Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch tâm linh của người dân thành phố Long Xuyên tại thành phố Châu Đốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN NHU CẦU DU LỊCH TÂM LINH
TẠI THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC
CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ LONG XUYÊN

HỒ PHI KHANH

AN GIANG, THÁNG 4 – 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN NHU CẦU DU LỊCH TÂM LINH
TẠI THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC
CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ LONG XUYÊN

HỒ PHI KHANH
MSSV: DQT122493

GVHD: ThS. TRỊNH HOÀNG ANH

AN GIANG, THÁNG 4 – 2016




LỜI CẢM TẠ
Trải qua một thời gian dài ngồi trên ghế nhà trường, tôi đã được học hỏi và tích
lũy cho bản thân mình rất nhiều điều, từ những kiến thức chuyên ngành đến
kinh nghiệm sống và các kỹ năng cần thiết khi bước chân ra ngoài xã hội. Để
có được như ngày hôm này, phần lớn chính là nhờ sự tận tình chỉ bảo, dìu dắt
của quý thầy cô trường Đại học An Giang. Chính vì thế, nhân ngày hoàn thành
chuyên đề tốt nghiệp, bước chân khỏi giảng đường Đại học, tôi xin gửi lời cảm
ơn chân thành đến tất cả quý thầy, các cô đã từng giảng dạy, hướng dẫn và giúp
đỡ tôi trong suốt bốn năm qua.
Đặc biệt, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy Trịnh Hoàng Anh,
giảng viên đã dành rất nhiều thời gian và công sức để giúp đỡ, hướng dẫn tôi
hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp này.
Đồng thời, tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn đến cha, mẹ và những người bạn tôi
vinh dự được quen biết. Họ đã luôn bên cạnh, ủng hộ và giúp tôi rất nhiều,
không chỉ ở chuyên đề tốt nghiệp lần này mà là cả một chặng đường dài tôi đã
trải qua.
Xin chân thành cảm ơn!

Hồ Phi Khanh

i


TÓM TẮT
Thành phố Châu Đốc tỉnh An Giang vốn nổi tiếng với loại hình du lịch tâm linh.
Đây cũng là ngành đem lại nhiều lợi nhuận, góp phần làm tăng ngân sách của
địa phương. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của các
loại hình du lịch tại những địa phương lân cận đã làm cho một bộ phận không

nhỏ người dân của thành phố Long Xuyên có xu hướng tìm đến những địa điểm
du lịch mới lạ hơn. Do đó, đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu
cầu du lịch tâm linh tại thành phố Châu Đốc của người dân thành phố Long
Xuyên” được thực hiện nhằm nhằm phân tích những yếu tố quan trọng, có ảnh
hưởng đến nhu cầu du lịch tâm linh tại Châu Đốc, từ đó đề xuất một số kiến
nghị góp phần phát triển du lịch tỉnh nhà.
Đề tài nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước chính là nghiên cứu sơ bộ
và nghiên cứu chính thức. Trong đó, nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng
phương pháp thảo luận tay đôi với cỡ mẫu n=5 đáp viên; nghiên cứu chính thức
được thực hiện bằng cách chọn ngẫu nhiên 150 đáp viên để tiến hành phát phiếu
phỏng vấn, thu thập dữ liệu. Dữ liệu sau khi thu thập đầy đủ sẽ được phân tích
bằng phương pháp thống kê mô tả.
Kết quả phân tích cho thấy có 5 biến tác động mạnh nhất đến nhu cầu du lịch
tâm linh tại thành phố Châu Đốc đó là: “tính di động và di chuyển cá nhân”,
“các yếu tố cản trở”, “các điểm hấp dẫn du lịch”, “các hoạt động bổ sung” và
“nơi ăn nghỉ”. Đối với biến “các yếu tố cản trở” thì “nói thách” là yếu tố có ảnh
hưởng mạnh nhất, “lễ hội đặc sắc” là yếu tố có ảnh hưởng nhất của biến “các
điểm hấp dẫn du lịch”, “leo núi” là yếu tố có ảnh hưởng nhất của biến “các hoạt
động bổ sung”, yếu tố có ảnh hưởng nhất của biến “tính di động và di chuyển
cá nhân” là “tình hình giao thông tại thành phố Châu Đốc”, cuối cùng “thái độ
phục vụ” là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất của biến “nơi ăn nghỉ”. Bên cạnh đó,
“nhân chủng bao gồm giáo dục” là biến không có ảnh hưởng đến nhu cầu du
lịch tâm linh. Ngoài ra, các biến còn lại như: kinh tế và giá cạnh tranh, chính
phủ/quy định, thái độ văn hóa xã hội, các tiện nghi và dịch vụ bổ trợ và thông
tin tham khảo có mức độ ảnh hưởng trung bình đối với nhu cầu du lịch tâm linh
tại Châu Đốc. Từ kết quả thu được, một vài kiến nghị đã được đề xuất để góp
phần xây dựng và phát triển du lịch tâm linh tỉnh nhà.
Tuy kết quả nghiên cứu cũng đã thỏa mãn được vấn đề và mục tiêu nghiên cứu
đã đề ra, nhưng đề tài vẫn còn mắc phải nhiều thiếu sót và hạn chế. Chẳng hạn
như kinh nghiệm của nhà nghiên cứu còn non nớt nên cách lập luận, phân tích

có thể sẽ không được rõ ràng, nhiều vấn đề phản ánh từ kết quả nghiên cứu có
thể không được khai thác triệt để. Một hạn chế nữa chính là đề tài này không
phân tích cụ thể tất cả các yếu tố có ảnh hưởng đến nhu cầu mà chỉ chọn ra năm
yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất để phân tích cụ thể, các yếu tố còn lại chỉ đề
cập khái quát, sơ lược.
ii


LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trong công trình nghiên cứu này có xuất xứ rõ ràng. Những kết luận mới về
khoa học của công trình nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
An Giang, ngày 11 tháng 4 năm 2016
Hồ Phi Khanh

iii


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ................................................................................ 1
1.1 Tính cần thiết của đề tài ............................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 1
1.2.1 Mục tiêu chung .......................................................................................... 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 2
1.5 Ý nghĩa nghiên cứu ................................................................................... 2
1.6 Cấu trúc bài nghiên cứu ............................................................................ 2
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............... 4

2.1 Cơ sở lý thuyết .......................................................................................... 4
2.1.1 Các khái niệm liên quan đến nhu cầu ....................................................... 4
2.1.2 Tháp nhu cầu Maslow ............................................................................... 5
2.1.3 Nhu cầu du lịch ......................................................................................... 6
2.1.4 Các khái niệm liên quan đến du lịch ......................................................... 9
2.1.5 Điểm đến du lịch ..................................................................................... 11
2.1.6 Các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch ................................................... 11
2.2 Lược khảo tài liệu ................................................................................... 13
2.3 Mô hình nghiên cứu ................................................................................ 15
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 17
3.1 Thiết kế nghiên cứu ................................................................................. 17
3.1.1 Nghiên cứu sơ bộ (định tính) .................................................................. 17
3.1.2 Nghiên cứu chính thức (định lượng) ....................................................... 17
3.1.3 Quy trình nghiên cứu .............................................................................. 18
3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu ................................................................. 18
3.2.1 Nguồn dữ liệu thứ cấp ............................................................................. 18
3.2.2 Nguồn sữ liệu sơ cấp ............................................................................... 19
3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................... 19
3.4 Biến và thang đo ..................................................................................... 19
CHƯƠNG 4 MỘT SỐ ĐIỂM DU LỊCH TÂM LINH NỔI TIẾNG TẠI
THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC............................................................................. 22
4.1 Giới thiệu thành phố châu đốc ................................................................ 22
iv


4.2 Một số điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại thành phố Châu Đốc ............ 22
4.2.1 Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam ..................................................................... 22
4.2.2 Chùa Tây An ........................................................................................... 23
4.2.3 Lăng Thoại Ngọc Hầu ............................................................................. 24
CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 26

5.1 Mô tả đặc điểm du khách ........................................................................ 26
5.1.1 Cơ cấu mẫu ............................................................................................. 26
5.1.2 Thông tin về nhu cầu ............................................................................... 28
5.2 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ........................................... 30
5.2.1 Các hoạt động bổ sung ............................................................................ 31
5.2.2 Tính di động và di chuyển cá nhân ......................................................... 32
5.2.3 Nơi ăn nghỉ .............................................................................................. 33
5.2.4 Các điểm hấp dẫn du lịch ........................................................................ 34
5.2.5 Các yếu tố cản trở ................................................................................... 35
5.2.6 Nhân chủng bao gồm cả giáo dục ........................................................... 36
5.2.7 Thái độ văn hóa xã hội đối với du lịch ................................................... 37
5.2.8 Chính phủ/quy định ................................................................................. 38
5.2.9 Các tiện nghi và dịch vụ bổ trợ ............................................................... 39
5.2.10 Kinh tế và giá cạnh tranh ................................................................... 39
5.2.11 Thông tin tham khảo .......................................................................... 40
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 42
6.1 Kết luận ................................................................................................... 42
6.2 Kiến nghị ................................................................................................. 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 44
PHỤ LỤC 1 DÀN BÀI THẢO LUẬN........................................................... 46
PHỤ LỤC 2 PHIẾU PHỎNG VẤN ............................................................... 47
PHỤ LỤC 3 BẢNG KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ............................... 51

v


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1: Mô tả các biến và thang đo ................................................................ 20
Bảng 2: Khoảng thời gian đến Châu Đốc du lịch của các đáp viên ................ 29
Bảng 3: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đối với du lịch tâm linh tại thành phố

Châu Đốc ......................................................................................................... 30

vi


DANH SÁCH HÌNH
Hình 1: Tháp nhu cầu Maslow........................................................................... 5
Hình 2: Mô hình nghiên cứu ............................................................................ 15
Hình 3: Quy trình nghiên cứu .......................................................................... 18
Hình 4: Một số hình ảnh tại Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam ................................ 23
Hình 5: Một số hình ảnh của chùa Tây An ...................................................... 24
Hình 6: Một số hình ảnh tại Sơn Lăng............................................................. 24

vii


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Cơ cấu mẫu theo giới tính .............................................................. 26
Biểu đồ 2: Cơ cấu mẫu theo độ tuổi ................................................................ 26
Biểu đồ 3: Cơ cấu mẫu theo trình độ học vấn ................................................. 27
Biểu đồ 4: Cơ cấu mẫu theo thu nhập .............................................................. 27
Biểu đồ 5: Thống kê số lượng thành viên trong gia đình ................................ 27
Biểu đồ 6: Cơ cấu mẫu theo tôn giáo............................................................... 28
Biểu đồ 7: Mục đích đến Châu Đốc................................................................. 28
Biểu đồ 8: Phương tiện di chuyển khi đến Châu Đốc du lịch tâm linh ........... 29
Biểu đồ 9: Nguồn thông tin tham khảo ............................................................ 30
Biểu đồ 10: Mức độ ảnh hưởng của biến các hoạt động bổ sung .................... 31
Biểu đồ 11: Mức độ ảnh hưởng của biến tính di động và di chuyển cá nhân . 32
Biểu đồ 12: Mức độ ảnh hưởng của biến nơi ăn nghỉ ..................................... 33
Biểu đồ 13: Mức độ ảnh hưởng của biến các điểm hấp dẫn du lịch ................ 34

Biểu đồ 14: Mức độ ảnh hưởng của biến các yếu tố cản trở ........................... 36
Biểu đồ 15: Mức độ ảnh hưởng của biến nhân chủng bao gồm cả giáo dục ... 37
Biểu đồ 16: Mức độ ảnh hưởng của biến thái độ văn hóa xã hội .................... 37
Biểu đồ 17: Mức độ ảnh hưởng của biến chính phủ/quy định ........................ 38
Biểu đồ 18: Mức độ ảnh hưởng của biến các tiện nghi và dịch vụ bổ trợ ....... 39
Biểu đồ 19: Mức độ ảnh hưởng của biến kinh tế và giá cạnh tranh ................ 39
Biểu đồ 20: Mức độ ảnh hưởng của biến thông tin tham khảo ...................... 40

viii


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, nhờ quá trình hội nhập, mở cửa giao thương với thế
giới nên nền kinh tế Việt Nam đã dần được phục hồi và phát triển. Trong đó,
ngành du lịch là một trong những ngành quan trọng, đóng góp đáng kể vào sự
phát triển của nền kinh tế. Theo Tổng cục Du lịch (TCDL, 2016) thì tổng doanh
thu từ khách du lịch năm 2015 là 337.830 tỷ đồng cao hơn so với năm 2014 là
230.000 tỷ đồng. Có thể nói du lịch đang là một ngành giàu tiềm năng và có
nhiều triển vọng để phát triển.
Bên cạnh các hình thức du lịch phổ biến hiện nay như du lịch tham quan, nghỉ
dưỡng, du lịch sinh thái v.v… thì loại hình du lịch tâm linh cũng rất phát triển
và thu hút được nhiều khách du lịch. Nhờ có du lịch tâm linh mà nhiều nét văn
hóa đặc sắc của các vùng miền được biết đến và truyền bá rộng rãi.
An Giang được xem là một địa điểm khá nổi tiếng của loại hình du lịch tâm
linh. Nơi đây nhận được sự ưu ái rất lớn từ thiên nhiên với nhiều phong cảnh,
di tích cùng hệ thống các địa điểm du lịch tâm linh hấp dẫn. Du khách đến An
Giang chủ yếu là để hành hương, tham quan các khu di tích lịch sử, chùa chiền
như: Chùa Tây An, Lăng Thoại Ngọc Hầu, khu di tích Óc Eo hoặc tham gia lễ

hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam, một trong những lễ hội du lịch văn hóa tâm linh
lớn nhất Nam Bộ. Du lịch tâm linh là thế mạnh để tỉnh An Giang phát triển
ngành du lịch, góp phần làm tăng ngân sách tỉnh nhà.
Trong thời gian gần đây, sự phát triển vượt bậc của nhiều hình thức du lịch khác
nhau, đặc biệt là du lịch sinh thái đã làm cho người dân tại Thành phố Long
Xuyên có xu hướng tìm đến loại hình du lịch này ở các tỉnh thành lân cận. Điều
này đã tạo nên một thách thức không nhỏ đối với du lịch An Giang. Bên cạnh
lợi thế sẳn có từ những sản phẩm du lịch tâm linh, An Giang cần có thêm nhiều
chiến lược tác động đến nhu cầu của du khách, từ đó kích thích họ đến với du
lịch tâm linh An Giang. Muốn hiểu rõ nhu cầu của du khách cần phải nghiên
cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu. Bởi vì việc nghiên cứu này sẽ giúp cho
chúng ta hiểu được khách hàng đang cần gì, đang mong muốn điều gì, đồng thời
biết được yếu tố nào tác động nhiều, yếu tố nào tác động ít đến nhu cầu từ đó
điều chỉnh chiến lược cho phù hợp để có thể giữ chân khách hàng cũ và thu hút
khách hàng mới. Chính vì thế, đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu
cầu du lịch tâm linh tại thành phố Châu Đốc của người dân thành phố Long
Xuyên” được thực hiện với mong muốn cung cấp một phần thông tin hữu ích
góp phần phát triển du lịch tâm linh tại An Giang.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch tâm linh tại thành phố Châu
Đốc của người dân Thành phố Long Xuyên, từ đó đề xuất một số kiến nghị để
góp phần phát triển ngành du lịch tỉnh An Giang.
1


1.2.2 Mục tiêu cụ thể
 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch tâm linh của người
dân tại Thành phố Long Xuyên.
 Đề xuất một số kiến nghị để góp phần phát triển ngành du lịch tỉnh An

Giang.
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch tâm
linh của người dân thành phố Long Xuyên.
 Đối tượng khảo sát: Người dân tại thành phố Long Xuyên.
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Nội dung nghiên cứu: đề tài tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến nhu cầu nhu cầu du lịch tâm linh tại thành phố Châu Đốc của người dân
trên địa bàn Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
 Không gian nghiên cứu chủ yếu tập trung tại 03 phường trung tâm của
thành phố là: Mỹ Xuyên, Mỹ Long, Mỹ Bình và các phường nội thành còn lại
như: Đông Xuyên, Bình Khánh, Bình Đức, Mỹ Phước, Mỹ Thới...
 Thời gian nghiên cứu: 08/01/2016 – 10/03/2016.
1.5 Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU
Đối với các công ty, cơ sở đang kinh doanh du lịch hoặc những sản phẩm liên
quan đến du lịch tâm linh thì đây cũng là cũng là một phần tài liệu tham khảo
quan trọng giúp họ có thể hiểu rõ hơn về khách hàng của mình. Dựa theo kết
quả nghiên cứu, có thể biết được mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến
nhu cầu du lịch như thế nào, từ đó doanh nghiệp có thể nắm bắt nhu cầu của
khách hàng để hoàn thiện sản phẩm dịch vụ của mình, đồng thời phát triển đa
dạng các hoạt động du lịch tâm linh khác phù hợp với xu hướng của khách hàng.
Đối với cá nhân tác giả thì bài nghiên cứu này là cơ hội giúp tác giả vừa có thể
củng cố, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn nghiên cứu, vừa có thể
bổ sung thêm một lượng kiến thức mới về du lịch và nhu cầu của khách hàng.
Mặt khác, kết quả bài nghiên cứu có thể trở thành tư liệu tham khảo cho các
nghiên cứu có liên quan.
1.6 CẤU TRÚC BÀI NGHIÊN CỨU
Chương 1: Giới thiệu - Giới thiệu cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu,
đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết - Trình bày những nội dung liên quan đến lý thuyết

về nhu cầu, mong muốn, yêu cầu cùng các khái niệm về du lịch như: khách du
lịch, sản phẩm du lịch, tài nguyên du lịch, động lực du lịch, điểm đến du lịch.
Dựa trên cơ sở những lý thuyết đó để đưa ra mô hình nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu - Trình bày thiết kế nghiên cứu, quy trình
nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu, phương pháp phân tích dữ liệu.
2


Chương 4: Giới thiệu về du lịch tâm linh tại Châu Đốc – Trình bày những nét
chính về du lịch tâm linh tại Châu Đốc như: những địa điểm du lịch nổi tiếng,
doanh thu, số lượt khách qua các năm.
Chương 5: Kết quả nghiên cứu - Trình bày kết quả nghiên cứu được sau khi
phân tích dữ liệu.
Chương 6: Kết luận và kiến nghị - Dựa trên kết quả nghiên cứu được để đưa ra
kết luận và kiến nghị.

3


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1.1 Các khái niệm liên quan đến nhu cầu
2.1.1.1 Nhu cầu (Needs)
Nhu cầu là trạng thái thiếu hụt một thứ gì đó mà con người có thể tự cảm nhận
được. Những nhu cầu cơ bản của con người có thể kể đến như: ăn, uống, mặc,
ở, nhu cầu về tình cảm, tri thức hay nhu cầu được tôn trọng, được tự thể hiện…
Philip Kotler (1999) cho rằng: “Những nhu cầu này không phải do xã hội hay
những người làm marketing tạo ra. Chúng tồn tại như một bộ phận cấu thành cơ
thể con người và nhân thân con người”.

Trong kinh doanh, việc quan tâm đến nhu cầu của khách hàng là hết sức cần
thiết. Bởi vì nhu cầu của con người ngày càng nhiều và sẽ thay đổi theo thời
gian. Chính vì thế, những người kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc cung cấp
các sản phẩm thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà còn phải khai
thác, sáng tạo thêm nhiều sản phẩm mới thích ứng với nhu cầu của khách hàng.
Để làm được điều này thì các nhà kinh doanh phải hiểu thêm một mức độ cao
hơn của nhu cầu, đó là mong muốn.
2.1.1.2 Mong muốn (Wants)
Theo Philip Kotler (1999) thì: “Mong muốn là sự ao ước có được những thứ cụ
thể để thỏa mãn những nhu cầu sâu xa hơn đó”. Cũng có thể hiểu rằng mong
muốn biểu hiện cho nhu cầu ở mức độ cụ thể, chi tiết hơn. Chẳng hạn như một
người phụ nữ có nhu cầu về trang phục, thì mong muốn của người đó có thể là:
áo thun, áo sơ mi, đầm, váy… Tuy nhiên, tùy vào những điểm khác nhau về văn
hóa, xã hội, giáo dục, kinh tế mà những đối tượng khác nhau sẽ có mong muốn
khác nhau đối với cùng một nhu cầu. Trần Minh Đạo (2009) cũng cho rằng
mong muốn (hay ước muốn) là nhu cầu tự nhiên, đòi hỏi được đáp lại bằng một
hình thức đặc thù phù hợp với trình độ văn hóa và tính cách cá nhân của con
người. Ví dụ như cùng một nhu cầu về thức ăn, thì mong muốn của người Việt
Nam sẽ là các món ăn như: cơm, canh, cá kho… còn mong muốn của người Mỹ
sẽ là các món như: hamburger, bít – tết, pizza…
Việc phát hiện ra mong muốn của từng đối tượng khách hàng có thể giúp cho
các nhà kinh doanh tạo ra được những sản phẩm riêng biệt, làm tăng sức cạnh
tranh đối với các đối thủ. Đỗ Thị Thu Hải (2008) cũng đã viết rằng: “Chỉ có
phát hiện ra mong muốn của từng người hay một tập hợp người, người ta mới
tạo ra những tính đặc thù của từng loại sản phẩm”.
2.1.1.3 Yêu cầu (Demands)
Yêu cầu là những khả năng, điều kiện cần thiết để có thể hỗ trợ cho việc thực
hiện mong muốn. Mong muốn của con người chẳng những nhiều vô hạn mà còn
rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên không phải ai cũng có thể thực hiện được
tất cả mong muốn của mình bởi khả năng, đặc biệt là khả năng về tài lực là có

hạn.
4


Philip Kotler (1999) cho rằng: “Mong muốn trở thành yêu cầu khi có sức mua
hỗ trợ”. Chính vì thế khi kinh doanh cần quan tâm đến sức mua của khách hàng
để có thể đưa ra những sản phẩm phù hợp với yêu cầu từ đó thỏa mãn được
mong muốn và kích thích được nhu cầu của khách hàng.
2.1.2 Tháp nhu cầu Maslow
Trong mỗi con người, hiển nhiên sẽ tồn tại nhiều nhu cầu khác nhau, những nhu
cầu đó sẽ được phân thành nhiều nhóm với các cấp độ khác nhau. Theo Abraham
Maslow (1943) thì nhu cầu của con người được xếp theo thứ bậc 5 cấp độ như
sau:
Nhu cầu
tự
hoàn thiện
Nhu cầu tự tôn trọng
và được tôn trọng

Nhu cầu xã hội
Nhu cầu an toàn
Nhu cầu sinh lý
Hình 1: Tháp nhu cầu Maslow
(Abraham Maslow, 1943, trích trong Giáo trình kinh tế du lịch, 2006, tr.66).
Qua tháp nhu cầu có thể thấy được rằng Maslow đã phân chia nhu cầu thành
năm nhóm với các cấp độ từ thấp đến cao. Trong đó:
Nhu cầu sinh lý: Là nhu cầu được xếp vị trí cuối cùng nhưng nó lại bao gồm
những nhu cầu mạnh nhất của cơ thể, đó là những nhu cầu cơ bản như: ăn, uống,
ngủ….
Nhu cầu an toàn: Một khi những nhu cầu về tâm lý của con người đã được thực

hiện, họ sẽ tìm đến những nhu cầu cao hơn. Lúc này, những nhu cầu về mặt an
toàn sẽ được kích hoạt, con người sẽ sản sinh những mong muốn có được một
cuộc sống ổn định và được bảo đảm.
Nhu cầu về xã hội: Nhu cầu này được thể hiện khi con người mong muốn có
được một vị trí nhất định trong một bộ phân, một cơ quan hoặc tổ chức nào đó,
đây cũng có thể là nhu cầu về mặt tình cảm, tình thương.
Nhu cầu được tôn trọng: Hay còn gọi là nhu cầu tự do, bởi vì nó được thể hiện
ở hai cấp độ: Được người khác xem trọng bằng chính những thành quả bản thân
tạo ra và nhu cầu có lòng tự trọng, tự tin và biết trong trọng chính bản thân mình.

5


Nhu cầu tự khẳng định: Đây là nhu cầu cao nhất trong tháp nhu cầu, được thể
hiện thông qua việc một cá nhân muốn được là chính mình, muốn tự khẳng định
và làm những việc mình muốn để đạt được thành quả cao trong xã hội.
2.1.3 Nhu cầu du lịch
Nhu cầu du lịch là mong muốn của một người được đến một địa điểm khác nơi
mình sinh sống để tham quan, nghỉ ngơi và giải trí. Theo Nguyễn Văn Đính và
Trần Thị Minh Hòa (2006) thì: “Nhu cầu du lịch là một nhu cầu đặc biệt, thứ
cấp và tổng hợp của con người”.
Loại nhu cầu này đặc biệt ở chỗ không giống những nhu cầu hàng ngày của con
người mà nó đòi hỏi ở một mức độ cao hơn để có thể thỏa mãn được nhu cầu
và tương xứng với khoảng chi phí mà bản thân đã bỏ ra. Chẳng hạn như khi đi
du lịch nghỉ dưỡng thì người ta sẽ mong muốn có được một không gian thanh
bình, yên tĩnh, thoải mái hơn không gian nghỉ ngơi tại nhà.
Thứ cấp ở chỗ khi con người đã thỏa mãn được những nhu cầu thiết yếu thì nhu
cầu du lịch mới được phát sinh. Cụ thể, một người không có nơi ăn chốn ở ổn
định thì khó có thể phát sinh được nhu cầu du lịch, bởi vì ngay thời điểm này,
nhu cầu hàng đầu và bức thiết của họ chỉ là ăn và ở, những nhu cầu cao hơn

chưa thể xuất hiện.
Tổng hợp vì khi đi du lịch con người thường sẽ phát sinh nhiều nhu cầu khác
nhau chẳng hạn như đi lại, ăn ở, mua sắm, tham quan, nghỉ ngơi….trong khi đó,
để có thể thỏa mãn được những nhu cầu này cần phải có sự đáp ứng của nhiều
ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau. Bên cạnh đó nhu cầu du lịch cũng là nhu cầu
tổng hợp của các nhu cầu khác. Theo Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa
(2006), nhu cầu du lịch được hình thành và phát triển trên nền tảng của nhu cầu
sinh lý (sự đi lại), và các nhu cầu tinh thần (nhu cầu nghỉ ngơi, tự khẳng định,
nhận thức, giao tiếp, v.v…).
Để có thể nắm bắt được nhu cầu du lịch của du khách thì cần thiết phải phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch. Theo Hà Nam Khánh Giao (2011)
thì các yếu tố quyết định chính đến nhu cầu du lịch và lữ hành được chia thành
các nhóm lớn như sau:








Các yếu tố kinh tế và giá so sánh
Chính phủ/ quy định
Nhân chủng, bao gồm cả giáo dục
Địa lý
Thái độ văn hóa xã hội đối với du lịch
Tính đi động và di chuyển cá nhân
Công nghệ thông tin và truyền thông

2.1.3.1 Yếu tố kinh tế và giá so sánh

Yếu tố kinh tế: Như đã trình bày, nhu cầu du lịch là một nhu cầu tổng hợp, nó
bao gồm nhiều nhu cầu cần được thỏa mãn và để làm được điều đó đòi hỏi phải
có sự đáp ứng của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế chẳng
hạn như: vận chuyển, ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí v.v... Mặt khác, kinh tế cũng
6


được thể hiện thông qua các biến số như: tốc độ tăng trưởng, giá cả, thu nhập
v.v…Theo Hà Nam Khánh Giao (2011) thì: “ Các biến số kinh tế trong các quốc
gia hoặc khu vực mà khách du lịch tiềm năng sống là quan trọng nhất tạo ra các
yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng nhu cầu phát sinh”.
Giá so sánh: Giá cả hay chi phí mà khách hàng phải trả cho một chuyến đi cũng
ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu du lịch của du khách. Ví dụ như: khi đồng Anh
giảm giá, số lượng du khách người Anh đến Mỹ du lịch giảm dần, năm 1985 số
lượt khách chỉ bằng 40% so với năm 1980; năm 1986, khi tăng giá trị bảng Anh
thì số lượng du khách tăng mạnh và tăng gấp đôi vào năm 1990 (Hà Nam Khánh
Giao, 2011).
2.1.3.2 Chính phủ/ quy định
Đây cũng là yếu tố có tác động đáng kể đến nhu cầu du lịch. Các chính sách/
quy định do chính phủ đưa ra vừa tác động đến sự phát triển của ngành du lịch,
vừa ảnh hưởng gián tiếp đến nhu cầu du lịch của du khách. Chẳng hạn như các
chính sách liên quan đến thuế, số lượng ngày nghỉ trong năm, quy định về giao
thông vận tải, môi trường, chính sách bảo hiểm, phúc lợi xã hội…cũng ít nhiều
gây ảnh hưởng đến nhu cầu của du khách. Theo Hà Nam Khánh Giao (2011),
hầu như các luật lệ và quy định đều tác động đến mặt cung hơn mặt cầu, nhưng
ảnh hưởng của chúng đối với nhu cầu là rất lớn.
2.1.3.3 Nhân chủng, bao gồm cả giáo dục
Thuật ngữ các yếu tố nhân chủng được sử dụng để xác định các đặc điểm dân
số chính ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch và lữ hành (Hà Nam Khánh Giao, 2011).
Các yếu tố thuộc về nhân chủng bao gồm: tuổi tác, thành phần hộ gia đình, tình

trạng hôn nhân và trình độ học vấn.
Về mặt tuổi tác, ở những độ tuổi khác nhau con người sẽ có những nhu cầu, sở
thích khác nhau đối với các loại sản phẩm dịch vụ. Ví dụ như những người trẻ
tuổi khi đi du lịch thường thích những nơi náo nhiệt, ồn ào hoặc thích khám phá
những nơi mới mẽ, mạo hiểm; còn những người lớn tuổi thường thích những
nơi thanh tịnh, yên bình để có thể nghỉ ngơi, thư giản. Bên cạnh đó, trong những
năm gần đây, với sự phát triển nhanh chóng của xã hội thì những người giàu có,
khá năng động, trên 50 tuổi ngày càng thích đi du lịch, điều này tạo nên một xu
hướng mới đối với thị trường du lịch trong thế kỷ XXI (Hà Nam Khánh Giao,
2011).
Về thành phần hộ gia đình, các thành viên trong gia đình có tác động rất lớn đến
quyết định mua sản phẩm của mỗi cá nhân. Bên cạnh đó, quy mô của một gia
đình sẽ ảnh hưởng đến quy mô, tần suất mua sắm; Hà Nam Khánh Giao (2011)
cho rằng: “ Hộ gia đình nhỏ hơn và nhiều lý do để đi du lịch thăm viếng gia
đình và bạn bè. Thu nhập của gia đình sẽ ảnh hưởng đến sức mua, cơ cấu sản
phẩm; vai trò của các thành viên trong gia đình có ảnh hưởng khác nhau đến
hành vi tiêu dùng tùy theo từng loại sản phẩm khác nhau.
Về trình độ học vấn (giáo dục), đây cũng là một trong những thành phần có ảnh
hưởng không nhỏ đến nhu cầu du lịch. Theo Hà Nam Khánh Giao (2011) thì:
“Nếu xét cho mục đích kinh doanh và giải trí, khi trình độ giáo dục cao hơn,
7


việc đi du lịch càng nhiều hơn”, bên cạnh đó Nguyễn Văn Đính và Trần Thị
Minh Hòa (2011) cũng cho rằng: “Mức độ giáo dục cao hơn, trình độ hiểu biết
của người dân được nâng cao, vì vậy càng muốn đi du lịch để mở mang hiểu
biết của mình”.
2.1.3.4 Địa lý
Địa lý bao gồm các yếu tố như: khí hậu, cảnh quan (đất đai, sông ngòi, tài
nguyên thiên nhiên), dân cư. Trong đó, khí hậu vừa ảnh hưởng đến việc thực

hiện các chuyến du lịch, các hoạt động về du lịch vừa là một trong những nhân
tố chính tạo nên tính mùa vụ cho du lịch. Theo Hồng Lan (2015) thì: “Khí hậu
là tiền đề quyết định cho các hoạt động du lịch, xác định sự phù hợp của địa
điểm và thời gian, chất lượng sản phẩm”. Bên cạnh đó, yếu tố cảnh quan cũng
đóng vai trò quyết định trong việc thu hút du khách. Chẳng hạn như Vịnh Hạ
Long của nước ta với nhiều đảo và hệ thống hang động tuyệt đẹp trở thành kỳ
quan thiên nhiên được thế giới công nhận, chính điều này đã thu hút đông đảo
du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Tóm lại, khí hậu và cảnh quan
đều là hai trong số những yếu tố quyết định chủ yếu trong việc lựa chọn điểm
đến du lịch (Hà Nam Khánh Giao, 2011).
Về yếu tố dân số, độ lớn của một cộng đồng dân cư sẽ phản ánh phần nào sự
giàu có và trình độ học vấn trong yếu tố nhân chủng đã được trình bày. Do đó,
dân số cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch của du
khách.
2.1.3.5 Thái độ văn hóa xã hội đối với du lịch
Theo Trần Minh Đạo (2009) thì văn hóa bao gồm nghệ thuật, văn chương, lối
sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập
tục và tín ngưỡng. Đồng thời văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét
về bản thân. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được hành
động của bản thân mình.
Thái độ văn hóa của một người phản ánh trình độ học vấn và những nét văn hóa
đặc trưng tại nơi người đó sống. Thái độ thay đổi theo từng nền văn hóa khác
nhau của mỗi quốc gia, mỗi khi vực và có thể được truyền bá qua phương tiện
truyền thông, những thái độ này cũng có thể bị tác động bởi việc marketing vốn
là hành động hiệu quả nhất khi để thay đổi thái độ xã hội, kích thích việc mua
hàng. Cùng với yếu tố kinh tế và nhân khẩu học, thái độ văn hóa xã hội có ảnh
hưởng mạnh mẽ, đại diện cho niềm tin và chuẩn mực mà con người theo đuổi
(Hà Nam Khánh Giao, 2011).
2.1.3.6 Tính di động và di chuyển cá nhân
Đây là một yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ chuyến du lịch nào. Tính di động

và di chuyển cá nhân được thể hiện thông qua hình thức di chuyển đến các địa
điểm du lịch như: xe máy, xe bus, xe hơi, xe khách, tàu, máy bay…. Theo Hà
Nam Khánh Giao (2011) thì di động cá nhân đã trở thành yếu tố quyết định
chính về số lượng và loại hình du lịch trong nhiều thập kỷ qua, đặc biệt là loại
hình du lịch nội địa.

8


2.1.3.7 Công nghệ thông tin và truyền thông
Trong nhiều năm qua sự phát triển không ngừng của truyền thông và công nghệ
thông tin đã góp phần tác động rất lớn đến nhu cầu của khách hàng. Sự ra đời
của truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh với hàng loạt kênh truyền hình đa dạng,
phong phú cùng sự phát triển vượt bậc của Internet đã làm cho con người ngày
càng dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các luồng thông tin, quảng cáo. Qua đó,
các thông tin, hình ảnh về những địa điểm du lịch cũng dễ dàng được truyền tải
đến với khách hàng, từ đó có thể kích thích nhu cầu du lịch của họ. Theo Hà
Nam Khánh Giao (2011) thì: “Sự tích lũy tác động của hàng ngàn giờ xem
truyền hình, ngay cả tác động trước việc truy cập vào các kênh đặc biệt và
Internet đã có một ảnh hưởng lến đến nhu cầu du lịch”.
2.1.4 Các khái niệm liên quan đến du lịch
2.1.4.1 Khái niệm về du lịch
Có rất nhiều khái niệm về du lịch tùy thuộc vào mỗi cách hiểu và cách tiếp cận
dưới nhiều góc độ khác nhau (Ngô Thị Diệu An & Nguyễn Thị Oanh Kiều,
2014).
Dưới góc độ của một du khách thì du lịch là một hoạt động di chuyển đến một
nơi khác nơi mình sinh sống trong một thời gian nhất định để thư giản, giải trí
nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, nghỉ dưỡng (Chính phủ Việt Nam
[CPVN], 2005).
Xét dưới góc độ của người dân và chính quyền sở tại, du lịch là một một hoạt

động mà người dân nơi đây được đón tiếp nhiều người ngoài khu vực mà mình
sinh sống, từ đó có thể giao lưu, trao đổi và học hỏi văn hóa lẫn nhau. Chính
quyền sở tại xem đây như là một nhân tố thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế
thông qua việc tăng thu nhập từ các hoạt động kinh doanh của người dân, thu
ngoại tệ và thiền thuế thu được cho ngân sách tỉnh nhà (Ngô Thị Diệu An &
Nguyễn Thị Oanh Kiều, 2014).
Ở vị trí của một nhà kinh doanh thì du lịch là một cơ hội để làm tăng doanh thu
và lợi nhuận từ việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của
khách hàng (Ngô Thị Diệu An & Nguyễn Thị Oanh Kiều, 2014).
Dưới góc độ tổng hợp, Micheal Coltman (1991) cho rằng: “Du lịch là tổng thể
những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn
nhau giữa khách du lịch, chính quyền sở tại, cộng đồng cư dân địa phương trong
quá trình thu hút và giữ chân khách du lịch” (trích trong Giáo trình tổng quan
du lịch, 2014, tr.4).
Tóm lại du lịch là tổng hợp các hoạt động tương tác qua lại giữa du khách,
những người kinh doanh, người dân và chính quyền sở tại nhằm thỏa mãn nhu
cầu và mục đích lẫn nhau.
2.1.4.2 Du lịch tâm linh
Du lịch tâm linh thực chất là một loại hình văn hóa, lấy yếu tố văn hóa tâm linh
làm mục tiêu thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người trong đời sống tinh thần.
Chính vì thế, loại hình du lịch này chủ yếu khai thác các yếu tố văn hóa tâm linh
9


trong quá trình diễn ra các hoạt động du lịch, dựa vào những yếu tố văn hóa vật
thể và phi vật thể, những giá trị về đức tin, tôn giáo, tín ngưỡng và những giá trị
tinh thần đặc biệt khác (TCDL, 2013).
Theo Nguyễn Hải Hà (2016), du lịch tâm linh là một dạng thức đặc thù của du
lịch văn hóa, là hành trình về với di sản, di tích, danh thắng, lễ hội thiêng liêng,
nổi tiếng của quốc gia hay thế giới. Đối với loại hình du lịch này, du khách

không chỉ thưởng ngoạn, tham quan, khám phá hay chiêm bái thần linh mà còn
tạo được một sợi dây gắn kết giữa các cá nhân, các nhóm với nhau. Bên cạnh
những cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng nổi tiếng thì lễ hội cổ truyền là địa điểm và
môi trường đáp ứng tốt nhất cho việc khai mở, phát triển các tuyến, tour du lịch
tâm linh.
Du lịch tâm linh vừa có thể đáp ứng nhu cầu thư giãn, thưởng ngoạn, vừa giúp
du khách có thể tìm hiểu phong tục, tập quán, tín ngưỡng của các vùng miền
văn hóa khác nhau. Các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trải dài trên khắp
đất nước, vừa mang tính thiêng liêng, vừa mang tính thẩm mỹ chính là đối tượng
tìm hiểu của du khách bốn phương. Du khách kết hợp giữa du lịch và hành
hương để đến với những địa điểm vừa có ý nghĩa tôn giáo và tín ngưỡng, vừa
có cảnh đẹp. Qua đó, họ không chỉ tìm hiểu được những thông tin về cội nguồn
lịch sử, cội nguồn văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng bản địa, mà còn được gắn bó,
giao tiếp, ứng xử cùng nhau trong môi trường đậm đặc chất thiêng. Như vậy, du
khách được đáp ứng cả nhu cầu du lịch và tâm linh (Nguyễn Hải Hà, 2016)
2.1.4.3 Khách du lịch
Khách du lịch là một khái niệm khá phức tạp, tại mỗi quốc gia khác nhau sẽ xây
dựng khái niệm này theo những chuẩn mực khác nhau. Khách du lịch được phân
thành 2 nhóm: khách quốc tế và khách nội địa (Ngô Thị Diệu An & Nguyễn Thị
Oanh Kiều, 2014).
Như đã trình bày thì có rất nhiều khái niệm khác nhau về khách du lịch nội địa.
Tại Mỹ, khách du lịch nội địa là những người di chuyển đến địa điểm cách nơi
mình sinh sống 80 km với những mục đích khác nhau ngoài việc đi làm. Tại
Canada, khách du lịch nội địa là những người đi đến một nơi xa khoảng 40 km
và có nghỉ lại đêm tại nơi mình đến (Ngô Thị Diệu An & Nguyễn Thị Oanh
Kiều, 2014).
Theo CPVN (2005) thì: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du
lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi
đến”.
Đối với bài nghiên cứu này, do đối tượng khảo sát đều là người dân đang sinh

sống tại thành phố Long Xuyên nên tác giả chỉ tập trung đền cập và phân tích
về khách du lịch nội địa. Đồng thời sẽ sử dụng thuật ngữ chung là khách du
lịch/du khách để nói về khách nội địa.
2.1.4.4 Sản phẩm du lịch
Giống như khách du lịch, thuật ngữ sản phẩm du lịch cũng được hiểu và định
nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Theo Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh
Hòa (2006) thì sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ và hàng hóa cung cấp cho
10


du khách thông qua việc kết hợp các nguồn lực từ cơ sở vật chất kỹ thuật và lao
động với việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội tại địa phương. Trương Sĩ
Quý và Hà Quang Thơ (2010) cũng đưa ra khái niệm tương tự rằng sản phẩm
du lịch chính là sự kết hợp giữa dịch vụ và phương tiện vật chất, dựa trên việc
khai thác tiềm năng du lịch để cung cấp những giá trị tinh thần giúp du khách
có một kỳ nghỉ trọn vẹn (trích trong Giáo trình Tổng quan Du lịch, 2014, tr. 12).
Mặt khác, CPVN (2005) cho rằng: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần
thiết để thỏa mãn nhu cầu của du khách du lịch trong chuyến đi du lịch”.
Sản phẩm du lịch được cấu thành bởi 2 yếu tố hữu hình (hàng hóa vật chất) và
vô hình (dịch vụ tiện nghi). Sản phẩm du lịch cũng bao gồm 2 thành phần quan
trọng là tài nguyên du lịch và các dịch vụ - hàng hóa du lịch (Ngô Thị Diệu An
& Nguyễn Thị Oanh Kiều).
2.1.5 Điểm đến du lịch
Điểm đến du lịch là một vị trí địa lý mà du khách thực hiện hành trình đến đó
nhằm thỏa mãn nhu cầu theo mục đích chuyến đi của mình, điểm đến du lịch
được xác định dựa theo phạm vi không gian lãnh thổ. Xét trên phương diện kinh
tế thì đây được xem như yếu tố cung dung lịch bởi nó thỏa mãng những nhu cầu
tổng hợp của khách hàng. Đây cũng là yếu tố kích thích và hấp dẫn du khách
thực hiện chuyến đi của mình, từ đó hỗ trợ cho việc phát triển hệ thống du lịch.
Do đó, xét trên nhiều phương diện thì điểm đến du lịch là yếu tố quan trọng nhất

trong hệ thống du lịch (Ngô Thị Diệu An & Nguyễn Thị Oanh Kiều, 2014,
tr.100).
Theo Vũ Đức Minh (2008) thì điểm đến du lịch là nơi xuất hiện các yếu tố du
lịch quan trọng nhất, đồng thời cũng là nơi du khách tìm được hầu hết các tiện
nghi và dịch vụ hỗ trợ cho chuyến đi của mình. Hầu hết các điểm đến du lịch
bao gồm nhiều yếu tố cấu thành như sau: các điểm hấp dẫn du lịch, giao thông
đi lại, nơi ăn nghỉ, các tiện nghi và dịch vụ bổ trợ, các hoạt động bổ sung (trích
trong Giáo trình tổng quan du lịch, 2014, tr.).
2.1.6 Các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch
2.1.6.1 Các điểm hấp dẫn du lịch (attractions)
Theo Ngô Thị Diệu An và Nguyễn Thị Oanh Kiều (2014) thì điểm hấp dẫn du
lịch là một thuật ngữ phức tạp và chưa được hiểu một cách đầy đủ, nhiều lý
thuyết của các học giả đã được đưa ra để giải thích cho thuật ngữ này. Chẳng
hạn, theo Ủy ban du lịch Xcot-len thì điểm đến tham quan được hình thành vĩnh
viễn nhằm mục đích lâu dài để công chúng tiếp cận tiêu khiển, giải trí hoặc giáo
dục mà không phải một điểm bán lẻ, một điểm biểu diễn thể thao, nhà hát hoặc
rạp chiếu phim. Nơi đây phải mở cửa cho công chúng theo từng thời kỳ đã công
bố mà không cần đăng ký trước, đồng thời phải có khả năng thu hút cả khách
du lịch lẫn cư dân địa phương (trích trong Giáo trình tổng quan du lịch, 2014,
tr.102 ). Theo Victor Middleton (k.n) một chuyên gia marketing người Anh thì:
“ Điểm hấp dẫn du khách là một tài nguyên vĩnh cửu được lựa chọn và bị kiểm
soát, quản lý để công chúng viếng thăm thưởng thức, tiêu khiển, giải trí và giáo
dục” (trích trong Giáo trình tổng quan du lịch, 2014, tr.102).
11


Tóm lại, điểm hấp dẫn du lịch phải bao gồm các đặc điểm:
 Công chúng có thể tiếp cận bằng nhiều cách khác nhau để phụ vụ mục
đích của mình như: vui chơi, giải trí, tiềm hiểu, khám phá, giáo dục.
 Những người đến tham quan có thể là người dân sinh sống tại địa phương

hoặc từ nơi khác đến.
 Được kiểm soát chặt chẽ để mang lại sự hài lòng cho du khách.
 Cung cấp các tiện nghi và dịch vụ bổ trở để có thể đáp ứng được nhu cầu
và sở thích của khách hàng.
 Giới hạn hoặc không giới hạn về không gian phải được công bố rõ ràng.
 Có mối liên hệ chặt chẽ với tiện nghi, dịch vụ bổ trợ và các hoạt động bổ
sung tại điểm đến du lịch.
Có thể nói điểm hấp dẫn du lịch dù bắt nguồn từ yếu tố tự nhiên, nhân tạo hay
các sự kiện đặc biệt thì đều là nguyên nhân kích thích nhu cầu, tạo động lực cho
du khách đến tham quan, thăm viếng. Chính vì thế đây là yếu tố không thể thiếu
trong việc xây dựng và phát triển điểm đến du lịch.
2.1.6.2 Giao thông đi lại (khả năng tiếp cận nơi đến – access)
Giao thông cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết
định du lịch của du khách. Nếu như một địa điểm du lịch có hệ thống giao thông
thuận tiện và có các phương tiện di chuyển đa dạng thì du khách sẽ có thể dễ
dàng tiếp cận với điểm đến du lịch đó.
Bên cạnh hệ thống giao thông và phương tiện vận chuyển thì các dịch vụ cung
cấp phương tiện di chuyển, tham quan tại những địa điểm du lịch cũng rất quan
trọng (Ngô Thị Diệu An & Nguyễn Thị Oanh Kiều, 2014). Yếu tố này vừa tạo
được sự tiện lợi cho du khách khi đi thưởng ngoạn, vừa có thể hấp dẫn và tạo
được ấn tượng với họ. Một số dịch vụ vận chuyển tiêu biểu, thu hút nhiều du
khách như: cáp treo (Núi Cấm, An Giang), cưỡi voi (Đà Lạt), đi xe điện ngắm
cảnh (Đà Nẵng)…
2.1.6.3 Nơi ăn nghỉ (accommodation)
Theo Ngô Thị Diệu An và Nguyễn Thị Oanh Kiều (2014) thì đây cũng là một
yếu tố quan trọng không thể thiếu đối với các điểm đến du lịch, bởi vì ăn, uống,
nghỉ ngơi là một trong những mối quan tâm hàng đầu của du khách. Nơi cung
cấp dịch vụ này chính là các cơ sở ăn uống, lưu trú. Những dịch vụ này không
chỉ cung cấp những sản phẩm dịch vụ đơn thuần như món ăn, thức uống, chỗ
nghỉ mà còn phải thể hiện được những giá trị tinh thần để làm hài lòng du khách,

như vậy mới có thể tạo được ấn tượng và giữ chân được họ. Yếu tố này thường
được đo lường bằng sự hài lòng của du khách thông qua thái độ, sự chu đáo,
nhiệt tình đón tiếp của cả chủ lẫn nhân viên tại các cơ sở kinh doanh. Bên cạnh
đó, nhu cầu của du khách ngày càng phong phú, chính vì thế các cơ sở kinh
doanh đã đa dạng loại hình lưu trú với nhiều dạng khác nhau để du khách có thể
dễ dàng lựa chọn. Chẵng hạn như, thay vì nhà nghỉ hay khách sạn thì hiện nay
đã có thêm buồng ngủ lưu động, nhà nghỉ cuối tuần hay nhà dân. Tuy nhiên,
một điều đáng lưu ý là những cơ sở này phải đem lại sự an tâm và tin tưởng cho
du khách khi sử dụng dịch vụ.
12


2.1.6.4 Các tiện nghi và dịch vụ bổ trợ (amenities)
Những tiện nghi và dịch vụ bổ trợ là các hoạt động kèm theo hoạt động chính
khi đi du lịch. Chẳng hạn đối với loại hình du lịch tâm linh, hoạt động chính của
du khách là thắp hương lễ phật, nhưng tồn tại song song và bổ trợ cho hoạt động
này là các hoạt động như: bán nhan đèn, trái cây, hoa quả, bán chuỗi…hoặc
những tiện nghi kèm theo như: sinh săm, cầu an, giải hạn.
Theo Ngô Thị Diệu An & Nguyễn Thị Oanh Kiều (2014) thì: “Khi quy mô các
điểm đến du lịch được mở rộng, lượng khách ngày đông thì các tiện nghi và
dịch vụ cần thiết cho du khách cũng tăng theo”.
Các cơ sở cung cấp các tiện nghi và dịch vụ bổ trợ thường do các nhà kinh doanh
nhỏ quản lý nên vừa có lợi vừa hạn chế. Có lợi ở chỗ các khoảng chi tiêu của
khách nhanh chóng đi vào nên kinh tế của địa phương, còn điểm hạn chế là các
doanh nghiệp nhỏ bị phân tán và thiếu một hành lang liên kết lại với nhau.
2.1.6.5 Các hoạt động bổ sung (activities)
Các hoạt động bổ sung là những hoạt động xuất hiện bên cạnh những hoạt động
thỏa mãn mục đích chính của chuyến đi. Chẳng hạn, ngoài thời gian tham quan,
ngắm cảnh vào buổi sáng, du khách có thể tham gia vào các hoạt động vui chơi,
giải trí vào buổi tối. Ví dụ như khi đến Đà Lạt ngoài việc ngắm hoa, tham quan

các thắng cảnh nổi tiếng, thì vào buổi tối du khách có thể tham gia, thưởng thức
vào các chương trình lễ hội, múa hát của người dân tộc.
Sự xuất hiện của các hoạt động bổ sung sẽ làm cho các sản phẩm, dịch vụ tại
nơi du lịch trở nên đa dạng và hấp dẫn hơn, chính điều này sẽ thu hút du khách,
giữ chân họ lại lâu hơn đồng thời cũng góp phần tăng thêm doanh thu cho ngành
du lịch. Nếu như một điểm đến du lịch thông thường, không có gì ngoài phong
cảnh hoặc những đĩa điểm tham quan thì sẽ khó lòng giữ chân du khách hoặc
kích thích họ quay trở lại trong lần sau.
Theo Hà Nam Khánh Giao (2011) thì dù điểm hấp dẫn là nguyên nhân chính
thúc đẩy động cơ đi du lịch nhưng các hoạt động bổ sung cũng rất quan trọng
trong việc tăng thêm tính hấp dẫn, lôi cuốn của điểm đến. Chính vì thế sự kết
hợp giữa điểm hấp dẫn và các dịch vụ bổ sung sẽ giúp cho điểm đến du lịch tạo
được sự hấp dẫn mạnh mẽ đối với du khách.
2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Lư Thúy Liên (2015) nghiên cứu về Nhu cầu du lịch văn hóa tâm linh của khách
du lịch đến Thừa Thiên Huế. Trong bài viết này tác giả tập trung làm rõ về nhu
cầu du lịch văn hóa tâm linh của khách du lịch đến Huế, số liệu được sử dụng
từ Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng năm 2012-2013 và Báo
cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế năm 2012. Tác giả
cho rằng, cũng giống như các loại hình du lịch khác, thước đo nhu cầu du lịch
văn hóa tâm linh được thể hiện qua 3 yếu tố: số lượt khách, thời gian lưu trú và
mức độ chi trả cho hoạt động du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn. Sau bài phân
tích, tác giả có đưa ra kết luận rằng: nhu cầu du lịch văn hóa tâm linh của du
13


khách đến Thừa Thiên Huế đang ở mức độ trung bình, số lượt khách cao nhưng
thời gian lưu trú lại ngắn. Nguyên nhân là do mục đích của du khách đa phần
hướng đến việc thực hành những hoạt động tâm linh như cầu an, chiêm thần,
bái phật, cầu nguyện, cầu may nhưng những cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo ở Thừa

Thiên Huế chỉ dừng lại ở khả năng tạo không gian yên tĩnh và an bình cho khách
chưa thật sự cung cấp một sản phâm du lịch tâm linh đúng nghĩa.
Lê Hoàng Mai (2015) nghiên cứu về Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu
cầu du lịch của du khách khi đến tham quan du lịch tại thành phố Châu Đốc,
tỉnh An Giang. Đề tài này được thực hiện với cỡ mẫu n=150 đáp viên, sử dụng
biến phụ thuộc là tổng số ngày du lịch để đo lường nhu cầu của du khách, từ đó
áp dụng phân tích hồi quy (OLS) phân tích nhu cầu và sử dụng thang đo Liker
để khảo sát mức độ hài lòng của du khách đối với các hoạt động du lịch. Tác
giả tập trung khảo sát ở hai địa điểm chính là Miếu Bà Chúa Xứ và chợ Châu
Đốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy: chi phí, thu nhập và các yêu tố khác (giới
tính, tuổi, nghề nghiệp, số năm đi học) đều có mức độ tác động khác nhau đến
cầu du lịch tại Châu Đốc. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: du khách
đến Châu Đốc với các mục đích khác nhau, trong đó hành hương chiếm 63,33%,
du lịch chiếm 14%, công tác 1,33%, lý do khác là 21,33%.
Cả hai bài viết trên đều nghiên cứu về nhu cầu du lịch tại các địa điểm du
lịch tâm linh, tuy được thực hiện bằng các phương pháp khác nhau nhưng cả
hai nghiên cứu đều cho rằng yếu tố chi phí có tác động đến nhu cầu du lịch.
Mặt khác các nghiên cứu trên cũng cho thấy du lịch tâm linh đang khá phát
triển và nhu cầu của du khách khi đến các địa điểm du lịch tâm linh cũng rất
khác nhau.
Nghiên cứu của Lưu Thanh Đức Hải và Nguyễn Hồng Giang (2011) về Phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi đến du lịch ở Kiên
Giang và nghiên cứu của Vũ Văn Đông (2012) Khảo sát các nhân tố ảnh hưởng
đến sự hài lòng của du khách khi đến du lịch ở Bà Rịa – Vũng Tàu. Cả hai bài
nghiên cứu đều sử dụng cùng một thang đo và khảo sát với cỡ mẫu là 295 du
khách. Hai tác giả đều sử dụng mô hình chất lượng dịch vụ gồm 5 nhóm yếu tố
tác động: Phong cảnh du lịch, hạ tầng kỹ thuật, phương tiện vận chuyển, hướng
dẫn viên du lịch và cơ sở lưu trú. Dữ liệu được phân tích bằng phương pháp
kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha, mô hình phân tích nhân tố
khám phá EFE. Kết quả đều đưa ra 5 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng

bao gồm “sự tiện nghi của cơ sở lưu trú”, “phương tiện vận chuyển tốt”, “thái
độ hướng dẫn viên”, “hạ tầng cơ sở phục vụ du lịch” và “hình thức hướng dẫn
viên”. Trong đó thái độ hướng dẫn viên là yếu tố tác động mạnh nhất, tiện nghi
cơ sở lưu trú tác động thấp nhất đến sự hài lòng.
Cả hai đề tài nghiên cứu trên đều sử dụng mô hình lý thuyết 5 nhóm yếu tố
về chất lượng dịch vụ và phương pháp kiểm định hệ số Cronbach Alpha, phân
tích EFA để nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng, đồng thời chỉ
ra được mức độ tác động của từng yếu tố đến sự hài lòng.

14


2.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch tâm linh tại thành phố
Châu Đốc của người dân thành phố Long Xuyên, tác giả dựa vào lý thuyết của
tác giả Hà Nam Khánh Giao (2011), Ngô Thị Diệu An và Nguyễn Thị Oanh
Kiều (2014) như đã trình bày trong phần cơ sở lý thuyết. Bên cạnh đó, trong quá
trình thảo luận tay đôi với các đáp viên, một số biến đã được phát hiện và bổ
sung thêm để hoàn thiện mô hình. Dựa trên những cơ sở đó, mô hình nghiên
cứu được đưa ra với các biến được thể hiện như sau:
Truyền thông
Thái độ văn hóa đối
với du lịch

Yếu tố cản trở
Các hoạt động
bổ sung
Các tiện nghi
và dịch vụ bổ trợ


Tính di động
và di chuyển cá nhân
Nhu cầu

Nơi ăn nghỉ

Chính phủ/quy định
Nhân chủng
và giáo dục

Các điểm hấp dẫn
du lịch

Yếu tố kinh tế
và giá cạnh tranh
Hình 2: Mô hình nghiên cứu

Mục tiêu của bài nghiên cứu là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu du
lịch tâm linh của du khách. Từ những lý thuyết đã nghiên cứu có thể rút ra được
các nhóm yếu tố tác động đến nhu cầu như đã thể hiện trong mô hình. Một số
yếu tố đã được đề cập trong phần cơ sở lý thuyết đã được điều chỉnh lại hoặc
không được đưa vào mô hình do trong quá trình thảo luận tay đôi, hầu hết đáp
viên được phỏng vấn đều không quan tâm đến những yếu tố này. Cụ thể, đối
với yếu tố “công nghệ thông tin và truyền thông”, hầu hết các đáp viên đều cho
rằng nhu cầu của mình không bị yếu tố này ảnh hưởng như đã trình bày trong
phần cơ sở lý thuyết, nhưng lại bị chi phối bởi các tác nhân như: bạn bè, người
thân, đồng nghiệp, nhân viên tư vấn du lịch…Do đó, biến “công nghệ thông tin
và truyền thông” sẽ được điều chỉnh thành biến “thông tin tham khảo” bao gồm
các tác nhân vừa kể trên để đưa vào mô hình. Nhận thấy các biến“điểm hấp dẫn
du lịch” và “thái độ văn hóa xã hội” bao gồm nhiều yếu tố của biến “địa lý”,

biến “tính di động và di chuyển cá nhân” cũng bao gồm nhiều yếu tố của biến
“giao thông đi lại”, nên biến“địa lý” và biến “giao thông đi lại” sẽ được loại
bỏ, và chỉ sử dụng các biến còn lại để đưa vào mô hình nghiên cứu. Mặt khác
sau quá trình phỏng vấn tay đôi, một yếu tố tác động đến nhu cầu đã được phát
hiện và bổ sung thêm vào mô hình, đó chính là “yếu tố cản trở”. Yếu tố này
15


×