Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Đặc điểm lâm sàng và hiệu quả điều trị viêm da quanh miệng bằng bôi metrogyl gel phối hợp với uống doxyciclin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.71 KB, 42 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm da quanh miệng là một bệnh da tương đối ít gặp, được công bố đầu
tiên bởi Frumess và Lewis năm 1957 với 92 trường hợp, tên bệnh là bệnh da
tiết bã nhạy cảm ánh sáng [1], cho tới năm 1964 Mihan và Ayers mới đặt tên
bệnh hiện tại đang dùng [2], Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường từ 16 tuổi
đến 45 tuổi và nữ giới là chủ yếu (chiếm 90 %). Mô bệnh học không đặc hiệu,
bệnh gây nên bởi sự dãn mao mạch, viêm quanh nang lông, u hạt dạng biểu
mô, tăng sản lan tỏa mô liên kết, tăng sản tuyến bã, lâm sàng có dát đỏ, sẩn
đỏ, sẩn mụn mủ, vảy cám [3],[4],[5].
Căn nguyên gây bệnh viêm da quanh miệng cho tới nay vẫn chưa biết rõ
người ta thấy liên quan tới một số yếu tố như thuốc corticoide tại chỗ, mỹ phẩm,
yếu tố vật lý, vi sinh vật, và một số yếu tố khác [4], [6], [7], [8], [9], [10], [11],
[12], [13].
Tổn thương thường xuất hiện ở vùng quanh miệng, vùng mũi môi, vùng
quanh hốc mắt, tiến triển từng đợt từ vài tuần đến vài tháng. Hiện nay có rất
nhiều phương pháp điều trị khác nhau như bôi thuốc tại chỗ, thuốc đường
toàn thân [4],[14],[15],[16],[17],[18],[19],[20],[21],[22].
Chẩn đoán bệnh viêm da quanh miệng dựa vào lâm sàng là chủ yếu, mô
bệnh học không đặc hiệu cho chẩn đoán.
Bệnh tuy không gây biến chứng nguy hiểm song do vị trí thương tổn ở
mặt thường gây trở gại lớn về mặt thẩm mỹ, tâm lý, kém tự tin trong giao
tiếp, làm ảnh hưởng sâu sắc tới chất lượng cuộc sống.
Hiện nay Việt Nam một số bác sỹ đã dùng các thuốc như thuốc bôi
(metronidazol, erythromycin, tacrolimus… dạng dung dịch, gen, kem), thuốc
uống (metronidazol, Doxycyclin, tetracycline, Minocyclin, isotretinoin) để
điều trị viêm da quanh miệng nhưng chưa có đề tài nghiên cứu nào về lâm sàng


2



cũng như đánh giá kết quả điều trị viêm da quanh miệng được công bố. Vì vậy
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đặc điểm lâm sàng và hiệu quả điều
trị viêm da quanh miệng bằng bôi metrogyl gel phối hợp với uống
Doxyciclin” nhằm mục đích:
1.

Mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh viêm da quanh miệng taị bệnh
viện Da liễu Trung ương từ tháng 6 năm 2015 đến tháng 10 năm
2016.

2.

Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh viêm da quanh miệng bằng bôi
Metrogyl gel phối hợp với uống Doxyciclin.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. BỆNH VIÊM DA QUANH MIỆNG
1.1.1. Đại cương
Viêm da quanh miệng là bệnh viêm da mặt mạn tính với biểu hiện dát
đỏ, sẩn đỏ, sẩn mụn mủ, giãn mạch vùng quanh miệng. Bệnh chủ yếu gặp ở
nữ giới, mô bệnh học giống như bệnh trứng cá đỏ.
Bệnh có thể để lại hậu quả về mặt thẩm mỹ như vùng da quanh miệng
sưng tấy và gia tăng kích thước nếu không điều trị kịp thời và phù hợp dẫn tới
ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống người bệnh [3],[4],[5].
Việc điều trị Viêm da quanh miệng còn gặp rất nhiều khó khăn, các

phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến như sử dụng thuốc tại chỗ, thuốc
toàn thân [4],[14],[15],[16],[17],[18],[19],[120],[21],[22].
Dịch tễ học:
- Tùy từng vùng địa lý, kinh tế xã hội: thường ở những nước phát triển tỷ
lệ cao hơn.
- Bệnh chủ yếu gặp ở nữ giới (90%), số lượng bệnh nhân nam ngày một
tăng do họ bất đầu thay đổi những thói quen về sử dụng thẩm mỹ.
- Tuổi thường gặp: từ 16 tuổi đến 45 tuổi.
Tần xuất:
- Tại Hoa kỳ: chiếm 0,5-1% dân số ở các vùng công nghiệp, độc lập với
các yếu tố địa lý.
- Trên thế giới: chiếm tỉ lệ thấp tại các nước kém phát triển, nhưng
không có ý nghĩa thống kê [4], [5].


4

1.1.2. Nguyên nhân
Chưa rõ, thường không biết được trong hầu hết các trường hợp, người ta
thấy liên quan đến một số yếu tố như:
- Thuốc: nhiều bệnh nhân lạm dụng các chế phẩm steroide dạng thoa tại
chỗ, người ta thấy sự liên quan giữa nguy cơ Viêm da quanh miệng và độ
mạnh của thuốc bôi corticoide là không rõ, không có tương quan giữa nguy
cơ viêm da quanh miệng với sử dụng kéo dài steroide hoặc với thời gian lạm
dụng steroide.
- Mỹ phẩm: kem đánh răng chứa Fluorinated, thuốc bôi da dạng kem và
mỡ, nhất là thuốc chứa petrolatum, paraffin, isopropyl myristat, vice phối hợp
giữa chất giữ ẩm và kem nền có liên quan đến vice gia tăng nguy cơ viêm da
quanh miệng.
- Các yếu tố vật lý: tia UV, nhiệt độ, gió làm cho viêm da quanh miệng

nặng hơn.
- Nhiễm khuẩn: Demodex, Fusiform spirilla bacteria, candida, nấm
khác... [4],[6],[7],[8],[9],[10],[11],[12].
1.1.3. Lâm sàng
1.1.3.1. Cơ năng: có ngứa, rát bỏng và cảm giác căng tức da.
1.1.3.2. Thực thể
Các tổn thương ở da gồm các nhóm sẩn đỏ, sẩn mụn mủ kích thước 12mm, vảy cám trên nền dát đỏ tập chung thành đám, tổn thương xuất hiện đột
ngột và đối xứng, không có nhân dạng trứng cá.
- Vị trí tổn thương bắt đầu ở quanh miệng, cánh mũi miệng, quanh hốc
mắt, viền danh giới quanh môi đỏ như son [4].


5

1.1.4. Cận lâm sàng
1.1.4.1. Mô bệnh học
Tương tự trứng cá đỏ, mô bệnh học không đặc hiệu, bệnh gây nên bởi sự
dãn mao mạch, viêm quanh nang lông, u hạt dạng biểu mô, tăng sản lan tỏa
mô liên kết, tăng sản tuyến bã [4].
1.1.4.2. Xét nghiệm vi khuẩn: Demodex, Fusiform spirilla bacteria, candida,
nấm khác [7],[13]...
1.1.5. Chẩn đoán
1.1.5.1. Chẩn đoán xác định
- Dựa vào lâm sàng là chủ yếu, không có bất thường về xét nghiệm.
- Các xét nghiệm để tìm nguyên nhân nhưng không khuyến cáo thường quy.
- Mô bệnh học.
1.1.5.2. Chẩn đoán phân biệt
- Trứng cá thông thường:
+ Vị trí: thường gặp ở vùng da nhờn, da mở như má, trán, cằm, phần trên
lưng, trước ngực...

+ Tổn thương có nhân trứng cá, mụn đầu đen, mụn đầu trắng do chất bã
bài tiết và tế bào biểu mô cô đặc lại hình thành [4],[23].
- Viêm da tiếp xúc dị ứng:
+ Xuất hiện ở vùng tiếp xúc với dị nguyên sau 48 giờ đến vài ngày, ở
vùng da không tiếp xúc có thể xuất hiện muộn hơn một vài tuần [4].
- Viêm da cơ địa:
+ Viêm da cơ địa trẻ em dưới 2 tuổi:
* Vị trí hay gặp: má, trán, cằm.
* Tổn thương cơ bản là mụn nước tập chung thành đám phát triển qua 4
giai đoạn: giai đoạn tấy đỏ, giai đoạn mụn nước, giai đoạn chảy nước/xuất
tiết, giai đoạn đóng vảy, giai đoạn bong vảy da.


6

* Triệu chứng cơ năng: ngứa nhiều.
+ Viêm da cơ địa trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn:
* Tổn thương cơ bản: dày sừng, lichen hóa, vết xước do gải...
* Vị trí thường gặp: mặt duỗi hay nếp gấp như khuỷu tay, khoeo chân, cổ
tay, mi mắt, hậu môn sinh dục, núm vú...
* Triệu chứng cơ năng: rất ngứa [4],[23],[24].
- Viêm da tiết bã:
+ Vị trí thường gặp: vùng tóc, lông mày, mi mắt, giữa mũi, nếp mũi má,
sau tai, da vùng ức, liên bã, các nếp nách, bẹn, dưới vú, sinh dục.
+ Tổn thương: dát đỏ, trên có vảy, vảy mở mầu vàng hoặc thay đổi từ
vàng nhạt đến nâu có khi có sẩn trên bề mặt.
+ Cơ năng: Ngứa, ngứa tăng lên khi ra mồ hôi [4].
- Trứng cá đỏ: mặt đỏ, sẩn màu từ nâu xám đến đỏ, có thể có nhọt, tổn
thương rải rác, gián đoạn, giãn mao mạch, tăng sản tuyến bã, phù bạch
mạch làm biến dạng mũi, trán, quanh mắt tai, cằm trong đó đặc biệt chứng

mũi sư tử [4].
1.1.5.3. Chẩn đoán mức độ dựa vào điểm số mức độ nghiêm trọng trong
tổn thương da của Viêm da quanh miệng( PODSI: Scoring of Skin Lesions
with the Perioral Dermatitis Severity Index) [25]
Cách tính điểm như sau:
+ Dát đỏ được cho điểm từ 0-3 với màu sắc biến đổi từ đỏ nhạt tới đỏ
sẩm, phân bố từ rời rạc tới liên kết lại với nhau.
+ Sẩn được cho điểm từ 0-3 dựa vào sự thay đổi số lượng và màu sắc.
+ Vảy da cho điểm từ 0-3 dựa vào cường độ, sự lan rộng.
Mỗi đặc điểm được chấm theo thang điêm từ 0-3 bao gồm cả điểm
trung gian như 0,5; 1,5; 2,5 và PODSI được tính bằng tổng điểm của 3 đặc
điểm trên.


7

* Mức độ nhẹ : PODSI từ 0,5-2,5;
* Mức độ vừa: PODSI từ 3,0-5,5;
* Mức độ nặng: PODSI từ 6,0-9,0.
Bảng chấm điểm cụ thể:
Dát

1 điểm (Nhẹ)
Hồng, nhợt nhạt,

2 điểm (Vừa)
Hơi đỏ, liên kết

3 điểm (Nặng)
Đỏ sẩm, lan rộng,


Sẩn

rải rác
Rất ít, nhỏ, màu

lại với nhau
Số lượng ít, lan

hợp lại
Số lượng nhiều,

hồng

tỏa

trên nền hồng

Độ lan rộng của

Hiếm khi nhìn

Nhìn thấy dấu

ban, hổn hợp
Vảy nhiều, lan

vảy

thấy


hiệu

rộng

1.1.6. Điều trị
1.1.6.1. Thuốc điều trị
* Tại chỗ: tránh dùng glucocorticoids tại chỗ
- Metronidazole 0,75% gel 2 lần /ngày hoặc 1 % một lần/ ngày.
- Erythromycin 2% gel 2 lần mỗi ngày.
* Toàn thân:
+ Minociline hoặc Doxycyclin 100mg/ ngày cho tới khi sạch tổn
thương, sau đó 50mg/ngày trong 2 tháng.
+ Hoặc Tetracyclin 500mg hai lần/ngày cho tới khi sạch tổn thương,
sau đó 500mg/ngày trong 1 tháng và 250mg/ngày một tháng tiếp theo [4].
* Doxyciclin: [4], [26], [27], [28], [29].
- Là kháng sinh bán tổng hợp thuộc họ cyclin.
- Ức chế vi khuẩn tổng hợp protein do gắn vào tiểu phần 30S và 50S.
- Là kháng sinh phổ rộng, có phạm vi kháng khuẩn với vi khuẩn ưa khí,
kỵ khí gram dương, gram âm.


8

- Hấp thu tốt qua đường tiêu hóa 95% liều uống, đạt nồng độ tối đa sau
hai giờ, phân bố rộng trong cơ thể vào các mô và dịch tiết, thuốc tích lũy
trong các tế bào lưới nội mô của gan, lách, tủy xương và trong xương, ngà
răng, mầm răng chưa mọc, thuốc phần lớn được thải trừ qua phân mà không
tích lũy như các tetrecyclin khác.
- Tác dụng phụ:

Doxycyclin có thể gây kích thích đường tiêu hóa với mức độ khác nhau,
thường gặp hơn sau khi uống, Doxycyclin có thể gây phản ứng từ nhẹ đến
nặng ở da người dùng thuốc, khi phơi nắng mẫn cảm với ánh sáng, phần lớn
độc hại gan phát triển ở người tiêm liều cao Doxycyclin, và cả khi uống liều
cao. Người mang thai đặc biệt dể bị thương tổn gan nặng do Doxycyclin.
+ Tiêu hóa: Viêm thưc quản, buồn nôn, ỉa chảy.
+ Da: ban, mẩn cảm ánh sáng.
+ Máu: Giảm bạch cầu trung tính, tăng bạch cầu ưa acid (eosin).
+ Hệ thần kinh trung ương: tăng áp lực nội sọ lành tính, thóp phòng ở tre nhỏ.
+ Gan: độc hại gan.
+ Tại chỗ: Viêm tĩnh mạch.
+ Khác: Biến dạng màu răng trẻ em.
- Tương tác: chống chỉ định với retinoid (tăng áp lực sọ não); thận trọng
lúc dùng với thuốc chống đông máu dùng uống (tăng nguy cơ chảy máu); với
muối sắt, các thuốc bao đắp dạ dày ruột sử dụng cách 2 giờ(giảm hấp thu
cyclin); với các thuốc chống co giật gây cảm ứng men (giảm nồng độ
Doxycyclin trong huyết tương).
- Liều dùng:
+ Người lớn 100mg/lần, 1-2 lần/ ngày.
+ Trẻ em trên 8 tuổi 4-5mg/kg/ngày chia thành 2 liều bằng nhau.
Uống 12 giờ 1 lần.
* Metrogyl gel [4], [26], [28].
- Nguồn gốc và chế phẩm


9

+ Là dẫn xuất tổng hợp, ít tan trong nước, không ion hóa ở PH sinh lý,
khuếch tán nhanh qua màng sinh học.
- Cơ chế tác dụng và phổ kháng khuẩn

+ Metronidazole là một chất kháng khuẩn thuộc nhóm Imidazole có tác
dụng chống lại nhiều loại vi khuẩn kỵ khí như Bacteriodes spp,
Fusobacterium, Peptococus... thường thấy trong các vết thương nhiễm bẩn và
Propioniumbacterium acne là nguyên nhân gây bệnh trứng cá đỏ.
+ Metronidazole có độc tính chọn lọc trên các vi khuẩn kỵ khí và các tế
bào trong tình trạng thiếu Oxy. Trong các vi khuẩn này nhóm nitro của thuốc
bị khử bởi các protein vận chuyển electron đặc biệt của vi khuẩn, tạo ra các
sản phẩm độc tiêu diệt vi khuẩn, làm thay đổi cấu trúc ADN.
- Dược động học
Thuốc được dùng ngoài da hấp thu vào cơ thể là không đáng kể, không
có tác dụng không mong muốn như khi dùng đường toàn thân.
- Chỉ định
Metrogyl gel được chỉ định bôi ngoài da để điều trị các mụn viêm, mụn
mủ, ban đỏ và trứng cá đỏ. Nó cũng được chỉ định để điều trị các vết loét da,
loét chân liên quan đến bệnh tiểu đường, giãn tĩnh mạch, bệnh phong, thiểu
năng động mạch.
- Chống chỉ định
Chống chỉ định cho các bệnh nhân có tiền sử mẩn cảm Metronidazole
hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Liều dùng và cách dùng
Bôi và xoa thành một lớp mỏng Metrogyl gel 2 lần mỗi ngày, sáng và
tối, lên toàn bộ vùng da bị bệnh sau khi đã rửa sạch, các kết quả rõ rệt phải
được thấy trong vòng 3 tuần, các nghiên cứu lâm sàng đã chứng tỏ sự tiến
triển tốt liên tục qua 9 tuần điều trị.
- Tương tác thuốc


10

Tương tác thuốc ít xảy ra khi dùng tại chỗ, chú ý khi kê đơn Metrogyl

gel cho bệnh nhân đang dùng các thuốc chống đông máu đường uống.
Metronidazole đường uống dược báo cáo làm tăng tác dụng chống đông của
courmarin và warfarin dẫn đến kéo dài thời gian protrombin.
- Phụ nữ có thai, cho con bú
Cho đến nay vẫn chưa có kinh nghiệm về việc dùng Metrogyl gel cho
phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú.
- Tác dụng không mong muốn
Có thể chảy nước mắt nếu bôi gel quá gần mắt, da đỏ nhẹ và khô nhẹ, rát
và kích ứng da. Không có tác dụng không mong muốn nào vượt quá tỉ lệ 2%
số bệnh nhân.
- Trình bày
Hộp 1 tuýp 30g gel, mỗi gam gel chứa
+ Metronidazole USP 10mg.
+ Tá dược: Propyl hydrobenzoat, Methyl hydroxybenzoat, propylene
glycol, carbomer 940, Dinatri edetat, Natri hydroxid, nước tinh chế vừa đủ.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ VIÊM DA QUANH MIỆNG
1.2.1. Thế giới
Trên thế giới đã có một số nghiên cứu về quản lý, điều trị viêm da
quanh miệng đã được công bố.
Các tác giả Veien NK, Munkvad JM, Nielsen AO, Niordson AM, Stahl
D, Thormann J. so sánh kết quả điều trị viêm da quanh miệng cho 108 bệnh
nhân bằng bôi Metronidazole 1% ngày 2 lần, uống Tetracyclin 250mg hai
lần /ngày, phương pháp tiến cứu, mù đôi, ngẫu nhiên trong 8 tuần, kết thúc
điều trị cho thấy số lượng sẩn trung bình của nhóm điều trị bằng bôi
metronidazole giảm xuống còn 8% so với ban đầu tức sẩn đã khỏi 92%, nhóm


11

điều trị bằng uống Tetracyclin thì sẩn hết hoàn toàn (giảm xuống còn 0%)

[30].
1.2.2. Việt Nam
Tại Việt nam, tìm hiểu các khía cạnh khác nhau về bệnh Viêm da quanh
miệng đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, như nghiên cứu về dịch tể,
lâm sàng, điều trị và đã sử dụng nhiều thuốc, nhiều phác đồ để điều trị nhưng
chưa thấy tác giả nào công bố kết quả nghiên cứu của mình.


12

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Bệnh nhân bị bệnh Viêm da quanh miệng đến khám và điều trị tại viện Da
liễu Trung ương (BVDLTW) từ tháng 06 năm 2015 đến tháng 10 năm 2016.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
+ Nghiên cứu tình hình, đặc điểm lâm sàng bệnh Viêm da quanh miệng:
- Các bệnh nhân được chẩn đoán xác định POD tại BVDLTW.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu
+ Đánh giá kết quả điều trị POD bằng phối hợp Metrogyl gel và
Doxycyclin.
- Các bệnh nhân được chẩn đoán xác định POD tại BVDLTW;
- Trẻ em >12 tuổi;
- Không có thai;
- Không cho con bú;
- Không bệnh gan;
- Không bị bệnh về máu;
- Không bệnh thần kinh Trung ương;
- Không có tiền sử dị ứng với thuốc điều trị;

- Bệnh nhân đồng ý hợp tác nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Trẻ ≤ 12 tuổi;
- Có thai, cho con bú;
- Bệnh gan;
- Bệnh về máu;


13

- Bệnh về thần kinh trung ương;
- Tiền sử dị ứng với thuốc Doxycyclin, Metronidazole;
- Không đồng ý hợp tác nghiên cứu.
2.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán Viêm da quanh miệng.
- Cơ năng: cảm giác rát bỏng, căng da vùng tổn thương là chủ yếu, hiếm
khi ngứa
- Thực thể:
* Các tổn thương trên da gồm dát đỏ, giãn mạch, sẩn đỏ, sẩn mụn mủ,
vảy da.
* Vị trí tổn thương viêm da quanh miệng: vùng quanh miệng, cánh mũi
miệng, vùng quanh hốc mắt.
* Mức độ bệnh: theo điểm tổn thương da với mức độ nghiêm trọng của
Viêm da quanh miệng (PODSI):
Cách tính điểm như sau:
+ Dát đỏ được cho điểm từ 0-3 với màu sắc biến đổi từ đỏ nhạt tới đỏ
sẩm, phân bố từ rời rạc tới liên kết lại với nhau.
+ Sẩn được cho điểm từ 0-3 dựa vào sự thay đổi số lượng và màu sắc.
+ Vảy da cho điểm từ 0-3 dựa vào cường độ, sự lan rộng.
Mỗi đặc điểm được chấm theo thang điêm từ 0-3 bao gồm cả điểm
trung gian như 0,5; 1,5; 2,5 và PODSI được tính bằng tổng điểm của dát đỏ,

sẩn và sự lan rộng của vảy da.
* Mức độ nhẹ : PODSI từ 0,5-2,5;
* Mức độ vừa: PODSI từ 3,0-5,5;
* Mức độ nặng: PODSI từ 6,0-9,0.


14

Bảng chấm điểm cụ thể:
Dát

1 điểm( Nhẹ)
Hồng, nhợt nhạt,

2 điểm( Vừa)
Hơi đỏ, liên kết

3 điểm(Nặng)
Đỏ sẫm, lan rộng,

Sẩn

rải rác
Rất ít, nhỏ, màu

lại với nhau
Số lượng ít, lan

hợp lại
Số lượng nhiều,


hồng

tỏa

trên nền hồng

Độ lan rộng của

Hiếm khi nhìn

Nhìn thấy dấu

ban, hỗn hợp
Vảy nhiều, lan

vảy

thấy

hiệu

rộng

2.1.4. Vật liệu nghiên cứu
- Doxycyclin: viên nang 100mg, hộp 10 vỉ 10 viên, sản xuất tại Brawn
Loboratories Ltd, india.
- Metronidazole gel U.S.P.( biệt dược Metrogyl gel) tuýp 30g, mỗi gam
gel chứa 10mg Metronidazole USP, mỗi hộp 1 tuýp, sản xuất tại Ấn độ bởi
Unique Pharmaceutical Laboratories.

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng POD: Phương pháp nghiên cứu mô tả
cắt ngang, tiến cứu.
- Đánh giá hiệu quả điều trị: Điều trị tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng có so
sánh trước - trong - sau điều trị.
2.2.2. Mẫu nghiên cứu
- Nghiên cứu tình hình, đặc điểm lâm sàng POD:
Lấy mẫu thuận tiện bao gồm toàn bộ bệnh nhân POD đến khám và điều
trị tại viện Da liễu Trung ương từ tháng 6/2015-10/2016.
- Đánh giá hiệu quả điều trị:
Công thức tính cỡ mẫu:


15

n= Z21-α/2p(1-p)/∆2
Trong đó:
+ P là tỉ lệ đáp ứng điều trị mong muốn;
+ ∆ là khoảng sai lệch mong muốn;
+ α là mức ý nghĩa thống kê;
+ Z1-α/2 là giá Z trị thu được từ bảng Z ứng với giá trị α được chọn;
Chọn α = 0,05 thì Z tương ưng = 1,96;
Chọn ∆ =0,15;
Chọn p=0,8
Thay vào công thức trên tính được cỡ mẫu n =27, cộng với khoảng 10%
số bệnh nhân có thể bỏ điều trị được cỡ mẫu n =30.
2.2.3. Các bước tiến hành
2.2.3.1. Khảo sát tình hình, đặc điểm lâm sàng của POD
- Lập phiếu nghiên cứu;

- Khám, chọn bệnh nhân, tư vấn và thu thập các thông tin cần thiết:
+ Tuổi.
+ Giới.
+ Nghề nghiệp.
+ Tiền sử bệnh.
+ Thời gian bị bệnh.
+ Ảnh hưởng yếu tố mùa trong năm.
+ Ảnh hưởng của môi trường làm việc, sinh hoạt: ánh nắng mặt trời, môi
trường làm việc nóng, gió.
+ Ảnh hưởng của sử dụng thuốc thoa tại chỗ đặc biệt là steroide.
+ Ảnh hưởng của sử dụng mỹ phẩm.
+ Vị trí tổn thương.


16

+ Các biểu hiện triệu chứng cơ năng: cảm giác rát bỏng, căng tức da
vùng tổn thương, ngứa.
+ Các biểu hiện triệu chứng thực thể: sẩn đỏ, sẩn mụn mủ, vảy da trên
nền dát đỏ.
2.2.3.2. Đánh giá kết quả điều trị POD bằng uống Doxycyclin phối hợp bôi
Metrogyl gel 1%
* Phương pháp điều trị
Các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu được điều trị theo phác đồ:
- Doxycyclin 100mg x 2 viên/ngày, trẻ em > 12 tuổi 5mg/kg cân
nặng/ngày chia 2 lần uống cách nhau 12 giờ sau ăn no trong 4 tuần đầu, từ
tuần thứ 5 đến tuần thứ 8 người lớn 100mg/ngày, trẻ em > 12 tuổi 2,5mg/kg
cân nặng/ngày, từ tuần thứ 9 đến tuần thứ 12 người lớn 50mg/ngày, trẻ em
1mg/kg cân nặng/ngày uống 1 lần duy nhất sau ăn tối.
- Metrogyl gel 1%: Bôi và xoa thành một lớp mỏng Metrogyl gel 2 lần

mỗi ngày, sáng và tối, lên toàn bộ vùng da bị bệnh sau khi đã rửa sạch để khô,
bôi trong 12 tuần.
* Đánh giá điều trị theo sự biến đổi điểm số trung bình PODSI trước và
sau điều trị (cải thiện theo %).
+ Tốt : PODSI trung bình sau điều trị giảm 90-100% so với trước điều trị.
+ Khá: PODSI trung bình sau điều trị giảm 75-90% so với trước điều trị.
+ Trung bình: PODSI trung bình sau điều trị giảm 25-50% so với trước điều trị.
+ Không đáp ứng: PODSI trung bình sau điều trị giảm 0-25% so với trước
điều trị.
- Đánh giá tác dụng phụ của thuốc
Lâm sàng:
+ Chảy nước mắt.
+ Ỉa chảy.


17

+ Buồn nôn.
+ Viêm thực quản.
+ Phát ban.
+ Mẫn cảm ánh sáng.
+ Khác:…………
Xét nghiệm:
+ Đánh giá chức năng gan thông qua giá trị xét nghiệm SGOT, SGPT.
+ Đánh giá sự thay đổi về công thức máu thông qua giá trị bạch cầu
trung tính, bạch cầu ưa eosin (ưa acid).
* Tiêu chuẩn đánh giá xét nghệm.
Các chỉ số xét nghiệm

Bình thường


Tăng

SGOT

≤ 37U/I

> 37U/I

SGPT

≤ 40 U/I

> 40 U/I

Bạch cầu trung tính
(Neutrophil)
Bạch cầu ưa acid
(eosinophil)

60 - 66%
2 - 11%

Giảm

< 60%
> 11%

2.3. KỸ THUẬT PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
Các số liệu thu thập được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0

trong đó có sử dụng thuật toán thống kê y học.


18

2.4. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu chỉ được tiến hành khi có sự cam kết giữa người nghiên
cứu với cơ quan chủ quản là Viện Da Liễu Trung Ương và Bộ môn Da Liễu
Trường đại học Y Hà nội.
- Chỉ những bệnh nhân sau khi đã được giải thích rõ về mục đích và yêu
cầu của nghiên cứu đồng thời tự nguyện tham gia nghiên cứu mới đưa vào
danh sách.
- Các bệnh nhân từ chối tham gia nghiên cứu vẫn được khám tư vấn,
điều trị chu đáo.
- Các thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu được giữ bí mật.
- Mọi số liệu thu được chỉ phục vụ cho công tác nghiên cứu, không sử
dụng cho mục đích khác.
2.5. HẠN CHẾ TRONG NGHIÊN CỨU
Chưa nghiên cứu các liều khác nhau, các mốc thời gian khác nhau và
đánh giá mức độ tái phát của bệnh.


19

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. TÌNH HÌNH, ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA POD
3.1.1. Giới tính
Bảng 3.1. Tỉ lệ phân bố về giới của POD (n=?).
Giới tính

Nam
Nữ
Tổng

Số lượng

Tỷ lệ %

P

Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ phân bố về giới của POD. (biểu đồ tròn)
Nhận xét:………………………………………………………
3.1.2. Tuổi
Bảng 3.2. Phân bố tuổi của POD.
Nhóm tuổi
≤ 15
16-22
23-29
30-45
≥ 46
Tổng

Số lượng

Tỉ lệ %

Biểu đồ 3.2. Phân bố tuổi của bệnh nhân POD (Biểu đồ cột).
Nhận xét:…………………………………………………………….



20

Bảng 3.3. Phân bố tuổi bệnh của POD.
Thời gian bị bệnh
(tuổi bệnh, tháng)
≤3
4-6
7-12
13-18
19-24
> 24
Tổng

Số lượng

Tỉ lệ %

Biểu đồ 3.3. Phân bố tuổi bệnh POD (biểu đồ cột).
Nhận xét:………………………………………………….
3.1.3. Tiền sử bệnh.
Bảng 3.4. Tiền sử gia đình có người bị POD.
Tiền sử gia đình
Có người bị POD
Không có ai bị POD
Cộng

Số lượng

Tỉ lệ


Nhận xét:..............................................................................

P


21

Bảng 3.5. Tiền sử bản thân có người bị POD.
Tiền bản thân

Số lượng

Tỉ lệ

P

Bị POD
Không bị POD
Cộng

Nhận xét:..............................................................................

3.1.4. Phân bố nghề nghiệp
Bảng 3.6. Phân bố nghề nghiệp trong POD.
Nghề nghiệp

Số lượng

Tỷ lệ %


Học sinh, sinh viên
Cán bộ công chức
Làm ruộng
Công nhân
Nội trợ
Nghề khác
Tổng

Biểu đồ 3.4 Phân bố nghề nghiệp trong POD (n=?, biểu đồ cột).
Nhận xét:................................................................................................


22

3.1.5. Tình trạng hôn nhân
Bảng 3.7. Tình trạng hôn nhân trong POD.
Tình trạng hôn nhân

Số lượng

Tỷ lệ

P

Có vợ hoặc chồng
Chưa có vợ hoặc chồng
Tổng

Nhận xét:......................................................................................
3.1.6. Tiền sử dùng một số chế phẩm thoa tại chỗ trong POD

Bảng 3.8. Một số chế phẩm thoa tại chỗ thường dùng
Đặc điểm

Số lượng

Thuốc bôi chứa Steroide
Mỹ phẩm
Khác:…………………………….............
Không sử dụng gì
Tổng

Nhận xét:......................................................................................

Tỷ lệ


23

3.1.7. Yếu tố thời tiết
Bảng 3.9. Tác động của mùa trong năm đến POD
Mùa

Số lượng

Tỷ lệ %

Mùa xuân (tháng 2-4)
Mùa hè (tháng 5-7)
Mùa thu (tháng 8-10)
Mùa đông (tháng 11-1 năm sau)

Không tác động
Tổng

Nhận xét:......................................................................................................
3.1.8. Vị trí tổn thương POD
Bảng 3.10. Tỷ lệ vị trí tổn thương POD
Vị trí
Vùng quanh miệng
Vùng mũi miệng
Vùng quanh hốc mắt
Tổng

Số lượng

Tỷ lệ %

Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ Vị trí tổn thương POD ( BĐ cột)
Nhận xét:........................................................................................
3.1.9. Các loại tổn thương POD
Bảng 3.11. Tỷ lệ các loại tổn thương
Các loại tổn thương
Sẩn đỏ
Sẩn mụn mủ

Số lượt

Tỷ lệ


24


Vảy da
Dát đỏ
Tổng
Nhận xét:.....................................................................................................
3.1.10. Tính chất tổn thương
Bảng 3.12. Tỷ lệ tính chất tổn thương
Tính chất tổn thương
Tập trung thành đám
Rải rác

Số lượng

Tỷ lệ

Nhận xét:............................................................................................
3.1.11. Mức độ bệnh POD
Bảng 3.13. Mức độ bệnh POD
Mức độ bệnh
Mức độ nhẹ PODSI 0,5-2,5
Mức độ vừa PODSI 3,0-5,5
Mức độ nặng PODSI 6,0-9,0
Tổng

Số lượng

Tỷ lệ

Nhận xét.....................................................................................................
3.1.12. Một số triệu chứng cơ năng

Bảng 3.14. Các biểu hiện triệu chứng cơ năng (n=?).
Triệu chứng
Rát bỏng
Ngứa
Cảm giác căng da vùng tổn
thương

Số lượt

Tỷ lệ


25

Bình thường

Nhận xét:..............................................................................................
3.1.13. Ảnh hưởng đến bệnh nhân
Bảng 3.15. Ảnh hưởng đến bệnh nhân
Các ảnh hưởng

Số bệnh nhân

Tỷ lệ

Thẩm mỹ
Tâm lý
Năng xuất lao động
Không ảnh hưởng


Nhận xét:........................................................................................................
3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ POD BẰNG BÔI METROGYL GEL PHỐI
HỢP UỐNG DOXYCYCLIN
3.2.1. Kết quả trước điều trị và sau điều trị 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng
Bảng 3.16. So sánh kết quả trước, trong và sau điều trị
Trước
điều trị
n
%
Tốt
Khá
Trung bình
Kém, không
hiệu quả

Sau điều
trị 4 tuần
n
%

Sau điều
trị 8 tuần
n
%

Sau điều
trị 12 tuần
n
%


P
P0p1= ?
P0p2= ?
P0p3= ?

Nhận xét:..............................................................................................
Một số ảnh trước và sau điều trị:...........................................................


×