Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

TRẮC NGHIỆM độ HIỂU BIẾT của bạn về sơ yếu lí LỊCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.09 KB, 3 trang )

TRẮC NGHIỆM ĐỘ HIỂU BIẾT CỦA BẠN VỀ SƠ YẾU LÍ LỊCH

Sơ yếu lí lịch là nhân tố không thể thiếu và góp phần quan trọng vào quá trình xin việc thành công của bạn. Liệu
bạn có tự tin rằng mình biết mọi thứ, từ điều cơ bản tới những “mẹo” nhỏ để làm hoàn hảo sơ yếu lí lịch của
mình?

Hãy làm bài trắc nghiệm sau để kiểm tra điều đó:
1. Sơ yếu lí lịch là gì?
A. Một công cụ để quảng bá bản thân
B. Một sự tổng kết ngắn gọn về những thành công của bạn
C. Là thứ đề cập từng chi tiết cụ thể về lịch sử công việc của bạn, từ trung học tới hiện tại
2. Mục đích của sơ yếu lí lịch là gì?
A. Giúp bạn kiếm được một công việc
B. Để “khoe khoang” những thành tích của bạn
C. Giúp bạn có một cuộc phỏng vấn với nhà tuyển dụng
3. Bạn nên có bao nhiêu bản sơ yếu lí lịch?
A. Một, dùng để dự tuyển cho mọi công việc
B. Một nhưng có thể điều chỉnh để phù hợp với từng công việc
C. Ít nhất là 10 bản với đủ loại màu sắc và phông chữ
4. Sơ yếu của bạn nên bao gồm những từ ngữ khái quát. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
5. Khi gửi email sơ yếu lí lịch tới nhà tuyển dụng, tốt nhất là:
A. Gửi như một tài liệu đính kèm, với thư xin việc ở phần thân email
B. Gửi cả sơ yếu lí lịch và thư xin việc ở phần thân email, không đính kèm
C. Gửi đính kèm cả 2
6. Cách tốt nhất để bắt đầu một câu trong sơ yếu lí lịch là bằng:
A. “Tôi” hoặc “… của tôi”
B. Một danh từ
C. Một động từ
7. Một sơ yếu lí lịch nên có bao nhiêu trang:


A. Một trang, không có ngoại lệ ( kể cả nếu bạn phải làm cho phông chữ nhỏ hơn )
B. 2 trang nếu có đủ thông tin thích hợp
C. Nhiều hơn 2 trang để viết hết những thành công và trách nhiệm nghề nghiệp của bạn
8. Bạn nên liệt kê tất cả những việc bạn đã làm trong sơ yếu lí lịch của mình. Đúng hay
sai?
A. Đúng
B. Sai
9. Bạn nên viết phần bằng cấp của mình ở:
A. Phần đầu để có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
B. Phần cuối


C. Ở phần đầu hay cuối phụ thuộc vào đây có phải là lần đầu tiên xin việc của bạn hay không
10. Bạn nên bao gồm điều gì sau đây trong sơ yếu lí lịch của mình?
A. Thông tin về mức lương
B. Lí do bạn bỏ công việc cũ
C. Không phải 2 điều trên
Sau đây là đáp án:
1. Đáp án đúng: A
Sơ yếu lí lịch là một công cụ sử dụng để “rao bán” bản thân với nhà tuyển dụng. Nó không đề
cập từng chi tiêt trong sự nghiệp và cũng không chỉ tập trung vào những trách nhiệm trong
quá khứ của bạn. Sơ yếu lí lịch là để cho nhà tuyển dụng biết bạn là ai trong giới hạn công
việc đặc biệt bạn xin vào. Nó là công cụ quảng bá để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng
khiến họ muốn tìm hiểu nhiều hơn về bạn.
2. Đáp án đúng: C
Sơ yếu của bạn phải đủ hấp dẫn để nhà tuyển dụng muốn gọi bạn cho cuộc phỏng vấn. Rất
hiếm khi người ta tuyển dụng một người chỉ dựa trên nền tảng sơ yếu lí lịch, vì vậy đừng lầm
tưởng rằng nó sẽ kiếm ngay cho bạn một công việc. Hãy đảm bảo rằng sơ yếu lí lịch nhấn
mạnh những phẩm chất của bạn phù hợp với tiêu chí của nhà tuyển dụng để chắc một suất vào
cuộc phỏng vấn.

3. Đáp án đúng: B
Nhiều sơ yếu lí lịch khác nhau cho các công việc khác nhau có thể khiến bạn nản chí nhưng
bạn không nhất thiết phải sáng tạo văn bản hoàn toàn mới. Bạn chỉ cần 1 và có thể điều chỉnh
để phù hợp với yêu cầu công việc đang dự tuyển. Ví dụ, nếu công việc yêu cầu kinh nghiệm,
bạn chỉ cần chuyển phần kinh nghiệm làm việc lên trước và phần bằng cấp, kĩ năng xuống
dưới.
4. Đáp án đúng: B
Những từ chung chung như “ thành viên trong nhóm”, “ có động lực”, hay “ định hướng mục
tiêu”… không nên dùng trong sơ yếu lí lịch. Thay vào đó, hãy sử dụng những từ cụ thể hơn để
nói về khả năng của mình như “ thành viên tích cực trong nhóm” hay “ trưởng nhóm”…
Ngoài ra, hãy chú ý tới những từ quan trọng trong phần mô tả công việc của nhà tuyển dụng
và sử dụng chúng trong sơ yếu lí lịch của bạn.
5. Đáp án đúng: A
Điều này rất đa dạng, tùy thuộc vào thói quen của từng nhà tuyển dụng nhưng tốt nhất là bạn
nên để sơ yếu lí lịch trong phần đính kèm còn thư xin việc là phần thân của email. Nó giúp
nhà tuyển dụng tiết kiệm thời gian, không phải tải từng phần về. Thêm nữa, một số người rất
đa nghi khi mở phần đính kèm từ người gửi không quen biết nên việc này sẽ giải quyết vấn đề
đó.
6. Đáp án đúng: C
Đừng bắt đầu các câu trong sơ yếu lí lịch của mình bằng “ Tôi” hay “… của tôi”. Ví dụ, thay
vì “ Tôi giúp đỡ mọi người khi họ có phàn nàn” hay “ Công việc của tôi là trả lời điện thoại”,
hãy thay đổi bằng một động từ bắt đầu câu như “ Phát triển hệ thống giải quyết thắc mắc của
khách hàng” hoặc “ Trả lời và gọi 100 cuộc điện thoại hàng ngày”. Đó là cách hay hơn và
mạnh mẽ hơn để mô tả trách nhiệm của bạn.
7. Đáp án đúng: B


Nhiều người nghĩ rằng sơ yếu lí lịch một trang là nguyên tắc cố định. Một trang là lí tưởng,
đặc biệt với người mới tốt nghiệp, nhưng với một số người khác, nó lại không thực tế. Nếu
bạn có nhiều kinh nghiệm làm việc thích hợp với vị trí dự tuyển, hãy thoải mái thêm một

trang nữa. Nhưng đừng kể lể dông dài tới 3, 4 trang bởi sẽ không ai đọc nó.
8. Đáp án đúng: B
Nếu bạn có lịch sử làm việc lâu dài và từng đảm nhận nhiều vị trí khác nhau, bạn có thể loại
bỏ những công việc từ hồi “ xa xưa”, cách đây cả chục năm, đặc biệt nếu nó không liên quan
tới công việc bạn đang tìm kiếm. Lưu ý, đừng loại bỏ những công việc có thể tạo ra lỗ hổng
thời gian trong sơ yếu lí lịch của bạn.
9. Đáp án đúng: C
Thông thường, nếu bạn đã từng làm nhiều hơn 1 công việc từ khi tốt nghiệp, bạn có thể
chuyển phần bằng cấp xuống cuối của hồ sơ xin việc và cho phần kinh nghiệm lên trước. Nhà
tuyển dụng sẽ hứng thú hơn về những khả năng của bạn hơn là bạn từng học trường nào.
Nhưng nếu bạn tốt nghiệp gần đây và dự tuyển công việc đầu tiên, bạn nên để phần bằng cấp
ở đầu.
10. Đáp án đúng: C
Mặc dù nhà tuyển dụng có thể yêu cầu cả phần mức lương mong muốn nhưng sơ yếu lí lịch
không phải nơi thích hợp. Tốt nhất là bạn nên viết phần “ Mức lương có thể thương lượng” ở
cuối thư xin việc. Và thương lượng là việc bạn cần làm trong cuộc phỏng vấn khi được hỏi
tới.



×