Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

ỨNG VIÊN CHUYÊN NGHIỆP sức MẠNH của lời cảm ơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.16 KB, 1 trang )

ỨNG VIÊN CHUYÊN NGHIỆP - "SỨC MẠNH" CỦA LỜI CẢM ƠN
Tiếp theo bài viết “Ứng viên chuyên nghiệp – Thái độ khi phỏng vấn”, tuần này chúng ta sẽ
tiếp cận với một vấn đề ngay sau khi cuộc phỏng vấn kết thúc – viết thư cảm ơn Nhà tuyển
dụng (NTD).
Hầu hết các ứng viên đều biết mình nên gởi lời cảm ơn đến NTD đã dành thời gian cho cuộc
phỏng vấn, nhưng không phải ai cũng đầu tư xứng đáng thời gian và công sức vào việc viết
thư này. Một bức thư quá lê thê hoặc quá sơ sài có thể khiến bạn vuột mất một cơ hội việc
làm hấp dẫn.
Vai trò của thư cảm ơn
Theo các chuyên gia tư vấn, một bức thư cảm ơn hoàn chỉnh có “sức mạnh” không thua
kém gì lá thư ứng tuyển (cover letter). Để làm được điều này, bạn cần phải biết cách viết
đúng tâm lý NTD, chẳng hạn như nêu rõ những kỹ năng nào của bạn có thể giúp giải quyết
được khó khăn công ty hiện đang đối mặt. Một công ty tư vấn đã nhận Phong vào một trong
những vị trí chủ chốt nhờ vào bức thư cảm ơn này. Trong thư, dựa trên kinh nghiệm và kỹ
năng hiện tại, Phong đề cập đến những giải pháp có thể giúp công ty thu hút thêm nhiều
khách hàng. Nói cách khác, Phong đã biến năng lực chuyên môn của mình thành những điều
NTD thật sự cần.
Để nắm chắc phần thắng trong tay, bạn cũng nên tận dụng bức thư cảm ơn này để nói thêm
về những thành tích trong quá khứ và những gì bạn có khả năng cống hiến trong tương lai
một khi được chọn vào vị trí mới. Ngoài ra, nếu được trau chuốt cẩn thận, bức thư sẽ giúp
bạn vượt qua những định kiến ban đầu của NTD về bạn. Điều này được Dương đúc kết sau
khi được tuyển vào vị trí phó giám đốc cho một công ty xuất nhập khẩu. Trong buổi phỏng
vấn, khi được hỏi “Dự định trong 5 năm sắp đến của anh là gì?”, Dương vạch ra một kế
hoạch dài hạn nhưng lại bỏ sót những dự định cá nhân. Sự im lặng của NTD khiến Dương lo
lắng và anh quyết định “sửa sai” bằng một bức thư sau buổi phỏng vấn. Anh dành ra 30
phút để viết đi viết lại câu quan trọng nhất “Tôi nghĩ rằng mình đã không diễn đạt thật rõ ý
khi trả lời câu hỏi của Quý công ty về dự định trong 5 năm tới.” Và sau đó, anh giải thích
mình muốn một công việc có thể giúp anh trưởng thành hơn. Cánh cửa cơ hội lại mở ra với
anh khi bức thư đến tay NTD.
Nên viết thư tay hay gởi email?
Câu trả lời này tùy thuộc vào bạn. Email sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian, đặc


biệt là khi bạn biết NTD sẽ sớm đưa ra quyết định cuối cùng. Tuy nhiên, một số NTD cấp
cao ở các công ty “offline” có thể không thích nhận email. Ngoài ra, hệ thống chặn thư rác
của công ty có thể khiến email của bạn không bao giờ đến được tay người nhận.
Mặt khác, thư cảm ơn gởi trong nội thành có thể đến tay NTD trong vòng 1 ngày và như
thế, bạn vẫn có thể giúp NTD nhớ ngay đến mình. Nếu bạn có năng khiếu viết chữ đẹp, một
bức thư viết tay, trình bày đơn giản, chữ viết sạch đẹp sẽ cộng thêm điểm cho bạn.
Như vậy, việc viết email hay gởi thư tay sẽ tùy theo công ty bạn đã ứng tuyển. Điều quan
trọng là bạn hãy đầu tư thời gian và công sức cho bức thư cảm ơn này thật xứng đáng! Một
kết quả tốt đẹp sẽ chờ đón bạn nếu bạn tận dụng được ưu thế của thư cảm ơn.



×