Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

LỜI KHUYÊN TRƯỚC, TRONG, SAU PHỎNG vấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.78 KB, 3 trang )

LỜI KHUYÊN TRƯỚC, TRONG, SAU PHỎNG VẤN
Để thành công trong cuộc phỏng vấn thì bạn phải làm tốt các bước trước, trong và sau
phỏng vấn. Một cuộc phỏng vấn sẽ thất bại nếu bạn không có sự chuẩn bị, hoặc chuẩn bị rất
tốt nhưng trong khi phỏng vấn lại ứng xử không linh hoạt,…
PHẦN 1:
Trước khi phỏng vấn
Hầu hết các ứng viên khi đi phỏng vấn có chung một đặc điểm đó là thiếu sự chuẩn bị. Đây
là một sai lầm sơ đẳng và có thể khiến ứng viên bị mất cơ hội, thậm chí có những hành
động kỳ quặc. Vì vậy, bạn cần phải chuẩn bị kỹ trước khi đi phỏng vấn để tránh mắc những
sai lầm đáng tiếc có thể xảy ra. Dưới đây là một số điều bạn nên chuẩn bị trước khi tham dự
phỏng vấn xin việc:
1/ Hiểu rõ công ty: Bạn phải tìm hiểu rõ thông tin về công ty vì điều đó chứng tỏ sự nhiệt
tình, quyết tâm của bạn muốn đầu quân vào công ty. Sẵn sàng mọi kiến thức và thông tin
để bàn luận về sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. Hãy nghiên cứu về những sản phẩm
dịch vụ, ngành nghề kinh doanh, thị trường, vị trí địa lý, kết cấu, lịch sử, nhân viên, xu
hướng mới để phát triển,…
Bạn có thể xem thông tin về sản phẩm và dịch vụ của công ty trên trang web hoặc qua mục
quảng cáo trên báo. Hãy tìm cơ hội nói chuyện với những nhân viên đang làm việc hoặc
ngay cả những người đã nghỉ việc về những kinh nghiệm và những ấn tượng của họ về công
ty. Ngoài ra, bạn nên tìm hiểu về những đối thủ cạnh tranh chính của công ty và có vài
nghiên cứu sơ lược xem họ khác gì với công ty mà bạn sắp phỏng vấn.
2/ Hiểu rõ công việc: Đây là điều quan trọng nhất thể hiện chuyên môn của bạn. Bạn rất
khó lọt vào mắt nhà tuyển dụng nếu không trả lời được các câu hỏi như “Tại sao bạn muốn
công việc này?”, “Bạn có những tiêu chuẩn thích hợp cho công việc này không?”, “Bạn có
thể mô tả công việc mà bạn sắp làm?”,…
3/ Nắm thông tin của người phỏng vấn: Tìm hiểu về người sẽ phỏng vấn bạn các thông
tin cần thiết như tên, chức danh, số điện thoại,… Bạn nên gọi tên khi chào hỏi, điều này rất
quan trọng nếu bạn xin việc ở Công ty nước ngoài vì họ thích gọi tên hơn là gọi “thưa ông”.
Còn số điện thoại để tiện liên hệ hỏi thăm kết quả phỏng vấn.
4/ Thời gian, địa điểm: Nắm rõ thời gian, địa điểm diễn ra buổi phỏng vấn. Bạn phải hình
dung rõ ràng đường đi từ nhà bạn tới nơi phỏng vấn, ước lượng thời gian di chuyển và nhớ


đề phòng phát sinh xảy ra trên đường. Bạn cũng nên đến sớm hơn để xem cách mọi người
làm việc. Quan sát ngôn ngữ cử chỉ và cách nhân viên trong công ty nói chuyện với nhau để
hiểu thêm về công ty. Những điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn khi nhà tuyển dụng
muốn kiểm tra sự hiểu biết của bạn về công ty.
5/ Trang phục phù hợp: Trang phục sẽ tạo ấn tượng đầu tiên với nhà tuyển dụng vì vậy
bạn nên tinh tế trong việc lựa chọn trang phục. Tùy theo tính chất công việc nhưng nói
chung nên ăn mặc gọn gàng, giản dị và toát lên phong cách của bạn.
6/ Chuẩn bị công cụ cần thiết: Sắp xếp toàn bộ mọi thứ mà bạn cần phải mang theo cho
cuộc phỏng vấn như hồ sơ, tài liệu, sổ, bút, máy tính,…
7/ Chuẩn bị tinh thần: Hãy lường trước hết tất cả mọi tình huống giả sử như nhà tuyển
dụng sẽ đánh giá thấp về bạn thì bạn phải ứng xử như thế nào. Mặc dù trong tình huống


khó khăn như vậy nhưng bạn cũng vẫn phải thể hiện sự bình tĩnh. Hãy luôn mỉm cười và tỏ
ra tự tin. Lắng nghe mọi điều nhà tuyển dụng hỏi bạn. Bạn cũng nên chuẩn bị một số câu
hỏi để hỏi lại nhà tuyển dụng.
PHẦN 2:
Bạn đã chuẩn bị rất kỹ cho buổi phỏng vấn và nắm chắc trong tay khả năng thành công là
trên 70%. Vấn đề chỉ còn lại là chỉ trong một thời gian ngắn của cuộc phỏng vấn, bạn phải
tạo được ấn tượng tốt và thể hiện bạn là ứng viên sáng giá nhất. Những kinh nghiệm chia sẻ
dưới đây sẽ giúp bạn.
1/ Đến sớm: Bạn nên đến sớm hơn thời gian phỏng vấn để không bị bị động và nhớ gọi
điện thoại báo tin trước nếu bạn bị tắc đường hay bị trục trặc về xe cộ,…
3/ Lịch sự: Trong từng hành vi, cử chỉ phải toát lên được bạn là người lịch sự, nhã nhặn để
gây ấn tượng tốt với người phỏng vấn.
2/ Tươi cười, thoải mái: Đừng quá căng thẳng, không nên sợ hãi, run rẩy khi nhiều người
phỏng vấn bạn cùng một lúc. Hãy hít thở thật sâu, thả lỏng cơ thể, giữ nét mặt vui tươi để
thể hiện bạn luôn tự tin, bình tĩnh và bản lĩnh.
4/ Tập trung lắng nghe: Trong khi phỏng vấn bạn phải tập trung để lắng nghe nhà tuyển
dụng. Nên nhìn thẳng vào mắt người phỏng vấn để có thể đoán biết được thái độ của họ.

Khi nói chuyện nên gật đầu hoặc hỏi lại để thể hiện là bạn đang rất quan tâm.
5/ Trả lời phỏng vấn: Khi trả lời bạn nên thưa gửi, có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ. Đừng trả lời
cộc lốc, sai ngữ pháp, không à, ừ, ấp úng, không nói ngọng, không dùng tiếng địa phương.
Nói vừa đủ lượng thông tin, tập trung vào các vấn đề cần thiết để nhà tuyển dụng hiểu đúng
về bạn.
6/ Phản ứng nhanh: Trong khi phỏng vấn bạn cần quan sát và cố gắng nắm bắt vấn đề
nhanh chóng và phản ứng kịp thời. Đừng để nhà tuyển dụng phải chờ đợi quá lâu mới được
nghe câu trả lời của bạn vì thời gian có hạn. Với các tình huống phát sinh bạn cũng cần vận
dụng trí thông minh và tài ứng biến.
7/ Không nên: Không nên nhai kẹo cao su, hút thuốc lá, đeo kính râm trong khi phỏng vấn
và cả lúc ngồi đợi. Vì đó là những biểu hiện kém văn minh lịch sự, không tôn trọng mọi
người nơi công cộng.
PHẦN 3:
Bạn đã chuẩn bị rất tốt cho buổi phỏng vấn và buổi phỏng vấn diễn ra đúng như mong
muốn. Bạn tự tin rằng mình đã thành công 100%? Câu trả lời là chưa vì bạn cần phải thực
hiện 7 công việc rất quan trọng sau buổi phỏng vấn.
1/ Hỏi thời gian biết kết quả: Để giúp bạn trong việc lập kế hoạch và chủ động thời gian
thì bạn nên hỏi người tuyển dụng thời gian sớm nhất có thể biết được kết quả tuyển dụng.
Tốt nhất là hỏi khi kết thúc cuộc phỏng vấn.
2/ Xin thông tin của người phỏng vấn: Bạn nên thu thập chức danh và tên gọi chính
xác của tất cả những người phỏng vấn bạn. Tốt nhất là xin danh thiếp vì trên đó có tất cả
những thông tin cần thiết nhất. Hãy để danh thiếp vào vị trí trang trọng nhất, chắc chắn bạn
sẽ cần dùng đến nó.


3/ Viết thư cảm ơn: Mục đích của việc viết thư cảm ơn là lưu lại ấn tượng tốt đối với các
nhà tuyển dụng, đồng thời tăng thêm tính thành công trong quá trình xin việc của bạn. Nên
viết thư cảm ơn tới từng người phỏng vấn bạn trong vòng 2 ngày sau đó. Các lá thư này
phải thể hiện là bạn cảm ơn riêng họ. Nên nhắc tên người phỏng vấn bạn trong lời chào,
xưng hô. Tuyệt đối không được gửi cho một người và CC cho những người còn lại (gửi cho

nhiều người cùng lúc). Bạn cũng không nên copy, paste các lá thư vì rất dễ bị sai sót, khuôn
mẫu, người phỏng vấn cũng không thích nhận được lá thư như vậy. Vì có thể các ứng viên
khác cũng viết thư cảm ơn cho nên bạn hãy thể hiện một cách chân thành và sáng tạo sao
cho khi đọc thư người phỏng vấn sẽ nhớ được bạn. Mở đầu một bức thư cảm ơn, bạn nên
ghi rõ đầy đủ họ tên, tóm lược thời gian và quá trình phỏng vấn của mình. Đừng quên viết
lời cảm ơn trân trọng tới quý công ty đã dành thời gian và cơ hội cho bạn.
4/ Tổng kết rút kinh nghiệm: Dù bạn thành công hay thất bại ở lần phỏng vấn này, bạn
cũng nên ngồi tổng kết lại quá trình xin việc và phỏng vấn của bạn. Hãy ghi ra những mặt
tốt mà bạn đã làm được ví dụ như chuẩn bị đầy đủ và những điểm còn hạn chế chẳng hạn
như đến muộn. Nếu có cơ hội phỏng vấn nào khác thì bạn sẽ làm gì để tốt hơn? Khi tổng kết
xong bạn hãy thả lỏng cơ thể và thư giãn
5/ Chuẩn bị tâm lý thất bại: Nếu trong cuộc cạnh tranh “khốc liệt” này bạn là người thất
bại, điều đầu tiên cần nghĩ tới là không nên nản lòng. Phải chuẩn bị cho mình tâm lý: “Nếu
thất bại thì nên làm gì?”. Đừng nghĩ một khi đã thất bại thì mình sẽ không làm được việc gì.
Quan trọng là từ thất bại đó bạn đã rút ra được kinh nghiệm gì có lợi cho các cuộc phỏng
vấn về sau.
6/ Tìm kiếm các cơ hội khác: Để không bị phải chờ đợi lâu và chuẩn bị cho phương án
xấu nhất xảy ra, bạn nên tìm kiếm những cơ hội việc làm khác. Biết đâu bạn sẽ tìm thấy cơ
hội khác phù hợp hơn. Nên tiếp tục tham gia vào các cuộc phỏng vấn khác để cố gắng tìm
thêm các cơ hội.
7/ Trực tiếp hỏi kết quả: Đã đến thời gian thông báo kết quả tuyển dụng nhưng bạn vẫn
chưa nhận được thông báo. Đừng quá lo lắng, có thể nhà tuyển dụng đã gửi thư cho bạn
nhưng trục trặc thư tín nên bạn chưa nhận được. Thay vì ngồi chờ bạn hãy nhấc máy điện
thoại và gọi điện đến gặp người tuyển dụng để hỏi kết quả. Hãy xưng hô lịch sự, từ tốn và
không quên cảm ơn.



×