Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Hoàn thiện kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty cổ phần xây dựng hoàng phát hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (493.73 KB, 104 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, thì sự ra đời của Nhà nước
có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đánh dấu bước ngoặt một xã hội loài người có tổ
chức, từng bước được điều chỉnh bởi các quy định pháp luật do Nhà nước đặt ra
hướng đến một xã hội ngày càng văn minh và tiến bộ. Để tồn tại và phát triển,
Nhà nước đã sử dụng nhiều công cụ khác nhau giúp nhà nước quản lý xã hội.
Một trong những công cụ quan trọng và xuất hiện sớm nhất đó là công cụ thuế.
Thuế là công cụ đắc lực để quản lý nền kinh tế và đồng thời cũng là nguồn thu
quan trọng cho Ngân sách Nhà nước đảm bảo cho Nhà nước được tồn tại. Cùng
với sự phát triển của kinh tế, xã hội, ngày nay thuế GTGT và TNDN đóng góp
một phần lớn trong tổng thu từ thuế của Nhà nước. Thông qua thuế GTGT và
thuế TNDN Nhà nước thực hiện chức năng phân phối và phân phối lại thu nhập
nhằm động viên nguồn tài chính từ người nộp thuế là các DN, các hộ SXKD
trong nền kinh tế đi vào quỹ đạo chung của nền kinh tế quốc dân, phù hợp với
lợi ích của toàn xã hội.
Thuế ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của
Nhà nước là một vấn đề hết sức quan trọng đối với bất cứ quốc gia nào trên thế
giới, từ những nước phát triển đến các nước đang phát triển.
Ở nước ta, Luật thuế GTGT và Luật thuế TNDN được thông qua tại kỳ
họp thứ 11 Quốc hội khoá IX ngày 10/05/1997 và chính thức áp dụng từ
01/01/1999 thay cho Luật thuế doanh thu, thuế lợi tức trước đây. Thuế GTGT,
thuế TNDN ra đời từ rất lâu và áp dụng rộng rãi trên thế giới. Nhưng đối với
nước ta đây là sắc thuế mới, còn non trẻ so với sự vận động của cơ chế kinh tế
hiện nay ở nước ta. Trong những năm qua, Nhà nước ta đã không ngừng sửa


đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hai sắc thuế này.Việc sửa đổi các chính sách thuế
có tác động rất lớn đến các doanh nghiệp.
Trong lịch sử đã có lúc người ta đánh đồng giữa chi phí kế toán và chi phí
thuế. Tuy nhiên thực tế luôn có sự khác biệt rõ ràng giữa chính sách kế toán của


DN và các quy định của luật thuế. Lý do cơ bản của sự khác biệt này chính là do
đối tượng phục vụ và mục tiêu của các chuẩn mực kế toán với các quy định về
thuế là không giống nhau. Các chuẩn mực kế toán được tạo nên nhằm cung cấp
thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư và các chủ nợ. Trong khi đó các luật thuế
lại chủ yếu tập trung vào việc phân phối và phân phối lại thu nhập, điều tiết sản
xuất và điều chỉnh hành vi của người tiêu dùng. Chính sự khác biệt này đã làm
cho công tác kế toán và quản lý thuế nói chung, đặc biệt là công tác kế toán và
quản lý thuế GTGT và thuế TNDN gặp không ít khó khăn và bỡ ngỡ cho người
làm công tác kế toán cũng như cơ quan thuế. Tại các doanh nghiệp, công tác kế
toán, kê khai, quyết toán thuế còn thiếu hiểu biết, lúng túng dẫn đến sai phạm.
Tình trạng này còn có xu hướng ngày càng gia tăng gây ảnh hưởng tiêu cực đến
việc thực hiện pháp luật thuế cũng như công bằng xã hội.
Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN và cơ quan thuế, Nhà nước đã
ban hành và ngày càng hoàn thiện hệ thống chính sách thuế và chế đội kế toán
thuế sao cho phù hợp với cơ chế thị trường và điều kiện sản xuất kinh doanh
của DN. Luật quản lý thuế được ban hành đã đề cao vai trò của DN trong việc
tự khai và tự chịu trách nhiệm trong kê khai, tính và nộp thuế. Đi đôi với chính
sách thuế là các chuẩn mực kế toán cũng lần lượt ra đời nhằm hoàn thiện công
tác kế toán DN, trong đó có chuẩn mực kế toán số 17 “Thuế TNDN”quy định và
hướng dẫn các nguyên tắc, phương pháp kế toán thuế TNDN. Xuất phát điểm
của Chuẩn mực này là lợi nhuận kế toán và lợi nhuận chịu thuế có sự khác
nhau. Lợi nhuận kế toán tuân thủ theo các quy định của VAS và chế độ kế toán,
còn lợi nhuận chịu thuế tuân thủ theo các quy định của luật thuế TNDN. Tuy
nhiên, Chuẩn mực số 17 đưa ra nhiều khái niệm mới và mang tính kỹ thuật cao,
trong khi thông tư hướng dẫn vẫn còn trừu tượng và có phần làm cho vấn đề


càng trở nên phức tạp hơn thực tế, khiến cho nhiều DN lúng túng trong quá
trình thực hiện.
Nhận thức được tầm quan trọng của pháp luật về quản lý Thuế GTGT,

Thuế TNDN, đồng thời làm thế nào để kế toán thuế GTGT và thuế TNDN được
tốt hơn, góp phần phát triển DN và đất nước, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Hoàn
thiện kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty Cổ phần xây dựng Hoàng
Phát Hà Nội”. Với mong muốn góp phần vào việc hoàn thiện kế toán Thuế
GTGT và thuế TNDN trong công ty Cổ phần xây dựng Hoàng Phát Hà Nội một
cách khoa học, hợp lý, phù hợp với đặc điểm của ngành trong điều kiện hiện
nay, góp phần tăng cường quản lý doanh nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về pháp luật thuế và kế
toán thuế GTGT và thuế TNDN.
- Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng rút ra được những ưu điểm, nhược
điểm về kế toán thuế GTGT và thuế TNDN trong công ty cổ phần xây dựng
Hoàng Phát Hà Nội.
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị góp phần hoàn thiện kế toán thuế
GTGT và thuế TNDN trong công ty cổ phần xây dựng Hoàng Phát Hà Nội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đề tài những nội dung cơ bản về lý
luận và thực trạng kế toán thuế GTGT và thuế TNDN.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là kế toán thuế GTGT và thuế TNDN
trong công ty cổ phần xây dựng Hoàng Phát Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn tác giả sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như:
Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp điều tra điển hình, phương pháp
phân tích tổng hợp, phương pháp thực chứng để đối chiếu đánh giá vấn đề...
đồng thời luận văn kết hợp lý luận khoa học chuyên ngành kế toán, kiểm tra để
giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu.


CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ VÀ KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG,

THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1.1. Những vấn đề chung về thuế GTGT và thuế TNDN
1.1.1.Thuế GTGT
1.1.1.1 Khái niệm thuế GTGT
Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của HHDV phát sinh trong
quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
1.1.1.2. Đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế GTGT, đối tượng không
chịu thuế.
- Đối tượng nộp thuế là tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động SXKD
HHDV chịu thuế (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và mọi tổ chức, cá nhân khác
có nhập khẩu hàng hóa chịu thuế (gọi chung là người nhập khẩu).
- Đối tượng chịu thuế là HHDV sử dụng cho SXKD và tiêu dùng ở Việt
Nam là đối tượng chịu thuế GTGT, trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT
theo quy định của Luật thuế GTGT.
- Đối tượng không chịu thuế, bao gồm 26 nhóm hàng hóa dịch vụ như sản
phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành
các sản phẩm khác; Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng; Tưới, tiêu
nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông
nghiệp; Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối
tinh, muối i-ốt; Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do Nhà nước bán cho người đang
thuê; Chuyển quyền sử dụng đất; và một số loại HHDV khác...
Cơ sở kinh doanh HHDV không chịu thuế GTGT không được khấu trừ và
hoàn thuế GTGT đầu vào, trừ trường hợp áp dụng mức thuế suất 0% theo quy
định.


1.1.1.3. Căn cứ và phương pháp tính thuế GTGT.
a. Căn cứ tính thuế GTGT: Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và
thuế suất.
* Giá tính thuế GTGT:

- Đối với HHDV do cơ sở SXKD bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT.
Đối với HHDV chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt
nhưng chưa có thuế GTGT;
- Đối với hoạt động XD, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình
hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế GTGT. Trường hợp XD,
lắp đặt không bao thầu NVL, máy móc, thiết bị thì giá tính thuế là giá trị XD,
lắp đặt không bao gồm giá trị NVL và máy móc, thiết bị.
- Đối với HHDV được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là
giá đã có thuế GTGT thì giá tính thuế được xác định theo công thức sau:
Giá chưa có thuế

Giá thanh toán
=

giá trị gia tăng

1 + thuế suất của hàng hóa, dịch vụ (%)

Và một số trường hợp khác ...
- Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam. Trường hợp DN có
DT bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình
quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
công bố tại thời điểm phát sinh DT để xác định giá tính thuế.
* Thời điểm xác định thuế GTGT.
- Đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền
sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa
thu được tiền.
- Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu, là thời điểm nghiệm thu,



bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn
thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
* Thuế suất:
- Mức thuế suất 0% áp dụng đối với HHDV xuất khẩu, vận tải quốc tế và
HHDV không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp chuyển giao
công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; dịch vụ tái bảo
hiểm ra nước ngoài; dịch vụ cấp tín dụng, chuyển nhượng vốn, dịch vụ tài chính
phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông; sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên,
khoáng sản khai thác chưa qua chế biến theo quy định của Luật.
- Mức thuế suất 5% áp dụng đối với HHDV tiêu dùng thiết yếu như nước
sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt; Phân bón; quặng để sản xuất phân bón;
thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng;
Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác...
- Mức thuế suất 10% áp đụng đối với HHDV không quy định tại Mức thuế
suất 0% và 5%.
b. Phương pháp tính thuế GTGT.
* Phương pháp khấu trừ thuế GTGT.


Đối tượng áp dụng.

- Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện
đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế
toán, hóa đơn, chứng từ bao gồm:
+ Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế
toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng
từ.
+ Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ
thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp.

• Xác định số thuế phải nộp


Số thuế GTGT phải
nộp

=

Số

thuế

đầu ra

GTGT

Số
-

đầu

thuế
vào

GTGT
được

khấu trừ

Trong đó:

+ Số thuế GTGT đầu ra bằng tổng số thuế GTGT của HHDV bán ra ghi
trên hoá đơn GTGT.
+ Thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT bằng giá tính thuế của HHDV chịu
thuế bán ra nhân (x) với thuế suất thuế GTGT của HHDV đó.
+ Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT
thì thuế GTGT đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ (-) giá tính thuế
được xác định theo quy định.
+ Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế GTGT ghi trên
hóa đơn GTGT mua HHDV, chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hóa nhập
khẩu.
• Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào:
+ Có hoá đơn GTGT mua HHDV hoặc chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu
nhập khẩu.
+ Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với HHDV mua vào, trừ
HHDV mua từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng.
+ Đối với HHDV xuất khẩu, ngoài các điều kiện quy định trên phải có họp
đồng ký kết với bên nước ngoài về việc bán, gia công hàng hoá, cung ứng dịch
vụ, hoá đơn bán HHDV, chứng từ thanh toán qua ngân hàng, tờ khai hải quan
đối với hàng hoá xuất khẩu.
*

Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.

• Đối tượng áp dụng.
- Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới
mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng
phương pháp khấu trừ thuế theo quy định.


- Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự

nguyện.
+ Cá nhân, hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ
chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không theo Luật Đầu tư và
các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán,
hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
+ Hoạt động kinh doanh mua bán, vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ.
- Công thức tính:
Số thuế GTGT
phải nộp

=

GTGT của hàng hóa,

Thuế suất thuế GTGT

dịch vụ chịu thuế bán

x của hàng hóa, dịch vụ

ra

đó

Trong đó:
GTGT của

Giá thanh toán của


Giá thanh toán của hàng

hàng hóa, dịch = hàng hóa, dịch vụ bán - hóa, dịch vụ mua vào tương
vụ


ra

ứng

Xác định số thuế phải nộp.

- Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá
trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu.
- Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng
hoạt động như sau:
+ Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;
+ Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
+ Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu
nguyên vật liệu: 3%;
+ Hoạt động kinh doanh khác: 2%.


• Điều kiện tính thuế GTGT trực tiếp.
- Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực
tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bao
gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
- Trường hợp cơ sở kinh doanh có doanh thu bán hàng hóa, cung ứng
dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và doanh thu hàng hóa, dịch vụ
xuất khẩu thì không áp dụng tỷ lệ (%) trên doanh thu đối với doanh thu này.

1.1.1.4. Kê khai, nộp thuế GTGT.
* Qui định chung về kê khai, nộp thuế:
- DN kê khai, nộp thuế GTGT tại địa phương nơi SXKD. Việc khai thuế,
nộp thuế GTGT được thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn
bản hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế.
- Một số trường hợp cụ thể, việc khai thuế, nộp thuế GTGT và thủ tục luân
chuyển chứng từ như sau:
+ DN kê khai, nộp thuế theo phương pháp khấu trừ có cơ sở sản xuất phụ
thuộc (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính thì phải
nộp thuế GTGT tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất và địa phương nơi đóng
trụ sở chính.
+ Cơ sở sản xuất phụ thuộc có kế toán thì phải đăng ký nộp thuế theo
phương pháp khấu trừ tại địa phương nơi sản xuất, khi xuất bán thành phẩm
hoặc thành phẩm, kể cả xuất cho trụ sở chính phải sử dụng hoá đơn GTGT làm
căn cứ kê khai, nộp thuế tại địa phương nơi sản xuất.
+ Trường hợp cơ sở sản xuất phụ thuộc không thực hiện kế toán thì DN tại
trụ sở chính phải nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 2% (đối với hàng hoá chịu thuế suất
thuế GTGT 10%) hoặc theo tỷ lệ 1% (đối với hàng hoá chịu thuế suất thuế
GTGT 5%) trên DT theo giá chưa có thuế GTGT của sản phẩm sản xuất ra hoặc
sản phẩm cùng loại tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất, số thuế GTGT doanh


nghiệp đã nộp cho cơ sở sản xuất phụ thuộc được trừ vào số thuế GTGT phải
nộp của DN tại địa phương nơi đóng trụ sở chính.
+ Trường hợp DN áp dụng phương pháp trực tiếp có cơ sở sản xuất ở tỉnh,
thành phố khác nơi đóng trụ sở chính hoặc có hoạt động bán hàng vãng lai
ngoại tỉnh thì DN thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu
đối với doanh thu phát sinh ở ngoại tỉnh tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất,
nơi bán hàng vãng lai. DN không phải nộp thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh

thu tại trụ sở chính đối với doanh thu phát sinh ở ngoại tỉnh đã kê khai, nộp
thuế.
+ DN nộp thuế GTGT phát sinh ở nơi đóng trụ sở chính cho Kho bạc Nhà
nước đồng cấp với cơ quan thuế nơi DN đăng ký kê khai thuế, đồng thời nộp
thuế GTGT theo tỷ lệ (%) cho các cơ sở sản xuất phụ thuộc đóng trên địa bàn
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở
chính. Các chứng từ nộp thuế được lập riêng cho từng Kho bạc Nhà nước, trên
chứng từ nộp thuế phải ghi rõ tài khoản thu ngân sách Nhà nước các địa phương
nơi phát sinh khoản thu ngân sách.
• Hồ sơ khai thuế.
- Hồ sơ khai thuế GTGT tháng áp dụng phương pháp khấu trừ thuế gồm:
+ Tờ khai thuế GTGT theo mẫu số 01/GTGT;
+ Bảng kê hoá đơn HHDV bán ra theo mẫu sổ 01-1/GTGT; Bảng kê hoá
đơn, chứng từ HHDV mua vào theo mẫu số 01-2/GTGT.
+ Bảng phân bổ số thuế GTGT của HHDV mua vào được khấu trừ trong
tháng theo mẫu số 01-4A/GTGT.
+ Bảng kê khai điều chỉnh thuế GTGT đầu vào phân bổ được khấu trừ năm
theo mẫu số 01-4B/GTGT.
+ Bảng kê số thuế GTGT đã nộp của DT kinh doanh XD, lắp đặt, bán hàng
vãng lai ngoại tỉnh theo mẫu số 01-5/GTGT.
- Hồ sơ khai thuế GTGT tháng áp dụng theo phương pháp trực tiếp gồm:
+ Tờ khai thuế GTGT theo mẫu số 04/GTGT: dành cho người nộp thuế


tính thuế theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu.
+ Phụ lục 04-1/GTGT: bảng kê hóa đơn, chứng từ HH, DV bán ra.
1.1.2. Thuế TNDN.
1.1.2.1. Khái niệm TNDN
- Thuế TNDN là loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào thu nhập chịu thuế
của cơ sở sản xuất kinh doanh HHDV sau khi đã trừ các khoản chi phí liên quan

đến việc tạo ra DT và TNCT của cơ sở SXKD.
Thuế TNDN hiện hành: Là số thuế TNDN phải nộp (hoặc thu hồi được)
tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN của năm hiện hành. Công
thức xác định thuế TNDN hiện hành:
Thuế TNDN
hiện hành

=

Thu nhập chịu

thuế

trong năm hiện hành

x

Thuế suất thuế TNDN
theo quy định hiện hành

1.1.2.2. Đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu
thuế.
* Đối tượng nộp thuế:
Đối tượng nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động SXKD HHDV có thu
nhập chịu thuế theo quy định (sau đây gọi là DN), bao gồm: DN được thành lập
theo quy định của pháp luật Việt Nam; DN được thành lập theo quy định của
pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là DN nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc
không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; Tổ chức được thành lập theo Luật hợp
tác xã; Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.

* Đối tượng chịu thuế
- Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh
HHDV và thu nhập khác quy định dưới đây.
- Thu nhập khác bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển
nhượng bất động sản; thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu
nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản; thu nhập từ lãi tiền gửi, vay


vốn, bán ngoại tệ; hoàn nhập các khoản dự phòng; thu khoản nợ khó đòi đã xoá
nay đòi được; thu khoản nợ phải trả không xác định được chủ khoản thu nhập từ
kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả
thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam.
* Đối tượng không chịu thuế:
Thu nhập được miễn thuế bao gồm thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi
trồng thủy sản của tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã; thu nhập từ việc
thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp; thu nhập từ việc thực
hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, sản phẩm đang
trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm, sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu
áp dụng tại Việt Nam; và một các khoản thu nhập khác được miễn thuế theo quy
định...
1.1.2.3. Căn cứ và phương pháp tính thuế
* Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế là thu nhập tính thuế trong kỳ và thuế suất.
- Thu nhập tính thuế trong kỳ được xác định như sau:
Thu nhập
tính thuế

=

Thu


nhập

chịu thuế

-

Thu

nhập

Các khoản lỗ được

được

miễn +

kết chuyển theo quy

thuế

định

+ Thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
Thu nhập chịu thuế

=

Doanh thu


-

Chi

phí

được trừ

+

Các khoản thu
nhập khác

- Thuế suất thuế TNDN: (Theo Khoản 6 Điều 1 Luật số 32/2013/QH13 –
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, ban hành ngày 19/6/2013, có hiệu lực từ ngày
01/01/2014):
+ Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22% kế từ ngày 01/01/2014 và


chuyển sang áp dụng thuế suất 20% kể từ ngày 01/01/2016. (Còn hiện tại số liệu
của luận văn sử dụng trước và trong năm 2013 thuế suất vẫn là 25%).
+ Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% đối với các doanh nghiệp
có tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 20 tỷ.
+ Thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác
dầu khí và tài nguyên quí hiếm khác từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án,
từng cơ sở kinh doanh.
+ Thuế suất thuế TNDN là 25%, trừ các trường hợp được quy định hưởng
thuế suất ưu đãi theo luật, bao gồm:
DN thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế -xã hội
đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao; DN thành lập mới từ dự án

đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước, sản xuất
sản phẩm phần mềm được áp dụng thuế suất 10% trong thời gian mười lăm
năm.
DN hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá,
thể thao và môi trường được áp dụng thuế suất 10%.
DN thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã
hội khó khăn được áp dụng thuế suất 20% trong thời gian mười năm.
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và quỹ tín dụng nhân dân được áp dụng
thuế suất 20%.
* Phương pháp tính thuế
Số thuế TNDN phải nộp trong kỳ tính thuế được tính bằng thu nhập tính
thuế nhân (x) với thuế suất; trường hợp DN đã nộp thuế thu nhập ở ngoài Việt
Nam thì được trừ số thuế thu nhập đã nộp nhưng tối đa không quá số thuế
TNDN phải nộp theo quy định của Luật.
- Số thuế TNDN phải nộp đối với kinh doanh bất động sản bằng thu nhập
từ kinh doanh bất động sản nhân (x) với thuế suất 25%.


- Đối với hoạt động khai thác dầu khí có quy định việc hạch toán DT, chi
phí bằng ngoại tệ trong hợp đồng thì thu nhập tính thuế và số thuế phải nộp
được xác định bằng ngoại tệ.
1.1.2.4. Kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế TNDN.
* Kê khai, nộp thuế:
- Khai thuế TNDN là loại khai tạm tính theo quý, khai quyết toán năm
hoặc khai quyết toán đến thời điểm chấm dứt hoạt động kinh doanh, chấm dứt
hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu DN, tổ chức lại DN.
- DN nộp hồ sơ khai thuế TNDN cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
- Trường hợp DN có đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập thì đơn vị trực
thuộc nộp hồ sơ khai thuế TNDN phát sinh tại đơn vị trực thuộc cho cơ quan

thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc.
- Trường họp DN có đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán phụ thuộc thì đơn
vị trực thuộc đó không phải nộp hồ sơ khai thuế TNDN; khi nộp hồ sơ khai thuế
TNDN, DN có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại
đơn vị trực thuộc.
- Trường hợp DN có cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp)
hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
khác với địa bàn nơi đơn vị đóng trụ sở chính thì khi nộp hồ sơ khai thuế
TNDN, DN có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại
nơi có trụ sở chính và ở nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc.
DN nộp thuế tại nơi có trụ sở chính. Trường hợp DN có cơ sở sản xuất
hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
khác với địa bàn nơi DN có trụ sở chính thì số thuế được tính nộp theo tỷ lệ chi
phí giữa nơi có cơ sở sản xuất và nơi có trụ sở chính.
Hồ sơ khai thuế TNDN tạm tính theo quý là Tờ khai thuế TNDN quý theo
mẫu số 01A/TNDN và mẫu số 01B/TNDN.
* Quyết toán thuế


- Khai quyết toán thuế TNDN bao gồm khai quyết toán thuế TNDN năm
hoặc khai quyết toán thuế TNDN đến thời điểm chấm dứt hoạt động kinh
doanh, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu DN, tổ chức lại DN.
- Hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN bao gồm:
+ Tờ khai quyết toán thuế TNDN theo mẫu số 03/TNDN;
+ Báo cáo tài chính năm hoặc Báo cáo tài chính đến thời điểm chấm dứt
hoạt động kinh doanh, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu DN, tổ
chức lại DN;
+ Một hoặc một số phụ lục kèm theo tờ khai (tuỳ theo thực tế phát sinh của
DN) như Phụ lục kết quả hoạt động SXKD theo mẫu số 03-1A/TNDN, mẫu số
03-1B/TNDN, mẫu số 03-1C/TNDN; Phụ lục chuyển lỗ theo mẫu số 032/TNDN; Các Phụ lục về ưu đãi về thuế TNDN như: Mẫu số 03- 3A/TNDN;

Mẫu số 03-3B/TNDN; Mầu số 03-3C/TNDN;...

1.2. Kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại các đơn vị xây dựng.
1.2.1 Kế toán thuế GTGT.
1.2.1.1. Nguyên tắc kế toán thuế GTGT.
Nguyên tắc kế toán thuế GTGT là các nguyên tắc xác định thuế GTGT
được khấu trừ, thuế GTGT không được khấu trừ, thuế GTGT phải nộp, thuế
GTGT được hoàn lại,...
a. Nguyên tắc kế toán thuế GTGT đầu vào.
- Thuế GTGT đầu vào của HHDV sử dụng cho sản xuất, kinh doanh
HHDV chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ;
- Thuế GTGT đầu vào của HHDV sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh
doanh HHDV chịu thuế và không chịu thuế thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT
đầu vào của HHDV sử dụng cho sản xuất, kinh doanh HHDV chịu thuế GTGT.
Trường hợp thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định sử dụng đồng thời cho sản
xuất, kinh doanh HHDV chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì được
khấu trừ toàn bộ;


- Thuế GTGT đầu vào của HHDV bán cho tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn
vốn viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại được khấu trừ toàn bộ;
- Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi
xác định số thuế phải nộp của tháng đó. Trường họp cơ sở kinh doanh phát hiện
số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ
bổ sung; thời gian để kê khai, bổ sung tối đa là sáu tháng, kể từ thời điểm phát
sinh sai sót.
B. Nguyên tắc kế toán thuế GTGT đầu ra
- Số thuế GTGT đầu ra bằng tổng số thuế GTGT của HHDV bán ra ghi
trên hoá đơn GTGT.
- Thuế GTGT ghi trên hoá đom GTGT bằng giá tính thuế của HHDV chịu

thuế bán ra nhân (x) với thuế suất thuế GTGT của HHDV đó.
Trường họp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT
thì thuế GTGT đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ (-) giá chưa thuế
được xác định:
Giá chưa có thuế GTGT

Giá thanh toán (tiền bán vé, bán
=

tem…)
1 + thuế suất của HHDV (%)

- Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ
thuế khi bán HHDV phải tính và thu thuế GTGT của HHDV bán ra, Khi lập hoá
đơn bán HHDV, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế GTGT
và tổng số tiền người mua phải thanh toán. Trường hợp hoá đom chỉ ghi giá
thanh toán (trừ trường hợp được phép dùng chứng từ đặc thù), không ghi giá
chưa có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của HHDV bán ra phải tính trên giá
thanh toán ghi trên hoá đơn, chứng từ.
1.2.1.2. Chứng từ và tài khoản kế toán sử dụng.
a. Thuế GTGT đầu vào
a1. Về chứng từ kế toán


Cơ sở SXKD nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ sử dụng các loại
chứng từ, sổ cho kế toán thuế GTGT đầu vào:
+ Hóa đơn GTGT HHDV mua vào mẫu số 01/GTKT- 3LL.
+ Chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu.
+ Các loại bảng kê như bảng kê hoá đơn, chứng từ HHDV mua vào theo
mẫu số 01-2/GTGT; Bảng phân bổ số thuế GTGT của HHDV mua vào được

khấu trừ trong tháng theo mẫu số 01 -4A/GTGT; Bảng kê khai điều chỉnh thuế
GTGT đầu vào phân bổ được khấu trừ năm theo mẫu số 01-4B/GTGT; Bảng kê
số thuế GTGT đã nộp của DT kinh doanh XD, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại
tỉnh theo mẫu số 01-5/GTGT.
+ Các loại sổ kế toán như sổ chi tiết vật tư, HHDV mua vào; sổ theo dõi
thuế GTGT; sổ Cái tài khoản 133, bảng tổng hợp thuế GTGT,...
a2. Về tài khoản kế toán sử dụng.
Hạch toán thuế GTGT đầu vào, kế toán sử dụng Tài khoản 133 “Thuế
GTGT được khấu trừ”. Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ. Tài khoản 133 “Thuế GTGT
được khấu trừ” chỉ áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, không áp dụng đối với cơ sở kinh
doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và cơ sở
kinh doanh không thuộc diện chịu thuế GTGT.
Tài khoản 133 “Thuế GTGT được khấu trừ” có 2 tài khoản cấp 2:
+ Tài khoản 1331- Thuế GTGT được khấu trừ của HHDV.
+ Tài khoản 1332 - Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ.
Tài khoản 1331- “Thuế GTGT được khấu trừ của HHDV” dùng để phản
ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư, HHDV mua ngoài dùng vào
SXKD HHDV chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.
Tài khoản 1332 – “Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ” dùng để phản
ánh thuế GTGT đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm TSCĐ dùng vào hoạt
động SXKD HHDV chịu thuế và không chịu GTGT theo phương pháp khấu trừ


thuế.
b. Thuế GTGT đầu ra
b1. Về chứng từ kế toán
Cơ sở SXKĐ nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ khi bán HHDV
phải sử dụng các loại hóa đơn, chứng từ sau:

+ Hóa đơn GTGT mẫu số 01/GTKT- 3LL; Hóa đơn, chứng từ đặc thù (vé
tàu, vé xe...).
+ Các bảng kê hóa đơn, chứng từ HHDV bán ra, mẫu số 01-1/GTGT; Bảng
kê khai giải trình thuế đầu ra, bảng phân bổ DT chịu thuế trên tổng DT của
tháng, năm (nếu có): Mẫu 01-4A/GTGT, 01-4B/GTGT.
+ Tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT.
+ Giấy nộp tiền vào NSNN.
+ Các loại sổ kế toán như sổ theo dõi chi tiết thuế GTGT đầu ra; sổ Cái tài
khoản 3331 “Thuế GTGT phải nộp”.
b2. Về tài khoản kế toán sử dụng.
Để kế toán thuế GTGT đầu ra, kế toán sử dụng Tài khoản 3331 - Thuế
GTGT phải nộp.
Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải
nộp, số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
Tài khoản 333“Thuế GTGT phải nộp” áp dụng cho các cơ sở kinh doanh
thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế và cơ sở kinh
doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên
GTGT.
Tài khoản 3331 có 2 tài khoản cấp 3:
+ Tài khoản 33311 - Thuế GTGT đầu ra: Dùng để phản ánh số thuế GTGT
đầu ra, số thuể GTGT đầu vào đã khấu trừ, số thuế GTGT của hàng bán bị trả
lại, bị giảm giá, số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của sản phẩm,
HHDV tiêu thụ trong kỳ.
+ Tài khoản 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu: Dùng để phản ánh số


thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách
Nhà nước
1.2.1.3. Phương pháp kế toán thuế GTGT
a. Kế toán thuế GTGT đầu vào:

Đối với HHDV mua vào dùng đồng thời cho SXKD HHDV thuộc đối
tượng chịu thuế GTGT và không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì chỉ được
khấu trừ thuế GTGT đầu vào của HHDV dùng cho hoạt động SXKD chịu thuế
GTGT. DN phải kế toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế
GTGT đầu vào không được khấu trừ. Trường hợp không thể kế toán riêng được
thì số thuế GTGT đầu vào được kế toán vào Tài khoản 133 “Thuế GTGT được
khấu trừ”. Cuối kỳ, kế toán phải xác định số thuế GTGT được khấu trừ theo tỷ
lệ (%) giữa DT bán hàng, cung cấp dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT so
với tổng DT bán hàng, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ. Số thuế GTGT đầu
vào không được khấu trừ được tính vào giá vốn của hàng bán ra hoặc chi phí
SXKD tùy theo từng trường hợp cụ thể.
Trường hợp số thuế GTGT không được khấu trừ có giá trị lớn thì tính vào
giá vốn hàng bán ra trong kỳ tương ứng với DT trong kỳ, số còn lại được tính
vào giá vốn hàng bán ra của kỳ kế toán sau.
Trường hợp DN mua HHDV dùng vào hoạt động SXKD HHDV không
thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc dùng vào hoạt động phúc lợi, khen
thưởng được trang trải bằng quỹ phúc lợi, khen thưởng của DN thì số thuế
GTGT đầu vào không được khấu trừ và không kế toán vào Tài khoản 133
“Thuế GTGT được khấu trừ”. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ
được tính vào giá trị của vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ mua vào.
Trường hợp HHDV mua vào được dùng chứng từ đặc thù (như tem bưu
điện, vé cước vận tải,. . .) ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì DN
được căn cứ vào giá HHDV mua vào đã có thuế GTGT để xác định giá không
thuế và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.


Nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra
thì chỉ khấu trừ thuế GTGT đầu vào bằng (=) số thuế GTGT đầu ra của tháng
đó, số thuế GTGT đầu vào còn lại được khấu trừ tiếp vào kỳ tính thuế sau hoặc
được xét hoàn thuế theo quy định.

b. Kế toán thuế GTGT đầu ra
Để theo dõi kế toán thuế GTGT đầu ra, kế toán sử dụng tài khoản 3331
“Thuế GTGT phải nộp”: Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra,
Số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, số thuế GTGT đã được khấu trừ,
số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp vào NSNN.
- Nguyên tắc ghi TK 3331“Thuế GTGT phải nộp”.
+ DN chủ động tính và xác định số thuế GTGT phải nộp vào NSNN và
phản ánh kịp thời vào sổ kế toán.
+ Kê khai đầy đủ chính xác thuế GTGT theo quy định.
+ Thực hiện nghiêm chỉnh việc nộp đầy đủ, kịp thời số thuế GTGT phát
sinh vào NSNN.
+ Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi thuế GTGT về khoản phải nộp, đã
nộp và còn phải nộp.
+ DN nộp thuế bằng ngoại tệ phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá
quy định để ghi sổ kế toán.
1.2.1.4. Quy trình kế toán ghi nhận thuế GTGT.
a. Quy trình kế toán ghi nhận thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ.
a1. Quy trình kế toán thuế GTGT đầu vào:
- Khi DN Nhập kho vật liệu, thiết bi, dụng cụ, hàng hóa dùng vào SXKD
HHDV căn cứ vào hóa đơn, phiếu nhập kho để ghi sổ kế toán :
Nợ TK152, 153, 156 - Giá mua chưa có thuế GTGT
Nợ TK 138- Phải thu khác (1381): Chênh lệch giữa số liệu ghi trên hóa
đơn và phiếu nhập (nếu có)


Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331; 1332)
Có các TK 111, 112, 331: Tổng số tiền thanh toán.
- Khi mua nguyên liệu, vật liệu, dụng cụ, dịch vụ dùng ngay vào SXKD
HHDV, sửa chữa TSCĐ, đầu tư XDCB kế toán ghi:

Nợ các TK 621, 623, 627, 641, 642, 241, 142, 242,...Giá mua chưa có thuế
GTGT.
Nợ TK133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có TK111, 112, 331,... Tổng số tiền thanh toán.
- Mua TSCĐ dùng đồng thời cho SXKD HHDV thuộc đối tượng chịu thuế
GTGT và không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 211 - Giá mua chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
Có TK 111, 112, 331,... Tổng số tiền thanh toán.
- Khi nhập khẩu vật tư, hàng hóa, TSCĐ để SXKD HHDV chịu thuế
GTGT, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ nhập khẩu bao gồm giá
mua, chi phí thu mua, vận chuyển, thuế nhập khẩu, thuế TTĐB (nếu có), ghi:
Nợ TK 152,211-Giá chưa có thuế GTGT
Có TK 333 - Thuế nhập khẩu
Có TK 111,112, 331,... Tổng số tiền thanh toán.
Đồng thời kế toán thuế GTGT đầu vào hàng nhập khẩu, ghi:
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332)
Có TK 333 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu (33312).
+ Nếu hàng hóa nhập khẩu dùng vào hoạt động SXKD HHDV không chịu
thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 152,156 - Giá có thuế nhập khẩu và thuế GTGT
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33312)
- Trường hợp hàng đã mua và đã trả lại hoặc hàng đã mua được giảm giá
do kém, mất phẩm chất thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ thuế, căn cứ vào chứng từ xuất hàng trả lại cho bên bán và các chứng


từ liên quan, kế toán phản ánh giá trị hàng đã mua và đã trả lại cho người bán
hoặc hàng đã mua được giảm giá, thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ ghi:
Nợ TK 111,112, 331 - Tổng số tiền thanh toán.

Có TK 13 3- Thuế GTGT được khấu trừ
Có các TK 152, 153,211... Giá mua chưa có thuế GTGT
- Đối với vật tư, NVL mua về dùng đồng thời cho SXKD HHDV thuộc
đối tượng chịu thuế và không chịu thuế GTGT nhưng DN không kế toán riêng
được thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:
Nợ TK các 152,153,213 - Giá mua chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112,331-Tổng số tiền thanh toán
- Cuối kỳ kế toán phải tiến hành phân bổ thuế GTGT đầu vào cho doanh
thu của HHDV chịu thuế GTGT và doanh thu HHDV không chịu thuế GTGT:
+ Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ, tính vào giá vốn
hàng bán trong kỳ, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 133 - Thuế GTGT phân bổ
+ Trường hợp số thuế GTGT đầu vào được tính vào giá vốn hàng bán ra
của kỳ kế toán sau, ghi:
Nợ TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn; hoặc
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn
Có TK 133 - Thuế GTGT phân bổ.
Qua kỳ kế toán sau, khi tính vào giá vốn hàng bán, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán.
Có các TK 142,242,...
Vật tư, hàng hóa, TSCĐ mua vào bị tổn thất do thiên tai, hỏa hoạn, bị mất,
xác định do trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân phải bồi thường thì thuế
GTGT đầu vào của số hàng hóa này không được khấu trừ khi kê khai thuế
GTGT phải nộp:


-


Trường hợp thuế GTGT của vật tư, hàng hóa, TSCĐ mua vào bị tổn

thất chưa xác định được nguyên nhân chờ xử lý, ghi:
Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381)
Có TK 133-Thuế GTGT được khấu trừ (1331,1332).
- Trường hợp thuế GTGT của vật tư, hàng hóa, TSCĐ mua vào bị tổn thất
khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền, ghi:
Nợ các TK 111, 334,... số thu bồi thường
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Nếu được tính vào chi phí)
Có TK 138 - Phải thu khác (1381)
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu xác định được nguyên
nhân và có quyết định xử lý ngay).
- Khi người bán chấp nhận ghi giảm khoản phải trả do vật liệu, thiết bị
thiếu hụt, kế toán ghi:
Nợ TK 331- Phải trả người bán
Có TK 138- Phải thu khác (1381): Giá trị vật liệu, thiết bị thiếu
chưa có thuế.
Có TK 1331- Thuế GTGT được khấu trừ
- Cuối tháng, kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ vào
số thuế GTGT đầu ra khi xác định số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, ghi:
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 133-Thuế GTGT được khấu trừ.
- Đối với DN thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
thuế mà thường xuyên có số thuế GTGT đầu vào lớn hơn số thuế GTGT đầu ra
được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoàn lại thuế GTGT theo quy định của
luật thuế. Khi nhận được tiền NSNN thanh toán về số tiền thuế GTGT đầu vào
được hoàn lại, ghi:
Nợ các TK 111,112,...Số tiền được hoàn theo QĐ của cơ quan thuế.
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331,1332).
Phụ lục số 01- Sơ đồ 1.1: kế toán thuế GTGT đầu vào theo phương pháp



khấu trừ
a2 . Quy trình kế toán thuế GTGT đầu ra:
Doanh thu đối với xây dựng, lắp đặt: Là giá trị công trình, hạng mục công
trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế GTGT.
- Trường hợp XD, lắp đặt có bao thầu NVL là giá XD, lắp đặt bao gồm cả
giá trị NVL chưa có thuế GTGT.
Ví dụ : Công ty nhận thầu xây dựng công trình bao gồm cả giá trị nguyên
vật liệu, tổng giá trị thanh toán chưa có thuế GTGT là 1.500 triệu đồng, trong đó
giá trị vật tư xây dựng chưa có thuế GTGT là 1.000 triệu đồng thì giá tính thuế
GTGT là 1.500 triệu đồng.
- Trường hợp XD, lắp đặt không bao thầu NVL, máy móc, thiết bị thì giá
tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị NVL, máy móc, thiết
bị chưa có thuê GTGT.
Ví dụ : Công ty nhận thầu xây dựng công trình không bao thầu giá trị vật
tư xây dựng, tổng giá trị công trình chưa có thuế GTGT là 1.500 triệu đồng, giá
trị nguyên liệu, vật tư xây dựng do chủ đầu tư A cung cấp chưa có thuế GTGT
là 1.000 triệu đồng thì giá tính thuế GTGT trong trường hợp này là 500 triệu
đồng (1.500 triệu đồng – 1.000 triệu đồng).
- Trường hợp XD, lắp đặt thực hiện thanh toán theo hạng mục công trình hoặc
giá trị khối lượng XD, lắp đặt hoàn thành bàn giao là giá tính theo giá trị hạng
mục công trình hoặc giá trị khối lượng công việc hoàn thành bàn giao chưa có
thuế GTGT.
Ví dụ : Công ty dệt X (gọi là bên A) thuê Công ty cổ phần xây dựng
Hoàng Phát HN (gọi là bên B) thực hiện xây dựng lắp đặt mở rộng xưởng sản
xuất.
Tổng giá trị công trình chưa có thuế GTGT là 5,4 tỷ đồng, trog đó:
- Giá trị xây lắp: 2 tỷ đồng
- Giá trị thiết bị bên B cung cấp và lắp đặt: 3,4 tỷ đồng

- Thuế GTGT 10%: 0,54 tỷ đồng {= ( 2 + 3,4) x 10%}


- Tổng số tiền bên A phải thanh toán là: 5,94 tỷ đồng
- Bên A:
+ Nhận bàn giao nhà xưởng, hạch toán tăng giá trị TSCĐ để tính khấu hao
là 5,4 tỷ đồng (giá trị không có thuế GTGT)
+ Tiền thuế GTGT 0,54 tỷ đồng được kê khai, khấu trừ vào thuế đầu ra của
hàng hóa bán ra hoặc đề nghị hoàn thuế theo quy định.
Trường hợp bên A nghiệm thu, bàn giao và chấp nhận thanh toán cho bên
B theo từng hạng mục công trình (giả định phần giá trị xây lắp 2 tỷ đồng
nghiệm thu, bàn giao và được chấp nhận thanh toán trước) thì giá tính thuế
GTGT là 2 tỷ đồng.
Quy trình kế toán ghi nhận thuế GTGT đầu ra đối với sản phẩm xây
lắp hoàn thành:
(1) Trường hợp hợp đồng XD quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến
độ kế hoạch, khi kết quả thực hiện hợp đồng XD được ước tính một cách đáng
tin cậy, thì kế toán căn cứ vào chứng từ phản ánh DT tương ứng với phần công
việc đã hoàn thành (không phải hoá đơn) do nhà thầu tự xác định tại thời điểm
lập báo cáo tài chính, ghi:
Nợ TK 337 - Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng XD
Có TK 511- DT bán hàng và cung cấp dịch vụ.
- Căn cứ vào hoá đơn được lập theo tiến độ kế hoạch để phản ánh số tiền
khách hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch đã ghi trong hợp đồng, ghi:
Nợ TK 131-Phải thu của khách hàng
Có TK 337 - Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng XD
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
- Khi nhận được tiền do khách hàng trả, hoặc nhận tiền khách hàng ứng
trước, ghi:
Nợ các TK 111,112...

Có TK 131-Phải thu của khách hàng


×