Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

luận án hiện tượng giao thoa thể loại trong sáng tác của a chekhov (qua khảo sát kịch và truyện ngắn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 167 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ QUỲNH TRANG

HIỆN TƢỢNG GIAO THOA THỂ LOẠI
TRONG SÁNG TÁC CỦA A.CHEKHOV
(Qua khảo sát kịch và truyện ngắn)

Chuyên ngành: VĂN HỌC NƢỚC NGOÀI
Mã số: 62.22.02.45

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn:
PGS.TS. ĐÀO TUẤN ẢNH
PGS.TS. NGUYỄN VĂN HẠNH

Hà Nội, 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu
trong luận án là trung thực, đảm bảo độ chuẩn xác cao nhất. Các tài liệu tham
khảo, trích dẫn có xuất xứ rõ ràng. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình
nghiên cứu của mình.
Hà Nội, tháng 06 năm 2016
Tác giả

ê


Nguyễn Thị Quỳnh Trang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................. 7

1.1. Sơ lược những thành tựu của lí thuyết loại hình và thể loại văn học .................. 8
1.2. Tình hình nghiên cứu vấn đề giao thoa thể loại trong sáng tác Chekhov .......... 17
1.3. Đánh giá tổng quan ............................................................................................ 34
CHƢƠNG 2: NHỮNG TIỀN ĐỀ CÁCH TÂN VÀ GIAO THOA THỂ LOẠI TRONG
SÁNG TÁC A.CHEKHOV ............................................................................................... 36

2.1. “Kỉ nguyên Bạc” – thời đại mới của văn học nghệ thuật .................................. 36
2.2. Vị trí của A.Chekhov trong văn học “kỉ nguyên Bạc”....................................... 44
2.3. Truyền thống và tiếp biến trong văn học Nga thế kỉ XIX ................................. 50
CHƢƠNG 3: GIAO THOA THỂ LOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN CHEKHOV ..... 67

3.1.Tính kịch trong truyện ngắn Chekhov ................................................................ 68
3.2. Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn A.Chekhov .................................................. 86
CHƢƠNG 4: GIAO THOA THỂ LOẠI TRONG KỊCH CHEKHOV ...................... 105

4.1. Tính tự sự trong kịch Chekhov ........................................................................ 106
4.2. Tính trữ tình trong kịch Chekhov..................................................................... 128
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 149
NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA NGHIÊN CỨU SINH
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ...................................................................................... 152
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 153



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Anton Pavlovich Chekhov (1860 – 1904) chỉ sống và hoạt động nghệ thuật
trong 44 năm nhưng ông đã để lại cho nhân loại một gia tài văn học đồ sộ với rất
nhiều kiệt tác. Hơn 600 truyện ngắn, nhiều truyện vừa và 11 vở kịch đã khơi mở
cho biết bao công trình khoa học, bài viết nghiên cứu khám phá thế giới nghệ thuật
đặc biệt được xây dựng bởi một tài năng độc đáo của nền văn học Nga cổ điển. Hơn
một thế kỷ đã qua sau ngày mất của nhà văn, văn phẩm của ông vẫn đang được tiếp
nhận nồng nhiệt ở khắp nơi trên thế giới bởi những đánh giá về con người và văn
chương A.Chekhov dường như chưa hoàn kết, sự khám phá về chúng vẫn là vô tận.
Không chỉ đóng vai trò là người khép lại một cách xuất sắc chủ nghĩa hiện thực Nga
cuối thế kỷ XIX, A.Chekhov được thừa nhận là một nhà cách tân vĩ đại trong lĩnh
vực truyện ngắn và kịch. Đằng sau lối diễn tả từ tốn, điềm tĩnh, khách quan những
“chuyện đời vặt vãnh”, khai thác những xung đột kịch bình dị, nguyên chất của
cuộc sống, ông đã bao quát nhiều vấn đề mang tính xã hội rộng lớn, sâu sắc. Kịch
và truyện ngắn của A.Chekhov đều nhận được những đánh giá trân trọng nhất, ông
đã trở thành “cả một trường đại học thực thụ” cho những người viết văn (lời của nhà
văn Baranov). Luận án chúng tôi dự định sẽ thực hiện xuất phát từ niềm đam mê và
mong muốn góp thêm một cách thức tiếp cận trước tác nghệ thuật của nhà văn vĩ
đại này.
1.2. Qua rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết của các học giả thế giới và
Việt Nam, chân dung A.Chekhov - bậc thầy truyện ngắn thế giới - đã được định
hình, sắc nét hơn rất nhiều so với A.Chekhov - nhà viết kịch. Thậm chí, nhiều độc
giả Việt Nam không biết đến chân dung thứ hai của ông, hoặc chưa thẩm thấu được
giá trị của những cách tân thiên tài ở một thể loại vốn đã rất kén người xem. Thống
nhất trong cùng một phong cách nghệ thuật, kịch và truyện ngắn A.Chekhov thường
được bàn luận, đánh giá trong tương quan so sánh. Giới nghiên cứu ở nước ngoài và
Việt Nam đã bước đầu chỉ ra sự giao thoa ảnh hưởng lẫn nhau giữa hai thể loại văn
học ở nhiều bình diện như: đề tài - chủ đề; nhân vật trung tâm; cốt truyện khung,
nhãn quan hiện thực, nghệ thuật phân tích tâm lí... càng làm nổi bật ưu thế và đóng

góp của mỗi thể loại trong văn nghiệp của Chekhov. Kịch, truyện của Chekhov (và
cả đời tư, quá trình sáng tạo của ông) còn được chuyển thể, “phóng tác” hay “nhại
lại” dựa trên sự vay mượn cốt truyện của Chekhov (như những sáng tác thuộc dòng
hậu hiện đại đã và đang làm: những vở kịch “được viết lại” vẫn dùng nhan đề cũ
1


như Hải âu, Cậu Vania, Vườn anh đào) trong những tác phẩm điện ảnh đặc sắc,
những vở kịch độc đáo (ví như: Antigone, Những cuốn sổ tay, Tiểu phẩm chưa kết
thúc dành cho đàn piano cơ khí…). Hơn thế, trong xu hướng giao hòa của văn học sân khấu - điện ảnh - vũ đạo, các tác phẩm của A.Chekhov còn được biểu hiện trong
những hình thức hoàn toàn mới như: Phòng 6 và Tu sĩ vận đồ đen được đạo diễn
người Nhật Dzio Kanamori dàn dựng thành vũ đạo; trong tiết mục của nhà hát vũ
kịch “Cổng thiên đường” từ Đài Loan, dòng ngôn ngữ múa mềm mại thuật lại những
hồi những đoạn trong vở kịch lừng danh Vườn anh đào của văn hào Nga. Đó chính là
những gợi ý để chúng tôi thực hiện đề tài khoa học này.
1.3. Trong tiến trình phát triển của nền văn học Nga, sáng tác của A.Chekhov
đóng vai trò “gạch nối”, “bản lề”, phản ánh sâu sắc những biến động mạnh mẽ về tư
tưởng và nghệ thuật trong buổi giao thời giữa hai thế kỷ. Bối cảnh xã hội lúc
Chekhov bước vào làng văn chính là sự trì trệ ngưng đọng, mệt mỏi của toàn bộ đời
sống xã hội, thời kì suy mạt, buổi hoàng hôn của chế độ phong kiến. Các nhà văn
hiện thực không còn niềm tin để thuyết giáo, không còn hăng hái để tìm tòi giải
pháp cách mạng, cạn kiệt về đề tài, nghèo nàn về tư tưởng. Nói như SaltykovShchedrin: “Biết viết gì đây? Ca ngợi những chiến công gì? Những chiến công
chẳng thấy bóng dáng đâu, thế vào đó là một cuộc sống bằng phẳng tẻ ngắt”
[123,75]. Nhưng Chekhov đã chọn chính cái ảm đạm, cái ngưng trệ, cái khó biểu
đạt nhất để kể, tái hiện. Kịch và truyện ngắn của ông (ở giai đoạn chín muồi) cùng
song hành phản ánh yêu cầu cấp thiết thay đổi tư duy hình tượng và ý thức thẩm mĩ
trong buổi giao thời văn học. Kỉ nguyên Bạc trong văn học Nga chắc chắn sẽ kém
phần rực rỡ và ấn tượng nếu khuyết thiếu sáng tác của nhà văn. Những chuyển dịch
đã được thực hiện một cách âm thầm (nhưng triệt để) từ trào lưu, trường phái đến
phương thức phản ánh, loại hình văn học... Dự cảm nhạy bén của một người dẫn

đầu đã giúp Chekhov tạo nên sự chuyển dịch đó ngay trong các tác phẩm nghệ thuật
của mình (biểu hiện ở sự thay đổi trong các giai đoạn sáng tạo), dịch chuyển trong
tính chất của từng thể loại (truyện ngắn trào phúng - truyện ngắn trữ tình, hài kịch bi kịch), dịch chuyển theo dòng chảy của các loại hình văn học (tự sự - kịch - trữ
tình). Những tìm tòi thử nghiệm để hoàn tất quá trình chuyển dịch đồng thời ghi
nhận sự xâm nhập, ảnh hưởng, thẩm thấu lẫn nhau giữa truyện và kịch đã tạo nên
phong cách nghệ thuật độc đáo của văn hào Chekhov.
1.4. Sự phân loại văn học là bước đầu tiên nhận thức các quy luật thể loại. Các
nhà nghiên cứu thống nhất chia loại ra các thể và xem thể như là một tiểu loại. Yếu
tố ổn định truyền thống cho ta những tiêu chí để phân biệt cái cốt lõi bất biến của
2


từng loại thể: tác phẩm trữ tình khác tác phẩm tự sự, tiểu thuyết khác truyện ngắn....
Đó là cơ sở đầu tiên của vấn đề tương tác. Đề tài “Hiện tượng giao thoa thể loại
trong sáng tác của A.Chekhov (qua khảo sát kịch và truyện ngắn)” còn đặt mục tiêu
chỉ rõ những đặc tính ổn định, bất biến cùng những yếu tố xâm lấn lẫn nhau giữa
các thể loại (tự sự, trữ tình, kịch). Hiện tượng giao thoa thể loại là chứng tích của sự
giao thoa giữa các trường phái, trào lưu, phong cách; là biểu hiện của sự đa dạng
trong thống nhất, của tính đa diện trong dung hợp của văn học khởi thuỷ. Sự lựa
chọn này, do vậy, còn có ý nghĩa trong việc nối kết các vấn đề thuần túy lý thuyết
với thực tiễn sáng tạo nghệ thuật của nhà văn, gắn kết các vấn đề lí luận với tiến
trình phát triển thể loại văn học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Xác định vị trí bản lề: kết thúc trào lưu văn học cũ và khơi dòng, góp phần
đặt nền móng cho nền văn học Nga hiện đại của văn hào A.Chekhov. Đồng thời,
nhấn mạnh khả năng thiên tài cùng những cơ sở thực tiễn sáng tạo giúp A.Chekhov
có được sự gắn kết các thể loại văn học để tạo nên những cách tân đột phá.
2.2. Phân tích, hệ thống những tín hiệu - yếu tố kịch và trữ tình đặc sắc và nổi
trội để làm nên sự giao thoa, xuyên thấm của chúng sang truyện ngắn (đặc biệt chú
trọng đến sự ảnh hưởng của từng loại hình tương ứng với các giai đoạn sáng tạo).

Đó là sự biểu hiện của những tiếp thu truyền thống và đối thoại về thể loại mới của
văn hào.
2.3. Chỉ rõ và phân tích những yếu tố tự sự và trữ tình cùng những tìm tòi mới
mẻ tương đồng của kịch và truyện trong giai đoạn chín muồi thể hiện tư tưởng dung
hợp ở tầm mức cao trong sáng tác của Chekhov. Theo đó, khuynh hướng mạch
ngầm và tính chất liên văn bản giữa các thể loại văn học đã được thiết lập tạo nên
những cách tân độc đáo của văn nghiệp A.Chekhov.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Luận án tập trung phân tích những yếu tố, tính chất của các thể loại văn
học đã được vận dụng, xuyên thấm lẫn nhau có tính hệ thống trong các sáng tác của
A.Chekhov. Hiện tượng giao thoa thể loại được chỉ rõ và phân tích vẫn dựa trên
những đặc điểm loại hình văn học và chú trọng vào việc phân tích, tổng hợp, trừu
xuất từ dẫn chứng các văn bản để đi đến những kết luận về phong cách tác giả. Do
khuôn khổ của luận án, những bàn thảo về lí thuyết thể loại sẽ được lồng ghép trong
quá trình phân tích cứ liệu. Chúng tôi sẽ tập trung làm rõ vấn đề nghiên cứu ở ba
góc độ chính yếu, đó là: cơ sở của sự giao thoa thể loại qua việc khảo sát vị trí của
A.Chekhov trong giao thời thế kỉ XIX - XX; “cuộc cách mạng thể loại” của
3


A.Chekhov và hiện tượng giao thoa được biểu hiện cụ thể ở hai thể loại là truyện
ngắn và kịch của ông.
3.2. Từ những bản dịch đầu tiên của Nguyễn Tuân năm 1957, giới dịch giả
và các nhà nghiên cứu đã liên tiếp chuyển dịch văn phẩm của A.Chekhov sang tiếng
Việt (truyện ngắn, truyện dài, kịch, thư từ...) đã chứng tỏ sức hấp dẫn từ các sáng
tác của ông đối với công chúng trong nước. Đặc biệt hơn, có nhiều bản dịch cho
cùng một tác phẩm nghệ thuật đã giúp người đọc cảm nhận trọn vẹn về nội dung và
văn phong của tác giả. Các tuyển tập truyện ngắn và kịch của ông thường xuyên
được tái bản. Phạm vi nghiên cứu trực tiếp của luận án là các sáng tác truyện ngắn
và kịch của A.Chekhov đã được tuyển chọn dịch thuật và giới thiệu bằng tiếng Việt.

Chúng tôi sử dụng những bản dịch ưu tú nhất (nếu có nhiều bản dịch cho cùng một
tác phẩm). Bên cạnh đó, chúng tôi còn tham khảo thêm các thông tin về các sáng tác
được trích dẫn, tóm tắt, bàn thảo trong các bài viết - công trình nghiên cứu của các
nhà nghiên cứu Việt Nam mà chưa được dịch thuật. Chúng tôi sử dụng phối hợp các
văn bản sau đây:
1. A.Chekhov (1978), Sung sướng - tập truyện ngắn, Đỗ Hồng Chung dịch,
NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
2. A.Chekhov (1957) Truyện ngắn, Nhiều dịch giả - Lời giới thiệu của
Nguyễn Tuân, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
3. A.Chekhov (1999), Truyện ngắn, Vương Trí Nhàn tuyển chọn, NXB Văn học.
4. A.Chekhov (2001), Truyện ngắn, Phan Hồng Giang - Cao Xuân Hạo dịch,
NXB Vănhóa thông tin.
5. A.Chekhov (2004), Truyện ngắn và truyện vừa, Đào Tuấn Ảnh dịch, Tạp
chí Văn học nước ngoài số 4, NXB Hội nhà văn.
6. A.Chekhov (2006 - tái bản), Tuyển tập kịch, Lê Phát - Nhị Ca dịch, NXB
Sân khấu.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận:
Luận án đề cập tới sự giao thoa thể loại trong sáng tác của A. Chekhov, do vậy
lí thuyết thể loại chính là cơ sở để triển khai những vấn đề đặt ra. Bên cạnh đó, sự
giao thoa, tương tác thể loại, “kí ức thể loại” (Bakhtin), phỏng nhại thể loại trong
sáng tác nghệ thuật, về phương diện lí thuyết, có thể xem như những kiểu “liên văn
bản”. Để hiểu sâu hơn vấn đề này trong sáng tác của Chekhov, chúng tôi phần nào
sử dụng lí thuyết liên văn bản của các nhà hậu hiện đại, vì trên thực tế, những vấn
đề đặt ra trong lí thuyết này (chẳng hạn: vay mượn, phỏng nhại...) vốn tồn tại trong
4


thực tiễn sáng tác và lí luận văn học tiền hậu hiện đại (dưới dạng những lí thuyết
riêng lẻ, chẳng hạn lí thuyết phỏng nhại). Các nhà hậu hiện đại có công hệ thống,

tổng hợp thành một lí thuyết mang tính phổ quát cho toàn bộ nền văn học hậu hiện
đại vốn xem thế giới như văn bản/liên văn bản (ngược lại với văn học tiền hậu hiện
đại). Tuy nhiên, “liên văn bản” không chỉ là một cách nhìn nhận nghệ thuật về thế
giới, mà còn là tổ hợp những thủ pháp nghệ thuật. Luận án chủ yếu sẽ sử dụng
phương diện thứ hai này của lí thuyết.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Thi pháp lịch sử: Luận án tiến hành nghiên cứu thi pháp sáng tác
Chekhov trong tiến trình lịch sử văn học. Vận dụng phương pháp này, một mặt
chúng tôi phục dựng sáng tác của A.Chekhov trong tiến trình văn học Nga thế kỉ
XIX và giao thời thế kỉ XX; mặt khác, xem xét vấn đề tương tác thể loại qua từng
giai đoạn sáng tác của ông gắn với tiến trình và uy tín văn học của tác giả. Điều này
giúp gắn kết và lí giải hiện tượng giao thoa thể loại trong sáng tác của nhà văn.
4.2.2. Phương pháp loại hình: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để làm rõ
đặc trưng của mỗi thể loại và làm cơ sở tham chiếu sự xâm lấn, thẩm thấu giữa kịch
và văn xuôi tự sự trong sáng tác A.Chekhov.
4.2.3. Với những cách tân nghệ thuật độc đáo dựa trên sự tổng hợp các thể loại
văn học, A.Chekhov đã xây dựng một hệ hình thi pháp mới góp phần làm phong
phú hệ hình nghệ thuật đặc sắc của văn học Nga kỉ nguyên Bạc, góp phần thúc đẩy
sự tiến triển của thể loại trong văn học Nga thế kỉ XX. Tiếp cận thi pháp học là
hướng tiếp cận chính văn bản Chekhov của luận án.
4.2.4. Về mặt thao tác, chúng tôi sử dụng các biện pháp như so sánh, thống kê,
khảo sát, phân tích tổng hợp theo đặc trưng thể loại.
5. Đóng góp mới của luận án
Truyện và kịch A.Chekhov đã được dịch, giới thiệu, nghiên cứu khá nhiều ở
Việt Nam, nhưng đây là công trình đầu tiên khảo sát hai thể loại trong một trường khai
thác, đối sánh, tổng hợp để nhận diện những điểm tương đồng, cộng hưởng, phát triển
trên nền tảng của những dung nạp và biến hóa các đặc tính tiêu biểu của các thể loại
văn học ngoài chúng. Hướng nghiên cứu này không đơn thuần là quá trình khu biệt để
đưa ra các chỉ số về tần suất, biên độ của sự ảnh hưởng mà còn tìm nhận và lí giải
những biểu hiện của sự giao thoa ở từng cấp độ trong cấu trúc nghệ thuật. Hiện tượng

giao thoa thể loại chính là cơ sở để khẳng định những cách tân, những đột phá làm nên
một diện mạo riêng biệt, độc đáo cho các sáng tác nghệ thuật A.Chekhov trong buổi
giao thời giữa hai thế kỉ XIX - XX.
5


Điểm nhìn của luận án còn hướng đến sự kế tục truyền thống và hiện đại mà
A.Chekhov đã đóng vai trò gạch nối. Hơn thế, những thừa kế và tiếp biến từ di sản
ấy của văn sĩ còn để lại dấu ấn sâu sắc trong các sáng tác hiện đại và đương đại của
văn học Nga và thế giới. Luận án lựa chọn để phân tích, thẩm bình có hệ thống các
văn bản truyện và kịch không chỉ là những cứ liệu chứng minh cho vấn đề giao thoa
thể loại mà còn có giá trị về cảm thụ, tiếp nhận văn học.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
Về phương diện lịch sử, thể loại là một cấu trúc biến đổi. Lí thuyết về loại hình
và thể loại liên tiếp được xem xét, bổ sung song hành với gia tốc phát triển của văn
học. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, các hệ hình thuật ngữ, khái niệm vẫn mang tính
“đóng khung”, ổn định. Với những tài năng thiên bẩm như A.Chekhov, việc xóa
nhòa đường biên các thể loại trong các văn phẩm tiếp tục đưa đến những ngạc nhiên
cho các nhà lí luận, do đó, sự bí ẩn và kì thù của quá trình sáng tạo lại thôi thúc việc
giải mã và công cuộc “tái cấu trúc” lại lí thuyết. Vấn đề được giải quyết trong luận
án không chỉ hướng đến một “hiện tượng” mà còn có ý nghĩa khơi mở khám phá
các trường hợp tương tự, cung cấp một điểm nhìn để đối chiếu lại những vấn đề lí
luận. Do vậy, luận án có giá trị khoa học và thực tiễn, có thể ứng dụng trong hoạt
động giảng dạy và nghiên cứu văn học ở trường đại học.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án được cấu trúc thành bốn chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Chương 2. Những tiền đề cách tân và giao thoa thể loại trong sáng tác
A.Chekhov.
Chương 3. Giao thoa thể loại trong truyện ngắn A.Chekhov.

Chương 4. Giao thoa thể loại trong kịch A.Chekhov.
Cuối cùng là danh mục Tài liệu tham khảo.

6


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Trước khi tái hiện tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài “Hiện tượng giao
thoa thể loại trong sáng tác của A.Chekhov (qua khảo sát kịch và truyện ngắn)”,
chúng tôi muốn làm sáng rõ một số khái niệm như: giao thoa và giao thoa thể loại,
sau đó đề cập tới một số điểm mấu chốt trong lí thuyết về thể loại để làm cơ sở giải
quyết các nội dung cụ thể trong luận án.
“Giao thoa” (tiếng Anh: interfere, tiếng Nga: интеференция) là một thuật ngữ
khởi sinh từ ngành khoa học vật lí dùng để chỉ sự chồng chập của hai hoặc nhiều
sóng mà tạo ra một hình ảnh sóng mới. Giao thoa thông thường liên quan đến sự
tương tác giữa các sóng mà có sự tương quan hoặc kết hợp với nhau có thể là do
chúng cùng đựơc tạo ra từ một nguồn hoặc do chúng có cùng tần số hoặc tần số rất
gần nhau. Lí thuyết giao thoa xác định rõ điều kiện, cơ chế phát sinh cũng như
chấm dứt của hiện tượng này dựa trên sự phối hợp của các thành phần. Hình ảnh
giao thoa sẽ là một hình ảnh khác và mới lạ so với hình ảnh cụ thể của các thành
phần, được tạo ra bởi chính tập hợp các điểm có sự giao thoa tăng cường hoặc dập
tắt. (Từ điển tiếng Việt đã giải nghĩa như sau: “giao thoa: hiện tượng hai hay nhiều
sóng cùng tần số, tăng cường hay làm yếu lẫn nhau khi gặp nhau tại cùng một
điểm” [127, 520]).
Từ “genres” (thể loại - nguyên bản tiếng Pháp; tiếng Nga: жандр) với nghĩa
đơn giản là loại hoặc kiểu. Từ này có quan hệ chặt chẽ với một từ khác là “genus”
thường được sử dụng trong ngành sinh học để phân loại những nhóm lớn của những
loại thực vật hoặc động vật giống nhau. Một “genus” thường gồm vài loại. Các nhà
khoa học có thể quả quyết xếp các động - thực vật vào một “genus” nào đó, bởi

ADN hay bản đồ “genus” của một cá thể sống sẽ quyết định nó thuộc về chủng loại
nào. Tuy nhiên, với văn học - nghệ thuật, việc xác định thể loại không thể chính xác
và cho kết quả đơn nhất như vậy. Thay vào đó, “thể loại” trở thành một thuật ngữ
tiện dụng, linh hoạt và mang tính tương đối khá cao. Như vậy, bản thân sự phát
triển ngày càng đa dạng, phong phú, tinh tế của văn học cũng như thể loại văn học
cho thấy không thể dùng một thước đo cũ xưa hoặc bất biến để xác quyết sự phát
triển của một thể loại.
Trên cơ sở tiếp nhận khái niệm giao thoa nêu trên, chúng tôi xác định cách hiểu
cụm từ giao thoa thể loại văn học trên một số bình diện sau đây:
Thứ nhất, giao thoa thể loại được khởi sinh dựa trên những điểm tương đồng,
7


thống nhất (về nội dung, hình thức, phương thức biểu đạt...) của các thể loại cụ thể.
“Sự tương tác”, “sự gặp gỡ” của các thể loại sẽ rõ rệt hơn khi chúng cùng là sản
phẩm sáng tạo từ một người viết.
Thứ hai, giao thoa thể loại sẽ kiến tạo nên những khác biệt, mới mẻ, những
thay đổi trong nội tại các thể loại khi dung nạp những yếu tố mới.
Thứ ba, giao thoa thể loại tạo nên một bước đột phá về hình ảnh (của sản phẩm
chung). Lúc này, sản phẩm kết quả không phải là một “trung bình cộng” mà sẽ là
một sự sáng tạo được nâng tầm, hữu cơ và sống động.
Trong phạm vi của luận án, bên cạnh thuật ngữ giao thoa thể loại, chúng tôi
còn sử dụng các thuật ngữ tương đồng, gần gũi về mặt ngữ nghĩa: tương tác (“tác
động qua lại lẫn nhau” [127, 1414]) thể loại, dung nạp (“nhận cho tồn tại trong
phạm vi thuộc quyền tác động của mình” [127, 362]) thể loại... Những thuật ngữ
này sẽ được xem xét và kiến giải dựa trên lí thuyết loại hình và thể loại văn học.
Tuy nhiên, ở một góc độ khác, khi xem xét sự giao thoa thể loại trong sáng tác
Chekhov, chúng tôi sẽ làm nổi bật đặc trưng hệ thống thi pháp của ông, tính nhất
quán sáng tạo, trong đó tiến triển về thể loại gắn bó chặt chẽ với tiến triển thi pháp.
Ngoài ra, những yếu tố nằm ở “đường biên” của thể loại sẽ được khai thác ở việc

tìm nhận những nét đặc trưng cùng phong cách nghệ thuật tác giả.
Mặt khác, với khuôn khổ có hạn của luận án cùng khối lượng tác phẩm của nhà
văn không cho phép phân tích toàn bộ và trọn vẹn tính chất giao thoa. Ở đây, chúng
tôi đã tự giới hạn bằng những “hiện tượng” xâm nhập thể loại nổi trội và điển hình
nhất của một số truyện ngắn và vở kịch. Tất nhiên, những “điểm” được làm sáng rõ
sẽ đóng vai trò làm cơ sở để phổ quát đến “diện”; khả năng tổng hợp, khái quát hi
vọng sẽ khả thi nhằm chỉ rõ những cách tân thiên tài về thể loại của văn hào
Chekhov.
Lí thuyết về thể loại văn học đã có những khẳng định, chỉ dẫn về những hiện
tượng xâm lấn thể loại mà sáng tác của A.Chekhov không phải là ngoại lệ. Có thể
nói, một cái nhìn tổng lược về tình hình nghiên cứu về thể loại; cũng như tình hình
nghiên cứu truyện ngắn và kịch; cùng với những khám phá cách tân thể loại sáng
tác của nhà văn từ sự kết hợp các phương thức sáng tạo văn học là thao tác vô cùng
quan trọng và cần thiết góp phần chính xác hóa và làm phong phú thêm cho lí
thuyết thể loại văn học.
1.1. Sơ lƣợc những thành tựu của lí thuyết loại hình và thể loại văn học
Loại hình và thể loại văn học là một trọng tâm nghiên cứu của bộ môn lí luận
văn học với mục đích đưa đến những phân định và tường giải rõ ràng nhất về các
8


dạng thức tồn tại của tác phẩm văn học hỗ trợ cho công việc sáng tạo và tiếp nhận.
Thế nhưng, loại và thể loại vốn là những hiện tượng lịch sử - xã hội, gia tăng và
biến đổi không ngừng, nên sự minh định không mang tính chất tuyệt đối. Lí thuyết
về loại hình và thể loại cũng từ đó mà liên tục được bổ sung, tái tạo, vận dụng nhiều
hướng tiếp cận để lí giải: từ công trình khởi thủy Nghệ thuật thi ca của Aristotle đến
Mĩ học Hegel; từ hệ thống lí luận - phê bình văn học phương Tây thế kỉ XX cho đến
các quan điểm đa chiều của trường phái hình thức Nga... Tuy nhiên, trong phạm vi
các tư liệu có thể bao quát được, do khuôn khổ của luận án, chúng tôi chỉ giới hạn
điểm diện những quan điểm và thành tựu của lí thuyết loại hình và thể loại ở một số

phương diện chính yếu nhất, tập trung vào bình diện sự xâm nhập, tính chất giao
thoa - tương tác thể loại để làm nổi bật vấn đề nghiên cứu.
1.1.1. Loại hoặc thể loại văn học là phạm trù hình thức thẩm mĩ ổn định, là
diện mạo chỉnh thể của tác phẩm văn học trên phương diện biểu hiện, là sự phân
loại căn cứ trên đặc trưng của đối tượng miêu tả, phương thức thể nghiệm tình cảm
của người sáng tạo cho đến các thủ pháp biểu hiện, vận dụng ngôn ngữ, kết cấu, bố
cục. Sự phát triển của văn học là sự phát triển của thể loại, chứng kiến sự phân chia
từ một khối nguyên hợp thành các tiểu loại thuộc các phương thức tự sự, kịch, trữ
tình. Ngay từ thời cổ đại, Aristotle trong công trình Nghệ thuật thi ca đã đặt nền
móng tách chia văn học thành ba phương thức phản ánh: tự sự, trữ tình, kịch. Lấy
trọng tâm nghiên cứu là hình thức kịch thời kì cổ đại, người viết đã tạo nên những
đối sánh thú vị để trừu xuất nên những đặc trưng riêng của từng thể loại. Công trình
của Aristotle đã trở thành một lí thuyết tiên phong định hướng cho hoạt động sáng
tạo, đồng thời là một cơ sở đối chứng để hoàn thiện lí luận về loại hình văn học kéo
dài từ thời cổ đại cho đến thế kỉ XVIII, XIX.
Dấu son đáng kể tiếp nối về lí thuyết loại hình văn học thuộc về các nhà nghiên
cứu trường phái Hegel. Từ những hạt nhân quan niệm của triết học và mĩ học,
G.Hegel đã làm sáng rõ thêm những tiêu chí phân định thể loại, tính chất và các
thành phần của chúng. Lí thuyết thể loại cố điển khởi từ Aristotle tới tận thế kỉ XIX
đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu sự phát triển của văn học. Dẫu có
những biến đổi nhất định, song tựu chung vẫn là nhằm cho lí thuyết này phong phú
hơn, đáp ứng sự tiến triển của văn học, còn trên thực tế những hằng số bất biến của
nó vẫn là thống soái và dựa vào đó người ta xác định bản chất sáng tác của nghệ sĩ,
của từng tác phẩm cụ thể.
Tuy nhiên, bước vào thế kỉ XX, bức tranh lí luận thể loại thay đổi rõ rệt mang
tính chất bước ngoặt. Trong lí luận văn học phương Tây thế kỉ XX, thể loại trở
9


thành một trong những phạm trù gây tranh cãi nhiều nhất. Vấn đề xác định thể loại,

theo nhận định chung, là một trong những vấn đề quan trọng nhất, song cũng là vấn
đề phức tạp, không rõ ràng, tù mù nhất. Nhà nghiên cứu A.Fowler cho rằng trên mọi
cấp độ của mình thể loại chống lại mọi loại định nghĩa (Kinds of literature. An

Introduction to the Theory of Genres and Modes, 1982). Từ đây nảy sinh hai
loại quan niệm. Quan niệm thứ nhất cho đó là một phạm trù “già cỗi”, “lỗi thời” cần
loại bỏ (F.de Man, U.B.Michell…). Ngược lại với quan niệm cực đoan nêu trên là
khuynh hướng khẳng định vị trí, vai trò của thể loại trong lí luận và lịch sử văn học.
Một trong những người đi tiên phong trong khuynh hướng này là nhà thể loại học
người Mỹ - A.Rosmarin - với tham vọng đưa ra một lí thuyết mới về thể loại trong
công trình Quyền lực của thể loại (The Power of Genre, 1986) của mình. Dường
như các nhà thể loại học thế hệ hiện nay không thỏa mãn với các quan niệm có uy
tín có vẻ bền chắc về thể loại của các tiền bối, chẳng hạn như quan niệm về thể loại
của R.Wellek và A.Waren, trong đó nhấn mạnh tới mối quan hệ giữa các hình thức
“bên trong” và “bên ngoài” của nhóm tác phẩm. Họ cố gắng tìm tòi nhằm đưa ra sự
xác định chính xác về một khái niệm luôn biến đổi này. Vậy cái mới mà các nhà lí
luận phương Tây đưa vào khoa học hiện đại về thể loại là gì? Những điểm chủ yếu
nào trong quan niệm của họ về thể loại và những kiểu tiếp nhận, những phương
pháp nghiên cứu mới? Những vấn đề nào còn chưa được giải quyết? Các cách tiếp
cận đánh giá và tường giải những thể loại truyền thống; sự xuất hiện những thể loại
mới?... Tất cả những vấn đề nêu trên được bàn đến trong các công trình lí luận cơ
bản như: Thể loại (Genre, 1982) của H.Dubrow; Phân chia thể loại (The
Classification of Genres // Genre, 1983) và Các thể loại và tường giải: vai trò của
tiếp nhận thể loại và nghiên cứu các văn bản tự sự (Interpretation and Genre - The
Role of Generic Reception in the study of Narrative Text, 1986) của Th.Kent; Các
loại hình văn học. Dẫn luận lí luận về loại và thể loại (Kinds of literature. An
Introduction to the Theory of Genres and Modes, 1982) và Tương lai của lí thuyết
thể loại (The Future of Genre Theory, 1989) của A.Fowler; Xung quanh thể loại.
Những khuynh hướng mới trong phân loại văn học (Beyond Genre. New Directions
in Literary Classification, 1972) của P.Hernadi; Sức mạnh của sự tường giải

(Validity in Interpretation, 1967) của E.Hirsch… Trong khuôn khổ của chương viết,
chúng tôi không phân tích từng công trình, mà khái quát những luận điểm chủ yếu
liên quan tới đề tài luận án, từ đó rút ra những kết luận khái lược như sau:

10


(1). Những tìm tòi nghiên cứu trong lĩnh vực này nhất thiết phải diễn ra dưới
dấu hiệu đặc trưng của “quy luật thể loại” và điều này đưa các nhà thể loại học dần
trở về với công trình cùng tên của J.Derrida.
(2). Sự tìm tòi trong lĩnh vực lí thuyết thể loại diễn ra trong “trạng huống
đường biên” giữa hai cách tiếp cận: tiếp cận phân loại truyền thống và tiếp cận theo
hướng tiếp nhận - tường giải mới.
(3). Cách tiếp cận truyền thống bao gồm:
- Thi pháp lịch sử: phân tích lí luận - văn học sử theo kiểu “hồi cố” (từ lí
thuyết của Aristotle đến các lí thuyết hiện tại).
- Nghiên cứu theo quan điểm lịch sử các cấu trúc thể loại theo cấp bậc.
- Nghiên cứu khuôn mẫu quy phạm và những vai trò của nó - vai trò của các
mô thức thể loại truyền thống trong sự hình thành quy luật phát triển thể loại.
(4). Tuy nhiên ngay cả trong cách tiếp cận truyền thống, bên cạnh việc đưa ra
các hiện tượng ổn định - các hằng số bất biến mang tính lịch sử của thể loại, còn có
các khuynh hướng tìm kiếm hướng tới sự cách tân hệ thống phương pháp cơ bản
(các phương pháp phân loại: phát triển quan niệm về sự “tương đồng dòng
giống”…)
(5). Cách tiếp cận thứ hai hướng tới sự phân tích hệ thống phức tạp, mềm mại
và luôn vận động của phát triển thể loại trong trường diễn giải của người đọc. Cách
tiếp cận này bao gồm trong nó những tìm kiếm các hằng số, mẫu số chung với tư
cách là điểm xuất phát trong việc nhận dạng và đánh giá các mô thức thể loại. Ở đây
vấn đề quan trọng và cốt lõi là vấn đề về các mẫu gốc văn học, được giải quyết
trong trường nhận dạng thể loại văn học và diễn giải nó.

(6). Tiếp cận theo lối tiếp nhận - giao tiếp dẫn nhà nghiên cứu tới sự cần thiết
phải làm bật lên những tham biến mới trong việc nhận dạng thể loại:
- Tâm thế nổi bật hình thành trong quá trình tiếp nhận của người đọc quyết
định “quy luật thể loại” mới.
- Sự tương tác thế giới khách quan và chủ quan trong mô thức thể loại: lĩnh
vực chủ quan của tự nhận thức (nhân vật, tác giả, người đọc) và thực tại lịch sử tồn
tại khách quan.
- Bộ ba mang tính hình tượng - cấu trúc “nhân vật - tác giả - người đọc” như
nền tảng để làm nổi bật và xác định một mô thức thể loại nào đó có tính vận động
có khả năng xác định sự phát triển chung của thể loại cụ thể trong viễn cảnh lịch sử.
Nhìn chung, từ những khảo sát phía trên có thể đưa ra kết luận về sự phát triển
mạnh mẽ và sự tương tác, ảnh hướng lẫn nhau của các lí thuyết thể loại trong
11


nghiên cứu văn học phương Tây hiện nay. Ở nhiều khía cạnh, sự phát triển này diễn
ra trong không gian liên văn bản toàn thế giới, trong đó bao gồm những quan niệm
của trường phái hình thức Nga và của M.M. Bakhtin.
1.1.2. Ở nước Nga, ba thập niên đầu thế kỉ XX chứng kiến sự năng động gia
tăng và sự đa dạng, nhiều bình diện của đời sống nghệ thuật dẫn tới việc các thể loại
văn học biến đổi mạnh mẽ và trở thành chủ đề tranh luận giữa các trào lưu, trường
phái lí luận văn học khác nhau. Song hành với các trường phái triết học - lí luận phê
bình châu Âu, trường phái Hình thức Nga là một tiếng nói mới mẻ, độc đáo, mang
đến nhiều góc tiếp cận về vấn đề hình thức của tác phẩm, thay đổi toàn diện cách
nhìn đối với vấn đề văn học phản ánh hiện thực cũng như lí giải bản chất của văn
học. Họ đồng thời cũng đã đưa đến những kiến giải sâu sắc về loại hình - thể loại
văn học. Chúng tôi sẽ tập trung tường giải các khuynh hướng lí luận về thể loại ở
Nga vốn cùng chung mạch nguồn dân tộc liên quan mật thiết tới sáng tác của
Chekhov.
Các nhà hình thức Nga đã tạo được điểm khác biệt căn bản đối lập lại lí

thuyết loại hình và thể loại văn học kinh điển được xác lập khởi từ Aristotle cho tới
Hegel và Belinsky tưởng như bất biến. Iu.Tynianov, một trong những đại diện của
trường phái hình thức Nga, trong 2 công trình nổi tiếng Hiện tượng văn học và Sự
tiến triển của văn học [174, 110 - 130] đã đưa ra lí thuyết về sự vận động, tiến triển
của văn chương bao hàm trong đó là sự tiến triển, biến đổi các thể loại văn học.
Những quan niệm của Tynianov mang tính khái quát cao về phương diện phương
pháp luận. Ông tuyên bố: “Khái niệm cốt lõi của tiến triển văn học đó là sự thay thế
các hệ thống” [174, 131]; sự thay thế các hệ thống liên quan tới sự tương tác của
các yếu tố trong tác phẩm: “Quan hệ tương tác của mỗi yếu tố trong tác phẩm văn
học, với tư cách một hệ thống, với những yếu tố khác, tức là với toàn bộ hệ thống,
tôi gọi là chức năng cấu trúc của yếu tố đó” [174, 132]. Tynianov chia chức năng
này thành hai loại: a/ chức năng tự động hóa (avtofunksia), tức quan hệ tương tác
của một yếu tố nào đó với một chuỗi các yếu tố tương tự thuộc những hệ thống
khác, hay thuộc phạm vi khác; b/ chức năng đồng bộ (cinfunksia), tức quan hệ của
một yếu tố nào đó với với hàng loạt các yếu tố trong cùng một hệ thống. Ông đồng
thời chỉ ra rằng chức năng tự động hóa (a) là điều kiện cho sự xuất hiện đồng chức
năng (b), tức chức năng kết cấu của yếu tố đó. Chính vì thế một yếu tố nào đó bị
“nhạt đi”, bị “sờn mòn”, hay nói cách khác, sự “tự động hóa” của yếu tố này hay
khác, là một hiện tượng đáng lưu ý. Chẳng hạn, nếu cái gọi là cốt truyện (sujzet)
của văn xuôi bị “sờn mòn” thì cốt truyện (fabula) trong tác phẩm sẽ đảm nhận chức
12


năng khác, không giống với cốt truyện văn xuôi lúc chưa bị “sờn mòn” trong hệ
thống văn học. Fabula giờ đây chỉ là cái cớ tạo phong cách hay là phương tiện triển
khai chất liệu (truyện “phi cốt truyện” của Stern hay của Chekhov...).
Vấn đề thể loại văn học, theo Tynianov, cũng được giải quyết theo cách thức
này. Điều đó có nghĩa, sự khảo sát chức năng còn làm sáng tỏ quan hệ tương tác
mang tính tiếp biến giữa chức năng và hình thức của nó. Tynianov khẳng định:
“không có thể loại văn học có sẵn” [174, 139] và rằng mỗi thể loại, trong khi thay

đổi từ thời đại này sang thời đại khác, lúc mang ý nghĩa lớn khi tiến vào trung tâm,
hoặc ngược lại, lùi xuống hàng thứ yếu hay thậm chí chấm dứt sự tồn tại của mình.
Phát triển tư tưởng của Tynianov, một nhà hình thức khác là V.Sklovski đã
diễn giải về khái niệm thể loại đại ý như sau: Thể loại không chỉ là dấu vết. Thể loại
- đó không chỉ là sự thống nhất đã được thiết lập, mà còn là sự đối lập của các hiện
tượng phong cách xác định được kiểm nghiệm qua kinh nghiệm như những hiện
tượng thành công và mang một sắc thái nhất định; những hiện tượng này được tiếp
nhận như một hệ thống. Hệ thống này được xác định ngay từ đầu (tính chất, nhiệm
vụ) thông qua tên gọi của sự vật (tiểu thuyết bằng thơ, tiểu thuyết phóng sự...). Ông
nói tiếp: “Thể loại ngay trong sự thiết lập xác định của mình đã ước định sự có mặt
của thể loại khác. Những thói quen thường xuyên được xác lập - những nghi thức
của trật tự nhìn nhận thế giới (như tôi cảm thấy) - được gọi là thể loại. Nhưng chúng
không hiếm khi thay đổi và thay đổi không chỉ ở một vài nét riêng biệt, mà thay
hình đổi dạng bằng toàn bộ hệ thống, giống như những nấc mới của cầu thang. Nhà
cách tân - đó là người tiên phong, dẫn đầu, có khả năng thay đổi dấu vết, nhưng
thông thuộc những con đường cũ. Anh ta nắm vững kinh nghiệm cũ, như thể thẩm
thấu nó” [174, 94].
Tuy nhiên, trong khi triển khai lí thuyết của mình, các nhà hình thức Nga đôi
khi đã rơi vào sự tuyệt đối hóa tính năng động, biến đổi của các thể loại, phủ nhận
mối liên hệ liên thời đại của chúng. Chẳng hạn, Tynianov khẳng định: “Nghiên cứu
các thể loại tách biệt bên ngoài những dấu hiệu của hệ thống thể loại mà nó tương
tác là không thể. Tiểu thuyết lịch sử của Tolstoy không tương tác với tiểu thuyết
lịch sử của Zagockin, mà tương tác với văn xuôi thời đại ông” [174, 135]. Trên thực
tế, qua hàng loạt tư liệu cho thấy tiểu thuyết lịch sử của Tolstoy có những tương tác
hoàn toàn không ngẫu nhiên với tiểu thuyết lịch sử của Zagockin và là một trong
những mắt xích của chuỗi xích thể loại tiểu thuyết lịch sử qua các thời đại. Hơn nữa,
bản thân Tolstoy cũng đã từng thừa nhận, viết Chiến tranh và hòa bình, ông đã “chịu
ảnh hưởng sâu sắc bài thơ Borodino của Lermontov” [201, 352]. Rõ ràng, các thể loại
13



tạo nên một chuỗi mắt xích quan trọng gắn kết các nhà văn của những thời đại khác
nhau, thiếu điều này cũng sẽ không thể hiểu được sự tiến triển của văn học. Về điều
này S.Averinsev từng nói: “Bất cứ nhà văn nào cũng là người đương thời với những
người cùng thời với mình, những đồng chí theo thời đại, đồng thời cũng lại là người kế
tục các bậc tiền bối của mình, những đồng chí theo thể loại” [201, 352].
Tranh luận với các nhà hình thức chủ yếu gắn sự tồn tại của thể loại với sự
đối lập của các trào lưu trường phái bên trong thời đại, M.Bakhtin viết: “Thể loại
văn học, với bản chất của mình, phản ánh những khuynh hướng bền vững hơn cả,
những khuynh hướng mang tính vĩnh cửu của sự phát triển văn học. Trong thể loại
bao giờ cũng giữ được những yếu tố cổ mẫu bất tử. Đúng ra, cổ mẫu này được giữ
lại trong nó chỉ là nhờ sự đổi mới của nó, hay nói cách khác, nhờ vào sự hiện đại
hóa nó (...) Thể loại tái sinh và đổi mới theo từng thời đại phát triển văn học và
trong mỗi tác phẩm cụ thể viết theo thể loại đó... Thể loại - đại diện cho kí ức sáng
tạo trong quá trình phát triển văn học. Chính vì vậy thể loại có khả năng tạo ra sự
thống nhất và tính liên tục của sự phát triển này” [192, 451].
Nhấn mạnh vai trò của thể loại, Bakhtin tôn vinh nó là “nhân vật chính” của
quá trình phát triển văn học. Theo Khalizev, những luận điểm cơ bản trong lí thuyết
thể loại của Bakhtin mà chúng tôi nêu ra ở phía trên cần có những hiệu chỉnh.
Không phải tất cả các thể loại đều xuất phát từ cổ mẫu, chẳng hạn tiểu thuyết. Song
ở những điểm chính yếu Bakhtin hoàn toàn có lí: các thể loại tồn tại trong thời gian
lịch sử dài lâu. Đó chủ yếu là những hiện tượng liên thời đại. Đúng là diện mạo văn
học từng được xác định trước hết bởi những quy luật của thể loại, những chuẩn
mực, nguyên tắc, khuôn mẫu. Song điều này thường chỉ đúng với tiến trình văn học
tới thế kỉ XVIII. Trong thế kỉ XIX - XX cùng với việc tác giả trở thành nhân vật
trung tâm của văn học, thể loại lùi xuống hàng thứ hai, song hoàn toàn không đánh
mất vai trò ý nghĩa của mình.
Lí thuyết của các nhà hình thức Nga và của Bakhtin với những điểm đối lập
bổ sung cho nhau trở thành nền tảng cho sự hình thành và phát triển lí thuyết trong
nghiên cứu văn học Nga thời kì tiếp theo. Trong phạm vi hạn hẹp của chương viết

chúng tôi chỉ bàn tới lí thuyết thể loại của Pospelov và Khalizev, coi đó là điểm tựa
lí thuyết chủ yếu của luận án.
Trong cuốn sách Lí luận văn học (xuất bản năm 1978) một thời gian dài được
dùng làm giáo trình chính cho bộ môn lí luận văn học của khoa văn các trường đại
học ở Liên Xô (cũ) và Nga, ngoài việc trình bày rõ ràng, ngắn gọn nhưng đầy đủ
các lí thuyết thể loại khởi từ Aristotle đến Hegel, G.Pospelov dựa trên các luận điểm
14


then chốt các lí thuyết cổ điển này để thiết lập thành hệ thống luận điểm mang tính
chất mô hình rất chi tiết vẫn theo mô thức chia ba: tự sự, trữ tình, kịch trong giáo
trình Dẫn luận nghiên cứu văn học. Cách phân chia này trong một thời gian nhất
định đã trở thành “công thức” phân loại và tiếp nhận các sáng tác văn học ở Nga và
Việt Nam.
Pospelov đã phân tích kĩ lưỡng đặc trưng từng loại và thể loại văn học cùng
sự tiến triển, biến đổi bởi sự giao thoa đan cài giữa chúng. Chẳng hạn như mục nói
về thể loại trữ tình - sử thi, kịch - trữ tình hay về tính trữ tình trong sử thi và kịch.
Khi nói tới những biến đổi thể loại, đặc biệt là kịch, Pospelov, bên cạnh sáng tác
của nhiều tác gia, đã phân tích những vở kịch nổi tiếng của Chekhov để chứng minh
cho luận điểm của mình. Chính vì vậy chúng tôi sẽ dành nói cụ thể về điều này ở
tiểu mục tiếp theo.
Trong nghiên cứu loại hình và thể loại văn học, V.E.Khalizev chú ý tới các
hình thức “liên loại hình” và hình thức “ngoài loại hình”. Nhấn mạnh sự tương tác
giữa các loại hình văn học, người viết nhấn mạnh: “Các loại hình văn học không
tách biệt nhau bởi một bức tường không thể vượt qua. Bên cạnh những tác phẩm
hoàn toàn thuộc về chỉ một trong những loại hình văn học, tồn tại cả những tác
phẩm kết hợp trong bản thân những phẩm chất nào đó của hai hình thức loại hình”
[200, 330]. Trước đó, theo nhà nghiên cứu, Selling đã xác định tiểu thuyết như sự
“kết hợp giữa sử thi và kịch” (sau này Pospelov xác định kịch là sự kết hợp giữa sử
thi và nghệ thuật diễn), còn trong thực tiễn sáng tác của văn học thế giới không

thiếu những tác phẩm trong đó có sự tương tác của các loại hình văn học khác nhau.
Chẳng hạn, sự có mặt của yếu tố văn xuôi tự sự trong kịch của A.Ostrovsky. Bản
thân B.Brecht cũng thú nhận có yếu tố tự sự trong kịch của mình. Gogol gọi Những
linh hồn chết của mình là trường ca; những vở kịch của M.Meterlin và A.Blok được
gọi là kịch trữ tình. Khi bàn về thể loại văn học V.Tomasevsky cho rằng những dấu
hiệu thể loại rất đa dạng và “không thể đưa ra sự phân loại logic về thể loại theo
một cơ sở nào đó” [198, 207].
1.1.3. Trên cơ sở tiếp thu những khuynh hướng nghiên cứu thể loại cơ bản
của phương Tây và Đông Âu, những thập niên vừa qua đã có không ít những công
trình bài viết nghiên cứu về thể loại ở Việt Nam. Tuy không có những đóng góp cơ
bản vào lí luận thể loại thế giới, song đã có những bổ sung, hiệu chỉnh những vấn đề
về thể loại đã và đang được nghiên cứu ở nước ngoài, chẳng hạn như ý kiến của nhà
nghiên cứu Trần Đình Sử mang tính chất tranh luận với quan niệm của nhà hình
thức học người Nga Iu.Tynianov. Diễn tiến của thể loại văn học theo Tynianov
15


mang quy luật li tâm và hướng tâm, có sự hoán đổi vị thế ngoại biên và trung tâm
cho nhau phụ thuộc vào bối cảnh thời đại. Trần Đình Sử trong chuyên luận Trên
đường biên của lí luận văn học nhấn mạnh: “Giống như con người cụ thể có biên
giới phân biệt với Người Khác, xã hội, quốc gia cũng có biên giới. Xã hội cũng
không tồn tại một ý thức thống nhất phổ biến mà chỉ có các ý thức khác nhau tham
gia vào cuộc sống chung ở đường biên, từ đó tạo thành ý thức chung, một ý thức
nằm ở đường biên của giao lưu đối thoại. Một ý thức đơn nhất là không thể tồn tại.
Một ý thức đơn nhất cũng không thể tư duy. Chỉ có giao lưu đối thoại thì mới có tư
duy, có ý thức” [161, 317], nghĩa là thể loại dù ở ngoại biên hay trung tâm đều
mang tính tương hỗ, hợp tác.
Thực tiễn sáng tác văn học đương đại Việt Nam đã dẫn lối các nhà lí luận
tiếp tục khảo cứu về loại hình và thể loại trong văn học hiện đại, thậm chí là cả văn
học trung đại của nước nhà. Từ đây, nền tảng lí luận về loại hình và thể loại từ châu

Âu đã trở thành những kim chỉ nam để xác định những mẫu mực cùng sự xâm nhập
giữa các thể loại. Các vấn đề nghiên cứu (dù chỉ dừng lại ở việc khơi mở hay đã
khai phá, đào sâu) liên tiếp xuất hiện với các định ngữ như: khuynh hướng sử thi
trong truyện ngắn, tính chất tiểu thuyết trong truyện ngắn, chất thơ trong văn xuôi,
tính kịch trong văn xuôi tự sự, tính tự sự trong trường ca, màu sắc kí trong tiểu
thuyết, tính chất phóng sự trong truyện ngắn/tiểu thuyết… đã cho thấy những hình
thức biến tấu thể loại vô cùng phong phú trong văn học Việt Nam. Hiện tượng này
được tổng kết trong Hội thảo quốc tế “Những lằn ranh văn học” (do Trường Đại học
Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh tổ chức năm 2010 quy tụ hơn 122 nhà khoa học
với 88 tham luận). Các tham luận khẳng định hiện tượng giao thoa, xâm nhập thể
loại là vấn đề có tính lịch sử; trong thực tiễn sáng tạo của những tài năng, các đường
biên của thể loại đã bị xóa mờ, tạo nên những sáng tác độc đáo. Việc khảo cứu đã
được thực hiện trên nhiều bình diện thể loại văn phẩm Việt Nam và thế giới như:
ngâm khúc thời kì trung đại, du kí của Phạm Quỳnh, tiểu thuyết quốc ngữ, tiểu
thuyết phóng sự của Vũ Trọng Phụng, văn xuôi Nguyễn Khải, truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp, văn xuôi viết về chiến tranh 1954 - 1975, truyện ngắn của Akutagawa...
Điều đó một lần nữa cho chúng ta khẳng định vấn đề loại hình và thể loại thực sự
hấp dẫn, biến động không ngừng và tiếp tục tạo nên những đối thoại, tranh luận
trong khoa học nghiên cứu văn học.
Như vậy, qua các công trình nghiên cứu về loại hình và thể loại nêu trên có
thể nói rằng thể loại không những là “nhân vật chủ đạo của văn học” (Bakhtin) hiểu
theo nghĩa cổ điển thuần tuý, mà thực sự là một “nhân vật mới” với diện mạo đa
16


dạng, đa sắc thái, liên tục biến đổi phù hợp với những phong cách sáng tác khác
nhau. Những luận điểm về loại hình và thể loại văn học, sự tương tác giữa chúng
của các nhà nghiên cứu nêu trên cung cấp cơ sở lí thuyết và phương pháp luận để
chúng tôi thực hiện đề tài, trong đó chuyên chú về sự tương tác thể loại trong cùng
một mô hình - sáng tác của Chekhov, cụ thể là tương tác thể loại trong văn xuôi tự

sự (ở đây là thể loại truyện ngắn) và kịch của ông.
1.2. Tình hình nghiên cứu vấn đề giao thoa thể loại trong sáng tác
Chekhov
1.2.1. Các bài viết, công trình ở nƣớc ngoài
1.2.1.1. Cách tân thể loại của Chekhov trong các công trình nghiên cứu
Khi đề cập tới tiến trình biến đổi loại - thể loại văn học thời kì giao thời văn
học cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, một số nhà lí luận thường lấy sáng tác của
Chekhov chứng minh cho luận điểm của mình.
G.Pospelov, trong Dẫn luận nghiên cứu văn học, khi xây dựng lí thuyết về
cốt truyện đã phát hiện những điểm khác biệt so với những mô thức chung trong
truyện ngắn A.Chekhov: “Cơ sở của truyện không phải là các sự kiện đột biến, mà
là những cơn thăng trầm trong cảm xúc nhân vật, thường là độc lập với bất cứ sự
kiện nào, sự cảm thụ và lí giải các hiện tượng và sự thực ngày càng mới, những sự
bừng sáng của trí tuệ, các bước chuyển hóa từ quan niệm hư ảo đến cái nhìn tỉnh
táo, sâu sắc có tính phê phán đối với thế giới, hoặc là ngược lại, ngày càng phụ
thuộc vào sức ỳ của cái tầm thường” [145, 41- 42]. Từ đây, sự tập trung chú ý của
độc giả đối với truyện ngắn Chekhov đã nghiêng hẳn về những ấn tượng và cảm xúc
của văn sĩ, xâu chuỗi và kết nối chúng lại từ những phân mảnh sự kiện và hình ảnh.
Cũng Pospelov trong cuốn Lí luận văn học, khi phân tích độ nén và tính
xung đột của hành động kịch, đã chỉ rõ đặc trưng kịch Chekhov trong sự khác biệt
với kịch cổ điển: “Ở đây (tức ở kịch) hành động bên ngoài của các nhân vật có thể
chỉ là những dấu hiệu của những hành vi bên trong, những ý đồ, trạng thái tinh thần,
sự mong chờ thường là rất căng thẳng của họ. Và từ những cái đó có thể hình thành
những mạch ngầm văn bản, dòng chảy ngầm trong đời sống nhân vật mà
K.S.Stanislavski tìm thấy trong các vở kịch của Chekhov” [196, 117]. Phân biệt trữ
tình với tư cách một loại hình văn học và tính trữ tình - một dạng xúc cảm nghệ
thuật, Pospelov nói tới tính trữ tình trong kịch Chekhov và sự tương tác giữa chúng:
“Trong vở kịch Chim hải âu, một trong những nhân vật của nó, Treplev, thể nghiệm
dàn dựng trên sân khấu ngoài trời trong khuôn viên trang trại một vở kịch viết theo
khuynh hướng suy đồi (decadance) của mình, một tác phẩm kịch trữ tình thể hiện ở

17


những độc thoại nội tâm, ở hình thức đối thoại, một nội dung trừu tượng mang tính
tượng trưng - fantasy và không có cốt truyện. Nhưng vở kịch được dàn dựng này
chỉ là một cảnh trong cốt truyện được khai triển của vở Chim hải âu, tuy nhiên, cốt
truyện này được xây dựng không theo một xung đột thống nhất, xuyên suốt, mà theo
một loạt những xung đột trong những mối tình tay ba trắc trở không thể giải quyết
(...) Những mơ ước, những lời than vãn buồn bã của phần lớn các nhân vật, người
nọ ngắt lời người kia, tạo tâm trạng trữ tình chung cho toàn vở kịch. Tâm trạng này
không làm mất đi tính cách của các nhân vật, nó bao chứa xúc cảm kịch tính của vở
diễn” [196, 121]. Từ những phân tích nêu trên cho thấy sự biến đổi tương đồng giữa
văn xuôi tự sự Chekhov (ở trường hợp này là truyện ngắn) và kịch của ông thời kì
sáng tác chín muồi: cốt truyện truyền thống bị biến đổi, thay vào đó chiếm ưu thế là
tâm trạng, xúc cảm thể hiện trong các mối quan hệ của nhân vật, tính trữ tình gia
tăng ở cả hai thể loại.
V.Khalizev trong chuyên luận Kịch như một hiện tượng của nghệ thuật
(1978) nghiên cứu sâu và cụ thể hơn về sự biến đổi thể loại kịch giao thời thế kỉ
XIX - XX dựa vào sáng tác của Ibsen, Chekhov và các kịch gia khác. Nhấn mạnh
sự cách tân cốt truyện thể hiện ở sự thay thế hành động bên ngoài bằng hành động
bên trong, nhà nghiên cứu lí giải mối quan hệ giữa thể loại văn học với thực tiễn
ngoài văn học, sự quy định của cái thứ hai đối với cái thứ nhất, xét theo quan điểm
tiếp nhận văn học.
Vấn đề thể loại trong sáng tác Chekhov là một đề tài lớn của ngành Chekhov
học của Nga và thế giới.
Như đã biết, Chekhov là một thiên tài không mấy may mắn ở thời của mình.
Độc giả đương thời, thậm chí cả lớp độc giả lí tưởng - những nhà phê bình, với
quán tính và sức ỳ trong cảm nhận nghệ thuật đã không hiểu những cách tân mang
tính đột phá của nhà văn. Với thời gian, “những gì của Caesar đã được trả về
Caesar”, người ta đã dần hiểu và đánh giá đúng tầm vóc sáng tạo của ông. Ngành

Chekhov học với đội ngũ các học giả uyên bác thuộc các thể hệ khác nhau, thuộc
những quan điểm khác nhau trong hàng chục thập niên vừa qua đã đạt được những
thành tựu to lớn. Với sự xuất hiện bài viết của A.Skaftymov năm 1946 Về sự thống
nhất hình thức và nội dung trong “Vườn anh đào” của A.P.Chekhov (in trên tạp chí
của Đại học Sư phạm Saratov, số 8; tr.3 – 39, dẫn theo 195, 75), ngành Chekhov
học có được bước ngoặt đáng kể, chuyển từ lối tiếp cận xã hội học dung tục sáng
tác của Chekhov sang nghiên cứu thi pháp Chekhov. Skaftymov đưa ra cách hiểu
mới về thi pháp Chekhov dựa chủ yếu trên chất liệu kịch của nhà văn (tính chất
18


xung đột và hành động trong kịch, xem xét tác phẩm văn học như hệ thống hoàn
chỉnh...). Những tư tưởng và khuynh hướng nghiên cứu của Skaftymov cho đến nay
ngày càng được phát triển và bổ sung.
Bàn về cách tiếp cận mới trong nghiên cứu thi pháp Chekhov không thể bỏ
qua ảnh hưởng của công trình Thi pháp Dostoevsky của Bakhtin được tái bản ở Nga
vào những năm 1960. Trong cuốn sách sách này nghệ thuật Dostoevsky tương phản
rõ rệt với cách lí giải chính thống cho rằng Dostoevsky không phải là tiền bối của
Chekhov. Giờ đây đã trở nên rõ ràng, chẳng hạn, tính phức điệu - đặc trưng thi pháp
của Dostoevsky, thể hiện theo cách của mình trong những nguyên tắc nghệ thuật nổi
tiếng của Chekhov như “tính khách quan”, “đặt vấn đề” (chứ không phải giải quyết
vấn đề).
Năm 1971 cuốn sách của A.Trudakov có tên Thi pháp Chekhov đã gây ra
những cuộc luận chiến ác liệt trong giới nghiên cứu. Với trục quy chiếu là nghệ
thuật trần thuật - mà trung tâm là vấn đề người kể chuyện - công trình của
A.Trudakov đã tạo được tiếng vang lớn với nhiều luận điểm khái quát sâu sắc, tinh
tế, khoa học, giàu sức thuyết phục. Đề xuất cách phân chia truyện ngắn A.Chekhov
thành ba giai đoạn tương ứng với ba hình thức trần thuật (trần thuật chủ quan 1880 1887, trần thuật khách quan 1888 - 1894 và trần thuật khách quan kết hợp với trần
thuật chủ quan 1895 - 1904), vấn đề người trần thuật được người viết nghiên cứu ở
mọi cấp độ trong nhiều tương quan khác nhau: nghệ thuật ngôn từ, điểm nhìn tâm lí,

tổ chức không gian, thời gian, tính tư tưởng... Nhạy cảm với những cách tân của
A.Chekhov ở giai đoạn cuối văn nghiệp, A.Trudakov đã có nhiều kết luận quan
trọng, khai thác đến những vỉa tầng sâu kín nhất của cấu trúc và hình tượng người
trần thuật, đồng thời đề xuất hệ thống những tín hiệu mạch ngầm văn bản để hướng
đến cách tiếp nhận đồng sáng tạo từ độc giả. Đề cập tới sự tiếp biến thi pháp liên
quan tới thể loại trong quá trình sáng tác của Chekhov, nhà nghiên cứu nhận thấy,
chẳng hạn, ở những truyện ngắn - cảnh kịch (giai đoạn đầu - một lát cắt của cuộc
đời không có bắt đầu, không kết thúc) là cái cội nguồn của những kết thúc mở nổi
tiếng của văn xuôi tự sự và kịch giai đoạn chín muồi của ông. Nghiên cứu theo
hướng tiếp cận thi pháp học của A.Trudakov đã có những gợi mở ban đầu về sáng
tạo bước ngoặt vượt ra ngoài khuôn khổ lí thuyết truyện ngắn đương thời trong các
sáng tác giai đoạn cuối văn nghiệp A.Chekhov.
Gần như cùng thời điểm với Trudakov, những công trình nghiên cứu của nhà
Chekhov học kì cựu E.Poloskaia được đánh giá cao ở Nga và nước ngoài. Người ta
thậm chí còn nói tới “khoa nghiên cứu Chekhov” của Poloskaia bởi tính chất bao
19


trùm toàn bộ sự nghiệp của Chekhov trong di sản nghiên cứu của bà. Ở đây chúng
tôi chỉ dừng lại ở những công trình, bài viết liên quan tới vấn đề luận án quan tâm:
sự cách tân thi pháp thể hiện ở giao thoa thể loại trong sáng tác của Chekhov. Trong
cuốn Về thi pháp Chekhov (NXB “Di sản”, M. 1998, tái bản năm 2001) tác giả đã
dành một chương với tiêu đề Những bức thư và tài năng nhà viết kịch để nghiên cứu
sự tương tác giữa nghệ thuật thư tín của Chekhov với kịch của ông với tư cách một
loại hình văn học. Mục đích của chương sách, theo tác giả - chỉ ra mối quan hệ giữa
những bức thư (được tập hợp trong tuyển tập gồm 15 tập với số lượng lên tới hàng
vạn bức được viết trong suốt cuộc đời sáng tác của ông) với kĩ thuật kịch. Trong thư
từ của Chekhov thường hay nhắc tới những sự kiện được sử dụng trong các vở kịch,
và ở đây những bức thư đóng vai trò nguồn gốc cốt truyện và các motif kịch của
ông. Những sự kiện, tình tiết từ thư đưa vào kịch có rất nhiều. Ở đây học giả quan

tâm tới cái khác: bản thân cấu trúc nghệ thuật thư tín của Chekhov phản ánh tài
năng nhà viết kịch trong ông. Thi pháp Chekhov được mở ra cùng lúc, cả trong
những bức thư lẫn trong kịch.
Trong bài viết bề thế Anton Chekhov in trong công trình đồ sộ “Văn học Nga
giao thời thế kỉ” (1890 -1920), khi viết về toàn bộ sáng tác của Chekhov, Poloskaia
chủ yếu vẫn đi theo khuynh hướng tiếp cận thi pháp học. Trong công trình này, sự
cách tân thi pháp trong lĩnh vực văn xuôi tự sự (truyện ngắn, truyện vừa) và kịch
gắn với sự cách tân thể loại của Chekhov, cho phép nói tới “thi pháp thể loại” của
ông. Cùng quan điểm với Trudakov, theo nhà nghiên cứu: “bản thân những thể loại
hài hước (giai đoạn sáng tác đầu) mang trong nó hạt nhân thi pháp giai đoạn nghiêm
túc của ông” [197, 392]. Còn trong những tác phẩm giai đoạn cuối, thể loại hài hước
- châm biếm được thay bằng sự gần gũi giữa tính kịch với bi kịch, trữ tình với triết
lí: “xuất phát từ đây là tính nước đôi của tự sự và sự phát triển hành động bên trong
của kịch, điều làm nảy sinh mạch ngầm Chekhov nổi tiếng” [191, 397]. Nói tới sự
gần gũi về phương diện đề tài, cốt truyện, nhân vật giữa văn xuôi tự sự và kịch
Chekhov, tác giả công trình nhấn mạnh tới sự thống nhất thi pháp và phong cách
trên cơ sở biến đổi thể loại trong tiến trình sáng tác của văn sĩ. Cũng ở bài viết này,
nhà nghiên cứu đề cấp tới sự tương tác giữa sáng tác Chekhov với tư cách một “hệ
thống” với “hệ thống bên ngoài” - kỉ nguyên Bạc của văn hóa Nga.
Sự tinh giản câu chữ đạt đến độ ngắn gọn, ý tại ngôn ngoại của văn phong
Chekhov mang đến những đồng điệu tâm hồn cùng nhu cầu thâm nhập để khám phá
mạch xúc cảm đã trở thành một minh chứng cho tính trữ tình trong truyện ngắn nhà
văn. Đây là quan điểm của nhà nghiên cứu tiểu sử L.Sophie trong chuyên luận
20


Chekhov cuộc đời và tác phẩm: “Nó không hề làm công việc kể lại những điều
khiến người ta thích thú, nhưng nó chuyên chở những từ, những sự việc không được
chờ đợi, vốn là đặc thù của thi ca: âm điệu, sự lựa chọn những chi tiết gợi mở, sự
sâu lắng của những khoảng lặng, sự xen kẽ giữa những lời nói và chỗ ngắt câu, và

trên hết là cái mà người ta cảm thấy đằng sau mỗi nhân vật có sự hiện diện của một
điều gì đó khác thường và lớn lao hơn cái được diễn đạt” [151, 11].
Từ những phân tích tổng quan nêu trên cho thấy: điểm gắn kết chung của các
học giả Nga khi nghiên cứu quá trình sáng tạo của A.Chekhov đều nhận thấy sự
chuyển đổi rõ rệt về cách viết qua hai giai đoạn: thời kì “đầu tay” viết những truyện
ngắn, kịch ngắn trào phúng và thời kì „chín muồi” với những truyện ngắn, truyện
vừa, những vở kịch in ấn ở những tạp chí uy tín và được dàn dựng trên sân khấu
lớn. Đồng thời với sự khu biệt là những lí giải về sự thay đổi hệ hình thi pháp kéo
theo nó là sự biến đổi tính chất thể loại trong sáng tác của ông.
Trong phạm vi “chật hẹp” của chương viết, chúng tôi đã điểm qua những
khuynh hướng chủ yếu của lí luận thể loại và của khoa nghiên cứu Chekhov ở Nga
mà chúng tôi thấy gần gũi với những vấn đề đặt ra trong luận án của mình. Dẫu
những công trình nêu trên không phân tích cụ thể về sự giao thoa, tương tác thể loại
trong sáng tác của Chekhov, song những nhận định mang tính tổng quan là cơ sở lí
luận và phương pháp luận quan trọng để chúng tôi tiến hành luận án.
1.2.1.2. Giới sáng tác bàn về cách tân của văn xuôi tự sự và kịch Chekhov
Sự độc đáo và tính cách tân của văn xuôi Chekhov không chỉ lôi cuốn các
nhà nghiên cứu, phê bình văn học, mà còn được tranh luận, bàn thảo sôi nổi ở giới
sáng tác suốt thế kỉ qua.
Nhà văn lão thành Nga D.Grigorovich là người đầu tiên có công phát hiện và
đưa ra ý kiến đánh giá mang tính dự báo về tài năng viết truyện ngắn độc đáo của
A.Chekhov. Đồng thời, ông còn khích lệ, cổ vũ và xác định ưu thế vượt trội của tác
giả trong thể loại văn học này: “Tôi rất kinh ngạc về sự độc đáo của các chi tiết
trong truyện, và nhất là tính trung thực, chân xác sâu sắc trong việc mô tả các nhân
vật và cả thiên nhiên nữa… Anh đã có khả năng phân tích nội tâm rất sâu, có tài tả
cảnh điêu luyện” [61, 161-162]. Từ đây, A.Chekhov dần rời xa các tiểu loại truyện
ngắn thuộc phong cách trào phúng, tin tưởng và chuyên chú vào các sáng tác có giá
trị nghệ thuật đích thực.
Yêu mến tài năng nghệ thuật của cây viết trẻ, L.Tolstoy đã nhắc đến ông như
một người kế tục và thừa hưởng đầy đủ truyền thống văn hóa - tinh thần tốt đẹp của

văn học Nga. Nhận xét của đại văn hào Nga ghi nhận những ấn tượng của tính cách
21


A.Chekhov phản chiếu vào tác phẩm và bộc bạch những dự cảm bước đầu về khả
năng biến tấu thể loại của ông: “Điều chủ yếu là bao giờ A.Chekhov cũng chân
thành, và đó là phẩm chất cao quý của nhà văn, nhờ đó mà A.Chekhov đã sáng tạo
ra được những hình thức viết mới,hòan toàn mới” [61, 330].
Đánh giá sáng tác của A.Chekhov trong bối cảnh chuyển giao văn học, trong
nỗ lực tìm kiếm những hình thức diễn đạt mới, nhà thơ V.Mayakovsky nhấn mạnh:
“Đối với nhà văn, không có mục tiêu nào bên ngoài những quy luật xác định của
ngôn từ. Chekhov là người đầu tiên hiểu rằng nhà văn chỉ tạo nên một cái bình đẹp,
nhưng anh rót rượu vang hay đổ nước rửa chén vào đấy không có gì là quan trọng.
Những ý tưởng, những cốt truyện không còn nữa. Mọi sự vật không tên có thể bị mắc
vào trong một mẫu hình lời lẽ kinh dị. Sau Chekhov các nhà văn không có quyền nói
không có đề tài nữa. Chekhov nói: Hãy cứ nghĩ về từng từ biểu cảm, từng cái tên
chính xác và cốt truyện tự nó sẽ đến” Đó là lí do vì sao một cuốn truyện của ông để
rời ra, anh có thể đọc mỗi dòng của ông giống như cả một truyện vậy” [132].
V.Grossman trong Cuộc đời và số phận đã viết: “Hãy điểm lại tất cả những
nhân vật của Chekhov. Có lẽ may ra chỉ có Balzac là đã biết đưa vào ý thức tập thể
một số lượng người đông như vậy. Chekhov đã đưa vào lương tâm chúng ta tất cả
nước Nga trong sự to lớn của nó” [151, 165]. Việc dồn chứa những hàm lượng nội
dung lớn trong một đơn vị được hạn định như truyện ngắn, Chekhov đã gây nên sự
kinh ngạc và thích thú cho nhà phê bình, tạo cơ sở để độc giả có quyền suy nghĩ về
khả năng gắn kết thể loại của nhà văn.
Truyện ngắn của A.Chekhov còn được bàn luận ở rất nhiều quốc gia trên thế
giới. Các thế hệ nhà văn, độc giả đương thời và kế tục cũng bày tỏ lòng khâm phục
tài năng nghệ thuật của ông. Những nhận định tập trung phân tích, nhấn mạnh sự
sáng tạo không giới hạn của Chekhov trong khuôn khổ eo hẹp của thể loại. Chẳng
hạn như của O.Connor - nhà văn Ireland: “Tôi thích A.Chekhov như đã thích tất cả

các nhà văn viết những truyện ngắn gọn. Nhưng A.Chekhov là một tác giả không
thể bắt chước nổi” [117, 7]. Hay của T.Man - nhà văn Đức: “A.Chekhov là người
giúp tôi hiểu khả năng của những hình thức nhỏ” [117, 68] và: “Nghệ thuật tự sự
A.Chekhov không nghi ngờ gì nữa thuộc về những gì có sức mạnh nhất và tinh hoa
nhất trong toàn bộ văn học châu Âu” [121, 135]. Nữ văn sĩ Anh Virginia Woolf
khâm phục lối viết của Chekhov: “ban đầu tưởng chừng cẩu thả, tuỳ tiện, lưu tâm
toàn đến những câu chuyện không đâu vào đâu, nhưng thực ra là thành quả của một
khiếu thẩm mĩ hết sức độc đáo và tinh tế, lựa chọn mạnh bạo và tổ chức không biết
sai lầm, được kiểm soát bởi tính trung thực không ai sánh bằng” [117, 73]. Tài năng
22


×