1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chửa ngoài tử cung (CNTC) là một cấp cứu trong sản phụ khoa , là
nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho người phụ nữ trong thời gian mang
thai ba tháng đầu . Do đó CNTC luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong
công tác chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ trên toàn thế giới.
Khi CNTC xảy ra ở những người phụ nữ vô sinh được điều trị và áp
dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản để có thai, nó không chỉ ảnh hưởng đến
sức khỏe, đe dọa tính mạng người phụ nữ mà còn ảnh hưởng đến tâm lý, hạnh
phúc và khả năng mang thai của người phụ nữ đó.
Tần suất chửa ngoài tử cung ngày càng gia tăng ở Việt nam cũng như
trên thế giới [1]. Theo nghiên cứu của Rajesh Varma và cộng sự tại Hoa kỳ, tỉ
lệ chửa ngoài tử cung giai đoạn 1991-1993 là 0.96% tăng lên 1.11% giai đoạn
1997-1999 [2]. Theo nghiên cứu của Vương Tiến Hòa, tỷ lệ chửa ngoài tử
cung giai đoạn 1992-1994 tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương là 1.57% [3].
Theo nghiên cứu của Thân Ngọc Bích tỷ lệ chửa ngoài tử cung tại bệnh viện
Phụ Sản Trung Ương năm 1999 và 2009 lần lượt là 6,4% và 8.05% [4]
Nguy cơ chửa ngoài tử cung ở nhóm có tiền sử vô sinh cao gấp 2.6 lần
so với nhóm phụ nữ không có tiền sử vô sinh (Bouyer, Coste et al. 2003). Vô
sinh không phải là nguyên nhân gây chửa ngoài tử cung nhưng những tổn
thương viêm, tắc hay do hẹp vòi tử cung mà đó là hậu quả của một quá trình
viêm nhiễm đường sinh dục lâu dài ở những bệnh nhân vô sinh có thể là
nguyên nhân gây CNTC , vì vậy vô sinh có liên quan mật thiết với CNTC [5].
Gần đây, các biện pháp hỗ trợ sinh sản đã giúp cho nhiều cặp vợ chồng
vô sinh có con, nhưng cũng góp phần làm gia tăng tỉ lệ chửa ngoài tử cung.
Theo nghiên cứu của Samuel F. Marus và Peter R. Brinsden tại Vương Quốc
Anh, tỷ lệ CNTC trong thụ tinh ống nghiệm từ tháng 3 năm 1983 đến tháng
12 năm 1993 là 4.5% [6]. Theo Mohamed Malak và cộng sự năm 2011 thì tỷ
2
lệ này là 4.9% [7]. Nghiên cứu của Bùi Thị Nhẽ tại bệnh viện Phụ Sản Trung
ương từ năm 2009-2013 là 4.01% [8].
Tại Việt Nam, ngày càng có nhiều trung tâm hỗ trợ sinh sản, việc đưa
các tiến bộ của y học thế giới vào điều trị vô sinh đã đạt được những tiến bộ
đáng kể với sự ra đời của rất nhiều em bé, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu
về CNTC ở những thai phụ được sử dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản.
Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tình hình chửa
ngoài tử cung trên các bệnh nhân được sử dụng các phương pháp hỗ trợ
sinh sản từ năm 2011 đến năm 2015” với hai mục tiêu sau
1. Mô tả đặc điểm chửa ngoài tử cung ở bệnh nhân sử dụng các phương
pháp hỗ trợ sinh sản trong 5 năm từ 2010-2015
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tỉ lệ chửa ngoài tử cung ở bệnh nhân
sử dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Định nghĩa- Lịch sử nghiên cứu chửa ngoài tử cung
Chửa ngoài tử cung là trường hợp trứng được thụ tinh và làm tổ ở ngoài
tử cung. Trứng thường được thụ tinh ở 1/3 ngoaì của vòi trứng, rồi di chuyển
về phía buồng tử cung. Nếu trứng không di chuyển hoặc di chuyển về phía
buồng tử cung rồi dừng lại giữa đường hoặc bị đẩy ra ngoài vòi trứng để làm
tổ tại buồng trứng hay trong ổ bụng, sẽ gây ra chửa ngoài tử cung [9].
Hình 1.1. Các vị trí là làm tổ của thai ngoài tử cung.
Lịch sử nghiên cứu CNTC đã trải qua hàng ngàn năm.
- Albucasis là người đầu tiên đề cập đến CNTC vào năm 936 sau công nguyên.
CNTC được mô tả đầu tiên vào năm 1637 trong cuốn bài giảng sản khoa của
Moriceau khi mổ tử thi của nữ tù nhân.
- Năm 1883, Tait là người đầu tiên điều trị thành công CNTC bằng phẫu thuật.
Tác giả tiến hành cắt VTC cho 4 trường hợp CNTC, tất cả 4 bệnh nhân đều sống
sót và kết quả này gây ngạc nhiên cho giới Y học vào thời gian đó [10]
4
- Năm 1955 Lund lần đầu tiên mô tả 119 trường hợp CNTC bằng phương pháp
theo dõi, khối chửa tự thoái triển, thành công 57% [10]
- Năm 1973, Shapiro đã điều trị thành công CNTC bằng phương pháp nội soi ổ
bụng [10]
- Năm 1982, Tanaka và cộng sự người Nhật Bản đã điều trị thành công CNTC
bằng Methotrexate.[2]
1.2. Giải phẫu- Sinh lý VTC. Cơ chế chửa ngoài tử cung và tổn thương
giải phẫu bệnh của chửa ngoài tử cung
1.2.1. Giải phẫu vòi tử cung
VTC gồm hai ống ở hai bên sừng tử cung dẫn trứng từ buồng trứng tới
buồng tử cung. VTC nằm trong bờ trên của dây chằng rộng, một đầu mở vào buồng
tử cung, đầu kia mở vào ổ phúc mạc và liên quan chặt chẽ với buồng trứng.
Hình thể ngoài: Vòi tử cung dài 10-12cm, chia làm bốn đoạn:
- Phễu VTC: là phần ngoài cùng của vòi, loe ra như một cái phễu dài 7-8mm.
Mặt trong úp lên mặt trong buồng trứng, ở giữa có một lỗ gọi là lỗ bụng của
VTC, thông với ổ phúc mạc, xung quanh có 10-12 tua, gọi là các tua vòi, mỗi
tua dài 1-1.5cm, trong đó tua dài nhất gọi là tua buồng trứng. Mặt trong của
các tua vòi được phủ bởi một màng niêm mạc có các nếp dọc, liên tiếp với
các nếp của niêm mạc phủ mặt trong phễu vòi.
- Bóng VTC: là phần dài nhất và phình to nhất của VTC, dài 7-8cm, đường
kính 7-8mm. Bóng vòi liên tiếp với eo vòi tạo thành một góc vuông, chạy
theo bờ của mạc treo buồng trứng ôm lấy buồng trứng rồi liên tiếp với phễu
vòi. Ba lý do CNTC ở đoạn bóng là cao nhất là (1) từ đoạn bóng đến đoạn eo
VTC hẹp dần, (2) đoạn bóng là nơi bắt đầu sự thụ tinh; (3) tổn thương viêm
đoạn tua VTC thường gây hep VTC và vô sinh [11]
- Đoạn eo VTC: Là đoạn hẹp nhất của VTC dài 3-4cm, đường kính 3-4mm,
tiếp theo bóng vòi đến góc bên của tử cung.
5
- Đoạn kẽ: Nằm trong thành tử cung, mở thông vào buồng tử cung bởi một lỗ
gọi là lỗ tử cung của VTC. Đoạn kẽ dài khoảng 1cm, đường kính trong
khoảng 0.5mm.
Hình thể trong và cấu tạo: Vòi tử cung được cấu tạo 4 lớp. Từ ngoài vào trong
gồm:
- Áo thanh mạc: là lớp phúc mạc của dây chằng rộng
- Tấm dưới thanh mạc
- Áo cơ: gồm các thớ cơ dọc ở ngoài, các thớ cơ vòng ở trong, liên tiếp với các
lớp cơ dọc và cơ vòng của tử cung
- Áo niêm mạc: có những nếp vòi, song song với trục của vòi, ở bóng vòi có
nhiều nếp lan ra tới tua vòi. Thượng mô của niêm mạc VTC có nhiều lông
chuyển và chỉ chuyển động theo một chiều để đẩy trứng vào buồng tử cung.
Mạch máu và thần kinh: động mach VTC là những nhánh vòi tử cung của
động mạch buồng trứng và động mạch tử cung. Hai nhánh này chạy dọc theo
bờ dưới của VTC, giữa hai lá của mach treo vòi tử cung và tiếp nối với nhau.
Tĩnh mạch đi kèm với động mạch, đổ vào các tĩnh mạch buồng trứng và tử
cung. Bạch mạch chạy vào bạch mạch của buồng trứng. Thần kinh chi phối
gồm những nhánh tách từ đám rối liên mạc treo tràng chạy xuống qua đám rối
động mạch buồng trứng và đám rối hạ vị qua đám rối của động mạch tử cung.
1.2.2. Chức năng của VTC
VTC giúp vận chuyển noãn và tinh trùng, noãn sau khi đã thụ tinh về
BTC nhờ 3 yếu tố
- Sự co bóp của lớp cơ VTC với vai trò chính của lớp cơ dọc
- Sự di chuyển các nhung mao của các tế bào có lông
- Sự di chuyển của dòng dịch trong VTC của hệ thống tế bào chế dịch, mạch
máu, bạch huyết nằm trong lớp đệm của VTC.
1.2.3. Cơ chế chửa ngoài tử cung
6
- Sau khi phóng tinh, tinh trùng qua tử cung đến VTC nhờ 2 cơ chế: (1) tinh
trùng tự di chuyển; (2) co bóp của cơ TC và VTC dưới tác dụng của
prostaglandin [12].
-
Mỗi lần giao hợp có khoảng nửa tỷ tinh trùng nhưng chỉ có khoảng vài ngàn
tinh trùng di chuyển đến được VTC
- Sự thụ tinh thường xảy ra ở 1/3 ngoài VTC, thường chỉ có một tinh trùng xâm
nhập vào trong noãn gọi là đơn thụ tinh, tuy nhiên cũng có thể nhiều tinh
trùng chui vào noãn gọi là đa thụ tinh.
Sau khi thu tinh, trứng thường dừng lại ở đoạn bóng eo vòi tử cung 72 giờ là
do
Eo vòi tử cung đóng lại bởi kích thích thụ cảm α và giải phóng prostaglandin
PGF 2α
Dịch trong vòi tử cung chuyển ngược về phía loa vòi
Số lượng tế bào lông chuyển ở gần eo giảm đi do chế tiết progesterone tăng
lên.
- Cuối ngày thứ 3sau phóng noãn, trứng vượt qua eo nhờ:
Giãn cơ thắt ở đoạn eo VTC dưới tác dụng kích thích β và tăng giải phóng
PGE
Hoạt động lông chuyển tăng lên
- Quá trình di chuyển qua eo diễn ra trong 8h, trứng vào đến BTC ở giai đoạn
16 tế bào mầm, ở thời điểm sau phóng noãn 80h. Ở người, tế bào nuôi làm tổ
vào ngày thứ 6 sau phóng noãn, bất kể lúc đó trứng đang ở đâu, có thể ở vòi
trứng, buồng trứng, phúc mạc. Do vậy chửa ngoài tử cung là kết quả di
chuyển chậm của trứng.
1.2.4. Hình ảnh giải phẫu bệnh của chửa tại vòi tử cung.
7
Về đaị thể: Khi chưa vỡ, khối chửa dài khoảng 5-6cm, chiều ngang khoảng 23cm, màu tím. Nếu cắt theo trung tâm chiều dọc VTC có thể thấy hốc ối, bào
thai, rau lẫn máu cục có chân bám ở thành VTC [5, 13]
Về vi thể: sự sung huyết toàn bộ VTC làm biến đổi biểu mô màng đệm, đăc
biệt ở quanh những mạch máu nhỏ và trở thành thoái hóa kính. Lớp cơ tăng
sinh, phù nề, xoắn vặn, cuối cùng là chia rẽ, tan rã và biến mất. Lớp thanh
mạc tăng sinh trung biểu mô làm cho thành VTC dày lên và ngấm đầy tơ
huyết, những tế bào hình thoi ở lớp đệm, nằm dưới màng đáy của VTC biệt
hóa thành những tế bào rụng, tạo thành một màng rụng rất mỏng nơi phôi làm
tổ. Những hợp bào nuôi xuyên vào lớp màng đệm mỏng vào tận các mạch
máu ở lớp cơ của thành VTC. Những tế bào nuôi xuyên qua lớp màng đệm
tạo thành hình ảnh rau cài răng lược vào lớp cơ thành VTC hoặc cắm thẳng
vào các hồ huyết, vì vậy được khẳng định là chửa ngoài tử cung khi thấy các
gai rau với các tế bào nuôi trên tiêu bản bệnh phẩm [5, 13].
Vòi tử cung không đảm bảo cho thai làm tổ được tốt vì niêm mạc của VTC
không có biến đổi nhiều như niêm mạc tử cung, và lớp cơ VTC rất mỏng, do
đó thai chỉ phát triển được một thời gian ngắn rồi sẽ có các biến loạn sớm xảy
ra [9].
Tử cung do chịu ảnh hưởng của hormone khi có thai nên tử cung cũng phản
ứng to hơn bình thường, tử cung mềm ra, niêm mạc tử cung trở thành ngoại
sản mạc [9]
1.2.5. Tiến triển của CNTC
Khi trứng làm tổ ở VTC, gai rau không gặp được ngoại sản mạc, không tạo
thành hồ huyết, không được cấp máu đầy đủ, do đó có hai biến chứng có thể
xảy ra
8
- Vỡ VTC: do gai rau ăn sâu vào lớp cơ làm thủng VTC, hoặc do VTC căng to
làm vỡ VTC, đồng thời các thành mạch máu cũng bị vỡ gây chảy máu trong ổ
bụng, Mức độ chảy máu có thể khác nhau
Chảy ồ ạt, gây ngập máu ổ bụng
Chảy từ từ ít một, đọng ở vùng thấp trong ổ bụng và được khu trú lại tạo khối
máu tụ khu trú
- Sảy thai: vì thai làm tổ lạc chỗ nên rau bong ra gây sảy thai, chảy máu trong ổ
bụng và chảy máu âm đạo như sảy thai tự nhiên như khi thai nằm trong buồng
tử cung
Nếu máu chảy khu trú trong VTC thì gọi là ứ máu VTC, bọc thai nhỏ sẽ chết
và teo đi
Nếu bọc thai bong dần, chảy máu ít một, đọng lại ở túi cùng Douglas hoặc ở
cạnh tử cung và được các cơ quan lân cận như ruột, mạc treo ruột, mạc nối
đến khu trú lại sẽ tạo thành khối máu tụ, gọi là CNTC thể huyết tụ thành
nang.
Nếu bọc thai sảy, chảy máu ồ ạt, sẽ gây ngập máu ổ bụng
Trường hợp trứng làm tổ tại buồng trứng, thường sẽ bị vỡ hay sảy gây chảy
máu, một số ít thai tự chết và tiêu dần đi.
Chửa trong ổ bụng là rất hiếm gặp vì phôi thai không có điều kiện để làm tổ
và phát triển, thường là chết sớm và tiêu đi hay canxi hóa. Trong một số
trường hợp, gai rau có thể cắm sâu vào ruột, bang quang, tử cung, mạc nối…
và như vậy sẽ có đủ khả năng để nuôi dưỡng thai phát triển, thậm chí thai
sống cho đến khi đủ tháng. Các gai rau cắm sâu vào các tạng lân cận trong ổ
bụng nên thường gây những biến chứng trầm trọng.
1.3. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ
1.3.1. Tổn thương viêm nhiễm: do viêm vòi VTC, nạo hút thai nhiều lần gây
viêm phần phụ. Luồng dịch trong VTC đặc lại và chảy chậm góp phần làm
9
chậm sự vận chuyển của trứng gây CNTC. Theo Dulin A.và Aker T.(2003),
tại Mỹ một năm có gần một triệu phụ nữ mắc bệnh viêm nhiễm vùng tiểu
khung, hậu quả là có 10% gây vô sinh và 5% CNTC [14, 15] Nhóm có tiền sử
mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm nhiễm tiểu khung có nguy
cơ chửa ngoài tử cung gấp 3.4 lần nhóm không có tiền sử viêm nhiễm [16]
1.3.2. Tiền sử phẫu thuật tại vùng tiểu khung và VTC: Sau phẫu thuật tạo
hình VTC gây hẹp VTC, làm dầy thành vòi và giảm nhu động của vòi. Theo
nghiên cứu của Boyer năm 2003 tại Pháp, nguy cơ CNTC nhóm có tiền sử
phẫu thuật thông vòi tử cung tăng 4 lần so với nhóm có không có tiền sử phẫu
thuật VTC. Theo Lavy và cộng sự cho thấy các kỹ thuật can thiệp tại VTC
như mở thông, tạo hình loa VTC, gỡ dính quanh VTC, buồng trứng đều có
liên quan đến CNTC.
1.3.3. Cấu tạo bất thường của vòi tử cung: bất thường về cấu trúc giải phẫu
như vòi tử cung kém phát triển, quá dài hay gấp khúc, có túi thừa, thiểu sản
cũng góp phần gây chửa ngoài tử cung.
1.3.4. Các khối u ở trong lòng VTC hoặc bên ngoài VTC, đè ép làm hẹp
lòng VTC trong đó có lạc nội mạc tử cung. Lạc nội mạc tử cung tại VTC
làm tăng tính thụ cảm của VTC với trứng đã thụ tinh hoặc làm mất sức đề
kháng của niêm mạc VTC với sự xâm nhập của tế bào nuôi [17] [18]
1.3.5. VTC bị co thắt hay có những nhu động bất thường có thể làm giảm
chuyển động của lông tế bào ảnh hưởng tới sự vận chuyển của phôi. Thuốc
tránh thai khẩn cấp gây co thắt đoạn eo VTC. Thuốc tránh thai loại Progestatif
liều thấp uống liên tuc gây ức chế co bóp VTC [18]
1.3.6. Sự bất thường của phôi: do phôi phát triển quá nhanh trong quá trình
phân bào hoặc chửa nhiều thai nên túi thai lớn và to hơn lòng vòi nên bị giữ
lại trong vòi tử cung [9].
1.3.7. Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản kích thích phóng noãn bằng
Gonadotropin gây phóng nhiều noãn làm tăng quá cao nồng độ estrogen gây
rối loạn nhu động VTC [15], thụ tinh trong ống nghiệm. Theo số liệu của
10
trung tâm hỗ trợ sinh sản Canada, năm 2008, tỷ lệ thai ngoài tử cung trên các
bệnh nhân được HTSS là 2%. Đối tượng hỗ trợ sinh sản là các cặp vợ chồng
có tiền sử vô sinh. Những tổn thương vòi tử cung như hẹp, tắc VTC, dính
VTC, dính tiểu khung, lạc nội mạc tử cung ở các bệnh nhân vô sinh phải sử
dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản là nguyên nhân gây chửa ngoài tử cung.
Hỗ trợ sinh sản là một thuật ngữ nói chung bao gồm những kỹ thuật y
học mới được sử dụng trong điều trị vô sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Nguyên tắc chung của các phương pháp hỗ trợ sinh sản là hỗ trợ có thai tự
nhiên bằng cách:
- Chuẩn bị noãn và tinh trùng
- Tạo điều kiện để noãn và tinh trùng gặp nhau tạo thành phôi
- Tạo điều kiện để phôi làm tổ ở niêm mạc buồng tử cung.
Các hình thức hỗ trợ sinh sản được áp dụng phổ biến tại các trung tâm
hỗ trợ sinh sản tại Việt Nam là: Kích thích buồng trứng- giao hợp tự nhiên,
kích thích buồng trứng kết hợp bơm tinh trùng vào buồng tử cung
(intrauterine insemination- IUI), thụ tinh trong ống nghiệm (in vitro
fetilizaton.- IVF)
1.3.7.1. Kích thích buồng trứng
Mục đích: kích thích buồng trứng không phóng noãn hay phóng noãn bình
thường để có một hay nhiều nang noãn trưởng thành giúp cho thụ thai bình
thường hay thụ tinh trong ống nghiệm, bơm tinh trùng vào buồng tử cung
Để điều chỉnh liều thuốc và xác định thời điểm phóng noãn trong quá
trình điều trị thuốc luôn kết hợp siêu âm đo kích thước các nang noãn và định
lượng nội tiết estradiol, LH.
Các thuốc kích thích phóng noãn thường dùng là thuốc ức chế estrogen
và Gonadotropin
Thuốc ức chế Estrogen: như Clomiphen citrate CC và tamoxiphen.
Thuốc có cấu trúc tương tự estrogen, ức chế cạnh tranh với estrogen làm ức
11
chế điều hòa ngược của estrogen dẫn đến tăng tiết FSH, LH kích thích các
nang noãn phát triển.
Gonadotropin: hMG, hCG.
Có thể dùng thuốc theo các phác đồ sau: Clomiphen citrate đơn thuần
hay kết hơp với Gonadotropin, sử dụng Gonadotropin theo các phác đồ cực
ngắn, phác đồ ngắn, phác đồ dài và phác đồ cực dài. Trong đó, phác đồ cực
dài là hiệu quả nhất.
1.3.7.2. Bơm tinh trùng vào BTC –IUI
Là thủ thuật bơm mẫu tinh trùng đã được xử lý vào trong BTC của người
phụ nữ, mẫu tinh trùng có thể lấy từ người chồng hay người hiến tinh trùng.
Là thủ thuật hay áp dụng nhất trong điều trị vô sinh cho các cặp vợ chồng
hiếm muộn. Thủ thuật được Dickinson mô tả lần đầy tiên năm 1921 nhưng
mãi đến năm 80 mới được áp dụng rộng rãi
-
Chỉ định
Vô sinh không rõ nguyên nhân
Lạc nội mạc tử cung nhẹ
Rối loạn phóng noãn
Chất nhầy CTC không thuận tiện cho tinh trùng di chuyển
Kháng thể kháng tinh trùng
Bất thường tinh trùng
Các bước tiến hành
Kích thích buồng trứng để có môt vài nang noãn phát triển
Theo dõi sự phát triển của các nang noãn bằng siêu âm đầu dò âm đạo, kết
hợp với đinh lượng estradiol huyết thanh để đánh giá sự trưởng thành của
nang noãn
- Tiêm 5000- 10000 đơn vị hCG để kích thích các giai đoạn phát triển cuối
cùng của nang noãn và kích thích phóng noãn
- Lọc rửa tinh trùng và bơm vào buồng tử cung sau khi tiêm hCG 36 giờ. Thời
điểm bơm tình trùng không quá 2 giờ sau khi lấy mẫu tinh dịch.
1.3.7.3. Thụ tinh trong ống nghiệm và chuyển phôi vào BTC (IVF)
12
Mục đích: IVF là chọc hút một hay nhiêu noãn đã trưởng thành từ buồng
trứng cho thụ tinh với tinh trùng người chồng đã được lọc rửa trong phòng thí
nghiệm. Sau khi trứng đã phát triển thành phôi, chuyển phôi tốt và BTC để
phôi làm tổ và phát triển thành thai nhi. Tỷ lệ có thai thay đổi tùy theo mỗi
trung tâm.
Quá trình thụ tinh trong ống nghiệm, có thể chuyển phôi tươi hoặc phôi
đông lạnh. Hiện nay, để hạn chế tình trạng quá kích buồng trứng, người ta
thường sử dụng phôi đông lạnh.
Chỉ định
Theo James và cộng sự (1997) các chỉ định IVF gồm
- Vô sinh do VTC: là chỉ định phổ biến nhất, tại BVPSTW, IVF do tắc VTC
chiếm 81.9%
- Vô sinh do chồng: vô sinh nam cũng là nguyên nhân hay gặp trong chỉ định
của IVF. Tại BVPSTW năm 2003 có 8.5% chỉ định IVF do tinh trùng ít, đứng
thứ 2 sau chỉ định do tắc VTC. Năm 1992, Parlemon đã thực hiện thành công
phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI). Kỹ thuật ICSI được
tiến hành như một trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm, nhưng ở giai đoạn
thụ tinh chỉ 1 tinh trùng được tiêm trực tiếp vào bào tương noãn dưới sự hỗ
trợ của hệ thống vi thao tác.
- Lạc nội mạc tử cung: là sự di chuyển của nội mạc tử cung đến một nơi khác
ngoài BTC tiếp tục tăng sinh, phát triển, thoái triển theo chu kỳ kinh nguyệt.
Lạc nội mạc tử cung chiếm khoảng 2.6% các chỉ định IVF tại BVPSTW năm
2003
- Rối loạn chức năng buồng trứng: lý do phổ biến là do buồng trứng đa nang.
Trong số các nguyên nhân được chỉ đinh IVF tại BVPSTW năm 2003 có
4.6% là buồng trứng đa nang
- Vô sinh không rõ nguyên nhân: IVF được cân nhắc chỉ định cho các trường
hợp vô sinh không rõ nguyên nhân. Chỉ định này chiếm khoảng 5.8% các
trường hợp IVF tại BVPSTW năm 2003
13
- Vô sinh do miễn dịch: do các yếu tố miễn dịch gần như ảnh hưởng đến mọi
bước trong quá trình sinh sản do phá hủy các giao tử bởi kháng thể kháng tinh
trùng hay ngăn cản sự phân chia và phát triển sớm của phôi. Có thể bơm tinh
trùng lọc rửa vào BTC hay thụ tinh trong ống nghiệm
Chống chỉ định
Chồng hoặc vợ (người cho trứng, mang thai hộ) có HIV (+)
Vợ (người cho trứng, mang thai hộ) có các bệnh nguy hiểm đến tính
mạng khi kích thích buồng trứng hay khi có thai
Vợ hoặc chồng mắc bệnh lý di truyền có thể truyền cho con
Các bước tiến hành
Dùng thuốc kích thích buồng trứng để nang noãn phát triển và trưởng thành
- Theo dõi sự phát triển và trưởng thành của các nang noãn bằng siêu âm kết
hợp định lượng estradiol huyết thanh. Điều chỉnh liều thuốc tránh các tác
dụng không mong muốn. Khi siêu âm kích thước các nang noãn ≥ 18mm,
tiêm hCG 5000-10000 đơn vị.
- Chọc hút nang noãn bằng đường âm đạo sau khi tiêm hCG 32-36h
- Thu lượm và đánh giá chất lượng noãn
- Lọc rửa tinh trùng cùng ngày với chọc hút noãn
- Sau 3-4h, mỗi noãn sẽ chuyển vào 1 giọt chứa khoảng 100000 tình trùng/ml
môi trường. Nếu có chỉ định thì thực hiện ICSI vào thời điểm này
- Theo dõi sự thu tinh và phát triển của phôi vào những ngày sau
- Đánh giá chất lượng phôi
- Chuyển phôi tốt vào BTC sau thụ tinh 2-3 ngày, thường chuyển 3 phôi một
lần ở bệnh nhân dưới 35 tuổi và có thể chuyển tối đa 4 phôi ở bệnh nhân cao
tuổi hơn. Số phôi còn lại được trữ lạnh
- Theo dõi và xét nghiệm chẩn đoán thai nghén sau chuyển phôi 2 tuần.
1.3.7.4. Cơ chế CNTC khi sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
-
Khi chuyển phôi có thể làm tăng nguy cơ CNTC do:
Bơm với một áp lực mạnh sẽ đưa phôi vào VTC
Đặt phôi sát lỗ vòi tử cung- tử cung, phôi sẽ bị hút vào VTC
Catheter chạm vào đáy tử cung kích thích tử cung co bóp, những đợt co bóp
ngược sẽ đẩy dòng phôi vào VTC
14
Thuốc kích thích phóng noãn, bơm tinh trùng vào buồng tử cung có thể làm
tăng nguy cơ chửa đa thai, vượt quá kích thước của vòi tử cung, do đó trứng
đã thụ tinh được giữ lại làm tổ tại vòi tử cung gây CNTC. Hơn nữa do sự gia
tăng quá mức của estrogen và progesterone làm ảnh hưởng đến nhu động của
vòi trứng.
Bảng 1.1. Một số yếu tố nguy cơ gây chửa ngoài tử cung [16]
Yếu tố nguy cơ
Tiến sử CNTC
Tiền sử phẫu thuật thông VTC
Nghiện thuốc lá
STD, viêm vùng chậu, nhiễm Chlamydia
Sảy thai tự nhiên > 3 lần
Tuổi >40
Tiền sử phá thai nội khoa, ngoại khoa
Vô sinh
Đặt dụng cụ tử cung
OR (95% CI)
12.5( 7.5, 20.9)
4.0 (2.6, 6.1)
3.5 (1.4, 8.6)
3.4 (2.4, 5)
3.0 (1.3, 6.9)
2.9 (1.4, 6.1)
2.8 (1.1, 7.2)
2.6 (1.6, 4.2)
1.3(1.0, 1.8)
1.4. Chẩn đoán CNTC
Chẩn đoán CNTC dựa vào lâm sàng, cận lâm sàng và soi ổ bụng, tuy
nhiên CNTC có nhiều thể lâm sàng và vị trí khác nhau nên đôi khi rất khó
chẩn đoán
Chẩn đoán sớm CNTC là khi khối thai chưa vỡ hay rỉ một lượng máu rất
ít trong ổ bụng. Tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương, tỷ lệ chẩn đoán sớm
CNTC tăng qua hàng năm. Theo Phạm Thanh Hiền (1998) tỷ lệ là 69.9%
[19]. Theo Nguyễn Thị Tuyết Mai (2005) tỷ lệ là 76.33% [20]
1.4.1. Triệu chứng lâm sàng
Các triệu chứng lâm sàng của CNTC rất đa dạng và phụ thuộc vào tình
trạng vỡ hay chưa vỡ của khối chửa [11].
1.4.1.1. Triệu chứng toàn thân
Tùy thuộc lượng máu mất mà bệnh nhân có thể biểu hiện sốc điển hình
hay không. Trường hợp CNTC ngập máu ổ bụng: Da xanh, niêm mạc nhợt,
15
vã mồ hôi, huyết áp tụt, mạch nhanh nhỏ chân tay lạnh, khát nước, thở nhanh
nông, bệnh nhân hốt hoảng. Đôi khi bệnh nhân có ngất do đau và mất máuđây là triệu chứng ít gặp nhưng rất có giá trị chẩn đoán [21]
-
Phân loại thiếu máu dựa vào nồng độ huyết sắc tố [22]
Thiếu máu nhẹ: Hb từ 90 -120g/l
Thiếu máu vừa: Hb từ 60- dưới 90g/l
Thiếu máu nặng: Hb 30- dưới 60g/l
Thiếu máu rất nặng Hb < 30g/l
1.4.1.2. Triệu chứng cơ năng
- Chậm kinh, đau bụng và ra máu âm đạo là 3 dấu hiệu thường gặp nhất ở
người phụ nữ bị CNTC.
- Triệu chứng mang thai: bệnh nhân tắt kinh, có thể nôn nghén, căng vú. Chậm
kinh là triệu chứng thường gặp, có một số bệnh nhân ra máu âm đạo trùng với
ngày kinh nên rất khó phân biệt, cần khai thác kỹ tiền sử kinh nguyệt trước đó
[23].
Người bệnh có dấu hiệu chậm kinh, thử nước tiểu cho thấy dấu hiệu có thai
Ra máu âm đạo xuất hiện muộn hơn, thường là lượng máu ít, màu nâu
đen, socola, có khi lẫn màng. Có khi chảy máu xuất hiện gần với ngày hành
kinh làm người bệnh nhầm tưởng là hành kinh hay đang rong kinh và đến
viện trong tình trạng rong kinh [21, 24]. Chậm kinh rồi rong kinh chiếm 6070% [15]. theoVương Tiến Hòa 92% trường hợp CNTC chẩn đoán sớm có ra
máu âm đạo (độ nhạy 76.6% giá trị chẩn đoán dương tính là 92%)[24] .
Đau bụng là triệu chứng luôn có tùy từng mức độ khác nhau theo các thể
lâm sàng. Vị trí đau hố chậu phải hay hố chậu trái, đau cả vùng tiểu khung
hoặc đau khắp ổ bụng khi có vỡ khối thai gây chảy máu ồ ạt, đau kèm theo
mót rặn, đái buốt do khối máu tụ kích thích vào trực tràng và bang quang [21,
24]. Triệu chứng đau bụng có độ nhạy 90.2% nhưng có giá tri chẩn đoán
dương tính thấp 65% [24].
1.4.1.3. Triệu chứng thực thể
16
- Thăm âm đạo kết hợp với sờ nắn trên bụng thấy cổ tử cung, thân tử cung
mềm và to hơn bình thường nhưng không tương xứng tuổi thai [9].
Cạnh tử cung có thể sờ thấy khối, ranh giới rõ, ấn đau [9].
- Túi cùng sau thời kỳ đầu còn mềm mại, nhưng nếu có ít máu chảy vào túi
cùng sau thì túi cùng đầy, ấn đau [9].
- Khoảng 10% các trường hợp CNTC khi khám lâm sàng không phát hiện gì
đặc biệt [11].
1.4.2. Triệu chứng cận lâm sàng
1.4.2.1. Siêu âm đầu dò âm đạo đơn thuần
Hình ảnh trực tiếp
- Hình ảnh khối thai điển hình bên ngoài tử cung, là hình ảnh thưa âm vang, có
viền tăng âm xung quanh do các tế bào nuôi phát triển mạnh hình thành, có thể
thấy túi noãn hoàng, âm vang thai, tim thai. Tỷ lệ này chiếm < 6% [1]
-
Hình ảnh khối thai không điển hình là hình ảnh khối âm vang khác biệt với
buồng trứng. Hình ảnh thường đa dạng, nhiều hình thái, thường gặp khối hình
nhẫn, khối dạng nang và khối âm vang hỗn hợp [11].
Dấu hiêụ gián tiếp
- Không có túi ối trong BTC, niêm mạc BTC dày
- Có khối âm vang không đồng nhất cạnh tử cung
-
Dịch cùng đồ, dịch ổ bụng.
-
Buồng tử cung rỗng kết hợp với khối có âm vang khác biệt với buồng trứng
có giá trị tiên đoán CNTC 85-95% [1]
1.4.2.2. Siêu âm đầu dò âm đạo kết hợp xét nghiệm βHCG
Ngưỡng phân biệt của βHCG là giới hạn thấp nhất của nồng độ βHCG
mà trên giới hạn đó luôn luôn nhìn thấy túi ối trong BTC qua siêu âm [1, 24]
Trường hợp vừa có thai trong BTC vừa có thai ngoài tử cung: việc sử
dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có thể gặp trường hợp chửa đa thai, thai
17
trong tử cung kết hợp với thai ngoài tử cung, vì vậy khó xác định ngưỡng
phân biệt của βHCG, vì vậy cần định lượng βHCG hàng loạt để theo dõi.
Trường hợp chỉ có CNTC: dù thai ở trong hay ngoài tử cung thì gai rau
luôn chế tiết βHCG. Trường hợp thai lưu và CNTC, βHCG luôn thấp hơn với
thai bình thường có cùng tuổi thai. Những bệnh nhân có nồng độ βHCG
<1000 mIU/ml có nguy cơ CNTC cao gấp 4 lần những bệnh nhân có
nồng độ βHCG >1000mIU/ml [24, 25].
Chẩn đoán CNTC khi không thấy túi thai trong BTC và nồng độ βHCG
trên ngưỡng phân biệt của βHCG. Thông thường, siêu âm đầu dò âm đạo có
thể phát hiện túi thai trong tử cung khi nồng độ βHCG ≥ 1000-1500mIU/ml.
Khi βHCG ≥ 1000-1500mIU/ml, không nhìn thấy túi thai trong BTC có
giá tri tiên đoán CNTC với độ nhạy 90-95% [24, 25] .
Bình thường, nồng độ tăng gấp đôi sau 2 ngày và trong thời gian từ 4-8
tuần và tăng ít nhất 66%. Nếu thai nghén bất thường hay CNTC thì nồng độ
βHCG không tuân theo quy luật trên. Tuy nhiên có một số trường hợp ngoại :
Khoảng 15% thai trong tử cung bình thường có nồng độ βHCG tăng
dưới 66% sau 48h. Do đó không phân biệt được thai nghén bình thường hay
bất thường
Khoảng 17% CNTC có biểu hiện tăng nồng độ βHCG sau 48h như thai
trong tử cung
Kết hợp dấu hiệu BTC rỗng, định lượng βHCG hàng loạt và ngưỡng
phân biệt của βHCG có thể chẩn đoán CNTC với độ nhayh 95-99% và độ đặc
hiệu 98% [24, 25].
1.4.2.3. Định lượng Progesteron
Trong 8-10 tuần đầu của thai nghén, hàm lượng Progesteron thay đổi ít,
phản ánh sự hoạt động của hoàng thể thai nghén. Đây là một xét nghiệm có
thể dùng để tầm soát CNTC. Theo Buster E.John thì khi nồng độ Progesteron
18
nhỏ hơn 15ng/ml thì có hơn 80% là CNTC, khi nồng độ này nằm trong
khoảng 15-25ng/ml thì cần theo dõi và làm thêm xét nghiệm khác
Theo nghiên cứu của Phạm Thị Thanh Hiền năm 2007 tại BVPSTW, có
thể kết hợp giữa lâm sàng, siêu âm đầu dò âm đạo, định lượng βHCG và nồng
độ progesteron để chẩn đoán sớm CNTC [25].
1.4.2.4. Hút buồng tử cung
Được chỉ định khi bệnh nhân chảy máu nhiều và kết quả siêu âm không
phù hợp, khi nồng độ Progesteron máu nhỏ hơn 5ng/ml, βHCG không tăng
khi xét nghiệm định kỳ, bệnh phẩm xét nghiệm vi thể có phản ứng ngoại sản
mạc và không có gai rau (hình ảnh Arias Stella) [24, 26].
19
1.4.2.5. Chọc dò cùng đồ sau
Chọc dò có giá trị khi hút ra máu không đông. Nhưng khi kết quả chọc
dò âm tính cũng không loại trừ được vẫn không loại trừ được CNTC ngay cả
khi đã vỡ. Hiện nay, thủ thuật này ít thực hiện hơn nhờ hiệu quả của các
phương tiện cận lâm sàng.
1.4.2.6. Nội soi ổ bụng
Quan sát trực tiếp khối chửa bằng soi ổ bụng là tiêu chuẩn vàng trong
chẩn đoán CNTC. Soi ổ bụng vừa để chẩn đoán, vừa điều trị CNTC. Ngoài ra
soi ổ bụng còn đánh giá được tình trạng tiểu khung (dính hoặc lạc nội mạc tử
cung, tình trạng VTC còn lại) tất cả những thông tin này rất có giá trị trong
việc tư vấn và điều trị vô sinh sau này [24, 25].
1.5. Điều trị chửa ngoài tử cung
Mục đích điều trị[5]
Giải quyết khối chửa ngoài tử cung
Giảm tối đa tỷ lệ tử vong
Ngừa tái phát CNTC
Duy trì khả năng sinh sản cho người có nhu cầu sinh con
1.5.1. Phương pháp theo dõi
Chỉ định
Khối chửa chưa vỡ
Nồng độ βHCG < 1500 mIU/ml
Nồng độ βHCG giảm sau 48h
BN hợp tác với thầy thuốc và có thể theo dõi trong thời gian dài
Phác đồ theo dõi
BN được theo dõi sát tại bệnh viện
Không giao hợp hoặc khám tiểu khung cho tới khi khỏi bệnh
Định lượng βHCG và siêu âm đầu dò âm đạo mỗi 48h
20
Đánh giá kết quả
Tiên lượng tốt nếu βHCG liên tục giảm
Khỏi bệnh khi βHCG < 25mIU/ml
Nếu bị CNTC tồn tại thì điều trị bằng MTX hay mổ nội soi
Các yếu tố tiên lượng
βHCG thấp
Khối chửa < 3cm, không có tim thai trên siêu âm
Máu trong ổ bụng < 50ml
Có bằng chứng thoái triển khối chửa trên siêu âm
1.5.2. Điều trị nội khoa bằng MTX
MTX là chất kháng acid folic có tác dụng chống ung thư. Thuốc ức chế
chuyển hóa gây độc tế nào, tác dụng chủ yếu ở pha S của quá trình phân chia
tế bào, bằng cách cạnh tranh với men dihydrofalate reductase làm giảm quá
trình chuyển dihydrofolic acid thành tetrahydrofolic acid. MTX có tác dụng
làm ức chế tổng hợp AND đặc biệt ở các tế bào tăng trưởng mạnh. Các mô
tăng trưởng mạnh như các tế bào ác tính phân chia nhanh, tủy xương, tế bào
thai nhi, biểu mô da, biểu mô miệng và màng nhày ruột là nhưng tế bào nhạy
cảm nhất với MTX. MTX có thể phá hủy tế bào tế bào ung thư mà ít tổn hại
đến mô lành. MTX ở dạng tự do trong tế bào gắn với chất khử dihydro folate
làm chặn quá trình kết hợp tetrahydrofolic để tổng hợp thymidilat và các bước
tiếp theo trong quá trình tổng hợp Purin. Do vậy MTX làm gián đoạn quá
trình phân bào của phôi, dẫn đến phôi bị chết [27-30]
Chỉ định tuyệt đối
Huyết động ổn định
Muốn có thai trong tương lai
Có điều kiện theo dõi lâu dài
Không có chống chỉ định của MTX
21
Chỉ định tương đối
Khối chửa chưa vỡ và có kích thước trên siêu âm < 3.5cm
Không có hoạt động tim thai
Những trường hợp có tác dụng không mong muốn liên quan tới MTX
Dấu hiệu thất bại
Đau bụng tăng
Huyết động không ổn định
βHCG giảm dưới 15% giữa ngày 4 và ngày thứ 7 sau điều trị
Tăng hoặc giữ nguyên nồng độ βHCG sau 1 tuần điều trị
Phác đồ điều trị và theo dõi: có hai phác đồ điều trị nội khoa CNTC bằng
MTX là phác đồ đơn liều và phác đồ đa liều
- Phác đồ đơn liều: tiêm bắp MTX 50 mg/ m2 diện tích bề mặt cơ thể. Định
lượng βHCG ngày thứ 4 và ngày thứ 7. Nếu nồng độ βHCG giảm > 15% giữa
ngày 4 đến ngày thứ 7 thì có thể định lượng βHCG hàng tuần cho đến khi xét
nghiệm âm tính. Nếu nồng độ βHCG giảm < 15% giữa ngày thứ 4 và ngày 7
hoặc giảm dưới 15% trong suốt 1 tuần theo dõi và điều trị, có thể dùng thêm 1
liều MTX. Nếu nồng độ βHCG giảm > 15% giữa ngày 7 đến ngày thứ 15 thì
có thể định lượng βHCG hàng tuần cho đến khi xét nghiệm âm tính. Nếu
βHCG giảm < 15%, có thể tiêm bắp mũi thứ 3. Nếu đã dùng 3 liều MTX mà
βHCG giảm dưới 15% giữa ngày 21-28, chỉ định phẫu thuật
- Phác đồ đa liều: MTX được tiêm bắp 1mg/kg cân nặng ngày 1, 3, 5,7 và
leucovorin vào ngày 2, 4, 6, 8. Định lượng βHCG vào ngày 1, 3, 5, 7. Nếu
nồng độ βHCG huyết thanh giảm > 15% so với lần định lượng trước đó thì
điều trị được dừng lại và tiếp tục theo dõi cho đến khi βHCG trở về âm tính.
Nếu nồng độ βHCG giảm < 15% từ ngày 7-ngày 14, có thể tiêm thêm 1 liều
MTX và leucovorin vào ngày 15. Nếu nồng độ βHCG giảm dưới 15% từ ngày
14-ngày 21, có chỉ định phẫu thuật
22
- Khi so sánh hiệu quả điều trị CNTC bằng 2 phác đồ đơn liều và đa liều,
Barnhart và cộng sự năm 2009, tỷ lệ điều trị thành công của 2 phác đồ trên lần
lượt là 88% và 93%, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê [31]
1.5.3. Phương pháp phẫu thuật
Cắt bỏ VTC là phương pháp truyền thống trong điều trị CNTC đã vỡ và
chưa vỡ, nhất là các trường hợp gây vỡ chảy máu, toàn trạng có dấu hiệu
choáng mất máu.
Phẫu thuật mở bụng: được chỉ định khi khối chửa đã vỡ, huyết áp dao động,
có chống chỉ định mổ nội soi. Nhược điểm là hẫu phẫu kéo dài, tỷ lệ bảo tồn
thấp, dễ dính sau mổ
Phẫu thuật nội soi: phương pháp này được Manhes và Bruhat thực hiện lần
đầu tiên vào năm 1975, nay đã trở thành phương pháp chủ yếu trong điều trị
CNTC. Phẫu thuật nội soi vừa có vai trò trong điều trị CNTC, còn có vai trò
trong chẩn đoán trong trường hợp khó, không rõ ràng. Nội soi có thể tiến
hành phẫu thuật triệt để là cắt VTC hay bảo tồn VTC.
Chống chỉ định tuyệt đối bảo tồn VTC
Chống chỉ định của gây mê – hồi sức
Choáng
Khối chửa> 6cm
Nồng độ βHCG > 20000 mIU/ml
Huyết tụ thành nang
Chống chỉ định tương đối
Dấu hiệu mất máu cấp
Béo phì
Dính nhiều vùng tiểu khung
Khối chửa > 4cm
Chửa kẽ.
23
Chỉ định bảo tồn VTC: căn cứ vào tổng số điểm các yếu tố nguy cơ theo
Bruhat để có phương pháp điều trị Bruhat
Bảng 1.2. Các yếu tố nguy cơ
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
Yếu tố nguy cơ
Tiền sử CNTC
Tiền sử mổ vi phẫu VTC
Chỉ có 1 VTC
Mỗi lần CNTC thêm
Tiền sử gỡ dính nội soi
Tiền sử viêm VTC
Tiền sử có dính cùng bên
Có dính bên đối diện
Số điểm
2
2
2
1
1
1
1
1
0-3 điểm: soi ổ bụng bảo tồn VTC
4 điểm: soi ổ bụng cắt VTC
≥ 5 điểm: soi ổ bụng cắt VTC và triệt sản VTC bên đối diện
1.6. Một số nghiên cứu trong nước và nước ngoài
1.6.1. Nghiên cứu nước ngoài
Trường hợp CNTC sau làm thụ tinh trong ống nghiệm, chuyển phôi vào
BTC được báo cáo năm 1976
Năm 2008, trung tâm hỗ trợ sinh sản tại Canada, Mohammed Malak và
cộng sự đã nghiên cứu trên 385 bệnh nhân có thai sau khi làm IVF từ năm
2003 đến năm 2008, số liệu lấy từ trung tâm sinh sản McGill ở Montreal, cho
thấy có 18 trường hợp CNTC chiếm 4.9%. Tỷ lệ chửa ngoài tử cung ở những
bệnh nhân vô sinh do vòi tử cung thay đổi từ 1.8% đến 11%. Trong nghiên
cứu của Malak.M, 1/3 số bệnh nhân CNTC sau HTSS có tiền sử vô sinh do
VTC. Vô sinh do VTC là một trong những yếu tố nguy cơ gây CNTC ở các
bệnh nhân được điều trị bằng thụ tinh trong ống nghiệm [7]
Một nghiên cứu hồi cứu của Shapiro và cộng sự năm 2012 cho thấy
chuyển phôi đông lạnh làm giảm nguy cơ chửa ngoài tử cung so với chuyển
24
phôi tươi trên các bệnh nhân được hỗ trợ sinh sản, quá trình kích thích buồng
trứng để chuyển phôi tươi làm tăng nguy cơ chửa ngoài tử cung do sự gia tăng
quá mức của estrogen và progesterone có thể ảnh hưởng đến nhu động của
vòi trứng [32]
Theo Acharia năm 2014, tỷ lệ chửa ngoài tử cung sau chuyển phôi đông
lạnh và phôi tươi lần lượt là 2.03% và 2.69%. Tuy nhiên, sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê [33]
Khi nghiên cứu về các yêu tố nguy cơ liên quan đến CNTC ở các bệnh
nhân được hỗ trợ sinh sản tại Mỹ từ năm 2001 đến năm 2011, Kiran Perkins
đã báo cáo rằng tỷ lệ chửa ngòai tử cung trên các bệnh nhân hỗ trợ sinh sản
tăng tỷ lệ thuận với số lượng phôi chuyển vào BTC. Tỷ lệ này là 1,6% khi
chuyển 1 phôi, 1,7% khi chuyển 2 phôi, 2.2% khi chuyển 3 phôi và 2.5% khi
chuyển trên 4 phôi vào buồng tử cung [34]
Chửa ngoài tử cung tại cả 2 vòi tử cung là rất hiếm gặp, chiếm tỷ lệ
khoảng 1/20000 trường hợp có thai. Trong 1500 trường hợp CNTC sau IUI có
1 trường hợp CNTC tại cẩ 2 bên VTC. Từ năm 1918 đến năm 2014, có
khoảng 200 trường hợp thai ngoài tử cung ở cả 2 bên VTC. Hơn một nửa số
bệnh nhân đó được hỗ trợ sinh sản bao gồm sử dụng kỹ thuật kích thích
phóng noãn, bơm tinh trùng vào buồng tử cung, thụ tinh trong ống nghiệm,
bơm tinh trùng vào bào tương noãn[35]
25
1.6.2. Nghiên cứu trong nước
Tác giả Nguyễn Xuân Huy đã nghiên cứu kết quả thụ tinh trong ống
nghiệm tại bệnh viện Phụ Sản Trung ương, tỷ lệ CNTC trong 483 trường hợp
thụ tinh trong ống nghiệm là 2.5%.
Tác giả Bùi Thị Nhẽ, nghiên cứu về đặc điểm chửa ngoài tử cung ở các
bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm tại bệnh viện Phụ Sản trung ương trong
5 năm 2009-2013, tỷ lệ chửa ngoài tử cung là 4.01%. Tỷ lệ CNTC sau IVF
gặp nhiều ở nhóm có tiền sử vô sinh do VTC.