Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Đánh giá kết quả phẫu thuật xương bàn đạp với kỹ thuật sử dụng piston qua mở cửa sổ nhỏ trong điều trị bệnh xốp xơ tai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 62 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Xốp xơ tai là bệnh loạn dưỡng xương của xương mê nhĩ, đặc trưng bởi
rối loạn của hai quá trình tiêu xương và tạo xương, phần lớn làm cứng khớp
bàn đạp - tiền đình . Giai đoạn đầu bệnh thường biểu hiện nghe kém truyền
âm nhưng ở giai đoạn tiến triển gây tổn thương tai trong sẽ dẫn đến nghe kém
hỗn hợp hoặc tiếp nhận.
Xốp xơ tai là bệnh đa nhân tố, gây ra bởi cả yếu tố di truyền và yếu tố
môi trường, trong đó gen đóng vai trò rõ ràng trong cơ chế bệnh sinh cùng với
yếu tố nhiễm virus sởi và yếu tố tự miễn , . Theo tác giả MC Kenna M (2001)
xốp xơ tai là nguyên nhân 5-9% trường hợp nghe kém và 18-22 % nguyên
nhân nhân nghe kém dẫn truyền . Và xốp xơ tai gặp chủ yếu ở độ tuổi lao
động với triệu chứng giảm sức nghe tiến triển ở cả hai tai làm ảnh hưởng rất
lớn đến khả năng giao tiếp, lao động, học tập và chất lượng cuộc sống của
người bệnh .
Chẩn đoán xốp xơ tai trước mổ dựa vào khai thác tiền sử gia đình,
khám lâm sàng, đo sức nghe và kết quả chụp cắt lớp vi tính (CLVT) xương
thái dương. Theo nhiều tác giả, kết quả thính lực đồ đơn âm và kết quả chụp
CLVT không chỉ giúp chẩn đoán xác định mà còn giúp cho phẫu thuật viên
ước tính độ dày của đế đạp, và chủ động lựa chọn dụng cụ và phương pháp
thích hợp để tiến hành vi phẫu thuật trên đế đạp , .
Phương pháp điều trị bệnh chủ yếu là phẫu thuật nhằm thay thế xương
bàn đạp đã bị cứng khớp, tái tạo lại hệ truyền âm, phục hồi lại khả năng nghegiao tiếp cho người bệnh. Trên thế giới hiện nay, các phương pháp phẫu thuật
đang được áp dụng gồm: kỹ thuật mở cửa sổ nhỏ trên đế đạp (stapedotomy) ,
kỹ thuật lấy xương bàn đạp bán phần (partial stapedectomy) và kỹ thuật lấy
xương bàn đạp toàn phần (stapedectomy) trong điều trị bệnh xốp xơ tai. Kĩ


2


thuật thay thế xương bàn đạp trong giai đoạn đầu được coi là ưu việt, tuy
nhiên qua thời gian các nghiên cứu lâu dài chỉ ra có tỷ lệ 0,2- 3% trường hợp
chấn thương tai trong và nguy cơ biến chứng như trật khớp nhẹ hay rò ngoại
dịch và thậm trí là nghe kém do tạo thành u hạt tại vị trí mô liên kết đế đạp .
Theo nhiều nghiên cứu so sánh các kĩ thuật chỉ ra rằng kĩ thuật mở cửa sổ nhỏ
trên XBĐ cho kết quả phục hồi thính lực tốt hơn đặc biệt ở các tần số cao và
kết quả phẫu thuật là bền vững qua các nghiên cứu lâu dài , . Bên cạnh đó kĩ
thuật này còn được lựa chọn nhiều bởi các nhà phẫu thuật tai do giảm nguy cơ
tai biến: tổn thương tai trong, giảm nguy cơ trụ dẫn lệch trục, và hạn chế
những biến chứng liên quan đến mảnh màng sụn bị di lệch, sẹo hóa hay tăng
sinh u hạt . Vì những nguyên nhân đó, kĩ thuật mở cửa sổ nhỏ trên đế đạp đặt
trụ dẫn ngày càng được sử dụng rộng rãi với kĩ thuật sử dụng dụng cụ vi
phẫu hay khoan Skeeter để tạo lỗ ở đế xương bàn đạp(XBĐ) và đặc biệt trở
thành xu thế ở Châu Âu ngay từ những năm 1970 là khi laser được đưa vào sử
dụng , .
Ở Việt Nam, kĩ thuật mở cửa sổ nhỏ trên đế đạp đặt piston được thực
hiện nhiều tại bệnh viện Bạch Mai, viện Tai Mũi Họng trung ương nhưng
chưa có nghiên cứu nào đánh giá kết quả của kĩ thuật này. Những hiểu biết
về đặc điểm lâm sàng và thính lực của bệnh xốp xơ tai chưa được nghiên cứu
nhiều.Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá kết quả phẫu thuật
xương bàn đạp với kỹ thuật sử dụng piston qua mở cửa sổ nhỏ trong điều
trị bệnh xốp xơ tai”với hai mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, thính lực của bệnh xốp xơ tai có chỉ định phẫu
thuật xương bàn đạp.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật xương bàn đạp với kỹ thuật sử dụng
piston qua cửa sổ đế đạp.


3


Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. GIẢI PHẪU VÀ VAI TRÒ TRONG SINH LÝ TRUYỀN ÂM CỦA
XƯƠNG BÀN ĐẠP

1.1.1. Bào thai và giải phẫu xương bàn đạp.
1.1.1.1. Bào thai học của XBĐ
XBĐ xuất hiện ngày vào thứ 33 của thời kỳ bào thai. Và vào tháng thứ 6
của thời kỳ bào thai XBĐ đã đạt được kích thước và hình dáng như ở người
trưởng thành, phần lớn xương đã được cốt hoá trừ đế đạp mặt phía tiền đình
và vùng khớp với mỏm đậu của ngành xuống xương đe còn giữ nguyên cấu
trúc sụn phôi thai.
XBĐ khác với tất cả các xương trong cơ thể là đã đạt được kích thước và
hình dáng như ở người trưởng thành ngay trong giai đoạn phôi thai và khác
với qui luật của cốt hoá xương đó là khi xương cốt hoá thì nhẹ đi do sự cốt
hoá ở đế xương bàn đạp rất ít chỉ tạo nên một lớp xương mỏng, còn chủ yếu
là sụn và phủ bởi niêm mạc của hòm tai.
1.1.1.2. Giải phẫu xương bàn đạp
 Cấu trúc ngoài của xương bàn đạp:
XBĐ là xương nhỏ và nhẹ nhất trong các xương của cơ thể. Xương có
hình dáng giống bàn đạp yên ngựa, cấu trúc bao gồm có chỏm, cành trước,
cành sau và đế đạp.
 Chỏm xương bàn đạp
Chỏm XBĐ có hình ổ chảo để khớp với mỏm đậu của ngành xuống
xương đe. Phần diện khớp của chỏm nơi tiếp khớp với ngành xuống xương đe
có một lớp sụn đệm che phủ.


4


 Cành xương bàn đạp
XBĐ có 2 cành: cành trước và cành sau. Hai cành này bám vào cực trước
và cực sau của đế đạp, tạo thành hình vòng cung nối với nhau ở chỏm bàn đạp.
Cành XBĐ có cấu trúc xẻ rãnh lõm ở trong. Cành trước ngắn, mảnh và
ít cong hơn cành sau.
 Đế xương bàn đạp
Đế đạp không phải là một mặt phẳng mà quan sát trông giống như một
cái chong chóng có hai cánh, với cánh trước tương ứng với đáy của tiền đình,
cánh sau tương ứng với phần trên của tiền đình.
Theo Trần Trọng Uyên Minh , ở người Việt Nam đế đạp có diện tích bề
mặt khoảng 3,2 mm2 với đường kính lớn 2,95 ± 0,1mm, đường kính bé
khoảng 1,5 mm. Đế đạp là một mảnh xương và sụn mỏng, có độ dày tuỳ theo
từng vùng khác nhau. Khoảng cách trụ dài xương đe đến đế xương bàn đạp
trung bình là khoảng 4mm, điều này giúp các phẫu thuật viên tiên lượng kích
thước của piston sẽ sử dụng.
Thêm nữa, theo Gurrier vùng trung tâm đế đạp là vùng mỏng nhất dày
khoảng 0,2 mm, vùng này ở đế đạp bình thường có màu xanh. Vùng phía
trước dày khoảng 0,25 mm và phía sau dày khoảng 0,42 mm. Dựa theo cấu
trúc này mà kỹ thuật mở cửa sổ trên đế đạp thuận lợi hơn khi tác động vùng
trung tâm đế đạp.
 Cơ bàn đạp
+ Nguyên ủy và bám tận: cơ bám ở trong ống xương, chui ra ở mỏm tháp
bởi 1 gân. Gân này bẻ gập và quặt ngược lại để bám vào chỏm xương bàn đạp.
+ Kích thước của gân cơ bàn đạp: dài 2 mm, đường kính 0,43× 0,46 mm.
+ Cơ bàn đạp có 2 chức năng: là cơ nghe và chức năng thứ 2 là bảo vệ
tai trong. Với những âm thanh lớn > 70 dB dội vào tai, cơ bàn đạp sẽ co cứng
làm cho đế đạp không ấn vào tiền đình.


5


 Hệ thống mạch máu nuôi dưỡng xương bàn đạp và khớp đe - đạp
- Khớp đe - đạp được nuôi dưỡng bởi nhánh của động mạch bàn đạp, động
mạch ngành xuống xương đe và nhánh gân cơ bàn đạp của động mạch mỏm tháp.
- Ngành xuống của động mạch đá nông cấp máu cho đế đạp, gọng sau
XBĐ, khớp đe đạp, đồng thời cho các nhánh nối với các nhánh tương ứng của
động mạch màng nhĩ trên và màng nhĩ dưới.
1.1.2. Khớp bàn đạp- tiền đình
- Là một khớp sợi xơ. Đây là loại khớp bán động giữa đế xương bàn đạp
và cửa sổ bầu dục.
- Các lớp sợi của tổ chức liên kết tạo thành dây chằng vòng liên tục với
màng xương ở phần giữa của mặt dưới đế xương bàn đạp và màng xương của
cửa sổ bầu dục. Cụ thể, liên quan của khớp bàn đạp- tiền đình với các thành
phần xung quanh:
1.1.2.1. Liên quan mặt ngoài
Mặt ngoài khớp bàn đạp- tiền đình thuộc thành trong hòm nhĩ, nơi có
dây thần kinh số VII, nếu lấy làm mốc thì chia làm hai phần: phần trên và
phần dưới dây VII. Đế đạp và cửa sổ bầu dục thuộc phần dưới và có liên quan
các thành khớp cụ thể là:
 Phía trước
-

Liên quan đến khe trước cửa sổ bầu dục của Siebenmann.

-

Liên quan đến ụ nhô của ốc tai. Độ nông sâu của hố cửa sổ bầu dục

tuỳ theo sự nhô ra của ụ nhô. Khi hố này càng sâu thì can thiệp vào vùng đế
đạp càng khó.

 Phía dưới:
Liên quan đến cửa sổ tròn, nơi có màng nhĩ phụ bịt vào.
 Phía trên:
Liên quan đến cống Fallope và dây thần kinh số VII đoạn hòm tai.


6

Đoạn này thành xương của cống Fallope mỏng dần từ phía sau ra phía
trước. Theo nghiên cứu của Paparella có khoảng 10% dây VII thoát vị vào
cửa sổ bầu dục và không có vỏ xương bọc. Sự bất thường về giải phẫu này
đặc biệt nguy hiểm khi can thiệp vào vùng cửa sổ bầu dục. Tuy nhiên với kĩ
thuật mở cửa sổ nhỏ trên đế đạp đặt trụ dẫn giúp phâu thuật có thể thực hiện
thành công với những trường hợp dị dạng của dây VII ngay cả những trường
hợp lồi không có vỏ xương sát đế đạp .
 Phía sau:
Liên quan đến cầu sau cửa sổ bầu dục, đây là cầu xương ngăn cách cửa
sổ bầu dục với xoang nhĩ và còn liên quan đến bờ sau cửa sổ tròn và mỏm
tháp ở phía nông, nơi chui ra của gân cơ bàn đạp.
 Phía bên:
Liên quan đến các thành phần trong hòm tai, từ trong ra ngoài là: cành
xương bàn đạp ( XBĐ), cơ bàn đạp, khớp đe đạp, ngành xuống xương đe, thân
xương đe.
1.1.2.2. Liên quan mặt trong
Liên quan đến nang xoan (utricule) và nang cầu (saccule) của tiền đình
màng, qua trung gian ngoại dịch của mê nhĩ. Theo Anson khoảng cách giữa đế
đạp với nang xoan và nang cầu tuỳ theo vị trí:
 Phía trên cửa sổ bầu dục khoảng cách giữa đế đạp với nang xoan thay
đổi từ 1- 1,4 mm, với nang cầu là 1,4 - 0,7 mm.
 Phần giữa cửa sổ bầu dục khoảng cách giữa đế đạp với các nang là

ngắn nhất, khoảng 1,4 mm.
 Phần dưới cửa sổ bầu dục khoảng cách này là xa nhất, cách nang xoan
2,5 mm và cách nang cầu 1,5 mm.
Cũng theo một báo cáo của Douglas D.B năm 2009 trên 120 xương thái
dương cho thấy khoảng cách ngắn nhất từ đế đạp đến nang cầu là 1,31 ± 0,18


7

mm ở phía trên cửa sổ bầu dục và 1,33 ± 0,22 mm ở giữa đế đạp. Và nang cầu
không thấy trên bất kì lát cắt vùng phần dưới cửa sổ bầu dục .
Đây là những mốc giải phẫu hết sức quan trọng, cần phải nắm vững để
tránh làm tổn thương nang xoan và nang cầu trong phẫu thuật. Khi thao tác
trên XBĐ, các nhà phẫu thuật cần tránh làm tổn thương phía trên cửa sổ bầu
dục vì theo nghiên cứu của Ugo Fisch và cộng sự có sự xơ dính đầu trên
xương bàn đạp và xoan nang ở 2/3 xương bàn đạp bình thường .
1.1.3. Sinh lý truyền âm, vai trò xương bàn đạp:
Chuỗi xương con tạo thành các khớp búa- đe, khớp đe- đạp, khớp bàn
đạp- tiền đình với vai trò chuyển rung động cơ học từ màng tai tới tai trong
qua của sổ bầu dục. Trước kia người ta quan niệm XBĐ hoạt động trong cửa
sổ bầu dục giống như piston. Tuy nhiên, nghiên cứu thực nghiệm của Bekesy
cho thấy XBĐ rung động theo 2 trục tuỳ theo cường độ của âm thanh .
- Với âm thanh có cường độ nhỏ và vừa thì XBĐ di động ngang theo
kiểu cánh cửa mà bản lề ở bờ sau của cửa sổ bầu dục. Dây chằng vòng được
cấu trúc dày và hẹp ở mép sau để đế XBĐ di động theo kiểu cánh cửa, cánh
cửa này hé mở về phía trước theo trục đứng.
- Với âm thanh có cường độ lớn (trên 120 dB), XBĐ di động theo kiểu
nghiêng lên trên và nghiêng xuống dưới theo trục nằm ngang đi từ trước ra sau.
Cơ chế này đảm bảo cho dịch của mê nhĩ ít chuyển động nhất, hạn chế truyền
âm vào tai trong, nhằm mục đích bảo vệ tai trong khỏi những tiếng động lớn.

1.2. CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH XỐP XƠ TAI:

1.2.1. Lịch sử bệnh xốp xơ tai và phẫu thuật thay thế xương bàn đạp:
1.2.1.1. Lịch sử bênh xốp xơ tai
Năm 1975, hiện tượng xơ dính xương bàn đạp (XBĐ) vào cửa sổ bầu
dục được phát hiện trên tử thi bởi Valsava và năm 1902 Shambaugh chẩn
đoán xốp xơ thể ốc tai trên lâm sàng. Tiếp theo, thuật ngữ otospongiosis được


8

thay thế cho otosclerosis trong thể xốp tai và vị trí khe trước cửa sổ bầu dục
đươc mô tả bởi Siebenmann (1912). Về sau, tác giả Carhart (1950) báo cáo
khuyết Carhart trên thính lực đồ và Valvassori (1963) là người đầu tiên chụp X
quang xương đá, đến năm 1984 kết quả chụp CLVT xương thái dương được ứng
dụng để chẩn đoán xốp xơ tai , .
1.2.1.2. Lịch sử phẫu thuật thay thế XBĐ
 Trên thế giới
Theo nhiều nguồn tài liệu , , phẫu thuật điều trị bệnh xốp xơ tai được
chia làm các giai đoạn sau:
 Từ 1878 - 1900 là giai đoạn đầu tiên của phẫu thuật XBĐ.
- Kessel(1878) là người đầu tiên tiến hành phẫu thuật lay động XBĐ theo
nhiều hướng khác nhau và nhận thấy có hiệu quả làm tăng sức nghe bệnh nhân
ngay sau phẫu thuật. Và sau đó, năm 1890 Miot thực hiện 200 trường hợp lay
động XBĐ bằng cách ấn vào phía trên khớp đe đạp, bảo tồn xương búa, xương đe.
Tuy nhiên, năm 1900 nhiều tác giả đã lên án kĩ thuật này, vì cho rằng phẫu
thuật có thể gây nguy hiểm và sau đó phẫu thuật tai được chuyển sang thời kì mới.
 Từ 1910 - 1960 là giai đoạn của kỹ thuật mở cửa sổ .
Năm 1911, Bárány tình cờ phát hiện khi mở cửa sổ ở ống bán khuyên
ngang thì bệnh nhân thấy nghe rõ hơn. Và năm 1913, Jenkin tiến hành mở cửa

sổ ở ống bán khuyên ngang, che phủ bởi vạt da và gọi là phẫu thuật mở cửa sổ
"Fenestration".
 Từ 1952 đến nay là giai đoạn phẫu thuật hiện đại điều trị bệnh xốp xơ tai.
- Shea(1956) là người đầu tiên thực hiện vi phẫu thuật XBĐ dưới kính
hiển vi phẫu thuật: lấy toàn bộ XBĐ (stapedectomy), sử dụng mảnh tĩnh mạch
che phủ cửa sổ bầu dục và dùng ống nhựa Polyethylene làm trụ dẫn .
- Shea(1960) tiến hành mở một lỗ nhỏ ở đế đạp (stapedotomy) và sử
dụng trụ dẫn bằng chất liệu nhựa xốp có tỷ trọng cao (Teflon). Và ngay sau
đó với những kết quả thu được, kĩ thuật được sử dụng rộng rãi bởi các nhà
phẫu thuật tai trên khắp châu Âu vào những thập niên 70 .


9

- Perkins (1978) lần đầu tiên sử dụng Laser Argon mở cửa sổ nhỏ ở đế
đạp. Và những nghiên cứu sau này chỉ ra rằng kĩ thuật cho kết quả tốt và bền
vững đồng thời hạn chế tai biến nên đây chính là hướng đi đúng đắn cho phẫu
thuật xương bàn đạp.
1.2.2.2. Lịch sử phẫu thuật xương bàn đạp của Việt Nam
- Lương Sỹ Cần và Ngô Mạnh Sơn(1963-1964) báo cáo kết quả 56
trường hợp phẫu thuật xốp xơ tai trong đó 52 trường hợp mổ theo phương
pháp của Rosen và 4 trường hợp theo phương pháp của Portmann.
- Nguyễn Tấn Phong (2002) lần đầu tiên sử dụng trụ dẫn bằng xương đùi
đồng chủng thay thế XBĐ .
- Lê Công Định (2009) báo cáo đánh giá kết quả phẫu thuật thay thế
xương bàn đạp bằng trụ gốm y sinh trong điều trị bệnh xốp xơ tai.
1.2.2. Chẩn đoán bệnh xốp xơ tai.
1.2.2.1. Chẩn đoán mô bệnh học
 Đại thể
Quan sát dưới kính hiển vi phẫu thuật, hình ảnh ổ xốp xơ mới và cũ nằm

xen nhau. Cụ thể, ổ xốp xơ mới màu xám trắng, không đồng nhất, mật độ mềm,
đụng vào dễ chảy máu, bao phủ bởi một lớp màng xương dày có nhiều mạch máu.
Và ổ xốp xơ cũ màu trắng ngà, mật độ cứng hơn, đồng nhất, ít chảy máu.
 Vi thể :
Dưới kính hiển vi thấy có các loại tế bào: tế bào huỷ xương, tế bào tạo xương,
tế bào sợi. Tùy theo đặc điểm các loại tế bào chia xốp xơ tai làm hai giai đoạn:
 Giai đoạn hoạt động:
Các tế bào huỷ xương là hoạt động nhiều nhất, làm huỷ xương xung quanh
mạch máu gây ra giãn mạch máu và khoảng quanh mạch. Khi tổn thương lan
đến ụ nhô, các mạch máu dưới niêm mạc vùng ụ nhô giãn ra, tạo nên dấu hiệu
Schwartze là hình ảnh màu hồng khi quan sát qua màng tai.


10

 Giai đoạn không hoạt động
Các tạo cốt bào hoạt động mạnh, tạo nên những mô xương mới, giàu
collagen, ít các chất cơ bản vô định hình, tăng tỷ trọng. Các khoảng quanh
mạch máu và mạch máu trước kia giãn ra thì nay thu hẹp lại, thay thế bằng
các ổ xương mới và tổ chức sợi xơ.
1.2.2.2. Chẩn đoán vị trí tổn thương
Bờ trước cửa sổ bầu dục
Theo nhiều nguồn tài liệu: có đến 89- 90% ổ xốp xơ sinh ra từ trước
cửa sổ bầu dục rồi lan ra phía sau làm tổn thương khớp bàn đạp - tiền đình
hoặc lan ra phía trước tới lớp trong của ốc tai

Hình 1.1. Ổ xốp xơ ở bờ trước cửa sổ bầu dục
 Đế xương bàn đạp
Theo Portmann tổn thương dày đế đạp đơn độc ít gặp, chỉ chiếm
khoảng 12%, phần lớn là do ổ xốp xơ ở bờ trước cửa sổ lan tới. Tổn thương

được phân chia làm 5 giai đoạn [24].
Giai đoạn I: hình dạng XBĐ và khớp bàn đạp tiền đình có vẻ bình
thường nhưng hiện tượng cứng khớp bàn đạp đã xảy ra do xơ dính ở một phần
trước của dây chằng vòng.
Giai đoạn II: XBĐ hơi bị cứng khớp do ổ xốp xơ lan ra từ bờ trước của
cửa sổ bầu dục hay cực trước của đế đạp, nhưng ổ xốp xơ chỉ mới chiếm 1/4
trước của đế đạp.


11

Giai đoạn III: hiện tượng cứng khớp cũng giống như ở giai đoạn II, nhưng
ổ xốp xơ đã lan đến một nửa đế đạp, vùng trung tâm đế đạp bình thường.
Giai đoạn IV: XBĐ cứng khớp hoàn toàn, ổ xốp xơ lan ra toàn bộ đế đạp
nhưng ranh giới giữa hố cửa sổ bầu dục với đế đạp vẫn còn thấy rõ.
Giai đoạn V: ổ xốp xơ lan rộng giống như giai đoạn IV nhưng làm biến
dạng toàn bộ đế đạp và hố cửa sổ bầu dục. Đế đạp dày lên, lồi lõm, hai cành
XBĐ teo đi.

Hình 1.2. Năm giai đoạn tổn thương đế đạp theo Portmann [24]
Cửa sổ tròn
Theo Meyerhoff khoảng 30% các trường hợp có ổ xốp xơ ở cửa sổ tròn.
Tuy nhiên hiếm khi cửa sổ tròn bị lấp hoàn toàn và tổn thương đơn độc mà
thường kết hợp với ổ xốp xơ vị trí khác.
 Ốc tai: ổ xốp xơ ở các vòng xoắn của ốc tai gặp khoảng 14%
 Các vị trí ít gặp hơn là các ống bán khuyên, thành trước ống tai trong.
1.2.2.3. Chẩn đoán xác định
 Lâm sàng
 Dịch tễ học
Theo nhiều tác giả bệnh gặp nhiều ở nữ hơn nam giới theo tỷ lệ 2/1.

Và theo Donalson , lứa tuổi biểu hiện triệu chứng của xốp xơ tai hay gặp nhất
là 15-50 tuổi.
Cũng theo nhiều nghiên cứu cho thấy rằng bệnh có tính chất di truyền,
như theo Donalson, tỷ lệ này lên đến 40- 60% . Vì vậy khai thác tiền sử gia
đình là quan trọng trong chẩn đoán bệnh xốp xơ tai.


12

 Triệu chứng cơ năng
 Nghe kém
- Nghe kém là lý do chính để đi khám bệnh. Nghe kém tiến triển chậm,
tăng dần, lúc đầu ở một bên sau đó cả hai tai, mức độ nghe kém thường không
cân xứng nhau. Nghe kém tăng lên vào các thời kỳ thay đổi nội tiết như dậy
thì, thai nghén, mãn kinh
- Dấu hiệu bàng thính Willis đó là nghe rõ hơn ở nơi ồn ào và đông người,
có vai trò định hướng chẩn đoán.
- Giai đoạn cuối có biểu hiện nghe kém cả âm cao do tổn thương ốc tai.
 Ù tai
- Ù tai biểu hiện ở một hoặc cả hai bên tai, đây cũng là lý do để đi khám
bệnh thường gặp. Theo nhiều tài liệu khoảng 70% bệnh nhân chẩn đoán xốp
xơ tai có ù tai .
- Ở giai đoạn ổ xốp xơ hoạt động ù tai thường là tiếng trầm, theo nhịp
đập của mạch. Ở giai đoạn toàn phát ù tai có âm cao và tiếng ù giảm dần vào
giai đoạn cuối.
- Tiếng ù tăng lên trong các thời kỳ thay đổi nội tiết như dậy thì, thai
nghén, mãn kinh.
 Chóng mặt
- Theo Cody khoảng 10 - 15% có các biểu hiện rối loạn tiền đình nhẹ như
cảm giác choáng váng, mất thăng bằng nhẹ.

- Chóng mặt thực sự và mất thăng bằng thường hiếm gặp, nếu có chúng
ta phải đi tìm tổn thương tai trong kèm theo.
 Triệu chứng thực thể
 Nội soi tai
- Ống tai ngoài sạch, khô.
- Màng tai mỏng, bóng sáng, di động khi làm nghiệm pháp Valsalva
hoặc soi tai có bơm hơi. Có thể thấy qua màng tai có điểm hồng ở vùng ụ nhô


13

gọi là dấu hiệu Schwartze. Theo Wayoff có khoảng 10% các trường hợp xốp
xơ tai có dấu hiệu này.
 Khám mũi họng: bình thường.
 Nghiệm pháp Valsalva: (+).
 Cận lâm sàng
 Triệu chứng về thính học
 Đo thính lực đơn âm tại ngưỡng và trên ngưỡng
Hình ảnh tổn thương trên thính lực đồ theo giai đoạn của bệnh
 Giai đoạn sớm: biểu hiện nghe kém truyền âm đơn thuần, đường khí bị tổn
thương chủ yếu ở các tần số trầm nhưng không vượt quá 60 dB. Đường
xương bình thường hoặc có thể tổn thương 15 dB ở tần số 2000Hz được
gọi là khuyết Carhart.
 Giai đoạn toàn phát: được chia làm hai thời kỳ.
- Nghe kém hỗn hợp nặng về truyền âm:
Là đường khí bị tổn thương có thể vượt quá 60 dB nhưng chếch lên ở
các tần số cao. Đường xương bị tổn thương 20-30 dB ở tần số 2000Hz, nhưng
ở các tần số cao ngưỡng nghe có thể tốt hơn ở tần số 2000Hz. Không có hiện
tượng hồi thính
- Nghe kém hỗn hợp nặng về tiếp âm: đường khí bị tổn thương nặng, ở

các tần số cao bị tổn thương nặng hơn tần số trầm và có thể nghe kém tới 90
dB. Đường xương bị tổn thương 20-50 dB ở các tần số 500, 1000 và 2000Hz.
Ở tần số cao 4000 và 8000Hz đường xương đi xuống. Hiện tượng hồi thính
không có ở các tần số trầm và có ở các tần số cao.
 Giai đoạn cuối: tổn thương tai trong nặng. Cả đường khí và đường xương
đều bị tổn thương nặng, đặc biệt ở các tần số cao. Ở tần số 4000Hz
ngưỡng nghe của đường xương trên 40 dB. Có hiện tượng hồi thính ở tất
cả các tần số.


14

 Đo thính lực lời. Giai đoạn đầu khả năng phân biệt lời còn tốt. Giai đoạn
cuối ảnh hưởng tới khả năng nghe hiểu do tổn thương tai trong.
 Đo nhĩ lượng. Nhĩ đồ có đỉnh nhọn, luôn nằm ở mức áp lực 0mmH2O. Ở giai
đoạn xốp tai nhĩ đồ có đỉnh cao hơn bình thường do lỏng khớp bàn đạp - tiền
đình. Giai đoạn này thường ngắn và chuyển sang giai đoạn cứng khớp với
đỉnh nhĩ đồ tụt thấp, theo Nguyễn Tấn Phong thuộc loại "tung đồ nhĩ lượng"
tức chỉ biến thiên theo trục đứng (trục tung).
 Đo phản xạ cơ bàn đạp. Ở giai đoạn sớm khi đế đạp chưa bị cố định hoàn
toàn có thể gặp hiệu ứng on-off, thể hiện bằng hai gai nhọn khi bắt đầu và
kết thúc kích thích âm thanh. Khi XBĐ cố định hoàn toàn thì không có
phản xạ cơ bàn đạp . Tuy nhiên, mất phản xạ cơ bàn đạp không phải là
đặc trưng cho bệnh xốp xơ tai bởi vì bất kỳ một sự gián đoạn của chuỗi
xương con cũng đều làm mất phản xạ cơ bàn đạp. Vì vậy đo phản xạ cơ
bàn đạp có giá trị để loại trừ xốp xơ tai nếu có phản xạ cơ bàn đạp.
 Các thử nghiệm tiền đình
Thăm khám tiền đình có ghi điện động mắt có thể gặp đường biểu đồ
động mắt kiểu ngoại biên tăng kích thích.
 Hình ảnh tổn thương qua chụp CLVT xương thái dương

 Ổ xốp xơ tai: hình ảnh ổ xốp xơ qua các giai đoạn là khác nhau, cụ thể:
 Giai đoạn xốp tai: là ổ giảm tỷ trọng, có tính chất đồng nhất ở xương mê
nhĩ, phần lớn ở bờ trước cửa sổ bầu dục. Ngoài ra có thể phát hiện ở các vị
trí khác như cửa sổ tròn, ốc tai, các ống bán khuyên và ống tai trong.
 Giai đoạn xơ tai: là ổ tăng tỷ trọng, không đồng nhất, cần phải đo tỷ trọng
mới phát hiện được.
 Tổn thương đế đạp
Ở giai đoạn sớm đế đạp chưa có tổn thương. Khi ổ xốp xơ lan rộng, đế
đạp trở nên dày, bờ không đều. Theo Veillon khi đế đạp có độ dày > 0,7 mm
thì được đánh giá là dày và phát hiện được qua CLVT.


15

1.2.2.4. Chẩn đoán các thể lâm sàng
Các tác giả Wiet, Causse, Shambaugh đã thống nhất phân loại xốp xơ tai
thành 3 thể:
- Xốp xơ tai thể mô học (histologic otospongiosis). Ổ xốp xơ có kích
thước nhỏ ở ốc tai không có biểu hiện trên lâm sàng và chỉ phát hiện qua phẫu
tích tử thi hoặc CLVT khi kích thước đủ lớn.
- Xốp xơ tai thể XBĐ (stapedial otosclerosis) hay còn gọi là xốp xơ tai
thể lâm sàng (clinical otosclerosis). Ổ xốp xơ ở cửa sổ bầu dục và đế đạp làm
xơ cứng khớp bàn đạp – tiền đình gây nên nghe kém thể truyền âm.
- Xốp xơ tai thể ốc tai (cochlear otospongiosis). Ổ xốp xơ ở ốc tai làm
tổn thương đến loa đạo gây nên nghe kém thể tiếp âm.
1.2.2.5. Chẩn đoán phân biệt
 Cố định đế đạp bẩm sinh: biểu hiện nghe kém xuất hiện từ nhỏ, không tiến
triển, đôi khi kết hợp với dò ngoại dịch tai trong.
 Gián đoạn chuỗi xương con: các xương con bị tổn thương do chấn thương
hoặc viêm tai giữa. Thính lực đồ biểu hiện nghe kém truyền âm, nhĩ đồ có

đỉnh nhọn, biên độ cao. Chụp CLVT có thể thấy các tổn thương xương con.
 Cố định đầu xương búa: đầu xương búa bị cố định vào thượng nhĩ do di
chứng của viêm tai giữa hoặc bẩm sinh. Khi soi tai có bơm hơi thấy di
động xương búa giảm. Trong bệnh xốp xơ tai có thể thấy cố định xương
búa kèm theo.
 Cholesteatoma bẩm sinh ở tai giữa: biểu hiện nghe kém truyền âm, màng
tai bình thường hoặc có khối trắng phía sau màng tai. Chụp CLVT giúp
phát hiện có Cholesteatoma ở tai giữa.
 Xơ nhĩ: Xơ nhĩ XBĐ là một trong những nguyên nhân gây nghe kém
truyền âm, màng tai thường không bị canxi hoá. Chụp CLVT phát hiện các
tổn thương như đế đạp tăng tỷ trọng, các cành của XBĐ tăng sáng, đôi khi


16

có những nốt trắng canxi. Trên lâm sàng xơ nhĩ XBĐ kết hợp với xốp xơ
tai cũng không phải là hiếm gặp, nhiều trường hợp chỉ phân biệt được
trong khi mổ.
 Viêm tai thanh dịch: soi tai thấy bóng nước sau màng tai, làm nghiệm pháp
bơm hơi thấy màng tai ít hoặc không di động. Đo nhĩ lượng thấy đỉnh của nhĩ
đồ không còn hình nhọn mà phẳng hoặc dẹt và nằm trong vùng áp lực âm.
 Bệnh gây cứng khớp bàn đạp - tiền đình không phải xốp xơ tai
- Bệnh Paget: ổ xốp xơ không chỉ ở khớp bàn đạp - tiền đình mà còn lan
toả xương đá. Chụp CLVT phát hiện thấy tổn thương ở xương đá. Ngoài ra
còn phối hợp với các dấu hiệu khác như biến dạng, dễ gẫy các đầu chi, xương
sọ và viêm khớp.
- Bệnh Lobstein: là bệnh tạo xương không hoàn chỉnh do rối loạn chuyển
hoá collagen làm xương giòn và dễ gãy. Trường hợp hội chứng Van der Hoeve
là một thể của bệnhLobstein, có biểu hiện nghe kém do cứng khớp bàn đạp - tiền
đình và củng mạc mắt có màu xanh.

1.2.3. Điều trị bệnh xốp xơ tai
1.2.3.1. Điều trị phẫu thuật
 Chỉ định, chống chỉ định phẫu thuật
 Chỉ định phẫu thuật.
Chỉ định: Phẫu thuật thay thế XBĐ được chỉ định trong trường hợp xốp
xơ tai gây cứng khớp bàn đạp - tiền đình một phần hoặc toàn bộ.
Theo các tác giả chỉ định phẫu thuật trong trường hợp xốp xơ tai có tổn
thương nghe kém truyền âm hoặc hỗn hợp. Phẫu thuật sẽ đạt hiệu quả tốt nhất
khi:
- Chỉ số ABG ≥ 30 dB.
- Ngưỡng nghe đường xương từ 0 – 30 dB.


17

Trong trường hợp ngưỡng nghe đường xương > 30 dB, nhưng khoảng
cách giữa đường khí và đường xương còn rộng (ABG ≥ 20 dB) thì các tác giả
cho rằng cũng có chỉ định phẫu thuật nhằm phục hồi sức nghe ở các tần số trầm.
Hầu hết các tác giả đều thống nhất:
- Xốp xơ tai hai bên thì mổ bên tai nghe kém hơn trước.
- Chỉ mổ tai thứ hai khi kết quả mổ tai thứ nhất tốt và ổn định qua thời
gian theo dõi ít nhất 6 tháng.
 Chống chỉ định phẫu thuật
- BN có chóng mặt.
- Tổn thương tai trong > 70 dB.
- Tổn thương đế đạp ở giai đoạn V (theo phân giai đoạn Pormant)
- Đã mổ một bên tai mà bên đó nghe kém tiếp âm hoặc chóng mặt.
- Xốp xơ tai thể một bên mà bên tai xốp xơ nghe tốt hơn tai kia.
- Xốp xơ tai ở một tai duy nhất.
- Tắc vòi nhĩ, viêm tai giữa có cholesteatoma.

- BN làm việc trong điều kiện thay đổi áp suất như thợ lặn, phi công…
dễ có nguy cơ dò ngoại dịch và di lệch trụ dẫn sau mổ, do đó cần phải cân
nhắc trước khi quyết định mổ.
 Nguyên tắc phẫu thuật
- Lấy đi một phần hoặc toàn bộ đế đạp.
- Che kín cửa sổ bầu dục bằng mảnh lót trung gian như mảnh tĩnh mạch,
cân cơ thái dương hoặc màng sụn.
- Đặt trụ dẫn âm nối ngành xuống xương đe với cửa sổ bầu dục qua
mảnh lót trung gian và đảm bảo cho trụ này hoạt động truyền âm.
- Các kỹ thuật phẫu thuật XBĐ: có nhiều kỹ thuật khác nhau tuỳ thuộc vào
thói quen của phẫu thuật viên, mức độ tổn thương của đế đạp và loại trụ dẫn
được sử dụng để thay thế.


18

 Các loại trụ dẫn thay thế xương bàn đạp
Trụ dẫn âm sử dụng thay thế xương bàn đạp đầu tiên là khi tác giả Shea
sử dụng trụ teflon và đạt được kết quả phục hồi sức nghe rất tốt, đặt nền móng
cho sự ra đời nhiều loại trụ dẫn khác nhau.
Và cùng với thời gian, phương pháp thay thế xương bàn đạp ngày càng
đạt được kết quả tốt làm nâng cao chất lượng cuộc sống và làm việc của bệnh
nhân xốp xơ tai nhờ những tiến bộ của kĩ thuật cũng như các loại trụ dẫn âm
ngày càng được hoàn thiện .
Năm 1960, Schuknecht đã phát triển trụ dẫn âm tạo bởi dây tạo bởi dây
kim loại và mô mỡ được làm trực tiếp trong phẫu thuật, trong thời gian này đây
là loại trụ dẫn được sử dụng nhiều nhất. Đây là loại trụ dẫn được làm từ dây
tantalium với vòng cuối cùng quấn quanh một khối mỡ đặt tại vị trí đế đạp đã lấy
để tái tạo hệ thống truyền âm tai giữa với khối mỡ kích thước khoảng 2-3 mm và
chiều dài trụ 4-5 mm và đầu còn lại tạo móc để cố định vào ngành xuống xương

đe. Tuy nhiên, qua nhiều nghiên cứu lâu dài cho thấy kĩ thuật sử dụng trụ dẫn
này có tỷ lệ cao nguy cơ di lệch của trụ dẫn, gây dính vào tiền đình, hình thành u
hạt và tổn thương tai trong
Cũng trong thời gian đó, năm 1960 Plester thực hiện kĩ thuật kĩ thuật
thay thế XBĐ bán phần, lấy bỏ 1/3 sau đế đạp, đặt trụ dẫn. Ý tưởng này
nhanh chóng được ủng hộ bởi Shea cùng cộng sự và Marquet, họ đã tiến hành
phẫu thuật sử dụng piston qua cửa sổ nhỏ trên đế đạp . Đó được gọi là kĩ thuật
mở cửa sổ nhỏ trên đế đạp, là kĩ thuật được mô tả là kĩ thuật xâm lấn tối thiểu
và thành công cao nhất, với những ưu điểm sau: giảm nguy cơ tổn thương tai
trong, phục hổi tốt sức nghe ở những tần số cao, giảm tỉ lệ di lệch trụ dẫn và
giảm tỉ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng tai trong .


19

Đồng hành cùng sự phát triển kĩ thuật mở cửa sổ nhỏ trên đế đạp là các
trụ dẫn âm dạng piston làm bởi các nguyên liệu khác nhau được đưa vào sử
dụng. Đầu tiên, Shea tạo trụ dẫn hoàn toàn bằng teflon, có tạo lỗ để khớp với
ngành xuống xương đe. Ngay sau đó, trụ dẫn teflon có vòng kim loại cố định
vào ngành xuống xương đe được sử dụng rộng rãi và thậm chí cho đến bây
giờ. Vòng kim loại được làm bởi: thép không gỉ, tantalium và sợi bạch kim
mảnh được cho là nguyên liệu có độ dẻo thích hợp để móc vào ngành xuống
xương đe một cách dễ dàng.
Những năm 1990, Steinbach sử dụng trụ dẫn làm bằng vàng có móc dẻo
thuận lợi cho cố định ngành xuống xương đe. Tuy nhiên, có tỷ lệ cao các trụ
này bị đảo thải, hình thành mô hạt phản ứng và báo cáo có trường hợp gây
ngộ độc tai trong. Và nguyên liệu titalium được đánh giá là có tính tương
thích sinh học đặc biệt cao và có lợi thế là trọng lượng thấp ( khoảng 4mg), dễ
dàng xử trí trong phẫu thuật, không có báo cáo vệ sự đào thải và phản ứng mô
tối thiểu, giúp cho phẫu thuật đạt kết quả đo thính lực tốt. Bên cạnh đó các trụ

dẫn âm làm bằng teflon và móc titalium, trụ dẫn flouroplastic đều được sử
dụng rộng rãi tai các trung tâm phẫu thuật tai cho đến hiện nay .
Những cải tiến sau này của trụ dẫn và kĩ thuật tạo cửa sổ trên đế đạp và
đặt trụ dẫn từ đế đạp đến móc vào ngành xuống xương đe sao cho sự hoạt
động của hệ thống truyền âm được tái tạo tốt nhất là mục tiêu của phẫu thuật.
 Các phương pháp phẫu thuật
- Hiện nay, điều trị bệnh xốp xơ tai chủ yếu là phẫu thuật. Và các kỹ thuật
phẫu thuật XBĐ: có nhiều kỹ thuật khác nhau tuỳ thuộc vào thói quen của phẫu
thuật viên, mức độ tổn thương của đế đạp và loại trụ dẫn được sử dụng để thay thế.
Hiện nay có ba kỹ thuật chính:
• Kỹ thuật mở cửa sổ nhỏ ở đế đạp (small fenestra stapedotomy)
• Kỹ thuật lấy xương bàn đạp bán phần (partial stapedectomy)
• Kỹ thuật lấy xương bàn đạp toàn phần (stapedectomy)


20

1.3. CÁC KỸ THUẬT MỞ CỬA SỔ TRÊN ĐẾ ĐẠP

Trong khi thao tác kĩ thuật thay thế xương bàn đạp, bước mở cửa sổ trên
đế đạp được đánh giá là bước quan trọng nhất và yêu cầu thao tác tỉ mỉ và
thận trọng nhất vì có nguy cơ tổn thương tai trong. Cụ thể tùy theo từng giai
đoạn tiến triển xốp xơ tai, kĩ thuật thao tác gặp các khó khăn khác nhau [10] :
- Khi đế đạp chưa hoàn toàn cố định do ổ xốp xơ mới hình thành(giai
đoạn Pormant I,II), hiện tượng bập bềnh XBĐ khi thao tác cắt các cành xương
bàn đạp có thể gặp, đôi khi là bật đế đạp ra khỏi cửa sổ bầu dục.
-Khi đế đạp cố định (Pormant III, IV), khi phẫu thuật viên tạo lỗ mở trên
XBĐ gặp khó khăn và có thể cửa sổ mở rộng hơn so với ý định ban đầu và
không phù hợp với kích thước trụ dẫn, đồng thời tăng nguy cơ tổn thương tai
trong và rò ngoại dịch.

-Trường hợp đế đạp dày toàn bộ sẽ đòi hỏi áp lực lớn hơn để tạo lỗ trên
XBĐ và hậu quả là tăng nguy cơ tổn thương tai trong.
Không chỉ vậy, vấn đề chảy máu do tổn thương động mạch XBĐ gây
khó khăn cho việc mở cửa sổ trên đế đạp và đồng thời làm cản trở tầm nhìn
và khi thao tác đặt trụ dẫn.
Chính vì những nguyên nhân trên mà dụng cụ để thao tác trên đế đạp
không dừng lại là dụng cụ vi phẫu mà được cải tiến kĩ thuật với khoan (khoan
Skeeter) và đặc biệt là laser đã được đưa vào sử dụng và hỗ trợ các phẫu thuật
viên rất nhiều. Cụ thể:
 Kĩ thuật mở cửa sổ nhỏ trên đế đạp dùng dụng cụ vi phẫu:
Dụng cụ vi phẫu được cầm giữa ngón trỏ và ngón cái rồi xoay ngược lại
tại vị trí 2/3 sau đế đạp. Một điều nhà phẫu thuật cần chú ý là đầu nhọn của
dụng cụ chỉ nằm 1 nửa trong tiền đình.


21

 Kĩ thuật mở cửa sổ nhỏ sử dụng khoan (Skeeter drill):
Phẫu thuật viên sử dụng khoan thành sau ống tai kết hợp với curet để mở
khuyết sau trên giúp bộc lộ dây thừng nhĩ, vén ra trước giúp quan sát khớp đe
đạp và XBĐ tốt nhất và hạn chế làm kẽo giãn hay giập dây thừng nhĩ.
Khi cửa sổ bầu dục đã được bộc lộ giúp quan sát được 1/3 sau đế đạp,
phẫu thuật viên dùng mũi khoan để tạo lỗ trên đế đạp kích thước phù hợp với
kích thước trụ dẫn.

Hình 1.3. Mở cửa sổ trên đế đạp bằng khoan [10].

 Kĩ thuật mở cửa sổ nhỏ sử dụng laser:
Năm 1980, R.Perkins là người đầu tiên đưa laser sử dụng trong phẫu
thuật XBĐ và đó là laser Argon. Tiếp theo sau này, rất nhiều nhà phẫu thuật

khác McGee (1983) và Palva (1987) để sau này có nhiều loại laser được sử
dụng là laser CO2, KTP và Argon [8],[10]. Kĩ thuật sử dụng laser ngày càng
được sử dụng rộng rãi nhờ những ưu điểm nổi bật sau:
•Tác dụng làm bay hơi và đông vón lại mô nên giảm chảy máu.
•Dễ thao tác và giúp phẫu thuật viên mở cửa sổ trên đế đạp với kích
thước mong muốn một cách chính xác và đều đặn, lỗ mở gọn gàng hơn.


22

•An toàn hơn cho bệnh nhân đặc biệt những trường hợp đế đạp bập bềnh
và bị vỡ hay đế đạp dày toàn bộ (đế đạp dày độ V theo phân loại của Pormant)
•Giảm nguy cơ tổn thương mê nhĩ, nguy cơ biến chứng điếc tiếp nhận
sau mổ hay nguy cơ chóng mặt.
•Vậy kĩ thuật sử dụng laser giúp phẫu thuật viên thuận lợi và đạt kết quả
tốt nhờ phẫu trường rõ ràng và vô trùng. Tuy nhiên, các phẫu thuật viên luôn
phải chú ý chọn chiều dài tia phù hợp, thời gian chiếu tia vừa đủ và độ tập
trung của tia tốt.
1.4. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH PHẪU THUẬT [10]

- Phương pháp vô cảm: gây tê tại chỗ kết hợp với tiền mê hoặc gây mê
nội khí quản.
- Thực hiện phẫu thuật dưới kính hiển vi phẫu thuật.
- Đường rạch da: phần lớn đi theo đường trong tai. Nếu ống tai hẹp, gập
góc nhiều thì có thể bổ sung thêm đường rạch da đi từ phần trong của ống tai
chạy thẳng ra ngoài qua rãnh lên bình tai (đường rạch của Shambaugh).
- Vạt da ống tai và màng nhĩ được vén ra phía trước.
- Tách gỡ dây thần kinh thừng nhĩ đẩy xuống phía trước dưới. Một số
trường hợp nếu quá vướng, che phẫu trường nhiều có thể cắt dây thần kinh
thừng nhĩ để mở rộng đường vào đế đạp.

- Mở khuyết xương ở góc sau trên ống tai ngoài bằng khoan hay thìa nạo
xương vi phẫu để thấy rõ XBĐ và mỏm tháp, kiểm tra khớp búa đe di động
tốt, khớp bàn đạp tiền đình hạn chế di động, đánh giá vị trí ổ xốp xơ, độ dày
đế đạp và giải phẫu dây VII.


23

- Đo chiều dài từ ngành xuống xương đe tới đế đạp và chỉnh chiều dài
của trụ dẫn theo đúng kích thước này.
- Dùng khoan vi phẫu hoặc Laser mở một cửa sổ xương nhỏ trên đế đạp
có đường kính 0,6 - 0,7 mm. Thông thường đường kính của cửa sổ xương lớn
hơn đường kính trục của trụ dẫn 0,1mm. Vị trí cửa sổ xương được mở ở phía
gần cành sau và bờ dưới đế đạp.
- Sau đó đặt trụ dẫn nối ngành xuống xương đe và cửa sổ xương mới mở
trên đế đạp.
- Tách khớp đe đạp, cắt cành trước, cành sau và gân cơ bàn đạp bằng kéo
vi phẫu.
- Kiểm tra độ di động của trụ dẫn trong cửa sổ này.
- Kiểm tra vận động của trụ dẫn bằng cách ấn nhẹ vào ngành xuống
xương đe và cán búa.
- Đặt lại màng tai và da ống tai về vị trí cũ. Nếu màng tai bị rách do bóc
tách thì được vá lại bằng màng sụn hoặc mảnh cân cơ. Chèn cố định màng tai
và da ống tai bằng Gelfoam, bấc tai hay Merocel.


24

Hình 1.6: Mở khuyết
sau trên bộc lộ đế đạp

[10].

Hình 1.7: Đo khoảng
cách đế đạp đến ngành
xuống xương đe [10].

Hình 1.8: Mở cửa sổ
nhỏ trên đế đạp [10].

Hình 1.9: Cách lấy và
đặt trụ dẫn đúng vị trí
[10].

Hình 1.10: Dùng pince
cá sấu có hãm để siết
vừa móc trụ dẫn vào
ngành xuống xương đe
[10].

Hình 1.11: Tách khớp
đe đạp [10].

Hình 1.12: Cắt gân cơ
bàn đạp và gọng sau
xương bàn đạp [10].

Hình 1.13: Dùng móc
bẻ gẫy gọng trước XBĐ
và lấy ra [10].


Hình 1.14: Lay động
kiểm tra sự di động
của hệ thống xương


25

con, trụ dẫn [10].
1.5. KẾT QUẢ PHẪU THUẬT VÀ CÁC BIẾN CHỨNG PHẪU THUẬT CÓ
THỂ GẶP

 Kết quả phẫu thuật
 Kết quả phục hồi sức nghe. Theo các tác giả 80-90% các trường hợp
đạt kết quả phục hồi sức nghe tốt.
 Hiệu quả đối với tiếng ù tai. Nhiều tác giả cho kết quả khoảng 50-70%
các trường hợp hết tiếng ù tai sau mổ.
 Biến chứng phẫu thuật
 Biến chứng trong mổ: bao gồm chảy máu, phun dò ngoại dịch, gãy
hoặc trật khớp búa đe, tụt đế đạp vào tiền đình và tổn thương dây VII.
 Biến chứng sớm: chóng mặt, viêm tai giữa cấp, ù tai, tổn thương tai
trong gây nghe kém tiếp âm một phần hay hoàn toàn.
 Biến chứng muộn:
Tồn tại nghe kém truyền âm sau mổ
- Theo Freeman nguyên nhân hay gặp nhất là do trụ dẫn tuột khỏi ngành
xuống xương đe hoặc di lệch khỏi cửa sổ bầu dục .
- Theo Kohan hiện tượng viêm, tiêu xương của xương đe tại nơi tiếp xúc
với trụ dẫn làm lỏng khớp nối giữa xương đe - trụ dẫn và hoại tử ngành xuống
xương đe là nguyên nhân thứ 2 gây thất bại sau mổ .
- Một số nguyên nhân khác như: xương búa cố định bị bỏ quên, trụ dẫn
bị cố định bởi các tổ chức xơ và ổ xốp xơ tái phát, cửa sổ tròn bị bít lấp.

Nghe kém tiếp âm: do chấn thương tai trong, viêm mê nhĩ, dò mê nhĩ, u
hạt ở cửa sổ bầu dục.
Một số biến chứng khác như ù tai, chóng mặt kéo dài, rối loạn hoặc
mất vị giác.


×