Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

Nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng tại công ty cổ phần thực phẩm đức việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (778.5 KB, 90 trang )

Luận văn tốt nghiệp

1

GVHD: TS. Nguyễn Thị Phượng

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau khi gia nhập WTO nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển,
các doanh nghiệp có nhiều cơ hội hội nhập nền kinh tế thế giới, đời sống
người dân được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng ngày một cao. Tuy nhiên bên
cạnh đó các doanh nghiệp đang phải đối diện với một môi trường cạnh
tranh phức tạp và có nhiều rủi ro, áp lực cạnh tranh ngày càng cao khi mà
có nhiều doanh nghiệp cùng đưa ra một mặt hàng. Ngoài cạnh tranh với
các đối thủ trong nước thì các doanh nghiệp còn phải cạnh tranh với các
đối thủ nước ngoài .
Trước tình hình đó, để có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp
cần có biện pháp phù hợp đấy mạnh hoạt động bán hàng. Hoạt động bán
hàng là hoạt động không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp. Dù là doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực gì thì chỉ khi nào sản phẩm bán được trên
thị trường thì doanh nghiệp mới thu hồi được vốn và đảm bảo quá trình
kinh doanh liên tục. Vì vậy việc đẩy mạnh hoạt động bán hàng ở doanh
nghiệp là rất cần thiết và ngày càng quan trọng.
Sau thời gian được trải nghiệm thực tế tại công ty CPTP Đức Việt, em
được bố trí làm việc tại phòng kinh doanh, khoảng thời gian làm việc tại
đây em nhận thấy rằng hoạt động bán hàng của công ty có rất nhiều điểm
đặc biệt, hoạt động bán hàng trực tiếp của công ty chủ yếu là bán hàng
thông qua các đơn đặt hàng, qua bán lẻ trực tiếp tại kho cho người tiêu
dùng …mạng lưới phân phối của công ty chủ yếu qua các trung gian được
chọn lọc.Xuất phát từ thực trạng đó của công ty em quyết định lựa chọn đề
tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng tại công ty cổ phần thực


phẩm Đức Việt” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài này nhằm trong hệ thống hóa lý luận về hoạt động bán hàng
tại công ty. Trên cơ sở đó nghiên cứu thực trạng hoạt động bán hàng của
công ty, xem xét các mục tiêu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả bán hàng của công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

SVTH: Nguyễn Thị Dung

Lớp: ĐHQTKD6A1


Luận văn tốt nghiệp

2

GVHD: TS. Nguyễn Thị Phượng

Đối tượng là các mối quan hệ kinh tế, pháp luật trong và ngoài công
ty, các hoạt động liên quan đến việc bán hàng tại công ty cổ phần thực
phẩm Đức Việt.
Phạm vi nghiên cứu là các số liệu kế toán cũng như các số liệu của
quá trình hoạt động từ năm 2013 của công ty đến nay. Số liệu sử dụng
trong đề tài là các số liệu có liên quan đến hoạt động bán hàng của công ty
CPTP Đức Việt.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khách hàng như
phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích các dữ liệu do công ty CPTP
Đức Việt cung cấp, phương pháp thống kê.

5. Kết cấu của báo cáo
Ngoài phần Mở đầu, kết luận, Danh mục các bảng, Danh mục các
hình, Danh mục tài liệu tham khảo, bài luận văn của em được kết cầu thành
3 chương như sau:
Chương 1 : Cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng.
Chương 2: Thực trạng hoạt động bán hàng tại công ty cổ phần thực
phẩm Đức Việt.
Chương 3 : Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng tại công
ty cổ phần thực phẩm Đức Việt.

SVTH: Nguyễn Thị Dung

Lớp: ĐHQTKD6A1


Luận văn tốt nghiệp

3

GVHD: TS. Nguyễn Thị Phượng

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
BÁN HÀNG
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG
1.1.1. Khái niệm, vai trò và mục tiêu của hoạt động bán hàng

1.1.1.1.Khái niệm về hoạt động bán hàng
Hoạt động bán hàng là một hoạt động giao tiếp mà người bán khám
phá nhu cầu hoặc làm phát sinh nhu cầu của đối tượng đồng thời khẳng
định khả năng đáp ứng nhu cầu đó bằng lợi ích của sản phẩm nhằm thỏa

mãn nhu cầu của cả khách hàng và công ty.
1.1.1.2.Vai trò của hoạt động bán hàng
- Bán hàng mang lại sự thõa mãn cho cả người bán lẫn người mua thông
qua chức năng đáp ứng nhu cầu và kích hoạt nhu cầu.
- Bán hàng giúp cho hàng hóa, tiền tệ lưu thông một cách hiệu quả trong
nền kinh tế từ đó kích thích đầu tư và mở rộng sản xuất.
- Bán hàng giúp cho luân chuyển hàng hóa từ nơi dư thừa sang nơi có nhu
cầu.
- Bán hàng mang lại lợi ích cho cả người mua và người bán. Với người mua
lợi ích của họ là sản phẩm. Còn đối với người bán đó là lợi nhuận từ kinh
doanh .
- Bán hàng giúp cho tính chuyên môn hóa ngày càng cao, nhà sản xuất có
thể tách rời với việc bán hàng. Nhờ đó nhà sản xuất có thể tập trung sản
xuất và những nhà bán hàng chuyên nghiệp sẽ đảm nhận việc tiêu thụ.
- Hoạt động bán hàng là cầu nối giữa người sản xuất và nguời tiêu dùng,
do đó nó thúc đẩy sự chủ động sáng tạo của các trung gian phân phối bán
hàng liên lạc thông tin giữa doanh nghiệp và khách hàng.
1.1.1.3.Mục tiêu của hoạt động bán hàng
 Mục tiêu về doanh số, lợi nhuận
Mục tiêu về doanh số lợi nhuận là mục tiêu thông thường của các
doanh nghiệp. Mục tiêu về doanh số và lợi nhuận là thước đo giá trị thực tế
đánh giá năng lực và hiệu quả trong công tác bán hàng. Mục tiêu doanh số
SVTH: Nguyễn Thị Dung

Lớp: ĐHQTKD6A1


Luận văn tốt nghiệp

4


GVHD: TS. Nguyễn Thị Phượng

được thể hiện tùy thuộc vào từng doanh nghiệp có thể thể hiện bằng giá trị
tiêu thụ, có thể thể hiện bằng số sản phẩm bán ra.


Mục tiêu về con người

Mục tiêu về con người liên quan đến quá trình tuyển chọn nhân sự
với những tiêu chuẩn được xây dựng rõ ràng, kỹ lưỡng nhằm xây dựng,
đào tạo bồi dưỡng lực lượng bán hàng có chất lượng cao, năng động, nhiệt
tình, ...để họ có thể bán được hàng hóa nhiều nhất có thể. Tuy nhiên mục
tiêu trọng tâm của hoạt động bán hàng đối với các doanh nghiệp sản xuất
vẫn là lợi nhuận .
1.1.2.Nội dung cơ bản của hoạt động bán hàng
1.1.2.1.Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là một nghiệp vụ vô cùng quan trọng, nếu
công tác nghiên cứu thị trường được làm tốt người làm marketing đưa ra
một chiến lược phù hợp và do đó mang lại hiệu quả cao. Ngược lại, công
tác nghiên cứu thị trường thu thập về những thông tin không chính xác,
không phản ánh đúng tình hình thực tế thị trường và do không dựa trên cơ
sơ thông tin vững chắc nên quyết định được đưa ra sẽ không sát với thực
tế, sẽ dẫn đến hoạt động marketing sẽ không hiệu quả, lãng phí nhân vật
lực.
Đa số các doanh nghiệp nước ngoài, trước khi quyết định thâm nhập
một thị trường, tung ra một sản phẩm mới, hoặc thực hiện một chiến dịch
quảng bá truyền thông lớn, hay quyết định điều chỉnh một trong các yếu tố
chiêu thị như tăng giảm giá, thay đổi bao bì sản phẩm, tái định vị... họ đều
thực hiện nghiên cứu thị trường trước khi xây dựng kế hoạch chi tiết.

Ứng dụng nghiên cứu thị trường trong việc ra quyết định kinh
doanh
-

Khảo sát mức độ thỏa mãn của khách hàng
Khảo sát đánh giá thương hiệu
Đánh giá qui mô thị trường, thị phần
Thăm dò tung sản phẩm mới
Thăm dò một chương trình khuyến mãi
Một số kỹ thuật nghiên cứu thị trường phổ

-

Tra cứu từ những dữ liệu có sẵn
Thảo luận nhóm

SVTH: Nguyễn Thị Dung

Lớp: ĐHQTKD6A1


Luận văn tốt nghiệp

5

GVHD: TS. Nguyễn Thị Phượng

Phỏng vấn trực tiếp
- Phỏng vấn qua điện thoại
- Khảo sát bằng thư tín

- Thăm dò qua Internet
1.1.2.2.Tổ chức thực hiện kế hoạch bán hàng
 Lựa chọn kênh phân phối
-

Tùy thuộc vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng,
khoảng cách từ nơi xuất hàng tới người tiêu dùng mà các doanh nghiệp sử
dụng kênh phân phối gián tiếp hay kênh phân phối trực tiếp.
- Kênh phân phối trực tiếp: Là kênh tiêu thụ ngắn, không tồn tại các
khâu trung gian, hàng hóa vận động di chuyển từ người sản xuất đến thẳng
người tiêu dùng cuối cùng. Kênh này thường áp dụng đối với những sản
phẩm tươi sống trong phạm vi hẹp, cho những khách hàng tập trung ở một
số khu vực nhất định và có giá trị đơn hàng lớn, ổn định …
-Doanh nghiệp sản xuất
-

Người tiêu dùng cuối
cùng

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ kênh phân phối trực tiếp
- Kênh phân phối gián tiếp: Là kênh tiêu thụ dài, người sản xuất bán
sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua các trung gian, bán
buôn, đại lý…Các kênh phân phối gián tiếp:
+ Kênh cấp 1: Hàng hóa được lưu thông qua khâu trung gian là
người bán lẻ tới người tiêu dùng cuối cùng, hàng hóa luân chuyển nhanh,
thuận tiện cho người tiêu dùng.
+ Kênh cấp 2: Việc mua bán thông qua hai khâu trung gian là bán
buôn và bán lẻ, sau đó mới đến tay người tiêu dùng, quá trình lưu thông
được chuyên môn hóa cao chi phí lớn, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, vốn
đầu tư.

+ Kênh cấp 3: Là loại kênh gồm có: đại lý, bán buôn, bán lẻ. Kênh này
được sử dụng khi có nhiều người sản xuất nhỏ và nhiều người bán lẻ nhỏ,
một đại lý sử dụng để giúp phối hợp cung cấp sản phẩm với khối lượng lớn
Doanh nghiệp sản xuất

Bán buôn
SVTH: Nguyễn Thị Dung

Lớp: ĐHQTKD6A1


Luận văn tốt nghiệp

6

GVHD: TS. Nguyễn Thị Phượng

Mô giới

Đại lý
Bán lẻ
Người tiêu dùng cuối
cùng

Sơ đồ 1.2. Sơ đồ phân phối gián tiếp


Tổ chức mạng lưới bán hàng

Tổ chức mạng lưới bán hàng thường phụ thuộc vào chiến lược phân

phối của doanh nghiệp. Việc tổ chức mạng lưới bán hàng hợp lý có ý nghĩa
quan trọng không chỉ với bản thân hoạt động bán hàng mà còn đối với cả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Mạng lưới bán hàng của doanh nghiệp là tập hợp các kênh bán hàng
nối giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng. Mạng lưới bán hàng của doanh
nghiệp được cấu thành bởi các yếu tố sau:
- Người sản xuất( doanh nghiệp): Được coi là người bán hàng hóa
thứ nhất, họ bán chính cái họ sản xuất ra.
- Người tiêu dùng: là những người sử dụng sản phẩm mua được vào
việc thỏa mãn nhu cầu của họ.
- Người bán buôn: Là người trực tiếp mua sản phẩm của doanh
nghiệp, bán lại cho người bán lẻ họ có vai trò quan trọng trong thị trường,
làm nhiệm vụ phân phối, cho nên họ có thể làm ảnh hưởng tới các mối
quan hệ trên thị trường.
- Người đại lý: có thể thực hiện bán buôn hay bán lẻ sản phẩm, họ có
thể làm đại lý trực tiếp của doanh nghiệp hoặc qua người bán buôn. Có
nhiều đại lý như: Đại lý ủy thác, Đại lý độc quyền, Đại lý hoa hồng
- Người mô giới: người mô giới có nhiệm vụ chắp nối các mối quan
hệ kinh tế giữa các đối tượng tham gia thị trường: Giúp người mua tìm
người bán, thực hiện việc mua theo ủy thác, ủy quyền
- Người bán lẻ: là người trực tiếp bán sản phẩm cho người tiêu dùng
cuối cùng nên họ có nhiều điều kiện tiếp xúc với người tiêu dùng, họ có
nhiều thông tin phản hồi giúp doanh nghiệp có định hướng tốt trong kinh
doanh.


Tổ chức lực lượng bán hàng

SVTH: Nguyễn Thị Dung


Lớp: ĐHQTKD6A1


Luận văn tốt nghiệp

7

GVHD: TS. Nguyễn Thị Phượng

Để bán hàng hiệu quả đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lực lượng
bán hàng giỏi, lực lượng bán hàng bao gồm những người trực tiếp tham
gia vào quá trình bán hàng của doanh nghiệp.
- Lực lượng bán hàng của công ty: Bao gồm tất cả những nhân viên
có trách nhiệm trực tiếp đến hoạt động bán hàng. Lực lượng này chia làm
hai loại: bên trong và bên ngoài
+ Lực lượng bán hàng bên trong: lực lượng bán hàng này thường
tập trung ở một cơ sở, văn phòng và liên hệ với khách hàng chủ yếu thông
qua điện thoại, hiếm khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.
+ Lực lượng bán hàng hoạt động bên ngoài công ty: Lực lượng này
được trải ra theo vùng địa lý.
- Đại lý theo hợp đồng: Phổ biến nhất là đại diện nhà sản xuất. Họ là
những cá nhân, hiệp hội, hội buôn hành động độc lập đại diện cho hai hay
nhiều nhà sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ trong một vùng lãnh thổ quy
định, hưởng hoa hồng đại lý và kinh doanh những mặt hàng có liên quan
với nhau về nghành hàng nhưng không mang tính cạnh tranh với nhau.
Những đại lý độc lập này thường gọi là đại lý hoa hồng, đại lý tiêu thụ hay
đại lý bán hàng hay mô giới.
- Lực lượng bán hàng hỗn hợp: công ty có thể sử dụng nhiều loại lực
lượng bán hàng để chiếm lĩnh thị trường. Công ty có thể sử dụng hỗn hợp
lực lượng bán hàng của công ty và mạng lưới đại lý để xâm nhập nhiều loại

thị trường khác nhau.
1.1.2.

Đánh giá kết quả bán hàng

Doanh nghiệp cần tiến hành đánh giá định kỳ kết quả hoạt động bán
hàng của mình và của từng kênh phân phối và từng thành viên tham gia
kênh. Việc thực hiện đánh giá định kỳ cho phép nhà quản trị tìm được
nguyên nhân của những kết quả về phân phối đạt được những cá nhân và
những đại lý hoạt động tốt cũng như vấn đề của từng đại lý. Qua kết quả
kiểm tra, doanh nghiệp cũng có thể nắm được chính sách marketing nói
chung và chính sách phân phối của công ty nói riêng đang được tổ chức
thực hiện như thế nào. Trên cơ sở đó để doanh nghiệp có thể đưa ra các
quyết định quản lý một cách kịp thời hoạt động bán hàng.
Nội dung đánh giá kết quả bán hàng của doanh nghiệp: Việc kiểm tra
đánh giá kết quả bán hàng đòi hỏi nhà quản trị phải gắn kết quả bán hàng
SVTH: Nguyễn Thị Dung

Lớp: ĐHQTKD6A1


Luận văn tốt nghiệp

8

GVHD: TS. Nguyễn Thị Phượng

với chi phí bán hàng xét đồng thời cả hai vấn đề này. Để đánh giá kết quả
bán hàng, nhà quản trị có thể so sánh các chỉ tiêu thực hiện với các chỉ tiêu
kế hoạch về lượng bán hoặc chi phí hoặc so sánh với các kết quả bán hàng

của thời kỳ trước đó.
Nội dung đánh giá kênh phân phối được thực hiện trên hai phương
diện : Kiểm tra ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường và các yếu tố
thuộc những thay đổi của các kênh phân phối sử dụng thông qua kiểm tra
các chi phí và kiểm tra kết quả hoạt động của từng kênh.
Nội dung đánh giá đại lý phân phối: Thể hiện qua các tiêu chí như
doanh số bán hàng tính theo đơn vị hiện vật và giá trị. Tỷ trọng doanh số
bán hàng của đại lý trong tổng doanh thu bán hàng của công ty. Số lượng
khách hàng mới và số lượng khách hàng cũ đã bị mất đi. Số lượng hợp
đồng bán hàng đã ky kết, số cuộc gọi khách hàng, quy mô trung bình của
hợp đồng bán hàng, chi phí tiêu thụ, mức tồn kho, đơn đặt hàng chưa được
đáp ứng, số lời phàn nàn của khách được ghi trong số góp ý, lượng bán lẻ
trên một nhân viên.
1.2. LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG
1.2.1. Khái niệm về nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng
Nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng là hoạt động đưa ra các biện
pháp, chiến lược phù hợp để đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp.
1.2.2. Một số chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động bán
hàng
1.2.2.1. Chính sách sản phẩm
Theo quan điểm của marketing, sản phẩm là bất cứ những cái gì có
thể thõa mãn được nhu cầu hay mong muốn của khách hàng và được chào
bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm, sử dụng hay
tiêu dùng. Sản phẩm có thể là những vật thể hữu hình hay vô hình.
Việc xác định chính sách sản phẩm có quan hệ chặt chẽ với hai vấn đề sau:
- Toàn bộ sản phẩm của doanh nghiệp đang sản xuất hoặc kinh
doanh trên thị trường được chấp nhận ở mức độ nào? Loại nào cần hoàn
thiện đổi mới, loại nào cần hủy bỏ thay thế để đáp ứng đòi hỏi của thị
trường.

SVTH: Nguyễn Thị Dung

Lớp: ĐHQTKD6A1


Luận văn tốt nghiệp

9

GVHD: TS. Nguyễn Thị Phượng

- Đối với sản phẩm mới nên khai thác theo hướng nào? Lúc nào cần
tung ra thị trường với số lượng là bao nhiêu?


Vấn đề tạo uy tín cho sản phẩm

Ở lĩnh vực tiêu thụ, tâm lý của khách hàng có thói quen sử dụng
những sản phẩm đã quen thuộc hoặc những sản phẩm được dư luận ca
ngợi. Vì vậy trong chính sách sản phẩm doanh nghiệp cần phải biết lợi
dụng tâm lý này để tạo uy tín cho sản phẩm.Trọng tâm của việc tạo uy tín
cho sản phẩm là phải biết xây dựng những hàng hóa có nhãn hiệu, cũng có
nhãn hiệu đã có đó….


Hoạch định sản phẩm mới

Trong chính sách về sản phẩm mới, quá trình đưa sản phẩm mới vào
thị trường phải tiến hành cẩn trọng và tuân thủ theo các bước sau:
-


Định ra chính sách sản phẩm mới
Thẩm tra phương án sản phẩm mới
Đưa sản phẩm mới vào sản xuất
Đưa sản phẩm mới vào thị trường
Thu thập thông tin về sản phẩm mới từ người tiêu dùng
1.2.2.2. Chính sách giá cả
Giá cả là một trong những yếu tố cơ bản của marketing nó giữ vai
trò quyết định trong việc thực hiện mối quan hệ mua bán.
Chính sách giá cả được xây dựng theo hai định hướng sau:
- Định hướng vào doanh nghiệp: chủ yếu dựa vào yếu tố bên trong có
thể kiểm soát được.
- Định hướng vào thị trường: dựa vào các yếu tố như cung- cầu thị
trường sự cạnh tranh trên thị trường.
1.2.2.3. Chính sách phân phối
Bất kỳ doanh nghiệp nào khi tham gia hoạt động sản xuất kinh
doanh thì đều nghĩ đến khả năng tiêu thị hàng hóa sau khi đã làm ra đi vào
thị trường như thế nào? Theo kênh phân phối nào? Có đáp ứng được nhu
cầu của người tiêu dùng không?Vì vậy các doanh nghiệp phải đề ra cho
mình những chính sách phân phối hiệu quả nhất.
Theo quan điểm marketing, chính sách phân phối là tổng thể nhất
bao gồm những định hướng, nguyên tắc, các biện pháp hoạt động cụ thể
SVTH: Nguyễn Thị Dung

Lớp: ĐHQTKD6A1


Luận văn tốt nghiệp

10


GVHD: TS. Nguyễn Thị Phượng

trong việc lựa chọn kênh phân phối thích hợp, được thể hiện trong các tổ
chức marketing trong hệ thống kênh phân phối, nhằm thõa mãn tối đa nhu
cầu người tiêu dùng.
Việc phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng có thể bằng cách
sau:
-

Bán trực tiếp cho người tiêu dùng
Bán buôn
Bán lẻ
Thông qua các đại lý
1.2.2.4. Chính sách xúc tiến hỗn hợp


Quảng cáo

Quảng cáo là một hình thức hoạt động thông tin về sản phẩm và dịch
vụ của nhà sản xuất cho các thành phần trung gian trong kênh phân phối
hoặc cho người tiêu dùng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng
hoặc một không gian thời gian nhất định.
Những phương tiện thường được sử dụng để quảng cáo báo gồm:
-



Quảng cáo bằng báo, tạp chí.
Quảng cáo trên các phương tiện truyền thanh, qua truyền hình,radio

Quảng cáo bằng pano, áp phích ngoài trời hay trên các phương tiện
công cộng…
Khuyến mãi

Khuyến mãi là bất kỳ hoạt động nào tạo ra động cơ để mua sản phẩm
ngoài các lợi ích vốn có của sản phẩm.
Các hoạt động của khuyến mãi được chia thành ba loại theo chính
đối tượng mục tiêu:
- Khuyễn mãi nhằm hỗ trợ và khuyến khích nỗ lực của lực lượng bán hàng.
- Khuyến mãi nhằm động viên người trung gian, hỗ trợ một cách tích cực
trong việc tiếp thị sản phẩm của công ty.
- Khuyến mãi nhằm khuyến khích người tiêu dùng thử hoặc sử dụng tiếp
những sản phẩm của công ty.


Tham gia hội trợ triển lãm

Tham gia hội trợ triển lãm cũng là một hoạt động tích cực trong
công tác bán hàng của doanh nghiệp. Thông qua hội trợ triển lãm các
SVTH: Nguyễn Thị Dung

Lớp: ĐHQTKD6A1


Luận văn tốt nghiệp

11

GVHD: TS. Nguyễn Thị Phượng


doanh nghiệp có thể giới thiệu rõ hơn, trực tiếp hơn về doanh nghiệp và
sản phẩm của doanh nghiệp. Thông qua hội trợ triển lãm các doanh nghiệp
có thể giới thiệu rõ hơn trực tiếp hơn về doanh nghiệp cũng như sản phẩm
của mình.


Quan hệ công chúng.

Quan hệ công chúng là việc một cơ quan tổ chức hay doanh nghiệp
chủ động quản lý các quan hệ giao tiếp cộng đồng để tạo dựng và giữ gìn
một hình ảnh tích cực của mình.
Quan hệ công chúng là một trong những công cụ hỗ trợ bán hàng
hữu hiệu đối với tất cả các doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân. Những
người muốn tạo ra một tầm ảnh hưởng nhất định của mình đối với những
đối tượng nhất định.
Một số hoạt động công chúng: các hoạt động từ thiện, chăm sóc sức
khoẻ cộng đồng, tài trợ chương trình triển lãm, các cuộc thi…
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả hoạt động bán
hàng
1.2.3.1. Các nhân tố vĩ mô


Môi trường kinh tế

Tác động của môi trường kinh tế thường được thể hiện qua tốc độ
tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đối với những cơ
hội, nguy cơ mà doanh nghiệp phải đối mặt. Bởi sự tăng trưởng kinh tế
đem lại sự gia tăng khả năng tiêu dùng của xã hội, đồng thời cũng làm
giảm áp lực cạnh tranh trong một nghành kinh doanh. Do đó đem lại cho

doanh nghiệp cơ hội mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh cũng như hệ
thống bán hàng.
- Lạm phát tác động đến chiến lược thị trường của doanh nghiệp,
nếu lạm phát tăng nhanh hơn dự đoán trong chiến lược sẽ làm tăng giá cả
của yếu tố đầu vào làm tăng giá bán làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn
trong cạnh tranh. Lạm phát thấp làm giảm giá tiêu dùng, tạo sự an tâm
cho nhà đầu tư sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó lạm phát thấp cũng là
điều kiện tốt để giảm lãi suất vay ngân hàng qua đó giảm chí phí sử dụng
vốn của công ty
SVTH: Nguyễn Thị Dung

Lớp: ĐHQTKD6A1


Luận văn tốt nghiệp

12

GVHD: TS. Nguyễn Thị Phượng

- Lãi suất trên thị trường tài chính cũng có tác động trực tiếp đến
hoạt động bán hàng của doanh nghiệp. Khi lãi suất tăng thì khách hàng sẽ
hạn chế cho tiêu dùng để gửi tiền tiết kiệm làm cho mức tiêu dùng sụt
giảm, doanh nghiệp khó bán hàng hơn và khi lãi suất giảm thì người tiêu
dùng có khuynh hướng gia tăng lượng mua tạo điều kiện thuận lợi cho
hoạt động bán hàng
- Tỷ giá hối đoái có tác động trực tiếp đối với sức cạnh tranh của
doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. Khi giá trị đồng nội tệ thấp so với giá
trị của ngoại tệ thì hàng hóa trong nước có giá bán thấp, nâng cao khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp.



Môi trường văn hóa xã hội

Các yếu tố về văn hóa xã hội: các quan điểm về tiêu dùng hàng hóa
của dân cư các vùng, các địa phương, các tập tục truyền thống, lối sống của
nhân dân, các hệ tư tưởng tôn giáo và cơ cấu dân số, thu nhập của dân
chúng đều có tác động nhiều mặt đến hoạt động bán hàng của doanh
nghiệp.


Môi trường chính trị pháp luật

Đây là yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ và rộng lớn đến quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tác động đến cả hành vi người tiêu
dùng
Sự ổn định hay bất ổn về chính trị của khu vực thị trường mà doanh
nghiệp đang hoạt động đều có thể là cơ hội hay rủi ro cho doanh nghiệp
trong quá trình phân phối hàng hóa. Chính sách phát triển của một quốc
gia có vai trò định hướng, chi phối toàn bộ hoạt động kinh tế xã hội trong
đó có hoạt động bán hàng của doanh nghiệp.


Môi trường công nghệ

Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến yêu cầu đổi mới công nghệ ,thiết
bị, khả năng sản xuất sản phẩm với các cấp chất lượng, năng suất lao động,
khả năng cạnh tranh và việc sáng tạo sản phẩm và cơ hội thị trường mới.
Nhờ phát triển của khoa học công nghệ mà doanh nghiệp tạo ra
những sản phẩm tốt hơn, giá rẻ hơn, khả năng đáp ứng nhanh hơn nhu cầu

của khách hàng, bản thân khách hàng cũng ưa thích các sản phẩm công
nghệ cao, chất lượng tốt với giá thành rẻ nên tạo điều kiện thuận lợi cho
quá trình bán hàng.
SVTH: Nguyễn Thị Dung

Lớp: ĐHQTKD6A1


Luận văn tốt nghiệp

13

GVHD: TS. Nguyễn Thị Phượng

1.2.3.2. Yếu tố vi mô


Nguồn lực tài chính

- Khả năng huy động vốn ngắn hạn và dài hạn.
- Chi phối vốn so với toàn nghành và các đối thủ cạnh tranh.
- Các vấn đề về thuế, tỷ lệ lãi suất.
- Hệ thống kế toán hiệu quả và hiệu năng phục vụ cho việc lập kế hoạch
giá thành, kế hoạch tài chính và lợi nhuận.


Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật trong doanh nghiệp

Đây cũng là một yếu tố bên trong doanh nghiệp nó ảnh hưởng lớn tới
công tác tổ chức bán hàng. Nếu doanh nghiệp được trang bị máy móc hiện

đại, có cơ sở hạ tầng tốt thì sẽ cho phép nhà quản trị có điều kiện lãnh đạo,
kiểm soát công việc hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có bài bản
hơn. Đồng thời có thể sản xuất ra các sản phẩm với năng suất cao, tiết kiệm
chi phí, có lợi thế so sánh


Nhà cung cấp

Đó là những người cung cấp đầu vào cho quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Bất kỳ một sự biến đổi nào từ nhà cung cấp sớm
hay muộn, trực tiếp hay gián tiếp đều gây ảnh hưởng tới hoạt động của
công ty.
Các nhà hoạt động marketing phải quan tâm họ đến nhiều phương
diện như khả năng cung ứng về số lượng, chất lượng, giá cả thời gian cung
ứng, địa điểm cung ứng...


Khách hàng

Khách hàng là những cá nhân hay tổ chức thường xuyên hoặc không
thường xuyên mua hàng của doanh nghiệp.
Khách hàng đóng vai trò trung tâm trên thị trường, là đối tượng mà
doanh nghiệp phải phục vụ và là yếu tố quyết định sự thành công hay thất
bại của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi khách
hàng và dự báo biến đổi về nhu cầu của họ để xây dựng cho doanh nghiệp
của mình một chiến lược thị trường thích hợp.


Đối thủ cạnh tranh


Tất cả các nghành khi bước vào kinh doanh đều có đối thủ cạnh
tranh. Nhân tố này ảnh hưởng thường xuyên đến quá trình tiêu thụ sản
SVTH: Nguyễn Thị Dung

Lớp: ĐHQTKD6A1


Luận văn tốt nghiệp

14

GVHD: TS. Nguyễn Thị Phượng

phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Khi xây dựng chiến lược thị
trường doanh nghiệp phải phân tích xem đối thủ cạnh tranh trên thị
trường đang sử dụng những biện pháp cạnh tranh gì để đưa ra chiến lược
phòng thủ thích hợp.
1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động bán hàng
1.2.4.1. Kết quả bán hàng theo doanh thu bán hàng và sản lượng tiêu thụ
Tổng doanh thu: là số tiền mà doanh nghiệp thu được từ hoạt động bán
hàng theo hóa đơn, bao gồm toàn bộ số tiền mặt thu được các khoản phải
thu từ khách hàng mua chịu hàng hóa và được xác định ngay tại thời điểm
bán hàng.
TR = Pi xQi
TR: Tổng doanh thu
Qi: Số lượng hàng hóa bán ra
Qi: giá bán trung bình của một đơn vị hàng hóa
Doanh thu phụ thuộc vào sự biến động của hai yếu tố: giá cả và số lượng.
Khi tăng doanh thu phải xem xét phân tích tại sao tăng. Nếu tăng do tăng
doanh số lượng thì bước đầu có thể là đánh giá tốt. Còn nếu do tăng giá thì

chưa thế đánh giá chính xác, cần phải xem xét thêm cùng với các yếu tố
khác.
1.2.4.2. Kết quả bán hàng theo sản phẩm theo mặt hàng
Xác định khối lượng hàng hóa bán ra trong thời kỳ cần phải căn cứ
vào lượng tồn kho đầu kỳ, hợp đồng kinh tế đã ký với khách hàng, nhu cầu
thị trường, lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ, khả năng đổi mới phương
thức bán và tình hình bán hàng ở các kỳ trước.
Lượng hàng hóa bán ra trong kỳ được xác định bằng công thức
Qx = Qn + Qđk – Qc
Qx: Khối lượng hàng hóa bán trong kỳ
Qn: Khối lượng hàng hóa nhập trong kỳ
Qđk: Khối lượng hàng hóa tồn kho đầu kỳ
Qck: Khối lượng hàng hóa tồn kho cuối kỳ
1.2.4.3. Kết quả bán hàng theo thị trường
Thị phần của một doanh nghiệp là phần thị trường mà doanh nghiệp
đó nắm giữ, tham gia. Trong khi mọi yếu tố khác tương đối ổn định thì việc
tăng thị phần cũng thể hiện hiệu quả hoạt động bán hàng được nậng cao.
SVTH: Nguyễn Thị Dung

Lớp: ĐHQTKD6A1


Luận văn tốt nghiệp

15

GVHD: TS. Nguyễn Thị Phượng

1.2.4.4. Kết quả bán hàng theo khách hàng
Khách hàng của một doanh nghiệp có 3 nhóm khách hàng chính là:

đại lý, nhà bán buôn, nhà bán lẻ. Công ty cần có những chính sách bán hàng
phù hợp để tăng số lượng của ba nhóm khách hàng này.
Số khách hàng mới: Số khách hàng mới giao dịch với công ty. Số
lượng khách hàng này càng tăng chứng tỏ hoạt động bán hàng của công ty
đạt hiệu quả tốt, sản phẩm của công ty được khách hàng chấp nhận.
Số khách hàng mất đi: Số khách hàng ngừng giao dịch sau một
khoảng thời gian nhất định. Số lượng khách hàng này tăng chứng tỏ hoạt
động bán hàng của công ty chưa đạt được hiệu quả bán hàng. Công ty cần
phải xem xét đưa ra các chiến lược bán hàng phù hợp để tăng lượng khách
hàng mới và hạn chế số khách hàng mất đi.
1.2.4.5. Kết quả bán hàng theo phương thức tiêu thụ
Có hai phương thức tiêu thụ sản phẩm chính: tiêu thụ sản phẩm trực
tiếp và tiêu thụ sản phẩm gián tiếp.
Phương thức tiêu thụ gián tiếp : Số lượng các các nhà bán buôn, nhà
bán lẻ, đại lý có quan hệ hợp tác làm ăn với doanh nghiệp và số lượng hợp
đồng, đơn hàng mà họ ký kết với doanh nghiệp.
Phương thức tiêu thụ trực tiếp: Số lượt khách hàng mua hàng trực
tiếp tại các của hàng giới thiệu sản phẩm, kho của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY
CPTT ĐỨC VIỆT
2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CPTT ĐỨC
VIỆT
2.1.1.

Thông tin chung về công ty.

Công ty CPTT Đức Việt tiền thân là công
ty liên doanh Đức Việt có sự góp vốn giữa
Việt Nam và Cộng hòa liên bang Đức.





Tên doanh nghiệp : Công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt.
Tên tiếng anh
: DUC VIET FOOD JOINT STOCK COMPANY
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần

SVTH: Nguyễn Thị Dung

Lớp: ĐHQTKD6A1


Luận văn tốt nghiệp

16

GVHD: TS. Nguyễn Thị Phượng



Giấy chứng nhận đầu tư số: 051 033 000 002 do UBND tỉnh Hưng Yên
cấp chứng nhận lần đầu ngày 30 tháng 6 năm 2008.



Email:




Website



Mã số thuế của công ty: 0900214029
Địa chỉ trụ sở chính: Xã Tân Lập,huyện Yên Mỹ,tỉnh Hưng Yên.
Điện thoại
: 0321 970 229/230
Fax: 0321 970 231/233
Văn phòng đại diện tại Hà Nội : Tòa nhà Seaprodex Hà Nội, 20 Láng Hạ,
phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 04 776 4322 ; 04 776 4653 ; 04 776 4654
Fax:04 776 4317
2.1.2. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty.








: www.ducvietfoods.vn

Năm 2000, công ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ Đức
Việt được thành lập. Những năm đầu tiên, công ty có xưởng sản xuất xúc
xích, thực phẩm qui mô nhỏ (khoảng 30m 2) tại Thanh Xuân, Hà Nội và 1
cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại số 22 Triệu Việt Vương, Hà Nội. Sản
phẩm chính mà công ty cung cấp là các loại xúc xích Đức, bao gồm: xúc xích
nướng Thuringia, xúc xích hong khói, xúc xích vườn bia, xúc xích viên hong

khói với gia vị truyền thống của Đức và dưới sự hướng dẫn, kiểm soát từ
chuyên gia người Đức được gửi sang.
Năm 2002, sau hai năm hoạt động với tốc độ tăng trưởng khá cao,
công ty đã liên doanh với đối tác của CHLB Đức để thành lập công ty liên
doanh Đức Việt TNHH theo giấy phép đầu tư số 019/GP/HY do UBND
tỉnh Hưng Yên cấp ngày 10/12/2002. Trong đó, công ty TNHH Đức Việt
đóng góp 51% vốn còn lại 49% của đối tác CHLB Đức.
Năm 2004, công ty đã mở rộng lên 4 nhà máy và phân xưởng sản
xuất:
- Nhà máy giết mổ lợn theo công nghệ CHLB Đức, công suất 250 con
lợn/ngày.
- Nhà máy pha lọc và chế biến thịt, công suất 20 tấn / ngày.
- Nhà máy chế biến thực phẩm sạch, công suất 5 tấn/ ngày.
- Xưởng chế biến gia vị mù tạt, công suất 10 tấn/ tháng.
SVTH: Nguyễn Thị Dung

Lớp: ĐHQTKD6A1


Luận văn tốt nghiệp

17

GVHD: TS. Nguyễn Thị Phượng

Năm 2008, Công ty chuyển đổi thành Công ty CPTP Đức Việt. Từ đó
cho đến nay, hệ thống phân phối của công ty CPTT Đức Việt đã tỏa rộng
khắp toàn quốc nhưng tập trung chủ yếu tại các thành phố và đô thị lớn
như : Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, Bắc
Ninh, Quảng Ninh và 30 tỉnh thành phố khác trong cả nước. Trong đó có

nhiều kênh phân phối như siêu thị lớn như Metro Big C, nhà hàng, khách
sạn, các cửa hàng thực phẩm, quán bia, các điểm vui chơi, khu du lịch,
trường học, đường sắt, hàng không..
Công ty CPTP Đức Việt là một trong 500 doanh nghiệp tư nhân Việt
Nam tăng trưởng nhanh nhất năm 2010, 2013, 2014, 2015 do Công ty CP
Báo cáo đánh giá Việt Nam và Báo Việt Namnet công bố.
Năm 2015 vốn điều lệ của công ty là 87.567.790.000 đồng
2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty CPTP Đức Việt
2.1.3.1. Chức năng của công ty CPTT Đức Việt
Công ty cổ CPTP Đức Việt là công ty hoạt động với các chức năng
như sản xuất thực phẩm hàng tiêu dùng với dây chuyền công nghệ nhập từ
Đức. Công ty còn làm chức năng lưu thông hàng hóa.
Là doanh nghiệp thực hiện theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có
tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về
hoạt động kinh doanh của công ty trong phạm vi vốn góp của các thành
viên, có con dấu riêng.
Đối với người lao động, công ty có chức năng duy trì và phát triển
hoạt đông kinh doanh, đảm bảo công việc cho người lao động trong công
ty.
Đối với toàn xã hội, Đức Việt đã cống hiến cho người tiêu dùng
những sản phẩm sạch, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, bảo vệ
quyền lợi của người tiêu dùng.
2.1.3.2. Nhiệm vụ của công ty CPTP Đức Việt.
Công ty có trách nhiệm tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh
theo đúng ngành nghề mặt hàng đã đăng ký kinh doanh, theo khuôn khổ
pháp luật.
Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế khác, tiến hành các hoạt
động.
SVTH: Nguyễn Thị Dung


Lớp: ĐHQTKD6A1


Luận văn tốt nghiệp

18

GVHD: TS. Nguyễn Thị Phượng

Chịu trách nhiệm nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính(nếu có) trực tiếp
cho nhà nước tại địa phương theo quy định của pháp luật.
Chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng, tuân thủ các quy
định về thanh tra của cơ quan tài chính và các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật.
Thực hiện các quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường, tài
nguyên, vệ sinh an toàn thực phẩm…
Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo hợp đồng đã ký
và phù hợp với quy định của bộ luật lao động. Tổ chức bộ máy đào tạo cán
bộ công nhân viên của công ty, đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập, thăng tiến
của công nhân viên.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty CPTP Đức Việt.
2.1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban

SVTH: Nguyễn Thị Dung

Lớp: ĐHQTKD6A1


Luận văn tốt nghiệp


19

GVHD: TS. Nguyễn Thị Phượng

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máycông ty CPTP Đức Việt
SVTH: Nguyễn Thị Dung

Lớp: ĐHQTKD6A1


Luận văn tốt nghiệp



20

GVHD: TS. Nguyễn Thị Phượng

( Nguồn: Phòng nhân sự công ty CPTP Đức Việt )
Hội đồng quản trị

Là cơ quan quản lý của công ty,có toàn quyền quyết định mọi vấn đề
liên quan đến mục đích,quyền lợi của công ty (trừ những vấn đề thuộc
thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông). Các nhiệm vụ cụ thể là: quyết định
chiến lược phát triển công ty, cơ cấu tổ chức,quy chế quản lý nội bộ, thành
lập chi nhánh, văn phòng đại diện.


Tổng giám đốc


Tổng giám đốc là người quyết định đường lối kinh doanh, chỉ đạo các
hoạt động của doanh nghiệp để thực hiện đường lối này. Tổng giám đốc
chịu trách nhiệm về các hoạt động của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm
trước tổ chức bộ máy quản trị và có quyền quyết định tuyển dụng hay sa
thải nhân viên, đưa ra các quyết định điều động bổ nhiệm, thưởng phạt cho
người lao động, tổ chức phân phối các hoạt động giữa các bộ phận trong
doanh nghiệp, xác định nguồn lực và hướng phát triển trong tương lai.
Tổng giám đốc còn chỉ đạo trực tiếp phòng kế toán tài vụ, tổ chức hoạt
động y tế, văn phòng.


Phó tổng giám đốc

Phó tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm chính về hoạt động của
hai phòng ban: tài chính kế toán và hành chính nhân sự. Bên cạnh đó, hỗ
trợ tổng giám đốc quản lý các công việc đối nội và đối ngoại, lên kế hoạch
viếng thăm, tiếp khách, quản lý nhân sự.


Phòng tài chính – kế toán.

Phụ trách phòng tài chính kế toán là kế toán trưởng. Phòng kế toán
có nhiệm vụ hạch toán toàn bộ quá trình kinh doanh của công ty bằng cách
thu thập chứng từ,thu nhận chứng từ, ghi chép các nghiệp vụ phát sinh,
tính toán, tổng hợp phân tích để đưa ra các thông tin dưới dạng các báo
cáo kinh tế. Cơ cấu tổ chức trong phòng kế toán bao gồm: kế toán trưởng,
kế toán thanh toán, kế toán tổng hợp, kế toán thuế.


Phòng hành chính nhân sự


Phòng hành chính chịu trách nhiệm xây dựng và quản lý mô hình tổ
chức kế hoạch, lao động, tiền lương, tham mưu cho giám đốc về các công
tác tổ chức, quy hoạch cán bộ, bố trí sắp xếp cơ cấu nhân viên, soạn thảo
các quy chế, quy định trong công ty, tổng hợp hoạt động, lập công tác cho
SVTH: Nguyễn Thị Dung

Lớp: ĐHQTKD6A1


Luận văn tốt nghiệp

21

GVHD: TS. Nguyễn Thị Phượng

giám đốc quản trị hành chính, văn thư lưu trữ, đối ngoại pháp lý, đảm bảo
cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động kinh doanh của công ty.


Phòng kinh doanh

Trưởng phòng kinh doanh phải chịu trách nhiệm chính về hoạt động
kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm tìm kiếm nguồn hàng, giao dịch
với khách hàng, tổ chức nhận hàng, bán buôn, bán lẻ, mở rộng thị trường
tiêu thụ, xây dựng các chiến lược phát triển thị trường, kế hoạch về kinh
doanh, quản lý hệ thống kênh phân phối, các cửa hàng đại lý và chịu trách
nhiệm về các hoạt động của phòng trước ban giám đốc.



Khối nhà máy, phân xưởng

Đây chính là bộ phận sản xuất sản phẩm chính của công ty, được cơ
cấu giống như một tổ chức độc lập dưới sự kiểm soát của tổng giám đốc và
hoạt động trong mối quan hệ tương tác với các phòng ban khác trong công
ty. Bao gồm 6 bộ phận trực thuộc: phòng hành chính, phòng quản lý chất
lượng, phòng công nghệ, bộ phận kế hoạch sản xuất, bộ phận kỹ thuật, bộ
phận chế biến. Các bộ phận này được quản lý trực tiếp bởi các phó giám
đốc nhà máy.
2.1.3.2. Sơ lược về tình hình hoạt động của công ty CPTP Đức Việt
 Lĩnh vực, nghành nghề kinh doanh

Công ty CPTP Đức Việt là một công ty hoạt động trong lĩnh vực thực
phẩm. Trên thị trường, công ty vừa đóng vai trò là người sản xuất vừa là
nhà thương mại, vận chuyển hàng hóa, sản phẩm đến khách hàng.
Công ty CPTP Đức Việt hoạt động và kinh doanh các ngành nghề sau:
- Chế biến thịt gia súc, gia cầm.
- Mua bán thực phẩm.
- Sản xuất, chế biến thực phẩm.
- Kinh doanh cửa hàng ăn uống.
 Sản phẩm của công ty
Công ty có 4 dòng sản phẩm chính:
- Các loại xúc xích Đức:xúc xích hong khói, xúc xích thành viên, xúc
xích vườn bia, xúc xích nướng…cùng với các thực phẩm chế biến từ thịt
kiểu Châu Âu giăm bông giò, giăm bông thăn giò,dọi quế, pate gan,...
- Các loại giò truyền thống Việt Nam và các loại thịt nấu đông, thịt
xông khói như: thịt thăn xông khói, thịt chân giò xông khói...
SVTH: Nguyễn Thị Dung

Lớp: ĐHQTKD6A1



Luận văn tốt nghiệp

22

GVHD: TS. Nguyễn Thị Phượng

- Các loại thịt tươi an toàn: thịt mảnh, thịt block, thịt cắt pha các
loại…
- Các loại gia vị như mù tạt cay, mù tạt mật ong...

2.1.3.3. Nguồn nhân lực của công ty
Hiện nay Công ty CPTP Đức Việt có 320 cán bộ công nhân viên. Về cơ
cấu lao động thì lao động khối sản xuất có 240 người, lao động khối kinh
doanh và hỗ trợ kinh doanh có 80 người. Trình độ lao động đại học và sau đại
học đạt 20%, lao động có trình độ trung cấp, cao đẳng đạt 35%, và 45% lao
động đã tốt nghiệp THPT. Lực lượng lao động trẻ của công ty chiếm tỷ lệ cao
gần 70%. Đây là lực lượng lao động nhiệt tình, năng động, sáng tạo nhưng họ
vẫn còn thiếu kinh nghiệm. Do đó, để đạt được năng suất, hiệu quả lao động
tối đa công ty đã có chính sách đào tạo thêm nghiệp vụ cho các lao động trẻ để
SVTH: Nguyễn Thị Dung

Lớp: ĐHQTKD6A1


Luận văn tốt nghiệp

23


GVHD: TS. Nguyễn Thị Phượng

họ phát huy hết được khả năng của mình. Ngoài ra, để nâng cao doanh thu
công ty đã áp dụng những chế độ khen thưởng dưới nhiều hình thức, góp
phần khuyến khích công nhân viên lao động, đồng thời giúp công nhân có
thêm thu nhập ngoài lương cơ bản.
2.1.3.4. Nguồn công nghệ
Công ty có dây chuyền đồng bộ từ lò mổ tới pha lọc thịt và chế biến
thực phẩm từ thịt đạt tiêu chuẩn công nghệ Đức, các sản phẩm được sản
xuất trong điều kiện vô trùng theo tiêu chuẩn châu Âu và được giám sát
một cách chặt chẽ theo quy trình của hệ thống HACCP. Quy trình chế biến
sản phẩm được thể hiện qua sơ đồ sau:

Lợn hơi

Lò mổ công nghệ Đức

Phân xưởng pha lọc

Phân xưởng chế biến

Sơ đồ 2.2. Quy trình chế biến sản phẩm
(Nguồn: Phòng hành chính công ty CPTP Đức Việt)
- Lợn hơi được đưa từ hơn 100 trang trại chăn nuôi lợn sạch trên địa
bàn tỉnh Hưng Yên tới lò mổ của Đức Việt. Lợn hơi được đưa vào lò mổ
phải đảm bảo những điều kiện khắt khe do kĩ sư của công ty giám sát như:
nguồn gốc phải rõ ràng, thức ăn và nước uống phải xét nghiệm đủ tiêu
chuẩn sạch, việc thăm khám và tiêm phòng được tiến hành hàng tuần.
- Lò mổ: Quy trình trong lò mổ hoàn toàn khép kín, việc giết mổ được
thực hiện hoàn toàn bằng máy móc từ khâu sốc điện cho tới khâu mổ đều

phải đảm bảo vệ sinh. Quy trình mổ treo và đánh lông bằng máy đều theo
dây chuyền công nghệ nhập khẩu từ Đức, đảm bảo khi mổ treo lợn không
SVTH: Nguyễn Thị Dung

Lớp: ĐHQTKD6A1


Luận văn tốt nghiệp

24

GVHD: TS. Nguyễn Thị Phượng

chạm đất. Lò mổ áp dụng các tiêu chuẩn của hệ thống phân tích mối nguy
hiểm và điểm kiểm soát tới hạn – hệ thống quản lý VSATTP HACCP được
kiểm định và cấp chứng nhận bởi tổ chức BM TRADA của Vương quốc Anh.
- Phân xưởng pha lọc: để đảm bảo chất lượng và đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm một cách đồng bộ, phân xưởng pha lọc chỉ nhận thịt lợn
mảnh từ chính lò mổ của công ty cung cấp mà thôi. Riêng phân xưởng pha
lọc sẽ làm việc hoàn toàn trong điều kiện nhiệt độ từ +7 0C đến +100C, thịt
lợn sẽ được chuyển qua hành lang lạnh để vào phòng lạnh với nhiệt độ 0 0C.
Hệ thống làm lạnh được duy trì hoạt động 24/24h và luôn có hệ thống đảm
bảo điện dự phòng cung cấp điện liên tục cho phân xưởng pha lọc trong
những trường hợp bị mất điện lưới.
Thịt từ phân xưởng pha lọc được phân làm 2 loại để phục vụ cho 2
hướng hoạt động của doanh nghiệp:
Nhóm 1: thịt lợn tươi an toàn được đưa ra cung cấp trên thị trường
bằng hệ thống xe lạnh chuyên dụng nhằm mục đích tiêu thụ thịt tươi và
được giao tận nơi của khách hàng.
Nhóm 2: Thịt để phục vụ mục đích chế biến xúc xích và các loại thực

phẩm khác theo danh mục mặt hàng của công ty.
- Phân xưởng chế biến: tại phân xưởng này, thịt lợn được chế biến để
hình thành nên sản phẩm của doanh nghiệp theo quy trình sau

Sơ đồ 2.3. Quy trình chế biến thị lợn tươi
( Nguồn: Phòng kế toán- công ty CPTP Đức Việt )
SVTH: Nguyễn Thị Dung

Lớp: ĐHQTKD6A1


Luận văn tốt nghiệp

25

GVHD: TS. Nguyễn Thị Phượng

Toàn bộ quá trình chế biến thịt đều được thực hiện theo quy trình
của hệ thống HACCP được TUEV Rheinland kiểm định và cấp chứng chỉ.
Trong quá trình sản xuất, các kĩ sư về thực phẩm đều lấy mẫu và xét
nghiệm khẳng định sự đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và các tiêu
chuẩn về chất lượng của công ty trong sản phẩm. Sau mỗi ca làm việc, toàn
bộ nhà máy được vệ sinh khử trùng, đảm bảo công tác an toàn thực phẩm
được thực hiện một cách nghiêm ngặt và có lịch trình
2.1.5. Kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2013 - 2015
2.1.5.1. Doanh thu của công ty

Bảng 2.1. Sự thay đổi về doanh thu của công ty CPTP Đức Việt từ 20132015
ĐVT: 1000đ
Chỉ tiêu


2013

2014

2015

2014/2013

2015/2014

Mức

%tăng( Mức

%tăn

tăng(giảm)

giảm)

g(giả

tăng(giảm)

m)
Tổng

114.609.386


207.358.402

389.348.285

92.749.016

80,93

doanh thu

Doanh thu

181.989.88

87,7

3

113.480.170

204.999.487

thuần

383.246.617

91.519.317

80,65


178.247.12

86,95

9

( Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty CPTP Đức Việt năm 2013,
2014, 2015 và tính toán theo thời gian )
Có thể thấy, tổng doanh thu của Đức Việt trong năm 2014 đạt mức là
207.358.402 (1000đ) tăng lên 92.749.016 (1000đ), đạt tốc độ tăng trưởng
80,93% so với năm 2013. Sang đến năm 2015, con số này lên tới
181.989.883 ( 1000đ) đạt mức tăng trưởng 87,7% so với năm 2014, tốc độ
tăng trưởng thời kỳ 2014-2015 tăng 6,77% so với thời kỳ 2013-2014
SVTH: Nguyễn Thị Dung

Lớp: ĐHQTKD6A1


×