Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Biển đảo việt nam tài nguyên biển đảo việt nam và nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.96 KB, 15 trang )

Biển Đảo Việt Nam: Tài nguyên và nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia

Bài Tiểu Luận
Bộ Môn: Giáo Dục Quốc Phòng

Chủ Đề
Biển Đảo Việt Nam: Tài nguyên biển đảo Việt Nam
và Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia

Sinh viên: Hà Thị Trang
MSV:08a14498
Lớp: TC13-04
Trường: ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà
Nội

Hà Thị Trang –TC13-04

1

ĐH Kinh Doanh và Công Ngệ Hà Nội


Biển Đảo Việt Nam: Tài nguyên và nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia

Hà Thị Trang –TC13-04

2

ĐH Kinh Doanh và Công Ngệ Hà Nội



Biển Đảo Việt Nam: Tài nguyên và nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia

Mục Lục

số trang

Phần 1: Khái quát chung về biển đảo Việt Nam………………..4
1.Hệ thống biển đảo biển đảo ven bờ Việt Nam…………………………..4
2. Quần đảo Hoàng Sa…………………………………………………….5

Phần 2: Tài nguyên biển đảo Việt Nam…………………………7
1. Khoáng sản……………………………………………………..7
2.Thủy hải sản…………………………………………………….8
3.Hệ sinh thái biển ở Việt Nam…………………………………...8
4.Tài Nguyên Du Lịch Biển……………………………………………9
Phần Ba: Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia...10-15

Hà Thị Trang –TC13-04

3

ĐH Kinh Doanh và Công Ngệ Hà Nội


Biển Đảo Việt Nam: Tài nguyên và nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia

Phần một : Khái Quát Chung Về Biển Đảo Việt
Nam

Với chiều dài hơn 3260 km bờ biển, tổng diện tích các vùng ven biển chủ

quyền bao gồm các đảo, quần đảo, các vùng đặc quyền kinh tế biển rộng gấp
3 lần đất liền, Việt Nam là một quốc gia biển và là quốc gia đúng thứ 10 thế
giới về tỷ lệ sở hữu biển (cứ 100km trên đất liền có 1km ven biển ). Không
chỉ chứa đựng tiềm năng kinh tế to lớn và là cửa ngõ để ta mở rộng giao
thương với quốc tế, biển còn đóng vai trò quan trọng trong an ninh, quốc
phòng, là địa bàn chiến lược trọng yếu trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc.

1. Hệ thống biển đảo ven bờ Việt Nam
Hệ thống đảo ven bờ Việt Nam gồm 2773 hòn đảo lớn nhỏ với diện tích
1720km2, trong đó các đảo nhỏ ( nhỏ hơn 0.5 km2 ) chiếm hơn 97% và chủ
yếu tập trung ở vùng biển ven bờ vịnh Bắc Bộ Việt Nam là những núi đá
vôi, địa hình thấp, chịu nhiều tác động của các quá trình phong hóa hóa học,
tạo nên một quần thể đảo có kiến trúc đặc sắc: các sườn, vách dốc đứng với
các đỉnh sắc nhọn, hoặc các khối đổ lở chồng chất và các hốc đá sóng vỗ một cảnh quan độc nhất vô nhị trong y nghĩa toàn cầu về giá trị địa chất và
địa mạo vung đá vôi karst với các tên huyền thoại “ Di sản thiên nhiên thế
giới Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long”
Các đảo lớn từ 1km2 trở lên có 84 đảo, trong đó có 24 đảo có diện tích từ
10km2 đến 557km2, chiếm 82% tổng diện tích tự nhiên các đảo
( 1413km2/1720km2), phân bổ rải rác từ vùng ven bờ Quảng Ninh – Hải
Phòng đến vùng biển ven bờ Tây Nam là những đồi núi thấp, bất đối xứng.
Sườn thoải ( thường là sườn khuất gió, ít chịu tác động của các quá trình
động lực biển) phát triển theo bề mặt các lớp đá có thể nằm nghiêng, có các
bề mặt san bằng và các bậc thềm mài mòn trên những độ cao khác nhau
300m, 200m, 100m,70m, 50m, 30m, 20m. Dưới chân đảo là những cung bờ
lõm với các địa hình tích tụ cát thạch anh trắng mịn, là những bãi tắm ly
tưởng với những kich thước khác nhau như vài chục mét đến vài trăm mét
thậm chí vài ba nghìn mét ( Cô Tô, Ngọc Vừng, Cái Bầu,Phú Quốc, Phú
Hà Thị Trang –TC13-04

4


ĐH Kinh Doanh và Công Ngệ Hà Nội


Biển Đảo Việt Nam: Tài nguyên và nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia

quý…). Sườn đón gió là những vách đá dốc đứng (300-600) chịu tác động
mạnh của các quá trình thủy động lực và vận động kiến tạo cục bộ, tạo các
cảnh quan địa chất hùng vĩ.Đặc biệt các đảo cấu tạo từ đá granit ở vùng biển
ven bờ miền Trung Việt Nam có khác khe nứt, các hốc đá cheo leo lên sườn
dốc là những nơi cư trú của chim yến như Hòn Khô, Hòn Lao Chàm và các
đảo ở vùng biển Nha Trang, Khánh Hòa, đem lại nguồn lợi “ vàng trắng “ to
lớn trị giá hàng triệu đôla.

2. Quần đảo Trường Sa
Trường Sa là một quần đảo có vị trí chiến lược quan trọng , người Pháp gọi
là Archipeldes ile spratley, người Anh và Mỹ gọi là Spratley Islands hay
Spratlies. Trung quốc gọi là Nansha ( Nam sa) hay Nan Wei quần đảo.
Philippin gọi là kalayaan. Nhật gọi là shinan GuTo.
Quàn đảo Trường Sa cách quần đảo Hoàng Sa tính đến đảo gần nhất là
khoảng 500 hải lý, cách đảo phú Quốc 240 hải lý, cách vũng tàu 305 hải lý,
và cách Cam Ranh 250 hải lý, cách Bình Thuận ( Phan Thiết ) 270 hải lý.
Quần đảo trải dài từ 6 độ 2’ vĩ B, từ kinh độ 112độ Đ, 115độ ĐT trong vùng
biển chiếm khoảng 160000 đến 180.000km2. Biển tuy rộng nhưng diện tích
các đảo , đa, bãi nổi trên mặt nước lại rất ít, chỉ tổng công 11km2.
Về số lượng đảo theo thống kê của tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao( vụ biển thuộc
ban biên giới chính phủ) năm 1988 bao gồm 137 đảo, đá, bãi không kể 5 bãi
ngầm thuộc thềm lục địa Việt Nam.
Theo thống kê của Pháp năm 1933 gồm 9 đơn vị chính bao gồm các đảo, đá
bãi, và các vùng phụ cận.Căn cứ vào hải đồ vẽ năm 1979 của cục bản đồ

quân sự nước CHXHCN Việt Nam quần đảo trường xa co thể chia ra thành
chín cụm kể từ Bắc xuống Nam :
a.Cụm Song Tử gồm 2 đảo, đá, 2 bãi
• Song Tử Đông nằm ở 11độ 255’ vĩ B , 114 độ 20’ kinh Đ. Hơi tròn,
diện tích 20 acres, dài 900m, rộng 250m , cao độ 3m.
• Song Tử Tây nằm ở 11 độ 255’ vĩ B , 114 độ kinh Đ. Hình lưỡi liềm,
diện tích nhỏ hơn Song Tử Đông , dài 700m, rộng 300m .
Đây là hai hòn đảo sinh đôi nằm ở cực Bắc của quần đảo Trường Sa ngang
vĩ độ với Phan Giang , Ninh Thuận
b. Cụm Đảo Thị Tứ
Ở phía Nam cụm Song Tử gồm có đảo Thị Tứ và các bãi đá. Đảo Thị Tứ
nằm ở phía Đông Bắc của đảo Trường Sa do san hô tạo thành lẫn với cát

Hà Thị Trang –TC13-04

5

ĐH Kinh Doanh và Công Ngệ Hà Nội


Biển Đảo Việt Nam: Tài nguyên và nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia

trắng và đá vôi , đảo có hình bầu dục, bề ngang 550m, dài 700m, có giếng
nước ngọt.Phía bắc đảo có bãi đá Hoài An , Tri Lễ, Vĩnh Hảo , phía Nam
đảo là đá Xubi cách đảo Thị Tứ chừng 14 hải lý.
c.Cụm Loai Ta
Phía Đông cụm thị tứ gồm đảo Loai Ta phía dưới và cồn san hô Lancan hay
An Nhơn( 10 độ vĩ B và 114 độ 24 kinh Đ) ở phía Đông. Đảo hình tròn
đường kính 300m, cao chừng 2m. cụm còn có đá An Lão, Bãi Đường, bãi
An Nhơn Bắc, Bãi Loai Ta Bắc , Bãi Loai Ta Nam. Phía đông cụm có đảo

Dừa và Cá Nhám.
d. Cụm đảo Nam Yết hay Ti Gia
Ở phía Nam cụm Loai Ta gồm đảo Nam Yết và Sơn Ca, bãi Bàn Than, đá
Núi Thị , đá En Đất , Đá Lạc,đấ lớn, đá nhỏ, đá Đền Cây Cỏ, cụm này có
đảo rộng nhất của Trường Sa là Ba Bình và cao nhất là đảo Nam Yết.
e. Cụm đảo Sinh Tồn
Ở phía Nam quần đảo Nam Yết gồm có đảo Sinh Tồn , đá Sinh Tồn Đông,
đá Bình Khê, đá Nhạn Gia, đá Ken Nan, đá Tư Nghĩa, đá Bãi Khung, đá
Đức Hòa,đá Ba Đầu, đá Bia, đá An Bình ,đá Văn Nguyên, đá phúc Sỹ , đá
Len Đa, đá Gạc Ma , đá Tam Trung.
f. Cụm đảo Trường Sa
Ở phía nam và phía tây nam của cụm Sinh Tồn, trải dài theo chiều ngang,
gồm có 3 đảo, các đá,bãi :đá Lát, Đảo Trường Sa, bãi đá Tây , đá Đông, đá
Châu Viên, đá Tốc khan, đá Núi Le, đá tiên Nữ và đảo Trường Sa Đông ,
đảo Phan Vinh.
g. Cụm đảo An Bang
nằm ở phía Nam cụm đảo Trường sa bao gồm cả các bãi đá và đảo duy nhất
là đảo An Bang 7 độ 522 vĩ B, 133 độ 542 kinh Đ. Đảo tương đối nhỏ và
dài, chỉ rộng 20cm so với mặt nước lúc nước ròng.
h. Cụm đảo Bình Nguyên
Cụm đảo ở phía Đông gồm Đảo Bình Nguyên và đảo Vĩnh Viễn mỗi đảo
diện tích khoảng 15 acres. Đảo Vĩnh Viễn dài chừng 580m và cao khoảng
2m, đảo Bình Nguyên thấp hơn, rất hẹp bề ngang.

Hà Thị Trang –TC13-04

6

ĐH Kinh Doanh và Công Ngệ Hà Nội



Biển Đảo Việt Nam: Tài nguyên và nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia

Phần hai: Tài Nguyên Biển Đảo Việt Nam
Với lợi thế về vị trí địa lí và bề dày lịch sử, biển nước ta không chỉ có vai trò
trong chính trị trọng yếu , mà còn có vị trí kinh tế quan trọng với nguồn sản
vật và sản phẩm biển phong phú đa dạng.
Theo đánh giá của PGS.TSKH Nguyễn Văn Cư, Tổng cục trưởng tổng cục
biển và hải đảo : Tiềm năng tài nguyên biển của Việt Nam là rất lớn và có ý
nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, đặc biệt là dầu khí, hải
sản và giao thông vận tải thủy.
Tài nguyên biển Việt Nam bao gồm các loại tài nguyên chính sau đây:

1. Khoáng sản
Hiện trong vùng
biển nước ta có khoảng
35 loại hình khoáng sản
có qui mô trữ lượng khác
nhau từ nhỏ đến lớn,
thuộc các nhóm nhiên
liệu, kim loại, vật liệu
xây dựng, đá quý và bán
đá quý, khoáng sản lỏng.
Dọc theo các ven biển đã
phát hiện ra các sa
khoáng , khoáng vật
nặng và 50.000-60.000
ha ruộng muối. Đặc
biệt , sự phát hiện mới
đây ở vùng cát ven biển

và biển ven bờ Nam Trung Bộ cho thấy trữ lượng các sa khoáng nói trên có
thể đứng đầu thế giơi. Sản lượng khai thác Inmeenit từ các sa khóng ven
biển cả nước lên tới 220.000 tấn /năm, Ziacoon 1.500 tấn/ năm. Gần đây đã
phát hiện một số mỏ cát dưới đáy biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Sóc Trăng
… với trữ lượng hàng nghìn tỷ tấn.
Cát thủy tinh nổi tiếng là mỏ Vân Hải trữ lượng 7 tỷ tấn, vĩnh thực 20.000
tấn và một dải cát thạch anh ngầm dưới đáy biển Quảng Ninh khoảng 9 tỷ
tấn .
Hà Thị Trang –TC13-04

7

ĐH Kinh Doanh và Công Ngệ Hà Nội


Biển Đảo Việt Nam: Tài nguyên và nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia

Đặc biệt nhất là nguồn dầu khí dã thăm dò, khảo sát có trữ lượng 2-4 tỷ tấn
dầu quy đổi. Ngoài ra, tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam đã khoảng
xác định nhiều bể trầm tích có triển vọng dầu khí, trong đó các bể trầm tích
Cửu Long và Nam Côn Sơn được đánh giá có triển vọng dầu khi lớn nhất,
điều kiện khai thác tương đối thuận lợi. Tổng trữ lượng dự báo địa chất của
toàn thềm lục địa Việt Nam đạt xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu qui đổi, trữ lượng khai
thác khoảng 2 tỷ tấn và trữ lượng dự báo của khí khoảng 1000 tỷ mét khối.

2.Thủy hải sản
Việt Nam có 3260km bờ biển với vùng lãnh thổ rộng tới 226.000km2,
diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản là 2 triệu ha trong đó có 1trieu ha
là nước ngọt, 0,62 triệu ha nước lợ và 0,38 triệu ha nước mặn .phần lớn diện
tích này đã được đưa vào khai thác hoặc nuôi trồng thủy sản.

Biển nước ta còn có 2.028 loài cá biển, trong đó có 102 loài có giá trị kinh tế
cao, 650 loài rong biển, 300 loài thân mềm, 300 loài cua, 90 loài tôm, 350
loài san hô …. Biển nước ta có trữ lượng cá khoảng 1,9 triệu tấn, tầng đáy
có trữ lượng 1,7 triệu tấn. Ngoài ra, còn có 40.000 ha san hô ven bờ,
250.000 ha rừng ngập mặn ven biển có sự đa dạng sinh học cao .Trong đó có
3 khu sinh quyển thế giới là: vườn quốc gia Xuân Thủy ( Nam Định ), rừng
Sác cần Giờ ( TP HồChí Minh), vườn quốc gia Cát Bà ( Hải Phòng).Đồng
thời nước ta còn có 290. 000 ha triệu lầy,100.000 ha đầm phá.

3.Hệ sinh thái biển ở Việt Nam
Đến nay, trong vùng biển nước ta đã phát hiện được chừng 11.000 loài
sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình. Các loài sinh vật đó
thuộc về 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau, trong đó có 3 vùng biển:
Móng Cái- Đồ Sơn, Hải Vân- Đại Lãnh và Đại Lãnh- Vũng Tàu có mức độ
đa dạng sinh học cao hơn các vùng khác. Trong tổng số loài được phát hiện
có khoảng 6.000 loài động vật đáy; 2.038 loài cá (trong đó có hơn 100 loài
cá kinh tế); 653 loài rong biển; 657 loài động vật phù du; 537 loài thực vật
phù du; 94 loài thực vật ngập mặn; 225 loài tôm biển; 14 loài cỏ biển; 15
loài rắn biển; 12 loài thú biển; 5 loài rùa biển và 43 loài chim nước
-Thiên đường của hệ sinh thái biển
Tuy không sở hữu hệ sinh thái biển dồi dào như quần đảo Galapagos của
Ecuado, Việt Nam cũng có nguồn động thực vật biển phong phú và quý
hiếm. Một trong hòn đảo có hệ sinh thái biển phong phú và quý hiếm là Côn
Đảo. Điển hình là loài Dugon (dân địa phương gọi là bò biển), rùa biển, cá
heo,... Trên 1.300 loài sinh vật biển được xác định ở đây. Nhiều du khách

Hà Thị Trang –TC13-04

8


ĐH Kinh Doanh và Công Ngệ Hà Nội


Biển Đảo Việt Nam: Tài nguyên và nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia

đến thăm hòn đảo xinh đẹp này để được thật sự sống trong môi trường thiên
nhiên còn nguyên vẹn và khám phá cuộc sống hoang dã của những loài động
thực vật biển quý hiếm.Du lịch biển đang trở thành một chiến lược phát triển
của ngành du lịch nhằm tận dụng các cảnh quan và sinh thái vùng ven biển
để phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người dân cũng như tăng nguồn ngân
sách Trung ương và địa phương.

4.Tài Nguyên Du Lịch Biển
Với bờ biển dài trên 3.000 km, hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ, hàng loạt những
bãi tắm cát trắng, nước trong xanh trải dài ven biển là những điều kiện thuận
lợi cho du lịch biển Việt Nam phát triển. Những bãi biển, vịnh biển của Việt
Nam được du khách cả thế giới biết đến như vịnh Hạ Long, vịnh Nha Trang
hay bãi biển Đà Nẵng được Tạp chí Forbes bầu
chọn là một trong 6 bãi tắm quyến rũ nhất hành
tinh… đều nói lên sức hút của biển Việt Nam đối
với du khách trong và ngoài nước.
Dọc bờ biển Việt Nam đã có khoảng 125 bãi biển
thuận
lợi cho việc phát triển du lịch, trên 30 bãi biển đã
được đầu tư và khai thác. Trong đó, các khu vực Du Lịch Biển Việt Nam
biển có tiềm năng lớn đã đầu tư phát triển là vịnh Hạ Long - Hải Phòng - Cát
Bà; Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam; Vân Phong - Đại Lãnh - Nha Trang;
Vũng Tàu - Long Hải - Côn Đảo; Hà Tiên - Phú Quốc; Phan Thiết - Mũi Né.
Bên cạnh đó, hệ sinh thái biển ở vùng biển quanh đảo Phú Quốc cũng rất
phong phú, nơi phát triển của nhiều rạn san hô có giá trị du lịch. Đặc biệt

Phú Quốc là một trong hai vùng biển duy nhất ở Việt Nam còn tồn tại loài
Dugon thu hút được sự quan tâm đặc biệt của khách du lịch và các nhà khoa
học.
Thành công trong loại hình du lịch này phải kể đến “Tour du lịch sinh thái
Hòn Mun” do Trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trường Hòn Mun
thuộc Ban quản lý Khu bảo tồn biển (BTB) Hòn Mun tổ chức. Địa thế của
đảo gần với dòng hải lưu nóng từ phía xích đạo đưa tới, rất thích hợp với
điều kiện phát triển của rạn san hô và nhiều loại sinh vật biển nhiệt đới về
đây quần tụ. Đáy biển vùng Hòn Mun là một tập hợp quần thể sinh vật biển
phong phú, đa dạng, là nơi quan sát, nghiên cứu lý thú, bổ ích cho các nhà
sinh vật biển nhiệt đới, hải dương học và du khách muốn tìm hiểu vể biển
Hầu hết các công ty lữ hành ở Việt Nam đều có chương trình tour khám phá

Hà Thị Trang –TC13-04

9

ĐH Kinh Doanh và Công Ngệ Hà Nội


Biển Đảo Việt Nam: Tài nguyên và nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia

hệ sinh thái biển ở các vùng biển đảo của Việt Nam. Đến với Việt Nam, du
khách không chỉ tận hưởng cảm giác yên bình, thoải mái trên những bãi biển
xanh rì cát trắng mà còn được khám phá cuộc sống thiên nhiên đầy thú vị
của những loài động thực vật biển

Phần Ba: Nhiệm Vụ Bảo Vệ Chủ Quyền Lãnh Thổ
Quốc Gia
Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt

Nam XHCN là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Bảo vệ
vững chắc chủ quyền biển, đảo Việt Nam là trách nhiệm thiêng liêng không
chỉ đối với lịch sử dân tộc, mà còn là nhân tố quan trọng bảo đảm cho dân
tộc và đất nước ta phát triển bền vững. Đó là ý chí quyết tâm sắt đá không gì
lay chuyển nổi của dân tộc Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Quan
điểm tư tưởng cơ bản về bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong tình
hình mới được thể hiện trong các Nghị quyết của Đảng, tập trung chủ yếu ở
Nghị quyết về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc và Chiến lược biển Việt Nam đến
năm 2020.
Trước hết, cần phát huy sức mạnh tổng hợp, giữ vững độc lập chủ quyền,
quyền chủ quyền, quyền tài phán, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, vùng trời Tổ
quốc.
Phát huy sức mạnh tổng hợp là quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước
ta, nhằm động viên, quy tụ, phát huy cao độ sức mạnh của các nhân tố chính
trị, tinh thần, tư tưởng, văn hóa, quốc phòng, an ninh, kinh tế, đối ngoại; sức
mạnh khối đại đoàn kết toàn dân và cả hệ thống chính trị, tạo ra sức mạnh
tổng hợp toàn dân tộc để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh
thổ của Tổ quốc.
Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: “Mục tiêu, nhiệm
vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vện lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển, đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ
Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN…”. Để bảo vệ vững chắc chủ
quyền biển, đảo của Tổ quốc, cần kết hợp chặt chẽ các nhân tố cơ bản của
sức mạnh quốc phòng gồm: Lực lượng, tiềm lực, thế trận quốc phòng gắn
Hà Thị Trang –TC13-04

10

ĐH Kinh Doanh và Công Ngệ Hà Nội



Biển Đảo Việt Nam: Tài nguyên và nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia

với lực lượng, thế trận an ninh nhân dân trên các vùng biển, đảo; xây dựng
biên chế tổ chức lực lượng phù hợp, bảo đảm chất lượng đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ, nâng cao tiềm lực, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân gắn với
lực lượng và thế trận an ninh trên các vùng biển, đảo; chăm lo xây dựng thế
trận lòng dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện “quân với
dân một ý chí”; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đẩy mạnh phát triển
kinh tế biển, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân,
hạn chế tiêu cực, tạo sự đồng thuận xã hội... Tận dụng mọi tiềm năng, thế
mạnh của biển, đảo, động viên, thu hút mọi nguồn lực để phát triển kinh tế,
tăng cường quốc phòng, an ninh trên biển; cả nguồn lực trong nước và
nguồn lực ngoài nước, vừa hợp tác vừa đấu tranh, giữ vững môi trường hòa
bình, ổn định để phát triển kinh tế biển và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển,
đảo.
Tính chất nhất quán của quốc phòng Việt Nam là: Tự vệ, chính nghĩa,
quốc phòng hòa bình, dựa vào sức mạnh của cả hệ thống chính trị và của
toàn dân, LLVT làm nòng cốt, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong bối cảnh
tình hình quốc tế và khu vực hiện nay đòi hỏi phải tập trung xây dựng các
lực lượng: Hải quân, Phòng không-Không quân, Pháo binh, Cảnh sát biển,
Biên phòng, Dân quân tự vệ biển... có số lượng hợp lý, chất lượng cao; trong
đó, các binh chủng kỹ thuật chiến đấu được trang bị ngày càng hiện đại, đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biển, đảo, là chỗ dựa vững chắc cho
các hoạt động phát triển kinh tế biển trong thời bình, đồng thời đáp ứng
nhiệm vụ tác chiến trên biển trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
Hai là, kết hợp chặt chẽ các hình thức, biện pháp chính trị, ngoại giao,
pháp lý, kinh tế, quốc phòng trong quản lý vùng trời, bảo vệ biển, đảo.
Nguyện vọng và cũng là lợi ích cao nhất của dân tộc Việt Nam là giữ
vững môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển… Trước tình

hình tranh chấp chủ quyền biển, đảo trên Biển Đông diễn ra phức tạp, đặt ra
yêu cầu cao phải tăng cường tổ chức lực lượng và phát huy sức mạnh của
toàn dân, đấu tranh toàn diện, bằng các hình thức, biện pháp linh hoạt, thông
qua chủ trương, kế hoạch chỉ đạo, điều hành tập trung thống nhất trên các
lĩnh vực chính trị, ngoại giao, pháp lý, kinh tế, quốc phòng. Sự kết hợp đó
phải được tổ chức thực hiện trong từng lực lượng, bộ, ngành và giữa các bộ,
ngành, từ Trung ương đến địa phương, kết hợp cả trong nước và ở ngoài
nước.

Hà Thị Trang –TC13-04

11

ĐH Kinh Doanh và Công Ngệ Hà Nội


Biển Đảo Việt Nam: Tài nguyên và nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia

Để kết hợp đấu tranh hiệu quả, cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp
luật biển, làm cơ sở cho việc xác lập chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài
phán quốc gia; triển khai chặt chẽ việc phân vùng, bố trí dân cư ven biển với
tổ chức các lực lượng bảo vệ chủ quyền biển đảo; ban hành chính sách
khuyến khích mạnh mẽ nhân dân định cư sinh sống ổn định lâu dài trên đảo
và làm ăn trên biển dài ngày. Các địa phương có biển, đảo cần có chủ
trương, giải pháp, kế hoạch phù hợp, nhằm tăng cường nghĩa vụ, trách
nhiệm của các doanh nghiệp và nhân dân trong quản lý bảo vệ, khai thác các
lợi ích từ biển.
Trên cơ sở các văn bản pháp lý công bố rộng rãi trong nước và quốc tế,
cần kiên trì đấu tranh ngoại giao, đàm phán với các nước láng giềng, các
nước có tranh chấp thềm lục địa, vùng chồng lấn, phân chia vùng biển lịch

sử và đảo; xây dựng vùng biển hòa bình, ổn định và hợp tác cùng phát triển.
Ba là, phát triển kinh tế biển phải gắn với quản lý vùng trời, bảo vệ biển,
đảo, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân
dân vững chắc trên biển.
Nghị quyết Đại hội X của Đảng chỉ rõ: "Phát triển kinh tế biển toàn diện,
có trọng tâm, trọng điểm, sớm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về kinh
tế biển trong khu vực, gắn với bảo đảm quốc phòng-an ninh (QP-AN) và
hợp tác quốc tế”; Nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam, xác định: “Chiến
lược biển phải kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội với
bảo đảm quốc phòng, an ninh…”.
Phát triển kinh tế biển phải gắn với quản lý vùng trời, bảo vệ biển, đảo,
xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân,
thực chất là quan điểm chỉ đạo: Kết hợp kinh tế với QP-AN, tăng cường sức
mạnh QP-AN bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới. Mục đích kết
hợp giữa kinh tế với quốc phòng, giữa xây dựng thế trận quốc phòng với thế
trận an ninh là làm cho kinh tế và quốc phòng đều mạnh, không làm cản trở
nhau, tạo ra sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi mục tiêu Chiến lược biển
Việt Nam mà Đảng ta đã xác định.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung,
phát triển năm 2011 tại Đại hội XI của Đảng) chỉ rõ: “Kết hợp chặt chẽ kinh
tế với QP-AN; QP-AN với kinh tế trong từng chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch, chính sách phát triển kinh tế-xã hội và trên từng địa bàn”. Như vậy,
nội dung của sự kết hợp đó phải được triển khai tổ chức thực hiện cụ thể ở

Hà Thị Trang –TC13-04

12

ĐH Kinh Doanh và Công Ngệ Hà Nội



Biển Đảo Việt Nam: Tài nguyên và nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia

tất cả các cấp: Trong quy hoạch tổng thể của quốc gia, kế hoạch phát triển
kinh tế-xã hội, kế hoạch tăng cường lực lượng, tiềm lực, thế trận QP-AN,
trong nhiệm vụ, trong phương án, kế hoạch tác chiến và đấu tranh bảo vệ
chủ quyền biển, đảo. Trong quy hoạch xây dựng các vùng biển, đảo ở địa
bàn chiến lược, các phương án bảo vệ cần làm tốt ngay từ khâu thẩm định
các khu công nghiệp, kinh tế tập trung, các dự án ven biển, trên đảo; quy
hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng gắn với xây dựng thế trận QP-AN, bao gồm
các tuyến đường giao thông, hệ thống các sân bay, bến cảng, kho, hệ thống
thông tin... không để ảnh hưởng đến thế bố trí quân sự, thế trận QP-AN.
Làm tốt công tác tuyên truyền, nhằm tạo sự chuyển biến thực sự trong
nhận thức của các cấp, ngành và trong nhân dân về vị trí vai trò chiến lược
của biển; làm cho tư duy về biển được thể hiện đậm nét, trước hết là trong
các chủ trương, chính sách phát triển của các ngành có liên quan và các địa
phương có biển. Cần xây dựng, hoàn thiện cơ chế phối kết hợp hoạt động
bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất, nhất là trong
xử lý các tình huống phức tạp trên vùng biển, đảo thuộc chủ quyền, quyền
chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam.
Bốn là, giải quyết các bất đồng, tranh chấp thông qua thương lượng hòa
bình, tôn trọng nhau, bình đẳng cùng có lợi.
Đây là nguyên tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế, được ghi trong Hiến
chương Liên hợp quốc và Công ước Luật biển năm 1982. Đó là thành quả
đấu tranh chung của các dân tộc trên thế giới, trong đó có dân tộc Việt Nam.
Đối với các bất đồng, tranh chấp trên Biển Đông, chủ trương nhất quán
của Đảng và Nhà nước ta là: Không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực,
giải quyết mâu thuẫn thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng
độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc
biệt là Công ước về Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc, Tuyên bố về

cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), nhằm sớm tìm kiếm giải pháp
cơ bản và lâu dài, đáp ứng lợi ích chính đáng của các bên, tiến tới xây dựng
Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hợp tác và phát triển.
Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, cấu
thành phạm vi chủ quyền thiêng liêng của quốc gia… Nhiệm vụ bảo vệ toàn
vẹn chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc rất nặng nề, đòi hỏi phải thường xuyên
quán triệt, nắm vững các quan điểm tư tưởng của Đảng, tổ chức triển khai
thực hiện chủ động, sáng tạo trong thực tiễn ở mọi cấp, ngành và toàn dân;

Hà Thị Trang –TC13-04

13

ĐH Kinh Doanh và Công Ngệ Hà Nội


Biển Đảo Việt Nam: Tài nguyên và nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia

phát huy cao nhất vai trò nòng cốt của các LLVT nhân dân, tạo sức mạnh
tổng hợp bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong giai đoạn
cách mạng mới.

Bộ đội biên phòng là lực lượng vũ trang nhân dân của Đảng, của Nhà
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là một thành phần của Quân đội
nhân dân Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà
trực tiếp là Đảng uỷ Quân sự Trung ương, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước,
sự thống nhất quản lý của Chính phủ và sự quản lý, chỉ huy của Bộ Quốc
phòng.
Theo Pháp lệnh Bộ đội biên phòng được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
thông qua ngày 28 tháng 03 năm 1997,, nhiệm vụ chính của Bộ đội biên

phòng Việt Nam được quy định như sau:
- Bộ đội biên phòng có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ đường biên giới quốc
gia, hệ thống dấu hiệu mốc quốc giới; đấu tranh ngăn chặn các hành vi xâm
phạm lãnh thổ biên giới, vượt biên, vượt biển, nhập cư, cư trú trái phép, khai
thác trộm tài nguyên và những hành vi khác xâm phạm đến chủ quyền, lợi
ích quốc gia, an ninh, trật tự, gây hại đến môi trường ở khu vực biên giới;
chủ trì phối hợp các ngành, địa phương trong hoạt động quản lý, bảo vệ biên
giới quốc gia và duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới
trên đất liền, các hải đảo, vùng biển và các cửa khẩu.

Hà Thị Trang –TC13-04

14

ĐH Kinh Doanh và Công Ngệ Hà Nội


Biển Đảo Việt Nam: Tài nguyên và nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia

- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật về biên giới quốc gia của Nhà
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các điều ước quốc tế có liên
quan đến chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trên khu vực biên giới đất
liền, các hải đảo, vùng biển mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết
hoặc tham gia; kiểm soát việc xuất, nhập cảnh qua các cửa khẩu biên giới và
qua các đường qua lại biên giới.
- Đấu tranh chống âm mưu và hành động của các thế lực thù địch, các bọn
phản cách mạng, gián điệp, thổ phỉ, hải phỉ, biệt kích, các tội phạm khác
xâm phạm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới trên đất liền,
các hải đảo, vùng biển.
- Phối hợp với các đơn vị khác của các lục lượng vũ trang nhân dân và

dựa vào nhân dân xây dượng khu vực phòng thủ tỉnh, huyện biên giới vững
mạnh; sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu chống gây xung đột vũ trang và chiến
tranh xâm lược.
- Trực tiếp và phối hợp với các đơn vị khác của lực lượng vũ trang nhân
dân, các ngành chức năng của Nhà nước đấu tranh chống buôn lậu, vận
chuyển trái phép vũ khí, chất cháy, chất nổ, chất độc hại, ma tuý, văn hoá
phẩm độc hại, hàng hoá cấm xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới trên đất
liền, các hải đảo, vùng biển theo quy định của pháp luật.
- Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách dân tộc, chính
sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, tham gia xây dựng cơ sở chính trị,
phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, xây dựng nền biên phòng toàn
dân, thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh trong thế trận quốc phòng toàn
dân và thế trận an ninh nhân dân ở khu vực biên giới.

Hà Thị Trang –TC13-04

15

ĐH Kinh Doanh và Công Ngệ Hà Nội



×