Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

7 bí kíp dọn nhà dành cho bà mẹ bận rộn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.78 KB, 4 trang )

7 Bí Kíp Dọn Nhà Dành Cho Bà Mẹ
Bận Rộn
Để có thể duy trì một cuộc sống cân bằng, với thời gian dành cho các mối quan
hệ xã hội, thời gian cho công việc, và một gia đình gọn gàng là điều bất cứ phụ
nữ nào đều muốn.
Tuy nhiên, nếu bạn vừa phải làm việc 40 tiếng 1 tuần vừa phải dọn dẹp nhà cửa
thì có lẽ bạn sẽ thực sự mệt mỏi khi biết rằng có cả một núi công việc chờ bạn ở
nhà sau giờ làm, đặc biệt đối với những bà mẹ có con nhỏ!
Rất nhiều bà mẹ trẻ đã chia sẻ rằng họ không thể chịu được một căn nhà bừa
bộn nhưng cũng không thể dọn dẹp hết được đồ đạc mà các thành viên, đặc
biệt là những đứa trẻ bày bừa ra. Bài viết dưới đây của 15 phút một ngày sẽ
giúp bạn 7 mẹo nhỏ được chia sẻ từ các chuyên gia.
1. Bí mật thứ nhất: sự hỗ trợ từ các thành viên trong gia đình!
Nếu bạn cho rằng việc dọn dẹp là của riêng mình thì lẽ đương nhiên, bạn không
bao giờ có thể xử lý hết được vòng tuần hoàn của việc dọn dẹp và dọn dẹp. Bạn
cần đóng vai trò là một người quản lý trong gia đình, tức là phân chia và giao
phó nhiệm vụ cho từng thành viên. Khi tất cả các thành viên cùng chia sẻ việc
nhà, bạn không chỉ đỡ vất vả hơn mà mọi người còn hiểu giá trị của sự lao
động, đoàn kết và tinh thần trách nhiệm.
Có một thực tế là những đứa trẻ không phải dọn nhà thường có xu hướng bừa
bãi hơn những đứa trẻ thường phụ giúp bố mẹ dọn dẹp. Nếu bạn may mắn có
được sự trợ giúp tự nguyện từ đấng lang quân, hãy đồng ý nhận sự trợ giúp của
anh ấy. Nhiều ông chồng không tự nguyện giúp đỡ vì không hiểu sự vất vả của
việc dọn dẹp nhà cửa, hoặc cũng có thể anh ấy hiểu nhưng lại tỏ ra làm biếng,
trong trường hợp đó, bạn cần phân chia công việc bằng cách nhờ anh ấy làm hộ


một việc gì đó trong khi mình làm việc khác. Ví dụ trong khi bạn sửa soạn mâm
cơm thì chồng quét nhà. Trong khi bạn rửa bát, chồng có thể vệ sinh máy
giặt và cho quần áo vào máy giặt, v.v. Đừng tự ôm đồm công việc bởi bạn có
thể bị stress, sinh ra cáu gắt khiến gia đình bất hòa.


2. Bí mật thứ hai: phát huy điểm mạnh của từng thành viên
Nếu nhà bạn có trẻ nhỏ, bạn hãy dạy các bé biết thu dọn đồ chơi sau khi chơi
xong. Bạn không nên kỳ vọng trẻ dưới 5 tuổi phải làm được những việc quá sức
khác.
Với chồng, bạn có thể xem thế mạnh của anh ấy và của bạn là gì. Ví dụ nếu bạn
nấu ăn ngon, hãy làm một vua đầu bếp để chuẩn bị mâm cơm cho gia đình còn
chồng rửa bát. Với việc nhà, bạn có thể dọn dẹp bếp trong khi để anh ấy dọn
vườn, sửa xe và tra dầu mỡ…
3. Bí mật thứ ba: làm việc theo block 15 phút một ngày
Thay vì dành toàn bộ một buổi tối hay một ngày cuối tuần để dọn nhà thì bạn
có thể chia nhỏ công việc thành từng block như 15 phút mỗi lần. Ví dụ, buổi
sáng trước khi đi làm, bạn có thể dành 15 phút để tưới cây, chăm sóc vườn. Sau
khi nấu nướng, bạn cũng có thể dành ra 15 phút dọn dẹp sơ qua để việc rửa bát
sau khi ăn không là nỗi ám ảnh. Bạn cũng không nên để mọi việc dồn ứ lại rồi
mới dọn. Ví dụ nếu uống trà, café xong, hãy rửa cốc chén luôn và luyện thành
thói quen cho các thành viên khác. Bí mật thứ tư: phân công công việc dọn dẹp
riêng cho từng ngày
4. Bí mật thứ 4: tạo danh sách việc nhà theo ngày
Bạn có thể chia việc cần làm theo từng ngày. Ví dụ thứ hai giặt giũ, thứ ba rửa
bát, thứ tư gấp quần áo đã khô và thứ bảy lau sàn, v.v. Vào cuối mỗi tuần, bạn
sẽ thấy việc dọn nhà không còn là một cực hình nữa vì trong tuần bạn đã làm
gần hết công việc rồi.


Nếu nhà bạn có nhiều phòng, nhiều tầng, bạn cũng có thể phân chia việc dọn
từng phòng, cầu thang và sàn nhà theo ngày. Việc chia nhỏ công việc như thế
sẽ giúp bạn thấy mọi việc không còn là quá sức và mất nhiều thời gian nữa.
5. Bí mật thứ 5: dán danh sách công việc cho từng thành viên ở tủ lạnh
hoặc nơi dễ nhìn
Nhiều bà mẹ bật mí rằng việc có một bảng danh sách công việc cần làm với tên

thành viên phụ trách sẽ giúp từng người nhớ công việc khi đến lượt mình. Bạn
có thể tự sắp xếp hoặc để tụi trẻ trong gia đình tự lựa chọn. Danh sách việc làm
có thể theo từng tháng hoặc từng tuần. Ví dụ như bạn có thể giao cho con lớn
việc đi đổ rác còn con nhỏ việc tưới cây vào một ngày nhất định. Việc này cần
được tiến hành thường xuyên và có kỷ luật để mọi thành viên tôn trọng quy chế
của gia đình.
Đôi khi bạn có thể nhắc các con việc cần làm cho ngày mai từ tối hôm trước để
các thành viên khỏi quên và bố trí thời gian thu xếp để thực hiện công việc đã
được giao.
6. Bí mật thứ 6: tìm sự giúp đỡ bên ngoài
Hiện nay, có nhiều dịch vụ dọn dẹp theo giờ và bạn có thể thuê người giúp dưới
sự giám sát của mihf. Việc thuê người dọn nhà có thể 1-2 lần 1 tháng để giữ cho
căn nhà ngăn nắp, gọn gàng. Thêm một bàn tay giúp đỡ, bạn sẽ thấy việc dọn
nhà trở nên đơn giản hơn đấy, nhất là nếu sự giúp đỡ ấy đến từ những người có
kinh nghiệm và đã qua đào tạo trong việc dọn dẹp.
7. Bí mật 7: thư giãn và không nên quá cầu toàn
Đôi khi nếu bạn quá tập trung vào việc phải có một căn nhà sạch sẽ, gọn gàng
một cách hoàn hảo, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và không còn năng lượng để dọn
nhà. Vì vậy, bạn có thể làm dần từng việc một trong khả năng của bạn và mọi
thứ không cần phải quá hoàn hảo. Nếu nhà bạn đã ngay ngắn và trật tự, bạn có


thể tự thưởng cho mình một chút thư giãn và làm những việc mình thích thay vì
tất bật dọn nhà cả buổi tối.
Vậy là thay vì một mình dọn dẹp nhà cửa, bạn có thể thấy nếu được chia sẻ với
các thành viên khác và có kế hoạch trong việc phân chia, sắp xếp, việc dọn nhà
không còn là cực hình nữa, phải không nào?
Còn bạn thì sao? Bạn có bí quyết gì trong việc dọn dẹp nhà sạch sẽ mà vẫn duy
trì được cuộc sống cân bằng cho riêng mình không? Hãy cùng chia sẻ với 15
phút một ngày nhé!




×