Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Bài Thu Hoạch Chính Trị Hè 2016 Tỉnh Đồng Tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (843.6 KB, 91 trang )

Chuyên đề 1
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TẠO DỰNG HÌNH ẢNH
TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2015 – 2020
A- LỜI MỞ ĐẦU
“Trong thời đại cạnh tranh ngày nay, các địa phương trên toàn cầu đang
cạnh tranh với nhau rất gay gắt để chiếm lấy lợi thế cạnh tranh trong việc thu
hút đầu tư, du lịch, tài nguyên và sự kiện, ...”(Sisco van Gelder, Brand verus
Concept in Area Development, 2008).
Tuy nhiên, thời đại của “thế giới phẳng” sự bùng nổ truyền thông làm cho
khoảng cách đang dần được thu hẹp, mọi rào cản về thông tin được gỡ bỏ. Trong
thế giới mở này, sự cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Sự cạnh tranh
không chỉ riêng các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, các tổ chức mà nó còn mở rộng
tới các địa phương, vùng miền, quốc gia và lãnh thổ.
Theo đó, địa phương nào tạo dựng được hình ảnh hấp dẫn với định vị rõ
ràng, cam kết giá trị tới các đối tượng, mục tiêu thì sẽ giành phần thắng trong
cuộc đua tranh, thu hút các nguồn lực kinh tế, vốn đầu tư, con người và tài
nguyên.
Philip Kotler, cha đẻ của Marketing hiện đại cũng từng phát biểu: “Tương
lai phát triển của địa phương không lệ thuộc vào vị trí địa lý, khí hậu, tài
nguyên, thiên nhiên, ... Tương lai phát triển của địa phương tùy thuộc vào
chuyên môn, kỹ năng, đóng góp, phẩm chất của con người và tổ chức tại địa
phương”. Theo quan điểm ấy tác giả đã hình thành nên môn Marketing Địa
Phương mở ra những cơ hội mới cho các địa phương kém lợi thế cạnh tranh có
được vị thế mới trong thời buổi hiện nay.
Đồng Tháp trong những năm vừa qua đã có nhiều nỗ lực trong việc quảng
bá hình ảnh địa phương. Đảng bộ, chính quyền Tỉnh cũng đang có nhiều chính
sách kỳ vọng mang lại sự phát triển đột phá trong giai đoạn sắp tới như: Tái cơ
cấu nông nghiệp, Phát triển du lịch, Xây dựng chính quyền thân thiện, xuất khẩu
lao động,.. Tuy nhiên, sự kết nối các chính sách này vào một kế hoạch hành
động tổng thể và hình ảnh địa phương nhất quán phục vụ công tác truyền thông
lại chưa được thực hiện. Do vậy, trong tâm thức các đối tượng truyền thông mục


tiêu chưa có sự hiện diện rõ nét về một hình ảnh Đồng Tháp tích cực hay nói
cách khác “Thương hiệu địa phương của Đồng Tháp” còn khá mờ nhạt.
Để giải quyết vấn đề trên, Đề án “Tạo dựng hình ảnh Đồng Tháp” giai
đoạn 2015 - 2020 và những năm tiếp theo sẽ là một kế hoạch định hướng tổng
thể được thực hiện trên cơ sở áp dụng các lý thuyết marketing địa phương, xây
dựng thương hiệu địa phương vào điều kiện và tình hình thực tiễn của Đồng
Tháp nhằm định hình nên một “hình ảnh Đồng Tháp tích cực” trong các đối
tượng truyền thông mục tiêu, làm nên một “thương hiệu Đồng Tháp” với định vị
rõ ràng, hấp dẫn, độc đáo dựa trên những điều kiện kinh tế đặc thù, giá trị văn
1


hóa, lịch sử, con người và tài nguyên thiên nhiên địa phương. Đó sẽ là nền tảng,
là động lực phát triển mới để đưa Đồng Tháp trở thành một địa phương hấp dẫn
trong việc thu hút đầu tư, một điểm đến du lịch ấn tượng và một nơi sinh sống lý
tưởng trong tương lai.
B- NỘI DUNG CƠ BẢN ĐỀ ÁN
I. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HÌNH ẢNH TỈNH ĐỒNG THÁP
1.1. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN
1.1.1. Công tác quảng bá hình ảnh tại Đồng Tháp
Thiếu một tầm nhìn chung và định hướng xây dựng hình ảnh chiến lược
tổng thể và chủ yếu xây dựng kế hoạch mang tính thời vụ.
Chưa có định vị rõ ràng và gây trùng lặp, hiểu nhầm, hiểu sai.
Thiếu nguồn lực đầu tư, làm manh mún và thường rơi vào trạng thái “đầu
voi đuôi chuột”.
Các hoạt động sự kiện chú trọng công tác tổ chức nhưng chưa đầu tư vào
công tác quảng bá, truyền thông.
Thương hiệu địa phương, marketing địa phương, chính quyền doanh
nghiệp, xây dựng thương hiệu địa phương tuy đã được thế giới áp dụng từ lâu
nhưng với Đồng Tháp vẫn còn là một khái niệm mới mẻ chưa được hiểu sâu

rộng nên chưa có cách tiếp cận đúng như mô hình lý thuyết. Việc xây dựng hình
ảnh địa phương vẫn còn hiểu theo cách nghĩ thông thường đó là công việc của
riêng cơ quan phụ trách xúc tiến và thông tin đối ngoại của chính quyền.
Chưa có cơ chế đối phó và xử lý khủng hoảng truyền thông.
1.1.2. Hiện trạng hình ảnh Đồng Tháp
Đồng Tháp từ lâu đã được biết đến qua 2 câu thơ “Tháp Mười đẹp nhất
bông sen, Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”. Nhắc tới Đồng Tháp người ta nghĩ
tới hình ảnh hoa sen. Hoa sen đã trở thành đặc trưng, nhận diện cho Đồng Tháp.
Do vậy, người ta vẫn gọi Đồng Tháp với cái tên thân thương là “Đất Sen Hồng”.
Trong vài năm trở lại đây, hình ảnh Đồng Tháp được cải thiện đáng kể khi
luôn nằm trong tóp đầu tỉnh có PCI cao (chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh).
Đồng Tháp luôn nằm trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước về sản lượng
lúa gạo và nuôi trồng thủy sản trong hàng chục năm nay.
Nhiều thương hiệu mạnh của các doanh nghiệp cũng thường xuyên nhắc
tới thông qua các hoạt động văn hóa thể thao Đội xe đạp Domesco Đồng Tháp,
Câu Lac Bộ Bóng đá Đồng Tháp…
Đó chính là những lợi thế của Đồng Tháp, song bên cạnh đó cũng còn tồn
tại những hình ảnh tiêu cực: vị trí không thuận lợi, cơ sở hạ tầng kém,... Nhiều
người khi nghe tới Đồng Tháp vẫn chưa thể hình dung ra Đồng Tháp nằm ở đâu
trên bản đồ Việt Nam hay vẫn nhắc tới Đồng Tháp như một nơi “khuất nẻo” và
2


ở nơi đó “muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lềnh như bánh canh”… Những hình ảnh
tiêu cực đó thật sự là một rào cản cho nhà đầu tư và du khách tìm đến với Đồng
Tháp.
1.2. ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT
1.2.1. Hình ảnh Đồng Tháp qua góc nhìn của Du khách
Theo kết quả khảo sát, hình ảnh Đồng Tháp trong mắt du khách được
đánh giá cao là hình ảnh về những cánh đồng sen, con người thân thiện, làng hoa

Sa Đéc, ẩm thực đồng quê miệt vườn thời khẩn hoang độc đáo. Chính những
điều đó đã hấp dẫn du khách, mang đến cho du khách sự thư giãn, dễ chịu.
a. Điểm mạnh
- Hình ảnh Đồng Tháp gắn với hoa Sen từ lâu đã trở thành một hình
ảnh quen thuộc: Địa danh Đồng Tháp cụ thể là Tháp Mười đã được biết tới qua
câu thơ “Tháp Mười đẹp nhất bông sen”. Hoa Sen trở thành hình ảnh đặc trưng
mà bất kỳ du khách trong hay ngoài nước đều biết và thuộc nằm lòng. Đó chính
là một điểm cộng cho Đồng Tháp, một định vị rõ ràng trong tâm trí và tiềm thức
của người dân Việt Nam
- Chính quyền năng động cởi mở, luôn sẵn sàng thay đổi đón nhận cái
mới: trong các năm qua Đồng Tháp luôn đứng ở tóp đầu về chỉ số PCI theo kết
quả đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố
vào các năm 2013, 2014 và 2015. Trong đó, đáng chú ý ở các chỉ số Đồng Tháp
đạt thứ hạng cao như: Gia nhập thị trường, chi phí thời gian, tính năng động và
thiết chế pháp lý. Kết quả này là một sự ghi nhận xứng đáng cho những nỗ lực
của lãnh đạo, chính quyền địa phương nhằm thay đổi tư duy, nhận thức và hành
động để Đất Sen Hồng ngày càng phát triển hơn.
- Cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ, thuần khiết: Nhiều tài nguyên du
lịch được công nhận và là một tài sản vô giá của Đồng Tháp và Việt Nam cũng
như thế giới như: Vườn Quốc gia Tràm Chim (khu Ramsar thứ 4 của Việt Nam,
thứ 2000 của thế giới), Khu Du lịch sinh thái Gáo Giồng, Xẻo Quýt, Khu Du
lịch sinh thái Đồng Sen Tháp Mười, ... Và một hệ động, thực vật phong phú, đa
dạng về chủng loại cũng như số lượng, vào mùa nước nổi có thể kể đến như:
sen, súng, cỏ năng, lúa trời, tràm, sếu đầu đỏ (có tên trong sách đỏ quốc tế),
chim nước, ...
- Nhiều bản sắc văn hóa, tâm linh truyền thống: Theo các nhà sử học
và kết quả nghiên cứu cho biết Đồng Tháp Mười xưa chứa đựng cả một nền văn
hóa Óc Eo huyền bí của Vương Quốc Phù Nam cổ xưa. Và Khu Di tích Gò Tháp
nơi gắn liền với địa danh Tháp Mười chính là nơi thờ phượng, là vùng đất linh
thiêng. Bên cạnh đó, Đồng Tháp từ lâu còn được biết đến với “Hò Đồng Tháp”

rất riêng và hoàn toàn khác biệt với điệu hò của các vùng miền khác. Ngoài ra,
Đồng Tháp còn có hàng trăm làng nghề truyền thống như: Làng hoa kiểng Sa
Đéc, Chiếu Định Yên, Thớt Định An, … Tất cả đều là những thế mạnh rất riêng,
3


rất khác biệt để có thể khai thác gắn với các hoạt động du lịch văn hóa, du lịch
cộng đồng, tâm linh.
b. Điểm yếu
- Đồng Tháp nằm ở vị trí không thuận lợi trong bản đồ Khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long. Từ lâu, Đồng Tháp được xem như một tỉnh “khuất nẻo”
trong khu vực.
- Hệ thống giao thông kém phát triển, chưa được đầu tư và chưa hoàn
thiện. Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch chưa đảm bảo để đón khách và
tạo ra chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của du khách.
- Chất lượng nguồn nhân lực hoạt động trong ngành du lịch vừa yếu lại
vừa thiếu: Hầu hết các chủ cơ sở và nhân viên phục vụ chưa được đào tạo về
chuyên môn nghiệp vụ nhà hàng, lưu trú; chủ yếu làm theo kinh nghiệm thực tế
nên chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng phục vụ du lịch chất lượng cao,

- Nguồn kinh phí đầu tư cho phát triển du lịch hạn chế, nên bản thân các
Khu Di tích và nhiều hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian, như: lễ hội, hoạt
động của các làng nghề thủ công truyền thống, ... cũng chưa được khôi phục, tôn
tạo gìn giữ và phát triển đúng mức.
- Các sản phẩm du lịch đơn điệu, nhàm chán và thiếu sự khác biệt, sáng
tạo, làm nên cái chất đặc trưng rất riêng của Đồng Tháp. Chất lượng dịch vụ tại
các tuyến điểm du lịch còn nhiều hạn chế, thiếu bài bản và đồng bộ, một số nơi
còn gần như không có gì.
- Công tác quảng bá, truyền thông cho du lịch Đồng Tháp chưa được chú
trọng, thiếu đồng bộ và thiếu nhất quán.

- Đầu tư và kêu gọi đầu tư phát triển du lịch dàn trải, thiếu trọng điểm,
dẫn tới tình trạng lãng phí, không hiệu quả hoặc đầu tư nửa vời.
- Vai trò của cơ quan quản lý cũng như chủ trương, định hướng phát triển
du lịch chưa rõ ràng, thiếu sự quyết liệt, định hướng thống nhất và tập trung.
c. Cơ hội
- Du lịch khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa thật sự phát triển
tương xứng với tiềm năng hiện có và vẫn đang loay hoay tìm lối đi riêng. Các
tỉnh định vị du lịch chưa rõ ràng, chưa có sự khác biệt về sản phẩm du lịch cũng
như dịch vụ.
- Hoa Sen được đông đảo người dân Việt Nam xem như là quốc hoa Việt
Nam. Đây chắc hẳn là một cơ hội và lợi thế vô cùng lớn để Đồng Tháp định vị
một cách chắc chắn, rõ nét những hình ảnh đặc trưng của địa phương từ lâu đã
gắn liền với hoa sen “ĐẤT SEN HỒNG”.

4


- Các dự án xanh, dự án phục vụ cộng đồng, dự án mang tính duy trì, phục
dựng văn hóa truyền thống được quan tâm và trở thành xu hướng đầu tư phát
triển bền vững của các nước trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng.
- Nhu cầu của khách du lịch muốn tham gia các tour, chương trình du lịch
sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch trải nghiệm rất lớn và tiềm năng. Đồng
Tháp với lịch sử phát triển hơn 300 năm, nơi đây có nhiều cảnh quan thiên nhiên
đẹp còn giữ được nét hoang sơ, có truyền thống lịch sử lâu đời, nhiều di tích văn
hoá, cách mạng rất phù hợp để định vị và phát triển các loại hình du lịch gắn với
môi trường, cộng đồng như: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch Zen (thiền), du lịch văn
hóa, du lịch nông nghiệp, …
d. Thách thức
- Đầu tư ban đầu xây dựng cơ sở vật chất và hạng tầng không hề nhỏ.
Trong đó cần tập trung phát triển đồng bộ hệ thống giao thông đường bộ, đường

thủy kết nối Đồng Tháp với các tỉnh trong khu vực cũng như với Thành phố Hồ
Chí Minh.
- Mô hình phát triển du lịch đạt hiệu quả sẽ rất dễ bị bắt chước, sao chép
từ các địa phương trong khu vực, có sự tương đồng với Đồng Tháp.
- Từ những phân tích thực trạng cũng như so sánh tương quan lực lượng
với các “đối thủ” cạnh tranh ở trên, cho thấy Đồng Tháp có nhiều tiềm năng và
lợi thế khi phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và du lịch
gắn với Nông Nghiệp.
1.2.2. Hình ảnh Đồng Tháp qua góc nhìn của Dân cư
Theo kết quả khảo sát 522 người dân đang sinh sống và làm việc tại Đồng
Tháp cho thấy:
Dân cư địa phương đang nhìn du lịch Đồng Tháp theo hướng tích cực với
những hình ảnh làm nên niềm tự hào của quê hương với điểm số cao như: Đồng
Sen, Đồng lúa, Đặc sản, Vườn cây trái.
Những hình ảnh tiêu cực cần cải thiện như: Đường xá giao thông, chất
lượng dịch vụ du lịch, Khu điểm tham quan, các hoạt động lễ hội.
Theo kết quả khảo sát thì người dân không đánh giá cao về chất lượng
giáo dục, đào tạo, chất lượng y tế, các hoạt động giải trí và mua sắm.
Nhưng kết quả tạo nên giá trị, chất lượng cuộc sống của người dân thể
hiện ở những nội dung: chi phí sinh hoạt phù hợp với mức sống của dân cư,
không quá đắt, khí hậu trong lành và mặt bằng chung về giáo dục.
Theo kết quả khảo sát, người dân còn ái ngại với các thủ tục hành chính
thông tin, hướng dẫn còn phức tạp và thái độ công chức. Tuy nhiên, sự nỗ lực
của chính quyền trong việc cải thiện tình hình được đánh giá cao.
Đa số người dân được hỏi, rất ủng hộ, tin tưởng và định hướng, đường lối,
chính sách phát triển của Đồng Tháp trong tương lai.
5


a. Điểm mạnh

- Theo dòng lịch sử, Đồng Tháp là nơi cư trú của con người từ rất sớm.
Nơi đây chứa đựng những giá trị văn hóa, lịch sử vô cùng quý giá. Điều này
được minh chứng bởi những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử như: Khu di
tích Gò Tháp, khu di tích lịch sử Xẻo Quít, khu di tích Lăng cụ phó bảng
Nguyễn Sinh Sắc, Vườn quốc gia Tràm Chim,… Đó cũng là niềm tự hào của
người dân Đất Sen Hồng.
- Vùng đất lành với vị trí địa lý thuận lợi, Đồng Tháp được thiên nhiên ưu
đãi với 2 dòng sông Tiền và Sông Hậu tưới mát vườn trái cây trữu quả. Mùa
nước nổi với những “sản vật thiên nhiên” phong phú đã làm nên nét văn hóa của
người dân Đồng Tháp.
- Hoa Sen là quốc hoa, toàn thể người dân Việt Nam. Và đặc biệt với
người dân Đồng Tháp trong tư tưởng đã tồn tại hình ảnh hoa sen từ bao đời nay
“Tháp Mười đẹp nhất bông sen”. Và coi đó là một nét độc đáo, niềm tự hào quê
hương xứ sở.
- Cảnh quan sinh thái vẫn còn giữ được nét nguyên sơ, thuần khiết với
những đồng lúa mênh mông thẳng cánh cò bay, những rừng tràm xanh ngát và
những đồng sen bạt ngàn.
- Mức sống tại Đồng Tháp khá ổn định so với mức thu nhập, người dân
hài lòng với cuộc sống và mong muốn ổn định làm ăn cũng như có niềm tin vào
tương lai phát triển của Đồng Tháp.
- Mặt bằng giáo dục phổ thông và vấn đề an ninh trật tự cũng như những
chủ trương, chính sách của chính quyền địa phương trong việc cải thiện, nâng
cao chất lượng sống cho cộng đồng được sự ủng hộ của người dân.
- Phát triển du lịch và các vấn đề về lao động, việc làm nhận được sự quan
tâm của người dân. Và đó cũng là 02 chủ trương, định hướng phát triển lớn được
chính quyền, lãnh đạo tỉnh ưu tiên đầu tư.
b. Điểm yếu
- Hệ thống giao thông, cầu đường, cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, hạn
chế.
- Hiện tại Đồng Tháp có nhiều lễ hội văn hóa đặc trưng như: Lễ hội Gò

Tháp, viếng Bà Chúa Xứ, giỗ cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, ông bà Đỗ Công
Tường, nghi thức cúng tế truyền thống các đình làng. Thế nhưng các lễ hội thật
sự chưa được đầu tư bài bản, chưa thật sự hấp dẫn ngay cả với người địa
phương.
- Tỷ lệ người dân sử dụng internet còn thấp nên kéo theo sự hạn chế về
việc học hỏi, tiếp nhận những kiến thức sản xuất, những ứng dụng khoa học kỹ
thuật, công nghệ thông tin trong công việc và cuộc sống.
- Chất lượng dịch vụ du lịch, giáo dục, y tế và các hoạt động vui chơi, giải
trí tại Đồng Tháp còn “nghèo nàn”, đặc biệt thiếu các hoạt động giải trí về đêm.
6


- Các thủ tục hành chính còn rườm ra, thái độ phục vụ của một số ít cán
bộ công chức tại cơ quan Nhà nước chưa được thân thiện.
c. Cơ hội
- Cùng tham gia các hoạt động phát triển du lịch, nông nghiệp, xuất khẩu
lao động theo các chương trình, đề án, định hướng phát triển ưu tiên của Đồng
Tháp.
- Internet ngày càng phát triển nên việc học hỏi nhiều hơn từ các tỉnh,
thành lân cận và cả nước, các vùng đang phát triển ngày càng dễ dàng hơn.
- Đồng Tháp đang từng bước hội nhập quốc tế, cũng chính điều này là cơ
hội để dân cư Đồng Tháp tiếp cận những mô hình sản xuất sạch, ứng dụng hiện
đại trên thế giới. Từ đó tạo ra các giá trị mới, mang đậm bản sắc của chính vùng
Đất Sen Hồng.
- Đầu tư trong các lĩnh vực nông nghiệp, du lịch có xu hướng gia tăng góp
phần giải quyết việc làm, ổn định kinh tế, an sinh xã hội cho cộng đồng dân cư
địa phương.
d. Thách thức
- Sức cạnh tranh tại Đồng Tháp và các tỉnh lân cận trong khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long ngày càng cao.

- Hiện nay sự phát triển về du lịch sinh thái, hoang sơ không còn mới đối
với du lịch cả nước, vì vậy cần sáng tạo hơn, phát triển hơn so với những điều đã
được khai thác.
- Sức cạnh tranh của các sản phẩm đặc sản tại Đồng Tháp đang trên
đường chứng minh sự thu hút so với những sản phẩm du lịch sẵn có trong cả
nước.
- Những ý tưởng phát triển du lịch một khi đã được thực thi rất dễ bị sao
chép, đánh cắp và biến hóa… cần tạo ra những cái riêng, mang hình ảnh đặc
trưng khó trộn lẫn về du lịch giữa Đồng Tháp các vùng khác.
- Đổi mới mô hình quản lý điều hành, cơ chế, chính sách để tạo điều kiện
và động lực phát triển kinh tế địa phương, nâng cao chất lượng sống cho người
dân.
1.2.3. Hình ảnh Đồng Tháp qua góc nhìn của Doanh nghiệp
* Đánh giá: Qua kết quả khảo sát 158 doanh nghiệp trên địa bàn cả nước
về “Tính hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Đồng Tháp” cho thấy, mặc dù chỉ số
năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Đồng Tháp qua các năm đều nằm trong
tốp dẫn đầu, hình ảnh môi trường đầu tư của Đồng Tháp chưa thật sự hấp dẫn
với điểm đánh giá bình quân các yếu tố. Đặc biệt các chỉ số về cơ sở hạ tầng,
quy mô thị trường có điểm thấp hơn trung bình. Kết quả cũng cho thấy sự nỗ lực
trong việc xây dựng một hình ảnh chính quyền thân thiện với doanh nghiệp và
nhà đầu tư đã được ghi nhận.
7


Ngoài ra, chất lượng thông tin mời gọi đầu tư theo các doanh nghiệp vẫn
còn quá sơ xài chưa đủ để nắm bắt được các đề án, dự án mà tỉnh đang ưu tiên
kêu gọi đầu tư cũng như chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
a. Điểm mạnh
- Chính quyền thân thiện luôn chào đón các doanh nghiệp, nhà đầu tư với
các chính sách cởi mở.

- Nguồn nhân lực dồi dào với chi phí phù hợp.
- Môi trường sống trong lành, ít bị ô nhiễm
- Nền tảng văn hóa xã hội lâu đời của người dân địa phương tạo nên cộng
đồng hòa hợp và tích cực, thân thiện.
- Du lịch, Nông nghiệp và các dịch vụ mua sắm, giải trí còn nhiều tiềm
năng cho các nhà đầu tư, nhà sản xuất và doanh nghiệp khai phá.
b. Điểm yếu
- Hệ thống giao thông, sở sở hạ tầng tại địa phương còn nhiều hạn chế và
trở thành một trong những rào cản thu hút nhà đầu tư.
- Qui mô thị trường nhỏ, chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư.
- Các định hướng phát triển trọng tâm, cũng như chính sách hỗ trợ, ưu đãi
của địa phương chưa tới được nhà đầu tư.
- Các ấn phẩm, tài liệu giới thiệu các dự án, tiềm năng để thu hút kêu gọi
sự đầu tư còn sơ sài và thiếu thông tin.
- Thủ tục hành chính còn rườm rà và là trở ngại cho các doanh nghiệp,
nhà đầu tư khi quyết định tham gia đầu tư tại Đồng Tháp.
c. Cơ hội
- Ngành du lịch đối với cả nước nói chung và khu vực ĐBSCL nói riêng
hiện là ngành công nghiệp không khói đang được đẩy mạnh, khuyến khích về
đầu tư và phát triển.
- Phát triển Nông nghiệp theo hướng sản xuất công nghệ cao, canh tác với
kỹ thuật tiên tiến, ứng dụng khoa học kỹ thuật, sản xuất sạch và phát triển bền
vững đang được xem trọng.
- Đầu tư phát triển dịch vụ giải trí, trung tâm thương mại, mua sắm, y tế
cũng như giáo dục tại Đồng Tháp đang còn nhiều tiềm năng khai thác.
- Chính quyền và người dân mong mỏi, sẵn sàng đổi mới và luôn chào
đón các doanh nghiệp, nhà đầu tư, sản xuất và nhà khởi nghiệp tham gia.
d. Thách thức
- Thời gian gia nhập, khai phá thị trường mới.


8


- Hiện du lịch sinh thái tại Đồng bằng Sông cửu Long không còn mới, đối
thủ cạnh tranh từ các tỉnh khác là mối đe dọa cao. Cần tạo sự khác biệt rõ nét
hình ảnh du lịch Đồng Tháp với các sản phẩm, dịch vụ tour tuyến mới mẻ.
- Mô hình mới, hoạt động hiệu quả thường rất dễ bị sao chép, bắt chước.
- Cơ sở hạ tầng, giao thông không phải một sớm, một chiều thay đổi ngay
được.
- Chất lượng lao động, trình độ chuyên môn, năng lực đối tác tại địa
phương.
* Kết luận rút ra từ các cuộc khảo sát và phỏng vấn:
- Kết quả lấy ý kiến khảo sát của người dân Đồng Tháp và cộng đồng
doanh nghiệp trong ngoài tỉnh khá đồng thuận về các chính sách và định hướng
phát triển lớn của tỉnh.Tuy nhiên, mức độ truyền thông giới thiệu rõ nội dung
các chính sách này còn yếu.
- Các nhà đầu tư và doanh nghiệp chưa hiểu rõ về tầm nhìn và định hướng
kêu gọi đầu tư của tỉnh; yêu cầu cung cấp thông tin cụ thể hơn.
- Hình ảnh chính quyền thân thiện khá rõ với cộng đồng doanh nghiệp
trong tỉnh nhưng chưa đủ mạnh để tác động đến cộng đồng doanh nghiệp bên
ngoài và dân cư.
- Vấn đề thủ tục hành chánh vẫn còn cần phải cải thiện để tạo điều kiện
thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư cũng như cộng đồng phát triển kinh
tế, sản xuất.
- Y tế và Giáo dục là các yếu tố tạo nên chất lượng lao động và thu hút
dân cư của Đồng Tháp chưa được đánh giá cao.
- Các kênh tiếp cận thông tin về Đồng Tháp đang chuyển dần sang
internet và truyền hình. Trong khi đó kênh tuyên truyền, truyền thống đang
không hiệu quả hoặc không được thực hiện.
- Tư duy khởi nghiệp chưa rõ nét ở các đối tượng thanh niên, đa số sinh

viên vẫn còn suy nghĩ dựa dẫm làm việc cho cơ quan Nhà nước. Chưa quan tâm
đến các chính sách lớn của địa phương.
- Các sai sót về truyền thông và hình ảnh xấu đã xảy ra và chưa được khắc
phục.
- Công nghệ “truyền thông số” chưa được khai thác đúng mức và áp dụng
đúng kỹ thuật: S.E.O, tag, keyword, content marketing…
II. ĐỊNH VỊ HÌNH ẢNH ĐỊA PHƯƠNG TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN
NĂM 2020
2.1. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG
2.1.1. Hình ảnh kỳ vọng Đồng Tháp trong tương lai
9


- Tỉnh có nền nông nghiệp được phát triển dựa trên môi trường sinh thái
sạch, kết hợp với công nghệ sinh học và chế biến hiện đại cho ra những sản
phẩm xanh- sạch chất lượng cao (Nông trại sạch của miền Nam).
- Tỉnh có môi trường sinh thái, cảnh quan, văn hóa còn giữ được nét
nguyên sơ. Tỉnh của du lịch sinh thái- nông nghiệp - tâm linh (Lá phổi xanh của
miền Nam).
- Các dự án đầu tư, các ý tưởng khởi nghiệp vào lĩnh vực phát triển nông
nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến và du lịch được chính quyền tạo
nhiều điều kiện phát triển.
- Du lịch, sinh sống và làm việc ở Đồng Tháp là tìm đến cuộc sống sinh
thái, thư giãn (nơi đáng sống).
2.1.2. Tầm nhìn – sứ mệnh – giá trị cốt lõi
a. Tầm nhìn: VÌ MỘT ĐỒNG THÁP NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ
CAO VÀ DU LỊCH SINH THÁI.
b. Sứ mệnh
“ĐẤT SEN HỒNG ĐỒNG THÁP” mang đến cho người dân tiêu chuẩn
sống lý tưởng, cho nhà đầu tư những môi trường làm giàu bền vững, cho thị

trường những sản phẩm xanh chất lượng cao và cho du khách những trải nghiệm
tuyệt vời.
c. Giá trị cốt lõi
- Lấy lợi ích người dân, doanh nghiệp và nhà đầu tư làm nền tảng chính
sách.
- Lấy văn hóa truyền thống làm bản sắc địa phương.
- Lấy tri thức, sáng tạo và khoa học kỹ thuật làm động lực phát triển.
- Lấy công nghệ xanh làm nên sự phát triển bền vững.
- Lấy liên kết làm nên thịnh vượng.
- Lấy sự khác biệt làm nên lợi thế.
- Lấy thị trường định hướng các hoạt động kinh tế.
2.1.3. Đối tượng mục tiêu
* Du khách: Du khách là những người tham gia các hoạt động du lịch
giải trí và tham gia hội họp tại địa phương.
* Dân nhập cư: Dân nhập cư ở đây ám chỉ những cư dân có trình độ cao,
những chuyên gia trên các lĩnh vực cần thu hút về Đồng Tháp và những doanh
nhân thành đạt.
* Doanh nghiệp:
- Nhà thương mại (Nhà nhập khẩu): là những doanh nghiệp tìm đến địa
phương mua các đặc sản hàng hóa xuất khẩu ra bên ngoài địa phương.
10


- Nhà đầu tư: những người mang vốn đến để đầu tư cho các dự án tại địa
phương.
- Nhà sản xuất: những doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, dịch vụ tại địa
phương.
2.1.4. Chiến lược tiếp thị
Đồng Tháp không có lợi thế nổi trội như một số tỉnh thành khác về cơ sở
hạ tầng với hệ thống cầu đường hiện đại, các tòa nhà cao tầng, cao ốc trọc trời.

Nhưng thay vào đó Đồng Tháp sở hữu những giá trị khác biệt, với nét độc đáo
riêng như cảnh quan thiên thiên nguyên sơ, con người hiền hậu và bản sắc văn
hóa được hun đúc qua nhiều thế hệ người Đồng Tháp. Do vậy, trong chiến lược
tiếp thị địa phương Đồng Tháp nên ưu tiên lựa chọn 03 chiến lược sau nhắm tới
các thị trường, nhóm đối tượng mục tiêu (nói ở trên):
 Chiến lược marketing con người, văn hóa vùng miền.
 Chiến lược marketing các đặc trưng hấp dẫn của địa phương.
 Chiến lược marketing chất lượng cuộc sống.
2.1.5. Mô hình tiếp cận và các trụ cột chính:

Mô hình tiếp cận các đối tượng mục tiêu của tỉnh Đồng Tháp
Với mô hình tiếp cận xoay quanh các trụ cột chính nhằm thúc đẩy phát
triển du lịch, nông nghiệp và nâng cao chỉ số PCI của Đồng Tháp. Và với các trụ
cột chính thì hình ảnh Đồng Tháp được định vị rõ ràng, cụ thể hơn:
 Cộng đồng dân cư: là nâng cao trình độ dân trí, an sinh xã hội, niềm tự
hào quê hương, là tinh thần khởi nghiệp, sáng tạo trong các lĩnh vực trọng tâm
phát triển của tỉnh.
 Du lịch: là hình ảnh Du lịch xanh, du lịch sinh thái gắn với Sen, du lịch
nghỉ dưỡng và văn hóa tâm linh thiền học.

11


 Cơ hội đầu tư: là hình ảnh Đồng Tháp với môi trường đầu tư hấp dẫn,
là vùng đất hứa của các dự án khởi nghiệp trẻ trong lĩnh vực nông nghiệp và du
lịch. Đó còn là các sản phẩm xuất xứ từ Đồng Tháp với cam kết về chất lượng
“Made in Dong Thap”.
 Nông nghiệp: sản xuất sạch, an toàn với các thương hiệu sản phẩm chủ
lực (cá tra, xoài, lúa gạo, vịt, hoa kiểng). Các mô hình canh tác hiện đại, ứng
dụng công nghệ cao và sự liên kết hợp tác phát triển giữa các cá nhân, đơn vị

liên quan nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh và giá trị tốt hơn các sản phẩm nông
nghiệp của Đồng Tháp.
2.1.6. Các trụ cột chính:

Trụ cột chính trong việc phát triển tỉnh Đồng Tháp

Theo đó, 3 trụ cột chính cần tác động và là cơ sở, nền tảng để Đồng Tháp
vươn mình phát triển, tạo dựng thương hiệu gồm có: Dân cư, Khách du lịch,
Nhóm Doanh nghiệp (Nhà đầu tư, nhà thương mại, nhà sản xuất, trụ sở các công
ty lớn tại Đồng Tháp). Và để hấp dẫn, thu hút các đối tượng mục tiêu tới đầu tư
làm ăn, sinh sống, du lịch, nghỉ dưỡng… thì cần thông tin, truyền thông về hình
ảnh Đồng Tháp.
 Nhóm Dân cư (bao gồm dân nhập cư mới): Nâng cao niềm tự hào quê
hương “tự hào công dân Đất Sen Hồng”, tự hào về chất lượng sống, trình độ
chuyên môn, trình độ lao động sản xuất. Hình ảnh chính quyền thân thiện vì dân
phục vụ, hình ảnh chất lượng cuộc sống: điều kiện sống, chất lượng y tế, giáo
dục, các dịch vụ vui chơi giải trí và mua sắm…
 Nhóm Doanh nghiệp: Đồng Tháp rộng cửa chào đón thu hút đầu tư,
phát triển các dự án trong lĩnh vực Nông nghiệp (ứng dụng công nghệ cao), Du
lịch (sinh thái, trải nghiệm sen).

12


 Nhóm Khách du lịch: Đồng Tháp là nơi mang đến sự thư giãn, trải
nghiệm với những cánh đồng sen bạt ngàn, thuần khiết, những cảnh quan sinh
thái nguyên sơ. Và là nơi tìm về những giá trị văn hóa tâm linh thiền học.
2.2. ĐỊNH VỊ HÌNH ẢNH ĐỒNG THÁP
2.2.1. Định vị hình ảnh tổng thể Đồng Tháp: ĐỒNG THÁP là tỉnh
NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO và DU LỊCH SINH THÁI

Đồng Tháp trở thành một trong những Tỉnh đi đầu trong khu cực Đồng
bằng sông Cửu Long về phát triển Nông nghiệp theo hướng ứng dụng khoa học,
kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, chăn nuôi. Các mô hình sản xuất sạch, sản
xuất an toàn sẽ được đề cao và đưa vào triển khai thực hiện trên diện rộng. Từ
đây sản phẩm nông nghiệp được kiểm nghiệm, đánh giá, giám sát chặt chẽ chất
lượng theo qui trình khép kín. Các sản phẩm nông nghiệp có xuất xứ từ Đồng
Tháp được gắn tem “made in Dong Thap” sẽ xuất hiện trên thị trường như một
sự cam kết, đảm bảo về chất lượng và độ an toàn.
Du lịch Đồng Tháp là du lịch sinh thái, du lịch thư giãn, trải nghiệm được
khai thác dựa trên cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ, thuần khiết. Du khách sẽ
được tận hưởng cảm giác thư giãn thoải mái, trong lành và tĩnh trên những cánh
đồng sen bạt ngàn, thả hồn với những câu hò Đồng Tháp ngọt ngào, da diết và
thắm đượm tình quê.
2.2.2. Hình ảnh Du lịch
2.2.2.1. Hình ảnh lý tính
Là những hình ảnh, biểu tượng xuất hiện tức thì khi nghĩ về một điểm
đến. Những hình ảnh này cũng sẽ gián tiếp tác động tới cảm xúc về một điểm
đến đã từng qua.
- Hoa Sen: đặc trưng với nhiều chủng loại tại Tháp Mười, Tràm Chim và
nhiều huyện, thị, thành khác trên khắp tỉnh Đồng Tháp. Sen hiện diện khắp nơi
và trở thành một hình ảnh quen thuộc đi vào thơ ca:
“Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”
- Không gian mênh mông và nguyên sơ của thiên nhiên ngập nước
Đồng Tháp Mười: Trong yếu tố này những hình ảnh thành phần gồm có: sếu,
chim, mùa nước nổi, cá, cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, rừng tràm bạt ngàn,
Làng hoa Sa Đéc.
- Con người thân thiện mến khách: Bản tính phóng khoáng, hào sảng và
chất phác của người miền Tây được du khách đánh giá cao.
- Ẩm thực: Theo khảo sát thì Ẩm thực Đồng Tháp được đánh giá rất cao

bởi tính giản đơn, không cầu kỳ trong phương pháp chế biến nên giữ được
hương vị vốn có của món ăn. Và đặc biệt mọi người rất thích ăn ở ngay chính
Đồng Tháp để tận hưởng đúng chất dân dã thời khẩn hoang.
13


2.2.2.2. Hình ảnh tâm lý
Là những cảm xúc du khách cảm nhận được khi đến với Đồng Tháp và
mong tìm lại cho lần du lịch sau:
 Yên Lành
 Tĩnh Lặng
 Thư Giãn
 Thân thiện
Những hình ảnh lý tính cũng như hình ảnh tâm lý (cảm xúc) trên hoàn
toàn trùng khớp với những đặc trưng vốn có của du lịch sinh thái và du lịch cộng
đồng. Có nghĩa là du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng của Đồng Tháp đã và
đang được đón nhận. Do đó, những hình ảnh tích cực này cần được tiếp tục phát
huy.
Với hình ảnh sen và xu hướng phát triển của Thiền học trong những năm
sắp tới, có thể bổ sung thêm “tâm linh thiền học” như một nét riêng để hình
thành các hình ảnh chủ lực của Đồng Tháp.
Theo đó Đồng Tháp sẽ là một điểm đến du lịch sinh thái – văn hóa cộng
đồng và tâm linh thiền học. Đến với du lịch Đồng Tháp là tìm đến sự thư giãn
của không gian sen, của thiên nhiên trong lành và tìm thấy một tinh thần thanh
thoát.
2.3.1. Khẩu hiệu định vị
“ĐỒNG THÁP – Thuần khiết như hồn sen”.
2.3.2. Biểu trưng (Logo): là một biểu tượng búp sen cách điệu hình chim
sếu với nét vẽ thanh thoát, phóng khoáng. Màu hồng của sen làm chủ đạo được
đặt trên nền của màu xanh thiên nhiên trong lành cùng màu vàng của văn hóa

tâm linh thuần khiết. Toàn thể logo muốn truyền tải thông điệp quảng bá của du
lịch Đồng Tháp là “Thuần khiết như hồn sen”.
2.3.3. Hình ảnh Nông nghiệp
Đó là hình ảnh một nền Nông nghiệp Đồng Tháp sản xuất sạch, an toàn,
phát triển bền vững với các thương hiệu, sản phẩm chủ lực (cá tra, xoài, lúa gạo,
vịt, hoa kiểng). Các mô hình canh tác hiện đại, ứng dụng công nghệ cao và sự
liên kết, hợp tác phát triển giữa các cá nhân, đơn vị liên quan, nhằm tạo ra lợi
thế cạnh tranh và giá trị tốt hơn các sản phẩm nông nghiệp của Đồng Tháp.
2.3.3.1. Biểu trưng (Logo)
Biểu trưng (logo) được sáng tạo dựa trên hình ảnh các sản phẩm Nông
nghiệp chủ lực và đầy tiềm năng phát triển của Đồng Tháp, phối hợp một cách
tinh tế với 03 màu đặc trưng, nhận diện Đồng Tháp: xanh, vàng và hồng. Trong
đó màu xanh được sử dụng chủ đạo để thể hiện những giá trị xanh (sản xuất
sạch, an toàn, bền vững và sinh thái). Tổng thể logo đã truyền tải được những
14


tinh thần cốt lõi của Nông nghiệp Đồng Tháp mà Đề án tái cơ cấu Nông nghiệp
đã định vị: “Giá trị xanh từ những tiềm năng xanh”.

Logo quảng bá Nông nghiệp Đồng Tháp
2.3.4. Hình ảnh môi trường đầu tư
Là hình ảnh Đồng Tháp với môi trường đầu tư hấp dẫn, là vùng đất hứa của
các dự án khởi nghiệp trẻ trong lĩnh vực nông nghiệp và du lịch. Đó còn là các
sản phẩm xuất xứ từ Đồng Tháp với cam kết về chất lượng “Made in Dong
Thap”.
2.3.4.1. Khẩu hiệu (Slogan)
TIỀM NĂNG CỦA CHÚNG TÔI – CƠ HỘI CỦA BẠN
 TIỀM NĂNG: Du lịch, Nông nghiệp và Con người
 CƠ HỘI: Tham gia dự án khởi nghiệp, đầu tư các lĩnh vực Du lịch,

Nông nghiệp, Công nghệ ứng dụng trong Nông nghiệp.
2.3.4.2. Biểu trưng (Logo)
Logo là sự kết hợp khéo léo hình ảnh gợi nhắc tới Đồng Tháp với phần
nội dung khẩu hiệu truyền thông. Hình ảnh chiếc chìa khóa cơ hội từ Đất Sen
Hồng trao tới tay các Nhà đầu tư trên nền xanh chủ đạo thể hiện những lợi thế,
định hướng trọng điểm thu hút đầu tư của Đồng Tháp: Nông nghiệp và Du lịch.
Và ở chính nơi đây, chính quyền là người bạn đồng hành, mở rộng cửa chào
đón, sẵn sàng tạo điều kiện và luôn khẳng định “Tiềm năng của chúng tôi – cơ
hội của bạn”

15


2.3.5 Hình ảnh Dân cư
Nâng cao niềm tự hào quê hương, tự hào là công dân Đất Sen Hồng, là
người Đồng Tháp, tự hào về chất lượng sống, trình độ chuyên môn, trình độ lao
động sản xuất. Cộng đồng dân cư chấp hành pháp luật và ứng xử hòa nhã, văn
hóa nơi công cộng.
Hình ảnh chính quyền thân thiện vì dân phục vụ, hình ảnh cuộc sống tốt
đẹp hơn, chất lượng sống cao hơn: chất lượng y tế, giáo dục, các dịch vụ vui
chơi giải trí và mua sắm…
2.3.5.1. Khẩu hiệu (Slogan)
 Tiếng Việt: TÔI NGƯỜI ĐỒNG THÁP
 Tiếng Anh: I am part of Dong Thap (hoặc I love Dong Thap)
2.3.5.2. Biểu trưng (logo)
Logo sử dụng 03 màu nhận diện của Đồng Tháp, trong đó màu hồng chủ
đạo với hình ảnh cách điệu hình người đang đưa tay ra hiệu sự hài lòng, đánh
giá tốt, tuyệt vời và thể hiện tư thế chủ động khẳng định bản thân với lòng nhiệt
huyết, sự khát khao sáng tạo, cống hiến cho quê hương Sen hồng.
III. GIẢI PHÁP VÀ KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

3.1. NHÓM GIẢI PHÁP XÂY DỰNG HÌNH ẢNH TRỰC QUAN
3.1.1. Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu tỉnh Đồng Tháp
a. Tên thương hiệu: ĐẤT SEN HỒNG
b. Màu sắc nhận diện
- Màu hồng là màu của Cánh Sen, của sự nhiệt huyết, của những giá trị
nhân văn, của tương lai tốt đẹp.
- Màu xanh là màu của Lá Sen, của thiên nhiên sự sống, sự phát triển, sự
tươi mới trẻ trung, cởi mở và năng động, là những giá trị nền tảng vững vàng.
- Màu vàng là màu của Nhụy Sen, cánh đồng lúa chín vàng, vụ mùa bội
thu, của những thành quả, thành tựu và những giá trị tinh hoa đượm chất được
kết tinh lại.
c. Biểu tượng vui (Mascot): Bé Sen
- Bé Sen là hình ảnh khỏe khoắn, tươi mới và năng động được cách điệu
từ hoa Sen và sáng tạo dựa trên 03 màu sắc chủ đạo với màu hồng của giá trị
nhân văn, màu xanh lá của sự phát triển và màu vàng của thành tựu đã tạo nên
những giá trị tinh hoa đượm chất được kết tinh lại.
- Bé Sen là biểu tượng giàu sức biểu đạt, mang trong mình tất thảy những
gì tinh túy và đượm chất của ĐẤT SEN HỒNG. Đó chính là hình ảnh của
tương lai, sự phát triển mạnh mẽ, sự thích ứng với những đổi thay.
16


d. Hệ thống nhận diện thương hiệu
Một hệ thống nhận diện thương hiệu bài bản, chuyên nghiệp lấy hình ảnh
Bé Sen và 03 màu sắc nhận dạng cho Đồng Tháp và các đặc trưng vốn có, khác
biệt làm nền tảng bao gồm các hạng mục sau:
- Hệ thống tài liệu văn phòng.
- Hệ thống biểu bảng.
- Hệ thống quảng cáo – đối ngoại.
- Hệ thống ứng dụng khác.

- Cẩm nang quản trị và hướng dẫn sử dụng.
3.1.2. Xây dựng các sản phẩm truyền thông đa phương tiện
Bên cạnh bộ nhận diện thương hiệu, để đáp ứng nhu cầu truyền thông
internet và kỹ thuật số. Cần xây dựng các sản phẩm truyền thông đa phương tiện
như video clip quảng bá, phần mềm giới thiệu đầu tư, ứng dụng “Thổ Địa Đồng
Tháp” điện thoại, games, … hiện đại, ấn tượng và dễ sử dụng.
3.1.3. Xây dựng bộ từ khóa truyền thông
- Ngày nay, việc sử dụng internet để tìm kiếm thông tin đang trở nên rất
phổ biến. Tuy nhiên, nếu các website không được tối ưu các bộ từ khóa chuẩn
thì nó sẽ gây ra nhiều khó khăn cho khách hàng trong quá trình họ lướt web và
tìm kiếm thông tin. Một bộ từ khóa chuẩn được quy định trong nội dung các bài
viết truyền thông sẽ được soạn phục vụ truyền thông số trực tuyến. Vì vậy, khi
thiết kế website hoặc đưa tin tức truyền thông, các bài viết buộc phải lồng vào
nột bộ từ khóa chuẩn được quy định.
- Với những từ khóa chuẩn những tìm kiếm có liên quan về Đầu tư Nông
nghiệp tại Việt Nam, Du lịch xanh, Sen, …sẽ giúp các thông tin về các vấn đề
quan tâm tại Đồng Tháp xuất hiện tốt hơn.
3.1.4. Quy hoạch khu vực quảng bá truyền thông
- Để tạo nên sự chuyên nghiệp và nhất quán trong công tác truyền thông
cần có sự quy hoạch các bảng hiệu, pano ngoài trời (Có thể kêu gọi hợp tác xã
hội hóa hoặc đầu tư các khu điểm quảng bá ngoài trời). Hình thức, thiết kế các
khung pano nên gắn với Sen và các sản phẩm nông nghiệp, du lịch đặc trưng tại
địa phương.
- Đặc biệt ở các khu thị tứ, thị trấn, Quy hoạch riêng khu vực người dân
được đăng tải thông tin cần thiết cho đời sống (giao trách nhiệm quản lỳ cho
chính quyền tại địa phương đó phụ trách quản lý).
- Thành lập các quầy thông tin du lịch tại các điểm tập trung đông du
khách tại tỉnh Đồng Tháp 2015-2020.
- Thành lập đơn vị tiếp nhận thực hiện quảng bá tuyên truyền để tránh tình
trạng nhập nhằng, mất trật tự và thiếu định hướng trong công tác tuyên truyền.

17


3.1.5. Định hướng xây dựng đô thị mang đặc trưng Sen và Xanh
Trong quy hoạch kiến trúc đô thị cần khuyến khích và định hướng các
kiến trúc mang dáng dấp Sen, những công trình kiến trúc xanh,… tạo thành
điểm nhấn cho một địa phương sen hồng của “Nông nghiệp xanh và du lịch sinh
thái Sen”.
Các hạng mục công trình đô thị như: công viên, đèn đường, bảng tên
đường, trang trí dải phân cách trên đường, cầu nội thị,… được thiết kế sáng tạo
mới lạ, gắn với hình ảnh Sen và các sản phẩm nông nghiệp, du lịch,… đặc trưng
của địa phương như: Xoài Cao Lãnh, Hoa Sa Đéc….
3.2. NHÓM GIẢI PHÁP CHỦ ĐỘNG ĐẨY NHANH SỰ NHẬN
BIẾT
3.2.1. Xây dựng biểu trưng sản phẩm “Made in Dong Thap”
- Giải pháp này nhằm thực hiện chiến lược xây dựng hình ảnh địa phương
thông qua các sản phẩm đặc trưng chủ lực kết hợp với chương trình xây dựng
thương hiệu nông sản của Đề án tái cơ cấu nông nghiệp của Tỉnh.
- Trước tiên các sản phẩm chủ lực, chất lượng cao của Tỉnh được lựa
chọn, hỗ trợ xây dựng thương hiệu sau đó đưa vào câu lạc bộ sản phẩm Đồng
Tháp chất lượng cao. Các sản phẩm này sẽ được gắn biểu trưng “Made in Dong
Thap”. Biểu trưng sản phẩm “Made in Dong Thap” chính là giá trị, là sự cam
kết về chất lượng sản phẩm, hàng hóa được sản xuất từ Đất Sen Hồng. Biểu
trưng cũng chính là chỉ dẫn địa lý, xuất xứ sản phẩm giúp người tiêu dùng nhận
biết và nhận diện sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ Đất Sen Hồng.
- Về lâu dài biểu trưng có tác dụng đỡ đầu các thương hiệu hàng hóa mới
xuất xứ từ Đồng Tháp.
3.2.2. Thành lập vườn ươm khởi nghiệp Nông Nghiệp và Du lịch
- Vườn ươm khởi nghiệp là một tổ chức hoạt động nhằm hỗ trợ cá nhân,
doanh nghiệp, biến những ý tưởng kinh doanh khả thi thành sản phẩm định hình,

sau khi ươm tạo đầu ra có thể là sản phẩm, dịch vụ hoặc công nghệ. Vườn ươm
là giai đoạn trước của đầu tư mạo hiểm nhằm hỗ trợ và bổ sung những kiến thức,
kỹ năng và nguồn lực cần thiết để doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển
vững mạnh. Để tìm được các nhà đầu tư mạo hiểm doanh nghiệp thường phải có
từ 1 - 2 năm hoạt động kinh doanh tương đối thành công (nghĩa là sản phẩm
được chấp nhận trên thị trường, có kế hoạch kinh doanh cụ thể, rõ ràng và hấp
dẫn).
- Để phát triển Nông nghiệp và Du lịch theo tinh thần của hai Đề án lớn là
Tái cơ cấu và phát triển Nông Nghiệp, Đồng Tháp cần xây dựng và thu hút một
cộng đồng doanh nhân trẻ từ các nơi và đồng thời định vị Đồng Tháp như một
địa phương biến ước mơ khởi nghiệp của các doanh nhân trẻ trong lĩnh vực
Nông nghiệp và Du lịch trở thành sự thật. Ngoài việc tạo ra một cộng đồng
doanh nghiệp vừa và nhỏ mới, chính sự định vị này sẽ góp phần tăng sự nhận
18


biết về hình ảnh tương lai của Đồng Tháp gắn với Nông nghiệp công nghệ cao
và Du lịch sinh thái - tâm linh thiền học.
- Các start-up thành công sẽ được các doanh nghiệp lớn để mắt đến và sẽ
là một cách thu hút gián tiếp các nhà đầu tư. Các doanh nghiệp sáng tạo này sẽ
là vệ tinh cung cấp dịch vụ phụ trợ cho các doanh nghiệp lớn và là sự khích lệ
thông điệp “Thay đổi nhỏ - kết quả lớn” của Tỉnh.
- Theo chuyên gia Bob Waite, Giám đốc vườn ươm Darebin của Úc, hoạt
động ươm tạo doanh nghiệp còn giúp tăng cường sức mạnh kinh tế cho các địa
phương, giúp các địa phương chống lại những biến động tiêu cực trong nền kinh
tế toàn cầu. Trong một địa phương có nhiều doanh nghiệp địa phương năng
động và giàu sức sống thì chính quyền sẽ không lo bị lệ thuộc (về công ăn việc
làm, nguồn thu thuế, và các giá trị kinh tế, xã hội khác) vào các doanh nghiệp
đầu tư nước ngoài.
3.3. ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC SỰ KIỆN VÀ TRUYỀN THÔNG

Trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh đã tổ chức rất nhiều hoạt động sự
kiện (văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị, du lịch...) tuy nhiên đa số các sự kiện
này mang tính bị động, chưa truyền tải được hình ảnh thống nhất, thiếu tính sáng
tạo và đặc biệt là ít chú trọng công tác tuyền truyền.
Do vậy, để khắc phục những nhược điểm trên, Tỉnh cần có kế hoạch tổ
chức các sự kiện từ sớm, có chương trình, kế hoạch tuyên truyền cụ thể, nhằm
kích hoạt các thông điệp truyền thông được rải đều trong giai đoạn xây dựng
hình ảnh. Những hoạt động này thể hiện sự mới mẻ, ấn tượng, nổi bật và tiên
phong nhắm đến từng đối tượng cụ thể.
Đề án không áp đặt các sự kiện cụ thể mà gợi ý các sự kiện cụ thể theo
từng đối tượng. Các cơ quan ban, ngành, đoàn thể của Tỉnh căn cứ các thông
điệp truyền thông định hướng, tầm nhìn sứ mệnh, giá trị cốt lõi của Đề án để tổ
chức các sự kiện phù hợp, tuyên truyền đến mọi tầng Nhân dân trong và ngoài
Tỉnh, chuyển tải thông tin ra nước ngoài về các vấn đề có liên quan bằng các
hình thức phù hợp, tập trung trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3.3.1. Định hướng tổ chức sự kiện
a. Dân cư địa phương: Đăng cai “Triển lãm Sáng tạo Nông Nghiệp Trẻ”;
Cuộc thi “Công dân khỏe Đất Sen Hồng” (Sở Y Tế); Cuộc thi “Công viên ý
tưởng xanh Đất Sen Hồng”…
b. Nhà đầu tư: Ngày “Dự án Xanh”; Chương trình hỗ trợ đặc biệt “Khởi
nghiệp với 0 đồng”; Chuỗi Hội nghị “Giá trị xanh – tiềm năng xanh”: Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng; Chương trình “Đăng ký liền tay – nhận
ngay giấy phép” ; Các hoạt động xúc tiến khác trong và ngoài nước…
c. Khách du lịch (thực hiện theo đề án phát triển du lịch)
- Ngày Hội Đồng Tháp tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- Năm du lịch Đồng Tháp 2016.
19


- Lễ hội hoa Sa Đéc.

- Lễ hội bột Sa Đéc.
- Lễ hội Sen.
- Ngày hội Tràm Chim.
- Lễ hội Gò Tháp.
- Cuộc thi thuyết minh du lịch.
- Chương trình “sứ giả du lịch Đất Sen Hồng”.
- Chương trình làm phim 24h “khám phá Đất Sen Hồng”
3.3.2. Định hướng truyền thông
Tất cả các hoạt động được tổ chức trong tỉnh, ngoài việc đảm bảo các yếu
tố thống nhất thông điệp hình ảnh địa phương thì cần phải được truyền thông
trước, trong và sau sự kiện.
Các hoạt động mang đối nội sẽ được tất cả các Sở, ban, ngành, Ủy ban
nhân dân các huyện, thị, thành phố và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện
theo đúng chủ trương, định hướng của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân Tỉnh theo từng
thời điểm cụ thể.
Truyền thông trên các phương tiện truyền thống (báo, Đài phát thanh truyền hình, Cổng thông tin Điện tử Tỉnh,…), khai thác truyền thông các
phương tiện truyền thông số (báo điện tử, mạng xã hội…).
Tạo kênh thông tin tương tác và phản hồi ý kiến, dư luận xã hội.
3.4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
3.4.1. Mô hình tổ chức thực hiện
UBND Tỉnh

Sở Công
Thương

XTTM,DL&ĐT

Sở
NN&PTNN,H
iệp hội DN,

Tỉnh đoàn

Made in
Dong
Thap

Truyền
thông sự
kiện

Vườn ươm
khởi
nghiệp

Trung tâm

Sở Nội vụ

Sở TT&TT

Hệ thống
nhận diện

Truyền
thông chủ
động

Sở VHTT&DL

Phát triển

Du lịch

Sở NN&PTNT

Tái Cơ cấu
Ngành Nông
nghiệp

20


3.4.2. Phân công nhiệm vụ của các đơn vị
* Sở Thông tin và Truyền thông:
- Đơn vị chủ trì, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân Tỉnh xây dựng kế
hoạch, chương trình thực hiện Đề án “Tạo dựng hình ảnh tỉnh Đồng Tháp” giai
đoạn 2015-2020 và những năm tiếp theo.
- Tham mưu trình Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành kế hoạch truyền thông,
quảng bá nội dung Đề án đến các nhóm đối tượng, mục tiêu trên các phương tiện
truyền thông trong nước và quốc tế theo từng giai đoạn và mục tiêu cụ thể.
- Phối hợp với các các Sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện,
thị, thành phố tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Tỉnh về
“Tạo dựng hình ảnh Đồng Tháp” trên địa bàn.
- Phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch xây dựng Quy hoạch khu
quảng cáo trực quan ngoài trời theo mục tiêu của Đề án.
- Chỉ đạo các cơ quan báo chí của tỉnh tuyên truyền, phổ biến về “Tạo
dựng hình ảnh Đồng Tháp”; Phối hợp với các cơ quan báo chí ngoài tỉnh và các
cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện các Chương trình truyền hình, tổ chức sự
kiện truyền thông, quảng bá hình ảnh Đồng Tháp.
- Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy định hướng, chỉ đạo các cơ quan
báo chí tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Đồng Tháp.

- Quản lý, giám sát nội dung truyền thông hình ảnh Đồng Tháp trên hệ
thống các trang thông tin điện tử của các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp.
* Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch:
- Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân Tỉnh xây dựng kế hoạch, chương trình
thực hiện Đề án Phát triển Du lịch Đồng Tháp giai đoạn 2015-2020.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan sản xuất các xuất
bản phẩm nhằm quảng bá du lịch, văn hoá, ẩm thực Đồng Tháp như: Truyện
tranh “Những điều thú vị Đất Sen Hồng”...
- Chủ động cung cấp thông tin về các tuyến điểm du lịch, các tour du lịch,
nét đặc trưng văn hóa, ẩm thực, lễ hội dân gian, truyền thống làng nghề,... cho
các cơ quan báo chí, truyền thông trong và ngoài tỉnh nhằm quảng bá du lịch của
tỉnh nhà rộng rãi đến cộng đồng trong, ngoài tỉnh và ra nước ngoài.
- Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu trình Ủy ban nhân
dân Tỉnh xây dựng “Chiến lược con người, văn hóa vùng miền” theo mục tiêu
của Đề án này.
* Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư:
- Tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành Chương trình, Kế hoạch tổ
chức các sự kiện xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư hàng năm.

21


Sở Công
Thương

Made in
Dong
Thap

- Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và các đơn vị có

UBND Tỉnh
liên quan xây dựng các sản phẩm truyền thông đa phương
tiện và xây dựng bộ
infographics cụ thể: Cập nhật nâng cấp Apps “Thổ địa Đồng Tháp” có thể chạy
trên các hệ điều hành: ios, android, window; nâng cấp website “Du lịch Đồng
Tháp”; bản đồ du lịch Đồng Tháp; xây dựng website “Xúc tiến đầu tư Đồng
Tháp”. Thiết kế (tiếng
Sở Anh + tiếng Việt); in ấn: Sổ tay du lịch Đồng Tháp, xúc
Trung tâm
Sở VHTT&DL
NN&PTNN,H
Sở kinh
Nội vụtế - văn Sở
TT&TT
tiến
đầu tư Đồng Tháp, tình hình
hoá
và xã hội Đồng Tháp, chính
Sở NN&PTNT
XTTM,DL&ĐT
iệp hội DN,
quyền thân thiện,Tỉnh
giáđoàn
trị xanh từ những tiềm năng xanh, những điều thú vị Đất
Sen Hồng.
- Tổ chức các sự kiện gắn với từng nhóm đối tượng mục tiêu của Đề án
ươm Tháp”
Tái Cơ cấu
Hệ như:
thống Du lịch (Lễ

Truyền
triển
“Tạo
dựng hình Vườn
ảnh Đồng
hội Sen, Phát
Ngày
hội Du lịch
Truyền
diện
thôngHội
chủ nghị xúc
Du tiến
lịch đầu tư,Ngành
thông
sự
Đồng
Tháp,...);
Đầukhởi
tư (Famtrip nhận
“tiềm
năng xanh”,
hỗ Nông
nghiệp
nghiệp
động
kiện
trợ vốn,...),
Dân cư, chính quyền thân thiện.
- Thực hiện video clip quảng bá hình ảnh tỉnh Đồng Tháp tới các thị

trường mục tiêu: Video Clip Du lịch, Video Clip Nông nghiệp.
- Đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện kế hoạch quảng bá
truyền thông hình ảnh Đồng Tháp.
- Triển khai và xây dựng website chính thức quảng bá, cung cấp thông tin
một cách chính thống tới các nhóm đối tượng mục tiêu với hai ngôn ngữ: Tiếng
Anh và Tiếng Việt.
* Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn:
- Đơn vị chủ trì, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân Tỉnh xây dựng kế
hoạch, chương trình thực hiện Đề án tái cơ cấu Nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp.
- Tham mưu Uỷ ban nhân tỉnh ban hành Kế hoạch xây dựng nền nông
nghiệp sản xuất sạch, an toàn, phát triển bền vững với tiêu chí “Giá trị xanh,
tiềm năng xanh”.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Xúc
tiến Thương mại, Du lịch và Đầu Tư, Tỉnh Đoàn, Hiệp hội Doanh nghiệp Đồng
Tháp và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan thành lập vườn ươm khởi nghiệp
Du lịch và Nông nghiệp. Xây dựng, quản lý thương hiệu, Logo, hình ảnh nhận
diện trên các sản phẩm nông nghiệp.
- Phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư , Sở
Thông tin và Truyền thông thực hiện các hoạt động xúc tiến, truyền thông quảng
bá hình ảnh Đồng Tháp lĩnh vực Nông nghiệp.
- Cung cấp thông tin về các sản phẩm chủ lực, mô hình sản xuất, canh tác
đạt chuẩn, ... nhằm quảng bá các nội dung chính yếu tới cộng đồng, doanh
nghiệp và người dân.
* Sở Công Thương:

22


- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Khoa
học Công nghệ và các cơ quan, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện,

thị, thành phố, doanh nghiệp xây dựng hình ảnh Đồng Tháp thông qua các sản
phẩm, hàng hoá mang biểu trưng “Made in Dong Thap”.
- Phát triển thương hiệu sản phẩm, hàng hoá địa phương.
- Phối hợp, hỗ trợ các đơn vị liên quan xây dựng hình ảnh người kinh
doanh, dịch vụ Đồng Tháp trung thực, thân thiện, mến khách.
- Cung cấp thông tin, hình ảnh và các tài liệu liên quan về các sản phẩm
chủ lực, mô hình sản xuất “Made in Dong Thap”.
* Sở Nội vụ:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng Hệ thống
nhận diện thương hiệu trong các cơ quan hành chính Nhà nước, các sở, ban,
ngành tỉnh và các huyện, thị, thành phố tại Đồng Tháp.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành Kế hoạch xây dựng hình
ảnh chính quyền phục vụ nhân dân và hình ảnh người cán bộ, công chức thân
thiện.
* Đài Phát thanh – Truyền hình Đồng Tháp; Báo Đồng Tháp; Cổng
Thông tin Điện tử Tỉnh:
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị tư vấn xây dựng kế hoạch và triển khai
thực hiện truyện tranh Bé Sen, phim hoạt hình Bé Sen nhằm quảng bá, tuyên
truyền và giới thiệu hình ảnh Đồng Tháp mới mẻ, thú vị hơn.
- Tổ chức tuyên truyền quảng bá nội dung Đề án; giới thiệu quảng bá
những hình ảnh, đặc trưng văn hoá, con người Đồng Tháp.
- Xây dựng chuyên trang, chuyên mục thông tin đối ngoại tuyên truyền,
quảng bá hình ảnh Đồng Tháp.
- Phân công phóng viên chịu trách nhiệm trong việc đưa tin, bài về chủ đề
“Tạo dựng hình ảnh Đồng Tháp” và các chương trình, hoạt động triển khai thực
hiện các nhiệm vụ của Đề án của các cấp, các ngành và có nội dung khác có liên
quan.
* Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Đồng Tháp, Tỉnh Đoàn:
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn triển khai thực
hiện mô hình “Vườn ươm khởi nghiệp”.

- Tổ chức tuyên truyền quảng bá nội dung Đề án; giới thiệu quảng bá
những hình ảnh, đặc trưng văn hoá, con người Đồng Tháp tới Đoàn viên, Hội
viên và cộng đồng doanh nghiệp trong, ngoài Tỉnh.
- Phối hợp với Sở Công Thương triển khai xây dựng qui chuẩn cho các
sản phẩm, các doanh nghiệp có sản phẩm đạt chuẩn “Made in Dong Thap”.
* Các Sở, ban, ngành khác trong Tỉnh:
23


Theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề
án “Tạo dựng hình ảnh Đồng Tháp” thuộc lĩnh vực của đơn vị giai đoạn 2015 2020; phối hợp với đơn vị liên quan trong việc triển khai thực hiện Đề án.
* Uỷ ban nhân dân huyện, thị, thành phố:
- Xây dựng Kế hoạch triển khai, thực hiện Đề án phù hợp với đặc điểm
của địa phương.
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành tỉnh và các đơn vị liên quan triển khai
thực hiện Đề án.
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan định hướng xây dựng Đô
thị mang đặc trưng Sen và Xanh.
3.5. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
* Đến hết 2015:
- Tổ chức tuyên truyền, quán triệt nội dung Đề án đến Cấp uỷ, Chính
quyền các cấp và lãnh đạo các Sở, Ban ngành, đoàn thể tỉnh và doanh nghiệp
trên địa bàn Tỉnh; tuyên truyền, phổ biến nội dung Đề án trên các phương tiện
truyền thông đại chúng.
- Xây dựng Chương trình, các hoạt động triển khai, thực hiện và kinh phí
cho năm 2016.
* Đến hết 2016:
- Cơ bản hoàn thành việc lựa chọn các sản phẩm chủ lực để xây dựng
thương hiệu
- Vận hành vườn ươm Khởi nghiệp

- Hoàn thành việc triển khai Hệ thống nhận diện các sở, ban, ngành tỉnh,
video clip, tài liệu xúc tiến.
* Đến hết 2017:
- Hoàn thành triển khai hệ thống nhận dạng thương hiệu.
- Vận hành biểu trưng Made in Dong Thap
* Đến hết 2018:
Triển khai đồng bộ hệ thống tên đường, quảng bá công trình công cộng…
* Đến hết 2020:
- Cơ bản hình thành đặc trưng nhận dạng địa phương theo tinh thần Đề án.
- Đánh giá tổng kết công tác triển khai Đề án, rút kinh nghiệm.
C. TRÁCH NHIỆM CỦA NGÀNH GIÁO DỤC TRONG THỰC HIỆN
ĐỀ ÁN
1. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, lồng ghép, tích hợp đưa những nội
dung cơ bản, cốt lõi trong chương trình ngoại khoá, sinh hoạt chuyên đề, sinh
24


hoạt dưới cờ, liên hệ, dẫn chứng nội dung trong các môn lịch sử, địa lý, giáo dục
công dân, kỹ thuật… Tuyên truyền trong giáo viên, học sinh về tạo dựng hình
ảnh Đồng Tháp, những danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử, con người Đồng
Tháp và những tour tuyến du lịch hiện nay, nắm rõ mọi người dân đều là những
hướng dẫn viên cho du lịch địa phương.
2. Đối với giáo viên tuyên truyền những nội dung của Đề án để học sinh
nắm nội dung cốt lõi của các Đề án. Đưa vào dẫn chứng cho bài giảng, giáo án
về các chủ trương lớn của Tỉnh góp phần tạo sự thống nhất, đồng thuận cùng các
ngành, địa phương thực hiện có hiệu quả Đề án. Giáo dục học sinh ý thức tổ
chức kỷ luật, tự giác tác phong công nghiệp, tinh thần lao động, yêu nghề, yêu
công việc và có trình độ kỹ thuật, chuyên môn, tay nghề và đạo đức để xây dựng
thương hiệu con người Đồng Tháp “Thuần kiết như hồn sen”.
3. Đối với tổ chức đoàn, đội trong trường học phát động tìm hiểu, nghiên

cứu, tổ chức các cuộc thi, sáng tác văn học, vẽ tranh, nhiếp ảnh nhằm cổ động về
hình ảnh quê hương Đồng Tháp, về ngành nông nghiệp, du lịch.

Chuyên đề 2
HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP);
CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN NĂM 1982
VÀ NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐẤU TRANH BẢO VỆ CHỦ QUYỀN
BIỂN, ĐẢO CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG
………
25


×