Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

NGHIÊN cứu một số đặc điểm DỊCH tễ, lâm SÀNG và cận lâm SÀNG của NGỘ độc cấp và bước đầu ĐÁNH GIÁ ỨNG DỤNG lọc máu LIÊN tục TRONG điều TRỊ NGỘ độc cấp ở TRẺ EM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.86 KB, 53 trang )

SỞ Y TẾ
BỆNH VIỆN NHI THANH HÓA

ĐỀ TÀI CẤP NGÀNH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ,
LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA NGỘ ĐỘC CẤP
VÀ BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ ỨNG DỤNG LỌC MÁU LIÊN TỤC
TRONG ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC CẤP Ở TRẺ EM
Cơ quan chủ quản

: Sở Y Tế Thanh Hóa

Cơ quan chủ trì

: Bệnh viện Nhi Thanh Hóa

Chủ nhiệm đề tài

: Hà Hoàng Minh

Học hàm học vị

: Thạc sỹ y khoa

Chức vụ

: Phó giám đốc

Thanh Hóa – 2015



DANH MỤC VIẾT TẮT

APTT
ASAT
ALAT
BC
Bilirubin TP
Bilirubin TT
Bilirubin GT
CPK
CK- MB
CVVH
CVVHD
CVVHDF
HD
MCV
SD
TC

Activated Partial Thromboplastin Time
(Thời gian Thrombin hoạt hóa từng phần)
Aspartat- Amino Transferase
Alanin- Amino Transferase
Bạch cầu
Bilirubin toàn phần
Bilirubin trực tiếp
Bilirubin gián tiếp
Creatinin Phosphat Kinase
Creatinin kinase – MB

Continuous Venno – Venous Hemofiltration
(Siêu lọc máu tĩnh mạch – tĩnh mạch liên tục)
Continuous Veno – Venous HemoDialysis
(Thẩm tách máu tĩnh mạch – tĩnh mạch)
Continuous Veno – Venous Hemodiafiltration
(Siêu lọc, thẩm tách máu tĩnh mạch – tĩnh mạch liên tục)
Intermittent Hemodialysis
(Thẩm tách máu ngắt quãng)
Mean corpuscular volume
(Thể tích trung bình hồng cầu)
Độ lệch chuẩn
Tiểu cầu


MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................1
II. TỔNG QUAN...............................................................................................3
1.1. Dịch tễ học ngộ độc cấp ở trẻ em................................................................................3
1.1.1. Trên thế giới........................................................................................................3
1.1.2. Việt Nam.............................................................................................................5
1.2. Đặc điểm lâm sàng của ngộ độc cấp ở trẻ em.............................................................6
1.2. Nguyên tắc chẩn đoán và điều trị ngộ độc cấp ở trẻ em [3], [4], [5]...........................8
1.2.1. Chẩn đoán............................................................................................................8
1.2.2. Nguyên tắc điều trị .............................................................................................9
1.3. Ứng dụng lọc máu liên tục trong điều trị ngộ độc cấp ở trẻ em [7], [8], [9], [20],
[21], [22], [23]..................................................................................................................10
1.3.1. Chỉ định lọc máu liên tục:.................................................................................10
1.3.2. Các phương pháp lọc máu trong điều trị ngộ độc cấp.......................................12
1.3.3.Một số kết quả nghiên cứu của ứng dụng lọc máu trong điều trị ngộ độc cấp...16


III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................17
3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................17
3.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân.........................................................................17
3.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân...........................................................................17
3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện................................................................................17
3.2.1. Địa điểm............................................................................................................17
3.2.2. Thời gian thực hiện...........................................................................................17
3.3. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................17
3.3.1. Thiết kế nghiên cứu...........................................................................................17
3.3.2. Cỡ mẫu: thuận tiện............................................................................................17
3.4. Sơ đồ nghiên cứu.......................................................................................................18
3.5. Các biến và chỉ số nghiên cứu...................................................................................18
3.5.1. Một số đặc điểm dịch tễ....................................................................................18
3.5.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng..................................................................19
3.5.3. Một số kết quả của ứng dụng lọc máu trong điều trị ngộ độc cấp....................19
3.6. Thu thập và xử lý số liệu...........................................................................................20
3.7. Phương tiện nghiên cứu.............................................................................................20
3.8. Các tiêu chuẩn được áp dụng trong nghiên cứu:.......................................................20
3.8.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán thiếu máu.......................................................................20
3.7.4. Quy trình lọc máu..............................................................................................22

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................................25
4.1. Một số đặc điểm về dịch tễ học ngộ độc cấp.............................................................25
4.1.1. Đặc điểm về giới và nhóm tuổi.........................................................................25
4.1.2. Phân bố địa phương...........................................................................................27
4.1.3. Đường vào chất độc...........................................................................................27
4.1.4. Hoàn cảnh gây ngộ độc.....................................................................................28
4.1.5. Nghề nghiệp của bố mẹ (người chăm sóc)........................................................28
4.1.6. Hình thức vào viện............................................................................................29
4.1.7. Thời gian ngộ độc .............................................................................................29

4.1.9. Thời gian điều trị...............................................................................................30


4.1.11. Tác nhân gây ngộ độc......................................................................................30
4.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng..........................................................................30
4.2.1. Đặc điểm lâm sàng............................................................................................30
4.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng......................................................................................31
4.3. Kết quả bước đầu ứng dụng lọc máu trong điều trị ngộ độc cấp..............................33
4.3.1. Thời gian lọc máu..............................................................................................33
4.3.2. Biến đổi các chỉ số sinh hóa máu......................................................................33
4.3.3. Biến chứng lọc máu...........................................................................................34
4.3.5. Thông số lọc máu..............................................................................................34
4.3.6. Chỉ số lọc máu liên tục......................................................................................35

V - BÀN LUẬN..............................................................................................36
5.1. Đặc điểm dịch tễ học của ngộ độc cấp .....................................................................36
5.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng..........................................................................38
5.3. Bước đầu ứng dụng lọc máu liên tục trong điều trị ngộ độc cấp..............................39

VI. KẾT LUẬN...............................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Đặc điểm về giới và nhóm tuổi..........................................................25
Bảng 2: Đường vào chất độc...........................................................................27
Bảng 3: Nghề nghiệp của bố mẹ (người chăm sóc)........................................28
Bảng 4: Hình thức vào viện.............................................................................29
Bảng 5: Thời gian ngộ độc..............................................................................29

Bảng 6: Thời gian điều trị...............................................................................30
Bảng 7: Tác nhân gây ngộ độc........................................................................30
Bảng 8: Biểu hiện lâm sàng bệnh nhân ngộ độc.............................................30
Bảng 9: Chỉ số cận lâm sàng...........................................................................31
Bảng 10: Thời gian lọc máu............................................................................33
Bảng 11: Biến chứng lọc máu.........................................................................34
Bảng 12: Thông số quả lọc..............................................................................34
Bảng 13: Chỉ số lọc máu.................................................................................35


1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngộ độc cấp là bệnh thường gặp ở nhiều nước trên thế giới, không phân
biệt giới tính, lứa tuổi, sắc tộc và nghề nghiệp…Tỷ lệ tử vong do ngộ độc cấp
là 3-5%. Với tình hình kinh tế thay đổi nhanh chóng và trình độ văn hóa cũng
như môi trường cũng biến đổi nhiều, từ đó tình trạng ngộ độc cấp diễn ra trên
thế giới tăng lên nhanh chóng và diễn biến phức tạp.
Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng ngộ độc cấp nhiều khi không còn
điển hình nữa, đặc biệt là đối với trẻ em càng khó khai thác được tiền sử có
tiếp xúc với độc chất gây ra tình trạng dễ bỏ sót chẩn đoán hoặc chẩn đoán
nhầm lẫn và điều trị muộn. Nhiều trường hợp ngộ độc với nhiều loại khác
nhau gây ra hậu quả tổn thương nhiều cơ quan khác nhau ảnh hưởng đến chức
năng sống hoặc tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề làm tăng gánh nặng cho
gia đình và xã hội, nhưng ngộ độc cấp là rối loạn chức năng cấp tính nên nếu
được chẩn đoán và xử trí tốt thì có thể giảm tỷ lệ tử vong và tàn tật.
Hiện nay, điều trị ngộ độc cấp đã có nhiều tiến bộ vượt bậc do có sự cải
tiến trong công nghệ thông tin cũng như sinh học xét nghiệm đã tìm ra được
các chất có tính đối kháng đặc hiệu hoặc làm giảm nhẹ độc chất. Trước đây,
để loại bỏ các độc chất ra ngoài cơ thể chủ yếu là dùng chất trung hòa hoặc
đối kháng rồi tăng cường đào thải chất độc qua hô hấp, tiêu hóa và tiết niệu;

nhưng ngày nay nhiều nơi trên thế giới và cả Việt Nam đã áp dụng thành công
phương pháp lọc máu với các cách thức khác nhau để hỗ trợ trong quá trình
điều trị ngộ độc cấp làm tăng tỷ lệ sống, hạn chế tàn tật, giảm gánh nặng cho
xã hội.
Tại Việt Nam, áp dụng lọc máu liên tục cho trẻ em từ những năm 2009
và đã có những thành tựu nổi bật đặc biệt trong điều trị bệnh tay chân miệng
có biến chứng nặng. Từ năm 2013, tại bệnh viện nhi Thanh Hóa đã áp dụng
kỹ thuật lọc máu trong điều trị bệnh nhân nặng nói chung và điều trị ngộ độc


2
cấp nói riêng, và đã đạt được một số kết quả bước đầu. Trước tình hình đó
chúng tôi nghiên cứu đề tài với mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học của ngộ độc cấp ở trẻ em
2.

Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ngộ độc cấp ở trẻ em

3.

Bước đầu kết quả ứng dụng kỹ thuật lọc máu trong điều trị ngộ
độc cấp ở trẻ em


3
II. TỔNG QUAN
1.1. Dịch tễ học ngộ độc cấp ở trẻ em
1.1.1. Trên thế giới
Ngộ độc cấp tính ở trẻ em vẫn còn là một vấn đề rất quan trọng trong y
tế cộng đồng và là một trong những nguyên nhân thường gặp trong các đơn vị

cấp cứu, chiếm khoảng 2-5% tổng số bệnh nhân vào viện cấp cứu, và xu
hướng ngày càng gia tăng. Theo nghiên cứu của Pawlowicz U, Waslidewska
A, Olanski W: khảo sát trong 5 năm (2006- 2010) có 2176 trẻ nhập viện thì có
đến 489 trẻ nhập viện vì lý do ngộ độc chiếm 25% [10], nhưng Sabiha S,
Kursat B, Ener C khảo sát trong 1 năm 2009 có 281 trẻ bị ngộ độc cấp phải
nhập viện chiếm 2.31% [12], và theo Lamirieau T, Lannus B, Kennedy A
nghiên cứu 2988 trẻ nhập viện từ năm 1989 đến 1995 có 490 trẻ phải nhập
viện vì triệu chứng ngộ độc cấp (6%) [14]. Tỷ lệ ngộ độc trẻ em trong các
nghiên cứu khác nhau dao động từ 0.33 đến 7.6%. Ngộ độc thường gặp ở trẻ
từ 1 đến 5 tuổi và chiếm 80% tất cả trẻ em bị ngộ độc. Nguyên nhân ngộ độc
thường khác nhau theo lứa tuổi: dưới 1 tuổi nguyên nhân chính là ngộ độc
thuốc do cha mẹ cho các trẻ sử dụng thuốc không đúng, từ 2 đến 2 tuổi
nguyên nhân thường gặp là các vật dụng trong gia đình như nước tẩy rửa, xà
phòng,…từ 3-5 tuổi nguyên nhân chính là trẻ vô tình sử dụng các thuốc do
người lớn để quên và không đúng nơi quy định, còn ở lứa tuổi đi học và tuổi
vị thành niên nguyên nhân chính ngộ độc là cố tình tự tử bằng thuốc.
Tình trạng ngộ độc cấp ở trẻ em xảy ra nhiều nơi trên thế giới với nhiều
nguyên nhân và độc chất khác nhau, đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới về
dịch tễ học ngộ độc cấp ở trẻ em và tỷ lệ mắc bệnh, tử vong và tàn tật cũng
như nguyên nhân gây ngộ độc khác nhau ở từng quốc gia, miền vùng và trình
độ văn hóa phong tục tập quán.
Ở Mỹ (Maryland) có 80/100,000 trẻ em dưới 5 tuổi phải nhập viện do
ngộ độc thuốc, trong khi đó có 29.5/100,000 trẻ em dưới 5 tuổi ngộ độc các


4
hóa chất được sử dụng trong sinh hoạt. Tại Anh có hơn 25,000 trẻ em/năm
phải nhập viện do ngộ độc cấp với nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong năm
2009, Tại Iran khi nghiên cứu trên 280 trẻ em nhập viện Eskisehir Osmangazi
University vào khoa cấp cứu có 48.4% trẻ nam và 51.6% là trẻ nữ, Có 73.3%

trẻ nhập viện vì lý do là vô tình tai nạn bị ngộ độc, và thuốc là yếu tố thường
gặp nhất chiếm 48.3%, qua đường tiêu hóa là 23.1%, trong đó các thuốc dùng
để điều trị các bệnh về tâm thần kinh như chống trầm cảm 3 vòng tricyclic
antidepressant chiếm tỷ lệ cao nhất (11.7%) tiếp theo là Methylphenidate ; có
262 trẻ bị ngộ độc được nhập viện sau 48 giờ ngộ độc.
Về tuổi và giới cũng khác nhau trong các nhau nghiên cứu: Theo
nghiên cứu của Pawlowicz U, Waslidewska A, Olanski W tuổi trung bình là
12.86 ± 5.04 và 52.4% là trẻ nam tỷ lệ nam/nữ = 1.1/1 [10]; còn Sabiha S,
Kursat B, Ener C trong 280 trẻ ngộ độc có 48.4% trẻ nam và 51.6% trẻ nữ, tỷ
lệ nam/nữ là 1/1.06, tuổi trung bình là 5.35 ± 3.1, 49.1% trẻ dưới 4 tuổi, 35.2
% trẻ > 10 tuổi, tùy theo nhóm tuổi mà tỷ lệ nam nữ khác nhau như ở nhóm
tuỏi > 10 nữ chiếm tỷ lệ 66.6%, và trong nhóm < 4 tuổi tỷ lệ nam/nữ cao hơn
có ý nghĩa thống kê khi so sánh với các nhóm tuổi khác (p< 0.001) [11]; cũng
theo nghiên cứu khác như Andrian N, Sarikayalar F: tuổi trung bình là 5.96 ±
4.87 năm, khoảng tuổi dao động từ 0.01 đến 17 tuổi, 63.6% trẻ < 5 tuổi, trong
nhóm trẻ dưới 10 tuổi tỷ lệ nam (52.3%) cao hơn nữ còn trong nhóm hơn 10
tuổi nữ (79%) cao hơn nhiều so với nam [12].
Nguyên nhân và hoàn cảnh gây ngộ độc cũng khác nhau nhiều ở các
quốc gia, văn hóa và lứa tuổi. Theo Pawlowicz U, Waslidewska A, Olanski W
nguyên nhân ngộ độc do cố tình hoặc lạm dụng chiếm tỷ lệ 75.5% cao hơn
nhiều do tai nạn là 24.5%, ngộ độc thuốc không được nhắc đến trong nghiên
cứu [10]; nhưng theo Sabiha S, Kursat B, Ener C tai nạn là nguyên nhân ngộ
độc chính (73.3%), có 72 trường hợp ngộ độc do cố ý tự tử và trong đó 73.6%
là trẻ nữ, tuổi trung bình là 9 [2]; và cũng theo nghiên cứu của Hincal F,


5
Muftu Y, Sarikayalar F trên 1188 trẻ nhập viện vì ngộ độc cấp trong 10 năm
(1975-1984) có 69.9% trường hợp ngộ độc do tai nạn, trong đó 70.6% là trẻ
dưới 5 tuổi, thuốc an thần và giảm đau là những nguyên nhân chính, tuy nhiên

hai thuốc thường xuyên được sử dụng là Aspirin và Optalidon, tỷ lệ tử vong
chung là 4.9% trong đó 50% là tử vong do vô tình ngộ độc thuốc còn 41.1%
là do rủi ro trong quá trình điều trị [14]. Trong nghiên cứu của Sarker AK,
Ghosh S, Baric K với 134 bệnh nhân nhập viện do tai nạn ngộ độc chủ yếu ở
lứa tuổi 1-3 và dầu hỏa là nguyên nhân quan trọng nhất [15]. Cũng theo
Koueta F, Dao L, Fayama F nghiên cứu 123 bệnh nhân ngộ độc cấp, lứa tuổi
thường gặp từ 1-4 tuổi, nguyên nhân cao nhất là sản phẩm gia dụng (44.7%),
tiếp theo là ma túy (22.7%), và thực phẩm (22%), dầu hỏa và các sản phẩm từ
xăng dầu khác chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm sản phẩm gia dụng (54.5%),
thời gian nằm viện trung bình là 2 ngày [16].
1.1.2. Việt Nam
Ngộ độc cấp ở trẻ em là vấn đề cần được nhiều ban ngành quan tâm từ
kinh tế giáo dục và y tế...Hiện nay, tình hình ngộ độc ở trẻ em tại Việt Nam
diễn ra rất phức tạp và khó kiểm soát làm cho qúa trình chẩn đoán và điều trị
hết sức khó khăn. Tuy tình trạng ngộ độc cấp ở trẻ em tại Việt Nam gia tăng
nhanh nhưng thường không tập trung, tản mạn nhiều địa phương nên ít có số
liệu tình hình cụ thể.
Theo tác giả Bùi Quốc Thắng và cộng sự [1] nghiên cứu 236 trẻ nhập khoa
cấp cứu bệnh viện Nhi đồng 1 từ 1/6/2001 đến 31/5/2002: có 74.1% trẻ dưới 5
tuổi, tỷ lệ nam/ nữ là 1:1, đa số các trường hợp ngộ độc đều đến từ khu vực
nội thành Hồ Chí Minh, nguyên nhân thường gặp là uống nhầm (47.1%), tiếp
theo là tai biến điều trị (33.1%) và tự tử (12.3%). Phần lớn các trường hợp
ngộ độc xảy ra ở trẻ sống trong gia đình kinh tế khó khăn, trình độ học vấn
thấp, các bậc cha mẹ không đủ kiến thức chăm sóc cho sức khỏe con cái, khi


6
ngộ độc xảy ra không biết xử trí thế nào, một số gia đình còn không đưa trẻ
đến ngay cơ sở y tế.
Theo nghiên cứu của Nghiêm Phương Thảo và Bùi Quốc Thắng [2] về tình

trạng ngộ độc cấp paracetamol trong thời gian 1/1/2003 đến 31/5/2009 tại
bệnh viện Nhi đồng I ghi nhận có 46 trường hợp, trong đó: tỷ lệ lứa tuổi
thường gặp là 1-5 tuổi (41.3%) và 10-15 tuổi (43.5%)
1.2. Đặc điểm lâm sàng của ngộ độc cấp ở trẻ em
Triệu chứng lâm sàng của trẻ em thường kín đáo và khó khai thác được
bệnh sử có tiếp xúc với chất độc nên rất dễ bỏ sót, vì vậy cần khai thác và
thăm khám kỹ để tạo thành các hội chứng ngộ độc
- Hội chứng kháng Cholinergic:
+ Triệu chứng: Nói sảng, tim nhanh, da khô, đỏ, đồng tử giãn cố định,
tăng huyết áp, bụng chướng, giảm co bóp cơ tim, ứ tiểu, kích thích co
giật, ảo giác, suy hô hấp.
+ Thuốc và chất độc: Atropin, Beladone, Scopolanin, kháng Histamin,
Homatropin, lá cà độc dược...
- Hội chứng kháng men Choliesterase
+ Triệu chứng:
4. Muscarin: tăng tiết nước bọt, nước mắt, mồ hôi, đồng tử co, nôn,
cò cử, ỉa chảy, tim chậm hay nhanh, hạ hay tăng huyết áp, rối
loạn nhìn, đái không tự chủ.
5. Nicotine: Co giật cơm, yếu, liệt cơ, chuột rút, suy hô hấp, phù
phổi cấp, tim nhanh, tăng huyết áp
6. Thần kinh trung ương: Vật vã kích thích, mất điều hòa vận động,
co giật mất ngủ, hôn mê, mất phản xạ thần kinh
+ Thuốc và chất độc: Thuốc trừ sâu Phospho hữu cơ, Carbamate,
Physotigmin...


7
- Hội chứng giao cảm
+ Triệu chứng: kích thích, co giật, tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, ảo giác,
có thể rối loạn nhịp, hạ huyết áp với caffein.

+ Thuốc và chât độc: Amphetamin, Amynophyline, Caffein, Cocain,
Dopamine, Ephedrine, Adrenalin...
- Hội chứng Opioids:
+ Triệu chứng: Lờ đờ trì trệ, đồng tử co nhỏ, thở chậm hay ngừng, hạ
huyết áp, đáp ứng với Naloxone
+ Thuốc và chất độc: Nhóm Opioids (Heroine, Opi, Fentanyl, Morphine,
Codein, ...)
- Hội chứng ngoại tháp
+ Triệu chứng của Parkinson: nói khó, loạn ngôn, cơn vận nhãn cầu, cứng
đơ, run rẩym vẹo cổ, ưỡn cong người, la hét, cứng hàm, co thắt thanh
hầu
+ Thuốc và chất độc: Acetophenazin, Butaperazin, Chlorpromazine,
Haloperidol, Promazine,...
- Hội chứng bệnh Hemoglobin:
+ Triệu chứng: đau đầu, buồn nôn, nôn, chóng mặt, khó thở, co giật, hôn
mê, da tím đỏ, viêm dạ dày ruột, máu màu chocolate (methemoglobin)
+ Thuốc và chất độc: Carbon monocide (CO), Cyanide, Sắn,...
- Hội chứng sốt khói kim loại:
+ Triệu chứng : Xanh, sốt, buồn nôn, nôn, đau cơ, khô họng, đau đầu, mệt
lả, yếu cơ, bạch cầu tăng, suy hô hấp
+ Chất độc: khói oxide của đồng than (brass), Cadium, Đồng, sắt,
maggie, thủy ngân, nickel, kẽm, titanium...
- Hội chứng thèm thuốc:
+ Triệu chứng: ỉa chảy, giãn đồng tử, sởn gai ốc, tăng huyết áp, tim
nhanh, mất ngủ, chảy nước mắt, ngáp, co cơ, sôi bụng, vật vã, ảo giác


8
+ Thuốc và chất độc: Rượu, Babiturate, Benzodiazepin, Cloralhydrate,
cocain, opi, nicotin

Khi một bệnh nhân nghi ngờ ngộ độc, bất kỳ là hội chứng ngộ độc nào,
người thầy thuốc phải xem ngay hậu quả trên cơ quan sống đe dọa bệnh tật và
tử vong:
- Biến chứng hô hấp: Có thể là hậu quả của tác dụng thuốc và chất độc
trên trung tâm hô hấp, cơ hô hấp và đường dẫn khí, nhưng còn là hậu
quả của sặc dịch dạ dày vào phổi, gây viêm phổi do sặc, hội chứng suy
hô hấp cấp tiến triển, phù phổi cấp, do thiếu oxy trong hôn mê, co giật,
- Biến chứng tim mạch:
+ Thường gặp là loạn nhịp tim, nhịp nhanh, chú ý bệnh nhân có bệnh tim
từ trước hoặc thiếu oxy.
+ Cần chú ý một số chất độc: Quinidine (chẹn kênh Na), Amiodarone và
Satolol: gây kéo dài QT và block nhĩ thất.
+ Nhịp chậm ít gặp hơn và thường liên quan đến vấn đề chuyển hóa như
toan máu hoặc ức chế thần kinh trung ương như barbiturates,
benzodiazepin, hoặc trực tiếp gây giãn mạch (chẹn kênh canxi), tăng
huyết áp có thể gặp cần quan tâm biến chứng kèm theo là chảy máu não.
- Biến chứng thần kinh: Sự thay đổi ý thức rất thường gặp trong ngộ độc
từ kích thích, ảo giác, trì trệ rồi hôn mê đi đến tử vong. Có thể liên quan
chặt chẽ với tình trạng suy hô hấp, và biến chứng tim mạch. Co giật là
một biến chứng nặng nhất ở bệnh nhân ngộ độc nhưng cũng có thể do
chuyển hóa, thừa dịch.
1.2. Nguyên tắc chẩn đoán và điều trị ngộ độc cấp ở trẻ em [3], [4], [5]
1.2.1. Chẩn đoán
Quá trình chẩn đoán ngộ độc cấp ở trẻ em gặp rất nhiều khó khăn, do
trẻ chưa tự ý thức được những hành động của mình, và khó khai thác được
tiền sử trẻ có tiếp xúc với chất độc hay không và trong thời gian bao lâu, số


9
lượng như thế nào, vì vậy cần khai thác kỹ những người trực tiếp chăm sóc trẻ

hay những người được chứng kiến theo trình tự như sau
- Thông qua hỏi bệnh sử, tiền sử, gia đình, người chăm sóc (hay chứng
kiến), bạn bè, thầy thuốc để có định hướng: chất độc là gì, khi nào bị ngộ độc,
số lượng chất độc là bao nhiêu, tại sao bị ngộ độc, kèm theo chất độc nào nữa
hay không?
- Khám lâm sàng nhằm Đánh giá dấu hiệu sống, định hướng hội chứng
ngộ độc, đánh giá các biến chứng ngộ độc, đánh giá các biến chứng và đánh
giá bệnh có từ trước.
Do đó khi chẩn đoán trẻ ngộ độc cấp cần những yếu tố sau:
- Ngộ độc chất gì ? thuốc gì ?
- Thời gian bị ngộ độc ? vào viện giờ thứ bao nhiêu ?
- Số lượng chất độc ?
- Biến chứng ngộ độc ?
1.2.2. Nguyên tắc điều trị
a. Hạn chế tiếp xúc với chất độc
b. Đảm bảo chức năng sống, điều trị các triệu chứng đe dọa nguy kịch,
nghĩa là : phải đảm bảo an toàn đường dẫn khí và thông khí, duy trì tuần hoàn,
thần kinh phác đồ cấp cứu
c. Hạn chế hấp thu của chất độc
d. Loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể
- Làm sạch da, tóc bằng nước ấm xà phòng nếu chất độc bám vào da,
tóc như thuốc trừ sâu
- Rửa mắt: nếu chất độc bám vào mắt, gây hỏng mắt nhanh cần phun
rửa liên tục vào mắt bằng nước sạch hoặc dung dịch NaCl 0.9% từ 10 đến 15
phút. Nếu chất độc là acide hay base, cần duy trì pH ở mức 6.5-7.5 và đưa đến
bệnh viện chuyên khoa mắt cấp cứu.


10
- Gây nôn: Dùng ngay vài phút sau khi uống hay ăn nhầm chất độc

- Rửa dạ dày: là biện pháp loại bỏ chất độc hiệu quả với chất độc dạng
nước hay bột dễ tan, hiệu nhất trong vòng 60 phút. Tuy nhiên nếu chất độc
nhiều và kích thước lớn thì sau 2-3 giờ rửa dạ dày vẫn còn hiệu quả, có thể
cho uống than hoạt trước cũng làm trì hoãn được rửa dạ dày.
- Thuốc nhuận tràng: dùng kích thích ruột đào thải các chất không được
hấp thu với than hoạt ra ngoài theo phân.
- Truyền dịch và lợi tiểu mạnh (Điều trị thải độc bằng phương pháp
tăng cường bài niệu)
Dùng Furosemide và truyền dịch trong điều kiện chưa có suy thận và
huyết động ổn định nhằm đào thải chất độc ra nước tiểu, kết hợp với kiềm hóa
nước tiểu bằng NaHCO3, Ringer lactat.
- Lọc màng bụng hoặc lọc máu, thay máu : tùy theo tình trạng bệnh
nhân và chất độc mà có chỉ định lọc máu hay lọc màng bụng, nhưng lọc màng
bụng ít có hiệu quả trong điều trị ngộ độc cấp.
e. Dùng thuốc điều trị đặc hiệu
- Thuốc giải độc triệu chứng: là thuốc có tác dụng sinh lý ngược lại với
tác dụng của chất độc
- Thuốc giải độc hóa học: là những thuốc có khả năng trung hòa, làm
mất tác dụng của chất độc và tăng đào thải ra ngoài, mỗi thuốc giải độc có
hiệu quả cho 1 hay 2 chất độc đã biết chắc chắn
1.3. Ứng dụng lọc máu liên tục trong điều trị ngộ độc cấp ở trẻ em [7],
[8], [9], [20], [21], [22], [23]
1.3.1. Chỉ định lọc máu liên tục:
a. Chỉ định chung:
- Thiểu niệu
- Vô niệu
- Tăng kali máu (Kali ≥ 6.5 mmol/l)


11

- Toan máu nặng (pH < 7.1)
- Tăng ure máu (Ure ≥ 30 mmol/l): gây hội chứng Reyer, viêm màng
ngoài tim
- Phù phổi cấp, suy tim, rối loạn huyết động, quá tải dịch
- Tăng Natri hoặc hạ Natri máu nặng
- Tăng thân nhiệt ác tính
- Quá liều hoặc ngộ độc thuốc
b. Chỉ định riêng:
Cơ sở lý thuyết để áp dụng lọc máu trong điều trị ngộ độc cấp là lọc
máu làm tăng đào thải chất độc ra khỏi máu. Một trong những mục đích quan
trọng nhất của lọc máu là tăng đào thải lượng độc chất còn tồn tại ở dạng tự
do trong máu chưa phân bố vào các mô cũng như chưa được chuyển hóa tại
các cơ quan như gan, phổi. Tuy nhiên không phải bất kể chất độc nào cũng có
thể lọc máu. Để biết một chất độc hay thuốc có thể đào thải qua lọc máu hay
không phải căn cứ vào các đặc điểm dược động học của chất đó, trong đó
quan trọng nhất là đặc điểm về trọng lượng phân tử , thể tích phân bố, tỷ lệ
gắn huyết tương và độ thanh thải của chất đó. Từ đó, không có chỉ định chung
cho tất cả trường hợp lọc máu mà tủy theo tình trạng bệnh nhân mà có chỉ
định lọc máu cụ thể, ví dụ bệnh nhân ngộ độc thuốc gardenal, nếu tình trạng
huyết động ổn định thì chỉ định lọc máu ngắt quãng, nhưng khi huyết động
không ổn định thì chỉ định lọc máu liên tục nhưng hiệu quả lọc độc chất
không thể bằng lọc máu ngắt quãng. Vì vậy, hiện nay với sự phát triển của
khoa học kỹ thuật, đã có nhiều cách thức lọc máu liên tục được ứng dụng
trong điều trị ngộ độc cấp ví dụ như CVVHD và CVVHDF đảm bảo an toàn
cho bệnh nhân và hiệu quả tuy có chậm hơn so với lọc máu ngắt quãng, tuy
nhiên mức độ giá thành lại cao hơn so với lọc máu ngắt quãng.


12
1.3.2. Các phương pháp lọc máu trong điều trị ngộ độc cấp

Có nhiều phương pháp lọc máu khác nhau, nhưng nguyên lý chung đều
cần một catheter 2 nòng (hoặc 2 catheter 1 nòng) đặt vào một tĩnh mạch lớn
(thường lấy tĩnh mạch đùi hoặc tĩnh mạch cảnh trong) để lấy máu ra vả trả
máu về cơ thể. Máu lấy ra được đi qua một quả lọc, các chất cần loại bỏ cùng
với nước qua lỗ lọc máu ra đường dịch thải, máu đã được lọc sạch trở lại về
cơ thể. Đa số các hình thức lọc máu đều cần dịch lọc, một số dùng thêm dịch
thẩm tách (lọc máu ngắt quãng,vv...)
Các chất được lọc khỏi cơ thể nhờ các cơ chế khác nhau. Các cơ chế
này khác nhau giữa các kỹ thuật lọc máu
-

Nguyên lý điều trị và cơ chế vận chuyển trong lọc máu liên tục

+ Cơ chế siêu lọc (Ultrafiltration)
+ Cơ chế đối lưu (Convection)
+ Cơ chế khuếch tán (diffusion)
+ Cơ chế hấp phụ (absorbtion)
- Các kỹ thuật lọc máu được áp dụng trong điều trị ngộ độc cấp
+ Lọc máu ngắt quãng (IHD)
Áp dụng cơ chế khuếch tán và đối lưu để loại bỏ chất độc. Cần có dịch
thẩm tách, trung bình 100-120 lít dịch thẩm tách chạy ngược chiều với dòng
máu trong một lần chạy.
Quả lọc máu ngắt quãng có khả năng lọc các chất có kích thước từ 500
D trở xuống (riêng quả lọc high-flux có thể lọc phân tử kích thước dưới 5000
D). Hiệu quả lọc chất độc bằng HD phụ thuộc vào % chất đó ở dạng tự do (so
với tổng dạng thuốc trong máu bao gồm tự do và gắn với protein) và thể tích
phân bố của chất đó. Nếu tỷ số: % dạng thuốc tự do trong máu chia cho thể
tích phân bố lớn hơn 80 thì sau 6 giờ lọc máu có thể lọc được 20-50% chất đó
khỏi máu. Nếu tỷ số giữa % dạng thuốc tự do trong máu chia cho thể tích



13
phân bố nhỏ hơn 20 thì sau một cuộc lọc 6 giờ chỉ loại được dưới 10% chất
độc đó khỏi máu.
Biến chứng thường gặp trong lọc máu ngắt quãng là tụt huyết áp (do rút
một lượng dịch lớn làm thay đổi thể tích tuần hoàn hoặc thay đổi áp lực thẩm
thấu, giãn mạch do dịch lọc quá nóng hay dùng dịch lọc acetat). Ngoài ra có
thể gặp phản ứng dạng phản vệ với các thành phần của bộ lọc hay chuột rút
do rối loạn điện giải trong quá trình lọc máu.
Ưu điểm là chi phí lọc ngắt quãng thấp và có thể rửa quả lọc để lọc lại
nhiều lần.
+ Siêu lọc máu tĩnh mạch-tĩnh mạch liên tục (CVVH)
Một hệ thống bơm máu ngoài cơ thể sẽ giúp lấy máu ra khỏi cơ thể đưa
máu qua màng lọc. Một phần nước và chất hòa tan sẽ đi qua màng lọc theo cơ
chế siêu lọc và khuếch tán, máu sau lọc được đưa lại về cơ thể. Các bộ phận
của bộ lọc gồm 1 quả lọc, 1 bơm lấy máu ra khỏi cơ thể, 1 bơm hút dịch thải
và 1 bơm đưa dịch thay thế vào trước hoặc sau màng lọc. CVVH cần dịch
thay thế để làm tăng thể tích từ đó làm tăng áp lực thủy tĩnh kết quả làm tăng
hiệu quả của cơ chế siêu lọc. Máy lọc được lập trình để lấy ra một lượng dịch
đúng bằng lượng dịch thay thế thêm vào dòng máu của cơ thể để đảm bảo cân
bằng dịch, ngoài ra có thể chủ động rút thêm dịch nếu cần.
Lợi thế của CVVH: có thể áp dụng tốt cho các bệnh nhân tụt huyết áp
mà vẫn đảm bảo hiệu quả lọc cao nhờ tốc độ máu được duy trì bằng hệ thống
bơm máu ngoài cơ thể ngay cả khi huyết áp thấp và tính an toàn vì tốc độ máu
và tốc độ rút dịch không gây biến chứng tụt huyết áp như HD
Hiệu quả lọc của từng chất phuh thuộc vào đặc điểm dược động học
của từng chất. Tuy nhiên có đặc điểm chung là CVVH có thể lọc được các
chất có kích thước lên tới 40,000 D (phân tử lớn hơn gấp 100 lần lọc bằng quả
lọc thận thường) do kích thước lỗ lọc CVVH lớn hơn. Nhưng với các chất có
kích thước dưới 500 D thì hiệu quả lọc thường chậm hơn.



14
+ Siêu lọc tĩnh mạch- tĩnh mạch liên tục
Dịch thẩm tách được đưa vào quả lọc, ở khoang bên ngoài các sợi lọc,
ngược chiều với chiều dòng máu. Kết quả dù dịch thẩm tách không đi vào
máu như dịch thay thế huyết tương trong CVVH nhưng tạo ra một lực gọi là
lực thẩm tách kéo các chất hòa tan ra ngoài lỗ lọc
Tốc độ dịch thẩm tách nên từ 30-60 ml/phút sẽ đạt hiệu quả cao trong
việc loại bỏ các chất hòa tan so với tốc độ 10-20 ml/phút. Các máy hiện nay
cho phép tăng tốc độ dịch thẩm tách lên đến 150- 300 ml/phút giúp hiệu quả
lọc tối đa.
Vì CVVHD dùng cơ chế thẩm tách chậm nên CVVHD có khả năng lọc
các chất có đặc điểm giống như HD nhưng có độ an toàn giống như CVVH.
+ Siêu lọc máu tĩnh mạch – tĩnh mạch liên tục kết hợp với thẩm tách
Được áp dụng lần đầu tiên vào năm 1987 bằng sự kết hợp ưu điểm và hiệu
quả lọc của cả hai phương pháp CVVH và CVVHD. Lọc bằng cả 4 cơ chế:
siêu lọc, khuếch tán, đối lưu và thẩm tách. Cơ chế siêu lọc của CVVH giúp
loại bỏ nhanh các phân tử có trọng lượng trung bình còn cơ chế thẩm tách của
CVVHD giúp loại bỏ hiệu quả các phần tử nhỏ. Hiệu quả lọc là kết hợp cả hai
phương pháp.
Tuy nhiên trong ngộ độc ít sử dụng phương thức lọc máu này do phức
tạp và hiệu quả không hơn so với các phương thức lọc máu khác. Ngoài trừ
trong thải trừ methotrexat CVVHDF giúp loại bỏ Methotrexat mà không gây
ra hiện tượng rebound như các phương thức thận ngắt quãng hay lọc hấp phụ.
+ Lọc máu hấp phụ qua cột than hoạt
Một bơm máu đưa máu từ cơ thể đi bên trong quả lọc với màng lọc
được trải một lớp chất có tính năng hấp phụ các chất cao. Các chất độc trong
máu được hấp phụ tại màng lọc than hoạt này có kích thước < 3500 D. Lý
tưởng là mỗi loại độc chất thì chọn một loại chất hấp phụ khác nhau. Tuy



15
nhiên trên lâm sàng hay sử dụng nhiều nhất là than hoạt tính. Lọc hấp phụ
không cần dịch thay thế hay dịch thẩm tách.
Ưu điểm của lọc hấp phụ là lọc hiệu quả các độc chất có kích thước
lớn, có thể tích phân bố lớn và thời gian hấp thu cũng như phân bổ vào mô rất
nhanh vốn không thuận lợi cho các biện pháp lọc khác. Tuy nhiên một nhược
điểm lớn là gây giảm nhanh các thành phần hữu hình trong máu ví dụ tiểu cầu
do hiện tượng hấp phụ mạnh vào màng lọc không hồi phục. Cũng vì hiện
tượng hấp phụ này mà thời gian tắc quả lọc thường nhanh và không đáp ứng
với thuốc chống đông thường dùng.
Các thuốc có thể được lọc hấp phụ hiệu quả là paraquat, aconitin,
amatinin, theophyline, acid valproic, vancomycin.
+ Thay huyết tương
Là phương pháp lấy máu khỏi cơ thể, sau đó tách phần huyết tương và
trao đổi với huyết tương thay thế, các tế bào máu được đưa trở lại cơ thể.
Hiện có 3 loại dịch có thể dùng làm dịch thay thế
a.

Loại 1: các dung dịch cao phân tử : Dextran, Heasteril,
Gelatin...loại này có thời gian bán hủy ngắn, không có các yếu tố đông
máu: rất ít dùng

b.

Loại 2: Plasma tươi đông lạnh, có thành phần khá lý
tưởng gồm các protein cần thiết và các yếu tố đông máu nhưng hay gây
phản ứng dị ứng và bệnh lây truyền


c.

Loại 3: Albumin pha với dịch thẩm tách, thường dùng
loại dung dịch nồng độ albumin 5%. Áp dụng khi không có plasma hoặc
khi bệnh nhân dị ứng với plasma.
PEX có thể loại bỏ các chất có kích thước lớn tới 40,000 D. Các loại chất

có thể được loại bỏ hiệu quả thông qua thay huyết tương là : bilỉubin, giảm
tiểu cầu do heparin (hiệu quả trong vòng 4 ngày sau khi khởi phát), ngộ độc
amanitin (độc tố độc chất trong nhóm 9 độc tố nhóm amatoxin có trong nấm


16
amanita), phức hợp giữa muối thủy ngân cloride và dimecaprol có thể bỏ bằng
thay huyết tương trong trường hợp suy thận, phức hợp miễn dịch trong bệnh
Guillain Barre
Các biến chứng thường gặp trong thay huyết tương là phản ứng dị ứng,
phản vệ với huyết tương, nhiễm trùng, các biến chứng do tăng đông (nhồi
máu não, tắc mạch, nhồi máu cơ tim) và bệnh lý chảy máu (kéo dài thời gian
chảy máu, giảm tiểu cầu).
1.3.3.Một số kết quả nghiên cứu của ứng dụng lọc máu trong điều trị ngộ
độc cấp
Việc ứng dụng kỹ thuật lọc máu ở người lớn trong điều trị các bệnh
nặng nói chung và ngộ độc cấp nói riêng đã được thực hiện thường xuyên ở các
bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương và đạt được nhiều thành quả rất tốt, giúp cải
thiện quá trình điều trị ngộ độc cấp, cứu sống được nhiều người và giảm gánh
nặng bệnh tật cho gia đình bệnh nhân và xã hội [8], [9], [19], [20], [22], [23].
Một nghiên cứu của David J A, Stuart LG, I – Fen Chang ở Texas Mỹ,
dùng phương pháp lọc máu để điều trị trẻ gái 10 tuổi ngộ độc carbamazepin
với liều 44.8 µg/ml có biểu hiện rối loạn ý thức và hôn mê sâu, khi vào cơ thể

carbamazepin gắn với albumin làm tăng trọng lượng phân tử, do đó không thể
đào thải qua thận và phương pháp lọc máu thông thường nên thời gian bán thải
của carbamazepin kéo dài 25 đến 60 giờ, trong nghiên cứu này đã áp dụng
phương pháp lọc máu liên tục có sử dụng dich thẩm tách để làm rút ngắn thời
gian bán thải của chất độc carbamazepin xuống còn 7 đến 8 giờ, kết quả tình
trạng bệnh nhân cải thiện nhanh chóng và xuất hiện sau 4 ngày điều trị [17].
Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, ngày nay đã sản xuất được các loại
máy lọc máu và bộ dây quả phù hợp với cân nặng và tình trạng của bệnh nhân
giúp bảo đảm an toàn và hiệu quả cho các bệnh nhân nặng và rối loạn huyết
động nặng, một nghiên cứu của Jordan M, Patrick, Melissa nhận được 85 bệnh


17
nhân có cân nặng dưới 10 kg, cụ thể : cân nặng trung bình là 5.3 ± 2.8 kg, 16
bệnh nhân ≤ 3.0 kg, với tốc độ máu rất chậm là 48 ± 24 ml/ phút [21].
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
- Tuổi < 17 (năm)
- Được chẩn đoán ngộ độc cấp
3.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân
Bệnh nhân vào viện không khai thác được tiền sử bị ngộ độc
3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện
3.2.1. Địa điểm
Khoa hồi sức cấp cứu – điều trị tích cực bệnh viện Nhi Thanh Hóa
3.2.2. Thời gian thực hiện
Từ tháng 1/2013 đến tháng 11/2014
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Hồi tiến cứu cắt ngang, mô tả và phân tích

3.3.2. Cỡ mẫu: thuận tiện


18

3.4. Sơ đồ nghiên cứu
BN chẩn đoán
ngộ độc cấp

BN hồi cứu

BN tiến cứu

Tham khảo
bệnh án theo mẫu

- Phỏng vấn
Thăm
khám
Xét

-

Các cơ quan
(LS và CLS)
Hô hấp
Tuần hoàn
Tiêu hóa
Thần kinh
Thận tiết

niệu
Điều trị



Lọc máu

Chỉ định
Thời gian

Không
Theo dõi kết quả

Mô tả và phân tích
kết quả

3.5. Các biến và chỉ số nghiên cứu
3.5.1. Một số đặc điểm dịch tễ
- Đặc điểm về giới : nam, nữ


19
- Nhóm tuổi: < 6 tháng, 6-12 tháng, 1- 5 tuổi, > 5 tuổi
- Địa phương: nông thôn, miền núi, thành thị
- Nghề nghiệp bố mẹ: không biết chữ, cấp 1, cấp 2, cấp 3, đại học
- Trình độ học vấn
- Đường vào độc chất : hô hấp, tiêu hóa, da niêm mạc, khác
- Thời gian tiếp xúc với chất độc đến khi phát hiện (đơn vị giờ)
- Thời gian phát hiện ngộ độc đến khi nhập viện (đơn vị giờ)
- Thời điểm phát hiện ngộ độc : sáng, trưa, chiều, tối, đêm

- Hoàn cảnh ngộ độc: vô tình tai nạn, cố tình tự tử, lạm dụng
- Tình trạng lúc vào viện: có hoặc không có triệu chứng
- Chẩn đoán và điều trị tuyến trước:
- Thái độ xử trí ở nhà và tuyến trước
3.5.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
- Hệ thần kinh: kích thích vật vã, tăng trương lực cơ, co giật, li bì, hôn
mê, yếu liệt cơ, bất thường trên hình ảnh của chụp CT scanner, điện não đồ
- Hệ tiêu hóa: buồn nôn, nôn, đau bụng, ỉa lỏng, ỉa máu, táo bón, vàng
da, xuất huyết tiêu hóa, tăng men gan (ASAT, ALAT, γ GT), tăng bilirubin
(toàn phần, trực tiếp, gián tiếp)
- Hệ tiết niệu: thiểu niệu, vô niệu, suy thận, tiểu máu, phù, tăng ure máu,
creatinin máu, bất thường sinh hóa nước tiểu (protein, hồng cầu, bạch cầu, trụ niệu)
- Hệ tim mạch: rối loạn nhịp tim (nhanh, chậm, không đều), tăng hay hạ
huyết áp, sốc, trụy tim mạch
- Hệ huyết học: Thiếu máu, tan máu, xuất huyết, giảm tiểu cầu
3.5.3. Một số kết quả của ứng dụng lọc máu trong điều trị ngộ độc cấp
- Chỉ định
- Nhóm tuổi
- Thời gian hồi phục


20
- Thay đổi các chỉ số xét nghiệm: công thức máu, sinh hóa máu, đông
máu
- Thời gian lọc máu, số lần lọc máu
- Các biến chứng: Hạ huyết áp, chảy máu, nhiễm trùng, tắc quả lọc, rối
loạn điện giải
3.6. Thu thập và xử lý số liệu
- Bệnh nhân tiến cứu : Phỏng vấn bệnh nhân và người nhà (người nuôi
dưỡng hoặc người chứng kiến), thăm khám phát hiện triệu chứng lâm sàng và

cận lâm sàng theo mẫu bệnh án thiết kế sẵn
- Bệnh nhân hồi cứu : tham khảo bệnh án theo mẫu bệnh án nghiên cứu
thiết kễ sẵn
- Xử lý số liệu bằng chương trình SPSS 16.0: sử dụng các test thống kê y
học, tính trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn, sử dụng test khi bình phương
so sánh, tìm mối tương quan với phân tích tương quan Pearson.
3.7. Phương tiện nghiên cứu
- Mẫu bệnh án thiết kế sẵn
- Các dụng cụ thăm khám và theo dõi: ống nghe, máy đo huyết áp,
monitor 7 thông số và bộ đo huyết áp động mạch xâm nhập, áp lực tĩnh mạch
trung tâm (CVP) của hãng Masimo.
- Máy lọc máu Prismaflex của hãng Terumo với 4 mode lọc máu là
SCUF, CVVH, CVVHD, và CVVHDF
- Phụ kiện: màng lọc, bộ dây quả lọc của hãng prismaflex, bộ làm ấm máu
- Máy sinh hóa, huyết học: khoa sinh hóa huyết học bệnh viện Nhi
Thanh Hóa
- Máy ACT tại giường và bộ kít đo ACT
- Máy chụp CT scanner của hãng Philip
3.8. Các tiêu chuẩn được áp dụng trong nghiên cứu:
3.8.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán thiếu máu


×