
2. Sự phân hóa giai cấp trong xã hội Việt Nam
+Giai cấp địa chủ:
- Giai cấp địa chủ câu kết với thực dân Pháp tăng cường chiếm
đoạt ruộng đất, bóc lột, áp bức nông dân. Là chỗ dựa của chủ
nghĩa đế quốc.
- Tuy nhiên, trong nội bộ địa chủ Việt Nam lúc này có sự phân
hóa, một bộ phận địa chủ có lòng yêu nước, căm ghét chế độ

2


thực dân đã tham gia đấu tranh chống Pháp dưới các hình thức

và mức độ khác nhau.
+Giai cấp nông dân:
- Giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội
Việt Nam,chiếm trên 90% dân số, bị thực dân và phong kiến
áp bức bóc lột nặng nề.
- Tình cảnh khốn khổ, bần cùng của giai cấp nông dân Việt Nam
đã làm tăng thêm lòng căm thù đế quốc và phong kiến tay sai,
làm tăng thêm ý chí cách mạng của họ trong cuộc đấu tranh
giành lại ruộng đất và quyền sống tự do. Đây chính là lực
lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng.
+Giai cấp công nhân Việt Nam:
- Ra đời từ rất sớm, hình thành từ cuộc khai thác lần thứ nhất và
phát triển khá mạnh mẽ trong cuộc khai thác lần thứ hai cả về
số lượng lẫn chất lượng.
- Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế ,
giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng: bị
ba tầng áp bức bóc lột của đế quốc , phong kiến và tư sản
người Việt; có quan hệ gắn bó mật thiết với giai cấp nông dân
( họ vốn là những người nông dân bị bần cùng hóa ); kế thừa
truyền thống yêu nước, anh hùng, bất khuất của dân tộc .
- Đặc biệt giai cấp công nhân Việt Nam vừa lớn lên đã tiếp thu
ngay được ảnh hưởng mạnh mẽ của phong trào cách mạng thế
giới và chủ nghĩa Mác – Lênin. Do vậy họ sớm trở thành một
lực lượng chính trị độc lập, thống nhất, tự giác trong cả nước.
Trên cơ sở đó họ có đủ các điều kiện để trở thành giai cấp duy
nhất lãnh đạo cách mạng nước ta.

3



+Giai cấp tư sản Việt Nam: Bao gồm tư sản công nghiệp, tư sản
thương nghiệp… Trong giai cấp tư sản có một bộ phận kiêm địa chủ.
Trở thành giai cấp từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Ngay từ khi
mới ra đời, giai cấp tư sản Việt Nam đã bị tư bản Pháp chèn ép, kìm hãm
nên số lượng ít, thế lực kinh tế yếu. Trong quá trình phát trển, giai cấp tư
sản Việt Nam phân hóa thành hai bộ phận:
- Tư sản mại bản: có quyền lợi gắn liền với đế quốc, câu kết
chặt chẽ với đế quốc. Khi cách mạng nổ ra cần tiêu diệt bộ
phận này.
- Tư sản dân tộc: ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế
quốc và phong kiến nhưng thái độ không kiên định , dễ thỏa
hiệp. Khi cách mạng nổ ra cần lôi kéo họ đi theo cách mạng .
+Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam: bao gồm học sinh, trí thức, viên
chức và những người làm nghề tự do… Trong đó, giới trí thức và học
sinh là bộ phận quan trọng của tầng lớp tiểu tư sản.
- Đời sống của tiểu tư sản Việt Nam bấp bênh và dễ bị phá sản
trở thành những người vô sản. Tiểu tư sản Việt Nam có lòng
yêu nước, căm thù đế quốc, thực dân, lại chịu ảnh hưởng của
những tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài truyền vào. Vì vậy, đây là
lực lượng có tinh thần cách mạng cao và nhạy cảm chính trị.
- Được phong trào cách mạng rầm rộ của công nông thức tỉnh
và cổ vũ, họ bước vào hàng ngũ cách mạng ngày càng đông và
đóng một vai trò quan trọng trong phong trào đấu tranh của
nhân dân, nhất là ở thành thị.
Dưới chính sách bóc lột của thực dân Pháp và phong kiến tay sai đã
tạo ra năm giai cấp cơ bản và hai mâu thuẫn sâu sắc trong xã hội Việt
Nam: mâu thuẫn giữa toàn bộ dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm

4



lược và mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam (chủ yếu là giai cấp nông
nhân) với giai cấp dịa chủ phong kiến.
Tóm lại, chính sách thống trị của thực dân Pháp đã tác động mạnh
mẽ đến xã hội Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã
hội.Trong đó đặc biệt là sự ra đời hai giai cấp mới là công nhân và tư sản
Việt Nam.Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam lúc này đều
mang thân phận người bị mất nước và ở những mức độ khác nhau, đều
bị thực dân Pháp áp bức, bóc lột. Vì vậy, trong xã hội Việt Nam, ngoài
mâu thuẫn cơ bản giữa nhân dân, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa
chủ phong kiến, đã nẩy sinh mâu thuẫn vừa cơ bản, vừa chủ yếu và ngày
càng gay gắt trong đời sống dân tộc, đó là: mâu thuẫn giữa toàn thể
nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập cho
nhân dân, tự do cho nhân dân; hai là, xóa bỏ chế độ phong kiến, giành
lại dân chủ cho nhân dân, chủ yếu là ruộng đất cho nông dân. Trong đó,
chống đế quốc, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu.
Kết luận: Chính sách bóc lột của thực dân Pháp tác động đến tất cả
cấc mặt kinh tế - chính trị - xã hội Việt Nam một cách sâu sắc dẫn đến
sự tất yếu về sự phân hóa giai cấp và sự xuất hiện những mâu thuẫn
cơ bản trong xã hộiViệt Nam dưới thời Thực Dân Pháp thống trị.
Câu 2: Việt Nam thực hiện Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa trong
điều kiện như thế nào?
1. Điều kiện trong nước:
+Thuận lợi:
- Khác với công nghiệp hóa ở thời kỳ trước đổi mới, được tiến hành
trong thời kỳ trước đổi mới, được tiến hành trong nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung, lực lượng công nghiệp chỉ có Nhà nước, theo kế
hoạch của Nhà nước thông qua các chỉ tiêu pháp lệnh. Thời kỳ đổi
mới, Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa được tiến hành trong nền kinh tế
5



thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều thành phần. Vì thế mà
chính sách kinh tế được mở rộng, khai thác mọi nguồn lực đất nước.
- So với năm 1955, số xí nghiệp tăng 16,5 lần; nhiều khu công nghiệp
lớn đã hình thành, có nhiều cơ sở đầu tiên của công nghiệp nặng quan
trọng như điện, than, cơ khí, luyện kim, hóa chất được xây dựng (sau
khi thực hiện xong công nghiệp hóa thời kì trước đổi mới) đã tạo
thêm nền móng cơ sở vật chất cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện
đại hóa đất nước sau này.
- Có hàng chục trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy
nghề đào tạo được đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật xấp xỉ 43 vạn
người, tăng 19 lần so với năm 1960 là thời điểm bắt đầu công nghiệp
hóa. Điều này đã góp phần nâng cao trình độ kiến thức cho đội ngũ
nhân lực của đất nước thêm vững mạnh, đóng góp nguồn nhân lực
chất lượng cao cho quá trình đổi mới.
- Rút được kinh nghiệp và bài học từ những sai lầm trong khi thực hiện
đường lối công nghiệp hóa trước thời kì đổi mới. Đây là một trong
những bài học có giá trị nhất cho đất nước ta thời kì bấy giờ (như: xác
định lại chính xác mục tiêu và bước đi về cơ sở vật chất – kĩ thuật, cải
tạo xã hội và quản lý kinh tế; chuẩn bị các tiền đề cần thiết là vốn và
nhân lực trước khi đẩy mạnh quá trình đổi mới đất nước, kết hợp chặt
chẽ công nghiệp và nông nghiệp,…)
+Khó khăn:
Mặc dù đã thực hiện công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới nhưng
đất nước ta vẫn gặp nhiều khó khăn và thách thức lớn trong công
cuộc Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước:
- Cơ sở vật chất – kỹ thuật còn hết sức lạc hậu. Những ngành công
nghiệp then chốt còn nhỏ bé và chưa được xây dựng đồng bộ, chưa
đủ sức làm nền tảng vững chắc cho nền kinh tế quốc dân.


6


- Lực lượng sản xuất trong nông nghiệp mới chỉ bước đầu phát triển,
nông nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu về lương thực, thực phẩm
cho xã hội. Đất nước vẫn trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, kém
phát triển, rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã hội.
2. Tình hình Quốc tế:
+Thuận lợi:
- Trên thế giới kinh tế tri thức đã phát tiển, đó là những nghành kinh tế
mới dựa trên công nghệ cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinh
học và cả những ngành kinh tế truyền thống như nông nghiệp, công
nghiệp, dịch vụ được ứng dụng khoa học, công nghệ cao. Kinh tế tri
thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng
sản xuất. Đây là một bước phát triển mới mà đất nước ta cần phải học
tập để phát triển vững bước trên con đường công nghiệp hóa – hiện
đại hóa.
- Hơn nữa chúng ta có thể chọn lựa con đường nhanh chóng rút ngắn
khoảng cách phát triển đối với các nước trên thế giới bằng cách phát
triển kết hợp công nghiệp hóa với hiện đại hóa. Chúng ta có thể và
cần thiết không trải qua các bước phát triển tuần tự từ kinh tế nông
nghiệp lên kinh tế công nghiệp rồi mới phát triển lên kinh tế tri thức.
Đó là lợi thế của các nước đi sau.
- Trên thế giới, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã
phát triển mạnh và tác động sâu rộng tới mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội. Cũng ta có thể học tập và phát triển theo hướng đúng đắn của
những nước đã ứng dụng thành công cánh mạng khoa học, công nghệ
thành công; tiếp thu những tinh hoa của khoa học thế giới phát triển
đất nước.

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế ở nước ta hiện nay diễn ra
trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, tất yếu phải hội nhập và mở rộng
7


quan hệ kinh tế quốc tế. Đây là một cơ hội lớn mở rộng quan hệ kinh
tế đối ngoại để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thu hút công nghệ hiện
đại, học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thế giới… sớm đưa đất
nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Mặt khác, hội nhập kinh tế
còn giúp kinh tế nước ta khai thác thị trường thế giới để tiêu thụ các
mặt hàng ,sản phẩm mà nước ta có lợi thế, có sức cạnh tranh cao.
+Khó khăn:
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế nước ta hiện nay đang
diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, tất yếu phải hội nhập và
mở rộng quan hệ quốc tế. Tuy có nhiều lợi ích nhưng chúng ta không
thể phủ nhận những khó khăn và thách thức mang lại đó là việc đất
nước ta phải đối mặt với những nước phát triển sớm có nền kinh tế
lớn mạnh. Chúng ta phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đương đầu với mọi
thử thách trên con đường dổi mới và phát triển đất nước.
- Mặt khác, nước ta là nước XHCN nên không phải là không có các thế
lực thù địch và phản động luôn nhòm ngó muốn phá hoại nền chính
trị nước ta, nhất là khi hội nhập, nước ta không tránh khỏi những tác
động từ bên ngoài vì vậy cần giữ vững quan điểm đúng đắn, tuyên
truyền giáo dục nhân dân theo quan điểm đúng đắn của Đảng và Nhà
nước, nâng cao tri thức của mỗi người dân.
Kết luận:Đứng trước những thuẫn lợi và khó khăn trước mắt yêu
cầu chúng ta phải có những phương hướng, kế hoạch cụ thể; mục
tiêu, quan điểm rõ ràng; nội dung và định hướng đúng đắn để
quyết tâm thực hiện Mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.


8


MỤC LỤC
Câu 1: Chứng minh tính tất yếu về sự phân hóa giai cấp và sự xuất
hiện những mâu thuẫn cơ bản trong xã hộiViệt Nam dưới thời Thực
Dân Pháp thống trị..1
1. Hoàn cảnh xã hội Việt Nam dưới thời TDP thống
trị................................................1
2. Sự phân hóa giai cấp trong xã hội Việt
Nam...............................................................2
Câu 2: Việt Nam thực hiện Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa trong
điều kiện như thế nào?
...................................................................................................................4
1. Điều kiện trong
nước:..................................................................................................
..4
2. Tình hình Quốc
tế:.......................................................................................................
..4

9



×